1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thu hoạch học phần lịch sử đảng cộng sản việt nam g về bảo tàng lịch sử quốc gia việt nam

20 43 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Thu Hoạch Học Phần Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam Về Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia Việt Nam
Tác giả Lê Phương Oanh
Người hướng dẫn Cô Giáo Bộ Môn
Trường học Trường Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội
Chuyên ngành Khoa Kinh Tế Tài Nguyên Và Môi Trường
Thể loại bài thu hoạch
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,67 MB

Nội dung

Tuy nhiên để áp dụng những lý thuyết và hiểu biết về lịch sử đã tích lũy được qua các tiết học Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam khóa 11, em đã được giảng viên bộ môn - cô giáo bộ môn hướng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

BÀI THU HOẠCH HỌC PHẦN

LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Sinh viên : Lê Phương Oanh Lớp : DH11MK1

Mã SV : 21111200209

HÀ NỘI – 04/2023

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN NỘI DUNG 2

1 Khái quát chung về Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam 2

1.1 Quá trình hình thành và phát triển Bảo tàng Lịch sử quốc gia 2

1.2 Cơ cấu tổ chức 5

1.3 Công tác giáo dục, công chúng 5

1.4 Trưng bày 6

2 Cảm nhận của cá nhân qua chuyến tham quan tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam 10

2.1 Nhật ký tham quan 10

2.2 Kết quả đạt được sau khi tham quan so với mục tiêu ban đầu 12

3 Khó khăn và thuận lợi, kiến nghị về chuyển tham quan 13

3.1 Khó khăn 13

3.2 Thuận lợi về chuyến tham quan 13

3.3 Kiến nghị với nhà trường 13

PHẦN KẾT LUẬN 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Lịch sử Việt Nam đã được hình thành từ hàng vạn năm trước Công nguyên, từ buổi hồng khoan ông cha ta đã gây dựng đến

1000 năm Bắc thuộc và tiếp đó là những trung sót về vang của dân tộc được viết tiếp bởi các triều đại phong kiến huy hoàng Tuy nhiên để áp dụng những lý thuyết và hiểu biết về lịch sử đã tích lũy được qua các tiết học Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam khóa 11, em đã được giảng viên bộ môn - cô giáo bộ môn hướng dẫn tổ chức chuyến đi tham quan thực tế Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam Với mục đích là để có thể học hỏi thêm kiến thức

về lịch sử, văn hoá Việt Nam, có cái nhìn phong phủ hơn về phong tục tập quán, quá trình hình thành dải đất hình chữ S, phát triển kỹ năng thuyết trình cũng như chụp ảnh, tăng khả năng hiểu biết về dân tộc khác và tự hào về bề dày lịch sử Việt Nam vào lúc 13 giờ chiều ngày 18/03/2023, tập thể lớp

DH11MK1 đã có mặt đông đủ ở trước cổng bảo tàng mang theo giấy bút để ghi chép cùng máy ảnh để chụp lại những tư liệu cần thiết cho bài thu hoạch Khi được tham quan bảo tàng nhóm chúng em đã trải nghiệm và khám phá được rất nhiều điều ở đây

Trước khi đến Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, chúng em nghĩ rằng trong đấy chẳng có gì để xem, thật nhàm chán Nhưng chúng em đã sai và nhận ra rằng giá như mình đến nới này sớm hơn Một kho tàng lịch sử của nhân loại đang chào đón ta Có thể nói đây là bảo tàng đầu tiên khiến em cảm thấy đọng lại nhiều

ấn tượng nhất Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam như là một di sản quý giá đưa ta trở về quá khứ để hiểu và trân trọng những giá trị tinh thần lẫn vật chất trên đất nước Việt Nam

Trang 4

Và bài thu hoạch này bao gồm cả nhật ký chuyến tham quan, mục đích và cảm nhận cá nhân em về chuyến đi ngày hôm đó!

PHẦN NỘI DUNG

1 Khái quát chung về Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam

- Địa chỉ: số 1, Tràng Tiền và 216 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm,

Hà Nội

- Lễ tân: 02438.241.384

- Phòng thông tin: 02438.253.518

- Xe bus đến Bảo tàng: Các tuyến số 02, 34, 44, 49, 51

- Giờ mở cửa:

+ Sáng: Từ 8h00 đến 12h00

+ Chiều: Từ 13h30 đến 17h

Trang 5

1.1 Quá trình hình thành và phát triển Bảo tàng Lịch

sử quốc gia:

Hình 1.1: Bảo tàng Lịch sử quốc gia tại 216 Trần Quang Khải,

Hoàn Kiếm, HN Bảo tàng Lịch sử Việt Nam là một trong những bảo tàng được thành lập sớm nhất trên cơ sở kế thừa cơ sở vật chất của Bảo tàng Loui Finô (Louis Finot) - một bảo tàng thuộc Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp, xây dựng năm 1929 và khánh thành năm

1932 Năm 1958, Chính phủ Việt Nam chính thức tiếp quản công trình văn hóa này và nghiên cứu, sưu tầm, bổ sung tài liệu hiện vật, chuyển đổi nội dung từ bảo tàng lịch sử nghệ thuật thành bảo tàng lịch sử xã hội Ngày 3/9/1958, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam chính thức mở cửa đón khách tham quan

Bảo tàng Cách mạng Việt Nam nguyên là Sở Thương chính Đông Dương do người Pháp xây dựng năm 1917 Nội dung trưng bày

Trang 6

của Bảo tàng Cách mạng Việt Nam được các cán bộ bảo tàng đầu tiên của Việt Nam xây dựng và mở cửa phục vụ công chúng

từ ngày 6-1-1959

Bảo tàng Lịch sử quốc gia ra đời được kế thừa toàn bộ tài sản và kinh nghiệm hơn nửa thế kỷ hoạt động của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, đó là những kinh nghiệm thực tiễn; những bài học, thành công trong xây dựng và quản lý bảo tàng, trong tất cả các hoạt động của bảo tàng từ đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp có trình độ cao, mở rộng và phát triển mối liên kết giữa các bảo tàng trong nước và quốc tế… Đặc biệt khối di sản mà Bảo tàng hiện lưu giữ đó là trên hai mươi vạn tài liệu, hiện vật là những di vật trải dài suốt toàn bộ dòng chảy lịch

sử của dân tộc từ thời tiền sơ sử đến ngày nay Trong đó, có nhiều bảo vật quốc gia, nhiều bộ sưu tập cổ vật quý hiếm vào bậc nhất so với các bảo tàng cùng loại hình ở trong nước và khu vực như: sưu tập kim sách, ấn, kiếm vàng, sưu tập văn hóa Đông Sơn, văn hóa Champa, sưu tập gốm men Việt Nam, sưu tập cổ vật của các nước: Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Ấn Độ, Mianma… sưu tập đồ dùng sinh hoạt, công cụ lao động của nhân dân Việt Nam trong thế kỷ XX, sưu tập hiện vật về Đảng Cộng sản Việt Nam, về Chủ tịch Hồ Chí Minh…

Với vị thế là bảo tàng đứng đầu hệ thống các bảo tàng Việt Nam,

để thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình, Bảo tàng đã

có những điều chỉnh, định hướng hoạt động, đổi mới để đáp ứng nhu cầu xã hội đặt ra và bước đầu đã đạt những kết quả đáng ghi nhận trên các lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ như: điều tra, khảo sát, khai quật về khảo cổ học và lịch sử; Tổ chức trưng bày chuyên đề, triển lãm trong và ngoài nước; Bảo quản hiện vật; Tổ

Trang 7

chức tham gia các hội thảo, hội nghị trong nước và quốc tế; Nghiên cứu, biên soạn và xuất bản ấn phẩm; Chủ trì thực hiện các dự án qui mô lớn như Dự án xây dựng nội dung và hình thức trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia; Đẩy mạnh đào tạo trong nước và nước ngoài …Hệ thống trưng bày thường xuyên, trưng bày ngoài trời luôn được cập nhật bổ sung thông tin, tư liệu hiện vật mới, hoàn thiện cả nội dung khoa học và nghệ thuật trưng bày kết hợp ứng dụng nhiều phương tiện khoa học hiện đại nhằm đem lại hiệu ứng tốt nhất đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công chúng

Bảo tàng Lịch sử quốc gia là thành viên của Hiệp hội Bảo tàng quốc tế (ICOM), thành viên sáng lập của Hiệp hội các bảo tàng quốc gia châu Á (ANMA) Bảo tàng đã có quan hệ hợp tác với nhiều bảo tàng, cơ quan nghiên cứu và các tổ chức quốc tế trên tinh thần song phương, đa phương, cùng có lợi và phát triển trên các hoạt động của bảo tàng như: trưng bày, khảo cổ học, bảo quản, đào tạo, xuất bản, tổ chức hội nghị, hội thảo… với các nước như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Lào, Singapo, Pháp,

Bỉ, Đức, Hà Lan, Anh, Mỹ, Nga, Úc, Cazakhstan…Đặc biệt, Bảo tàng Lịch sử quốc gia được đánh giá là một trong số ít các bảo tàng quốc gia Việt Nam thực hiện thành công nhiều cuộc trưng bày tại nước ngoài, từng bước giới thiệu và quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam thông qua các di sản văn hóa dân tộc, đồng thời giúp cho cộng đồng quốc tế có cái nhìn đúng

và đầy đủ hơn về lịch sử - văn hóa Việt Nam

Trang 8

1.2 Cơ cấu tổ chức:

Hình 1.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Việt Nam

1.3 Công tác giáo dục, công chúng:

Bảo tàng là một thiết chế văn hoá đặc thù, có khả năng truyền tải đến công chúng những thông tin, cảm xúc lịch sử, những tri thức chân thực, tin cậy và lý thú từ các sưu tập hiện vật vốn thấm đượm và phản ánh sâu sắc trí tuệ và tài năng, tinh thần và tình cảm của nhân loại thông qua các hoạt động, trong đó có hoạt động giáo dục

Hàng năm, BTLSQG tiếp đón, hướng dẫn hơn 200.000 lượt khách tham quan trong nước và quốc tế Nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách tham quan, Bảo tàng luôn chú trọng đầu tư nghiên cứu, đổi mới và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật

Trang 9

trong trưng bày, giáo dục Đội ngũ cán bộ hướng dẫn, thuyết minh thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng, trau dồi kiến thức lịch sử, văn hóa và kỹ năng nghiệp vụ, từng bước nâng cao chất lượng hướng dẫn và hướng đến chuyên nghiệp hóa Hiện nay, BTLSQG đã xây dựng và đưa vào sử dụng phục vụ khách tham quan hệ thống thuyết minh tự động (audioguide) nội dung hệ thống trưng bày thường xuyên giới thiệu về lịch sử Việt Nam từ thời Tiền sử đến hết triều Nguyễn (năm 1945) bằng tiếng Việt và Anh tại số 1 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội Công tác hướng dẫn, cung cấp thông tin cho khách tham quan qua đội ngũ hướng dẫn viên và hệ thống thuyết minh tự động dành cho khách tham quan tự do đã giúp công chúng hiểu biết sâu sắc hơn trưng bày bảo tàng và mang lại nhiều ấn tượng, tình cảm tốt đẹp từ đông đảo công chúng trong nước và quốc tế về truyền thống lịch sử,

về đất nước, con người Việt Nam

Trong những năm qua, BTLSQG đã đẩy mạnh nhiều hoạt động giáo dục như: tham quan học tập phục vụ bài học ngoại khóa; khai thác, sử dụng tài liệu, hiện vật của Bảo tàng vào bài học chính khóa; sinh hoạt Câu lạc bộ “Em yêu lịch sử”, Giờ học lịch sử… cho học sinh và nhiều chương trình giao lưu, tọa đàm cho các đối tượng công chúng khác Những buổi sinh hoạt, giờ học lịch sử đã thực sự trở thành cầu nối, khuyến khích giáo viên và học sinh đến với bảo tàng Với hình thức “học mà chơi, chơi mà học”, các buổi sinh hoạt được thầy cô và phụ huynh học sinh hưởng ứng, đánh giá là một trong những hoạt động mang tính giáo dục toàn diện (tri thức và thể chất, kỹ năng sống), giúp các

em học sinh thêm yêu môn lịch sử, mang lại kết quả cao trong học tập

Trang 10

1.4 Trưng bày:

1.4.1 Trưng bày thường xuyên:

Tòa nhà tại 216 Trần Quang Khải (Bảo tàng Cách mạng Việt Nam trước đây) được xây dựng năm 1917 là trụ sở của Sở Thương chính Đông Dương Năm 1954, miền Bắc giải phóng, Hội đồng Chính phủ, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định cải tạo

và chuyển đổi nơi này thành Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, trưng bày về lịch sử Việt Nam từ giữa thế kỷ 19 đến ngày nay Sau 5 năm xây dựng nội dung, Bảo tàng chính thức khánh thành, mở cửa đón khách tham quan vào ngày 6/1/1959 Cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam (1858-1945): Giới thiệu những hiện vật, hình ảnh, tài liệu về cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam từ khi Thực dân Pháp nổ súng xâm lược năm 1858, kết thúc là thắng lợi của Cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân Việt Nam tháng Tám năm 1945

Theo tiến trình lịch sử, phần trưng bày giúp người xem thấy rõ những vấn đề chính: Quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam; Các phong trào yêu nước chống xâm lược của dân tộc Việt Nam theo các ý thức hệ phong kiến tiêu biểu như: khởi nghĩa Ba Đình (1886), Hương Khê (1885-1896), Yên Thế (1884 -1913) trong phong trào Cần Vương (1885 - 1896), theo ý thức hệ tư sản như: Phan Bội Châu và phong trào Đông Du (1905-1908); Phan Châu Trinh và phong trào Duy Tân; Nguyễn Thái Học và Việt Nam Quốc dân Đảng ; các phong trào đấu tranh của công nhân, phong trào yêu nước theo tư tưởng vô sản; Vai trò tổ chức

và lãnh đạo của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc: Phong trào

Trang 11

cách mạng năm (1930- 1931) và Xô Viết - Nghệ Tĩnh; Phong trào Dân chủ (1936 - 1939); Phong trào Việt Minh (1941-1945) và Cao trào kháng Nhật cứu nước (3-8/1945); Sự đàn áp, khủng bố tàn bạo của chính quyền thống trị; Cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - một nhà nước độc lập, dân chủ đầu tiên ở Đông Nam Á, ngày 02/9/1945

30 năm kháng chiến chống các thế lực xâm lược để bảo vệ độc lập và thống nhất đất nước 1945-1975 gồm:

+ Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954): Sau Cách mạng tháng Tám, chính quyền nhân dân non trẻ phải đương đầu với muôn vàn khó khăn, thử thách như: giặc đói, giặc dốt và nghiêm trọng hơn cả là giặc ngoại xâm Đất nước bị các thế lực phản động bao vây, chống phá, vận mệnh của dân tộc lúc này như “ngàn cân treo sợi tóc”

Để giữ vững nền độc lập dân tộc, với tinh thần đoàn kết, ý chí kiên cường, Đảng, Chính phủ đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh

đã bình tĩnh, sáng suốt đưa ra những quyết sách, từng bước tháo

gỡ khó khăn: củng cố chính quyền nhân dân, trấn áp bọn phản động, thực hiện những sách lược ngoại giao linh hoạt, mềm dẻo, khôn khéo, tranh thủ “thêm bạn, bớt thù” để phân hóa, cô lập, tập trung vào kẻ thù chính, trực tiếp của dân tộc đó là thực dân Pháp

Ngày 23/9/1945, thực dân Pháp nổ súng gây chiến ở Sài Gòn - tái chiếm xâm lược Việt Nam, từng bước mở rộng cuộc chiến ra miền Bắc và thủ đô Hà Nội Tháng 12/1946, hưởng ứng lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tinh

Trang 12

thần “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, với phương châm “Toàn dân, toàn diện, lâu dài và tự lực cánh sinh”, vừa kháng chiến vừa kiến quốc, toàn dân tộc Việt Nam đã bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm (1946 - 1954) chống thực dân Pháp: từ những ngày đầu kháng chiến với tinh thần Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh của quân dân Hà Nội, qua chiến thắng Việt Bắc (Thu - Đông 1947) đến Biên Giới 1950 và kết thúc bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngày 07/5/1954

Phần trưng bày này còn giới thiệu nhiều tư liệu, hiện vật về các chủ trương, chính sách của Đảng; xây dựng đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng hậu phương trong kháng chiến

+ Cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1955-1975): Hiệp định Giơnevơ ký kết 21/7/1954, chính quyền Ngô Đình Diệm đã không thi hành những điều khoản ghi trong Hiệp định và từ đây đất nước tạm thời bị chia làm 2 miền với hai chế độ khác nhau: miền Bắc hoàn toàn giải phóng, đi lên CNXH, miền Nam bị đế quốc Mỹ và các lực lượng tay sai thống trị

Các tài liệu, hiện vật được trưng bày giới thiệu về các nội dung chính: miền Bắc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh

tế và cải tạo xã hội chủ nghĩa, xây dựng CNXH, lao động sản xuất làm nghĩa vụ hậu phương lớn chi viện cho miền Nam đồng thời chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ; miền Nam tiếp tục sự nghiệp đấu tranh, lần lượt làm thất bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, thống nhất đất nước

Trang 13

Với quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết một lòng dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam, khắc phục khó khăn, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác: từ Đồng khởi Bến Tre đến Ấp Bắc, Vạn Tường, Tết Mậu Thân 1968, Điện Biên Phủ trên không 1972 đến đại thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước

Phần trưng bày cũng giới thiệu sưu tập hiện vật Nhân dân thế giới ủng hộ nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ; các hiện vật về cuộc sống, lao động, làm việc, xây dựng cơ

sở vật chất trong thời chiến và chuẩn bị những điều kiện cho sự phát triển đất nước sau chiến tranh

Việt Nam trên con đường xây dựng dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh từ năm 1976 đến nay: Kết hợp giới thiệu nội dung khái quát về lịch sử với trưng bày sưu tập và sử dụng các hiện vật, hình ảnh, tài liệu và mô hình tĩnh, giới thiệu khái quát lịch sử 25 năm sau chiến tranh gồm: Tổ quốc thống nhất; các thành quả lao động của nhân dân; vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong xây dựng đất nước; sự phát triển

về kinh tế - văn hóa - xã hội; sự ổn định vững mạnh về chính trị thời kỳ đổi mới, phát triển đất nước

1.4.2 Trưng bày sưu tập:

Tặng phẩm của nhân dân Việt Nam, nhân dân thế giới tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam

Phần trưng bày giới thiệu hơn 100 hiện vật nguyên gốc là tặng phẩm của nhân dân Việt Nam, nhân dân thế giới tặng Chủ tịch

Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam Những tặng phẩm thể

Ngày đăng: 05/04/2024, 14:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w