1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác Động của Đa dạng hóa xuất khẩu tới nghèo Đói Ở các quốc gia Đang phát triển khu vực mỹ la tinh giai Đoạn 2000 2019

99 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 3,17 MB

Nội dung

Nhằm giải đáp cho câu hỏi tác động trực tiếp của đa dạng hóa xuất khẩu đến giảm nghèo ở các quốc gia đang phát triển khu vực Mỹ Latinh, nghiên cứu này được ra đời nhằm mục đích khỏa lấp

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA KINH TẾ

Giảng viên hướng dẫn : Ths An Như Hưng

Hà Nội, tháng 5 năm 2024

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam kết toàn bộ nội dung trong khóa luận là do em tự nghiên cứu dưới

sự hướng dẫn của Ths An Như Hưng Các số liệu có trong các bảng biểu, đồ thị phục

vụ cho việc phân tích và nghiên cứu trong đề tài được em tham khảo, thu thập từ nhiều nguồn khác nhau và được trích dẫn một cách nghiêm túc, trung thực, đầy đủ và đúng quy định, đã được ghi rõ trong phần Danh mục tài liệu tham khảo

Nếu có phát hiện ra bất kỳ sự gian lận nào trong quá trình viết khóa luận, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2024

Sinh viên thực hiện

Diễm

Trần Thị Thanh Diễm

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện viết khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình từ thầy cô, bạn bè và những lời động viên, khích lệ tinh thần từ phía người thân, gia đình

Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn ban Lãnh đạo trường Học viện Ngân hàng cùng các thầy cô giảng viên khoa Kinh tế đã nỗ lực giảng dạy và trau dồi cho

em những kiến thức bổ ích, nhiệt tình truyền đạt các thông tin quan trọng tới em trong thời gian thực hiện viết khóa luận

Đặc biệt, em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ths An Như Hưng – giảng viên hướng dẫn trực tiếp đề tài khóa luận này Cảm ơn thầy vì đã dành thời gian hướng dẫn, góp ý và chỉ bảo tận tình để em có thể hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận, mặc dù đã cố gắng hết sức, song vẫn còn nhiều hạn chế về trình độ lý luận cũng như vốn kiến thức của bản thân nên nghiên cứu không tránh khỏi sai sót Vì vậy, em rất mong nhận được sự thông cảm, đóng góp ý kiến của các thầy cô để khóa luận được hoàn thiện và đầy đủ hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2024

Sinh viên thực hiện

Diễm Trần Thị Thanh Diễm

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC BẢNG viii

DANH MỤC HÌNH ix

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Số liệu và phương pháp nghiên cứu 5

5 Những đóng góp mới của nghiên cứu 5

6 Cấu trúc của khóa luận 5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐA DẠNG HÓA XUẤT KHẨU VÀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HÓA XUẤT KHẨU TỚI NGHÈO ĐÓI 7

1.1 Đa dạng hóa xuất khẩu 7

1.1.1 Khái niệm 7

1.1.2 Phân loại đa dạng hóa xuất khẩu 8

1.1.3 Thước đo đa dạng hóa xuất khẩu 8

1.2 Nghèo đói 9

1.2.1 Khái niệm nghèo đói 9

1.2.2 Phân loại nghèo đói 11

1.2.3 Thước đo nghèo đói 13

1.2.4 Nguyên nhân dẫn đến nghèo đói 17

1.3 Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến giảm nghèo 23

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 29

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐA DẠNG HÓA XUẤT KHẨU VÀ NGHÈO ĐÓI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN MỸ LATINH GIAI ĐOẠN 2000-2019 30

2.1 Tổng quan về thương mại quốc tế khu vực Mỹ Latinh 30

2.1.1 Về tổng kim ngạch xuất khẩu 30

2.1.2 Về sản phẩm xuất khẩu 32

2.1.3 Về đối tác xuất khẩu 33

2.2 Thực trạng đa dạng hóa xuất khẩu các nước đang phát triển khu vực Mỹ Latinh giai đoạn 2000-2019 34

2.2.1 Tổng quan đa dạng hóa xuất khẩu các nước đang phát triển Mỹ Latinh so với các khu vực khác trên thế giới 34

Trang 5

2.2.2 Đa dạng hóa xuất khẩu theo trình độ phát triển 37

2.2.3 Đa dạng hóa xuất khẩu ở từng quốc gia 38

2.3 Thực trạng nghèo đói ở các nước đang phát triển khu vực Mỹ Latinh giai đoạn 2000-2019 41

2.3.1 Tổng quan về thực trạng nghèo đói ở các nước đang phát triển khu vực Mỹ Latinh giai đoạn 2000-2019 41

2.3.2 So sánh giữa nông thôn và thành thị 45

2.3.3 Khả năng tiếp cận với cơ hội thu nhập của người nghèo 46

2.3.4 Ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế đến việc đưa người nghèo thoát khỏi nghèo 48

2.3.5 Tình trạng nghèo đói “di truyền” qua các thế hệ 49

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 52

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TÁC ĐỘNG CỦA 53

ĐA DẠNG HÓA XUẤT KHẨU ĐẾN GIẢM NGHÈO 53

3.1 Giả thuyết nghiên cứu 53

3.2 Mô hình ước lượng tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến giảm nghèo 55

3.3 Các biến số được sử dụng, nguồn dữ liệu và mẫu nghiên cứu 57

3.3.1 Các biến số được sử dụng 57

3.3.2 Nguồn dữ liệu 60

3.3.3 Mẫu nghiên cứu 62

3.4 Phương pháp ước lượng 62

3.5 Thống kê mô tả và tương quan đơn giản 63

3.5.1 Thống kê mô tả các biến số 63

3.5.2 Tương quan đơn giản giữa các biến kiểm soát và mức độ nghèo đói 64 3.6 Kết quả ước lượng 66

3.6.1 Kết quả ước lượng mô hình cơ sở 66

3.6.2 Kết quả ước lượng tác động riêng theo trình độ phát triển 69

3.7 Thảo luận 72

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 73

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN, HÀM Ý CHÍNH SÁCH 74

VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI 74

4.1 Kết quả nghiên cứu 74

4.2 Hàm ý chính sách 75

4.3 Hạn chế của đề tài 80

TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 81

Trang 6

KẾT LUẬN CHUNG 82 Tài liệu tham khảo 83 Phụ lục 85

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Tên đầy đủ Giải thích tiếng việt

UNDP United Nations Development

Programme

Chương trình phát triển của

liên hợp quốc

MPI Multidimensional Poverty Index Chỉ số nghèo đa chiều

IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế

GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội

TFP Total Factor Productivity Năng suất nhân tố tổng hợp

OECD Organization for Economic

Cooperation and Development

Tổ chức Hợp tác và Phát triển

Kinh tế

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Tổng xuất khẩu hàng hóa các nước Mỹ Latinh 30 Bảng 2.2 Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu các nước Mỹ Latinh 31 Bảng 3.1 Danh mục các biến số, mô tả và nguồn dữ liệu 60

Bảng 3.5 Kết quả ước lượng mô hình cơ sở với chỉ số theil và povhc1 66 Bảng 3.6 Kết quả ước lượng mô hình cơ sở với chỉ số theil và các thước đo

Bảng 3.9 Kết quả ước lượng tác động riêng theo trình độ phát triển của đa

dạng hóa xuất khẩu đến khoảng cách nghèo và mức độ nghiêm trọng của

nghèo

70

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Những mặt hàng xuất khẩu của khu vực Mỹ Latinh năm 2000 32 Hình 2.2 Những mặt hàng xuất khẩu của khu vực Mỹ Latinh năm 2019 32 Hình 2.3 Kim ngạch xuất khẩu các nước Mỹ Latinh theo châu lục, 2000-2019 33 Hình 2.4 Thương mại nội khối các nước Mỹ Latinh và Caribe so với các khu vực

Hình 2.5 Mức độ đa dạng hóa xuất khẩu khu vực Mỹ Latinh so với các khu vực khác 36

Hình 2.6 Đa dạng hóa xuất khẩu khu vực Mỹ Latinh theo thời gian 37 Hình 2.7 Đa dạng hóa xuất khẩu khu vực Mỹ Latinh theo trình độ phát triển 38 Hình 2.8 Đa dạng hóa xuất khẩu theo thời gian ở những nước đang phát triển Mỹ

Hình 2.9 Đa dạng hóa xuất khẩu theo thời gian ở những nước đang phát triển Mỹ

Hình 2.10 Đa dạng hóa xuất khẩu theo thời gian ở những nước đang phát triển Mỹ

Hình 2.11 Tỷ lệ phần trăm người nghèo với mức thu nhập dưới 5,5$/ngày giai đoạn

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thương mại quốc tế đóng vai trò không thể phủ nhận trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo ở các nước đang phát triển Tuy nhiên, mặc dù thương mại có thể mang lại lợi ích to lớn, nhưng cũng tồn tại những thách thức và bất lợi đối với các nước này, đặc biệt là khi họ phụ thuộc quá nhiều vào một hoặc một vài sản

phẩm xuất khẩu chính

Các nhà kinh tế như Singer (1950), Myrdal (1957), Presibich (1959), đã từng nhấn mạnh về nhược điểm của mô hình thương mại quốc tế trong thời kỳ đó đối với triển vọng phát triển của các nước đang phát triển Đặc biệt, họ đã chỉ ra rằng sự phụ thuộc quá mức vào một hoặc một số ít sản phẩm xuất khẩu chính là một nguy cơ lớn đối với sự ổn định kinh tế của các quốc gia này Khi giá cả hoặc nhu cầu thị trường thay đổi, các nước này có thể phải đối mặt với sự suy giảm nghiêm trọng trong doanh thu xuất khẩu và nguy cơ mất mát nền kinh tế

Thực tế, mô hình thương mại quốc tế trong quá khứ thường tạo ra sự chênh lệch và thiếu cân đối trong quyền lợi giữa các nước phát triển và đang phát triển Các nước đang phát triển thường bị ép buộc tham gia vào thị trường thế giới với vai trò là nhà cung cấp nguyên liệu và lao động giá rẻ, trong khi các nước phát triển thường kiểm soát các kênh phân phối và giá trị gia tăng Điều này có thể dẫn đến sự tăng chênh lệch giàu nghèo và sự bất ổn trong các nền kinh tế đang phát triển

Luận điểm của các nhà kinh tế như Dawe (1996) căn cứ vào sự quan sát rằng

sự sụt giảm kéo dài của giá cả quốc tế đối với các mặt hàng cơ bản, mà các nước đang phát triển phụ thuộc vào chủ yếu trong xuất khẩu, đã dẫn đến sự gia tăng khoảng cách thu nhập giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển Điều này đã thúc đẩy nhận thức rằng việc đa dạng hóa xuất khẩu là cần thiết và đã trở thành một trong những mục tiêu ưu tiên của nhiều nền kinh tế đang phát triển ngày nay

Chiến lược đa dạng hóa xuất khẩu không chỉ là việc tăng số lượng lĩnh vực xuất khẩu, mà còn là việc giảm sự phụ thuộc vào một số ít các mặt hàng chịu sự biến động lớn về giá cả và số lượng Các biến động như vậy trong nguồn thu ngoại hối có thể gây rối loạn đối với các kế hoạch kinh tế, giảm khả năng nhập khẩu và đóng góp vào tình trạng thiếu cung đầu tư của các nhà sản xuất, làm tăng rủi ro đối với họ

Trang 11

Đa dạng hóa xuất khẩu không chỉ mang lại lợi ích ngắn hạn bằng cách giảm rủi ro và tăng cường thu nhập từ xuất khẩu, mà còn có thể tạo ra một cơ sở cho sự phát triển bền vững hơn Bằng cách mở rộng phạm vi sản xuất và xuất khẩu, các quốc gia đang phát triển có thể tăng cường sức mạnh cạnh tranh của họ trên thị trường quốc

tế và giảm bớt sự phụ thuộc vào một nguồn thu nhập duy nhất Điều này cũng cung cấp cho họ sự linh hoạt hơn trong việc đáp ứng với biến động trên thị trường toàn cầu

Theo Dennis và Shepherd (2007), đa dạng hóa xuất khẩu được định nghĩa là việc mở rộng phạm vi sản phẩm mà một quốc gia xuất khẩu Khái niệm này có nhiều khía cạnh khác nhau và có thể được phân tích ở các cấp độ khác nhau (Ali et al, 1991) Hay theo một cách hiểu khác, đa dạng hóa xuất khẩu là quá trình trong đó các quốc gia chuyển dịch cấu trúc xuất khẩu hiện tại sang một cấu trúc xuất khẩu đa dạng hơn (Brenton and Newfarmer, 2007).

Baldwin and Robert-Nicoud (2008) trong khung phân tích của lý thuyết thương mại mới cũng cho rằng tác động giữa đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế không tuân theo mẫu hình tuyến tính mà phụ thuộc vào khả năng đổi mới sáng tạo của quốc gia trong quá trình phát triển Funke và Ruhwedel (2001), nhận thấy rằng đa dạng hóa xuất khẩu rất quan trọng không chỉ đối với các nước đang phát triển

mà còn liên quan tích cực đến GDP bình quân đầu người và tăng trưởng năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) ở các nước OECD, hầu hết các nhà nghiên cứu sẽ đồng ý rằng đa dạng hóa xuất khẩu quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và nó đặc biệt quan trọng đối với các nước đang phát triển (Pacheco và Pierola, 2008) để đạt được

ba mục tiêu liên quan đến nhau: ổn định thu nhập, mở rộng doanh thu xuất khẩu và nâng cấp giá trị gia tăng Hay Alwang và Siegel (1991) lập luận rằng một cơ sở xuất khẩu rộng rãi làm giảm sự bất ổn Điều này lần lượt dẫn đến tăng trưởng kinh tế và cuối cùng là giảm nghèo

Tuy vậy, các nghiên cứu trên vẫn còn gây nhiều tranh luận vì nó chưa thực sự bao quát được tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến nghèo đói Các quan điểm khác nhau được đưa ra chủ yếu là mối quan hệ giữa đa dạng hóa xuất khẩu với tăng trưởng kinh tế, từ đó có những nhìn nhận đánh giá về mối liên hệ tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo Tuy nhiên, vẫn có những tranh cãi về việc liệu tăng trưởng kinh tế thông qua đa dạng hóa xuất khẩu có thực sự làm giảm nghèo đói

Trang 12

hay không? Nhằm giải đáp cho câu hỏi tác động trực tiếp của đa dạng hóa xuất khẩu đến giảm nghèo ở các quốc gia đang phát triển khu vực Mỹ Latinh, nghiên cứu này được ra đời nhằm mục đích khỏa lấp khoảng trống các nghiên cứu trên với dữ liệu được cập nhật nhất cũng như là sẽ cố gắng lấy dữ liệu trong khoảng thời gian dài nhất nhằm kiểm định tác động trên

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này là phân tích tác động nhân quả của mức độ đa dạng trong rổ hàng hóa xuất khẩu đến tình trạng nghèo đói ở các quốc gia đang phát triển khu vực Mỹ Latinh

Mục tiêu trên được hoàn thành thông qua việc thực hiện những mục tiêu cụ thể bao gồm:

+ Tổng hợp và thiết lập luận giải vững chắc về mặt lý thuyết cho ảnh hưởng của đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu đến giảm nghèo

+ Phân tích và đánh giá đa chiều thực trạng đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu

và tình trạng nghèo đói ở các quốc gia đang phát triển khu vực Mỹ Latinh

+ Tổng hợp và chỉ định chi tiết mô hình định lượng kết nối đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu và tình trạng nghèo đói, trên cơ sở đó ước lượng, đánh giá và thảo luận tác động này

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đa dạng hóa xuất khẩu và nghèo đói

Phạm vi nghiên cứu

+ Phạm vi về nội dung: Khóa luận này nghiên cứu đa dạng hóa xuất khẩu trên góc độ sản phẩm/ngành xuất khẩu (tùy vào độ sản phẩm/ngành chi tiết đến đâu và theo cách phân loại quốc tế nào) Theo đó, đa dạng hóa xuất khẩu được hiểu là quá trình các quốc gia mở rộng phạm vi xuất khẩu đa dạng hơn các sản phẩm hoặc ngành kinh tế, hay bớt phụ thuộc vào một số lượng hạn chế sản phẩm hoặc ngành kinh tế nhất định1 Khóa luận không nghiên cứu đa dạng hóa trên góc độ đối tác thương mại

1 Vì vậy trong khóa luận này, hai cụm từ “đa dạng hóa xuất khẩu” và “đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu” mang nghĩa tương đương nhau và được dùng thay thế được cho nhau

Trang 13

Về nghèo đói, khóa luận tập trung vào phương diện thu nhập mà không đi vào các khía cạnh khác của nghèo theo quan điểm về nghèo đa chiều

+ Phạm vi về không gian: Khóa luận phân tích vấn đề đa dạng hóa sản phẩm

xuất khẩu, nghèo đói, và tác động của đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu đến nghèo đói ở các nước đang phát triển khu vực Mỹ Latinh Phân tích thực nghiệm dựa trên

số liệu xuất khẩu, vì vậy hai nước Cuba và Venezuela không được tính đến vì có quá

ít dữ liệu đáng tin cậy cho hai nước này Mẫu nghiên cứu còn lại 18 nước, cụ thể đó là: Argentina, Bolivia, Brazil, Chile, Colombia, Costa Rica, Cộng hòa Dominican, Ecuador, EI Salvador, Guatemala, Honduras, Jamaica, Mexico, Nicaragua, Panama, Paraguay, Peru, Uruguay Khu vực Mỹ Latinh được chọn vì đây là khu vực điển hình cho sự phụ thuộc vào xuất khẩu sản phẩm thô, đồng thời lại là khu vực điển hình cho việc tỷ lệ người nghèo và bất bình đẳng thu nhập ở mức rất cao

+ Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu được tiến hành cho giai đoạn 2000-2019

Khoảng thời gian này được lựa chọn để nghiên cứu là vì dữ liệu tính toán qua các năm đầy đủ nhất, không bị ngắt quãng số liệu, từ đó giúp nghiên cứu có thể đưa ra những kết luận với độ chính xác cao, đáng tin cậy Ngoại trừ một chút gián đoạn vào năm 2009 và một vài cuộc khủng hoảng kinh tế lẻ tẻ (như ở Argentina), đây là giai đoạn Mỹ Latinh chứng kiến sự phục hồi và ổn định hậu khủng hoảng kinh tế 1997, đồng thời là giai đoạn trước khi dịch Covid-19 bùng nổ gây ra rất nhiều gián đoạn và đứt gãy trong chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất, và do đó là sự méo mó trong mức độ

đa dạng hóa xuất khẩu so với xu hướng ổn định hon trước đó

Câu hỏi nghiên cứu

Hai câu hỏi nghiên cứu được đặt ra:

(1) Đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu có ảnh hưởng tích cực đến giảm nghèo ở các nước đang phát triển khu vực Mỹ Latinh hay không?

(2) Ảnh hưởng của đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu đến giảm nghèo có sự khác biệt giữa ba nhóm nước thu nhập trung bình – thấp, thu nhập trung bình – cao,

và tiệm cận thu nhập cao (bên trong khu vực Mỹ Latinh) hay không?

Trang 14

4 Số liệu và phương pháp nghiên cứu

+ Số liệu trình bày và đưa vào xử lý thực nghiệm trong khóa luận này bao gồm

cả số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp Số liệu sơ cấp gồm các chỉ số đo lường mức độ

đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu được sinh viên thực hiện tự tính toán từ trên số liệu xuất khẩu theo quốc gia cấp độ 4 chữ số phân loại theo Hệ thống phân loại ngành thương mại quốc tế tiêu chuẩn (SITC) phiên bản 3 (hay Revision 3) Số liệu thứ cấp bao gồm (i) hai chỉ số đa dạng hóa xuất khẩu đã được Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) tính toán, (ii) số liệu về nghèo đói được lấy từ

bộ dữ liệu Poverty and Inequality Platform cung cấp bởi Ngân hàng Thế giới, (iii) số liệu cho các biến số liên quan khác trong phân tích định lượng từ hai bộ dữ liệu World Development Indicators (WDI) và World Governance Index (WGI)

+ Phương pháp nghiên cứu bao gồm tổng hợp, thống kê, mô tả thông tin & số liệu, và ước lượng mô hình kinh tế lượng liên kết hai đối tượng nghiên cứu của khóa luận Mô hình kinh tế lượng được chỉ định dựa trên cơ sở lý thuyết cấu trúc về nguyên nhân gây ra nghèo đói Để phù hợp hơn với nghiên cứu ở cấp độ vĩ mô, mô hình ảnh hưởng cố định được lựa chọn và phương pháp ước lượng là phương pháp bên trong từng nhóm (within – group estimator)

5 Những đóng góp mới của nghiên cứu

+ Về học thuật: Khóa luận đánh giá tác động của đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu đến giảm nghèo ở các nước đang phát triển khu vực Mỹ Latinh Theo tìm hiểu của sinh viên, hiện chưa có nghiên cứu định lượng nào cùng đối tượng nghiên cứu được thực hiện, dù ở phạm vi toàn thế giới hay cho một khu vực địa lý

+ Những phát hiện mới: Đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu, dù có thể có lợi với tăng trưởng kinh tế hay gia tăng sức chống chịu của nền kinh tế trước các cú sốc bên trong và bên ngoài, không có tác dụng giảm nghèo ở những nước Mỹ Latinh thu nhập trung binh Tác dụng này tăng dần cùng với mức thu nhập bình quân đầu người, và chỉ trở thành tích cực khi quốc gia đạt đến mức thu nhập tiệm cận mức thu nhập cao

6 Cấu trúc của khóa luận

Chương 1: Cơ sở lý luận về đa dạng hóa xuất khẩu và tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến nghèo đói Chương này trình bày khái niệm đa dạng hóa xuất

Trang 15

khẩu, nghèo đói và các cách thức đo lường những khái niệm trên Sau đó, phần cuối của chương sẽ giải thích tác động của đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu tới khả năng giảm nghèo

Chương 2: Thực trạng đa dạng hóa xuất khẩu và nghèo đói các nước đang phát triển Mỹ Latinh giai đoạn 2000 – 2019 Giới thiệu tổng quan về thương mại

quốc tế khu vực Mỹ Latinh, đồng thời nêu thực trạng đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu các nước đang phát triển thuộc khu vực Mỹ Latinh và thực trạng nghèo đói ở các nước này giai đoạn 2000-2019

Chương 3: Phân tích định lượng tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến giảm nghèo Dựa trên những tranh luận xung quanh việc đa dạng hóa xuất khẩu có

tác động như thế nào đến nghèo đói, khóa luật đặt ra hai giả thuyết nghiên cứu cần kiểm định Sau đó, cách thức cụ thể để kiểm định các giả thuyết này được làm rõ với việc chỉ định mô hình kinh tế lượng, lựa chọn phương pháp ước lượng, chọn mẫu nghiên cứu và thu thập dữ liệu cần thiết Các kết quả ước lượng sau đó được trình bày, bàn luận, suy diễn một cách khách quan, hợp lý nhằm xây dựng hiểu biết về tác động của đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu đến giảm nghèo

Chương 4: Kết quả, hàm ý chính sách và hạn chế của nghiên cứu Chương

này tóm tắt những kết quả tìm được trong quá trình nghiên cứu Đồng thời chương này gợi mở những hàm ý chính sách và những hạn chế của nghiên cứu nhằm gợi ý hướng nghiên cứu sâu hơn cho những nghiên cứu tiếp theo

Trang 16

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐA DẠNG HÓA XUẤT KHẨU VÀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HÓA XUẤT KHẨU TỚI NGHÈO ĐÓI

1.1 Đa dạng hóa xuất khẩu

1.1.1 Khái niệm

Đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu là quá trình mà trong đó cấu trúc hàng hóa xuất khẩu của một quốc gia thay đổi, nhằm mục đích gia tăng số lượng các loại hàng hóa xuất khẩu và cân bằng hơn trong phân phối các mặt hàng Một số nhà nghiên cứu như Dutt & cộng sự (2008) nhấn mạnh rằng đa dạng hóa xuất khẩu cũng đồng nghĩa với việc mở rộng khả năng xuất khẩu của một quốc gia lên các sản phẩm mới Không chỉ giới hạn ở việc mở rộng các sản phẩm xuất khẩu mới, Berthelemy & Chauvin (2000) cho rằng đa dạng hóa sản phẩm sản xuất còn liên quan đến sự phân bổ đều hơn các hoạt động sản xuất và xuất khẩu trên nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau Sự phân bổ này thúc đẩy cả sự cân bằng trong phát triển kinh tế và giảm thiểu

sự phụ thuộc vào một số ít ngành nghề hoặc sản phẩm, từ đó giảm thiểu rủi ro và nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế Định nghĩa đơn giản hơn về vấn đề này, được Saviotti & Frenken (2008) đưa ra vào năm 2008 cho rằng: đa dạng hóa xuất khẩu chỉ

là sự thay đổi trong cấu trúc xuất khẩu của một quốc gia

Nhìn chung, đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu trước hết là một quá trình diễn

ra theo thời gian Bên cạnh đó, nó cũng đại diện cho sự thay đổi trong cấu trúc sản phẩm xuất khẩu của một quốc gia hướng tới việc làm cho cấu trúc này trở nên đa dạng hơn Vì vậy, có thể định nghĩa rằng, đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu là quá trình trong đó các quốc gia không chỉ thay đổi mà còn cải thiện cấu trúc sản phẩm xuất khẩu hiện tại của họ, nhằm tạo ra một cấu trúc đa dạng hơn, bền vững hơn cho tương lai Việc này sẽ không chỉ giúp ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mà còn giảm bớt sự phụ thuộc vào một số ít nguồn lực hoặc sản phẩm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng cường khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế Cấu trúc xuất khẩu đa dạng hơn cũng giúp các quốc gia thích ứng tốt hơn với biến động của thị trường toàn cầu và khai thác hiệu quả hơn các lợi thế so sánh mới xuất hiện

Trang 17

1.1.2 Phân loại đa dạng hóa xuất khẩu

Đa dạng hóa xuất khẩu được phân thành hai loại: Đa dạng hóa theo biên mở rộng (extensive margins) và Đa dạng hóa theo biên chiều sâu (intensive margins)

Về đa dạng hóa theo biên mở rộng (extensive margins), trong các nghiên cứu của Cadot & cộng sự (2011) và Besedes & Prusa (2011) đã chỉ ra rằng: Đa dạng hóa xuất khẩu theo biên mở rộng liên quan đến việc mở rộng số lượng sản phẩm mới hoặc

thị trường mới mà một quốc gia xuất khẩu tới Điều nay bao gồm việc: Xuất khẩu tới

thị trường mới – gia nhập thị thị trường mới, tăng độ phủ của sản phẩm và dịch vụ

của mình trên phạm vi toàn cầu và Xuất khẩu sản phẩm mới – giúp tăng trưởng doanh

thu và củng cố vị thế cạnh tranh của quốc gia

Ngược lại, theo Brenton & cộng sự (2009) và Hinlo & Arranguez (2017), đa dạng hóa theo biên chiều sâu là việc đa dạng hóa xuất khẩu trong trường hợp không

mở rộng thêm việc xuất khẩu tới các thị trường mới hay không đầu tư vào việc xuất khẩu các sản phẩm mới Trong trường hợp này, đa dạng hóa xuất khẩu sẽ xuất hiện khi tỷ trọng xuất khẩu giữa các ngành và giữa các đối tác thay đổi Điều này sẽ giúp cho cơ cấu xuất khẩu được trở nên cân bằng hơn, bớt sự tập trung và phụ thuộc vào một ngành hàng cụ thể hay một quốc gia đối tác nhất định

1.1.3 Thước đo đa dạng hóa xuất khẩu

Hiện nay, các thước đo phổ biến về Đa dạng hóa xuất khẩu được đề cập trong các nghiên cứu định lượng có thể kế đến như: chỉ số Theil, chỉ số Herfindahl (HHI), chỉ số Gini

𝑖=1

Trang 18

̅̅̅̅̅̅̅̅̅̅, và tính ra tỷ trọng xuất khẩu tích lũy 𝑋𝐾𝑡 = ∑𝑡𝑖=1𝑠𝑖 Chỉ số Gini được tính

từ tỷ trọng xuất khẩu tích lũy như sau:

𝐺𝑖𝑛𝑖 = 1 − ⁡ ∑𝑋𝐾𝑡 + 𝑋𝐾𝑡−1

𝑛𝑛

𝑡=1Chỉ số Gini giao động từ 0 đến 1, giá trị càng nhỏ biểu thị mức độ đa dạng hóa

xuất khẩu càng cao Chỉ số Gini và có phân phối rất lệch phải cũng như giá trị thay

đổi rất ít qua thời gian, vì vậy ít khi được sử dụng trong các phân tích định lượng

1.2 Nghèo đói

1.2.1 Khái niệm nghèo đói

Có rất nhiều quan điểm về khái niệm của nghèo đói đang được các tổ chức và quốc gia sử dụng để định nghĩa:

Theo Liên Hợp Quốc: “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều

kiện thỏa mãn một phần những nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện Nghèo

là không có khả năng có lựa chọn và cơ hội Nó có nghĩa là thiếu năng lực cơ bản để tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội.”

Ngân hàng Thế Giới đưa ra định nghĩa: “Nghèo là sự thiếu thốn nhiều khía

cạnh Nghèo thể hiện ở thu nhập thấp và không có khả năng có được những hàng hóa

Trang 19

và dịch vụ cơ bản cần thiết cho sự sống còn Nghèo cũng bao gồm thiếu khả năng tiếp cận y tế và giáo dục, thiếu nước sạch và vệ sinh, an ninh vật chất không đầy đủ, thiếu tiếng nói, không đủ năng lực và cơ hội để sống tốt hơn.”

Báo cáo “Phát triển con người” năm 1997, UNDP đã đề cập đến khái niệm:

“Nghèo đói về năng lực khi đề cập đến các yếu tố nguồn lực của cá nhân hoặc của hộ gia đình (bao gồm cả nguồn lực vật chất: tài chính, các công cụ phục vụ sản xuất và phi vật chất: các quan hệ xã hội/vốn xã hội, vốn con người,…) Theo quan niệm này, một cá nhân hay một hộ gia đình được xác định là nghèo khi họ thiếu các cơ hội tiếp cận các nguồn lực đảm bảo cho cá nhân hoặc hộ gia đình có được một cuộc sống cơ bản nhất “có thể chấp nhận được””

Các khái niệm nghèo đa chiều, được đề cập đến bởi các quốc gia và tổ chức quốc tế, là minh chứng cho sự đồng thuận rằng nghèo không chỉ là một vấn đề đơn thuần mà còn là một hiện tượng phức tạp, đa mặt Nghèo không chỉ là sự thiếu hụt về tài nguyên vật chất, mà còn bao gồm cả các khía cạnh về mặt tinh thần và xã hội Tình trạng nghèo không thể được hiểu một cách hẹp hòi, mà cần phải được nhìn nhận dưới góc độ toàn diện, bao gồm cả việc không đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của con người Điều này ám chỉ rằng một cá nhân bị nghèo đa chiều không thể đạt được

ít nhất một số nhu cầu cơ bản để duy trì cuộc sống và phát triển

Đặc điểm nghèo đa chiều bao gồm không chỉ việc thiếu hụt thực phẩm, nước sạch, và chỗ ở ổn định, mà còn bao gồm cả việc thiếu hụt giáo dục, chăm sóc sức khỏe, cơ hội nghề nghiệp và sự tham gia xã hội Điều này tạo ra một chuỗi tương tác phức tạp, làm cho việc thoát khỏi tình trạng nghèo trở nên khó khăn và đòi hỏi sự can thiệp đa phương và tích cực từ cộng đồng quốc tế

Nghèo và nghèo đói đều phản ánh sự thiếu thốn nhu cầu cơ bản của con người trong xã hội nhưng hai thuật ngữ này lại có những điểm khác biệt

Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thỏa mãn một phần những nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện Trong hoàn cảnh nghèo thì người nghèo và hộ nghèo chỉ vật lộn với những mưu sinh hàng ngày và kinh tế vật chất Trong bối cảnh nông thôn, nhu cầu về mặt văn hóa và tinh thần của cư dân thường không thể được đáp ứng hoặc phải được giảm xuống mức tối thiểu Điều này đặc biệt

Trang 20

rõ ràng trong tình trạng trẻ em bỏ học hoặc thất học, khi các hộ nông dân nghèo không

có khả năng tiếp cận các hoạt động văn hóa, không thể chi trả chi phí y tế khi bị ốm đau, hoặc thậm chí không đủ tiền để mua sắm quần áo cần thiết hoặc sửa chữa nhà cửa

Nghèo không chỉ là vấn đề thu nhập thấp mà còn phản ánh sự hạn chế trong việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản, đặc biệt là nhu cầu ăn uống Trong một số trường hợp, người dân nghèo phải chi tiêu hầu như toàn bộ thu nhập của mình để đảm bảo

có đủ thức ăn, thậm chí không đủ để đảm bảo sự tích lũy hay tiết kiệm cho tương lai Nghèo đói là trạng thái mà một phần của dân số sống dưới mức sống tối thiểu, không

có thu nhập đủ để đáp ứng nhu cầu cơ bản và cung cấp các yếu tố vật chất để duy trì cuộc sống Sự đói đóng vai trò chủ yếu trong việc biểu hiện tình trạng nghèo, là tình trạng mà con người không có đủ thức ăn, hoặc thậm chí không đảm bảo lượng dinh dưỡng tối thiểu cần thiết để duy trì cuộc sống hàng ngày, cũng như không đủ sức lực

để lao động và tái tạo năng lượng

Trong phạm vi năng lượng, việc thiếu hụt calo cần thiết cũng là một phần quan trọng của sự đói Một người được coi là đang thiếu đói nếu họ không đủ hấp thụ trên mức 1500 calo mỗi ngày, mức này được coi là ngưỡng tối thiểu cần thiết để duy trì hoạt động hàng ngày và sức khỏe cơ bản

Sự so sánh trên đã chỉ ra mức độ nguy hiểm và trầm trọng của nghèo đói so với nghèo; đồng thời chỉ ra rằng, nghèo đói thường được phản ánh dưới 3 khía cạnh

cơ bản và quan trọng: (i) Người nghèo có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư; (ii) Người nghèo không được hưởng thụ những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con người; (iii) Người nghèo thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển cộng đồng

1.2.2 Phân loại nghèo đói

- Nghèo tuyệt đối: là tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng các nhu cầu cơ bản để

duy trì cuộc sống Ngân hàng thế giới gần đây (từ tháng 9 năm 2022) quy định mức thu nhập bình quân đầu người mỗi ngày dưới 2.15 USD (theo sức mua tương đương) được coi là nghèo tuyệt đối

Các nhu cầu cơ bản bao gồm: Thực phẩm: Không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu để duy trì sức khỏe Nước uống: Không đủ khả năng tiếp

Trang 21

cận nước uống an toàn và vệ sinh Nơi ở: Không có nơi ở an toàn và kiên cố để trú ngụ Quần áo: Không có đủ quần áo để che chắn cơ thể và bảo vệ khỏi thời tiết Sức khỏe: Không có khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản Giáo dục: Không có khả năng cho con em đi học Công việc: Không có khả năng kiếm được thu nhập để đáp ứng các nhu cầu cơ bản

- Nghèo tương đối: là tình trạng thiếu thốn các nhu cầu cơ bản để duy trì cuộc

sống so với mức sống trung bình của một quốc gia hoặc khu vực cụ thể Mức nghèo tương đối được xác định dựa trên tỷ lệ phần trăm dân số có mức tiêu dùng hoặc thu nhập thấp hơn một tỷ lệ nhất định so với mức trung bình quốc gia

- Nghèo dai dẳng: là tình trạng một cá nhân, hộ gia đình hoặc cộng đồng bị

mắc kẹt trong vòng xoáy nghèo đói trong một thời gian dài, bất chấp những nỗ lực xóa đói giảm nghèo của bản thân, cộng đồng và chính phủ Nghèo dai dẳng có những đặc trưng sau: Thiếu thốn các nhu cầu cơ bản: Người nghèo dai dẳng thường thiếu thốn các nhu cầu cơ bản như thực phẩm, nước uống, nơi ở, y tế, giáo dục và việc làm Mức sống thấp: Họ có mức thu nhập thấp và khả năng tiếp cận các dịch vụ thiết yếu hạn chế Tình trạng dễ bị tổn thương: Họ dễ bị tổn thương trước các cú sốc kinh tế, thiên tai và bệnh tật Khó khăn trong việc thoát khỏi đói nghèo: Do thiếu các nguồn lực và cơ hội, họ gặp nhiều khó khăn trong việc thoát khỏi tình trạng nghèo đói

- Nghèo đa chiều: Theo định nghĩa của Liên hợp quốc (UN), nghèo đa chiều

là trạng thái thiếu hụt các năng lực cơ bản để tham gia vào các hoạt động xã hội một cách hiệu quả Tình trạng nghèo không chỉ đơn thuần là thiếu thốn về thức ăn, quần

áo, thiếu quyền truy cập vào giáo dục và chăm sóc y tế, mà còn bao gồm việc không

có đất đai để trồng trọt, không có nghề nghiệp ổn định để nuôi sống bản thân và gia đình, cũng như thiếu khả năng tiếp cận tín dụng

Nghèo cũng mang theo những yếu tố khác như mất an toàn, mất quyền lợi và

bị loại trừ khỏi các cơ hội xã hội và kinh tế Những người nghèo thường phải đối mặt với nguy cơ bị bạo hành, sống trong các điều kiện môi trường không an toàn, và không có tiếp cận đến nước sạch và các dịch vụ vệ sinh cơ bản Định nghĩa này nhấn mạnh rằng nghèo không chỉ là vấn đề về thu nhập mà còn liên quan đến sự thiếu hụt các nguồn lực và quyền lợi cơ bản trong cuộc sống hàng ngày

Trang 22

MPI được sử dụng bởi Liên Hợp Quốc để đo lường mức độ nghèo đói đa chiều MPI tính toán dựa trên số lượng chiều mà một người thiếu hụt và mức độ thiếu hụt ở mỗi chiều Có ba chiều được sử dụng để tính toán MPI: (1) Sức khỏe: Khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản; (2) Giáo dục: Khả năng tiếp cận giáo dục

cơ bản cho trẻ em; (3) Mức sống: Khả năng đáp ứng các nhu cầu cơ bản về thực phẩm, nước uống, nơi ở và quần áo Mỗi chiều được chia thành ba mức độ thiếu hụt: nhẹ, trung bình và nghiêm trọng Một người được coi là nghèo đa chiều nếu họ thiếu hụt ít nhất một chiều ở mức độ nặng hoặc thiếu hụt hai chiều ở mức độ trung bình hoặc ba chiều ở mức độ nhẹ

1.2.3 Thước đo nghèo đói

Tiêu chí đánh giá nghèo đói

Theo Bộ Lao động thương binh và xã hội - Viện khoa học lao động và xã hội, trong bối cảnh của sự phát triển toàn cầu, việc đảm bảo an sinh xã hội và phát triển bền vững đang trở thành ưu tiên hàng đầu của các quốc gia Đặc biệt, vấn đề nghèo đói không chỉ được hiểu đơn thuần dựa trên khía cạnh về thu nhập và chi tiêu như trước đây, mà ngày nay, nó được hiểu một cách rộng lớn hơn, bao gồm nhiều chiều cạnh khác nhau liên quan đến cuộc sống con người

Khái niệm nghèo đói hiện nay được nhìn nhận theo nghĩa đa chiều, bao gồm điều kiện sống, an ninh lương thực, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, sở hữu tài sản

và công cụ sản xuất, cũng như tình trạng phát triển kinh tế - xã hội Để đo lường và đánh giá hộ nghèo,một hệ thống gồm 261 tiêu chí đã ra đời, được phân chia thành 11 nhóm chỉ tiêu đo lường Cụ thể:

Bảng 1.1 Các tiêu chí đánh giá nghèo đói

gia đình Gồm các tiêu chí liên quan đến số lượng thành viên của hộ; số lượng người sống phụ thuộc; chủ hộ (tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ học

vấn,…)

của hộ gia đình được nhận hàng ngày/hàng tháng/hàng năm; lực lượng lao động của hộ,…

lượng nhà ở (vật liệu xây dựng, tường, nền, mái); diện tích sử dụng,…

Trang 23

5 Nghề nghiệp Gồm các tiêu chí về: tình trạng việc làm, thu nhập từ việc làm,… của các

thành viên trong gia đình Ví dụ, tại Mexico thực hiện kiểm tra số ngày làm việc trong tuần trước đó của từng thành viên của hộ có tham gia hoạt động kinh tế[3]

lương thực Tình trạng nghèo đói của hộ gia đình được đánh giá trên cơ sở đo lường: tình trạng dinh dưỡng của các thành viên, tần suất bữa ăn trong ngày, thành phần

và chất lượng bữa ăn, chế độ ăn uống,…

sức khỏe

Có thể bao gồm : Tiếp cận thông tin về chăm sóc sức khỏe; Tình trạng ốm đau, bệnh tật của các thành viên trong hộ gia đình; Tình trạng khuyết tật, tàn tật (về thể chất và tinh thần) ảnh hưởng đến khả năng lao động của các thành viên trong hộ gia đình,…

khỏe, mua sắm tài sản,… trong tổng chi của hộ Ví dụ, tại Sri Lanka, các hộ nghèo là những hộ có phần chi tiêu cho ăn uống của hộ chiếm trên 50% trong tổng chi của hộ

Nguồn: Bộ Lao động thương binh và xã hội- Viện khoa học lao động và xã hội

Cách thức đo lường

Để đo lường sự nghèo đói, việc cần làm là phải xác định giá trị phúc lợi bằng tiền tệ và phi tiền tệ điều đó cho phép đánh giá sức khỏe từng cá nhân và lựa chọn ra các ngưỡng được coi là nghèo Nhiều ngưỡng đánh giá có thể giúp phân biệt mức độ nghèo đói khác nhau (World Bank, 2009a)

Quan điểm phổ biến nhất và thường được sử dụng để đo lường sự nghèo là sử dụng tiền tệ Một người được coi là nghèo nếu thu nhập hoặc tiêu dùng của họ dưới mức cần thiết để đáp ứng các nhu cầu cơ bản nhất trong xã hội (thường được gọi là

"chuẩn nghèo") Tuy nhiên, việc xác định các nhu cầu cơ bản này thường phụ thuộc vào bối cảnh và văn hóa xã hội cụ thể

Khi đánh giá mức độ nghèo đói ở cấp quốc gia, chuẩn nghèo thường thay đổi theo thời gian và địa điểm, phản ánh sự phát triển kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia

Để có sự thống nhất và so sánh toàn cầu, các đường tham chiếu thường được sử dụng,

ví dụ như mức 1,25 đô la và 2 đô la mỗi ngày (dựa trên giá trị mua sắm của năm 2005, tính theo paritas quyền mua) Điều này giúp tạo ra một tiêu chuẩn đồng nhất để đo lường và so sánh mức độ nghèo đói trên toàn thế giới Tóm tắt các chỉ số về mức độ nghèo đói, dựa trên thước đo bằng tiền tệ, ta có các chỉ số sau:

Trang 24

(1)Tỷ lệ nghèo theo đầu người (đo lường tỷ lệ dân số dưới mức chuẩn nghèo)

hay còn gọi là chỉ số đếm đầu người nghèo Có lẽ thước đo này cho đến nay là được

sử dụng rộng rãi nhất, thường được ký hiệu là 𝑃𝑜 Công thức:

𝑃𝑜 =𝑁𝑝𝑁

Trong đó Np là số người nghèo và N là tổng dân số (hoặc mẫu nghiên cứu)

Nếu 60 người nghèo trong một cuộc khảo sát lấy mẫu 300 người, thì 𝑃𝑜= 60/300 = 0,2 = 20% Vì những lý do sẽ rõ ràng hơn bên dưới, thường hữu ích khi viết lại như sau:

𝑃𝑜 = 1

𝑁∑ I(𝑦𝑖 < 𝑧),𝑁

𝑖=1I(.) là một hàm chỉ báo nhận giá trị 1 nếu biểu thức ngoặc đơn là đúng và 0 nếu không Nếu thu nhập 𝑦𝑖 của người i nhỏ hơn chuẩn nghèo (z) thì I (.) bằng 1 và

người đó sẽ được tính là nghèo

(2) Chỉ số khoảng cách đói nghèo – độ sâu của nghèo (đo lường mức độ mà

các cá nhân rơi xuống dưới mức chuẩn nghèo, hay nói cách khác, là cung cấp tổng nguồn lực cần thiết để đưa tất cả người nghèo lên mức chuẩn nghèo)

Cụ thể hơn, định nghĩa khoảng cách nghèo (Gi), chuẩn nghèo (z), và thu nhập

thực tế (𝑦𝑖) của người nghèo:

𝐺𝑖 = (𝑧 − 𝑦𝑖) ⋅ 𝐼(𝑦𝑖 < 𝑧) Sau đó, chỉ số khoảng cách nghèo( 𝑃1) có thể được viết là:

𝑃1 = 1

𝐺𝑖𝑧𝑁

𝑖=1Thước đo này là khoảng cách nghèo tương ứng trung bình trong dân số (trong

đó người không nghèo có khoảng cách nghèo bằng không) Một số người thấy hữu ích khi nghĩ về biện pháp này như là chi phí xóa đói giảm nghèo (liên quan đến chuẩn nghèo), bởi vì nó cho thấy số tiền sẽ phải được chuyển cho người nghèo để đưa thu nhập hoặc chi tiêu của họ lên mức nghèo khổ (theo tỷ lệ của chuẩn nghèo) Chi phí tối thiểu để xóa đói giảm nghèo bằng cách sử dụng chuyển giao có mục tiêu chỉ đơn

Trang 25

giản là tổng của tất cả các khoảng cách nghèo đói trong dân số; Mọi khoảng trống đều được lấp đầy đến mức nghèo khổ Tuy nhiên, cách giải thích này chỉ hợp lý nếu việc chuyển tiền có thể được thực hiện hoàn toàn hiệu quả, ví dụ như với chuyển khoản một lần, điều này là không hợp lý Rõ ràng điều này giả định rằng nhà hoạch định chính sách có rất nhiều thông tin; Người ta không nên ngạc nhiên khi thấy rằng một chính phủ rất "ủng hộ người nghèo" sẽ cần phải chi tiêu nhiều hơn thế này dưới danh nghĩa giảm nghèo

(3) Chỉ số mức độ nghiêm trọng của nghèo đói – Chỉ số Thorbecke (làm tăng thêm khoảng cách nghèo đói, một thước đo cho sự bất bình

Foster-Greer-đẳng giữa những người nghèo)

Để xây dựng một thước đo nghèo đói có tính đến sự bất bình đẳng giữa những người nghèo, một số nhà nghiên cứu sử dụng chỉ số khoảng cách nghèo bình phương Đây chỉ đơn giản là một tổng trọng số của khoảng cách nghèo đói (theo tỷ

lệ của chuẩn nghèo), trong đó trọng số là khoảng cách nghèo tương xứng; khoảng cách nghèo (giả sử) 10% chuẩn nghèo được đưa ra trọng số 10% trong khi một trong 50% được cho trọng số là 50%; Điều này trái ngược với Chỉ số Khoảng cách Nghèo đói, nơi chúng có trọng số như nhau Do đó, bằng cách bình phương chỉ số khoảng cách nghèo đói, biện pháp này ngầm đặt trọng lượng nhiều hơn vào các quan sát nằm dưới mức nghèo khổ Chính thức:

𝑃2 = 1

𝑁∑(𝐺𝑖

𝑧)2 𝑁

𝑖=1

(4) Chỉ số Watts: Thước đo nghèo nhạy cảm với phân phối đầu tiên được đề

xuất vào năm 1968 bởi Watts và có dạng:

𝑤 = 1

𝑁∑[𝑙𝑛(𝑧) ⁡ − ⁡𝑙𝑛(𝑦𝑖)]

𝑞

𝑖=1Trong đó N là cá nhân trong dân số được lập chỉ mục theo thứ tự thu nhập (hoặc chi tiêu) tăng dần và tổng được lấy trên q cá nhân có thu nhập (hoặc chi tiêu)

𝑦𝑖 nằm dưới mức nghèo khổ z Cách tính chỉ số Watts, bằng cách chia chuẩn nghèo

cho thu nhập, lấy nhật ký và tìm mức trung bình so với người nghèo Chỉ số Watts hấp dẫn ở chỗ nó thỏa mãn tất cả các tính chất lý thuyết mà người ta muốn có trong

Trang 26

chỉ số nghèo và ngày càng được các nhà nghiên cứu sử dụng để tạo ra các biện pháp như đường cong tỷ lệ nghèo

1.2.4 Nguyên nhân dẫn đến nghèo đói

Trong lĩnh vực nghiên cứu về nghèo đói, hiếm khi có các lý thuyết được đặt tên rõ ràng và ít tranh luận lý thuyết cụ thể Các nghiên cứu cũng hiếm khi so sánh và phân tích đồng thời hai hoặc nhiều lý thuyết khác nhau Thậm chí, trong nghiên cứu

về nghèo đói, các nhà nghiên cứu thường tập trung vào việc mô tả các tình trạng nghèo mà không cung cấp bất kỳ giải thích chi tiết nào về nguyên nhân của nghèo (Desmond & Western, 2018)

Theo Brady (2019), nguyên nhân của nghèo đói có thể được nhóm vào ba nhánh lý thuyết lớn: hành vi, cấu trúc và chính trị Lý thuyết hành vi tập trung vào các hành vi cá nhân được dẫn dắt bởi cơ chế khuyến khích và văn hóa Lý thuyết cấu trúc tập trung vào bối cảnh xã hội và kinh tế, bao gồm đặc điểm nhân khẩu học và thị trường lao động, tác động đến mức độ nghèo đói cũng như hành vi của các cá nhân

Lý thuyết chính trị tập trung vào quyền lực và các thể chế, và cách chúng tạo ra chính sách có thể làm gia tăng hoặc giảm bớt nghèo đói

Lý thuyết hành vi

Lý thuyết hành vi dựa trên ý tưởng cơ bản rằng các hành vi cá nhân trực tiếp góp phần vào tình trạng nghèo đói Theo lời giải thích này, những người nghèo đói thường tham gia vào những hành vi phản tác dụng hoặc có rủi ro, như trở thành mẹ đơn thân hoặc thất nghiệp Điều này được chứng minh bởi nhiều nghiên cứu, trong

đó có Bertrand & cộng sự (2004), Durlauf (2011), Cruz & Ahmed (2018), Kaida (2015), Ku & cộng sự (2018), Milazzo & van de Walle (2017) Các nhà nghiên cứu

về hành vi lý giải rằng tỷ lệ cao người nghèo đói trong một cộng đồng thường xuất phát từ sự chênh lệch về đặc điểm dân số và hành vi của các nhóm này Ví dụ, sự chênh lệch về nghèo đói giữa các nhóm chủng tộc thường được xem là kết quả của một loạt các hành vi có vấn đề trong các cộng đồng thiểu số Để giảm bớt tình trạng nghèo đói, cần phải giảm tỷ lệ người tham gia vào những hành vi này, theo như AEI-Brookings (2015), Jencks (1992), McLanahan (2009) Điều này gợi ý rằng việc can thiệp và thay đổi hành vi cá nhân có thể là một cách hiệu quả để giảm nghèo đói và tạo ra sự phát triển bền vững trong cộng đồng

Trang 27

Đối với các nước đang phát triển, có ít quan tâm đến việc xem xét liệu các chính sách xã hội hào phóng có làm gia tăng nguy cơ rủi ro đạo đức hay không Thay vào đó, các nhà nghiên cứu thường tập trung vào việc đánh giá sự không hiệu quả của thị trường và các chính sách làm giảm động lực của người nghèo đầu tư vào các hoạt động sản xuất Ví dụ, sự không hiệu quả của thị trường không khuyến khích người nghèo mua bảo hiểm, khi đó các biến cố bất lợi như tai nạn sẽ có khả năng cao hơn dẫn đến tình trạng nghèo đói

Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa cơ chế khuyến khích, hành vi và nghèo đói ở các nước đang phát triển đã cho thấy rằng việc mở rộng giáo dục và giảm tỷ lệ sinh đều có thể giảm đáng kể tỷ lệ nghèo đói Thật vậy, giáo dục, đặc biệt là giáo dục cho phụ nữ trẻ, được coi là một trong những biện pháp chống đói nghèo mạnh mẽ nhất trên toàn cầu Điều này được minh họa qua các nghiên cứu của Brady & cộng

sự (2007), Hannum & Xie (2016) và Deaton (2013)

Các nhà nghiên cứu về hành vi cũng phân tích cách thức nghèo đói lặp lại trong và giữa các thế hệ Nghèo đói tạo ra một vòng lặp tiêu cực, tác động đến nhận thức, sự thiên lệch và căng thẳng, từ đó kích thích những hành vi duy trì sự nghèo đói Ví dụ, nghiên cứu của McLoyd & cộng sự (2016), Mullainathan & Shafir (2013)

đã chỉ ra rằng nghèo đói thường đi kèm với mức độ giáo dục thấp hơn, là một trong những dấu hiệu của vòng lặp này

Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nghèo đói không chỉ ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và phát triển của trẻ em mà còn làm suy yếu hệ thống giáo dục

và dẫn đến nghèo đói của người lớn Ví dụ như nghiên cứu của Guo & Harris (2000), Sharkey (2013) đã chứng minh rằng môi trường nghèo đói có thể gây ra nhiều khó khăn cho việc học tập và phát triển của trẻ em, ảnh hưởng đến cả khả năng học tập

và tương lai của họ khi trưởng thành

Lý thuyết cấu trúc

Trong lý thuyết cấu trúc về nghèo đói, "cấu trúc" thường đề cập đến bối cảnh nhân khẩu học và kinh tế ở cấp vĩ mô và vi mô có thể mang đến những cơ hội và rào cản đối với nghèo đói Các nhà nghiên cứu như Calnitsky (2018), Rank (2005, 2011), Tomaskovic-Devey (1991) đã tập trung vào việc phân tích cách thức mà các cấu trúc này gây ra nghèo đói thông qua ba kênh chính Đầu tiên, bối cảnh cấu trúc có thể gián

Trang 28

tiếp gây ra các hành vi có vấn đề, từ đó dẫn đến tình trạng nghèo đói Thứ hai, các cấu trúc này có thể trực tiếp gây ra nghèo đói Thứ ba, bối cảnh cấu trúc tương tác với hành vi để điều tiết mối quan hệ giữa hành vi và nghèo đói

Điều này phản ánh sự khác biệt giữa các nhà nghiên cứu cấu trúc và những người theo hướng hành vi, vì trong lý thuyết cấu trúc, bối cảnh kinh tế và nhân khẩu học không chỉ ảnh hưởng thông qua hành vi Các nhà nghiên cứu cấu trúc thường tập trung vào việc làm rõ tác động theo bối cảnh của các cấu trúc nhân khẩu học và kinh

tế, trong khi các nhà nghiên cứu hành vi thường tập trung vào các yếu tố cụ thể trong các cấu trúc này Trong đó, bối cảnh kinh tế thường bao gồm tăng trưởng và phát triển kinh tế, công nghiệp hóa và phi công nghiệp hóa, cũng như sự không phù hợp

về kỹ năng của người lao động Bối cảnh nhân khẩu học bao gồm thành phần tuổi/giới tính, đô thị hóa hay sự thay đổi về nhân khẩu học

Một trong những nghiên cứu quan trọng nhất thuộc lý thuyết cấu trúc là nghiên cứu về bất lợi đô thị và ảnh hưởng của khu vực sinh sống, như đã được các nhà nghiên cứu như Massey (2016), Owens (2015) và Sugrue (1996) đề cập Các nghiên cứu này chỉ ra rằng sự không cân đối trong công nghiệp và sự không phù hợp về kỹ năng và không gian gây ra thất nghiệp, thay đổi trong cấu trúc gia đình và nghèo đói Sharkey (2013) đã chứng minh rằng việc lớn lên trong các khu dân cư nghèo tách biệt và tập trung có thể gây ra căng thẳng cho trẻ em (ví dụ qua bạo lực), suy yếu giáo dục và hiệu suất học tập (ví dụ như qua việc làm suy yếu khả năng nhận thức và sức khỏe tâm thần), và dẫn đến nghèo đói sau này

Một lời giải thích cấu trúc nổi bật khác về cách sự phát triển kinh tế giảm nghèo đói ở các nước đang phát triển là nhấn mạnh vào cách phát triển kinh tế tạo ra các cơ hội mới, tạo ra việc làm, cải thiện khả năng tiếp cận hoặc quay lại trường học, khuyến khích đô thị hóa, cải thiện sức khỏe và giảm tỷ lệ sinh đẻ Nhờ vào những điều này, sự phát triển kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nghèo Ví dụ, Ravallion & Chen (2007) đã chỉ ra rằng sự phát triển kinh tế và quá trình đô thị hóa

đã giải thích sự suy giảm đáng kể của nghèo đói tại Trung Quốc trong những năm gần đây Thật vậy, tăng trưởng kinh tế thường được coi là một điều kiện cần thiết để giảm nghèo ở các nước đang phát triển

Lý thuyết chính trị

Trang 29

Các lý thuyết chính trị về nghèo đói đề xuất rằng hiện tượng này không chỉ là kết quả của các yếu tố kinh tế mà còn phản ánh các mối quan hệ quyền lực và quyết định tập thể về việc phân phối tài nguyên Quyền lực và các cơ chế quyền lực không chỉ ảnh hưởng đến việc hình thành chính sách mà còn góp phần tạo ra và duy trì tình trạng nghèo đói, cũng như kiểm soát mối liên hệ giữa hành vi và nghèo đói Sự tương tác giữa quyền lực và các cơ chế quyền lực thường tăng cường lẫn nhau, và các cơ chế này cũng có vai trò quan trọng trong việc hình thành và điều chỉnh mối liên hệ giữa hành vi và nghèo đói

Trong số các lý thuyết chính trị, lý thuyết tài nguyên quyền lực (Brady, 2009; Huber & Stephens, 2001; Korpi, 1983) có ảnh hưởng lớn nhất Lý thuyết này đề xuất rằng các nhóm chính trị tập trung các tầng lớp có ít lợi ích hơn xung quanh một tập hợp các lợi ích và giá trị chung Các nhóm này thường bao gồm các công đoàn lao động (Brady & cộng sự, 2013; Lohmann, 2009; Rosenfeld & Laird, 2016), các đảng cánh tả (Huber & Stephens, 2012), và sự mở rộng của các chính sách phúc lợi (Nelson, 2012) Việc kêu gọi sự hỗ trợ từ các nhóm ít lợi ích hơn là yếu tố quyết định trong việc phân phối quyền lực chính trị trong một hệ thống dân chủ tư bản, nơi quyền lợi của giới tinh hoa và doanh nghiệp thường được ưu tiên Mức độ bất bình đẳng cao như vậy là hậu quả tự nhiên của việc phân phối quyền lực Do đó, để thực sự có được quyền lực chính trị, tầng lớp lao động và người nghèo cần phải tổ chức và thu hút sự ủng hộ từ các tầng lớp trung lưu Lý thuyết tài nguyên quyền lực thường được áp dụng để giải thích tại sao một số quốc gia có các chính sách phúc lợi phong phú hơn Tuy nhiên, nó cũng đề cập đến việc phân phối thu nhập tổng thể, với vai trò quan trọng của nhà nước phúc lợi như một cơ chế quan trọng Theo thời gian, lý thuyết này

đã tiến triển và tập trung nhiều hơn vào quyền lực thể chế hóa, bao gồm hệ thống bầu

cử và ổn định dân chủ (Brady, 2009; Huber & Stephens, 2012)

Trong các lý thuyết chính trị về nghèo đói, sự tập trung vào các chính sách của nhà nước đóng một vai trò quan trọng (Aizer & cộng sự, 2016; Atkinson, 2015; Barrientos, 2013; Brady, 2009; Fodor & Horn, 2015; Fox & cộng sự, 2015; Gornick

& Smeeding, 2018; Korpi & Palme, 1998) Brady & cộng sự (2016) đã liệt kê một số

cơ chế chung cho việc các quốc gia đối phó với nghèo đói: (a) tổ chức phân phối tài nguyên thông qua các biện pháp như thuế và chuyển nhượng, thường được gọi là phân phối lại, (b) hệ thống bảo hiểm phòng chống rủi ro, (c) đầu tư vào việc phát triển

Trang 30

các khả năng, như giáo dục mầm non và dịch vụ y tế, (d) tạo điều kiện cho việc phân

bổ cơ hội, chẳng hạn qua các chính sách việc làm công, (e) xã hội hóa các tiêu chuẩn

kỳ vọng, và (f) thiết lập các biện pháp kỷ luật đối với người nghèo Các chính sách của nhà nước cũng có vai trò giảm bất bình đẳng chủng tộc trong nghèo đói, bởi vì chúng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận và tác động của các chính sách xã hội khác nhau (Michener, 2018; Soss & cộng sự ,2011; Watkins-Hayes & Kovalsky, 2016)

Phân biệt giữa các lý thuyết

Theo Lý thuyết về nguyên nhân nghèo đói (Brady, 2019), xác định sự khác biệt nổi bật giữa các lý thuyết được cho là cần thiết vì điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết kế các nghiên cứu định lượng có mục đích rõ ràng

Sự khác biệt giữa giải thích cấu trúc và hành vi có thể được hiểu qua việc xác định vai trò của yếu tố cấu trúc và yếu tố hành vi trong quyết định các hành động của

cá nhân Lý thuyết cấu trúc đề cập đến các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến hành

vi của cá nhân như tổ chức xã hội, hệ thống kinh tế, và các quy định pháp lý Trong khi đó, lý thuyết hành vi tập trung vàocác hành động, phản ứng, và quyết định của cá nhân dưới sự ảnh hưởng của các yếu tố như giáo dục, giá trị cá nhân, và kinh nghiệm

cá nhân

Có một phần không nhỏ các hành vi nằm ngoài tầm kiểm soát cá nhân và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ cấu trúc xã hội Ví dụ, trong một môi trường kinh tế phát triển chậm, nhiều cá nhân có thể bị hạn chế trong việc tiếp cận cơ hội giáo dục và việc làm, dẫn đến các hành vi nhất định như việc tìm kiếm thu nhập bằng các phương tiện không hợp pháp Trong trường hợp này, các nhân tố cấu trúc đóng một vai trò quan trọng hơn các nhân tố hành vi trong việc định hình các lựa chọn và hành động của cá nhân

Tuy nhiên, không phải tất cả các hành vi đều phụ thuộc hoàn toàn vào cấu trúc

xã hội Các cá nhân có thể phản ứng khôn ngoan và linh hoạt đối với thay đổi cấu trúc, thậm chí trong những điều kiện khó khăn Nếu họ có kỹ năng quản lý tài chính tốt và có khả năng thích ứng với môi trường thay đổi, họ vẫn có thể duy trì tình trạng tài chính ổn định, dù với một nền kinh tế không ổn định Trong trường hợp này, việc giải thích hành vi vẫn cần thiết, bởi vì nó phản ánh sự tương tác phức tạp giữa yếu tố

cá nhân và cấu trúc

Trang 31

Tóm lại, cả hai giải thích cấu trúc và hành vi đều đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu hành động của cá nhân Trong một số trường hợp, các nhân tố cấu trúc có thể định hình và kiểm soát các hành vi, trong khi ở những trường hợp khác, các yếu

tố cá nhân và kỹ năng có thể phản ánh sự ảnh hưởng của cấu trúc

Các lý thuyết chính trị có thể được phân biệt với các lý thuyết hành vi chủ yếu thông qua việc xem xét khả năng của chính phủ trong việc kiểm soát mối liên hệ giữa hành vi và nghèo đói Một cách tiếp cận là đặt câu hỏi: "Chính phủ có khả năng can thiệp và kiểm soát mối quan hệ giữa hành vi và nghèo đói đến đâu?" Nếu chính phủ

có khả năng xác định và ảnh hưởng đến các đặc điểm cá nhân có liên quan đến nghèo đói, như việc làm mẹ đơn thân, thông qua chính sách xã hội và các biện pháp quản lý khác, điều này hỗ trợ cho việc giải thích từ góc độ chính trị hơn là hành vi Trên thực

tế, việc can thiệp của chính phủ có thể tạo ra một môi trường ổn định và thúc đẩy sự phát triển kinh tế, từ đó giảm bớt nguy cơ nghèo đói

Tuy vậy, nếu rủi ro như thất nghiệp gây ra nghèo đói mà không phụ thuộc vào các chính sách xã hội và bối cảnh thể chế, điều này hỗ trợ cho việc giải thích từ góc

độ hành vi hơn là chính trị Trong trường hợp này, các yếu tố cá nhân và tình huống

cụ thể có thể đóng vai trò quan trọng trong việc xác định sự khó khăn và nghèo đói,

và chính phủ có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát hoặc ảnh hưởng đến các yếu

tố này

Vì vậy, sự phân biệt giữa các lý thuyết chính trị và hành vi thường dựa vào vai trò của chính phủ trong việc kiểm soát mối quan hệ giữa hành vi và nghèo đói Việc xem xét khả năng can thiệp của chính phủ và các yếu tố định hình nghèo đói có thể giúp ta hiểu rõ hơn cách tiếp cận của mỗi lý thuyết

Sự phân biệt giữa các lý thuyết chính trị và cấu trúc thường dựa vào khả năng của chính phủ trong việc điều chỉnh các ảnh hưởng của bối cảnh nhân khẩu học và thị trường lao động Một cách tiếp cận là đặt câu hỏi: "Chính phủ có thể điều tiết các tác động của bối cảnh nhân khẩu học và thị trường lao động đến mức nào?" Nếu các quốc gia không thể thực hiện được các biện pháp giảm nghèo khi đối mặt với sự công nghiệp hóa mạnh mẽ hoặc kinh tế không phát triển, cấu trúc xã hội đó sẽ trở nên quan trọng hơn so với các yếu tố chính trị Ngược lại, nếu các quốc gia có thể đạt được tỷ

Trang 32

lệ nghèo thấp mặc dù có sự thay đổi về kinh tế hoặc nhân khẩu học, thì vai trò của các yếu tố chính trị sẽ trở nên quan trọng hơn cấu trúc

Mặc dù các nhà xã hội học thường kết hợp cả yếu tố chính trị và cấu trúc để hiểu nghèo đói, nhưng vẫn có sự khác biệt đáng kể giữa các yếu tố như thay đổi nhân khẩu học và kinh tế mà chính phủ không thể kiểm soát và các lựa chọn chính trị mà chính phủ có thể và thực hiện để cải thiện tình trạng nghèo đói Trong khi những người theo lý thuyết cấu trúc thường nhìn nhận nghèo đói là kết quả đáng tiếc của các yếu tố bối cảnh mà không thể kiểm soát được, thì các lý thuyết chính trị lại nhấn mạnh rằng nghèo đói là sản phẩm của sự lựa chọn có chủ ý của chính phủ Điều này thường được thấy khi có các biện pháp có thể được thực hiện nhưng không được triển khai,

do quyết định chính trị

1.3 Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến giảm nghèo

Tương tự mối quan hệ giữa thương mại với giảm nghèo, mối quan hệ giữa đa dạng hóa xuất khẩu với giảm nghèo rất phức tạp Đa dạng hóa xuất khẩu có thể ảnh hưởng đến tình trạng đói nghèo thông qua một số kênh như sau: tăng trưởng kinh tế

và ổn định kinh tế vĩ mô; tác động đến hộ gia đình và thị trường; thay đổi về tiền lương và việc làm; và giảm bất bình đẳng trong phân phối thu nhập

Tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô

Đa dạng hóa xuất khẩu có thể mang lại lợi ích cho người nghèo bằng cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Lý thuyết thương mại mới và lý thuyết tăng trưởng nội sinh cho rằng đa dạng hóa xuất khẩu thúc đẩy quá trình tái phân bổ nguồn lực khan hiếm cho các hoạt động năng suất cao hơn, cũng như tác động lan tỏa về đổi mới sáng tạo và kỹ năng (Grossman & Helpman, 1991) Đa dạng hóa xuất khẩu thông qua biên mở rộng sang các lĩnh vực mới tạo ra sự học hỏi, lan tỏa và khuyến khích các doanh nghiệp trong nước sản xuất đa dạng chủng loại hàng hóa hơn với chất lượng tốt hơn Đa dạng hóa xuất khẩu còn mở ra cơ hội chiếm lĩnh lợi thế so sánh trong những sản phẩm/ngành mới, đặc biệt là sự dịch chuyển từ nông sản và sản phẩm khai khoáng truyền thống sang sang các lĩnh vực sản xuất có giá trị và ở nấc thang công nghệ cao hơn Thêm vào đó, thông qua những mối liên kết ngược và xuôi, những ngành công nghiệp mới

Trang 33

có thể sẽ được hình thành từ những sản phẩm/ngành có lợi thế so sánh trước đó (Eicher & Kuenzel, 2016)

Trên góc độ thực nghiệm về tác động tăng trưởng kinh tế của đa dạng hóa xuất khẩu, các nghiên cứu lại đưa ra những kết luận trái ngược nhau Trong khi một số nghiên cứu (ví dụ: Gozgor & Can, 2017; De Pineres & Ferrantino, 1997; Herzer & Nowak-Lehmann, 2006) đã báo cáo tác động tích cực và tuyến tính của đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế, thì một số nghiên cứu khác (ví dụ: Hess, 2008; Aditya & Acharyya, 2013) đã chứng minh sự tồn tại của tác động phi tuyến tính của đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu đối với tăng trưởng kinh tế, theo đó đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển, còn những nước phát triển lại được hưởng lợi nhiều hơn từ chuyên môn hóa xuất khẩu Mania & Arsene (2019) cũng chứng minh cho tác động không đồng nhất của đa dạng hóa xuất khẩu sản phẩm với tăng trưởng kinh tế bền vững ở ba nhóm nước đang phát triển ở Mỹ Latinh, Châu Phi hạ Sahara và Châu Á Nhiều nghiên cứu khác (ví dụ: Hidalgo & Hausmann, 2009; Felipe & cộng sự, 2012; Constantine, 2019; Cristelli & cộng sự, 2013; Hausmann & cộng sự, 2014; Pinheiro & cộng sự, 2018) đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ chỉ ra rằng các quốc gia sản xuất và xuất khẩu sản phẩm thô nằm ở rìa của không gian sản phẩm (product space) có thu nhập bình quân đầu người và triển vọng tăng trưởng kinh tế trong tương lai thấp hơn nhiều

so với các quốc gia xuất khẩu các sản phẩm phức tạp hơn

Ngoài ra, đa dạng hóa xuất khẩu mang lại sự ổn định kinh tế vĩ mô cao hơn Nhiều nước đang phát triển có nền kinh tế tập trung hóa cao độ vào một số ít sản phẩm thô Điều này dẫn đến tính dễ bị tổn thương trước các cú sốc và biến động kinh

tế vĩ mô Sự mong manh này của nền kinh tế thường không tốt cho người nghèo vì

nó có thể làm giảm tăng trưởng kinh tế (Aghion & Banerjee, 2005) và ảnh hưởng tiêu cực đến phân phối thu nhập (Breen & Garcia-Penalosa, 2008) Người nghèo ít có khả năng tiếp cận tài chính để có thể điều chỉnh tiêu dùng theo thời gian và do đó họ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi biến động kinh tế vĩ mô Đa dạng hóa xuất khẩu cho phép các nhà sản xuất hàng hóa trong nước ứng phó với những cú sốc đối với chuỗi cung ứng trong nước bằng cách chuyển nguồn cung ứng ra nước ngoài Đa dạng hóa xuất khẩu theo đối tác thương mại cũng có thể giúp giảm các cú sốc bên ngoài của từng

Trang 34

quốc gia cụ thể (Jansen & cộng sự, 2015) Đa dạng hóa xuất khẩu dường như có liên quan đến ít biến động sản lượng hơn ở những nước thu nhập thấp

Ngoài ra, đa dạng hóa xuất khẩu dưới dạng xuất khẩu sản phẩm mới từng có

ở những nước phát triển hơn (dù vẫn mới so với trong nước) có thể ban đầu dẫn tới

sự thay thế sản phẩm trước đó phải nhập khẩu hoặc tạo ra sự cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu Điều này có thể sẽ tốt cho người tiêu dùng nghèo Sự cạnh tranh lớn hơn

sẽ làm giảm giá sản phẩm mà người nghèo tiêu thụ và làm tăng sự đa dạng của các sản phẩm sẵn có đa dạng hóa xuất khẩu sẽ có xu hướng có lợi cho người nghèo nếu

nó làm giảm các đặc lợi trước đây được tạo ra bởi các công ty độc quyền trong nước

Tác động đến tiền lương và việc làm

Việc đẩy mạnh xuất khẩu những sản phẩm quốc gia đã xuất khẩu nhưng phạm

vi còn nhỏ hẹp có thể giúp tạo việc làm và tăng tiền lương cho người nghèo Ở những quốc gia thu nhập thấp, những ngành xuất khẩu hiện tại thường là những ngành sử dụng nhiều lao động phổ thông, do đó, đa dạng hóa mạnh vào những ngành này sẽ có tác động rất đáng kể đến tình trạng nghèo đói Người nghèo cũng sẽ được hưởng lợi nhiều hơn nếu việc làm được tạo ra ở khu vực họ cư trú Tất nhiên, ảnh hưởng của đa dạng hóa xuất khẩu đến tiền lương còn phụ thuộc vào bản chất của thị trường lao động ở từng quốc gia cụ thể, và còn phụ thuộc bởi các yếu tố khác như mức độ cạnh tranh giữa người sử dụng lao động và khả năng thương lượng của người lao động (World Bank Group & WTO, 2015)

Ngoài ra, đa dạng hóa xuất khẩu thông qua việc kết nối với chuỗi giá trị toàn cầu có thể có ảnh hưởng tích cực đến giảm nghèo nếu những doanh nghiệp tham gia

Trang 35

chuỗi giá trị này được tăng cường kết nối với phần còn lại của nền kinh tế Các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo công ăn việc làm cũng như giúp người lao động trực tiếp tham gia trong những doanh nghiêp này được hưởng mức tiền công cao hơn so với chính họ trước đó Tác động giảm nghèo này càng trở nên mạnh mẽ hơn nếu những doanh nghiệp nội địa và người lao động khác trong nền kinh tế có mối liên kết nhất định với doanh nghiệp nước ngoài, ví dụ như trở thành nhà cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp nước ngoài (Taglioni & Winkler, 2014)

Giảm bất bình đẳng trong phân phối thu nhập

Về tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đối với bất bình đẳng thu nhập, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những quốc gia phụ thuộc vào sản phẩm thô sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi dịch chuyển sang những sản phẩm phức tạp và không gần gũi với

rổ hàng hóa xuất khẩu hiện có (ví dụ: Hartmann & cộng sự, 2019b; Pinheiro & cộng

sự, 2018), kéo theo đó là sự bất bình đẳng về thu nhập và tài sản cao hơn (Acemoglu

& Robinson, 2012) Hartmann & cộng sự (2016, 2017) tranh luận cho mối liên hệ giữa mức độ phức tạp kinh tế (economic complexity) và bất bình đẳng thu nhập, theo

đó cấu trúc sản xuất của một quốc gia phản ánh các yếu tố cụ thể mà quốc gia sở hữu (ví dụ như nguồn lực, vị trí địa lý, chất lượng thể chế, lịch sử, công nghệ, vốn, và giáo dục), cấu trúc này vận động cùng với sự rổ hàng hóa quốc gia xuất khẩu cũng như với sự bao trùm của nền kinh tế Những quốc gia có cấu trúc sản xuất đa dạng và phức tạp có thể là những quốc gia có thể chế bao trùm hơn, công dân được giáo dục tốt hơn, người lao động được trả lương cao và được trao quyền mạnh mẽ hơn (Acemoglu & Robinson 2012; Gala & cộng sự, 2018; Hartmann & cộng sự, 2017), tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn cho người lao động thông qua việc hình thành các công đoàn hiệu quả hơn (Hartmann & cộng sự, 2019), phân bổ nguồn lực quyền lực chính trị và kinh tế tốt hơn (Collier, 2007; Hartmann & cộng sự, 2017)

Đặc biệt, Hartmann & cộng sự (2017) đã xây dựng Chỉ số Gini sản phẩm (PGI) cho mức độ bất bình đẳng thu nhập liên quan đến 775 loại hàng hóa xuất khẩu khác nhau, từ đó chỉ ra rằng xuất khẩu các sản phẩm phức tạp có liên quan đến tính bao trùm cao hơn và mức độ bất bình đẳng về thu nhập thấp hơn so với việc xuất khẩu các sản phẩm đơn giản hơn Đặc biệt, các tác giả phát hiện ra rằng các sản phẩm nông nghiệp giản đơn (ví dụ như hạt ca cao hoặc bông, cũng như các sản phẩm khai thác

mỏ, như đồng, kẽm hoặc niken) có liên quan đến mức độ bất bình đẳng thu nhập cao,

Trang 36

trong khi lại có các sản phẩm phức tạp hơn (ví dụ như các sản phẩm dựa trên kiến thức và công nghệ cao như thuốc, máy X quang, hoặc máy móc chuyên dụng khác)

có liên quan đến mức độ bất bình đẳng thu nhập thấp

Đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu có thể giảm bất bình đẳng thu nhập nếu nó mang lại nhiều cơ hội việc làm hơn cho cả người lao động có tay nghề, lao động tay nghề thấp và lao động phổ thông (Albassam, 2015; Le & cộng sự, 2020) UNCTAD (2018) báo cáo tác động tích cực của đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu đối với việc làm ở các nước đang phát triển, mặc dù mức độ tác động tích cực này ở các nước châu Phi thấp hơn so với các nước khác Tuy nhiên, một số quan điểm cho rằng đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu có thể sẽ không luôn dẫn nhiều việc làm hơn Ví dụ, sử dụng dữ liệu của Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ và Nam Phi trong giai đoạn 1962-2000, Naude & Rossouw (2011) đã chứng minh rằng việc đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu chỉ thúc đẩy việc làm ở Nam Phi, còn ở các quốc gia khác, chuyên môn hóa xuất khẩu mới có tác động tích cực đến việc làm

Tác động giảm bất bình đẳng thu nhập của đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu cũng có thể còn phụ thuộc vào mức độ mà đa dạng hóa xuất khẩu ảnh hưởng đến khoảng cách mà nó làm tăng lương của người lao động có tay nghề một cách tương đối so với mức lương của người lao động phổ thông Trong khi đó, đa dạng hóa xuất khẩu, đặc biệt là ở giai đoạn đầu, có thể có liên quan đến tình trạng bất bình đẳng thu nhập cao hơn (Le & cộng sự, 2020) do chi phí cố định và chi phí chìm của các hoạt động sản xuất mà doanh nghiệp gặp phải cao một cách bất hợp lý khi họ tìm cách giới thiệu một sản phẩm mới trên thị trường hoặc thâm nhập vào một thị trường mới (Klinger và Lederman, 2011) Những quan sát này đã dẫn Le & cộng sự (2020) đưa

ra giả thuyết về mối quan hệ hình chữ U ngược giữa đa dạng hóa xuất khẩu và bất bình đẳng thu nhập

Blancheton và Chhorn (2018), dựa trên dữ liệu bảng 52 quốc gia giai đoạn 1988-2014, chỉ ra rằng đa dạng hóa xuất khẩu theo ngành gây ra bất bình đẳng thu nhập cao hơn, trong khi chuyên môn hóa sản xuất không ảnh hưởng đến bất bình đẳng thu nhập Đặc biệt, chuyên môn hóa sản xuất nhiều hơn làm giảm bất bình đẳng thu nhập ở các nước châu Á có thu nhập cao và Liên minh châu Âu (EU), trong khi chuyên môn hóa sản xuất không ảnh hưởng đến bất bình đẳng thu nhập ở các nước châu Á có thu nhập thấp và các nước Anglo-Saxon Zhu & He (2020) sử dụng dữ liệu

Trang 37

khảo sát thu nhập và xuất khẩu của Trung Quốc để đưa ra bằng thực nghiệm rằng đa dạng hóa xuất khẩu chỉ góp phần làm giảm bất bình đẳng thu nhập ở khu vực thành thị của Trung Quốc, trng khi bất bình đẳng giữa thành thị và nông thôn có xu hướng gia tăng, do hoạt động xuất khẩu tập trung ở khu vực thành thị và tồn tại những rào cản hạn chế dòng chảy của các yếu tố đầu vào (ví dụ như vốn và lao động) giữa khu vực nông thôn và thành thị

Tuy nhiên, có những nghiên cứu lại tranh luận cho chiều hướng tác động ngược lại, từ mức độ nghèo đói đến đa dạng hóa xuất khẩu Tác động này có thể đi qua một số kênh truyền dẫn, bao gồm nguồn tài chính (doanh thu thuế nội địa; tín dụng từ hệ thống ngân hàng thấp hơn) thấp hơn và thiếu nguồn vốn nhân lực phù hợp

Gnangnon (2020)lập luận rằng các nước đang phát triển có tỷ lệ nghèo cao có thể phải chịu ảnh hưởng tiêu cực của việc thiếu nguồn tài chính cần thiết để thực thi các biện pháp (hoặc chính sách) thúc đẩy đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu Kết quả

là, mức nghèo đói cao hơn sẽ cản trở các nước đa dạng hóa giỏ sản phẩm xuất khẩu của mình Những chính sách này bao gồm những biện pháp giảm chi phí thương mại (chẳng hạn như xây dựng cơ sở hạ tầng cứng và mềm) và nâng cao năng lực sản xuất

để sản xuất hàng hóa có giá trị gia tăng cao đáp ứng nhu cầu thế giới Việc thực thi những biện pháp này đòi hỏi một nguồn tài chính đáng kể (bao gồm cả nguồn tài chính công trong nước) mà rất khó để huy động được nếu mức độ nghèo đói là nghiêm trọng Lý do giải thích điều này là vì mức độ nghèo đói cao hơn đồng nghĩa với cơ

sở thuế bị thu hẹp khi các hộ gia đình và doanh nghiệp giảm tiêu dùng và đầu tư Giảm tiêu dùng và đầu tư có thể dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao hơn, và cuối cùng giảm doanh thu thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng cũng như doanh thu thuế tiêu thụ đặc biệt và doanh thu thuế nhập khẩu khác

Tương tự như vậy, các nước nghèo nói chung có đặc điểm là thị trường tài chính trong nước có quy mô nhỏ và khu vực ngân hàng kém phát triển Ở những quốc gia này, nhiều hộ gia đình và doanh nghiệp thiếu tài sản thế chấp phù hợp để đáp ứng nhu cầu tín dụng và do đó phải chịu lãi suất cho vay cao hơn khi đi vay ngân hàng Trong bối cảnh này, mức nghèo cao hơn sẽ đi kèm với tín dụng tài trợ cho các hoạt động hướng tới thương mại quốc tế phân bổ từ hệ thống ngân hàng thấp hơn, từ đó kìm hãm đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu

Trang 38

Hơn nữa, những nước có mức độ nghèo đói ngày càng gia tăng có thể sẽ có mức tích lũy vốn nhân lực thấp hơn vì các hộ gia đình ngày càng nghèo hơn sẽ không

có đủ phương tiện tài chính cần thiết để đầu tư cho giáo dục của con cái và đảm bảo sức khỏe tốt cho cả gia đình Mức nghèo cao hơn sẽ dẫn đến tích lũy vốn con người thấp hơn (World Bank & WTO, 2015), và tích lũy vốn con người thấp hơn sẽ hạn chế khả năng đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu (Agosin & cộng sự, 2012; Harding & Javorcik 2012; Hausmann & cộng sự, 2007; Zhu & Fu 2013) Điều này đặc biệt phổ biến ở các quốc gia kém phát triển nhất (Least Developed Countries) phụ thuộc nhiều vào các sản phẩm xuất khẩu thô (WTO, 2018)

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Qua nội dung chương 1, nghiên cứu đã chỉ ra luận điểm đa dạng hóa xuất khẩu

là một khái niệm có nội hàm rộng và được đo lường trên nhiều phương diện khác nhau Chương này cũng đề cập đến định nghèo nghèo đói và chỉ ra các thước đo đo lường sự nghèo đói của các quốc gia Hơn thế nữa, nội dung chương còn đề cập tới những nguyên nhân dẫn đến nghèo đói thông qua ba nhánh lý thuyết lớn: hành vi, cấu trúc và chính trị Đa dạng hóa xuất khẩu có thể gây nên tác động tới tăng trưởng

và ổn định kinh tế vĩ mô; tác động đến hộ gia đình và thị trường; tác động tới tiền lương và việc làm; đồng thời còn có tác động giảm bất bình đẳng trong phân phối thu nhập

Trang 39

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐA DẠNG HÓA XUẤT KHẨU VÀ NGHÈO ĐÓI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN MỸ LATINH GIAI

ĐOẠN 2000-2019 2.1 Tổng quan về thương mại quốc tế khu vực Mỹ Latinh

2.1.1 Về tổng kim ngạch xuất khẩu

Bảng 2.1 trình bày tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa (merchandise exports) các nước Mỹ Latinh trong mẫu nghiên cứu ở một số năm được lựa chọn Những nước xuất khẩu chính của khu vực Mỹ Latinh & Caribe có thể kể đến là Mexico, Brazil, Chile, và Argentina Chỉ riêng 4 nước này chiếm từ 65 – 75% tổng xuất khẩu hàng hóa cả khu vực

Bảng 2.1 Tổng xuất khẩu hàng hóa các nước Mỹ Latinh (đơn vị: tỷ US$)

Argentina 26.34 29.57 46.55 55.67 79.98 56.78 65.12

Brazil 55.12 73.20 137.58 151.79 239.95 186.78 221.13 Chile 19.21 21.66 58.68 55.46 77.79 62.04 68.79 Colombia 13.04 13.08 24.39 32.85 60.13 35.69 39.49 Costa Rica 5.85 6.10 8.20 8.78 11.43 9.42 11.86 Dominican Republic 5.74 5.47 6.61 5.48 9.07 9.44 11.19 Ecuador 4.93 6.22 12.73 13.86 23.77 18.33 22.33

El Salvador 2.94 3.13 3.71 3.87 5.34 5.51 5.91 Guatemala 2.71 4.46 6.03 7.21 9.98 10.68 11.18

Latinh & Caribe 394.4 419.9 753.2 757.9 1204.3 987.8 1130.2

Nguồn: tính toán của tác giả từ dữ liệu UNCOMTRADE

Trang 40

Trong đó, Mexico là quốc gia xuất khẩu mạnh nhất, chiếm tới 30-40% tổng xuất khẩu cả khu vực Kết quả này có được nhờ quy mô dân số đông đảo lên tới gần

130 triệu dân của Mexico (cao thứ hai trong khu vực chỉ sau Brazil và cao hơn rất nhiều những nước còn lại) cùng sự tham gia rất sớm vào các hiệp định thương mại tự

do khu vực như Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ với Hoa Kỳ và Canada (NAFTA)

Bảng 2.2 Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu các nước Mỹ Latinh (%)

Argentina 12.9 15.3 15.4 -20.5 22.5 -4.8 -17.0 5.4 Bolivia 17.0 22.9 39.8 -24.0 29.1 34.6 -29.1 -2.3 Brazil 14.8 21.1 16.1 -22.5 32.0 -5.4 -15.5 -4.6 Chile 11.9 19.2 42.2 -14.0 28.2 -4.5 -17.4 -8.1 Colombia 12.7 9.8 15.1 -12.7 20.9 5.6 -34.9 -5.5 Costa Rica -12.2 15.9 16.7 -7.6 7.6 9.8 -16.2 3.2 Dominican 11.7 5.9 7.6 -18.7 23.2 6.8 -4.6 5.2 Ecuador 10.7 23.4 26.0 -26.3 26.2 6.5 -28.7 3.2

El Salvador 17.2 4.4 8.4 -16.7 16.4 0.6 3.9 0.0 Guatemala 8.7 7.1 12.0 -6.8 17.3 -4.1 -1.2 3.8

Nguồn: tính toán của tác giả từ dữ liệu UNCOMTRADE

Về tốc độ tăng tưởng, các nước Mỹ Latinh nhìn chung đều chứng kiến sự bùng

nổ mạnh mẽ về xuất khẩu trong suốt những năm từ 2003 đến 2008 với tốc độ tăng trưởng trung bình lên tới 22%/năm Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao có một phần nguyên nhân lớn từ sự bùng nổ kinh tế Trung Quốc Cơn khát vô tận của Trung Quốc

về tài nguyên thiên nhiên đã đẩy giá những sản phẩm này tăng cao và giúp những nước Mỹ Latinh thu được mối lợi lớn từ xuất khẩu nhiều loại quặng và khoáng sản Quá trình này bị chững lại đôi chút vào năm 2009 khi cuộc Đại suy thoái kinh tế toàn

Ngày đăng: 07/11/2024, 14:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN