1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo thu hoạch trải nghiệm nghề nghiệp Đài phát thanh truyền hình bình dương

52 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Thu Hoạch Trải Nghiệm Nghề Nghiệp
Tác giả Trần Thị Mỹ Xuân, Nguyễn Thị Hoài, Huỳnh Minh Thuận
Người hướng dẫn GVHD Trần Thị Mỹ Xuân
Trường học Trường Đại Học Thủ Dầu Một
Chuyên ngành Công Nghiệp Văn Hóa
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 20,4 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ THỰC TẬP (21)
    • 1.1 ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH BÌNH DƯƠNG (21)
      • 1.1.1. Giới thiệu (21)
      • 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương (21)
      • 1.1.3. Cơ cấu tổ chức của Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương (24)
      • 1.1.4. Chức năng, nhiệm vụ, phạm vi ngành nghề hoạt động ở Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương 6 1.1.5. Quy mô, năng lực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương 7 1.2. TÒA SOẠN BÁO TUỔI TRẺ (24)
      • 1.2.1. Giới thiệu (27)
      • 1.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển (27)
      • 1.2.3. Cơ cấu tổ chức Báo Tuổi Trẻ (31)
      • 1.2.4. Chức năng, nhiệm vụ , phạm vi nghề hoạt động (34)
      • 1.2.5. Quy mô, năng lực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (35)
  • CHƯƠNG 2: NỘI DUNG TRẢI NGHIỆM (37)
    • 2.1. QUY TRÌNH THỰC HIỆN CỦA CÁC VỊ TRÍ ĐƯỢC GIỚI THIỆU Ở ĐÀI PHÁT THANH- TRUYỀN HÌNH BÌNH DƯƠNG (37)
      • 2.1.1. Quy trình làm việc của phòng kĩ thuật (37)
      • 2.1.2. Quy trình làm việc của phòng thu âm (38)
      • 2.1.3. Quy trình làm việc tại phòng dựng hình (39)
    • 2.2. TÒA SOẠN BÁO TUỔI TRẺ (40)
  • CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ CHUYẾN TRẢI NGHIỆM (44)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (47)

Nội dung

Cảm ơn ban lãnh đạo, chuyên viên, kỹ thuật viên, ban cố vấn tại Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương, Tòa soạn Báo Tuổi trẻ đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho sinh viên ngành Truyền thô

TỔNG QUAN CƠ SỞ THỰC TẬP

ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH BÌNH DƯƠNG

1.1.1 Giới thiệu Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương (tiếng Anh: Binh Duong Radio - Television Station, viết tắt: BTV) là một đài phát thanh và truyền hình trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương.

Hình 1.1.1: Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương

Đài có trụ sở chính tại 46 Đại lộ Bình Dương, phường Phú Hòa, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, và Trung tâm sản xuất chương trình tọa lạc tại 19 Lê Duẩn, phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương

Sau khi miền Nam hoàn toàn thống nhất vào ngày 30/04/1975, vào ngày 10/07/1977, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Sông Bé đã quyết định lựa chọn địa điểm để xây dựng đài phát thanh Sông Bé.

22 điểm đó được đặt tại số 46 Đại lộ Bình Dương, phường Phú Hòa, thành phố Thủ Dầu

Một, tỉnh Bình Dương Qua quá trình xây dựng đến ngày 18/07/1977 Đài Phát thanh Sông

Đài Phát thanh Sông Bé được thành lập theo quyết định của UBND tỉnh Sông Bé và chính thức hoạt động từ ngày 02/10/1977 Ban đầu, đài chỉ thực hiện chức năng phát thanh, chưa có truyền hình Tuy nhiên, từ ngày 02/09/1994, đài nhận thêm nhiệm vụ truyền hình và được đổi tên thành Đài Phát thanh và truyền hình Sông Bé, với công suất truyền hình 5KW và phát sóng trên kênh 25UHF.

Hình 1.1.2 Sinh viên được nghe giới thiệu về lịch sử hoàn thành và phát triển của Đài phát thanh- Truyền hình Bình Dương (Nguồn: Nguyễn Thị Hoài)

Năm 1977, tỉnh Sông Bé được chia thành hai tỉnh là Bình Dương và Bình Phước Cùng với sự tách biệt này, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Sông Bé cũng được phân chia thành hai đài riêng biệt: Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Bình Dương và Đài Phát thanh - Truyền hình và báo tỉnh Bình Phước.

Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh Bình Dương hoạt động với máy phát thanh công suất 10KW, phát sóng trên tần số 92,5 MHz và 44 UHF Thời gian đầu, đội ngũ nhân sự của đài chỉ có khoảng 30 người, cùng với cơ sở vật chất còn thô sơ và chưa được trang bị đầy đủ.

1.1.3 Cơ cấu tổ chức của Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương Đứng đầu là ban giám đốc và quản lý toàn bộ hoạt động của đài phát thanh truyền hình Ban giám đốc thường bao gồm Giám đốc điều hành và các Phó giám đốc quản lý các bộ phận khác Còn lại là bao gồm 8 phòng chuyên môn trực thuộc.

Hình 1.1.3 : Cơ cấu tổ chức Đài phát thanh -Ttruyền hình tỉnh Bình Dương

(Nguồn: Nguyễn Thị Hoài) 1.1.4 Chức năng, nhiệm vụ, phạm vi ngành nghề hoạt động ở Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương

Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh Bình Dương là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh Bình Dương, có chức năng hoạt động như một cơ quan báo chí.

Đài truyền hình Bình Dương hoạt động dưới sự quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông, cũng như Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương Đài có tư cách pháp nhân, sở hữu con dấu riêng và đã thực hiện cơ chế tự chủ từ năm 2012, theo sự phân công quản lý nhà nước tại địa bàn tỉnh Bình Dương.

Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Bình Dương hoạt động chủ yếu trong việc cung cấp thông tin, giải trí và giáo dục cho cộng đồng địa phương Đài phát sóng đa dạng các chương trình tin tức, văn hóa, thể thao, ca múa nhạc, và truyền hình thực tế, cùng với việc phát thanh trực tiếp các sự kiện quan trọng Ngoài ra, Đài còn cung cấp các nội dung phục vụ cộng đồng như cảnh báo thiên tai, giáo dục cộng đồng và các chương trình xã hội khác, nhằm nâng cao nhận thức và kết nối người dân trong khu vực.

1.1.5 Quy mô, năng lực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương

Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương đã mở rộng quy mô với sóng FM tần số 92,5 MHz, phủ sóng ra toàn quốc, bao gồm cả khu vực Đông Nam Bộ và một phần các tỉnh phía Bắc vùng Tây Nam Bộ.

Gồm 8 kênh hoạt động BTV1, BTV2, BTV3, BTV4, BTV5, BTV6, BTV9, BTV11.

Các kênh truyền hình BTV cung cấp nhiều nội dung đa dạng, với BTV1 chuyên về thông tin chính trị của tỉnh và cả nước, BTV2 tập trung vào thể thao và giải trí, BTV3 dành cho thông tin kinh tế, BTV4 phát sóng phim truyện chọn lọc và giải trí tổng hợp, BTV9 tôn vinh văn hóa phương Đông và giáo lý Phật giáo, còn BTV11 là kênh mua sắm trên truyền hình Các kênh này được phát sóng qua nhiều nền tảng như Truyền hình cáp BCTV, HTVC, SCTV, và các dịch vụ truyền hình số mặt đất như DVB-T (BTV), AVG, FPT, VieON, FPT Play, Clip TV, MyTV, BTV go, TV360, và ViettelTV.

Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Bình Dương có năng lực sản xuất đa dạng các chương trình phát thanh và truyền hình, phục vụ nhu cầu thông tin, giải trí, văn hóa và giáo dục của người dân trong tỉnh.

Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh Bình Dương cung cấp nhiều dịch vụ kinh doanh hấp dẫn, bao gồm quảng cáo trên các khung giờ phát sóng để tiếp cận khán giả rộng rãi Doanh nghiệp có thể hợp tác sản xuất chương trình hoặc mua quyền phát sóng các chương trình hiện có Ngoài ra, việc tham gia hoặc tài trợ cho các chương trình thực tế, khám phá du lịch, cuộc thi tìm kiếm tài năng và sự kiện giải trí cũng là cơ hội tuyệt vời để quảng bá thương hiệu Đài còn cho thuê phòng thu để quay phim, thu thanh hoặc tổ chức các buổi livestream, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

1.2 TÒA SOẠN BÁO TUỔI TRẺ

Trụ sở đầu tiên của báo Tuổi Trẻ được đặt tại 55 Duy Tân, hiện nay là Phạm Ngọc Thạch, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh Kể từ ngày 4 tháng 2 năm 2005, địa chỉ chính thức của Tòa soạn Báo Tuổi Trẻ đã được cập nhật.

Số 60A, Hoàng Văn Thụ, Phường 9, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Hình 1.2.1.Toà soạn Báo Tuổi Trẻ (Nguồn: Nguyễn Thị Hoài)

1.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Báo Tuổi Trẻ là cơ quan ngôn luận của Thành đoàn Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh).

NỘI DUNG TRẢI NGHIỆM

QUY TRÌNH THỰC HIỆN CỦA CÁC VỊ TRÍ ĐƯỢC GIỚI THIỆU Ở ĐÀI PHÁT THANH- TRUYỀN HÌNH BÌNH DƯƠNG

2.1.1 Quy trình làm việc của phòng kĩ thuật.

Hì nh 2.1.1.1: Sinh viên thu tại phòng kĩ thuật

Tại phòng kỹ thuật của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Bình Dương, các quy trình làm việc gồm các bước sau:

1 Kích hoạt và kiểm tra thiết bị kỹ thuật: Đảm bảo rằng tất cả các thiết bị kỹ thuật như máy phát sóng, máy thu sóng, máy ghi âm, mixer audio, máy phát video đều hoạt động bình thường và được kết nối đúng cách.

2 Kiểm tra chất lượng âm thanh và hình ảnh: Đảm bảo rằng chất lượng âm thanh và hình ảnh đều ổn định và rõ ràng trước khi phát sóng.

3 Kiểm tra mạng và kết nối internet: Đảm bảo rằng mạng và kết nối internet ổn định để truyền tải tín hiệu phát sóng một cách liên tục và không bị gián đoạn.

4 Điều chỉnh và kiểm tra tần số sóng: Đảm bảo rằng tần số sóng được điều chỉnh

38 chính xác và không bị nhiễu hoặc gây ảnh hưởng đến chất lượng phát sóng.

5 Tương tác và hỗ trợ với các nhóm khác: Phòng kỹ thuật cần phải liên kết và hỗ trợ với các bộ phận khác như đạo diễn, sản xuất, quay phim, việc phát sóng được diễn ra một cách suôn sẻ và chất lượng.

6 Xử lý các sự cố kỹ thuật: Nếu xảy ra sự cố kỹ thuật, phòng kỹ thuật cần phải nhanh chóng xác định và giải quyết vấn đề để không ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu suất của phát sóng.

2.1.2.Quy trình làm việc của phòng thu âm

Hình 2.1.2.1 : Trang thiết bị tại phòng thu âm

Quy trình làm việc của phòng thu âm tại Đài phát thanh truyền hình Bình Dương có thể bao gồm các bước sau:

1 Xác định mục tiêu: Trước khi bắt đầu thu âm, cần phải có mục tiêu cụ thể về sản phẩm kịch bản cần tạo ra.

2 Thiết lập các thiết bị âm thanh: Lời dẫn cần được thu âm bằng các thiết bị âm thanh chuyên nghiệp như micro, mixer, loa monitor, và máy ghi âm.

3 Sắp xếp không gian: Phòng thu âm cần phải có âm thanh tốt và không gian thoáng đãng để thu âm hiệu quả.

4 Ghi âm và chỉnh sửa: Sau khi thiết lập các thiết bị, thu âm bắt đầu và cần chỉnh sửa âm thanh để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.

5 Mix và master: Sau khi ghi âm xong, cần mix và master để tinh chỉnh âm thanh và tạo ra một bản thu hoàn hảo.

6 Kiểm tra lại và hoàn thiện: Cuối cùng, cần kiểm tra lại sản phẩm âm thanh sau khi hoàn thành để đảm bảo chất lượng và hoàn thiện các chi tiết cuối cùng.

2.1.3 Quy trình làm việc tại phòng dựng hình.

Quy trình làm việc của phòng dựng phim, hay còn gọi là phòng post-production, bao gồm các bước chính sau đây:

Hình 2.1.3 : Phòng dựng hình với các trang thiết bị hỗ trợ

1 Thu thập footage: Đây là quá trình bắt đầu từ việc thu thập các cảnh quay từ máy quay, camera hoặc các nguồn khác.

2 Import footage: Sau khi thu thập footage, người dựng sẽ import tất cả các cảnh

40 quay và tài liệu từ các thiết bị lưu trữ vào máy tính hoặc phần mềm dựng phim.

3 Chọn lọc và sắp xếp footage: Người dựng sẽ xem qua tất cả footage để chọn lọc những cảnh quay đáng giá và sắp xếp chúng theo thứ tự phù hợp với kịch bản.

4 Cắt ghép (Editing): Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình dựng phim Người dựng sẽ cắt ghép các cảnh quay, thêm hiệu ứng, âm thanh, và hình ảnh để tạo ra sản phẩm cuối cùng.

5 Hiệu chỉnh màu sắc và ánh sáng (Color grading) Sau khi cắt ghép, người dựng sẽ chỉnh sửa màu sắc và ánh sáng của video để tạo ra một bản final với màu sắc đẹp và thích hợp.

6 Thêm hiệu ứng đặc biệt (VFX): Nếu cần, người dựng sẽ thêm các hiệu ứng đặc biệt để tăng tính thẩm mỹ hoặc hiệu quả của video.

7 Thêm âm thanh (Sound design): Sau khi có video, người dựng sẽ thêm âm thanh, nhạc nền, tiếng kêu và các yếu tố khác để tạo ra một âm thanh hoàn chỉnh cho video.

8 Xuất bản (Export): Cuối cùng, sau khi tất cả các bước trên đã hoàn thành, video sẽ được xuất bản ở định dạng cuối cùng để phát hành hoặc phát sóng.

TÒA SOẠN BÁO TUỔI TRẺ

Tại lầu 7 của tờ Báo Tuổi Trẻ, khu vực trung tâm là nơi làm việc chính, nơi tập trung sản xuất toàn bộ nội dung báo, bao gồm các ban như Ban Thể Thao, Ban Quốc Tế, Ban Phóng Sự và Kí.

Sự, Ban Chính Trị, Xã Hội, Ban Thanh Niên, Ban Giáo Dục, Ban Văn Hóa - Nghệ Thuật,Ban Kinh Tế và Phòng ảnh.

Hình 2.3.1: Văn phòng Báo Tuổi Trẻ

Mỗi ban của Báo Tuổi Trẻ có khu vực phòng riêng, nhưng khi làm việc hoặc họp, tất cả đều tập trung tại lầu 7, nơi sản xuất nội dung báo giấy và tin bài Ngoài ra, báo còn có bộ phận kỹ thuật số chuyên về hình ảnh, video, audio, podcast và các nền tảng mạng xã hội khác.

Hình 2.3.2: Các sản phẩm báo của Báo Tuổi

 Quy trình sản xuất toàn bộ nội dung báo giấy, tin bài của Báo Tuổi Trẻ

Quy trình sản xuất toàn bộ nội dung báo giấy của Báo Tuổi Trẻ bao gồm các bước chính sau:

1 Thu thập tin tức: Báo Tuổi Trẻ có một đội ngũ phóng viên và nhà báo chuyên nghiệp, họ sẽ thu thập tin tức từ nhiều nguồn khác nhau như phỏng vấn, diễn biến sự kiện, thông tin từ cơ quan chính phủ, doanh nghiệp hay cộng đồng.

2 Biên tập nội dung: Sau khi thu thập thông tin, các thông tin sẽ được biên tập viên chính trị, kinh tế, xã hội… tiến hành biên tập, làm sáng tỏ, hợp nhất và viết lại theo kiểu bài báo

3 Dàn bản: Các bài báo được sắp xếp và dàn bố trong bản tin của báo, cùng với các ảnh, tựa đề, tiêu đề, thẻ chú và bìa báo.

4 Thiết kế bản in: Việc thiết kế bản in bao gồm việc chọn font chữ, màu sắc, hình

43 ảnh và bố trí các phần tử trên trang báo để tạo nên ấn tượng và hấp dẫn cho người đọc.

5 In ấn: Sau khi đã hoàn chỉnh bản in, bản tin sẽ được chuyển đến công ty in ấn để tiến hành in ra giấy.

6 Giao báo: Cuối cùng, báo sau khi đã in sẽ được phân phối và giao cho người đọc qua các kênh phân phối như bưu điện, nhà sách, đại lý bán báo hoặc trực tuyến.

Quy trình trên sẽ được lặp đi lặp lại hàng ngày để tạo ra các bản tin báo mới nhất và đáng tin cậy dành cho độc giả.

KẾT QUẢ CHUYẾN TRẢI NGHIỆM

Sau chuyến thăm Đài phát thanh - Truyền hình Bình Dương và Tòa soạn Báo Tuổi Trẻ, chúng tôi đã thu nhận nhiều bài học quý giá Mỗi chuyến đi không chỉ giúp mở rộng kiến thức mà còn tạo cơ hội để học hỏi và quan sát các trang thiết bị hiện đại.

Chuyến đi đã giúp sinh viên quan sát và hiểu rõ quy trình sản xuất ấn phẩm truyền thông, đồng thời gặp gỡ và lắng nghe những chia sẻ từ các chuyên gia trong ngành Họ đã truyền đạt những kinh nghiệm quý báu, giúp sinh viên áp dụng vào nghề nghiệp tương lai Ngoài ra, chuyến đi cũng phát triển kỹ năng giao tiếp trong môi trường mới và với những người mới Quan trọng nhất, trải nghiệm này đã truyền cảm hứng, tạo động lực học tập và nâng cao sự tự tin cho sinh viên trong công việc sau này.

Chương trình đào tạo ngành Truyền thông đa phương tiện trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết như lên ý tưởng, viết báo, viết kịch bản, nhiếp ảnh và quay phim, giúp họ tự tin tham gia vào công việc tương lai Chương trình cũng giúp sinh viên hiểu rõ quy trình làm việc và nhanh chóng thích nghi với môi trường thực tế Để nâng cao chất lượng đào tạo, cần đổi mới chương trình học theo tiến bộ công nghệ mới nhất và đầu tư vào trang thiết bị hiện đại như máy tính, máy ảnh, phòng dựng hình và studio, tạo điều kiện cho sinh viên làm quen với công nghệ mới, từ đó nâng cao hiệu quả học tập.

45 khi tham gia vào hoạt động trải nghiệm thực tế.

Chuyến đi thực tế tại đài truyền hình đã mang đến cho chúng ta những trải nghiệm quý giá về quy trình làm việc của nhà báo và sản xuất chương trình truyền hình Chúng ta đã nhận thức rõ vai trò quan trọng của trách nhiệm và chuẩn mực nghề nghiệp trong ngành báo chí, cũng như những khó khăn mà các nhà báo phải đối mặt hàng ngày Trải nghiệm này không chỉ giúp chúng ta hiểu hơn về công việc của họ mà còn nhấn mạnh tầm quan trọng của truyền thông trong xã hội và việc cung cấp thông tin chính xác cho công chúng Hy vọng rằng những kiến thức và kỹ năng thu được từ chuyến đi sẽ hỗ trợ chúng ta trong sự nghiệp tương lai trong lĩnh vực báo chí và truyền thông.

Học phần Trải nghiệm nghề nghiệp cung cấp cho sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện những cách tiếp cận mới mẻ và thực tế Qua đó, mỗi cá nhân có cơ hội khám phá kiến thức, kinh nghiệm và hiểu biết quý giá từ chuyến thực tế, góp phần nâng cao kỹ năng nghề nghiệp.

Ngày đăng: 03/12/2024, 11:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w