1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) Giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế

212 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế
Tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo
Người hướng dẫn PGS.TS. Dương Thị Kim Oanh
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Giáo dục học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2020
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 212
Dung lượng 5,97 MB

Nội dung

(Luận văn thạc sĩ) Giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế(Luận văn thạc sĩ) Giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế(Luận văn thạc sĩ) Giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế(Luận văn thạc sĩ) Giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế(Luận văn thạc sĩ) Giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế(Luận văn thạc sĩ) Giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế(Luận văn thạc sĩ) Giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế(Luận văn thạc sĩ) Giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế(Luận văn thạc sĩ) Giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế(Luận văn thạc sĩ) Giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế(Luận văn thạc sĩ) Giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế(Luận văn thạc sĩ) Giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế(Luận văn thạc sĩ) Giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế(Luận văn thạc sĩ) Giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế(Luận văn thạc sĩ) Giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế(Luận văn thạc sĩ) Giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế(Luận văn thạc sĩ) Giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế(Luận văn thạc sĩ) Giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế(Luận văn thạc sĩ) Giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế(Luận văn thạc sĩ) Giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế(Luận văn thạc sĩ) Giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨNGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM CHO TĂNG NI SINH VIÊNCỦA HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI HUẾ

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 8140101

TP Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2020

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨNGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM CHO TĂNG NI SINH VIÊNCỦA HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI HUẾ

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 8140101

Hướng dẫn khoa học:PGS.TS DƯƠNG THỊ KIM OANH

TP Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2020

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai côngbố trong bất kỳ công trình nào khác

Tp Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 12 năm 2020

Người cam đoanNguyễn Thị Phương Thảo

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu nhà trường,quý Thầy Cô Viện Sư phạm Kỹ thuật và phòng Đào tạo sau Đại học trường Đại học Sưphạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập,nghiên cứu và thực hiện tốt luận văn trong thời gian qua

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Dương Thị Kim Oanh,người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tiếp thêm nguồn năng lượng cho tôi trong suốtthời gian học tập cũng như trong quá trình thực hiện luận văn này

Tôi cũng xin thành kính niệm ân đến tất cả Hội đồng Điều hành, quý Giáo thọ sư,Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế đã tận tình giúp đỡ cũngnhư góp ý để tôi hoàn thành luận văn này

Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luậnvăn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được ý kiến quý báucủa quý Thầy Cô và bạn bè để luận văn này được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tp HCM, ngày 01 tháng 12 năm 2020

Học viên thực hiệnNguyễn Thị Phương Thảo

Trang 5

TÓM TẮT

Giá trị của Phật giáo tồn tại suốt hơn hai mươi lăm thế kỷ với bao thăng trầm và đãcó một vị trí vững chắc trong lòng công chúng Phật giáo hiện đại muốn tiếp nối những vẻvang xưa, khi mỗi Tăng Ni là nhà giáo dục chân chính, biết dấn thân và trang bị đầy đủnhững kỹ năng mềm Với những ưu tư ấy, đề tài tập trung nghiên cứu các kỹ năng mềmnhằm giúp Tăng Ni sinh viên có đầy đủ tư lương trên bước đường hoằng pháp độ sanh

Có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề giáo dục kỹ năng mềm nhưng nghiêncứu về giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên chưa được quan tâm nhiều Qua đó,nghiên cứu đề tài “Giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáoViệt Nam tại Huế” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Luận văn gồm có các phần chính sau:Phần mở đầu, gồm: Lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu,khách thể và đối tượng nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phươngpháp nghiên cứu

Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viênTập trung làm sáng tỏ cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viênnhư: nghiên cứu lịch sử vấn đề giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên trên thế giớivà trong nước, các khái niệm cơ bản liên quan đến giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Nisinh viên Nghiên cứu mục tiêu, chức năng, nội dung, hình thức, phương pháp và các yếutố ảnh hưởng đến giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên Qua nghiên cứu lý luậncho thấy, kỹ năng mềm là điều kiện thuận lợi cho hoằng pháp của mỗi Tăng Ni sinh viên

Chương 2: Thực trạng giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên của Học việnPhật giáo Việt Nam tại Huế

Nghiên cứu thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên củaHọc viện Phật giáo Việt Nam tại Huế qua hai hoạt động như sau:

— Hoạt động công tác giáo dục kỹ năng mềm của Giáo thọ sư cho Tăng Ni sinh viêncho thấy, Giáo thọ sư nhận thức được sự cần thiết của các kỹ năng mềm cần giáo dục choTăng Ni sinh viên Tuy nhiên, về nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục kỹ năngmềm cho Tăng Ni sinh viên chưa thật sự đa dạng và phong phú

Trang 6

— Hoạt động rèn luyện kỹ năng mềm của Tăng Ni sinh viên cho thấy, Tăng Ni sinhviên đã bước đầu nhận thức được sự cần thiết của các kỹ năng mềm cần rèn luyện Tuynhiên, Tăng Ni sinh viên chưa có được môi trường thuận lợi để rèn luyện và trải nghiệmcác kỹ năng mềm, vì vậy mức độ biểu hiện các kỹ năng mềm của Tăng Ni sinh viênthường chỉ ở mức trung bình.

Qua phân tích thực trạng cũng thấy được các yếu tố khách quan và chủ quan ảnhhưởng nhiều đến kỹ năng mềm của Tăng Ni sinh viên

Chương 3: Đề xuất các biện pháp giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên củaHọc viện Phật giáo Việt Nam tại Huế

Từ những cơ sở lý luận ở chương 1 và thực trạng ở chương 2, và nguyên tắc đề xuấtcác biện pháp, đề tài nghiên cứu đề xuất 03 biện pháp như sau:

— Tập huấn về kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên.— Tích hợp kỹ năng mềm vào dạy học các môn chuyên ngành Phật giáo.— Rèn luyện kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên qua tổ chức các hoạt động ngoài giờlên lớp

Sau khi xây dựng các biện pháp, đề tài tiến hành khảo sát Giáo thọ sư và Tăng Nisinh viên về tính khoa học, khả thi và cần thiết Kết quả cho thấy, Giáo thọ sư và Tăng Nisinh viên đều thống nhất về tính khoa học, khả thi và cần thiết của các biện pháp

Nhằm kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu, đề tài đã thực nghiệm sư phạm với 02 biệnpháp “Tập huấn về kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên” qua hoạt động “Tập huấn về kỹnăng thuyết trình” và “Rèn luyện kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên qua tổ chức cáchoạt động ngoài giờ lên lớp” qua hoạt động “Tổ chức cho Tăng Ni sinh viên thực tậphoằng pháp tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán” với 03 chủ đề khác nhau Kếtquả cho thấy, thực nghiệm sư phạm đã tác động tích cực đến nhận thức, kỹ năng và thái độrèn luyện kỹ năng mềm của Tăng Ni sinh viên

Phần kết luận: Đề tài sau khi hoàn chỉnh sẽ mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới,đóng góp và nâng cao chất lượng công tác giáo dục Phật giáo ở Học viện Phật giáo ViệtNam tại Huế nói riêng và giáo dục trong cả nước nói chung

Trang 7

The value of Buddhism has existed for more than twenty-five centuries with manyups and downs and has a firm position in the hearts of the public Modern Buddhism wantsto continue the old glories, when each monastics is a true educator, committed and fullyequipped with soft skills With these concerns, the topic focuses on researching soft skillsto help monastic students have full true qualifications on the way to propagate truth ofBuddhism

There are many studies on soft skills education, but the research on soft skillseducation for monastic students has not been paid much attention yet Thereby, the studyof the topic “Education of soft skills for Monastic students of the Vietnam BuddhistAcademy in Hue city” has theoretical and practical significance

The thesis includes the following main sections:The introduction includes: Rationale for choosing topic, research objective, researchtask, object and object of research, research hypothesis, research scope, research method

Chapter 1: Theoretical foundations of soft skills education for Monastic students.Focus on clarifying the theoretical basis of soft skills education for monastic students,such as: historical research on soft skills education for monastic students in the world andin the country, basic concepts related to soft skills education for monastic students.Research objectives, functions, content, path, methods and factors affecting soft skillseducation for monastic students Through theoretical research shows that soft skills arefavorable conditions for the path of Buddhism of monastic students

Chapter 2: Current situation of soft skills education for Monastic students ofVietnam Buddhist Academy in Hue city

Research on the current status of soft skills education for monastic students ofVietnam Buddhist Academy in Hue citythrough two activities as follows:

— The teaching of soft skills of Buddhist ethics for monastic students shows thatBuddhist ethics are aware of the need for soft skills that need to be educated for monasticstudents However, in terms of content, path and method of educating soft skills formonastic students are not diverse and abundant

Trang 8

— The practice of training soft skills of monastic students shows that monastics areinitially aware of the need for soft skills that need to be trained However, monasticstudents do not have a favorable environment to practice and experience soft skills, so thelevel of expression of soft skills of monastic students is usually only about average.Through analysis of the situation, we can also see that the objective and subjective factorsgreatly affect the soft skills of students who are monks and nuns.

Chapter 3: Proposing soft skills education measures for Monastic students ofVietnam Buddhist Academy in Hue city

From the theoretical basis in chapter 1 and the current situation in chapter 2, and theprinciples of proposing measures, the research topic proposes 03 measures as follows:

— Training on soft skills for monastic students.— Integrating soft skills into teaching Buddhist subjects.— Train soft skills for monastic students through organizing extracurricular activities

After building the measures, there was a topic of surveying Buddhist Ethics andMonks and Nuns concerning the science, feasibility and necessity The results show thatall Buddhist Ethics, and monks and nuns totally agree on the science, feasibility andnecessity of the measures

In order to verify the research hypothesis, the topic was experimented with pedagogywith 02 measures "Training on soft skills for students who are monks and nuns" throughthe activities "Training on presentation skills" and "Training soft skills for students whoare monks and nuns through organizing extra-curricular activities" through activities"Organization for monastic students to practice teaching Dharma at Lieu Quan BuddhistCultural center" with 03 different topics The results showed that pedagogical experimenthad a positive impact on the perception, skills and attitude of training soft skills ofmonastic students

Conclusion: The topic, after being completed, will open up many new researchdirections, contribute to and improve the quality of Buddhist education at VietnamBuddhist Academy in Hue city in particular and education throughout the country ingeneral

Trang 9

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4

5 Giả thuyết nghiên cứu 4

6 Phạm vi nghiên cứu 4

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Cấu trúc luận văn 7

Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM CHO TĂNG NI SINH VIÊN 8

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viêntrên thế giới và tại Việt Nam 8

1.1.1 Trên thế giới 8

1.1.2 Tại Việt Nam 14

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài 19

1.2.1 Giáo dục 19

1.2.2 Kỹ năng 19

1.2.3 Kỹ năng mềm 20

1.2.4 Tăng Ni sinh viên 21

1.2.5 Giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên 22

1.3 Vai trò của công tác giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên 22

1.4 Phân loại kỹ năng mềm của Tăng Ni sinh viên 23

Trang 10

1.6 Hình thức giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên 32

1.7 Phương pháp giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên 36

1.8 Đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên 41

1.9 Các yếu tố ảnh hưởng tới giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên 44

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 48

Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM CHO TĂNG NI SINH VIÊNCỦA HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI HUẾ 49

2.1 Khái quát về Học viện Phật giáo Việt nam tại Huế 49

2.2 Thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên củaHọc viện Phật giáo Việt Nam tại Huế 54

2.2.1 Nhận thức của Giáo thọ sư về sự cần thiết của giáo dục kỹ năng mềm choTăng Ni sinh viên 55

2.2.2 Nhận thức của Giáo thọ sư về mức độ quan trọng của các kỹ năng mềmcần giáo dục cho Tăng Ni sinh viên 56

2.2.3 Đánh giá của Giáo thọ sư về mức độ biểu hiện các kỹ năng mềm củaTăng Ni sinh viên 59

2.2.4 Nội dung giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên 64

2.2.5 Hình thức giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên 66

2.2.6 Phương pháp giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên 68

2.2.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Nisinh viên 70

2.3 Thực trạng hoạt động rèn luyện kỹ năng mềm của Tăng Ni sinh viên tạiHọc viện Phật giáo Việt Nam tại Huế 72

2.3.1 Nhận thức của Tăng Ni sinh viên về sự cần thiết rèn luyện kỹ năng mềm 72

2.3.2.Nhận thức của Tăng Ni sinh viên về mức độ quan trọng của các kỹ năng mềm 74

2.3.3 Mức độ biểu hiện các kỹ năng mềm của Tăng Ni sinh viên 75

2.3.4 Thái độ rèn luyện kỹ năng mềm của Tăng Ni sinh viên 80

Trang 11

2.3.5 Tăng Ni sinh viên thực hiện các nội dung giáo dục kỹ năng mềm 82

2.3.6 Tăng Ni sinh viên tham gia các hình thức giáo dục kỹ năng mềm 83

2.3.7 Đánh giá của Tăng Ni sinh viên về mức độ tác động của các hình thức rènluyện kỹ năng mềm 86

2.3.8 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình rèn luyện kỹ năng mềm của Tăng Nisinh viên 90

3.2.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 96

3.2.2 Nguyên tắc đảm bảo tính đối tượng 96

3.2.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 97

3.2.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 97

3.2.5 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 97

3.3 Các biện pháp giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên của Học việnPhật giáo Việt Nam tại Huế 98

3.3.1 Biện pháp 1: Tập huấn về kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên 98

3.3.2 Biện pháp 2: Tích hợp kỹ năng mềm vào dạy học các môn chuyên ngànhPhật giáo 102

3.3.3 Biện pháp 3: Rèn luyện kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên qua tổ chứccác hoạt động ngoài giờ lên lớp 108

Trang 12

3.4 Đánh giá tính khoa học, tính khả thi và cần thiết của các biện pháp giáo dục kỹ

năng mềm cho Tăng Ni sinh viên 111

3.4.1 Đánh giá của Giáo thọ sư về các biện pháp giáo dục kỹ năng mềm choTăng Ni sinh viên 112

3.4.2 Đánh giá của Tăng Ni sinh viên về các biện pháp giáo dục kỹ năng mềmcho Tăng Ni sinh viên 115

3.5 Thực nghiệm sư phạm 119

3.5.1 Mục đích thực nghiệm 119

3.5.2 Nội dung thực nghiệm 119

3.5.3 Đối tượng và thời gian thực nghiệm 119

Trang 13

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTTTChữ viết tắtNội dung chữ viết tắt

1 ĐTKVN Đại tạng kinh Việt Nam

Trang 14

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Biểu hiện của kỹ năng thuyết trình 25

Bảng 1.2: Biểu hiện của kỹ năng kiểm soát cảm xúc 26

Bảng 2.1: Nhận thức của GTS về sự cần thiết của GD KNM cho TNSV 167

Bảng 2.2:Nhận thức của GTS về mức độ quan trọng của các KNM cần giáo dục cho TNSV167Bảng 2.3: Đánh giá của GTS về mức độ biểu hiện KN thuyết trình của TNSV 168

Bảng 2.4:Đánh giá của GTS về mức độ biểu hiện KN kiểm soát cảm xúc của TNSV 168

Bảng 2.5:Đánh giá của GTS về mức độ biểu hiện KN sử dụng công nghệ của TNSV 168

Bảng 2.6: Đánh giá chung của GTS về mức độ biểu hiện các KNM của TNSV 169

Bảng 2.7: Nội dung GD KNM cho TNSV 169

Bảng 2.8: Hình thức GD KNM cho TNSV 169

Bảng 2.9: Phương pháp GD KNM cho TNSV 170

Bảng 2.10: Đánh giá của GTS về các yếu tố ảnh hưởng đến GD KNM cho TNSV 170

Bảng 2.11: Nhận thức của TNSV về sự cần thiết rèn luyện KNM 171

Bảng 2.12:Nhận thức của TNSV về mức độ quan trọng các KNM 171

Bảng 2.13: Đánh giá của TNSV về mức độ biểu hiện KN thuyết trình 172

Bảng 2.14: Đánh giá của TNSV về mức độ biểu hiện KN kiểm soát cảm xúc 172

Bảng 2.15: Đánh giá của TNSV về mức độ biểu hiện KN sử dụng công nghệ 172

Bảng 2.16: Đánh giá chung của TNSV về mức độ biểu hiện KNM 172

Bảng 2.17:Thái độ rèn luyện KNM của TNSV 173

Bảng 2.18: Rèn luyện KNM qua thực hiện các nội dung GD KNM của TNSV 173

Bảng 2.19: Rèn luyện KNM qua tham gia các hình thức GD KNM của TNSV 174

Bảng 2.20: Đánh giá của TNSV về mức độ tác động của các hình thức rèn luyện KNMđến kỹ năng thuyết trình của TNSV 174

Trang 15

Bảng 2.21: Đánh giá của TNSV về mức độ tác động của các hình thức rèn luyện KNM

đến kỹ năng kiểm soát cảm xúc của TNSV 174

Bảng 2.22: Đánh giá của TNSV về mức độ tác động của các hình thức rèn luyện KNMđến kỹ năng sử dụng công nghệ của TNSV 174

Bảng 2.23: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc rèn luyện KNM của TNSV 175

Bảng 3.1: Đánh giá của GTS về tính khoa học của các biện pháp GD KNM cho TNSV 176

Bảng 3.2: Đánh giá của GTS về tính khả thi của các biện pháp GD KNM cho TNSV 176

Bảng 3.3: Đánh giá của GTS về tính cần thiết của các biện pháp GD KNM cho TNSV 176

Bảng 3.4: Đánh giá của TNSV về tính khoa học của các biện pháp GD KNM cho TNSV 177

Bảng 3.5: Đánh giá của TNSV về tính khả thi của các biện pháp GD KNM cho TNSV 177

Bảng 3.6:Đánh giá của TNSV về tính cần thiết của các biện pháp GD KNM cho TNSV 177

Bảng 3.7: Nhận thức của TNSV về tính cần thiết rèn luyện KNM trước và sau TNSP 178Bảng 3.8: Thái độ của TNSV trước và sau TNSP 178

Bảng 3.9: Mức độ biểu hiện KNM của TNSV trước TNSP 178

Bảng 3.10: Mức độ biểu hiện KNM của TNSV sau TNSP 179

Trang 16

DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

Hình 2.1: Cơ sở 1, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế 49

Hình 2.2: Cơ sở 2, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế 49

Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế 51

Biểu đồ 2.1: Nhận thức của GTS về sự cần thiết của GD KNM cho TNSV 55

Biểu đồ 2.2: Nhận thức của TNSV về sự cần thiết rèn luyện kỹ năng mềm 73

Biểu đồ 2.3: Thái độ rèn luyện kỹ năng mềm của Tăng Ni sinh viên 82

Biểu đồ 3.1: Thái độ của Tăng Ni sinh viên trước và sau TNSP 128

Trang 17

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Thời đại công nghệ thông tin, nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâurộng, đã đem đến nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với nền kinh tế nói chung vàlĩnh vực giáo dục nói riêng Trước những chuyển biến sâu sắc về mọi mặt của đời sốngkinh tế - xã hội, đòi hỏi các ngành không ngừng phát triển và thay đổi toàn diện, trongđó lĩnh vực giáo dục đào tạo là một trong những ngành cần sớm thích nghi và thay đổitích cực Sinh viên trong thời đại mới yêu cầu có khả năng thích nghi với môi trườnglàm việc mới, thường xuyên thay đổi và phát triển không ngừng, để làm được việc này,ngoài vấn đề chuyên môn sinh viên cần được trang bị về kỹ năng nghề nghiệp cũngnhư các kỹ năng mềm cần thiết Trước bối cảnh chung của xã hội với sự phát triển củakhoa học kỹ thuật dẫn đến việc đòi hỏi năng lực của con người ngày càng cao hơn, kỹnăng mềm là năng lực không thể thiếu của bất kì một cá nhân nào

Phật giáo cũng không là ngoại lệ Giáo dục đào tạo và tu tập không chỉ là điềukiện tiên quyết đưa đến sự giác ngộ, giải thoát mà còn là phương tiện căn bản để hoằngpháp Tăng Ni muốn tuyên dương giáo pháp, thì phải hiểu rõ Phật pháp và nhu cầu củaxã hội Phật pháp cũng không phải tự nhiên sinh ra là biết được mà phải trải qua quátrình tu học nghiêm túc Chính vì thế, Phật giáo rất xem trọng vấn đề giáo dục đào tạo,đặc biệt GD KNM nhằm thực hiện sự nghiệp hoằng pháp ngày một tốt hơn Đề cập tới

Vai trò của vấn đề hoằng pháp trong xu hướng thời đại mới Hòa thượng Thích Giác

Quang nhấn mạnh: “Giáo dục Phật giáo không những có trách nhiệm đào tạo Tăng Nicó kiến thức Phật học và thế học, đào tạo tác phong tư cách, phẩm chất mà phải trangbị cho Tăng Ni đầy đủ những KNM cần thiết để phù hợp với xã hội hiện đại” [17]

Trên thực tế cho thấy, đa số sinh viên hiện nay vẫn còn nhầm lẫn về chuẩn giá trịđầu ra của sinh viên khi tốt nghiệp, chưa nhận thức được đầy đủ vai trò và tầm quantrọng của việc tích lũy và trang bị KNM trong quá trình sống và học tập cho đến khi ratrường và tìm việc, vì vậy có rất nhiều sinh viên không có việc làm sau khi ra trường

Trang 18

hoặc có một số sinh viên tuy có thành tích học tập rất cao nhưng vẫn gặp một số khókhăn nhất định trong việc hòa nhập với công việc, với cuộc sống và giao tiếp vớinhững người xung quanh Đối với TNSV của các HVPG, sau khi ra trường, dù đầy đủphẩm chất đạo đức và kiến thức chuyên môn nhưng vẫn gặp những khó khăn trong vấnđề hoằng pháp chỉ vì thiếu các KNM Vì vậy, việc được trang bị tốt những KNM cầnthiết sẽ mang đến chất lượng và hiệu quả công việc tốt hơn cho cả sinh viên và TNSV.

Theo tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn Hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO),

Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế là trung tâm giáo dục đại học Phật giáoViệt Nam ở khu vực miền Trung Trong nhiều năm qua, Học viện đã định hình được

một chương trình giảng dạy thích hợp, đảm nhận trọng trách dạy đạo làm người như

mong ước của giáo dục Đại học xưa nay và đã tương đối phần nào hoàn thành sứ mệnhdo GHPGVN giao phó: “Giáo dục và đào tạo Tăng tài cho Giáo hội, xây dựng những

công dân tốt đạo đẹp đời cho đất nước” [1] Luôn ý thức rằng, không có con đường nào

cao đẹp bằng con đường giáo dục và cũng không có con đường nào đầy những thách

Trang 19

thức và trăn trở như con đường giáo dục, HVPGVN tại Huế đang nỗ lực hướng tớihoàn thiện chính mình để ngang tầm với các đại học khác trong nước, khu vực và quốctế [18] Nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại rất nhiều hạn chế, công tác giáo dục choTNSV ở đây chủ yếu là lối đào tạo truyền thống, một chiều, phương pháp và hình thứcđào tạo chưa thật sự đa dạng dẫn tới công tác giáo dục chưa mang đến hiệu quả cao.Trong chương trình đào tạo chưa có môn học về KNM, thậm chí rất ít sự lồng ghépKNM vào các bài giảng và việc tổ chức các sinh hoạt ngoại khóa để gia tăng các KNMcho TNSV cũng còn hạn chế Vì vậy, sau khi ra trường, TNSV tuy có nhiều kiến thứcvà đạo đức tốt nhưng còn khá rụt rè, ngại giao tiếp, lúng túng trong trao đổi và ứng xử,chưa chủ động hay tư duy sáng tạo, linh động trong học tập, ít kinh nghiệm, thiếu tự tinnói trước đám đông cũng như thuyết trình Do đó, công tác GD KNM ở HVPGVN tạiHuế là vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn, vì KNM sẽ giúp TNSV trau dồi rèn luyệntrở thành những người có đầy đủ kiến thức, kỹ năng để gánh vác sứ mệnh Hoằng phápcủa GHPGVN, cống hiến cho xã hội, đem hạnh phúc bình an đến cho mọi người.

Xuất phát từ những lý do nêu trên, nghiên cứu đề tài Giáo dục kỹ năng mềmcho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế có ý nghĩa lý luận

và thực tiễn

2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng giáo dục kỹ năng mềm cho TNSV và đề xuất biện phápgiáo dục kỹ năng mềm cho TNSV của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:– Hệ thống hóa cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên.– Nghiên cứu thực trạng kỹ năng mềm của TNSV và hoạt động giáo dục kỹ

năng mềm cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế.– Đề xuất biện pháp giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên của Học

viện Phật giáo Việt Nam tại Huế

Trang 20

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.1 Khách thể nghiên cứu

Quá trình giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên

4.2 Đối tượng nghiên cứu

Hình thức và phương pháp giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên củaHọc viện Phật giáo Việt Nam tại Huế

5 Giả thuyết nghiên cứu

Hiện nay, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng mềm cho TNSV ởHVPGVN tại Huế chưa phong phú nên kỹ năng thuyết trình, kỹ năng kiểm soát cảmxúc và kỹ năng sử dụng công nghệ của TNSV còn hạn chế

Kỹ năng thuyết trình, kỹ năng kiểm soát cảm xúc và kỹ năng sử dụng công nghệcủa TNSV sẽ được cải thiện nếu áp dụng đa dạng các hình thức và phương pháp giáodục kỹ năng mềm cho TNSV

6 Phạm vi nghiên cứu

6.1 Nội dụng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu biện pháp giáo dục 3 kỹ năng mềm cho TNSV, gồm:– Kỹ năng thuyết trình

– Kỹ năng kiểm soát cảm xúc– Kỹ năng sử dụng công nghệ

6.2 Khách thể khảo sát

– 35 chư Tôn đức, gồm: 1 thành viên Hội đồng chỉ đạo, 4 thành viên Hội đồngđiều hành, 30 Giáo thọ sư

– 185 Tăng Ni sinh viên năm thứ 4, khóa IX, niên khóa 2017-2021

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu lý luận để phân tích, tổng hợp, khái quáthóa, hệ thống hóa các vấn đề lý luận về KNM, KNM của TNSV, phương pháp GD

Trang 21

KNM, hình thức GD KNM, phương tiện GD KNM, đánh giá kết quả GD KNM Cáckết quả nghiên cứu lý luận là cơ sở khoa học để xây dựng cơ sở lý luận về GD KNthuyết trình, KN kiểm soát cảm xúc và KN sử dụng công nghệ cho TNSV củaHVPGVN tại Huế.

7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi

Sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi để xác định thực trạng công tácGD KNM cho TNSV của HVPGVN tại Huế Bên cạnh đó, phương pháp này còn sửdụng để xác định sự thay đổi về KNM của TNSV khi áp dụng các phương pháp vàhình thức tổ chức giáo dục

Bảng hỏi xác định thực trạng giáo dục kỹ năng mềm được thực hiện đối với Giáothọ sư và Tăng Ni sinh viên, cụ thể:

– Bảng hỏi dành cho Giáo thọ sư gồm các nội dung sau: Nhận thức về vai tròcủa công tác GD KNM cho TNSV, mục tiêu GD KNM cho TNSV, nội dungGD KNM, phương pháp GD KNM, hình thức tổ chức GD KNM, phương tiệnGD KNM, đánh giá kết quả GD KNM và các yếu tố ảnh hưởng đến công tácGD KNM cho TNSV

– Bảng hỏi dành cho Tăng Ni sinh viên gồm các nội dung sau: Nhận thức về vaitrò của KNM đối với TNSV, mức độ KNM của TNSV, thái độ rèn luyệnKNM, hành động rèn luyện KNM, các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả rènluyện KNM của TNSV

7.2.2 Phương pháp phỏng vấn

Sử dụng phương pháp phỏng vấn để xác định thực trạng công tác giáo dục kỹnăng mềm cho Tăng Ni sinh viên HVPGVN tại Huế Phương pháp này được thực hiệnđối với GTS và TNSV, với các nội dung sau:

– Phỏng vấn chư Tôn đức trong Hội đồng Điều hành, GTS về các vấn đề như:Vai trò của công tác GD KNM cho TNSV, mục tiêu GD KNM cho TNSV,

Trang 22

nội dung GD KNM, phương pháp GD KNM, hình thức tổ chức GD KNM,phương tiện GD KNM, đánh giá GD KNM và các yếu tố ảnh hưởng đến côngtác GD KNM cho TNSV.

– Phỏng vấn TNSV về các vấn đề như: Vai trò của KNM đối với TNSV, mứcđộ KNM của TNSV, thái độ rèn luyện KNM, hành động rèn luyện KNM, cácyếu tố ảnh hưởng đến việc rèn luyện KNM của TNSV

7.2.3 Phương pháp quan sát

Sử dụng phương pháp quan sát để thu thập các thông tin định tính về phươngpháp giáo dục, tổ chức hoạt động giáo dục, phương tiện giáo dục kỹ năng mềm choTăng Ni sinh viên Bên cạnh đó, phương pháp quan sát còn được sử dụng để thu thậpcác thông tin định tính về hoạt động rèn luyện kỹ năng mềm của Tăng Ni sinh viên vàsự biểu hiện kỹ năng mềm khi Giáo thọ sư áp dụng các biện pháp và hoạt động tổ chứcgiáo dục kỹ năng mềm

7.2.4 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục

Sử dụng phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục nhằm xác địnhmức độ biểu hiện KNM của TNSV dựa trên các sản phẩm do TNSV tạo ra

Sản phẩm của TNSV gồm: bài thuyết trình, file thiết kế thuyết trình có ứng dụngcông nghệ

7.2.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Đề tài thực nghiệm sư phạm đối với hai biện pháp GD KNM cho TNSV củaHVPGVN tạo Huế, gồm:

– Tập huấn về kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên.– Rèn luyện KNM cho TNSV qua tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp

Nhằm kiểm chứng giả thuyết nguyên cứu “Kỹ năng thuyết trình, kỹ năng kiểm

soát cảm xúc và kỹ năng sử dụng công nghệ của Tăng Ni sinh viên sẽ được cải thiệnnếu áp dụng đa dạng các hình thức và phương pháp giáo dục kỹ năng mềm cho TăngNi sinh viên”.

Trang 23

7.3 Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm excel để xử lý các số liệu thu thập được từ phương pháp khảosát bằng bảng hỏi Phân tích, so sánh, đánh giá các thông tin thu thập được từ phươngpháp phỏng vấn, phương pháp quan sát, phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt độnggiáo dục và phương pháp thực nghiệm sư phạm

8 Cấu trúc luận văn

Luận văn gồm các phần sau:– Mở đầu

– Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên– Chương 2: Thực trạng công tác giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên

của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế

– Chương 3: Đề xuất các biện pháp giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh

viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế– Kết luận và kiến nghị

– Tài liệu tham khảo– Phụ lục

Trang 24

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM CHO TĂNG NI SINH VIÊN1.1.Tổng quan nghiên cứu vấn đề giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viêntrên thế giới và tại Việt Nam

1.1.1 Trên thế giới

Những nghiên cứu giáo dục kỹ năng mềm trên thế giới khá phong phú và đượckhai thác dưới nhiều góc độ khác nhau không chỉ mới giai đoạn gần đây mà thực tế đãđược đề cập từ rất lâu, lấy nguồn gốc từ giáo dục phát triển con người toàn diện Từthời cổ đại đến cận đại, các nhà triết học cũng như các nhà giáo dục như Scocrates(469-390 TCN), Arixtot (384-322 TCN), Coomenxki J.A (1592-1670) đã quan tâm đếnnhiều vấn đề để phát triển một con người toàn diện, không chỉ giáo dục chuyên môn,kiến thức mà còn giáo dục về nhiều lĩnh vực khác nhau như: lao động, sức khỏe, kỹnăng, hợp tác v.v [26]

Giữa thế kỷ XIX, Các Mác (1818-1883) và Anghen (1820-1895) cho rằng, giáodục con người xã hội chủ nghĩa là giáo dục con người phát triển toàn diện Quan niệmgiáo dục là phát triển nhân cách con người về mọi mặt theo phương thức giáo dục kếthợp với lao động sản xuất [26]

Kỹ năng mềm được quan tâm nhiều hơn trên thế giới từ năm 1980 đến năm 2000và cho đến ngày nay Các chuyên gia như Brian Tracy, Tony Robbins, Adam Khoo,Jack Canfield, Les Brown, Janiv Zaid v.v nhận ra rằng, thực tế kiến thức chuyên mônchưa đủ để đáp ứng nhu cầu thực tiễn, điều mà người học thiếu chính là sự áp dụngkhéo léo và sáng tạo những điều đã học cũng như khả năng thấu hiểu, thiết lập quan hệvới đồng nghiệp, quản lý v.v Vì vậy, thuật ngữ KNM xuất hiện và vấn đề nghiên cứuvề KNM trong GD được quan tâm mạnh mẽ Trên thế giới, đã có nhiều công trìnhnghiên cứu về GD KNM cho nhiều nhóm đối tượng khác nhau như học sinh, sinh viên,kỹ sư, bác sĩ, nhân viên y tế , TNSV, v.v

Trang 25

Daniel Goleman đã phác thảo được bản chất của trí thông minh cảm xúc và tácđộng to lớn của nó lên rất nhiều mặt trong cuộc sống, đồng thời, ông cũng mô tả nhữngcon đường trí tuệ cảm xúc phát triển và cách để mọi người cải thiện nó Qua đây, bànvề trí tuệ cảm xúc đã đưa ra một hệ thống kỹ năng giúp con người nhận thức và quản lýcảm xúc của bản thân và của những người khác Daniel Goleman cũng cung cấp nhữngkiến thức mới về mối liên hệ giữa sự thành công, năng lực nhận thức và khả năng cảmnhận, cùng những lời khuyên hữu ích để nâng cao chỉ số EQ [9].

Nghiên cứu về KNM thế hệ Z (2019), Bruce Tulgan cho rằng, giới trẻ ngày nayđược trang bị nhiều phương pháp, kỹ thuật mới, luôn tạo ra những ý tưởng mới, quanđiểm mới, mang lại nguồn năng lượng mới cho bản thân và công việc nhưng lại bị mắckẹt trong lỗ hổng KNM Thế nên, nhiều bạn trẻ tuy có năng lực chuyên môn cao nhưnglại bị sa thải do KNM yếu kém Ông đã đưa ra các KNM thiết yếu cho giới trẻ, gồm:

– Nhóm kỹ năng mềm chuyên nghiệp: kỹ năng đánh giá bản thân, trách nhiệm

cá nhân, thái độ tích cực, thói quen làm việc tốt và kỹ năng xã hội

– Nhóm kỹ năng mềm tư duy lý luận: kỹ năng chủ động học hỏi, giải quyết vấn

đề, ra quyết định

– Nhóm kỹ năng mềm tinh thần phục vụ: kỹ năng tôn trọng bối cảnh, tinh thần

tập thể, tinh thần phục vụ, tinh thần đồng đội.Ở mỗi KNM, Bruce Tulgan đưa ra các giải pháp cụ thể cho việc thiếu hổng KNMcủa các bạn trẻ, qua những kế hoạch, bài học được thiết kế linh hoạt và dễ sử dụng [34].Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sau khi tìm ra đạo giác ngộ tại Bodgaya, Ngài truyềnbá giáo lý thoát khổ cho chúng sinh trong khoảng 45 năm đến nhiều nơi, đến nhiềuchủng tộc Ngay từ buổi ban đầu, Đức Phật đã tổ chức giáo hội với giới luật chặt chẽ,nhờ vào sự uyển chuyển của giáo pháp, đạo Phật có thể thích nghi với nhiều hoàn cảnhxã hội, nhiều đối tượng con người khác nhau Ngày nay, Phật giáo vẫn tiếp tục tồn tạivà ngày càng phát triển rộng rãi trên toàn thế giới, ngay cả trong các nước có nền khoahọc tiên tiến như Hoa Kỳ và Tây Âu Phật giáo không chỉ đơn thuần là một tôn giáo

Trang 26

mà còn là cả một tư tưởng triết học, đạo đức và tư duy Cuộc đời và những bài thuyếtgiảng của Đức Phật sẽ là kim chỉ nam cho tất cả những ai đang hướng mình trên conđường hoằng dương chánh pháp Giáo dục Phật giáo được Đức Phật thiết lập là quátrình dạy cho con người hiểu biết và thực hành giáo lý Phật giáo, bao gồm kiến thứcPhật học và các kỹ năng cần thiết của một con người để họ hội đủ các phẩm chất vềhạnh đức, tâm đức và tuệ đức, phát triển thành một con người toàn diện, nhập thế độsanh, phục vụ đạo pháp và dân tộc.

Nghiên cứu giáo dục Phật giáo và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư,Jeongwan Sumi (2019) đề cập đến bốn trí tuệ mà Tăng Ni cần phải có trong sự pháttriển của khoa học và công nghệ, gồm [37, tr 176]:

– Trí tuệ thông minh theo tình huống, bối cảnh là khả năng dự đoán những thay

đổi theo xu hướng để giải quyết các vấn đề xã hội, cơ cấu, đạo đức mà TăngNi gặp phải trong kỷ nguyên của cuộc cách mạng lần thứ tư Để phát triển tríthông minh này, Tăng Ni cần phải không ngừng tương tác, hợp tác và kết nốivới các tổ chức xã hội một cách đa dạng hơn

– Trí tuệ cảm xúc giúp con người sáng tạo và phục hồi nhanh hơn, trí tuệ cảm

xúc như chức năng của trí tuệ và việc tận dụng nó như là cốt lõi của Phật giáo

– Trí tuệ sáng tạo là khả năng liên tục khám phá những ý nghĩa và mục đích.

Điều quan trọng nhất trong trí tuệ sáng tạo là chia sẻ, có nghĩa là cân bằngcác phương hướng và phương pháp giữa các mục tiêu cá nhân và mục tiêuchung của toàn xã hội

– Trí tuệ thể chất là KN trau dồi, nuôi dưỡng sức khỏe và hạnh phúc cá nhân.

Jeongwan Sumi cho rằng, âm thanh cơ thể có thể tác động tích cực đến chứcnăng nhận thức và cảm xúc, sự cân bằng giữa cơ thể, nhận thức và cảm xúc là khôngthể thiếu trong một thế giới thay đổi liên tục Jeongwan Sumi cũng đề ra phương phápđổi mới trong GD Phật giáo, chủ trương dạy học tích hợp, giáo dục Steam v.v nhưngkiến thức nhân văn là không thể thiếu trong việc thiết lập tính nhân văn, giá trị và cải

Trang 27

thiện nhận thức Jeongwan Sumi khẳng định, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tưtạo nên thách thức và cơ hội cho Tăng Ni nỗ lực trau dồi và phát triển toàn diện [40].

Nghiên cứu Đạo trong kỷ nguyên mới, Đức Dalai Lama (2011) đưa ra các nộidung như: Nền tảng và phẩm hạnh; Phẩm hạnh và cá nhân; Phẩm hạnh và xã hội Cácnội dung này đưa ra những phương pháp cách thức để phát triển trí tuệ cảm xúc, KNlàm chủ nội tâm, vượt qua khó khăn, xây dựng con người và xã hội hạnh phúc [20]

Nghiên cứu về kỹ năng - trí thông minh nội tâm, Cindy Wigglesworth (2008) đãtổng hợp công trình của nhiều tác giả khác trong lĩnh vực này thành một hệ thống gồm21 KN, chia làm bốn nhóm: Hiểu mình (KN 1 - 5); Hiểu về thế giới (KN 6 - 11); Làmchủ bản thân (KN 12 - 16); Đối nhân xử thế và sự có mặt nội tâm (KN 17 - 21), nhữngKN này có thể rèn luyện và đo lường được qua các phương pháp như: Rèn luyện nộitâm; Chín bước thay đổi; Ba bài tập hỗ trợ phát triển trí thông minh nội tâm gồm: đặtra câu hỏi định hướng, điều chỉnh cách nhìn và xây dựng thái độ biết ơn Chương cuối

cùng, có tựa là Thay đổi sâu sắc, ảnh hưởng vô tận là chương có khả năng truyền cảmhứng để bắt đầu một quá trình vui sống với tính người và tiềm năng trọn vẹn [38].

Tạng Nikayda thuộc bộ Đại tạng Kinh Việt Nam đã nêu lên những phẩm chất cầncó của Tăng Ni khi là một nhà hoằng pháp, xây dựng một hình mẫu con người lí tưởng,con người hoằng pháp vì lợi ích của cộng đồng Trong bài Kinh Thiện pháp, Đức Phậtchỉ ra các kỹ năng mà mỗi nhà hoằng pháp cần trang bị cho mình, đó là biết pháp, biếtnghĩa, biết thời, biết tiết độ, biết mình, biết chúng hội và biết sự hơn kém của người [6].Nghiên cứu về kỹ năng thuyết phục và gây ảnh hưởng, Janiv Zaid (2018) đã xóabỏ quan niệm cho rằng, chỉ những người có năng khiếu mới có thể trở thành nhữngdiễn giả xuất sắc Janiv Zaid đề cập đến các nội dung tạo nên học thuyết về trò chuyệntrước công chúng như: Xây dựng bài phát biểu, diện mạo, tư thế và ngôn ngữ cơ thể,mở đầu bài thuyết trình, thu hút sự chú ý kể cả trong những nội dung khó khăn, kết hợpyếu tố hài hước và các câu chuyện cá nhân, thích nghi với đối tượng khán giả, lặp đilặp lại thông điệp, lý luận thuyết phục, ý thức về thời gian và tốc độ [40]

Trang 28

Kinh Pháp Hoa chỉ ra tâm nguyện và các phương tiện cứu độ chúng sanh củaĐức Phật, nêu lên ba kỹ năng quan trọng cần có của một nhà hoằng pháp [32, tr 257]:

người trong khi thực hiện sứ mệnh hoằng pháp

quyền lợi cho người, giữ vững tâm nhu hòa đối với mọi vấn đề gặp phảitrong khi hoằng pháp

đường hoằng pháp.Khi rèn luyện được ba kỹ năng này, dù ở hoàn cảnh nào, người xuất gia cũng sẽthành công trên bước đường hoằng pháp

Bên cạnh những công trình nghiên cứu có giá trị về mặt học thuật, công tác GDKNM cho sinh viên cũng như Tăng Ni trên thế giới cũng được nhiều nước quan tâm vàthực hiện bằng nhiều phương pháp, cách thức khác nhau

Tại các trường đào tạo Tăng Ni ở Ấn Độ, Campuchia, Myanmar v.v, Tăng Niđược GD về KNM qua các giờ dạy học và lồng ghép trong các bài học, các buổi sinhhoạt ngoại khóa, các hoạt động văn hóa Phật giáo Chương trình GD Phật giáo ở cácnước này không chỉ đào tạo về kiến thức chuyên môn mà bên cạnh đó còn đào tạoTNSV hoàn thiện các KN như thuyết trình, làm việc nhóm, kỹ năng ngôn ngữ v.v quacác hoạt động học tập đa dạng, kết hợp nhiều phương pháp khác nhau và qua các hộithi diễn thuyết, thi báo tường về các chủ đề Phật giáo cũng như nhiều đề tài khác Cáchội thảo về KNM thường xuyên được tổ chức với đông đảo Tăng Ni tham gia

Các trường đại học Phật giáo Hàn Quốc, với mục tiêu đào tạo những Tăng Nikhông những có thể tìm hiểu, nghiên cứu Phật giáo một cách toàn diện mà còn đủ tưchất để thích ứng với xã hội năng động hiện đại Theo đó, nhà trường bên cạnh thiết kếchương trình gồm những môn nội điển như lịch sử Phật giáo, tư tưởng Trung Quán,Duy Thức, Thực hành thiền, Phật giáo ứng dụng v.v để có thể tiếp cận tư tưởng Phật

Trang 29

giáo đa diện, còn bổ sung những môn ngoại điển, ứng dụng được trong xã hội hiện đạinhư triết học, xã hội học, nhân học v.v TNSV được đào tạo đầy đủ kiến thức và KN,vừa có khả năng giải thích, diễn dịch tư tưởng Phật pháp phù hợp với thời đại, vừa pháthuy tối đa sức sáng tạo, sự chủ động và những năng lực riêng của từng người, nắm bắtđược xu hướng thời đại, có định hướng đúng đắn cho bản thân cũng như làm tốt vai tròhướng đạo cho Phật tử tại gia Bên cạnh đó, các Phật học viện đã không ngừng hiện đạihóa phương pháp GD, nhằm cung cấp cho TNSV các KNM như KN tổng hợp và phântích thông tin, dữ liệu, nội dung mà nội - ngoại điển đem lại, các năng lực giải quyết,phân tích, lựa chọn thông tin mà thời đại kỹ thuật số cung cấp Phật giáo Hàn Quốc đềcao xây dựng những trung tâm hoằng pháp có vị trí dễ tiếp cận, giúp cho việc hội nhậpxã hội được tốt hơn Đồng thời, Phật giáo tại đây cũng xây dựng đối sách chiến lượcmang tính tổng hợp để phát triển nhiều chương trình đa dạng, hữu dụng có hệ thống,như các lớp học ngoại ngữ, giáo lý, những chương trình hoạt động xã hội và những lớpphát triển KN v.v trên nền tảng giáo lý căn bản của Phật giáo Tất cả điều đó, đã đặt rayêu cầu cho một chương trình và phương pháp GD mới, kết hợp hài hòa giữa truyềnthống và hiện đại, giữ liên kết với xã hội và không phân ly Tam học (Giới – Định –Tuệ), nhằm xây dựng hình mẫu tu sĩ lý tưởng là những người không chỉ tu tập vì mụcđích lợi ích của chính mình mà còn vì hạnh phúc và an vui của cộng đồng và xã hội.

GD KNM ngày càng được chú trọng tại các Phật học viện tại Trung Quốc, đó làmôi trường giáo dục kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa hai mô hình GD Tònglâm vốn có từ xưa của Phật giáo Trung Quốc và mô hình Phật học viện với những yếutố khoa học hiện đại GD Tòng lâm là mô hình giáo dục truyền thống chuyên về mặtthanh quy, truyền thụ giữa Thầy và trò, chuyên tâm tĩnh tu, lãnh hội tâm pháp GDPhật học viện lại nghiêng về mặt học tập kiến thức, tư tưởng, văn hóa Phật giáo, cũngnhư những tri thức về phương diện nhân minh học, chú trọng phương pháp luận hiệnđại Hai mô hình kết hợp, không chỉ phát triển về nhân cách, đạo hạnh, nội lực tu tập,tinh thông Phật pháp mà còn cung cấp đầy đủ kiến thức khoa học xã hội, KNM cần

Trang 30

thiết Giúp người học thông suốt trong tư tưởng, nhạy bén trong tư duy, logic trong lậpluận, vững vàng trong hành động, kiên trì trong lý tưởng, phát triển cả kỹ năng lẫnchuyên môn, bao gồm trải nghiệm, thực chứng, chân tu thật học, tài đức kiêm ưu.

Như vậy, nghiên cứu tổng quan vấn đề giáo dục kỹ năng mềm cho TNSV trên thếgiới cho thấy, KNM là lĩnh vực được các học giả trên thế giới quan tâm và nghiên cứungày càng nhiều Các nghiên cứu về KNM nói chung và KNM cho Tăng Ni Phật giáonói riêng tập trung làm rõ khái niệm, nội dung, cách thức và phương pháp GD KNMcho TNSV Tuy nhiên, vấn đề các phương pháp và hình thức GD KNM cho TNSV cònlà khoảng trống

1.1.2 Tại Việt Nam

Ngoài kiến thức chuyên môn, GD KNM trở thành một mục tiêu quan trọng trongnền giáo dục của Việt Nam hiện nay

Nghiên cứu về các KNM thiết yếu, Trần Thượng Tuấn - Nguyễn Minh Huy(2018) cho rằng, kỹ năng mềm là do quá trình rèn luyện mà có, vì vậy, mỗi người nênkhông ngừng rèn luyện các kỹ năng mềm nhằm hoàn thiện bản thân, nâng cao hiệu quảcông việc và chất lượng cuộc sống của mình Tác giả đề cập các kỹ năng mềm thiếtyếu đó là: KN làm chủ cảm xúc, KN tư duy phê phán, KN tư duy sáng tạo, KN giaotiếp, KN thuyết trình, KN hợp tác, KN chinh phục lòng người, KN ra quyết định vàgiải quyết vấn đề [36]

Nghiên cứu các KNM của nhà hoằng pháp Phật giáo và những thách thức của

thời đại công nghệ 4.0, Thích Nữ Tường Nghiêm (2019) cho rằng, với trách nhiệm

Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh, Tăng Ni cần nỗ lực trang bị đầy đủ kiến

thức chuyên môn về nội điển và ngoại điển, rèn luyện KNM, đặc biệt tìm cách học hỏivà tiếp cận KN sử dụng công nghệ để giúp thực hiện mục tiêu, sứ mạng truyền bá lờiPhật dạy đến với mọi tầng lớp trong xã hội một cách thành công và thuận tiện nhất.Tác giả đã đưa ra các KNM cần thiết như: KN làm chủ cảm xúc, KN lắng nghe, khamnhẫn, KN sáng tạo, KN hòa nhập, KN giải quyết vấn đề v.v [17]

Trang 31

Nghiên cứu cách tạo năng lượng mới cho hoạt động hoằng pháp, Thượng tọaThích Thọ Lạc cho rằng, Tăng Ni là “rường cột” của Phật pháp trong thời hội nhập Vìvậy, GHPGVN phải có kế hoạch rõ ràng để hoạch định, xây dựng lực lượng Tăng Nihoằng pháp mạnh về trí tuệ, sáng tạo, giàu nhiệt huyết, dám dấn thân phục vụ, tạo sựthay đổi mạnh mẽ trong các hoạt động Phật sự khi được giao phó GHPGVN cần khíchlệ Tăng Ni trẻ rèn luyện khả năng ngoại ngữ, tích cực học tập, trau dồi thêm kỹ nănghoằng pháp Trong bối cảnh hội nhập, phát triển như hiện nay, thì các phương tiện đểhỗ trợ hoằng pháp rất đa dạng, người hoằng pháp muốn đưa Phật pháp tiếp cận với thếhệ trẻ thì không thể thiếu những KN sử dụng công nghệ truyền thông kỹ thuật số [17].

Nghiên cứu cách củng cố và phát triển ngành GD Tăng Ni, Hòa thượng ThíchChơn Thiện cho rằng, ngành GD Tăng Ni có nhiệm vụ đào tạo Tăng Ni thành những tusĩ Phật giáo chân chính, học để tu, để hoằng pháp và để giúp đời Một trong những yêucầu của giáo dục là tạo cho người học sự thích nghi, sự tự phát triển Giáo dục nhàchùa không nhằm nhồi nhét kiến thức mà giúp Tăng Ni thích nghi với thời đại mới [28]

Nghiên cứu về trang bị KN hoằng pháp cho TNSV HVPGVN tại Huế, Đại đức

Thích Hương Yên phân tích hình ảnh người hoằng pháp trong kinh Trung bộ, các KNhoằng pháp cần thiết cho TNSV Tác giả đã đề xuất các KN như: KN nói trước côngchúng, KN nắm bắt tâm lý, KN về công nghệ v.v nhằm giúp TNSV sau khi ra trườngcó thể thực hiện được nhiệm vụ và sứ mệnh hoằng pháp một cách có hiệu quả [17]

Nghiên cứu vấn đề hoằng pháp hiệu quả qua công nghệ kỹ thuật số, Đại đứcThích Trí Huệ (2019), nêu lên một số cách tiếp cận của công nghệ phục vụ cho nhàhoằng pháp Tác giả nhấn mạnh sự phát triển của xã hội là tất yếu, có tầm nhìn chiếnlượt đi trước và định hướng cho công cuộc hoằng pháp là nhiệm vụ của tất cả các TăngNi Ngoài việc Tăng Ni rèn luyện kỹ năng sử dụng công nghệ hiện đại để nghiên cứu,để soạn thảo bài giảng, thì việc quan trọng nhất vẫn là giữ gìn phạm hạnh, củng cố nộibộ Tăng Ni tu tập lục hòa, quy về một mái nhà chung đạo pháp và dân tộc, có như thếthì mới hoàn thành nhiệm vụ trọng trách hoằng pháp trong thời đại mới [27]

Trang 32

Nghiên cứu vấn đề cải cách GD Phật học tại Việt Nam, Thượng tọa Thích NhậtTừ (2005) cho rằng, việc cải cách GD Phật học tại Việt Nam là vô cùng cấp bách vàcần thiết Các chương trình GD Phật học tại Việt Nam theo chương trình cải cách cầnđảm bảo tính hệ thống, kế thừa giữa các cấp học, phải bảo đảm tính thống nhất về nộidung giảng dạy, tính thiết thực hiện tại, để đảm bảo được chất lượng đào tạo, kiến thứcvà KN cho người học GD Phật giáo phải phù hợp với đặc điểm của từng môn học,giúp phát triển các kỹ năng, vận dụng kiến thức Phật pháp vào thực tiễn hành trì giúpTNSV tinh tấn và thành công trong tu học ở hiện tại và làm Phật sự về sau Nhằm cậpnhật cho người học các kiến thức mới trong ngành Phật học, các môn học và nội dungmôn học trong các trường Phật học cần được cập nhật, bổ sung, theo hướng hiện đại,toàn diện và có hệ thống [36].

Nghiên cứu vấn đề công tác hoằng pháp thời cách mạng công nghiệp 4.0, Hòathượng Thích Tấn Đạt cho rằng, Tăng Ni với trọng trách hoằng dương chánh pháp với

tinh thần khế lý, khế xứ, khế thời, không ngừng học hỏi, trau dồi các KNM liên quan

đến tin học, cách sử dụng các thiết bị điện tử hiện đại Hoằng pháp trong thời đại mới,Tăng Ni không chỉ thuyết giảng trên pháp tòa mà còn qua các trang mạng xã hội Tuynhiên, trong hoạt động tương tác với truyền thông, các Tăng Ni cần phải thể hiện sựtrang nghiêm, oai nghi tế hạnh của người xuất gia Mặt khác, Tăng Ni tham gia thuyếtgiảng cần có KN thuyết trình tốt, tư duy hợp lý, sáng tạo để bài giảng dễ đi sâu vàolòng người và gắn với thực tiễn cuộc sống Mỗi Tăng Ni cần học tập, tích hợp và nắmvững tri thức đa ngành, từ Phật học cho đến các ngành khoa học, xã hội và nhân văncũng như nhiều KNM khác, để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong sự nghiệphoằng pháp thời đại mới Tác giả nhấn mạnh, hoằng pháp qua các phương tiện truyềnthông là quy luật, là mục tiêu hàng đầu, nhưng các vị giảng sư cũng cần tiếp xúc, chiasẻ trực tiếp với Phật tử và cộng đồng xã hội để họ tiếp cận Phật pháp không chỉ bằng ýgiáo, khẩu giáo mà còn cả thân giáo Vì vậy việc tu tập, trau dồi phạm hạnh, chínguyện độ sanh và lộ trình giải thoát vẫn là quan trọng nhất đối với mỗi Tăng Ni [37]

Trang 33

Công tác giáo dục đào tạo Tăng Ni cũng được nhà nước và GHPGVN quan tâm.Tại các HVPGVN, với mục đích xây dựng một môi trường GD Phật học như mộtngành khoa học với nhiều phân ngành học khác nhau HVPGVN đã nỗ lực khôngngừng cải tiến chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo và nâng cao hiệu quả giảngdạy của đội ngũ giảng viên Để GD KNM, hoạt động ngoại khoá là một trong nhữnghoạt động được triển khai song song với hoạt động đào tạo, giúp cho người học pháttriển toàn diện về mặt nhân cách, đạo đức, lối sống, KNM Hoạt động ngoại khóa, gồm:– Hoạt động nghiên cứu khoa học: Ban Điều hành đã từng bước xây dựng và

triển khai các hoạt động phục vụ cho nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảngviên và TNSV, các chuyến đi khảo sát thực tế phục vụ cho các môn học, v.v– Hoạt động tu tập, rèn luyện của TNSV: Nhà trường sắp xếp thời gian hành trì

các pháp môn đặc thù Phật giáo phù hợp với thời gian học tập của TNSV.– Các hoạt động cộng đồng, hoạt động kỷ niệm ngày lễ trong năm: HVPGVN

luôn quan tâm tổ chức các chương trình từ thiện, hỗ trợ cộng đồng kêu gọi sựtham gia của TNSV Trong các ngày lễ lớn, nhà trường cho hội sinh viên tổchức các chương trình với quy mô lớn nhằm thể hiện tinh thần tri ân, tôn sưtrọng đạo, đồng thời qua đó TNSV rèn luyện được nhiều kỹ năng như làmviệc nhóm, tổ chức chương trình, cắm hoa, dẫn chương trình v.v

Các hoạt động ngoại khóa được nhà trường ra kế hoạch cụ thể, tuy nhiên mức độtham gia của các TNSV chưa đồng đều Hoạt động nghiên cứu khoa học được nhàtrường đặc biệt khuyến khích nhưng chưa phát triển mạnh, TNSV chưa thật sự quantâm đến hoạt động nghiên cứu bổ ích này

Tại các Trung tâm đào tạo giảng sư ở miền Nam và Bắc, KNM đặc biệt được chútrọng Với mục đích trang bị cho những vị Tăng Ni các kiến thức, kỹ năng, phươngpháp hoằng pháp, củng cố oai nghi phép tắc của vị giảng sư v.v nhằm đáp ứng nhữngyêu cầu về chuyên môn, năng lực, phục vụ công tác hoằng pháp đạt được hiệu quả cao.Chương trình đào tạo được xây dựng dựa trên bốn vấn đề cơ bản, gồm:

Trang 34

– Khối kiến thức Kinh, Luật, Luật: Các môn học được xây dựng nhằm trang bị

cho các vị giảng sinh kiến thức giáo lý và hệ tư tưởng Phật giáo mang tínhđồng nhất, cốt lõi của Phật giáo Các môn học này chiếm tỉ lệ 30%

– Khối kiến thức về kỹ năng, phương pháp hoằng pháp: Các môn học được xây

dựng nhằm trang bị cho các vị giảng sinh về KN, phương pháp hoằng pháp,bổ túc về mặt ngữ âm, soạn thảo văn bản, giáo án, giáo trình, tổ chức sự kiện,dẫn chương trình Phật giáo v.v Các môn học này chiếm tỉ lệ 60%

– Khối kiến thức văn hóa – tín ngưỡng tôn giáo: Các môn học khối kiến thức

này trang bị cho giảng sinh về đặc thù của văn hóa, tín ngưỡng, những vấn đềthời sự liên quan đến hoạt động tín ngưỡng tôn giáo, phương pháp nghiêncứu một số tôn giáo lớn trên thế giới Các môn học này chiếm tỉ lệ 10%

– Thực hành, nói chuyện chuyên đề: Các buổi thực hành đa dạng, phong phú,

được thiết kế tổ chức tùy theo tính chất, nội dung của từng môn học, qua đóhoàn thiện về những KN mục tiêu đào tạo đề ra Các buổi chuyên đề đượcchư Tôn đức giảng sư, các học giả có uy tín chia sẻ những kinh nghiệmhoằng pháp, tu tập, những kinh nghiệm ứng dụng Phật học trong đời sống.Chương trình giảng dạy ngoài việc hệ thống lại kiến thức Phật học, còn chú trọngbồi dưỡng phương pháp sư phạm để hoằng pháp phù hợp với nhiều tầng lớp đối tượng.Những môn học cơ bản, đại cương được rút ngắn thời lượng, bổ sung thêm một số mônhọc phục vụ công tác hoằng pháp như: Luận lý học, Xã hội học, Anh văn, Tin học v.v

Như vậy, các học giả trong nước đã quan tâm nghiên cứu về KNM Tuy nhiên,hướng nghiên cứu của các tác phẩm chỉ đề cập đến khái niệm, nội dung, vai trò của cácKNM, còn những hoạt động cụ thể để triển khai GD KNM cho TNSV vẫn là mộtkhoảng trống chưa được quan tâm một cách có hệ thống

KẾT LUẬN: Tổng quan nghiên cứu về GD KNM cho TNSV

Nghiên cứu tổng quan GD KNM cho TNSV trên thế giới và tại Việt Nam chothấy, nghiên cứu về KNM nói chung và KNM cho TNSV nói riêng đã được quan tâm

Trang 35

Tuy nhiên, vẫn còn ít công trình nghiên cứu về GD KNM cho đối tượng Tăng Ni Phậtgiáo, các nghiên cứu về phương pháp và hình thức tổ chức GD KNM cho TNSV còn làkhoảng trống Vì vậy, nghiên cứu cách thức vận dụng các phương pháp giáo dục vàcách thức tổ chức giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên của HVPGVN tại Huếcó ý nghĩa lý luận và thực tiễn.

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài

Để nghiên cứu vấn đề giáo dục kỹ năng mềm cho TNSV, đề tài sử dụng các kháiniệm cơ bản như sau:

1.2.1 Giáo dục

Giáo dục (theo nghĩa rộng) là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có kếhoạch, có nội dụng và bằng phương pháp khoa học của nhà giáo dục trong các cơ quangiáo dục, nhằm hình thành nhân cách người được giáo dục [13, tr.26]

Giáo dục (theo nghĩa hẹp) là quá trình hình thành cho người được giáo dục lýtưởng, động cơ, tình cảm, niềm tin, những nét tính cách của nhân cách, những hành vithói quen cư xử đúng đắn trong xã hội thông qua việc tổ chức cho người được giáo dụccác hoạt động và giao lưu [13, tr.26]

Trong đề tài này, giáo dục được hiểu theo nghĩa rộng, là quá trình tác động củanhà giáo dục đến người giáo dục nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cáchngười học Đây là quá trình hình thành niềm tin, lý tưởng sống, kiến thức, kỹ năng, tháiđộ, hành vi ứng xử đúng đắn với mọi người

1.2.2 Kỹ năng

Từ điển Giáo dục học: KN được phân chia thành 2 bậc: KN bậc thấp là khả năngthực hiện đúng hành động, phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể KN bậccao là khả năng thực hiện hành động một cách thành thạo linh hoạt, sáng tạo phù hợpvới những mục tiêu trong các điều kiện khác nhau Để đạt tới KN này, cần trải qua giaiđoạn luyện tập các KN đơn giản, sao cho mỗi khi hành động, người ta không còn bậntâm nhiều đến thao tác nữa vì nhiều thao tác đã tự động hóa [11]

Trang 36

Huỳnh Văn Sơn đưa ra khái niệm: KN là khả năng thực hiện có kết quả một hànhđộng nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có để hành động phùhợp với những điều kiện cho phép Kỹ năng không chỉ đơn thuần về mặt kỹ thuật màcòn biểu hiện năng lực của con người [28].

Như vậy, kỹ năng là sản phẩm của hoạt động thực tiễn, là khả năng chuyên biệtcủa cá nhân về một hay nhiều khía cạnh nào đó, được sử dụng để giải quyết tình huốnghay công việc phát sinh trong cuộc sống để đạt được mục đích đề ra Kỹ năng gồm cácđặc điểm: Tính đầy đủ, tính thuần thục, tính linh hoạt, tính sáng tạo

Bruce Tulgan cho rằng, KNM là các KN giúp con người sử dụng các KN chuyênmôn hiệu quả và tiến xa hơn trong nghề nghiệp [34]

Với cách tiếp cận KNM như là một năng lực thuộc về trí tuệ cảm xúc, DanielGoleman cho rằng, KNM đề cập đến một con người có biểu hiện EQ, đó là khả năngnhận biết, thúc đẩy cảm xúc của mình, người khác và quản lý tốt cảm xúc của mình và

trong các mối quan hệ với người khác KNM không phải là bẩm sinh mà được hình

thành từ học tập, tự rèn luyện và trải nghiệm của con người [9].Như vậy, KNM là hệ thống những KN cơ bản, đòi hỏi mỗi cá nhân phải vậndụng sáng tạo, linh hoạt, tùy vào vai trò, vị trí, hoàn cảnh của mỗi người mà quy địnhviệc phát triển và vận dụng KNM khác nhau KNM không phải là sản phẩm tự nhiên,mà được hình thành từ hoạt động thực tế, hoạt động nghề nghiệp và liên quan đến chỉ

Trang 37

số về trí tuệ cảm xúc (EQ) của con người, có mối liên hệ hữu cơ với KN chuyên môn.KN chuyên môn có vai trò định hướng, làm tiền đề cho KNM trong hoạt động thực tiễncủa con người, KNM tạo điều kiện để KN chuyên môn được thực hiện và phát triển.

KNM là thuật ngữ dùng để chỉ các KN quan trọng trong cuộc sống, thể hiện cáchsống, cách tích luỹ kinh nghiệm từ cuộc sống KNM nói lên khả năng hòa nhập xã hội,cách thức tương tác với người khác, là khả năng làm cho hành vi của mỗi cá nhân phùhợp với cách ứng xử tích cực của con người, kiểm soát có hiệu quả các nhu cầu vànhững thách thức trong cuộc sống, khi xã hội và nghề nghiệp thay đổi đòi hỏi cá nhânphải thay đổi KNM để thích ứng và phát triển Vì vậy, việc học tập, bồi dưỡng, hoànthiện KNM là vấn đề cần thiết, thường xuyên và liên tục đối với mỗi cá nhân

1.2.4 Tăng Ni sinh viên

Tăng Ni sinh viên phần lớn xuất gia từ nhỏ, sống đời yên tĩnh trong tự viện, giớiluật và kinh điển như những KN sống của người xuất gia, giúp rèn luyện tâm trí sángsuốt, đình tĩnh, phát khởi lòng từ bi rộng lớn Trước khi bước vào HVPG, TNSV đã tốtnghiệp Trung cấp Phật học và Trung học phổ thông nên đã có nền tảng, làm bước đệmquan trọng lên bậc đại học TNSV có tuổi đời từ 18 đến 35, là giai đoạn quá trình nhậnthức phát triển mạnh, có tư duy sâu sắc, họ không chỉ tu tập và rèn luyện bản thân màcòn hướng dẫn phật tử cùng tu tập TNSV có khả năng tự học, tự đánh giá, tự ý thứcđặc biệt tự giáo dục để hoàn thiện nhân cách, phát triển các kỹ năng để phù hợp với sựphát triển của xã hội Tóm lại, TNSV có một nhân cách khá ổn định, ý thức cao, thuậnlợi cho việc tu tập và rèn luyện bản thân ngày một hoàn thiện hơn Tuy nhiên, bên cạnhđó vẫn còn một số TNSV trẻ, tuổi đạo còn ít, chưa có ý thức rèn luyện nhân cách bảnthân, nhận thức về xã hội còn hạn chế, chưa hài hòa giữa đời và đạo, nên còn gặp mộtsố khó khăn trong việc tu tập và hoằng pháp

1.2.5 Giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên

Giáo dục KNM cho TNSV là quá trình hình thành cho TNSV các KNM cần thiết,để đảm bảo cho quá trình thích ứng với sự phát triển của xã hội và hỗ trợ thực hiện

Trang 38

công việc hoằng pháp một cách hiệu quả thông qua những cách thức và nội dung khácnhau GD KNM chú trọng đến việc giáo dục các giá trị về mặt tinh thần cho TNSVsong song với các hành vi tương ứng GD KNM cho TNSV bắt đầu từ việc rèn luyệncác giá trị nội tâm, các giá trị tinh thần, trên cơ sở đó, KNM mới được bộc lộ ra ngoàibằng các hành vi, thao tác, cách ứng xử cụ thể.

1.3 Vai trò của công tác giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên

GD KNM cho TNSV của HVPGVN tại Huế nhằm giúp TNSV có đầy đủ kiếnthức, kỹ năng để thuận lợi hơn trên con đường hoằng pháp, GD KNM cho TNSV cónhững mục tiêu cơ bản sau [34]:

– GD KNM nhằm giúp TNSV hiểu được khái niệm KNM và sự cần thiết cũngnhư cách biểu hiện các kỹ năng trong cuộc sống và công việc Từ đó, giúpTNSV nhận thức các KNM, hình thành ý thức tự giác rèn luyện các KNM.– GD KNM giúp TNSV có thái độ tích cực trong quá trình học tập và rèn luyện

KNM từ đó có các thái độ phù hợp trước các vấn đề trong cuộc sống.– TNSV biết vận dụng các KNM trong cuộc sống và công việc, liên tục rèn

luyện để phát triển các KNM đã được giáo dục cơ bản ở nhà trường.Giá trị của Phật giáo tồn tại suốt hơn hai mươi lăm thế kỷ đã có một vị trí vữngchắc trong lòng công chúng Phật giáo hiện đại muốn tiếp nối và phát triển khi mỗiTăng Ni là mỗi nhà giáo dục chân chính, biết dấn thân và được trang bị đầy đủ nhữngKNM thiết yếu Có như vậy, trình độ tu học và hoằng pháp của mỗi TNSV mới trở nênsáng tạo hơn, dấn thân phụng sự đạo pháp mạnh mẽ hơn, không còn hiện tượng thụđộng, các tâm lý tiêu cực, mệt mõi, chán nản mà trái lại càng hết mình vì đạo pháp dântộc và lý tưởng cứu độ chúng sanh, thực hiện được sứ mệnh hoằng pháp tốt nhất, đưagiáo pháp không ngừng lan rộng, khiến ai cũng thấm nhuần giáo lý nhà Phật, sống tốtđạo đẹp đời, an vui hạnh phúc

KNM là những KN chủ yếu thuộc về tính cách con người, không mang tínhchuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là KN cá tính đặc biệt, chúng quyết định

Trang 39

khả năng con người có thể trở thành nhà lãnh đạo, nhà thương thuyết hay người hòagiải xung đột Do vậy, cách duy nhất để trau dồi KNM là phải luyện tập, học hỏithường xuyên, tạo cho mình một phản xạ tức thời mỗi khi gặp các tình huống cần thiết.

1.4 Phân loại kỹ năng mềm của Tăng Ni sinh viên

Trong Phật giáo, thuật ngữ KNM vẫn chưa có định nghĩa một cách cụ thể Tuynhiên, thuật ngữ KNM để chỉ cho nhiều loại kỹ năng khác nhau, có thể được vận dụngvà định nghĩa cho từng trường hợp và khía cạnh cụ thể Nghiên cứu các loại KNM choTNSV trong nước và nước ngoài cho thấy, có nhiều định nghĩa khác nhau về KNM, vìvậy cũng có nhiều cách phân loại KNM tương ứng

Jeongwan Sumi đề cập đến bốn loại KNM, trong đó Trí tuệ thông minh theo tình

huống, bối cảnh là kỹ năng giải quyết vấn đề và tương tác, kết nối với con người Ba

kỹ năng còn lại gồm Trí tuệ cảm xúc, trí tuệ sáng tạo và trí tuệ thể chất là những kỹ

năng hỗ trợ cho quá trình làm việc của cá nhân [37, tr 210].Thượng tọa Thích Nhật Từ (2005), phân KNM thành hai loại, gồm:

– Nhóm kỹ năng nội tâm: kỹ năng kiềm chế cảm xúc, kỹ năng lắng nghe, quan

sát, kỹ năng nắm bắt tâm lý v.v

– Nhóm kỹ năng hỗ trợ cho quá trình làm việc của cá nhân: KN tư duy sáng

tạo, KN sử dụng công nghệ, KN lập kế hoạch tổ chức công việc [35, tr 178].Thích Nữ Tường Nghiêm, chia kỹ năng mềm thành hai nhóm sau:

– Nhóm kỹ năng đối nội: kỹ năng làm chủ cảm xúc, kỹ năng lắng nghe, kỹ

năng kham nhẫn, kỹ năng tự học v.v

– Nhóm kỹ năng đối ngoại: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng

sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng hợp tác, v.v [16, tr 122].Tuy nhiên, đối với nhà hoằng pháp Phật giáo, KN thuyết trình đóng vai trò rấtquan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự thành công hay thất bại trong sự nghiệp hoằng phápđộ sanh, bởi hoằng pháp được xem là sứ mệnh thiêng liêng vốn được truyền thừa từchư Phật và chư Tổ, KN thuyết trình là phương tiện cần thiết nhất giúp mỗi hành giả

Trang 40

chuyển tải những thông điệp, lời hay ý phải đến với người nghe Mặt khác, trong thờiđại ngày nay, vấn đề đưa Phật pháp vào cuộc sống cần phải có sự hội nhập, thích nghivới hoàn cảnh cũng như sự phát triển chung của xã hội, hoằng pháp trong thời côngnghệ như là một luồng sinh khí tươi mới thổi vào con đường hành đạo, đã khắc phụcđược nhược điểm của hoằng pháp truyền thống Phật giáo vốn chỉ truyền đi thông điệpmột chiều Vì vậy, mỗi TNSV khi dấn thân phụng sự, bên cạnh kiến thức chuyên môn,cần không ngừng nỗ lực tu tập, trau dồi phẩm chất đạo đức, làm chủ thân tâm, kiểmsoát cảm xúc để không bị hoàn cảnh cuộc sống chi phối, cần trang bị kỹ năng sử dụngcông nghệ nhằm hoằng pháp một cách rộng rãi và nhanh chóng mà vẫn giữ được phẩmhạnh Thiền môn, tạo ý tưởng và sự sáng tạo riêng với công việc hoằng pháp của mình.

Vì vậy, căn cứ vào yêu cầu khách quan của sự phát triển trong xu thế hội nhập,đặc điểm và khả năng của TNSV, đề tài tập trung nghiên cứu biện pháp rèn luyện mộtsố KNM cần thiết nhất để TNSV học tập, rèn luyện, từ đó, thuận tiện hơn trên conđường hoằng pháp trong thời đại mới, gồm: Kỹ năng thuyết trình, kỹ năng kiểm soátcảm xúc, kỹ năng sử dụng công nghệ

Kỹ năng mềm cần giáo dục cho TNSV

Nội dung, cấu trúc bàithuyết trình

Ý thức về hành độngCài đặt một số phần mềm ứng dụng

word, Microsoft excel, Powerpoint

Khả năng tự chủTạo và quản lý tài khoản google

Sử dụng internet và tra cứu tài liệu

Quay phim, chụp ảnh, thu âm thanh

Ngày đăng: 07/09/2024, 07:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[42]. Cơ sở dữ liệu số GHPGVN Online: https://www.vbgh.vn/ Link
[43]. Tạp chí giáo dục: Kỹ năng mềm.Online:https://tapchigiaoduc.moet.gov.vn/vi/magazine/tag/k%C4%A9-n%C4%83ng-m%E1%BB%81m Link
[44]. Quan niệm bốn trụ cột giáo dục theo Unesco.Online: http://thehevang.vn/quan-diem-bon-tru-cot-giao-duc-theo-unesco/ Link
[1]. Ban giáo dục Tăng Ni Trung ương. 2012. Giáo dục Phật giáo Việt Nam định hướng và phát triển. NXB Tôn giáo. HN Khác
[2]. Ban Hoằng pháp TW. 2003. Phật học căn bản - Tập 1. NXB Tôn giáo. HN Khác
[3]. Nguyễn Duy Cần. 2016. Tôi tự học. NXB Trẻ. TP HCM Khác
[4]. Thích Minh Châu. 1996. Trường Bộ Kinh. Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành. HCM Khác
[5]. Thích Minh Châu. 2014. Đức Phật nhà đại giáo dục. NXB Tôn giáo. HN Khác
[6]. Thích Minh Châu. 1996. Trung Bộ Kinh I - Đại kinh sừng bò. Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành. TP HCM Khác
[7]. Philip Collins. Chương Ngọc dịch. 2015. Nghệ thuật thuyết trình. NXB Thanh Hóa Khác
[8]. Sharon Connolly. Phạm Huỳnh Thanh Như dịch. 2018. Networking - Kỹ năng mềm quan trọng nhất. NXB Lao động. HN Khác
[9]. Daniel Goleman. Nguyễn Kiến Giang dịch. 2018. Trí tuệ cảm xúc. NXB Lao động – Xã hội. HN Khác
[10]. Thích Nhất Hạnh. 2016. Đạo Phật ngày nay. NXB Văn hóa Dân tộc. HN Khác
[11]. Bùi Hiền (chủ biên). 2013. Từ điển giáo dục học. NXB Từ điển Bách khoa. HN Khác
[12]. Napoleon Hill. Thanh Minh dịch. 2019. Chiến thắng con quỷ trong bạn. NXB Lao Động. HN Khác
[13]. Trần Thị Hương chủ biên. 2017. Giáo trình giáo dục học đại cương. NXB Đại học Sư phạm TP HCM Khác
[14]. Lý Kim Hoa. 2009. Giáo dục học Phật giáo. NXB Tôn giáo. HN Khác
[15]. Peter Hollins. Ngô cẩm ly dịch. 2018. Tư duy như Einsten. NXB Thế giới. HN Khác
[16]. Kỷ yếu hội thảo khoa học. 2017. Kỷ niệm 20 năm thành lập Học Viện Phật giáo Việt Nam tại Huế (1997-2017). NXB Thuận Hóa. Thừa Thiên Huế Khác
[17]. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Hoằng Pháp Hải ngoại tại Huế. 2019. NXB Thuận Hóa. Thừa Thiên Huế Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2. 2. Cơ sở 2, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế - (Luận văn thạc sĩ) Giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế
Hình 2. 2. Cơ sở 2, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế (Trang 65)
Hình 2.3 : Sơ đồ tổ chức Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế - (Luận văn thạc sĩ) Giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế
Hình 2.3 Sơ đồ tổ chức Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế (Trang 67)
Bảng 2.2: Nhận thức của Giáo thọ sư về tầm quan trọng của các kỹ năng mềm cần - (Luận văn thạc sĩ) Giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế
Bảng 2.2 Nhận thức của Giáo thọ sư về tầm quan trọng của các kỹ năng mềm cần (Trang 73)
Bảng 2.5: Đánh giá của Giáo thọ sư về mức độ biểu hiện sử dụng công nghệ của Tăng - (Luận văn thạc sĩ) Giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế
Bảng 2.5 Đánh giá của Giáo thọ sư về mức độ biểu hiện sử dụng công nghệ của Tăng (Trang 78)
Bảng 2.9: Đánh giá của Giáo thọ sư về mức độ thực hiện các phương pháp giáo dục kỹ - (Luận văn thạc sĩ) Giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế
Bảng 2.9 Đánh giá của Giáo thọ sư về mức độ thực hiện các phương pháp giáo dục kỹ (Trang 84)
Bảng 2.12: Nhận thức của TNSV về mức độ quan trọng của việc rèn luyện các KNM. - (Luận văn thạc sĩ) Giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế
Bảng 2.12 Nhận thức của TNSV về mức độ quan trọng của việc rèn luyện các KNM (Trang 90)
Bảng 2.13: Đánh giá của Tăng Ni sinh viên về mức độ biểu hiện kỹ năng thuyết trình - (Luận văn thạc sĩ) Giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế
Bảng 2.13 Đánh giá của Tăng Ni sinh viên về mức độ biểu hiện kỹ năng thuyết trình (Trang 92)
Bảng 2.15: Đánh giá của TNSV về mức độ biểu hiện kỹ năng sử dụng công nghệ - (Luận văn thạc sĩ) Giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế
Bảng 2.15 Đánh giá của TNSV về mức độ biểu hiện kỹ năng sử dụng công nghệ (Trang 94)
Bảng 2.18: Rèn luyện kỹ năng mềm qua thực hiện các nội dung giáo dục kỹ năng mềm - (Luận văn thạc sĩ) Giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế
Bảng 2.18 Rèn luyện kỹ năng mềm qua thực hiện các nội dung giáo dục kỹ năng mềm (Trang 98)
Bảng 2.23: Đánh giá của Tăng Ni sinh viên về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố - (Luận văn thạc sĩ) Giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế
Bảng 2.23 Đánh giá của Tăng Ni sinh viên về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố (Trang 106)
Bảng 3.4: Đánh giá của Tăng Ni sinh viên về tính khoa học của các biện pháp giáo dục - (Luận văn thạc sĩ) Giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế
Bảng 3.4 Đánh giá của Tăng Ni sinh viên về tính khoa học của các biện pháp giáo dục (Trang 131)
Bảng 3.6: Đánh giá của TNSV về tính cần thiết của các biện pháp giáo dục kỹ năng - (Luận văn thạc sĩ) Giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế
Bảng 3.6 Đánh giá của TNSV về tính cần thiết của các biện pháp giáo dục kỹ năng (Trang 133)
3. Hình thức, phương pháp tổ chức - (Luận văn thạc sĩ) Giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế
3. Hình thức, phương pháp tổ chức (Trang 137)
Bảng 3.7: Nhận thức về tính cần thiết của rèn luyện kỹ năng mềm đối với TNSV trước - (Luận văn thạc sĩ) Giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế
Bảng 3.7 Nhận thức về tính cần thiết của rèn luyện kỹ năng mềm đối với TNSV trước (Trang 142)
Bảng 3.9: Mức độ biểu hiện kỹ năng thuyết trình của TNSV sau TNSP - (Luận văn thạc sĩ) Giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế
Bảng 3.9 Mức độ biểu hiện kỹ năng thuyết trình của TNSV sau TNSP (Trang 148)
Bảng 3.11: Mức độ biểu hiện kỹ năng sử dụng công nghệ của TNSV trước TNSP - (Luận văn thạc sĩ) Giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế
Bảng 3.11 Mức độ biểu hiện kỹ năng sử dụng công nghệ của TNSV trước TNSP (Trang 152)
Hình ảnh file thiết kế thuyết trình về Kinh Pháp Hoa của TNSV - (Luận văn thạc sĩ) Giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế
nh ảnh file thiết kế thuyết trình về Kinh Pháp Hoa của TNSV (Trang 153)
Bảng 2.5: Đánh giá của GTS về mức độ biểu hiện KN sử dụng công nghệ của TNSV - (Luận văn thạc sĩ) Giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế
Bảng 2.5 Đánh giá của GTS về mức độ biểu hiện KN sử dụng công nghệ của TNSV (Trang 184)
Bảng 2.3: Đánh giá của GTS về mức độ biểu hiện kỹ năng thuyết trình của TNSV - (Luận văn thạc sĩ) Giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế
Bảng 2.3 Đánh giá của GTS về mức độ biểu hiện kỹ năng thuyết trình của TNSV (Trang 184)
Bảng 2.19: Rèn luyện qua tham gia vào các hình thức rèn luyện KNM của TNSV - (Luận văn thạc sĩ) Giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế
Bảng 2.19 Rèn luyện qua tham gia vào các hình thức rèn luyện KNM của TNSV (Trang 189)
Bảng 2.18: Rèn luyện KNM qua thực hiện các nội dung giáo dục KNM của TNSV - (Luận văn thạc sĩ) Giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế
Bảng 2.18 Rèn luyện KNM qua thực hiện các nội dung giáo dục KNM của TNSV (Trang 189)
Bảng 2.20: Đánh giá của TNSV về mức độ tác động của các hình thức rèn luyện KNM - (Luận văn thạc sĩ) Giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế
Bảng 2.20 Đánh giá của TNSV về mức độ tác động của các hình thức rèn luyện KNM (Trang 190)
Bảng 2.23: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc rèn luyện kỹ năng mềm của TNSV - (Luận văn thạc sĩ) Giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế
Bảng 2.23 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc rèn luyện kỹ năng mềm của TNSV (Trang 191)
Bảng 3.1: Đánh giá của GTS về tính khoa học của các biện pháp GD KNM cho TNSV - (Luận văn thạc sĩ) Giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế
Bảng 3.1 Đánh giá của GTS về tính khoa học của các biện pháp GD KNM cho TNSV (Trang 192)
Bảng 3.2: Đánh giá của GTS về tính khả thi của các biện pháp GD KNM cho TNSV - (Luận văn thạc sĩ) Giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế
Bảng 3.2 Đánh giá của GTS về tính khả thi của các biện pháp GD KNM cho TNSV (Trang 192)
Bảng 3.6: Đánh giá của TNSV về tính cần thiết của các biện pháp GD KNM cho TNSV - (Luận văn thạc sĩ) Giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế
Bảng 3.6 Đánh giá của TNSV về tính cần thiết của các biện pháp GD KNM cho TNSV (Trang 193)
Bảng 3.8: Thái độ của TNSV trong rèn luyện kỹ năng mềm trước và sau TNSP. - (Luận văn thạc sĩ) Giáo dục kỹ năng mềm cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế
Bảng 3.8 Thái độ của TNSV trong rèn luyện kỹ năng mềm trước và sau TNSP (Trang 194)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN