Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là Bảo tàng chuyên đề nghiên cứu, sưu tầm, lưu trữ, bảo quản và trưng bày những tư liệu, hình ảnh, hiện vật về những chứng tích tội ác và hậu quả của các
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÀI THU HOẠCH TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ
ĐỊA ĐIỂM:
BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH
Giảng viên hướng dẫn: Phạm Văn Lương
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi, thành viên của nhóm 5, xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, lãnh đạo khoa Quản trị Kinh doanh, và đặc biệt là Thầy Phạm Văn Lương đã tạo điều kiện và hỗ trợ chúng tôi trong chuyến tham quan ý nghĩa vừa qua
Chuyến đi đã mang lại cho chúng tôi những trải nghiệm quý báu và hiểu biết sâu sắc về lịch sử đau thương của quê hương thông qua việc thăm quan Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh Sự chuẩn bị kỹ lưỡng và sự hỗ trợ nhiệt tình từ phía Ban Giám hiệu và lãnh đạo khoa đã giúp chúng tôi có một chuyến đi suôn sẻ và ý nghĩa Đặc biệt, chúng tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt đến thầy Phạm Văn Lương -người đã đồng hành và chia sẻ kiến thức vô cùng hữu ích cho chúng tôi trong suốt hành trình Sự tận tâm và sự chia sẻ của thầy Lương đã là nguồn động viên lớn, giúp chúng tôi có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về nội dung của chuyến tham quan Mỗi thành viên trong nhóm đều cảm thấy tự hào và biết ơn về sự hỗ trợ và cơ hội
mà quý Ban Giám hiệu và lãnh đạo khoa đã tạo điều kiện cho chúng tôi Hy vọng rằng những trải nghiệm này sẽ tiếp tục làm phong phú thêm kiến thức của chúng tôi và tạo động lực cho những hành trình học tập sắp tới
Chân thành cảm ơn và trân trọng – Nhóm 5!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2024
Trang 4MỤC LỤC
I MỞ ĐẦU 5
II NỘI DUNG 6
A Khái quát về bảo tàng 6
B Lịch sử hình thành 7
C Tìm hiểu chuyên đề: “Hậu quả của chất độc màu da cam” 8
III CẢM NHẬN – LIÊN HỆ BẢN THÂN 15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
Trang 5I MỞ ĐẦU
"Dân ta phải biết sử ta, Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam" – những câu thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là những dòng văn từ trang sách lịch sử, mà là tâm huyết của một người lãnh tụ đặc biệt với ý nghĩa sâu sắc về việc hiểu biết và trân trọng lịch sử dân tộc Trong thời đại mà chúng ta đang sống, ý nghĩa của những câu thơ này ngày càng trở nên quan trọng hơn, khi chúng ta cần nhìn lại quá khứ để xây dựng tương lai
Bác Hồ đã nhấn mạnh rằng, "phải biết lịch sử một cách tường tận, rõ ràng, cụ thể." Điều này không chỉ là một sự khuyến khích mà còn là một trách nhiệm, một nhiệm
vụ của mỗi công dân Không có lý do gì nhóm chúng tôi lại không chấp nhận nhiệm
vụ đó, vì đó không chỉ là việc của thế hệ này, mà còn là trách nhiệm đối với thế hệ tương lai
Bản thân nhóm chúng tôi, như nhiều người khác, tự hào được làm người Việt Nam, được lớn lên trong một quốc gia với lịch sử đầy biến động và đấu tranh Sự hiểu biết sâu sắc về những thế hệ đi trước, về những người lính và nhân dân đã hy sinh cho tự do, đã làm cho chúng tôi luôn biết ơn và tôn trọng
Chuyến thăm quan Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là một hành trình trở về quá khứ, nhìn lại những chặng đường đầy thách thức và những chiến tích đáng kính ngưỡng Toạ lạc tại 28 Võ Văn Tần, nơi này là kho báu chứa đựng những đồ vật, hình ảnh, và chứng tích sống động về những thời kỳ đau thương và đau khổ nhất của dân tộc
Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, với sự phong phú và đa dạng trong việc trình bày lịch sử, là không gian quý báu để nhóm chúng tôi tìm hiểu và cảm nhận Dù là những vết thương lòng, những ký ức khó quên, nhưng chúng tôi cũng thấy niềm tự hào và lòng kính trọng trước tinh thần đoàn kết và chiến đấu cho tự do
Nhóm chúng tôi, sau chuyến thăm quan này, không chỉ là những người biết sử một cách tường tận, mà còn là những người hiểu sâu hơn về tình yêu quê hương và ý nghĩa của hòa bình Hãy cùng nhau chia sẻ những ấn tượng và cảm nhận từ cuộc
Trang 6hành trình này, để chúng tôi có thêm động lực và trách nhiệm trong việc xây dựng một tương lai tươi sáng cho đất nước
II NỘI DUNG
A Khái quát về bảo tàng
Hình 1: Bảo tàng chứng tích chiến tranh
- Tên chính thức: Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh (War Remnants Museum)
- Địa chỉ: số 28 đường Võ Văn Tần, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
- Ngày thành lập: 4 tháng 9 năm 1975 Tính đến nay bảo tàng đã mở cửa phục vụ được 49 năm và bảo tàng đã tiếp đón 23 triệu lượt khách tham quan Hiện nay, mỗi năm trung bình có 1 triệu khách đến tham quan bảo tàng
- Trang Web: www.baotangchungtichchientranh.vn
Trang 7- Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, là thành viên của hệ thống Bảo tàng vì hòa bình thế giới
và Hội đồng các bảo tàng thế giới (ICOM)
Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là Bảo tàng chuyên đề nghiên cứu, sưu tầm, lưu trữ, bảo quản và trưng bày những tư liệu, hình ảnh, hiện vật về những chứng tích tội ác và hậu quả của các cuộc chiến tranh mà các thế lực xâm lược đã gây ra đối với Việt Nam Bảo tàng lưu giữ hơn 20.000 tài liệu, hiện vật và phim ảnh, trong đó hơn 1.500 tài liệu, hiện vật, phim ảnh đã được đưa vào giới thiệu ở 8 chuyên đề trưng bày thường xuyên:
- Chuyên đề "Những sự thật lịch sử"
- Chuyên đề "Hồi Niệm - Bộ sưu tập ảnh về chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam”
- Chuyên đề "Việt Nam - Chiến tranh và hòa bình"
- Chuyên đề "Tội ác chiến tranh xâm lược"
- Chuyên đề "Hậu quả chất độc da cam/dioxin trong chiến tranh xâm lược Việt Nam"
- Chuyên đề "Chế độ lao tù trong chiến tranh xâm lược Việt Nam"
- Chuyên đề "Thế giới ủng hộ Việt Nam kháng chiến"
- Chuyên đề "Hiện vật vũ khí trưng bày ngoài trời"
- Phòng trải nghiệm dành cho thiếu nhi: "Bồ Câu Trắng”
B Lịch sử hình thành
Chiến tranh đã qua đi gần nửa thế kỷ, những vết thương cũng theo năm tháng mà lành lặn trở lại Nhưng những đau thương, những mất mát nó vẫn còn tồn tại cho tới ngày hôm nay, cuộc sống cùng cực cũng như tinh thần bất khuất, kiên cường
của ông cha ta vẫn là những kí ức không thể nào quên Bảo tàng chứng tích chiến
tranh, như một cuốn phim kể về những trận chiến đầy hào hùng, vang dội của dân tộc ta, nhưng bên cạnh đó cũng là những tổn thương, những sự hy sinh của hàng ngàn, hàng vạn người con dân Việt Nam
Trang 8Sau khi thống nhất hai miền, ngày 04/09/1975 Nhà Trưng bày tội ác Mỹ - Ngụy được mở cửa để lưu lại những chứng tích của chiến tranh, từ kháng chiến chống Pháp đến kháng chiến chống Mỹ Sau đó, nơi đây được đổi tên thành Nhà Trưng bày Tội ác Chiến tranh xâm lược vào ngày 10/11/1990 Đến ngày 04/07/1995 thì chính thức trở thành Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh
Gần 50 năm hoạt động, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh đã đón tiếp hơn 23 triệu lượt khách đến tham quan, cả trong và ngoài nước Đến nay, bảo tàng đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng 3 vào năm 1995, Huân chương Lao động hạng 2 vào năm 2001
Năm 2002, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh được đầu tư xây dựng để hiện đại hóa toàn diện, phục vụ khách tham quan tốt hơn Ngày 30/4/2010, quá trình tu bổ, sửa chữa được hoàn thành Bảo tàng xây dựng thêm khu trưng bày mới, mở rộng thêm
cả các hiện vật, tư liệu, phim ảnh khắc họa thời kỳ xâm lược của Pháp – Nhật và thời kỳ xây dựng đất nước sau chiến tranh
C Tìm hiểu chuyên đề: “Hậu quả của chất độc màu da cam”
Trang 9Hình 2: Khu trưng bày chuyên đề “Hậu quả của chất độc màu da
cam” tại bảo tàng.
Chất độc da cam (viết tắt: CĐDC, tiếng Anh: Agent Orange - Tác nhân da cam), là tên gọi của một loại chất thuốc diệt cỏ và làm rụng lá cây được quân đội Hoa Kỳ sử dụng tại Việt Nam trong chiến dịch Ranch Hand, một phần của chiến tranh hóa học của Hoa Kỳ trong thời kỳ chiến Tranh Việt Nam Chất này không có màu và được chứa trong các thùng màu da cam (do vậy trong vụ kiện hậu quả của
nó được gọi nhầm là chất độc màu da cam).Chất này đã được Hoa Kỳ sử dụng quy
mô lớn trong những năm từ 1961 đến 1971, khiến nhiều vùng ở Việt Nam bị nhiễm độc nghiêm trọng Các cơ quan y tế ở Việt Nam ước tính khoảng 400.000 người đã bị giết hoặc tàn tật, khoảng 500.000 trẻ em sinh ra bị dị dạng, dị tật bởi chất độc hóa học này Hội chữ thập đỏ Việt Nam ước lượng khoảng 1 triệu nạn nhân Việt Nam đã bị tàn phế hoặc bệnh tật vì chất độc da cam Chất độc da cam còn làm tổn thương sức khỏe của những người lính Mỹ cũng như các binh lính đồng minh của
Mỹ (Úc, Hàn Quốc…) đã có tiếp xúc với chất này, cũng như con cháu họ Tính đến nay, các tổ chức cựu binh Mỹ, Úc, Hàn Quốc đã khởi kiện và được bồi thường, nhưng các nạn nhân chất da cam tại Việt Nam thì bị xử thua kiện
Trang 10Hình 3: Các loại chất diệt cỏ quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt
Nam (1961 – 1971)
Các nhà khoa học trên thế giới đã khẳng định, chỉ phần tỷ gram dioxin có thể lập tức gây chết người, cần 85 gram/dioxin (bằng một thìa súp) có thể giết chết 8 triệu người dân của một thành phố và các Viện sĩ Hàn lâm Khoa học, viện Hàn lâm Y học Hoa Kỳ đã thừa nhận nhiều loại bệnh liên quan tới chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam Thảm họa da cam với biết bao thảm cảnh không sao kể xiết Vô số nạn nhân phải chết vì độc, hàng trăm nghìn người đang vật lộn với bệnh tật hiểm nghèo, chất độc da cam/dioxin có thể gây tổn thương đa dạng và phức tạp trên tất cả các
Trang 11bộ máy sinh lý của cơ thể, gây ung thư da, gan, tuyến giáp, đái tháo đường, nội tiết, thần kinh ; gây đột biến gen và nhiễm sắc thể, từ đó gây nên các dị tật bẩm sinh, các tai biến sinh sản
Tác động đến môi trường
Từ năm 1961 đến năm 1971, chỉ trong vòng 10 năm, quân đội Mỹ đã tiến hành 19.905 phi vụ, phun rải khoảng 80 triệu lít chất độc hóa học, 61% trong đó là chất
da cam chứa 366 kg dioxin xuống gần 26.000 thôn bản, với diện tích hơn 3,06 triệu ha; trong đó có 86% diện tích bị phun rải hơn 2 lần, 11% diện tích bị phun rải hơn
10 lần Bắc Trung Bộ, duyên hải Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ đều bị ảnh hưởng, trong đó, Đông Nam Bộ là vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất (56% diện tích tự nhiên bị phun rải)
Trang 12Hình 4: Bản đồ những vùng bị rải chất độc hóa học trong chiến tranh Đông Dương
II trưng bày tại bảo tàng.
Với một lượng khổng lồ chất độc hóa học phun rải lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài như vậy dẫn đến:
● Môi trường bị ô nhiễm nặng nề
● Các hệ sinh thái bị đảo lộn
● Nhiều loài thực vật và động vật bị tiêu diệt
● Rừng bị tàn phá nặng nề nên chức năng bảo vệ môi trường của rừng phòng
hộ đầu nguồn của 28 lưu vực sông cũng bị phá vỡ
● Nhiều thiệt hại rất lớn đến nền kinh tế
Hình 5: Vùng đất Vĩnh Linh bị tàn phá bởi bom đạn, chất độc hoá học và
chất làm rụng lá cây.
Trang 13Tác động đời sống và sức khỏe con người
Hình 6: Các nạn nhân của chất độc màu da cam.
Theo số liệu thống kê của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, ở Việt Nam có 4,8 triệu người bị nhiễm chất độc hóa học, bao gồm cả những người tham gia kháng chiến và người dân sinh sống trên địa bàn bị rải chất độc hóa học Việc
sử dụng chất da cam/dioxin ở chiến trường trong suốt 10 năm không chỉ huỷ hoại môi trường, các hệ sinh thái mà còn để lại hệ lụy đau lòng đến sức khỏe con người Việt Nam trong suốt 60 năm qua:
● Vô số nạn nhân phải chết vì độc
● Hàng trăm nghìn người đang vật lộn với bệnh tật hiểm nghèo
● Chất độc da cam/ dioxin có thể gây tổn thương đa dạng và phức tạp trên tất
cả các bộ máy sinh lý của cơ thể
● Gây ung thư da, gan, tuyến giáp, đái tháo đường, nội tiết, thần kinh ; gây đột biến gen và nhiễm sắc thể, từ đó gây nên các dị tật bẩm sinh, các tai biến sinh sản
Trang 14Đáng nói là chất độc da cam có thể di truyền qua nhiều thế hệ và ở Việt Nam di chứng da cam đã truyền sang thế hệ thứ 4
Hình 7: Người mẹ bị rải trực tiếp chất độc da cam/dioxin và người con bị khuyết
tật tay.
Khắc phục hậu quả chất độc màu da cam.
Về môi trường, công tác khắc phục hậu quả chất độc màu da cam tập trung vào 3 điểm nóng: sân bay Đà Nẵng, sân bay Phù Cát (Bình Định), sân bay Biên Hòa (Đồng Nai) Cơ quan phát triển Hoa Kỳ USAID đã cùng Bộ Quốc phòng Việt Nam khởi động Dự án tẩy độc sân bay Đà Nẵng trị giá 43 triệu USD và sân bay Biên Hòa trị giá
390 triệu USD Hoạt động nhằm giảm thiểu khả năng ảnh hưởng của chất độc hóa học dioxin tới sức khỏe người dân và môi trường xung quanh Và công tác nghiên
Trang 15cứu giải độc, điều trị bệnh tật do dioxin gây ra đối với sức khỏe con người đã đạt được những thành tựu nhất định
Về chế độ, chính sách đối với nạn nhân chất độc da cam, kể từ năm 1998 đến nay,
Ủy Ban Thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh ưu đãi người có công, trong đó quy định người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con, cháu họ được hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước Hàng loạt chính sách của Nhà nước được ban hành thể hiện sự quan tâm hơn nữa đến người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học Hằng năm, Nhà nước ta đã giành khoản ngân sách hơn 10 nghìn tỷ đồng để trợ cấp hằng tháng, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, dạy nghề cho nạn nhân chất độc da cam, hỗ trợ những vùng đặc biệt khó khăn do bị ảnh hưởng nặng nề của chất độc da cam
Ngày 25/6/2004, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tổ chức Hội nghị Vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam Hội nghị thống nhất lấy ngày 10/8 hằng năm là Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam
III CẢM NHẬN – LIÊN HỆ BẢN THÂN
Chuyến đi của tôi đến Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh đã để lại trong tâm trí tôi một bài học đau lòng về chất độc màu da cam Đó là một chuyên đề mà tôi đã từng nghe nói, nhưng không thể nào tưởng tượng được những tác động khủng khiếp mà nó đã gây ra Trải qua những trưng bày và câu chuyện đầy cảm xúc, tôi
đã nhận thấy sự tàn phá vô tận mà chất độc màu da cam mang lại cho con người
và môi trường
Trước khi tới Bảo tàng, tôi đã đọc nhiều về chất độc màu da cam và những hậu quả kinh hoàng mà nó gây ra Tuy nhiên, không gì có thể so sánh được với việc nhìn
Trang 16thấy trực tiếp những hình ảnh và nghe các câu chuyện của những người bị ảnh hưởng Tôi cảm nhận được sự đau đớn và đau khổ của họ, và cảm thấy lòng mình nặng trĩu
Những bức ảnh trưng bày trong bảo tàng làm tôi bàng hoàng Nhìn những người dân vùng nông thôn bị biến dạng hoàn toàn, với những dấu vết đau lòng trên cơ thể, tôi không thể tin được rằng chúng là kết quả của một loại chất độc đã được sử dụng trong một cuộc chiến tranh Những hình ảnh đó là những minh chứng tàn nhẫn về sự tàn phá của con người lên con người
Nghe các câu chuyện của những nạn nhân, tôi cảm nhận được sự khó khăn và sự chịu đựng của họ hàng ngày Họ phải sống với những hạn chế về sức khỏe và khả năng di chuyển, và đối mặt với sự phân biệt đối xử trong xã hội Nhưng dù khó khăn đến đâu, tôi đã cảm nhận được sự kiên nhẫn và tình yêu thương mà họ dành cho nhau Điều đó thật đáng ngưỡng mộ và gợi lên trong tôi sự tôn trọng sâu sắc Bên cạnh những tác động lên con người, chất độc màu da cam cũng gây hủy hoại môi trường Những cánh đồng cây trái, những cánh đồng lúa mì đã bị chết cháy, và đất đai trở nên cằn cỗi Điều này làm tôi nhận ra sự liên kết sâu sắc giữa con người
và môi trường Chúng ta không thể tồn tại mà không có môi trường lành mạnh và bền vững
Chuyến đi đến Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh đã làm cho tôi nhận thức rõ hơn
về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và tránh sử dụng các chất độc có hại Chúng ta cần phải học từ quá khứ để không tái lặp lại những sai lầm đau lòng Chúng ta phải xây dựng một tương lai mới sự phát triển bền vững, tôn trọng môi trường và chăm sóc cho sức khỏe của con người
Chất độc màu da cam là một trong những bi kịch của cuộc sống, và chúng ta không thể ngồi im và chứng kiến nó tiếp tục cướp đi niềm vui và sức khỏe của hàng ngàn con người Chúng ta cần phải đứng lên, tạo ra những thay đổi và đảm bảo rằng những người bị ảnh hưởng được hỗ trợ và chăm sóc tốt nhất
Từ chuyến đi này, tôi đã học được rằng sự nhạy bén và ý thức của chúng ta về các vấn đề môi trường và sức khỏe con người là vô cùng quan trọng Chúng ta cần phải