1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài thu hoạch học phần nhập môn dược khoa

20 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Thu Hoạch Học Phần Nhập Môn Dược Khoa
Tác giả Nguyễn Thị Minh Anh, Phạm Quang Dương, Đàm Cao Hải Hà, Bùi Thị Hạ, Nguyễn Thị Thu Hiền, Hà Xuân Kiều, Nguyễn Đức Tuấn Minh, Nguyễn Tuấn Minh, Trần Thị Ngân, Trần Thị Nhài, Nguyễn Ngọc Quyên, Vũ Lan Uyên, Lê Thị Thanh Vân
Trường học Trường Đại học Dược Hà Nội
Chuyên ngành Nhập môn Dược khoa
Thể loại bài thu hoạch
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,19 MB

Nội dung

Đây được gọi là thời kỳ Hi-la.Đây là giai đoạn phát triển rực rỡ của xã hội loài người với một số nền văn minh sớm trên thế giới gồm: Trung Hoa, Ấn Độ, Ai Cập, Hy Lạp, La Mã, IsaraelGiai

Trang 1

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

BÀI THU HOẠCH HỌC PHẦN NHẬP MÔN DƯỢC KHOA

Nhóm thực hiện: Tổ 4 lớp A3 Khóa 77

HÀ NỘI – 2023

1

Trang 2

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TỔ 4 LỚP A3 KHÓA 77

BÀI THU HOẠCH HỌC PHẦN NHẬP MÔN DƯỢC KHOA Thành viên tham gia bài thu hoạch:

Mã SV Họ và tên

1 2201062 Nguyễn Thị Minh Anh

2 2201212 Phạm Quang Dương

3 2201240 Đàm Cao Hải Hà

4 2201259 Bùi Thị Hạ

5 2201286 Nguyễn Thị Thu Hiền

6 2201417 Hà Xuân Kiều

7 2201536 Nguyễn Đức Tuấn Minh

8 2201541 Nguyễn Tuấn Minh

9 2201588 Trần Thị Ngân

10 2201621 Trần Thị Nhài

11 2201686 Nguyễn Ngọc Quyên

12 2201873 Vũ Lan Uyên

13 2201879 Lê Thị Thanh Vân

HÀ NỘI – 2023

2

Trang 3

MỤC LỤC

I Tổng quan lịch sử ngành Dược Việt Nam và thế giới (Trang 4-8)

A Lịch sử ngành dược thế giới (7 giai đoạn)

B Lịch sử ngành dược Việt Nam (6 thời kì)

II Giới thiệu quy trình phát triển thuốc, cung ứng và sử dụng thuốc (vòng đời của thuốc) (Trang 8-10)

A Quy trình phát triển thuốc (4 giai đoạn)

B Cung ứng thuốc

C Sử dụng thuốc

1 Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn

2 Lưu ý về việc sử dụng thuốc

III Vai trò, vị trí công tác, lĩnh vực nghề nghiệp của Dược sĩ (Trang 10-12)

A Vai trò của Dược sĩ

B Vị trí công tác, lĩnh vực nghề nghiệp của Dược sĩ

1 Dược sĩ trong lĩnh vực quản lý Dược cấp nhà nước

2 Dược sĩ trong lĩnh vực nghiên cứu

3 Dược sĩ trong lĩnh vực sản xuất thuốc

4 Dược sĩ trong phân phối, lưu thông thuốc

5 Dược sĩ trong đào tạo nhân lực ngành Dược

6 Dược sĩ trong kiểm nghiệm chất lượng thuốc

IV Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của trường Đại học Dược Hà Nội (Trang 12-15)

- Bối cảnh lịch sử

- Tiền thân

- Hình thành

- Giải thưởng

V Nêu suy nghĩ của anh/chị về lựa chọn học ngành Dược sau một kì học tập tại trường và đề xuất của anh/ chị nếu có về Nhà trường (Trang 15-16)

Trang 4

I Tổng quan lịch sử ngành dược Việt Nam và thế giới

A.Lịch sử ngành dược thế giới

Lịch sử ngành dược thế giới được chia thành 7 giai đoạn lớn

Giai đoạn 1: Bắt đầu từ khi có loài người (từ vài chục vạn năm trước công

nguyên) – đến vài vạn năm trước công nguyên Đây được gọi là thời kỳ bản năng

Con người ngẫu nhiên tìm thấy một số cây cỏ có tác dụng chữa bệnh và một số

có độc tính Kinh nghiệm cứ thế truyền từ đời này sang đời khác Đây là khởi đầu của việc dùng thuốc và chữa bệnh cho loài người

Giai đoạn 2: Từ vài vạn năm trước công nguyên đến thế kỉ thứ 5, 4 trước công

nguyên Đây được gọi là thời kỳ tôn giáo

Xã hội lúc này đã phân chia giai cấp Trong bộ lạc người có địa vị cao là tù trưởng và thầy phù thủy Thầy phù thủy là người chịu trách nhiệm việc chữa bệnh cho mọi người trong bộ tộc Tuy nhiên việc chữa bệnh trong thời kỳ này vẫn còn tính mê tín dị đoan

Giai đoạn 3: Thế kỉ thứ 5, 4 trước công nguyên đến thế kỉ 9, 10 sau công

nguyên Đây được gọi là thời kỳ Hi-la

Đây là giai đoạn phát triển rực rỡ của xã hội loài người với một số nền văn minh sớm trên thế giới gồm: Trung Hoa, Ấn Độ, Ai Cập, Hy Lạp, La Mã, Isarael

Giai đoạn 4: Từ thế kỉ 9, 10 đến thế kỉ 11, 12

Có 2 trợ thủ giúp việc cho thầy thuốc đó là Pigmentarius - trợ thủ giúp công việc pha chế thuốc và Apothicaire – người có chuyên môn đi thu hái dược liệu bán lại cho thầy thuốc Đây chính là tiền thân của ngành dược hiện nay với 2 chức năng: bào chế và kinh doanh thuốc Giai đoạn này cũng là đánh dấu bước đầu sự tách ngành dược ra khỏi ngành y

Giai đoạn 5: Từ thế kỷ 11, 12 đến thế kỷ 14, 15 Đây gọi là thời kỳ thực

nghiệm

Giai đoạn này ngành được đã tách khỏi hẳn ngành y và nhanh chóng phát triển thành một ngành độc lập và hợp pháp

Trang 5

Khối Ả Rập đi xâm chiếm một số lớn các quốc gia ở phương Đông và một số nước ở phương Tây Điều này đã tạo điều kiện cho sự giao lưu giữa y học phương Đông và phương Tây

Trường y khoa đầu tiên trên thế giới được mở ở Ba Tư (Iran) đã đào tạo nên những người thầy thuốc Ả Rập có tài

Người Ả Rập ban hành các quy chế dược chính trong công tác tổ chức và quản

lí ngành dược và các quy chế này đã trở thành mẫu mực của ngành Dược Châu Âu sau này

Trong thế kỷ 12, họ đã tổ chức ra cơ quan thanh tra đầu tiên trên thế giới trong ngành Dược

Giai đoạn 6: Từ thế kỷ 14, 15 đến thế kỷ 18, 19 chuyển sang nền văn hóa

phương Tây

Ngành hàng hải phát triển do đóng được tàu biển Điều này giúp các châu lục giao lưu với nhau rộng rãi, dễ dàng hơn, do đó nguồn dược liệu cũng phong phú thêm Hiệu thuốc đã trở thành nơi hành nghề của các dược sĩ, nhiều hiệu thuốc lớn đã trở thành trung tâm nghiên cứu vì có phòng thí nghiệm và phòng pha chế

Giai đoạn 7: Từ thế kỷ 18,19 đến nay

Giai đoạn 1800 – 1945 xảy ra các xung đột, chiến tranh nội bộ các quốc gia và giữa các quốc gia với nhau đã tạo động lực chủ chốt thúc đẩy ngành dược phẩm phát triển Trong các cuộc chiến, nhu cầu thuốc để điều trị cho thương binh tăng đột biến nên thuốc phiện, morphine và quan trọng nhất là penicillin đã được tìm ra để phục vụ các cuộc chiến tranh

Vụ bê bối Thalidomid năm 1961 đặt ra yêu cầu thiết yếu trong việc thắt chặt các quy định pháp lý về nghiên cứu và thử nghiệm các loại thuốc mới trước khi được tung ra thị trường, điển hình là cục quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ (USFDA) đã ban hành các quy định mới yêu cầu chứng minh hiệu quả điều trị và tác dụng phụ của các loại thuốc mới năm 1964

B Lịch sử ngành dược Việt Nam

Lịch sử ngành dược Việt Nam được chia thành 6 thời kì

Thời kì TCN:

Trang 6

Lịch sử nền dược học ở nước ta cũng đã có từ lâu đời Vào khoảng 4000 năm TCN, Thần Nông đã dạy cho dân sử dụng các loại ngũ cốc, thực phẩm và biết phân biệt cây cỏ có tác dụng chữa bệnh

Vào thời kỳ Hồng – Bàng (2879 TCN) tổ tiên ta đã biết kết hợp một số dược liệu (vỏ lựu, ngũ bội tử, cánh kiến) dể nhuộm răng, đã có tục nhai trầu (trầu, cau, vôi)

để bảo vệ bộ răng và da dẻ hồng hào, biết uống chè vối cho dễ tiêu; dùng gừng, hành, tỏi để làm gia vị và để phòng bệnh

Thời Bắc thuộc, do đặc điểm vị trí địa lí và quan hệ chính trị, nền y dược Việt Nam có sự giao thoa và ảnh hưởng từ nền y dược Trung Quốc Qua trao đổi học hỏi những vị thuốc, kinh nghiệm chữa bệnh kết hợp với các loại thảo dược bản địa đặc thù

đã tạo nền móng đầu tiên cho mảng Đông dược nói riêng và ngành dược Việt Nam nói chung

Thời kì phong kiến:

Dưới các triều Ngô – Đình – Lê – Lý – Nguyễn trong nước ta đã có nhiều thầy thuốc chuyên nghiệp chữa bệnh cho dân và trong triều đình đã có tổ chức Ty Thái Y

có nhiệm vụ chăm lo sức khỏe cho hoàng gia

Tuệ Tĩnh, chính tên là Nguyễn Bá Tĩnh (đi tu lấy pháp danh là Tuệ Tĩnh) quê ở làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương (nay là xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương) Theo DS Trương Xuân Nam (trong cuốn Lịch sử ngành Dược Việt Nam) thì ông sinh vào năm 1330, mồ côi cha mẹ lúc 6 tuổi được các nhà sư chùa Hải Triều trong tổng nuôi cho ăn học Khi còn ở trong nước, Tuệ Tĩnh đã nghiên cứu những cây cỏ Việt Nam, đã sưu tầm những bài thuốc giản dị thường dùng trong dân gian kết hợp kinh nghiệm trị bệnh của Trung

y, xây dựng một sự nghiệp có tính chất dân tộc, đại chúng và sáng tạo trong thời kỳ mà thuốc Bắc rất thịnh hành Tuệ Tĩnh đã để lại 2 tác phẩm có giá trị là “Hồng Nghĩa giác

tự y thư” và “Nam Dược thần hiệu” Bộ Hồng nghĩa giác tự y thư (2 quyển) được biên soạn bằng thơ Nôm để truyền bá rộng rãi y dược học dân tộc và y lý biện chứng trị Bộ Nam dược thần hiệu gồm 11 quyển, quyển đầu nói về dược tính của 499 vị thuốc nam, mười quyển sau, mỗi quyển nói về một khoa trị bệnh Tư tưởng chỉ đạo của Tuệ Tĩnh

về đường hướng y học là “Nam dược trị Nam nhân” nghĩa là dùng thuốc nam chữa bệnh cho người Nam Việt

Trang 7

Tóm lại, Tuệ Tĩnh là một đại danh y đã mở đường xây dựng nền y dược học dân tộc của đất nước ta

Thời kì Pháp – Nhật đô hộ:

Trong thời kì này, nền dược học nước ta không phát triển, thậm chí còn mài mòn vì người phương Tây mang các loại dược liệu, y học của họ xâm nhập vào nước

ta Nền y dược học lúc này chỉ nhằm phục vụ cho giai cấp thống trị và người giàu có Năm 1902 mở trường đào tạo Dược sĩ Hà Nội, tổ chức một số bệnh viện, bệnh

xá ở các tỉnh, thành phố, phủ, huyện Dưới sức ép của Pháp, nhiều dược sĩ không được phép mở cửa hiệu, viện nghiên cứu khai thác dược liệu trong nước cũng bị chèn ép, mảng Đông dược bị kìm hãm phát triển

Thời phát xít Nhật, lương y không được hành nghề tự do, các dược liệu khan hiếm, thô sơ

Thời kì sau Cách mạng tháng Tám đến kháng chiến chống Pháp:

Giai đoạn đầu tiên sau cách mạng, Bộ Y tế đã được thành lập để chăm lo cho sức khỏe toàn dân Cơ sở phòng chữa bệnh, sản xuất thuốc được thành lập để phục vụ kháng chiến, quân đội, nhân dân vùng giải phóng

Giai đoạn 1946 – 1954 kháng chiến chống Pháp ngành dược vừa thiếu dược sĩ, công nhân, trang thiết bị, vật tư, vừa thiếu kinh nghiệm và tổ chức quản lí Ngành chủ yếu phát triển theo hướng tự lực cánh sinh, tận dụng mọi nguyên liệu sẵn có từ cây thuốc trong nước Thời kì này, Việt Nam đã sản xuất được thuốc chiến thương, Filatov, ống tiêm, kìm kẹp máu, dao mổ, kim khâu Cũng ở trong giai đoạn này, tại Thanh Hóa, chính quyền đã mở các lớp trung cấp dược, ở chiến khu Việt Bắc có viện đại học dược và mở nhiều lớp dược tá ở các liên khu

Thời kì kháng chiến chống Mỹ:

Giai đoạn 1954 – 1975, miền Bắc tiến hành cải tạo ngành dược tự doanh, xây dựng phát triển ngành dược quốc doanh Năm 1965, nhu cầu sử dụng thuốc tăng nhanh, nên hầu hết các xã đều có phong trào trồng và sử dụng cây thuốc nam, hình

Trang 8

thành một mạng lưới sản xuất dược hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương để có thể sản xuất thuốc men theo từng vùng theo hướng tự cung tự cấp

Thời kì đổi mới:

Từ sau năm 1954, nền dược học nước ta phát triển mạnh mẽ từ Trung Ương đến địa phương, có sự khởi sắc mạnh mẽ, nhằm thích ứng với yêu cầu về chất lượng ngày càng gia tăng và phù hợp với quá trình toàn cầu hóa của ngành dược Việt Nam trong quá trình hội nhập với thế giới

Giai đoạn 1 (1975 – 1990): Nền móng đầu tiên.

Ngành dược Việt Nam giai đoạn này chủ yếu bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, sức sản xuất không đáng kể.Mức tiêu thụ thuốc bình quân trên đầu người thời kỳ này đạt vào khoảng 0,5 – 1 USD/năm Do thuốc trong thời kỳ này khan hiếm nên tiêu chuẩn chất lượng thuốc trong sử dụng chưa được chú trọng

Giai đoạn 2 (1990 – 2005): Phát triển theo cơ chế thị trường.

Các nhà thuốc và các công ty sản xuất thuốc phát triển rất nhanh, sản phẩm dược đa dạng, phong phú hơn Đặc biệt sau khi có Nghị quyết Trung ương IV và Quyết định 58 của Thủ tướng chính phủ về công nghiệp dược đã có những bước phát triển đáng kể, đảm bảo phần lớn nhu cầu về thuốc chữa bệnh, khắc phục được tình trạng thiếu thuốc của nhiều năm trước đây Giai đoạn này cũng chứng kiến quá trình

cổ phần hóa nhiều doanh nghiệp dược quốc doanh theo chủ trương cổ phần hóa của nhà nước

Giai đoạn 3 (từ năm 2005 đến 2014): Quy chuẩn hóa

Các công ty dược đẩy mạnh quá trình nâng cấp tiêu chuẩn sản xuất lên GMP-ASEAN và sau đó là GMP - WHO Các doanh nghiệp bắt đầu hình thành sự phân hóa lớn

Giai đoạn 4 (từ năm 2015): Hội nhập với thế giới.

Tiêu chuẩn WHO – GMP không còn phù hợp với nhu cầu và xu hướng phát triển chung của ngành dược phẩm toàn cầu Nâng cấp lên các tiêu chuẩn quốc tế như PICS – GMP hoặc EU – GMP là tất yếu với các doanh nghiệp dược nội địa để hội

Trang 9

nhập sâu vào thị trường dược phẩm thế giới, là tiền đề để Việt Nam trở thành một thành viên của khối PIC/S

Như vậy, qua hàng ngàn năm hình thành và phát triển, ngành dược học trên thế giới và Việt Nam đã trải qua nhiều biến động thăng trầm cùng lịch sử nhân loại và dân tộc Càng ngày, ngành dược học càng cho thấy vị thế vững vàng trong khối ngành sức khỏe, các trường đào tạo Y Dược ngày càng nhiều với số lượng người học tăng nhanh, được đông đảo toàn dân quan tâm

II Giới thiệu quy trình phát triển thuốc, cung ứng và sử dụng thuốc ( vòng đời của thuốc)

A Quy trình phát triển thuốc

- Giai đoạn 1: Đánh giá độ an toàn và độc tính trên người Các liều lượng khác nhau của hợp chất được thử trên một nhóm nhỏ (khoảng 20 đến 80) những người tình nguyện khỏe mạnh, trẻ tuổi để xác định liều xuất hiện độc tính lần đầu tiên

- Giai đoạn 2: Xác định liệu hợp chất có hoạt tính điều trị bệnh đã xác định Hợp chất này được dùng để điều trị hoặc ngăn ngừa chứng rối loạn mục tiêu Mục tiêu tiếp là xác định khoảng liều đáp ứng tối ưu

- Giai đoạn 3: Đánh giá hiệu quả của thuốc ở với cỡ mẫu lớn hơn (thường là từ hàng trăm đến hàng nghìn người), những nhóm có gen khác nhau nhằm lặp lại mục tiêu có thể sử dụng trên lâm sàng Giai đoạn này cũng so sánh thuốc với các phương pháp điều trị hiện có, giả dược, hoặc cả hai Các nghiên cứu có thể liên quan đến nhiều bác

sĩ và nhiều trung tâm nghiên cứu Mục đích là để kiểm tra tính hiệu quả và phát hiện các ảnh hưởng – tốt và xấu – có thể không quan sát được trong giai đoạn 1 và 2 Khi đã thu thập đầy đủ dữ liệu để chứng minh và đề nghị được phê duyệt, cần nộp hồ

sơ đăng ký thuốc mới (NDA) cho FDA Quá trình từ sự phát triển sớm đến sự phê duyệt một

- Giai đoạn 4: (Giám sát sau khi đưa ra thị trường, cảnh giác dược) xảy ra sau khi thuốc được phê duyệt và đưa ra thị trường và có thể bao gồm các nghiên cứu chuẩn đi đôi với việc tiếp tục báo cáo các tác dụng phụ Giai đoạn 4 thường liên quan đến các quần thể lớn hơn và thời gian dài hơn so với các giai đoạn từ 1 đến 3, giúp phát hiện các tác dụng không mong muốn không phổ biến hoặc xảy ra chậm mà không phát hiện được trong những nghiên cứu ngắn và nhỏ Ngoài ra, sử dụng thuốc trên thực tế không

Trang 10

bị giới hạn ở những bệnh nhân đạt các tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong các thử nghiệm lâm sàng; thuốc có xu hướng được sử dụng ở những bệnh nhân có nguy cơ cao gặp tác dụng phụ Thông thường, các phân nhóm quần thể đặc biệt (như phụ nữ mang thai, trẻ

em, người cao tuổi) được nghiên cứu Một số thuốc được FDA phê duyệt sau giai đoạn

3 đã bị rút khỏi thị trường sau khi ghi nhận các tác dụng không mong muốn mới và nghiêm trọng Trong giai đoạn 4 thuốc đôi khi có thể mất đến 10 năm

B Chu trình cung ứng thuốc được thể hiện cụ thể như sau:

- Trước hết là đánh giá về tình trạng bệnh tật trên cả nước và lên phác đồ điều trị chuẩn

- Sau đó cân đối nguồn kinh phí quốc gia, dự trù khả năng chi trả của bệnh nhân đồng thời phán đoán tình trạng bệnh trong thời gian tới để lựa chọn hình thức vận chuyển phù hợp nhất

- Sau đó vận chuyển đến nơi trung gian như bệnh viện, nhà thuốc Hai bên lựa chọn hình thức thanh toán phù hợp Bên sản xuất có trách nhiệm cung cấp đầy đủ những thông tin về thuốc cho bên nhận Tại đây, các dược sĩ sẽ kê đơn và hướng dẫn sử dụng

an toàn, hợp lý cho người dùng

Trong quá trình phân phối thuốc đến người sử dụng, cần tham khảo mô hình của các nước phát triển để học hỏi kinh nghiệm, làm sao để rút ngắn quá trình, tiết kiệm chi phí, đảm bảo giá thành hợp lý nhất đến cho người bệnh Có thể nói hoạt động cung ứng thuốc xuất phát từ nguyện vọng chính đáng của người dân, lên kế hoạch phù hợp

để bảo vệ tối đa quyền lợi của người sử dụng

Mô hình hoạt động cung ứng thuốc gồm 5 nội dung: Tổng quát => Lựa chọn thuốc => Tìm kiếm, thu mua => Phân phối => Sử dụng => Quản lý

C Quy trình sử dụng thuốc

1 Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn

Trước hết cần có một số kiến thức nhất định về loại thuốc mà mình đang sử dụng Hiểu rõ về thuốc sẽ giúp bạn sử dụng chúng đúng cách và hiệu quả Đối với mỗi loại thuốc mà bản thân đang dùng, cho dù là thuốc không cần kê đơn hay thuốc kê đơn của bác sĩ, cần nắm rõ những thông tin sau:

- Tên thuốc (cả tên thương mại và thuốc gốc)

Ngày đăng: 22/04/2024, 22:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w