Bảo Tàng được xây dựng cũng là một cách để truyền đạt chân thật nhất hình ảnh Việt Nam trong thời bom đạn, những tội ác mà giặc ngoại xâm đã gây ra nhằm nhắc nhớ cho chúng ta về một thời
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO ĐI THỰC TẾ HỌC PHẦN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
GVHD: ThS Phạm Văn Lương
1 2254080002 Nguyễn Trần Minh Anh
2 2254010047 Diệp Bảo Hoàng
3 2254012036 Lê Chí Cường
4 2254010045 Trần Minh Hiếu
5 2254010028 Hoàng Công Định
6 2254010049 Nguyễn Phi Hùng
7 2254012042 Lâm Phước Đạt
8
9
10
11
2254080006 2254082047 2254082046 2254012095
Nguyễn Thị Thanh Hằng Nguyễn Gia Linh
Nguyễn Đặng Khánh Linh
Nguyễn Minh Hùng
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Lời đầu tiên, Nhóm 6 xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Nhà Trường và Thầy đã tạo điều kiện cho chúng em được có cơ hội đến tham quan Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh Đây là một chuyến đi thực tế vô cùng ý nghĩa, mang lại cho chúng em nhiều giá trị về cuộc sống, được một lần ngắm nhìn những sự kiện đáng giá mà nước Việt Nam đã
đi qua Thấu hiểu, biết ơn và trân trọng tất cả những gì mà thế hệ đi trước gầy dựng Chiến tranh vốn đã lùi xa nhưng lịch sử là điều không thể bị lãng quên Bảo Tàng được xây dựng cũng là một cách để truyền đạt chân thật nhất hình ảnh Việt Nam trong thời bom đạn, những tội ác mà giặc ngoại xâm đã gây ra nhằm nhắc nhớ cho chúng ta về một thời đau thương đã qua để ta biết trân trọng những gì ở hiện tại, biết ơn những chiến sĩ, những con người quả cảm đã hi sinh để xây dựng một đất nước Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Trang 4Thành viên Nhóm 6
I Lý do chọn đề tài
Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ đã rải chất độc hoá học xuống miền Nam, dưới tên gọi là “ Chiến dịch Ranch hand" Quân Mỹ dùng chất có độc tính
Trang 5cao nhất và nguy hiểm nhất là chất 2,3,7,8 tetrcloro dibenzo para điôxin, thường gọi tắt
là TCDD hay Dioxin Đến nay hàng trăm nghìn người đang vật lộn với bệnh tật hiểm nghèo, hàng trăm nghìn trẻ em bị dị dạng, dị tật bẩm sinh, sống đời sống thực vật do
Dioxin gây ra Chiến tranh đã lùi xa đến mấy chục năm rồi, nhưng vết thương cùng những kỷ niệm đi cùng năm tháng khó có thể xóa nhòa Hậu quả của chất độc màu da
cam vẫn dày vò thể xác lẫn tinh thần của đồng bào ta Bài thu hoạch này được thực hiện
để bày tỏ lòng thương xót và biết ơn đối với những mảnh đời bất hạnh ấy cũng nhằm mục đích lan tỏa lòng yêu thương, cũng như tuyên truyền đến những bạn trẻ về tinh thần tích cực góp phần trong công cuộc xoa dịu nỗi đau chất độc màu da cam
Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh được thành lập ngày 04/9/1975, hiện
là thành viên hệ thống các Bảo tàng Việt Nam, các Bảo tàng vì Hòa bình thế giới (INMP) và Hội đồng Quốc tế các Bảo tàng (ICOM) Bảo tàng chuyên nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản và trưng bày về chứng tích tội ác và hậu quả của các cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam Qua đó Bảo tàng kêu gọi công chúng nêu cao ý thức chống chiến tranh phi nghĩa, bảo vệ hòa bình và tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân các nước trên thế giới
Trang 6Để lưu lại những chứng tích anh hùng của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống các thế lực xâm lược, đồng thời để tố cáo những tội ác và nêu bật những hậu quả tàn khốc của cuộc chiến tranh xâm lược, ngày 04/9/1975 Nhà Trưng bày tội ác Mỹ -Ngụy được mở cửa phục vụ công chúng Sau đó, Nhà Trưng bày tội ác Mỹ - -Ngụy được đổi tên thành Nhà Trưng bày Tội ác Chiến tranh xâm lược (ngày 10/11/1990) trước khi trở thành Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh (ngày 4/7/1995)
Bảo tàng lưu giữ hơn 20.000 tài liệu, hiện vật và phim ảnh, trong đó hơn 1.500 tài liệu, hiện vật, phim ảnh đã được đưa vào giới thiệu ở 8 chuyên đề trưng bày thường xuyên Trong 35 năm hoạt động, Bảo tàng đã đón tiếp trên 15 triệu lượt khách tham quan trong
và ngoài nước Hiện nay với khoảng 500.000 lượt khách tham quan mỗi năm, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là một trong những địa chỉ văn hóa du lịch có sức thu hút cao, được sự tín nhiệm của công chúng trong và ngoài nước
Với những thành quả đạt được, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng 3 (năm 1995), Huân chương Lao động hạng 2 (năm 2001)
1 Chất độc màu da cam
Chất độc da cam là tên gọi của một loại chất thuốc diệt cỏ được quân đội Hoa Kỳ sử dụng làm rụng lá cây rừng để quân đội du kích Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam
Trang 7Việt Nam không còn nơi ẩn náu Chất độc da cam thực ra là một chất lỏng trong suốt,
nó được gọi là "chất da cam" vì những thùng phuy dùng để vận chuyển nó được vẽ các sọc có màu da cam Đặc biệt trong vòng 10 năm (từ năm 1961 đến năm 1971), trong Chiến dịch Ranch Hand có tổng cộng 370 kg chất độc dioxin đã được Mỹ rải xuống Việt Nam, gây ô nhiễm không khí, nước, cây trồng và thực phẩm Tác động của chất độc này không chỉ hủy hoại môi trường mà còn gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe con người, bao gồm các vấn đề về di truyền, ung thư, tim mạch, hệ thần kinh và sinh sản
Chuyên đề gồm 100 ảnh, 10 tài liệu, 20 hiện vật đã tái hiện những đau thương, hậu quả kinh hoàng do chất độc hóa học gây ra, đồng thời cũng thể hiện sự vượt khó vươn lên của các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam Thông qua những hình ảnh được
Trang 8trung bày cùng với đó là những câu chuyện về biết bao tấm gương vượt khó Chiến tranh đã để lại trên thân xác họ bao tổn thương, gieo rắc những căn bệnh quái ác khiến
họ khiếm khuyết đi những giác quan Nhưng điều đó không hề là họ khuất phục, có lẽ chất độc kia chẳng thể cướp đi khao khát sống mãnh liệt trong họ, như những chiến sĩ mạnh mẽ, họ vượt lên chính mình, viết tiếp câu chuyện cuộc đời mình đẹp như cõi mơ giữa hiện thực cuộc sống khốc liệt Chính những câu chuyện đó, chính nghị lực kiên cường đó đã trở thành động lực cho chúng ta không ngừng cố gắng không chỉ để phát triển bản thân mà còn đóng góp sức mình xoa dịu những nỗi đau của những “chiến sĩ kém may mắn” kia
Việc tạo ra một không trưng bày hình ảnh, tái hiện và lưu giữ những ký ức đau thương nhưng lại tỏa ra khát vọng sống mạnh mẽ của những nạn nhân chất độc màu da cam mang ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ, giúp họ biết rằng có được Độc lập – Tự do như hôm này không phải dễ nên phải cố mà gìn giữ Rảo bước trong không gian trưng bày, trái tim không thôi xót thương nhưng sâu bên trong lại là niềm tự hào, động lực sống mạnh mẽ được hun đúc từ những tấm gương sáng Bỗng thấy những áp lực mà ta mang trở nên nhẹ tênh, thấy mình may mắn nhường nào khi được sinh ra và lớn lên trong tia nắng ấm của hòa bình, vẫn đủ đầy và khỏe mạnh để ngắm nhìn ngọn cờ đỏ sao vàng bay phấp phới giữa trời xanh không mùi thuốc súng
2 Những tác hại nặng nề đối với Việt Nam
Trang 9Trong cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam, quân đội Mỹ không chỉ dùng các loại bom, đạn,
mà còn sử dụng cả chất độc da cam/dioxin, nhằm triệt hạ nguồn sinh sống của nhân Việt Nam, ngăn chặn bước tiến của các lực lượng vũ trang cách mạng Ngày 10 tháng 8 năm 1961 là ngày đầu tiên quân đội Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh hóa học ở Việt Nam, chỉ trong 10 năm từ năm (1961-1971) quân đội Mỹ đã tiến hành 19.905 phi
vụ, phun rải 80 triệu lít chất độc hóa học, 61% trong đó là chất da cam, chứa 366 kg dioxin xuống 26.000 thôn, bản với diện tích 3,06 triệu ha, bằng gần ¼ tổng diện tích của Miền Nam Việt Nam.( Trong đó có 44 triệu lít da cam/dioxin loại 2,4D và 2,4,5-T), 86% diện tích bị phun rải hơn 2 lần, 11% diện tích bị phun rải hơn 10 lần Chỉ riêng khu vực A Lưới, tỉnh Thừa Thiên -Huế, theo tài liệu được Bộ Quốc phòng Mỹ công bố, khối lượng chất độc da cam giải xuống đây khoảng 434.812 gallon, với một lượng dioxin khoảng 11 kg trong khoảng thời gian từ năm 1965-1970.
Thực tế chứng minh, cuộc chiến tranh hóa học do Mỹ gây ra trên lãnh thổ Việt Nam là cuộc chiến tranh quy mô lớn nhất, dài nhất, gây hậu quả thảm khốc nhất trong lịch sử loài người Chất độc da cam đã tác động mạnh mẽ, lâu dài tới môi trường, các hệ sinh
Trang 10thái và sức khỏe con người Một khối lượng chất độc hóa học khổng lồ phun rải lập đi, lập lại nhiều lần trong một thời gian dài, môi trường bị ô nhiễm nặng nề, một số động vật quý hiếm bị diệt chủng Việc sử dụng chất độc da cam/dioxin trong suốt 10 năm qua
đã gây hậu quả nghiêm trọng không chỉ hủy hoại môi trường, hệ sinh thái mà còn tác động hại đến sức khỏe con người Việt Nam; Chất độc da cam đã làm cho 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm, hơn 3 triệu người là nạn nhân, hàng trăm nghìn nạn nhân đã chết vì nhiễm độc; Hàng trăm ngàn người đang vật lộn với căn bệnh hiểm nghèo như bệnh ung thư da, gan, tuyến giáp, đái tháo đường, thần kinh vv Tác động đột biến gen
và nhiễm sắc thể gây nên dị dạng, dị tật, câm, điếc bẩm sinh, tai biến sinh sản, vô sinh, chủ yếu là ở con, cháu của nạn nhân, làm cho các cháu chết dần, chết mòn Họ sinh và nuôi con mà ruột đau như cắt, nuôi con càng nhiều năm gia cảnh càng nghèo, con càng lớn càng đau khổ Nỗi đau đeo đẳng cho cha, mẹ, ông bà và cả dòng họ trong suốt cuộc đời
Thảm họa da cam ở Việt Nam để lại hậu quả hết sức nặng nề Đảng và Nhà nước ta đã xác định, công cuộc khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đối với môi trường và con người là một vấn đề cấp bách, lâu dài Là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, của cán bộ, đảng viên và các tổ chức trong hệ thống chính trị
Có thể nói, chất độc màu da cam/dioxin là một trong những vết thương sâu lắng của lịch
sử Việt Nam, gây ảnh hưởng cho 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm, hơn 3 triệu người là nạn nhân Hàng trăm nghìn nạn nhân đã chết, hàng trăm nghìn người đang vật
Trang 11lộn với bệnh tật hiểm nghèo Đặc biệt, chất độc da cam có thể di truyền qua nhiều thế
hệ, ở Việt Nam đã truyền sang thế hệ thứ 4 Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện cả nước có hơn 75.000 nạn nhân thuộc thế hệ thứ 2; hơn 35.000 nạn nhân ở thế hệ thứ 3 và hơn 2.000 nạn nhân thế hệ thứ 4 bị ảnh hưởng của chất độc da cam từ thế hệ thứ nhất
Từ những người lính trẻ đầy hoài bão, những bà mẹ trẻ mong đợi một cuộc sống bình yên, đến những đứa trẻ vô tội bị sinh non, đều đã trở thành nạn nhân của chất độc khủng khiếp này Hậu quả của chất độc màu da cam đã thâm nhập sâu vào từng gia đình, từng cộng đồng, gieo rắc nỗi đau, bệnh tật, và tàn phá tương lai của biết bao thế hệ
Bước chân vào không gian trưng bày mà không thôi xót xa trước những nạn nhân đã bị chất độc kia dằn xé thân thể, giết chết cả tâm hồn họ trong những cơn đau thấu trời, cướp đi hạnh phúc của biết bao gia đình, ước mơ hoài bão vẫn đấy nhưng lại bị trói chặt trong những dị tật mà chỉ qua những bức tranh được trung bày ta đã chẳng dám tin đó là
sự thật
Trang 12Sự khủng khiếp đằng sau làn khói khai quang đó không ngừng làm ta xót xa Đã có biết bao thiên thần nhỏ chẳng có cơ hội nhìn thấy ánh mặt trời, chiến tranh đã cướp đi quyền làm người của những sinh linh vô tội Bầu trời bom đạn, mờ mịt khí độc đó như bao phủ che kín hết sự sống của nhân dân Việt Nam không chỉ tại thời điểm đó mà còn để lại nhiều di chứng độc hại cho thế hệ sau Hòa bình đã trở lại với dân tộc ta nhưng khuất sau đó lại là bao mảnh đời bất hạnh bởi hậu quả từ chất độc màu da cam vẫn chưa buông tha dân ta, khổ đau về thể xác lẫn tinh thần vẫn dày vò những con người vô tội ấy hằng ngày
Trang 133 Trách nhiệm của thế hệ trẻ
Không gian “Nạn nhân chất độc màu da cam” được trưng bày trong Bảo Tàng cũng là
sự nhắc nhớ chúng ta về Lòng yêu thương và tinh thần Đoàn kết dân tộc Nước Việt Nam ta tự bao đời nay với truyền thống Đoàn kết, thời xa xưa nó đã trở thành sức mạnh đánh tan bao quân thù Cho đến ngày nay dù chẳng còn thù địch nhưng sức mạnh về Đoàn kết vẫn luôn tồn tại trong tái tim người Việt Nam máu đỏ da vàng Bản thân chúng
ta được lành lặn bước đi trên đôi chân của mình, đưa mắt ngắm nhìn khắp thế gian và được sống một đời an yên thì phải luôn nhớ đến công lao to lớn của cha ông ta đã đổ biết bao xương máu để giành được Độc lập Thế hệ trẻ chúng ta phải biết ơn những điều
đó, phải sống và cống hiến cho Tổ quốc, phải mang trong mình trách nhiệm góp phần vào việc xoa dịu nỗi đau chất độc màu da cam của dân tộc Có thể thấy, thế hệ trẻ Việt Nam đã và đang ra sức đóng góp những giá trị to lớn trong công cuộc khắc phục hậu quả của Chiến tranh Bản thân chúng em, là thế hệ trẻ với đầy sự nhiệt huyết mà hơn cả
là mang trong mình một trái tim ấm nồng tình đồng bào, chúng em đã và đang cố gắng phát triển, lĩnh hội những tinh hoa của một đất nước hòa bình với khao khát được cống hiến cho đất nước, được xoa dịu những khổ đau mà chiến tranh đã gây nên