Tiểu luận kết thúc học phần nhập môn xã hội học đề tài sống thử trong sinh viên hiện nay

13 0 0
Tiểu luận kết thúc học phần  nhập môn xã hội học đề tài sống thử trong sinh viên hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khái niệm sống thử"Sống thử" hay còn gọi là "góp gạo thổi cơm chung" là cụm từ dùng để chỉ một hiện tượng xã hội mà ở đó các cặp đôi có tình cảm với nhau sống chung như một cặp vợ chống

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦNHọc kỳ 2/2022-2023

NHẬP MÔN XÃ HỘI HỌC

ĐỀ TÀI : SỐNG THỬ TRONG SINH VIÊN HIỆN NAY

GVHD : GVC.TS NGUYỄN THỊ NHƯ THÚYMÃ HP: INSO321005-01

Tp HCM 5/2023

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

Trang 3

MỤC LỤC

Trang 4

PHẦN 1 MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Điều tạo nên sự khác biệt giữa con người và robot là con người chúng ta có những cảm xúc yêu, ghét khác nhau trong đó tình yêu được xem là một phần không thể thiếu của xã hội loài người Tình yêu xuất phát từ sự đồng điệu trong cảm xúc giữa hai cá thể riêng biệt Tình yêu là một thứ tình cảm thiêng liêng, trong sáng sẵn sàng bao dung, hy sinh cho nhau và thấu hiểu lẫn nhau nhưng ngày nay xã hội loài người ngày càng phát triển, khoa học công nghệ phát triển, sự ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa khác nhau Do mỗi đất nước đều có những nét văn hóa khác nhau, và có những quan điểm về tình yêu và lối sống khác nhau Bản chất của con người là thích tìm tòi, học hỏi những thứ mới lạ, những nét văn hóa độc đáo Nếu không biết chọn lọc và tiếp thu thì sẽ dễ làm lu mờ những nét riêng của dân tộc Điều mà chúng ta có thể thấy rõ nhất hiện nay đó là lối sống phương Tây đang dần du nhập vào nước ta Từ đó khái niệm về tình yêu truyền thống cũng bắt đầu thay đổi, làm mất đi ý nghĩa thật sự của tình yêu Những nét văn hóa về hôn nhân cũng có sự đổi khác.

Theo phong tục truyền thống Việt Nam, các cặp đôi có tình yêu sẽ kết hôn trước khi về sống chung một nhà Nhưng hiện nay nét văn hóa truyền thống Việt Nam đang dần mất đi Do những cảm xúc mơ hồ, những ham muốn về thể xác của con người Đặc biệt là ở các thế hệ trẻ, lứa tuổi sinh viên, lứa tuổi tâm sinh lý bắt đầu thay đổi, xuất hiện những nhu cầu về sinh lý, dễ bị lôi cuốn bởi những thứ mới lạ Từ đó, hiện tượng “sống thử trong sinh viên” ngày càng phổ biến và trở thành một vấn đề gây nhiều tranh cãi trong xã hội hiện nay với những mặt trái và phải khác nhau Đặt ra những câu hỏi “sống thử” có những lợi ích gì và hậu quả ra sao?, “Sống thử” trong hôn nhân có phải là lựa chọn tốt nhất cho tất cả mọi người hay chỉ nên áp dụng cho một số đối tượng cụ thể? Để giải đáp cho những câu hỏi đó, nhóm chúng em đã quyết định lựa chọn đề tài “Sống thử trong sinh viên hiện nay”.

2 Mục đích nguyên cứu

3 Phương pháp nghiên cứu

Chúng em đã kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau để hoàn thành bài tiểu luận này:

Trang 5

Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp: Tìm kiếm và phân tích các sách, báo, tài liệu khoa học cũng như các kênh thông tin trên mạng xã hội như Facebook, Zalo, …

Phương pháp phân tích dữ liệu sơ cấp trên cơ sở xây dựng bảng câu hỏi, dùng kết quả từ bảng khảo sát về nhận thức của sinh viên sư phạm kỹ thuật về “sống thử”.

Phương pháp thảo luận nhóm: Các thành viên tham gia bàn luận, đưa ra ý kiến và giải quyết vấn đề cần nghiên cứu.

Phương pháp quy nạp và diễn giải: Phương pháp quy nạp là phương pháp liên kết những hiện tượng riêng lẻ, rời rạc, độc lập ngẫu nhiên để tìm ra quy luật, bản chất của sự vật, hiện tượng Từ những kinh nghiệm, hiểu biết về các sự vật riêng lẻ người ta đúc kết thành những cái chung, cái tổng thể Diễn giải là phương pháp đi ngược lại với phương pháp quy nạp.

Trang 6

PHẦN 2: NỘI DUNGCHƯƠNG 1 : CÁC KHÁI NIỆM1.1 Khái niệm sống thử

"Sống thử" hay còn gọi là "góp gạo thổi cơm chung" là cụm từ dùng để chỉ một hiện tượng xã hội mà ở đó các cặp đôi có tình cảm với nhau sống chung như một cặp vợ chống thật sự mà chưa tổ chức lễ cưới cũng như chưa đăng kí kết hôn.

Việc "sống thử" xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, vấn đề này có cả mặt tích cực cũng như tiêu cực Và ở góc độ pháp lý, pháp luật không hề ngăn cấm cũng như đưa ra bất kỳ hình phạt nào cho vấn đề này Nếu việc sống thử xuất phát từ hai người trưởng thành, độc thân và chưa có vợ chồng Cho nên việc " sống thử" không bị ngăn cấm nhưng cũng không được khuyến khích

Bởi vì "sống thử" không cần hôn thú hay sự cho phép của cơ quan pháp lí nào nên những cặp đôi "sống thử" không cần phải chịu trách nhiệm và nghĩa vụ với nhau Việc này sẽ ảnh hưởng lớn đến các cặp đôi cũng như các vấn đề về sau.

Tuy nhiên, đối với truyền thống cũng như thuần phong và mỹ tục của Việt Nam ta bao đời nay thì " sống thử" là vấn đề đáng quan ngại "Sống thử" không phải là một cụm từ vô hại mà nó để lại rất nhiều hệ lụy to lớn Đây là lúc mà chúng ta phải đặt ra câu hỏi cho mỗi cá nhân, gia đình và xã hội:"Phải sống thử như thế nào để giảm thiểu tối đa những thực trạng tiêu cực mà nó mang lại?" "Sống thử" không chỉ là vấn đề của mỗi các cặp đôi mà còn là vấn đề của bạn bè, nhà trường, gia đình và cả xã hội Chúng ta phải có những thay đổi trong việc nhìn nhận và những giải pháp đúng đắn cho vấn đề này cũng như phát huy tối đa những truyền thống tốt đẹp mà ông cha ta đã gìn giữ suốt 4000 năm chiều dài lịch sử.

Trang 7

- Thay thế hôn nhân (alternative to marriage) được hiểu là hai người sống chung, sinh con và duy trì cuộc sống như một cặp vợ chồng bình thường nhưng không đăng kí kết hôn.

- Hôn nhân phiên bản “dùng thử” (trial marriage) là hai người sống chung trước khi kết hôn để đánh giá sự phù hợp cũng như tìm hiểu về nhau trước khi tiến tới kết hôn.

- Tiền hôn nhân (precursor to marriage) có nghĩa là cặp đôi thật sự có ý định kết hôn và sống chung với nhau nhưng do vấn đề bên ngoài họ buộc phải dừng việc kết hôn lại.

- Hẹn hò chung nhà (coresidential dating) đây là kiểu "sống thử" của giới trẻ phổ biến nhất ở cả phương Tây và Việt Nam mà chúng ta đang thảo luận Kiểu "sống thử" này được hiểu là các cặp đôi yêu nhau, muốn sống với nhau nhưng không đăng kí kết hôn và chưa có ý định tiến tới hôn nhân Họ sống thử vì nhiều nguyên nhân khác nhau như chia sẻ gánh nặng tài chính, thiếu thốn tình cảm,…

1.3 Khái niệm thanh niên

- "Thanh niên là tương lai của đất nước, là một lực lượng hùng hậu có những đóng góp to lớn và vai trò quan trọng đối với việc phát triển và xây dựng đất nước.

- Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế – xã hội của từng quốc gia và mục đích mà mỗi quốc gia, tổ chức sẽ có quy định, cách xác định khác nhau về độ tuổi thanh niên.

- Theo đó có thể hiểu thanh niên là những người có độ tuổi từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi, là độ tuổi đang trong quá trình trưởng thành của con người, là những người có sức trẻ, sức khỏe, đầy năng động và nhiệt huyết."(Nguyễn Văn Phi,2022)

Trang 8

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ, GIẢI PHÁP

2.1 Thực trạng

Trong những năm gần đây, ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, đã xuất hiện một lối sống mới của giới trẻ: Những đôi nam nữ sống chung như vợ chồng không có đăng ký kết hôn Sau một thời gian, nếu thấy phù hợp thì họ tiến tới hôn nhân, đăng ký kết hôn theo pháp luật Còn nếu thấy không phù hợp, họ sẽ chia tay nhau, không cần đến pháp luật Người ta gọi đó là “sống thử” Hiện tượng “sống thử” hay còn gọi là “góp gạo thổi cơm chung” đã và đang trở thành một thứ “mốt” trong lối sống của giới trẻ hiện nay, không chỉ trong giới công nhân sống xa nhà mà còn cả ở những sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường Theo thống kê của khoa xã hội học Đại học Mở TPHCM, năm 2010, có khoảng 1/3 các bạn trẻ sống thử trước hôn nhân: Lan, sinh viên năm thứ 2 trường Đại học Nông Lâm TPHCM, cho biết: “Ở xóm trọ của em, gần một nửa các bạn sống thử trước hôn nhân” Tôi được một bạn công nhân chia sẻ, dãy phòng trọ của em có 10 phòng thì có đến sáu phòng “góp gạo thổi cơm chung”.

Mặt khác, “sống thử” đa phần là học đòi theo mốt chứ chưa có định hướng tương lai là có lấy nhau hay không Xét theo truyền thống đạo đức, thuần phong mỹ tục của Việt Nam thì “sống thử” là một lối sống không phù hợp, không nên khuyến khích, nó có tác động xấu đến đời sống và mang lại nhiều hậu quả đáng tiếc cho bản thân và xã hội Đồng thời, “sống thử” khó được toàn xã hội chấp nhận, đó là lối sống sai lầm, buông thả, phóng túng, làm băng hoại các giá trị đạo đức truyền thống, là một biểu hiện của sự xuống cấp về đạo đức trong lối sống thực dụng ngày nay.

Hơn nữa, “sống thử” còn là một trong những thực trạng của xã hội, nó đang có nguy cơ lan rộng như một “dịch bệnh” Đối tượng được nói đến cách phổ biến, lại rơi vào các học sinh, sinh viên, công nhân, viên chức, hay người trẻ vốn phải sống xa nhà, thiếu thốn tình cảm, khó khăn trong cuộc sống nhưng lại chưa đủ bản lĩnh để bươn trải vào đời Chuyện “sống thử” trước khi quyết định tiến tới hôn nhân có thực sự là một giải pháp tốt để tiến tới một cuộc hôn nhân hoàn hảo hay nó chỉ là "cái bẫy của một quan niệm suy đồi trong lãnh vực hôn nhân"?

https://tgpsaigon.net/bai-viet/van-de-song-thu-cua-gioi-tre-ngay-nay-40586

2.2 Nguyên nhân

Trang 9

Hiện tượng “sống thử” rất phổ biến trong sinh viên hiện nay Lý do dẫn đến việc này rất nhiều và đa dạng Sau đây là một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc “sống thử”:

a) Chia sẻ gánh nặng về tài chính, kinh tế

b) Chuẩn bị tâm lý và tinh thần cho một cuộc hôn nhân thật sực) “Phép thử” trong mối quan hệ

d) Không muốn bị ràng cuộc bởi hôn nhâne) Thiếu thốn tình cảm gia đình

f) Đua đòi, ham mới lạ

g) Gia đình lỏng lẻo, thờ ơ trong quản lý và giáo dục giới tínhh) Ảnh hưởng từ văn hóa phương Tây

2.3 Tác hạia) Học hành sa sút

Một trong những hậu quả của việc sống thử chính là học hành sao nhãng, sa sút Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, sau mỗi giờ học hay tham gia các hoạt động tình nguyện, các cô gái lại vội vàng về nhà lo bữa cơm cho cả hai người, lo lắng về cuộc sống vợ chồng từ tiền bạc, đến các công việc nhỏ như nấu nướng, giặt giũ Những tranh cãi xảy ra giữa hai người sẽ khiến bạn buồn phiền, bực bội Những điều đó có thể làm bạn vô tình quên đi nhiệm vụ chính của bản thân là học tập và có một tương lai ổn định.

b) Mất cuộc sống tự do, mốt quan hệ với những người xung quanh

Một khi về chung nhà, chính là bạn chấp nhận để cuộc sống còn lại của mình cho người kia kiểm soát Thay vì sau giờ học bạn cùng bạn bè mình tụ tập, ăn uống, nói chuyện, thư giãn thì bạn lại tranh thủ về nhà chăm sóc người yêu hay sợ đối phương nghi ngờ, hỏi han Từ đó làm mất đi cuộc sống tự do và mối quan hệ với những người xung quanh

Trang 10

c) Thường xuyên bị stress, căng thẳng

Trong quá trình chung sống, đặc biệt ở tuổi còn nhỏ, các bạn chưa đủ chín chắn trong suy nghĩ cũng như hành động, khi có bất đồng, tranh cãi giữa hai người sẽ dễ gây ra những hành vi bồng bột Do những áp lực từ việc sống thử làm cho cuộc sống vợ chồng trở nên nhàm chán nhanh chóng.

d) Sống thử còn dẫn đến tình trạng nạo phá thai

Theo báo cáo của Quỹ Dân số Liên hợp quốc năm 2022 (UNFPA), Việt Nam thuộc nhóm 20 nước có tỷ lệ phá thai vị thành niên cao nhất thế giới với khoảng 300.000 ca/năm Trong số này 30% là phụ nữ từ 15-19 tuổi, với 70% là học sinh, sinh viên.

2.4 Lợi ích

a) Có nhiều thời gian bên nhau hơn

Đôi khi, với lịch trình kín hết cả ngày, bạn khó có thể sắp xếp thời gian để ở bên người đàn ông đặc biệt của đời mình Tuy nhiên, nếu quyết định sống thử, bạn sẽ không còn phải lo lắng về vấn đề này nữa Dù bạn có mệt mỏi đến thế nào sau mỗi ngày làm việc thì bạn cũng sẽ thấy rất vui và hạnh phúc khi có người đang chờ bạn vào cuối mỗi ngày.

Trang 11

b) Hiểu nhau rõ hơn

Những lần hẹn hò có thể giúp bạn hiểu phần nào về anh ấy Tuy nhiên, nếu sống cùng nhau, bạn sẽ có cơ hội để hiểu về “đối phương” rõ hơn nhiều Bạn có thể hiểu rõ hơn về sở thích, lối sống, và nhiều điều khác của anh ấy, và ngược lại.

c) Chia sẻ tài chính

Sống riêng lẻ có nghĩa là bạn và anh ấy phải chi trả hóa đơn của mỗi người Tuy nhiên, nếu sống cùng nhau thì hai bạn có thể chia sẻ hóa đơn tiền thuê nhà, tiền điện, chi phí sinh hoạt hàng ngày… Đây là một ưu điểm của lối sống này Chính nhờ thế, áp lực về tài chính của cả bạn và anh ấy sẽ đỡ nặng nề hơn.

d) Kiểm tra sự tâm đầu ý hợp

Chắc chắn phải sau rất nhiều thời gian và tính toán thì cả hai bạn mới có thể quyết định kết hôn và sống cùng nhau mãi mãi Tuy nhiên, bạn làm sao biết được liệu anh ấy có phải là lựa chọn đúng đắn để tiến đến hôn nhân? Câu trả lời có thể tìm ra nhờ sống thử Đây sẽ là một giai đoạn quan trọng giúp bạn nhận ra xem liệu bạn và anh ấy có nên chia sẻ cả cuộc đời cùng nhau không.

2.5 Những quan điểm về “sống thử”

a) Ý kiến của một số bạn trẻ đối với việc sống thử

“Mình cảm thấy việc sống thử trước hôn nhân không có vấn đề gì cả Đó lại là một điều hay Hai người yêu nhau sống chung để tìm hiểu xem cả hai có hợp nhau về lối sống và văn hoá hay không Vì nếu không hợp, sau này có cưới nhau thì hôn nhân sẽ gặp nhiều lục đục Nếu họ sống thử trước hôn nhân để tìm ra những điều không hợp nhau, qua đó sửa đổi và cải thiện thì khi chính thức là vợ chồng, họ sẽ ít cãi nhau hơn” - Hoàng Phương Anh (2000), hiện đang làm việc và sinh sống tại Hà Nội.

b) Ý kiến của những bạn đang sống thử

Phương Anh chia sẻ, cô nàng và người yêu đang cùng chung sống với nhau ở chung cư đã được 2 năm Bạn trai quê ở Nam Định nhưng làm

Trang 12

việc tại Hà Nội, cả hai đã thuê một căn chung cư ở gần cơ quan làm việc Bạn trai chủ động muốn Phương Anh cùng chung sống với nhau để cả hai có nhiều thời gian bên nhau hơn.

Hoàng Long và Thảo My yêu nhau từ năm thứ nhất đại học Đến nay, hai bạn là sinh viên năm cuối, khoảng thời gian gắn bó đã được gần 4 năm Gặp nhau tại Hà Nội khi họ học chung trường Đại học Bách Khoa Cả hai “phải lòng” nhau nên quyết định về ở trọ chung, cùng chia sẻ tiền thuê phòng và chia nhau tiền ăn uống, sinh hoạt phí.“Chúng mình chọn chia tiền sinh hoạt chung vì muốn cả hai đều cảm thấy thoải mái khi ở cùng nhau Trường hợp xấu nhất nếu chia tay thì cả hai sẽ cảm thấy nhẹ nhõm vì không còn vướng bận chuyện tiền nong nữa" - Thảo My chia sẻ Long và My ngoài việc học, hai bạn đều đi làm thêm công việc khác nhau Cả ngày chỉ gặp nhau buổi tối nên cặp đôi phân bổ thời gian làm việc nhà cùng nhau Long về sớm hơn nên bạn sẽ trổ tài nấu ăn cho bạn gái Còn rửa bát và giặt quần áo sẽ do My đảm nhận “Như thế cả hai sẽ đều cảm thấy vui vẻ Trong suốt quãng thời gian sống chung, có không ít lần hai đứa cãi nhau Lúc đó ai cũng đều cần không gian riêng nên bọn mình sẽ để một người ở nhà Người còn lại sẽ đi ra ngoài để bình tĩnh lại Thường mình sẽ để My ở nhà, còn mình sẽ đi đâu đó cho thoải mái.” -Long nói.

( https://tuoitrethudo.com.vn/genz-nghi-gi-ve-trao-luu-song-thu-truoc-hon-nhan-223251.html&amp= 1 )

Sống thử từ lâu đã không còn là một vấn đề quá xa lạ đối với mỗi chúng ta Nhưng ít ai biết sống thử chỉ mới bắt đầu trong những năm gần đây từ khi nước ta bắt đầu thời kỳ hội nhập và quan hệ Quốc tế Trong thời kỳ công nghệ hiện đại, các kênh thông tin và các trang mạng xã hội đưa chúng ta gần hơn với bạn bè quốc tế cả trong và ngoài nước Đó là quá trình chúng ta học tập văn hoá, tiếp thu sự đổi mới và hoàn thiện bản thân Nhưng không chỉ có thế, sự hoà nhập hơn mức cần thiết đã đem đến những hiện tượng xã hội mà theo truyền thống Việt Nam ta là kém tích cực, trong đó có sống thử.

Sống thử với nước ta là sự lệch lạc và buông thả Tuy nhiên giới trẻ lại không cho rằng như vậy, theo quan điểm của các cặp đôi là những người trong cuộc thì việc sống thử không chỉ có mặt hại mà cũng mang lại nhiều mặt tích cực ít người để ý

Và cụ thể nhất là hiện nay, nhiều người đã bắt đầu có cái nhìn tích cực hơn về vấn đề này Sống thử đã giúp hôn nhân trở nên hiện đại và đổi mới hơn Trái ngược hoàn toàn với những suy nghĩ và quan điểm của ông bà ta thời xưa về sự buông thả, sự vô ý và kém hay về sống thử.

Dưới những cái nhìn ngày càng khách quan và tích cực hơn thì chúng ta hãy cùng đi đến với quan điểm của những người trong cuộc đó là giới

Ngày đăng: 15/04/2024, 18:55

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan