1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo bài thu hoạch tham quan bảo tàng chứng tích chiến tranh

23 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Bài Thu Hoạch Tham Quan Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh
Tác giả Nguyễn Phạm Thanh Thanh, Cao Nguyễn Bửu Phúc, Nguyễn Duy Thanh, Võ Nguyễn Triệu Tiền, Mai Trần Như Ý, Trần Phạm Tường Vi, Nguyễn Quỳnh Như Tâm
Trường học Trường Đại Học Mở Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Ngoại Ngữ
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 1,73 MB

Nội dung

Qua quá trình tham quan bảo tàng, chúng em được tận mắt chứng kiến những hiện vật, hình ảnh về hậu quả mà chiến tranh để lại cho nhân dân ta.. Hồi niệm – Bộ ảnh ghi lại chiến tranh xâm l

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP HỒ CHÍ MINH

KHOA: NGOẠI NGỮ

-o0o -

BÁO BÁO MÔN HỌC LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

(Phần thực hành “điển cứu” - Đi bảo tàng)

TÊN BÀI BÁO CÁO

BÀI THU HOẠCH THAM QUAN

BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH

Họ tên sinh viên: 1 Nguyễn Phạm Thanh Thanh - 2257010100

2 Cao Nguyễn Bửu Phúc - 2257010089

3 Nguyễn Duy Thanh - 2257010099

4 Võ Nguyễn Triệu Tiền - 2257010126

Trang 2

PHẦN 1: MỤC LỤC

PHẦN 2: MỞ ĐẦU 4

2.1 Lời mở đầu 4

2.2 Lời cảm ơn 4

PHẦN 3: NỘI DUNG 6

3.1 Lịch sử bảo tàng chứng tích chiến tranh 6

3.1.1 Lịch sử hình thành 6

3.1.1.1 Thời nhà Nguyễn 6

3.1.1.2 Thời kì 1859 – 1975 7

3.1.1.3 Sau năm 1975 7

3.1.2 Địa điểm 8

3.1.3 Kiến trúc 8

3.2 Chuyên đề báo cáo 3.2.1 Chuyên đề 1: Những sự thật lịch sử 8

3.2.2 Chuyên đề 2: Hồi niệm 8

3.2.2.1 Hồi niệm – Bộ ảnh ghi lại chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam 8

3.2.2.2 Hình ảnh sưu tập chuyên đề Hồi Niệm 9

3.2.3 Chuyên đề 3: Việt Nam – Chiến tranh và hòa bình 11

3.2.4 Chuyên đề 4: Chất độc da cam trong chiến tranh ở Việt Nam 12

3.2.5 Chuyên đề 5: Tội ác chiến tranh xâm lược 13

3.2.5.1 Sơ lược 13

3.2.5.2 Tận cùng của tội ác 13

3.2.5.3 Hậu quả 15

3.2.6 Chuyên đề 6: Hậu quả chất độc da cam 3.2.6.1 Sơ lược 15

3.2.6.2 Quá trình 15

3.2.6.3 Hậu quả 15

3.2.7 Chuyên đề 7: Thế giới ủng hộ Việt Nam kháng chiến chống Mỹ 1954 – 1975 17

3.2.8 Chuyên đề 8: Chế độ lao tù trong chiến tranh xâm lược Việt Nam 18

3.3.9 Chuyên đề 9: Trưng bày ngoài trời 19

PHẦN 4: KẾT LUẬN 22

Trang 3

1 Cảm nhận cá nhân 22

2 Nội dung và ý nghĩa 22

2.1 Triển lãm về chiến tranh và các cuộc xung đột 22

2.2 Chất độc hóa học và tội ác chiến tranh 22

3 Kết luận 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 4

PHẦN 2: MỞ ĐẦU

2.1 Lời mở đầu:

Bảo tàng chứng tích chiến tranh là một nơi mang dấu ấn đặc biệt lưu trữ những chứng tích cũng như những hệ luỵ của chiến trang gây ra cho đất nước Việt Nam chúng ta Và cho dù thời điểm chiến tranh đã kết thúc nhưng vẫn còn để lại nhiều đau thương cho nhân dân cả nước Đồng thời, cùng là nơi ghi lại biết bao dấu ấn sự hy sinh và công lao

to lớn của các anh hùng chiến sĩ dành lại độc lập chủ quyền đất nước hoà bình cho chúng

ta ngày hôm nay Chúng em đã vô cùng tự hào và thương xót khi được cơ hội tham quan bảo tàng Từ đó mà chính bản thân chúng em càng nhận thức được tình yêu quê hương đất nước và trách nhiệm của mình đối với nước nhà

2.2 Lời cảm ơn:

Trước hết chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban giám hiệu trường Đại học

Mở Thành phố Hồ Chí Minh vì đã tạo điều kiện, và cơ hội tốt đề chúng em được tham quan bảo tàng chứng tích chiến tranh Và đồng thời chúng em cũng xin cảm ơn giáo viên

bộ môn là cô Nguyễn Thị Mộng Tuyền đã giảng dạy tận tâm, tận tuỵ và cung cấp cho chúng em rất nhiều kiến thức bổ ích để nhóm có thể lấy đó làm vốn sống và tư liệu cho bài thu hoạch này

Qua quá trình tham quan bảo tàng, chúng em được tận mắt chứng kiến những hiện vật, hình ảnh về hậu quả mà chiến tranh để lại cho nhân dân ta Mỗi hình ảnh và hiện vật đều mang những cột mốc lịch sử và ý nghĩa sâu sắc đối với dân tộc Từ đó chúng em càng thêm yêu quê hương đất nước, đầy tự hào trước những sự hy sinh lớn lao của các anh hùng chiến sĩ con người Việt Nam mang trong mình dòng máu Lạc Hồng

Do chúng em vẫn còn nhiều hạn chế về mặt kiến thức nên không thể tránh khỏi những thiếu sót Chính vì vậy chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, nhận xét

từ cô về bài thu hoạch được trở nên trọn vẹn hơn

Bài báo cáo này sẽ giới thiệu cũng như cung cấp kiến thức và minh chứng chiến tranh đến mọi người vì đây sẽ là minh chưng cho những sự mất mát cũng như là sự hy sinh

Trang 5

của ông cha ta để giữ độc lập nước nhà Mục đích của nghiên cứu này là giúp mọi người nhận thức được những công lao nhưng bi thương do chiến tranh gây ra để từ đó thêm yêu quê hương đất nước rèn giũa những phẩm chất tốt trở thành công dân tốt đóng góp cho đất nước Nghiên cứu được thực hiện thông qua các minh chứng có thật tại bảo tàng chứng tích chiến tranh

Trang 6

- Sau khi lên ngôi, vua Minh Mạng đã cho trùng tu và nâng cấp chùa, thể hiện lòng thành kính đối với nơi mình sinh ra Chùa được trang hoàng lộng lẫy với nhiều hiện vật quý giá, trong đó nổi bật là pho tượng Phật Di Đà bằng vàng

do chính nhà vua dâng cúng

- Tuy nhiên, do biến động lịch sử, chùa Khải Tường đã bị phá hủy vào thời kỳ Pháp thuộc Dù không còn tồn tại, nhưng giá trị lịch sử và văn hóa của ngôi chùa vẫn luôn được ghi nhớ và tôn vinh

Trang 7

- Đến cuối thế kỷ 19, chùa Khải Tường hoàn toàn biến mất, nhường chỗ cho các công trình xây dựng mới Vị trí của chùa ngày nay tương ứng với khu vực của Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

- Số phận bi thảm của chùa Khải Tường là một minh chứng đau lòng cho sự tàn phá của chiến tranh và sự mất mát của di sản văn hóa dân tộc Việc quân Pháp chiếm đóng, phá hủy và biến đổi mục đích sử dụng của ngôi chùa đã gây ra những tổn thất không thể khắc phục, làm mất đi một phần hồn của người dân Việt Nam

3.1.1.3 Sau năm 1975

- Ngay sau ngày thống nhất đất nước, để tưởng nhớ những hy sinh to lớn của dân tộc và tố cáo tội ác chiến tranh xâm lược, Thành phố Hồ Chí Minh đã

quyết định thành lập Nhà trưng bày tội ác Mỹ - Ngụy

- Qua nhiều giai đoạn phát triển, từ một nhà trưng bày nhỏ ban đầu, đơn vị này

đã trở thành Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh như ngày nay Đến ngày 10/11/1990, Nhà trưng bày tội ác Mỹ - Ngụy được đổi tên là Nhà trưng bày tội ác chiến tranh xâm lược Ngày 04/7/1995, Nhà trưng bày được chuyển đổi thành Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh

- Bảo tàng không chỉ là nơi lưu giữ những hiện vật, hình ảnh đau thương của chiến tranh mà còn là trung tâm nghiên cứu, giáo dục về lịch sử và hậu quả

của chiến tranh

Trang 8

- Năm 2002, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh khởi công xây dựng tòa nhà trưng bày mới ngay trên nền đất cũ Quá trình thi công kéo dài đến tháng 3 năm

2010 và công trình xây dựng mới được khánh thành vào ngày 28 tháng 4 năm

2010

- Với những nỗ lực không ngừng, Bảo tàng đã trở thành một địa chỉ đỏ, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước, góp phần giáo dục thế hệ trẻ về truyền

thống yêu nước và ý nghĩa của hòa bình

3.1.2 Địa điểm: Bảo tang chứng tích chiến tranh tọa lạc ở số 28 đường Võ

Văn Tần, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh

3.1.3 Kiến trúc:

- Kiến trúc của Bảo tàng được lấy cảm hứng từ các địa điểm quân sự trong chiến tranh, với các bức tường đá, vách đá, sàn bê tông, tôn lợp mái và cửa sổ nhỏ, tạo nên một không gian rất đặc trưng và bắt mắt

- Lối thiết kế của Bảo tàng cũng rất chú trọng đến việc trưng bày các hiện vật

- Sau khi thực dân Pháp thất bại, quân đội Mỹ trực tiếp can thiệp, phá hoại Hiệp định Giơnevơ, tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược ở cả hai miền Nam và Bắc Việt Nam Trong chiến tranh, chính quyền Mỹ đã huy động một lực lượng quân sự khổng lồ với trên 6 triệu lượt quân, trên 14 triệu 300.000 tấn bom đạn, tiêu phí 676 tỉ đô la

Trang 9

Máy bay ném bom chiến lược 8 động cơ B-52 được trang bị các phương tiện dẫn đường, ném bom rải thảm và tác chiến điện tử hiện đại, có thể ném bom ở độ cao trên 9.100 mét với trọng lượng bom

trên 27 tấn

- Ngày 30/4/1975, cuộc chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam thắng lợi hoàn toàn Cựu Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mc.Namara đã thú nhận: "Chúng tôi đã sai lầm, sai lầm khủng khiếp Chúng tôi mặc nợ các thế hệ tương lai trong việc giải thích tại sao sai lầm như vậy" Chính sự sai lầm đó đã gây ra những hậu quả tàn khóc và những hệ luỵ vô cùng nặng nề cho đất nước và nhân dân Việt Nam"

3.2.2 Chuyên đề 2: Hồi niệm

3.2.2.1 Hồi niệm – Bộ ảnh ghi lại chiến tranh xâm lược của Mỹ ở

Việt Nam

- Với những vết tích còn sót lại trong quá trình chiến tranh khốc liệt, phòng Hồi Niệm như một minh chứng lịch sử, đưa thế hệ trẻ đến với lịch sử dân tộc một cách sâu sắc nhưng lại vô cùng tự nhiên

- Những hình ảnh chân thực, những dòng chú thích rõ rang từ ngày giờ đến địa điểm,… chính là những thước phim sống động nhất cho lớp trẻ để thấu hiểu hơn những gì mà cha ông đã hi sinh anh dung cho nền độc lập

- Đến với chuyên đề Hồi Niệm, sinh viên nói riêng và người Việt Nam nói chung không khỏi nghẹn lòng với những bức ảnh khắc học rõ nét tội ác thấu trời của giặc ngoại xâm đã dày vò hàng triệu người Việt Nam yêu nước

Trang 10

3.2.2.2 Hình ảnh sưu tập chuyên đề Hồi Niệm

Khu chuyên đề Hồi niệm

Một số bức ảnh trong phòng chuyên đề Hoài niệm

Trang 11

Các phóng viên chiến trường đã tử nạn trong chiến tranh Đông Dương

3.2.3 Chuyên đề 3: Việt Nam – Chiến tranh và hòa bình

- Được có cơ hội tham quan Bảo tàng Chứng tích chiến tranh là cơ hội để chúng

em cảm nhận cũng như hiểu sâu sắc hơn sự khốc liệt của chiến tranh, sự đau thương mất mát, đồng thời ta thấy được những bức ảnh trong triển lãm không chỉ thể hiện khía cạnh chiến tranh mà còn tập trung vào chủ đề hoà bình, nắm bắt những khoảnh khắc của cuộc sống sau chiến tranh. Ở chuyên đề này

bao gồm 123 ảnh của nhà nhiếp ảnh Nhật Bản Ishikawa Bunyo Tất cả những ảnh này Bảo Tàng Chứng tích chiến tranh được ông Ishikawa Bunyo tặng vào cùng với năm ông mở cuộc triển lãm 260 ảnh tư liệu về Việt Nam mang tên

"Chiến tranh và hoà bình - Việt Nam 35 năm" được tổ chức ở Tokyo và lần lượt ở Osaka, Okinawa, Hokkaido (Nhật Bản) vào năm 1998

Trang 12

Một số tác phẩm của ông Ishikawa Bunyo tặng cho Bảo tàng

3.2.4 Chuyên đề 4: Chất độc da cam trong chiến tranh ở Việt Nam

- Ở chuyên đề này ta thấy được hậu quả nặng nề do chiến tranh mang lại, thậm chí thấy rõ được tội ác của quân Mỹ ở Chuyên đề “Hậu quả chất độc màu da cam” tại bảo tàng là một phần quan trọng trong việc tạo ra nhận thức về những tác động của chất độc da cam đối với người dân Việt Nam Bộ sưu tập này bao gồm 100 bức ảnh, 10 tài liệu và 20 hiện vật

- Những hình ảnh, tài liệu và cả hiện vật phác họa cho ta thấy được hậu quả tàn khốc của chất độc màu da cam, một loại hóa chất quân Mỹ sử dụng trong chiến tranh với Việt Nam Chất độc gây tổn thương nghiêm trọng đến con người, gây những khối u, dị tật, còn ảnh hưởng đến cả đời sau của những người mắc phải chất độc Bên cạnh đó nhìn vào những hình ảnh ta còn thấy được sự kiên cường, mạnh mẽ của những nạn nhân chất độc màu da cam cố gắng vượt qua đau đớn, khó khăn để vương tới cuộc sống tươi đẹp, đồng thời tạo một động lực mạnh mẽ cho những người đang đứng lên bảo vệ tổ quốc và cho con cháu đời sau có thể thấy được sự anh dũng, sự hi sinh quý báu của những bậc anh hùng thời bấy giờ Nhờ vào chuyên đề này giúp gây tác động to lớn đến thế giới về việc

Trang 13

loại bỏ chiến tranh bằng vũ khí sinh học, một loại chiến tranh thật sự tàn bạo

3.2.5 Chuyên đề 5: Tội ác chiến tranh xâm lược

3.2.5.1 Sơ lược

- Chuyên đề gồm 125 ảnh, 22 tài liệu, 243 hiện vật giới thiệu những chứng tích tội ác và hậu quả của chiến tranh xâm lược đối với đất nước và người dân Việt Nam

3.2.5.2 Tận cùng của tội ác

- Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776 có đoạn viết: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc" Thế nhưng khi xâm lược Việt Nam, họ đã đi ngược lại với tuyên ngôn của mình Họ bắt giữ, tra tấn, cưỡng ép, hăm dọa bằng vũ lực với người Việt Kinh điển là vụ thám sát Sơn Mỹ Nhìn những bức ảnh trưng bày, đó chỉ là một bức ảnh, nhưng chất chứa trong đó là bao nhiều con người vô tội hi sinh, nước mắt và máu của đồng bào ta Khiếp sợ trước những cảnh “chết như rạ” của biết bao người, nóng ran trước những ngọn lửa đỏ rực thiêu đốt những ngôi nhà, ngôi làng

Trang 14

- Cuộc xâm lược đi qua, lấy đi tính mạng của 3 triệu người Tàn độc hơn, bọn chúng còn dùng bom hoá học để giết dân ta Hình bên trên chụp được cảnh người lính Mỹ thuộc sư đoàn bộ binh số hai mươi lăm đang xách mảnh xác một chiến sĩ giải phóng vừa bị trúng đạn súng phóng lựu đạn tại tỉnh Tây Ninh vào năm 1967 Trong khi dân ta đang kêu gào khóc thì chúng lại cười sảng khoái và hả hê chụp hình “lưu niệm” chiến công được xem là “hiển hách” bên cạnh một phần thân thể của chiến sĩ ta, chúng lấy xác người để làm chiến lợi phẩm Điều này khiến bản thân tôi cũng thấy rùng mình và ghê rợn trước những hành động man rợ đó

Trang 15

3.2.5.3 Hậu quả

- Chiến tranh đi qua đã để lại hậu quả nghiêm trọng với hơn 3 triệu dân Việt Nam thiệt mạng Hơn 4,8 triệu người bị di chứng chất độc màu da cam/ dioxin,

58 nghìn lính Mỹ thiệt mạng, 300 nghìn lính Mỹ bị tàn phế Những người lính còn sống cũng mang trong mình những tổn thương và ám ảnh tinh thần đến mức phải vào trại thương điên, con mất cha, mẹ mất con, không từ gì có thể miêu tả được sự khủng khiếp của chiến tranh mà Mỹ đã để lại cho toàn thể nhân dân Việt Nam

3.2.6 Chuyên đề 6: Hậu quả chất độc da cam

3.2.6.1 Sơ lược

- Chuyên đề gồm 100 ảnh, 10 tài liệu, 20 hiện vật trưng bày hình ảnh, tư liệu, hiện vật về hậu quả chất độc hoá học do quân đội Mỹ gây ra và sự vượt khó vươn lên của các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam

3.2.6.2 Quá trình

- Trong cuộc chiến tranh xâm lược Nam, quân đội Mỹ đã sử dụng những phương tiện chiến tranh hiện đại và tàn bạo nhất, trong đó có vũ khí hoá học Đặc biệt trong vòng 10 năm (từ năm 1961 đến năm 1971) với chiến dịch

"Ranch Hand", quân đội Mỹ đã tiến hành 19,905 phi vụ, phun rải khoảng 80 triệu lít chất độc hóa học, 61% trong đó là chất da cam, chứa 366kg dioxin, xuống gần 26.000 thôn bản, với diện tích 3,06 triệu ha, bằng gần ¼ tổng diện tích miền nam Việt Nam; trong đó có 86% diện tích bị phun rải hơn 2 lần, 11% diện tích bị phun rải hơn 10 lần

3.2.6.2 Hậu quả

- Chất độc da cam đã làm cho 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm, hơn 3 triệu người là nạn nhân Đặc biệt là chất độc da cam có thể di truyền qua nhiều thế hệ và ở Việt Nam, di chứng da cam đã truyền sang thế hệ thứ 4 Thống kê chưa đầy đủ, hiện cả nước có:

+ Hơn 150.000 nạn nhân thuộc thế hệ thứ 2 + 35.000 nạn nhân thuộc thế hệ thứ 3

Trang 16

+ 2.000 nạn nhân thuộc thế hệ thứ 4

- Ngày 7 /5 /1984, Tòa án Liên bang Brooklyn ở New York công bố một quyết định hòa giải để đổi lấy việc chấm dứt vụ kiện của các cựu chiến binh Mỹ, theo đó các công ty hóa chất Mỹ, trong đó có Dow Chemical và Monsanto, chấp nhận rót 197 triệu USD vào Quỹ đền bù cho các cựu chiến binh Mỹ bị ảnh hưởng chất độc da cam Năm 1996, Chính phủ Mỹ đã thừa nhận những nguy hại mà chất độc da cam gây nên đối với quân nhân Mỹ trong chiến tranh Việt Nam và tuyên bố sẽ đền bù cho họ

Trang 17

- Sống với những khiếm khuyết ấy thật vất vả, nhưng trong căn phòng tưởng chừng chỉ toàn niềm đau ấy vẫn lấp lánh ánh sáng của những cuộc đời đứng trên những điều ấy để vươn lên một cách phi thường Từ nỗ lực của bản thân cùng với sự giúp đỡ của người dân, chính quyền và các tổ chức xã hội, cuộc sống của những nạn nhân chất độc da cam đã thực sự thay đổi Giờ đây, nhiều người đã trở thành tấm gương cho hàng triệu người nhiễm chất độc da cam trên cả nước về ý chí và nghị lực từ chính họ

3.2.7 Chuyên đề 7: Thế giới ủng hộ Việt Nam kháng chiến chống Mỹ

1954 – 1975

- Chuyên đề gồm 100 ảnh, 145 tư liệu hiện vật giới thiệu phong trào nhân dân thế giới (kể cả nhân dân Mỹ) đoàn kết ủng hộ nhân dân Việt Nam kháng chiến chống chiến tranh xâm lược

- Người xem được nhìn thấy những cuộc mít tinh biểu tình, hội nghị hội thảo của nhân dân các nước trên khắp các châu lục phản đối chính quyền Mỹ xâm lược Việt Nam, ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam Nhiều tranh cổ động, biểu ngữ, cờ, truyền đơn và vật phẩm các loại của các

tổ chức và cá nhân khắp thế giới biểu thị tình đoàn kết hữu nghị với nhân dân Việt Nam Bên cạnh đó người xem còn được nhìn thấy những kỉ vật do chính những cựu chiến binh Mỹ đã tham gia chiến tranh Việt Nam tặng Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh để thể hiện sự kính trọng đối với nhân dân Việt Nam,

và sự hối tiếc về việc đã tham gia cuộc chiến tranh phi nghĩa này

- “Chúng ta nhiệt liệt cảm ơn các Đảng Cộng sản và giai cấp công nhân các nước trên thế giới, các phong trào giải phóng dân tộc, các nước dân tộc chủ nghĩa, các nước yêu chuộng hòa bình, các tổ chức dân chủ quốc tế và cả loài người tiến bộ đã đồng tình ủng hộ, cổ vũ mạnh mẽ cuộc kháng chiến chống

Mỹ cứu nước của nhân dân ta.”

Ngày đăng: 10/11/2024, 07:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w