Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam Việt Nam Trước Thềm Đổi Mới.pdf

12 0 0
Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam Việt Nam Trước Thềm Đổi Mới.pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

lOMoARcPSD|38555717 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ BÀI TẬP LỚN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Đề tài: Việt Nam trước thềm đổi mới Giảng viên hướng dẫn : TS.Nguyễn Thị Lớp Chinh : HOCLAI75 Nhóm thực hiện : 05 HÀ NỘI – 07/2023 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG BÀI TẬP LỚN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Đề tài: Việt Nam trước thềm đổi mới Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Chinh Danh sách nhóm 5: 1 Mã sv: 25A4022192 Họ và tên: Lê Quỳnh Như (NT) 2 Mã sv: 25A4050942 Họ và tên: Lê Thị Phương 3 Mã sv: 25A4021451 Họ và tên: Đặng Hải Long 4 Mã sv: 24A4010300 Họ và tên: Đặng Hải Quân 5 Mã sv: 24A4072456 Họ và tên: Trần Thái Quân 6 Mã sv: 17g401003 Họ và tên: Đỗ Phương Chinh 7 Mã sv: 24A4022368 Họ và tên: Hồ Nguyễn Tú Phương 8 Mã sv: 25A4050948 Họ và tên: Phạm Lê Nam Phương HÀ NỘI – 07/2023 2 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 Mục Lục I Bối cảnh: (1975-1978) .4 1 Kinh tế: 4 2 Chính trị: 4 3 Xã hội: 4 II Ba bước đột phá về kinh tế trước thềm đổi mới của đảng (1975-1986) 5 1 Bước đột phá thứ nhất: Hội nghị Trung ương 6 khóa IV (8/1979) 5 a, Bối cảnh đất nước trước Hội nghị Trung Ương 6 khóa IV: 5 b, Bước đột phá đầu tiên của quá trình đổi mới: Chủ trương và quyết tâm làm cho sản xuất "bung ra" .5 2 Bước đột phá thứ hai: Hội nghị Trung ương 8 khóa V (tháng 6/1985) 6 a, Bối cảnh đất nước trước Hội nghị Trung ương 8 khóa V: 6 b, Bước đột phá thứ hai: 6 3 Bước đột phá thứ ba: Hội nghị Bộ Chính trị khóa V (tháng 8/1986) .7 a, Bối cảnh đất nước trước Hội nghị Bộ Chính trị khóa V: 7 b, Bước đột phá thứ 3: .7 III.Kết quả thực hiện: 8 1 Thành tựu: 8 2 Hạn chế: 8 IV Đổi mới là tất yếu: 9 V Thành tựu 35 năm đổi mới (từ 1986): 9 1 Chính trị: 9 2 Kinh tế: .10 3 Văn hóa- xã hội: .10 4 Giáo dục: 10 5 An ninh quốc phòng: 10 VI Tài liệu tham khảo: 12 Việt Nam trước thềm đổi mới (1975-1986) 3 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 I Bối cảnh: (1975-1978) Sau năm 1975, nước ta là đất nước đã hòa bình, độc lập, thống nhất, cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội Đất nước có nhiều thuận lợi với sức mạnh tổng hợp, đồng thời cũng phải khắc phục những hậu quả nặng nề của chiến tranh 1 Kinh tế: Chiến tranh đã gây tổn thất nghiêm trọng cho kinh tế đất nước Nước ta đang ở trong quá trình từ một xã hội mà nền kinh tế còn phổ biến là sản xuất nhỏ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa Nền kinh tế ở mức rất thấp, nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp và ngành công nghiệp chế biến thô sơ 2 Chính trị: Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975, đất nước ta bước vào một kỷ nguyên mới: Tổ quốc hoàn toàn độc lập, thống nhất, quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội Và nhiệm vụ bức thiết nhất của nước ta trong thời kỳ này là là lãnh đạo thống nhất nước nhà về mặt nhà nước Cụ thể là thống nhất hai chính quyền khác nhau ở hai miền là Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ở miền Nam Miền Bắc phải tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; miền Nam phải đồng thời tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội 3 Xã hội: Đất nước hòa bình độc lập, người dân được tự do, Tuy nhiên đất nước đang phải đối mặt với những vấn đề khó khăn như đói nghèo, giáo dục và y tế kém, tỷ lệ tử vong cao Chế độ quan liêu bao bao cấp đã khiến cho người dân trở nên vất vả, khan hiếm hàng hóa chất lượng các sản phẩm và hàng hóa không cao Hàng hóa do Nhà nước phân phối độc quyền cũng như hạn chế trao đổi bằng tiền mặt Việc phân phối lương thực, thực phẩm đều dựa theo đầu người, xét theo hộ khẩu Hình ảnh minh họa 4 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 II Ba bước đột phá về kinh tế trước thềm đổi mới của đảng (1975-1986) 1 Bước đột phá thứ nhất: Hội nghị Trung ương 6 khóa IV (8/1979) a, Bối cảnh đất nước trước Hội nghị Trung Ương 6 khóa IV: Kinh tế Việt Nam trước Hội nghị Trung Ương 6 khóa IV đang trong tình trạng khó khăn Đất nước vẫn đang chịu nhiều tổn thất nặng nề về kinh tế, sản xuất sa sút, lưu thông ách tắc đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp Bên cạnh đó, việc bị các thế lực thù địch bao vây cấm vận cũng làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của đất nước Chính trị đất nước trước Hội nghị đang trong giai đoạn chuyển đổi Sau khi thống nhất đất nước, Việt Nam bắt đầu tiến hành quá trình tái cơ cấu chính trị và xây dựng một chính phủ đồng bộ và hiệu quả hơn Trong giai đoạn này, đất nước ta đối mặt với nhiều thách thức chính trị, bao gồm việc giải quyết vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách kinh tế mới Xã hội Việt Nam trong giai đoạn này cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề như thất nghiệp, nghèo đói, bất ổn an ninh, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn Trong bối cảnh này, để đưa đất nước ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, Việt Nam đã phải trải qua một quá trình tìm tòi, thử nghiệm, với sự tác động qua lại liên tiếp giữa các yếu tố thực tiễn - tư duy - chính sách b, Bước đột phá đầu tiên của quá trình đổi mới: Chủ trương và quyết tâm làm cho sản xuất "bung ra" Hội nghị đã tập trung vào những biện pháp nhằm khắc phục những yếu kém trong quản lý kinh tế và cải tạo xã hội chủ nghĩa, điều chỉnh những chủ trương, chính sách kinh tế, phá bỏ rào cản, mở đường cho sản xuất phát triển Hội nghị chủ trương ổn định nghĩa vụ lương thực trong 5 năm, phần dôi ra được bán cho Nhà nước hoặc trao đổi tự do, bỏ lối phân phối theo định suất, định lượng, v.v Đó là những bước đi ban đầu “cởi trói” cho sản xuất, kinh doanh, được nhân dân đón nhận và đi nhanh vào cuộc sống Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 đã nhanh chóng được nhân dân cả nước đón nhận và biến thành hành động cụ thể trong thực tiễn kinh tế: khuyến khích mọi người tận dụng ao hồ, ruộng đất hoang hoá; đẩy mạnh chăn nuôi gia súc dưới mọi hình thức (quốc doanh, tập thể, gia đình); sửa lại thuế lương thực, giá lương thực để khuyến khích sản xuất; sửa lại chế độ phân phối trong nội bộ hợp tác xã nông nghiệp, bỏ lối phân phối theo định suất, định lượng để khuyến khích tính tích cực của người lao động, … Trên cơ sở đó, Chỉ thị 100-CT/TW, ngày 13-1-1981 của Ban Bí thư về cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp đã ra đời, làm cho người lao động thực sự gắn bó với sản phẩm cuối cùng, do đó mà đem hết nhiệt tình lao động và khả năng ra sản xuất, đã bước đầu tạo ra một động lực mới trong sản xuất nông nghiệp Trên lĩnh vực công nghiệp, với Quyết định 25/CP, ngày 21-1-1981 của Hội đồng Chính phủ, cùng với Quyết định 26/CP về việc mở rộng hình thức trả lương khoán, lương sản phẩm và vận dụng hình thức tiền thưởng trong các đơn vị sản 5 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 xuất, kinh doanh, được áp dụng, bước đầu tạo ra động lực mới cho lĩnh vực công nghiệp Nhìn một cách khái quát, những đổi mới tư duy kinh tế trên đây là những nhận thức về sự cần thiết phải giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất, sự cần thiết phải tạo ra động lực thiết thực cho người lao động - đó là quan tâm đến lợi ích kinh tế, lợi ích vật chất thiết thân của người lao động, Những tư duy đổi mới về kinh tế đó tuy mới mang tính chất từng mặt, từng bộ phận, chưa cơ bản và toàn diện, nhưng lại là những bước chuẩn bị quan trọng, tạo tiền đề cho bước phát triển nhảy vọt ở Đại hội VI Bắt đầu từ Hội nghị Trung ương 6 khóa IV (tháng 8-1979) với chủ trương và quyết tâm làm cho kinh tế bung ra Đó là “bước đột phá đầu tiên”, rồi đến chủ trương dứt khoát xóa bỏ tập trung quan liêu bao cấp, thực hiện cơ chế một giá Đai hội Đảng toàn quốc lần thứ IV 2 Bước đột phá thứ hai: Hội nghị Trung ương 8 khóa V (tháng 6/1985) a, Bối cảnh đất nước trước Hội nghị Trung ương 8 khóa V: Tình hình chính trị ở Việt Nam trước hội nghị trung ương 8 khóa V đang chịu tác động tiêu cực từ các nước đế quốc Mỹ tiếp tục thực hiện chính sách bao vây cấm vận và kế hoạch hậu chiến Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế ra sức tuyên truyền xuyên tạc việc quân tình nguyện Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia, gây sức ép với Việt Nam, chia rẽ ba nước Đông Dương Về mặt kinh tế, Đảng và Nhà nước đã có những bước phát triển nhận thức mới, tìm tòi đổi mới trong bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tuy nhiên vẫn còn nhiều mặt hạn chế: vẫn tiếp tục chủ trương hoàn thành về cơ bản cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam trong vòng 5 năm; vẫn tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật cho việc phát triển công nghiệp nặng một cách tràn lan; không dứt khoát dành thêm vốn và vật tư cho phát triển nông nghiệp và công nghiệp hàng tiêu dùng, b, Bước đột phá thứ hai: Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá V đề ra mục tiêu và phương hướng giải quyết vấn đề giá - lương- tiền như sau: 6 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 - Xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp trong giá và lương là yêu cầu cấp bách, là khâu đột phá có tính quyết định để chuyển hẳn nền kinh tế sang hạch toán, kinh doanh xã hội chủ nghĩa trên cơ sở kế hoạch hóa Hội nghị chủ trương: trong tình hình kinh tế đang biến động, chưa ổn định, cuộc điều chỉnh lớn và toàn diện về giá - lương - tiền lần này phải tiến hành khẩn trương, kiên quyết nhưng phải tính toán thận trọng các phương án vững chắc gắn chặt với việc xây dựng và hoàn chỉnh cơ chế quản lý mới Hội nghị đề ra những chủ trương và biện pháp: - Trên cơ sở phát triển sản xuất và cải tiến quản lý, phấn đấu hạ giá thành và phí lưu thông, cần nắm chắc và huy động các nguồn thu cho ngân sách nhà nước - Xóa bỏ chế độ cung cấp hiện vật theo giá thấp - Áp dụng các biện pháp có hiệu lực để cải tiến lưu thông tiền tệ Chuyển mạnh hoạt động của ngân hàng sang hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa, kịp thời đáp ứng những nhu cầu về vốn cho sản xuất- kinh doanh theo giá mới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V 3 Bước đột phá thứ ba: Hội nghị Bộ Chính trị khóa V (tháng 8/1986) a, Bối cảnh đất nước trước Hội nghị Bộ Chính trị khóa V: Trước Hội nghị bộ Chính trị khóa V, cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể song cũng có những mặt hạn chế, mắc những sai lầm như vội vàng đổi tiền, tổng điều chỉnh giá, lương trong tình hình chưa chuẩn bị đủ mọi mặt Cuộc điều chỉnh giá, lương, tiền đã làm cho cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội trầm trọng sâu sắc hơn b, Bước đột phá thứ 3: - Về cơ cấu sản xuất: Cần tiến hành một cuộc điều chỉnh lớn về cơ cấu sản xuất và cơ cấu đầu tư theo hướng thật sự lấy nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, ra sức phát triển công nghiệp nhẹ, việc phát triển công nghiệp nặng phải có lựa chọn cả về quy mô và nhịp độ, chú trọng quy mô vừa và nhỏ, phát huy hiệu quả nhanh nhằm phục vụ đắc lực yêu cầu phát triển nông nghiệp, công nghiệp nhẹ và xuất khẩu 7 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 - Về cải tạo xã hội chủ nghĩa: lựa chọn bước đi và hình thức thích hợp trên quy mô cả nước cũng như từng vùng, từng lĩnh vực; phải đi qua những bước trung gian, quá độ từ thấp đến cao, từ quy mô nhỏ đến trung bình, rồi tiến lên quy mô lớn; phải nhận thức đúng đắn đặc trưng của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần; phải sử dụng đúng đắn các thành phần kinh tế; cải tạo xã hội chủ nghĩa không chỉ là sự thay đổi chế độ sở hữu, mà còn thay đổi cả chế độ quản lý, chế độ phân phối - Về cơ chế quản lý kinh tế: Lấy khoa học làm trung tâm, đồng thời phải sử dụng đúng quan hệ hàng hóa tiền tệ, dứt khoát xóa bỏ cơ chế tập trung, bao cấp, chính sách giá phải vận dụng quy luật giá trị, tiến tới thực hiện cơ chế một giá Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V III.Kết quả thực hiện: 1 Thành tựu: Tổng kết 10 năm 1975-1986, Đảng đã khẳng định 3 thành tựu nổi bật: 1, Thực hiện thắng lợi chủ trương thống nhất nước nhà về mặt nhà nước về mặt Nhà nước 2, Đạt được những thành tựu to lớn quan trọng trong xây dựng chủ nghĩa xã hội 3, Giành thắng lợi to lớn trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế Những thành tựu trên đã tạo cho cách mạng nước ta những nhân tố mới để tiếp tục tiến lên 2 Hạn chế: Bên cạnh những thành tựu đạt được, vẫn tồn tại những sai lầm, hạn chế đó là: Không hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội do Đại hội IV và Đại hội V của Đảng đề ra Đất nước lầm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài; sản xuất tăng chậm và không ổn định; nền kinh tế luôn trong tình trạng thiếu hụt, không có tích 8 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 lũy; lạm phát tăng cao và kéo dài Đất nước bị cô lập, bao vây, đời sống nhân dân hết sức khó khăn, lòng tin đối với Đảng nhà nước, chế độ giảm sút nghiêm trọng IV Đổi mới là tất yếu: Chúng ta đã vấp phải những khó khăn, sai lầm to lớn về chủ trương, chính sách, bế tắc chính trị, làm cho đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng về mọi mặt tỷ lệ lạm phát lên đến 774,7% vào năm 1986 Những sai lầm, hạn chế trong nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, do đường lối, chính sách xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ sau năm 1954 ở miền Bắc và từ sau năm 1975 trên phạm vi cả nước đã làm cho tình hình kinh tế-xã hội ở nước ta ngày càng yếu kém Mô hình kinh tế quan liêu bao cấp đã được duy trì hàng chục năm ở miền Bắc như chế độ công hữu về tư liệu sản xuất (nhất là đất đai), độc quyền của nhà nước về thương nghiệp và giá cả; về kế hoạch hóa tập trung; về quan niệm rằng tư bản là bóc lột, là đối lập với chủ nghĩa xã hội - mà kinh tế thị trường thì sản sinh ra chủ nghĩa tư bản, cùng với thói quen bao cấp đã hình thành lâu năm càng làm trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng Mặt khác, giữa thập niên 80 của thế kỉ XX với sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, lực lượng sản xuất đã có những tiến bộ vượt bậc làm thay đổi tình hình thế giới Bên cạnh đó, chủ nghĩa xã hội đang lâm vào khủng hoảng toàn diện, trầm trọng Mô hình xã hội chủ nghĩa cũ của Liên Xô mà Việt Nam và nhiều nước khác đã áp dụng ngày càng bộc lộ nhiều sai lầm và khuyết tật, mà hậu quả của nó chính là sự trì trệ, khủng hoảng kinh tế - xã hội của Liên Xô và các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa Cùng lúc đó, cuộc đấu tranh của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc đang diễn ra quyết liệt trên nhiều trận tuyến với Mỹ đứng đầu CNTB mưu toan xoá bỏ CNXH hoàn toàn Vì vậy, những nước như Trung Quốc đã nhận thức sai lầm của mô hình này và tiến hành sửa chữa bằng đường lối cải cách, mở cửa Đến năm 1985, Liên Xô cũng bắt đầu tiến hành công cuộc cải tổ để sửa chữa, khắc phục những hạn chế, khuyết tật của mô hình cũ Do vậy, hơn lúc nào hết, để khắc phục những sai lầm khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng và đẩy mạnh sự nghiệp CNXH tiến lên, đòi hỏi Đảng ta phải đổi mới và cải cách toàn diện đất nước V Thành tựu 35 năm đổi mới (từ 1986): 1 Chính trị: Sau 35 năm, đất nước đã đạt được những kết quả thiết thực, mà trước hết là đổi mới tư duy, đường lối chính trị được nhất quán để khắc phục được những sai lầm về chủ trương, nhận thức lệch lạc, chủ quan duy ý chí Chúng ta đã xây dựng được Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân và vì dân do Đảng cộng sản lãnh đạo; thực hiện tốt quyền làm chủ của nhân dân, chuyên chính đối với mọi hành động xâm phạm lợi ích của tổ quốc; thực hiện 9 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 chính sách đại đoàn kết dân tộc, phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; thực hiện các chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác Qua đó, vai trò lãnh đạo của Ðảng càng được tăng cường, định hướng XHCN được giữ vững, hình thành quan niệm mới về mục tiêu, bước đi, cách thức phát triển đất nước và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, quản lý xã hội, kinh tế thị trường theo định hướng XHCN từng bước hình thành, phát triển 2 Kinh tế: Kinh tế tăng trưởng khá, thực lực của nền kinh tế tăng lên; kinh tế vĩ mô cơ bản được ổn định; lạm phát được kiểm soát; tăng trưởng kinh tế được duy trì hợp lí và được đánh giá là thuộc nhóm nước có mức tăng trưởng khá cao trên thế giới Đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình Môi trường đầu tư được cải thiện, đa dạng hóa được nhiều nguồn vốn đầu tư cho phát triển Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã từng bước hình thành và phát triển; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được quan tâm xây dựng và từng bước hoàn thiện 3 Văn hóa- xã hội: Văn hóa – xã hội có bước phát triển, bộ mặt đất nước và đời sống của nhân dân có nhiều thay đổi Việc giải quyết các vấn đề xã hội đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng Chăm sóc sức khỏe nhân dân đã có nhiều tiến bộ, coi trọng cả về xây dựng thể chế, y tế dự phòng, y học cổ truyền, quản lý thuốc, khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, vệ sinh an toàn thực phẩm Chính sách ưu đãi người có công đã được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm 4 Giáo dục: Nhìn lại hành trình 35 năm đổi mới giáo dục và đào tạo, ngành giáo dục Việt Nam đã có nhiều thay đổi, phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng Chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo được tích cực triển khai Mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo tiếp tục được mở rộng Chú trọng đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý Chi đầu tư cho giáo dục và xã hội hóa giáo dục được tăng cường Hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo được mở rộng 5 An ninh quốc phòng: Giữ vững quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc tổ quốc Nhận thức ngày càng rõ hơn bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam là một trong hai nhiệm vụ chiến lược, có mối quan hệ biện chứng, không thể tách rời; trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước, phải đồng thời coi trọng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Nhận thức về 10 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ kinh tế với quốc phòng; quốc phòng với an ninh và đối ngoại ngày càng đầy đủ, toàn diện hơn Đảng khẳng định: phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, phát triển văn hóa – nền tảng tinh thần của xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên Nhận thức về vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng và quản lý của Nhà Nước đối với lực lượng vũ trang, nhiệm vụ quốc phòng, anh ninh, bảo vệ Tổ quốc ngày càng hoàn thiện Nhận thức về đối ngoại quốc phòng và hội nhập quốc tế về quốc phòng có sự phát triển Sau 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, mặc dù còn nhiều vấn đề mới nảy sinh cần tiếp tục thử nghiệm và hoàn thiện, song con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn Nền chính trị ổn định, kinh tế tiếp tục tăng trưởng, kết cấu hạ tầng xây dựng đồng bộ và ngày càng khang trang, đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận các tầng lớp dân cư được cải thiện Điều đó cho phép chúng ta hoàn toàn tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, với đường lối đúng đắn, khoa học và sáng tạo VI Tài liệu tham khảo: 11 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 [1] Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia sự thật [2] Tài liệu học tập môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Ngân Hàng – Khoa lý luận chính trị [3] https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-kinh-te-dai-hoc-quoc- gia-ha-noi/lich-su-dang/hoi-nghi-6-hoi-nghi-6/43170301 [4] https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-ton-duc-thang/lich-su- dang/dat-nuoc-tren-con-duong-doi-moi-1986-2000/20990568 [5] https://truongchinhtri.binhthuan.dcs.vn/Tin-tuc/post/19649/nhin-lai-30-nam- doi-moi# [6] https://tuyengiao.vn/dua-nghi-quyet-cua-dang-vao-cuoc-song/danh-gia-tong- quat-va-bai-hoc-kinh-nghiem-qua-35-nam-doi-moi-131519 [7] https://hdll.vn/vi/thong-tin-ly-luan -thuc-tien/mot-viet-nam-but-pha-sau-35- nam-doi-moi.html 12 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com)

Ngày đăng: 08/03/2024, 16:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan