Trải qua 20 năm đổi mới từ năm 1986 dến 2006, Đảng ta đã đật được những thành tựu qua trọng trong quá trình phát triển đất nước và rút ra những bài học kinh nghiệm vô cùng quý giá để làm
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG QUỐC TẾ
-֎ -BÀI TIỂU LUẬN Môn học: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Chủ đề 36: Những bài học lớn của 20 năm đổi mới (1986 – 2006)
được Đại hội X (4/2006) của Đảng đưa ra
Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2021
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 2
I NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ SAU 20 NĂM ĐỔI MỚI (1986-2006) 2 1.1 Thành tựu 2 1.2 Hạn chế 3
II NHỮNG BÀI HỌC LỚN SAU 20 NĂM ĐỔI MỚI (1986 – 2006) ĐƯỢC ĐẠI HỘI X (4/2006) CỦA ĐẢNG ĐƯA RA 4
KẾT LUẬN 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
Trang 3MỞ ĐẦU
Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam là tài sản vô cùng quý giá của đất nước ta, là động lực, sức mạnh to lớn để nhân dân ta phát huy được nội lực và vượt qua khó khăn giành được thắng lợi động lập cho đất nước Trải qua thời kì kháng chiến, Cách mạng Tháng Tám thắng lợi năm 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã giúp đất nước chấm dút hoàn toàn chế
độ quan chủ phong kiến ở Việt Nam ta, hơn 80 năm nhân dân ta dưới ách đô hộ của thực dân, phát xít Nhân dân ta từ nô lệ thuộc địa giờ đây đã trở thành công dân của một nước độc lập, được làm chủ vận mệnh của chính mình Bên cạnh những thành tựu về kháng chiến chống quân xâm lược và giành độc lập thì vai trò của Đảng trong quá trình đổi mới công nghiêp hóa, hiện đại hóa đất nước kết hợp với kinh tế tri thức cũng vô cùng quan trọng quyết định vận mệnh của sự nghiệp phát triển đất nước Trải qua 20 năm đổi mới từ năm 1986 dến 2006, Đảng ta đã đật được những thành tựu qua trọng trong quá trình phát triển đất nước và rút ra những bài học kinh nghiệm vô cùng quý giá để làm tiền đề thực hiện tiếp tục công cuộc đổi mới
Nhận thực được tầm quan trọng của vấn đề, em chọn đề tài: “Phân tích những bài học lớn của 20 năm đổi mới (1986 – 2006) được Đại hội X (4/2006) của Đảng đưa ra.” để làm rõ những bài học kinh nghiệm mà Đảng đã rút ra sau
20 năm đổi mới tại đại hội lần thứ X năm 2006
Trang 4NỘI DUNG
I NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ SAU 20 NĂM ĐỔI MỚI (1986-2006)
Trong thời kỳ đổi mới đất nước như hiện nay, mục tiêu cơ bản nhất của Việt Nam ta là chuyển đổi từ nước nông nghiệp lạc hậu sang nước công nghiệp, có cơ
sở vật chất và khoa học kĩ thuật tiên tiến, hiện đại, một xã hội dân giàu nước mạnh, dân chủ công bằng văn minh Trên cơ sở phân tích những điều kiện trong
và ngoài nước, Đảng ta đã rút ra được những thành tựu và hạn chế sau hơn 20 năm đất nước đổi mới Bên cạnh những quan điểm cơ bản mà Đảng đã nêu ra thì Đảng ta cũng đưa ra những phương hướng nhiệm vụ cho giai đoạn 5 năm tới
1.1 Thành tựu
Về thành tựu đã đạt được qua 20 năm đổi mới, Đảng đã nêu rõ: “Hai mươi năm qua, với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử”1 Bằng sự phấn đấu nỗ lực không ngừng nghỉ của Đảng và nhân dân, chúng ta đã đạt được
vô số những thành tựu vĩ đại và mang ý nghĩ lịch sử
Về kinh tế: Sau 20 năm đổi mới, Việt Nam ta từ một nước nông nghiệp nghèo, lạc hậu, đã vươn lên thoát khỏi giai đoạn suy thoái, khủng hoảng kinh
tế-xã hội sau chiến tranh Kinh tế đất nước tăng trưởng mạnh và khá cao nhờ vào việc đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước kết hợp với phát triển toàn diện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa GDP bình quân đầu người năm 2001-2005 đạt mức 7,5% Cùng với những thành tựu phát triển của giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa, cơ sở vật chất và khoa học kĩ thuật phát triển mạnh và được chú trọng xây dựng Kinh tế đối ngoại cũng có nhiều
1Đ ng C ng s n Vi t Nam: Văn ki n Đ ng Toàn t p, Nxb Chính tr quốốc gia, Hà N i, 2000 ả ộ ả ệ ệ ả ậ ị ộ
Trang 5chuyển biến mới, thu hút được nhiều nguồn đầu tư nước ngoài cũng như xuất khẩu nhiều mặt hàng Việt Nma ra thị trường
Về văn hóa -xã hôi: Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, giáo dục được chú trọng và xuất hiện nhiều vùng đô thị lớn, phát triển giúp cho cuộc sóng của nhân dân ngày càng đầy đủ, văn minh Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm đáng kể từ năm 1993 là 58% đến năm 2001 chỉ còn 17.5 % Điều này đã cho thấy được những dấu hiệu tích cực từ những chính sách và chủ trương của Đảng về chăm lo cho cuộc sống và kinh tế cho người dân, chinh sách xã hội và dịch vụ chăm soc sức khỏe ngày một được quan tâm Nước ta đã thành công xóa được nạn mù chữ và thực hiện tốt chương trình phổ cập giáo dục từ tiểu học đén trung học tạo điều kiện để con trẻ được đi học Năm 2000, tuổi thọ trung bình của nước ta tăng lên 71.5 tuổi Về chính trị xã hội, quốc phòng an ninh ổn định
và ngày càng được củng cố và tăng cường Công tác xây dựng Đảng cũng như đào tạo đội ngũ cán bộ đảng viên cũng đem lại nhiều những kể quả khả quan Đảng ta luôn chủ trong và đi theo đường lối của Cương lĩnh chính trị cũng như
áp dụng vào với thực tiễn đất nước
Về đối ngoại: Việt Nam ta đã trơt thành thàn viên của ASEAN năm 1995
và đã luôn tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa Chúng ta
có mối quan hệ ngoại giao với hơn 170 nước trên thế giới và trở thành thành viên của WTO năm 2006 Những hoạt động trên đã cho thấy được sự quyết tấm của Đảng và Nhà nước trong công tác đối ngoại, cũng như phát triển đất nước, con người phù hợp với xu thế phát triển của thời đại
1.2 Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu sau 20 năm phát triển, Việt Nam ta cũng gặp không ít những hạn chế và thách thức cần phải được giải quyết kịp thời Đại hội
Trang 6lần thứ X đã nêu ra những hạn chế như: Kinh tế dù đã phát triển những chưa đồng bộ nhiều nơi còn lạc hậu, so với khu vực và thế giới thì vẫn ở mức thấp Cơ cấu kinh tế chuyển kịch còn chậm, sức cạnh tranh chưa cao Chính sách, chủ trương về lĩnh văn hóa, xã hội và xây dựng hệ thống chính trị còn nhiều khuyết điểm, chưa có sự đổi mới toàn diện Lý luận chính trị đáp ứng để giải quyết các vấn đề của thực tiễn đổi mới và xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, đặc biệt là
tổ chức hoạt động Nhà nước còn chưa có sự thay đổi thích ứng với hoàn cảnh Hiện tượng quan liêu tham nhũng vẫn còn tồn tại gây ảnh hưởng nghiêm tọng đến công tác xây dựng và chỉnh đốn cán bộ, Đảng viên Nguyên nhân của hạn chế là do quan điểm của Đảng chưa có sự đổi mới, còn chậm và chưa có sự thóng nhất Việc xây dựng đội ngũ cán bộ đảng viên chưa được chú trọng, còn yếu kém vầ phẩm chất đạo đức cũng như năng lực
II NHỮNG BÀI HỌC LỚN SAU 20 NĂM ĐỔI MỚI (1986 – 2006) ĐƯỢC ĐẠI HỘI X (4/2006) CỦA ĐẢNG ĐƯA RA
Trải qua 20 năm đổi mới và sau những thành tựu cũng như hạn chế, Đảng ta
đã rút ra đươc những bài học lớn được đưa ra vào Đại hội X để từ đó tút ra những kinh nghiệm để tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới trong thời gian tới Một, khi thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng, Nhà nước cùng nhân dân phải luôn vận dụng sáng tạo lí luận Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh và luôn kiên trì thực hiện mục tiêu đọc tập tự do dân tộc, tiến lên xã hội chủ nghĩa Thực hện đổi mới đất nước không phải là tiến lên một xã hội mới, từ bỏ những quan điểm của Mác-Leenin và chủ tịch Hồ Chí Minh mà là phải kiên trì để thực hiện mục tiêu xây dựng xã hội chủ nghĩa, lấy đó làm tiền đề để vận dụng sáng tạo, làm nền tảng để chỉ dẫn mọi hoạt động của Đảng Độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội là hai mục tiêu cơ bản nhất mà chúng ta phải thực hiện trong công cuộc
Trang 7đổi mơi, là chìa khóa để duy trì và phát triển cách mạng Việt Nam ta Có thể nói, chủ nghĩa xã hội là điều kiện căn bản để giữ gìn độc lập dân tộc và độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết đê xây dựng chủ nghĩa xã hội Hai vấn đề này có mối liên hệ chặt chẽ và không thể tách rời nhau Trong những năm thực hiện đổi mới, Đảng ta đã luôn nhận thức được sâu sắc và bỏ sung, củng cố nhiều chủ chương trính sách về các vấn đề cần giải quyết như vân đề sở hữu tư liệu sản xuất, phát triển kinh tế thị trường, xây dựng nhà nước pháp quyền… Bên cạnh đó, Đảng ta cũng chú trọng việc xây dựng đội ngũ cán bộ đầy đủ năng lực, phẩm chất đạo đứcs và uy tín, sẵn sàng hết lòng, hi sinh vì nhân dân vì đồng bào; đẩy mạnh kiểm soát chóng quan liêu, tham nhũng lãnh phí Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, xã hội công bằng, văn minh Qua đại hội lần thứ X, Đảng cũng rút ra được những mục tiêu đó là giữ vưng sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng nguyên tắc chiến lược chủ động và thực hiện tốt mục tiêu của công cuộc đổi mới, kiên trì và luôn áp dụng đúng đắn lí luận Mác-Leennin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng chinh sách, chủ trường, chỉnh đốn lại đội ngũ Đảng Hai, khi bước vào công cuộc phát triển đất nước, việc đổi mới luôn phải toàn diện đồng bộ, có sự kế thừa cũng như phát huy những thành tựu trước đó Đổi mới được coi là một cuộc cách mạng to lớn và có ảnh hưởng toàn diện trên mọi lĩnh vực, tuy nhiên khi thực hiện đổi mới phải luôn cẩn thận, không nóng vội, đốt cháy giai đoạn thực hiện trên cơ sở thực tiễn Trong công cuộc đổi mới, chúng ta phải luôn trân trọng, kế thừa và phát huy những thành tựu đã đạt được trong quá khứ, giữ gìn phát huy truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại Đảng ta phải luôn đổi mới nhận thức và đổi mới tư duy liên hệ đến thực tiễn đất nước để từ đó áp dụng vào kinh tế- xã hội, chính trị và đối ngoại, từng bước đổi mới cách lãnh đạo quản lí của Đảng và Nhà
Trang 8nước Mặc dù đỏi mới những chúng ta cũng phải tập trung đúng những điểm quan trọng và có bước đi hợp lí để đả bảo sự gắn kể và xây dựng đồng bộ, lấy kinh tế đất nước làm trọng tâm, xây dựng Đảng là mục tiêu cốt lõi và phát triển văn hóa-xã hội là nền tảng củng cố tinh thần cho xã hội Vì vậy, Đảng và Nhà nước phải có quyết tâm cao đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, cân đối giữa chính trị với kinh tế, kinh tế với văn hóa-xã hội, thực hiện tưng bước xây dựng
xã hội công bằng văn minh, gắn việc phát triển, đổi mới kinh tế với nhiệm vụ quốc phòng, an ning cũng như đối ngoại, hội nhập quóc tế
Ba, đổi mới phải lấy dân là gốc, đỏi mới vì quyền và lợi ích của nhân dân, nhờ cậy vào nhân dân, và phát huy quyền làm chủ, chủ động sáng tạo của nhân dân sao cho phù hợp với thực tiễn, luôn cập nhật với xu thế Đảng đã nêu rõ:
“Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc”2 Chủ nghĩa Mác-Lênin luôn nhấn mạnh vai trò của quần chúng nhân dân đối với việc giành lại chính quyền và giải phóng dân tộc Quần chúng nhân dân có vai trò to lớn và lực lượng cách mạng chủ yếu vì vậy cách mạng chính là sự nghiệp của quần chúng nhân dân Đường lối đổi mới của Đảng mang tính chất nhân dân
và của dân, do dân và vì dân Phải dựa vào nhân dân để lấy kinh nghiệm, tiếp thu
và đổi mới, hình thành nên những đường lối, những lý luận đáp ứng được nhu cầu, lợi ích và nguyện vọng của người dân Cán bọ, đảng viên phải luôn lắng nghe, chưng cầu ý kiến của nhân dân, đưa ra những quyết sách đúng đắn tạo nên bước tiến lớn tong công cuộc đỏi mới Sau 20 năm đổi mới, mặc dù chúng ta đã
cố găng giữ gìn sự trong sạch trong đội ngũ lãnh đạo Đảng song vẫn còn nhiều
2 Đ ng C ng s n Vi t Nam: Văn ki n Đ i h i đ i bi u toàn quốốc lầần th X, NXB Chính tr quóc gia, Hà N i ả ộ ả ệ ệ ạ ộ ạ ể ứ ị ộ
Trang 9vấn đề chưa được giải quyết, quan liêu, tham nhũng cậy chức cậy quyền vấn còn tồn tại và ảnh hưởng đến quyền lợi của nhân dân Trong một xã hội vô cùng phức tạp và nhiều chuyển biến, xã hội nước ta còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết rõ ràng, vì vậy phải đẩy mạnh việc nghiên cứu, chắt lọc, tổng kết và kịp thời điều chỉnh để tìm ra những phương hướng mới phù hợp với tình hình thực tiễn phù hợp với nguyên vọng người dân
Bốn, phát huy nội lực, và ra sức tranh thủ ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong công cuộc đổi mới Đay là vấn đề mang tính nguyên tắc và có ảnh hưởng quan trọng đối với vấn đề phát triển đất nước Nội lực là nhân tố bên trong là sức mạng của dân tộc, của hệ thống chính trị, của khối đại đoàn kết toàn dân tộ… Còn ngoại lực là yếu tố bên ngoài là sức mạng của xu thế hội nhập quốc tế, của khoa học, công nghệ kĩ thuật Bởi nước ta là nước xuất phát điểm là nước nông nghiệp nghèo lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội
vì vậy việc phát huy nội lực là yếu tố quyết định đối với sự nghiệp phát triển đất nước Đồng thời, tận dụng và tranh thủ tối đa các nguồn ngoại lực, nắm bắt các
cơ hội để nâng cao mối quan hệ với quốc tế, chủ động hợp tác quốc tế, vận dụng nguồn lực bên ngoài để phát triển sức mạng nội lực từ đó tạo ra sức mạnh tổng hợp phát triển đất nươc Bên cạnh đó chúng ta cũng cần phải chủ động xem xét, tránh những thế lực thù địch bên ngoài nhắm nhé chống phá cách mạng, làm gián đoạn thời kì phát triển Hiện nay, hội nhập kinh tế trở thành xu thế toàn cầu Đảng ta đã đề ra những chủ trương chủ động họi nhập kinh tế quốc tế, xác lập quan hệ ngoại với hơn 170 nước, quan hệ thương mại với hơn 230 nước Thong qua việc xác lập các mối quan hệ, chúng ta đã thu hút được môtt lượng lớn nguồn đầu tư nước ngoài từ FDI, ODA… Liên tục học hỏi và vận dụng những cong nghệ khoa học tiên tiến vào sản xuất kinh tế hàng hóa, cùng với đó la mở
Trang 10rộng giao lưu với các nền văn hóa mới, nâng cao tri thức và hiểu biết của con người Việt Nam cũng như quảng bá văn hóa con người đất Việt với bạn bè quốc
tế Có thể nói, sức mạnh nội lực và ngoại lực luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Đảng phải có những chủ trương chính sách đối nội, đói ngoại hợp lí, đáp ứng được nhu cầu dổi mới cũng như hoàn thiện tư duy nâng cao vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời giữu vững lập trường quốc tế, tôn trọng chủ quyền lãnh thổ, độc lập dân tộc, hòa nhập nhưng không hòa tan, luôn hướng đến xây dựng xã hội chủ nghĩa
Năm, phải nâng cao hơn nữa năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, liên tục đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân Đây được cho là chìa khóa và nhân tố quyết định đén sự nghiệp đổi mói dủa đát nước Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ vô cùng cấp thiết bởi Đảng là người lãnh đạo và khởi xướng cong cuộc đổi mới, nhờ có Đảng thì chúng ta mới thực hiện được công cuộ đổi mới phát triển kinh té và hội nhập quốc tế Bên cạnh đó, xây dựng nhà nước pháp quyền theo hướng xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân là yêu cầu bức thiết trong xã hội để đảm bảo một xã hội luôn được quản lí bởi pháp luật, bảo đảm quyền lực nhà nước luôn thuộc về tay nhân dân Nhan dân là người kiểm soát, giảm sát các hoạt động của Đảng và Nhà nước Bên cnahj đó cũng phải luôn kiên quyết đấu tranh chống lại những quan điểm tiêu cực, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng dưới mọi hình thức Trong thời kì đổi mới, Đảng phải luôn co trọng và xây dựng nhà nước thể chế hóa và thực hiện có hiệu quả quyền công dân, quyền con người, dân chủ hóa đời sống xã hội cho nhân dân dân Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội, chú trọng tập hợp các tầng lớp nhân dân, phát huy tối