Nơinày thể hiện đặc trưng văn hóa dân gian và tạo nên sự độc đáo của khuvực.- Được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào năm2016, được tạp chí du lịch người Anh Rough
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM PHÂN HIỆU VĨNH LONG
KHOA QUẢN TRỊ
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN TƯ DUY SÁNG TẠO TRUYỀN THÔNG MARKETING
Đề tài: Sáng tạo ý tưởng để giải quyến vấn đề truyền thông cho Chợ nổi (Cái Răng Cần
Thơ)
Sinh viên thực hiện : MSSV
Vĩnh Long, ngày 11 tháng 6 năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
I TÓM TẮT DỰ ÁN 1
1 Giới thiệu sơ lược về chợ nổi 1
2 Tóm tắt dự án 1
II TARGET CONSUMER 1
III MỤC TIÊU QUẢNG CÁO 2
IV BRIEF 2
1 Brand Problem 2
2 Objective 2
3 Message 2
4 Position 2
5 Background 2
6 Visual 3
7 Schedules & Budget 3
8 Key Contact 4
V GENERATE THEMES 4
VI CÁC CÔNG CỤ QUẢNG CÁO 4
1 TVC 4
2 Print 7
3 OOH (Billboard) 8
4 Online Ads 9
Trang 3I TÓM TẮT DỰ ÁN
1 Giới thiệu sơ lược về chợ nổi
- Chợ nổi Cái Răng không chỉ là một điểm đến thu hút du khách, mà còn
là biểu tượng văn hóa và kinh tế của miền Tây Nam Bộ Việt Nam Nơi này thể hiện đặc trưng văn hóa dân gian và tạo nên sự độc đáo của khu vực
- Được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào năm
2016, được tạp chí du lịch người Anh (Rough Guide) bình chọn là 1 trong 10 trong khu chợ ấn tượng nhất Thế Giới với đặc điểm là khu chợ mang đậm sắc màu nhiệt đới
2 Tóm tắt dự án
- Tên dự án: Sáng tạo ý tưởng để giải quyết vấn đề truyền thông cho chợ nổi Cái Răng Cần Thơ
- Mục tiêu: Quảng bá và làm nổi bật nét độc đáo về sự hình thành của chợ nổi và người bạn của các thương hồ
- Các hoạt động quảng cáo:
o Print
- Ngành (category):
+ Chợ nổi thuộc nhóm ngành du lịch Thu hút khách du lịch và người dân mua bán hàng hóa và cũng là điểm đến du lịch nổi tiếng
=> Tạo cơ hội kinh doanh và mang đến trải nghiệm độc đáo
- Sản phẩm (product):
+ Trái cây tươi: xoài, dừa, bưởi, chôm chôm…
+ Hải sản tươi sống: cá bớp, tôm, ốc…
+ Đặc sản đồng bằng sông Cửu Long: Mắm Cá Linh, mắm ruốc, mứt dừa… + Nông sản: rau, củ, gia vị, …
+ Hàng may mặc, đồ lưu niệm
- Khách hàng mục tiêu:
+ Du khách nội địa và quốc tế
+ Những người yêu thích ẩm thực miền Tây
+ Người yêu thiên nhiên và phong cảnh
Trang 4- Insight:
+ Sáng tạo về sự hình thành của chợ nổi
+ Cây bẹo – Cột sống người thương hồ
III MỤC TIÊU QUẢNG CÁO
- Tăng lượng khách hàng: sự sáng tạo độc đáo qua cách kể chuyện về truyền thuyết hình thành của chợ nổi và sự bắt nguồn cái tên Cái Răng Sự gần gũi bình dị với những phương thức quảng bá sản phẩm độc đáo tại đây
- Tăng mức độ nhận biết về chợ nổi với những khách du lịch đang có nhu cầu muốn
tham quan
IV BRIEF
1 Brand Problem
- Những hình ảnh gần gũi trên sông nước ít được biết đến
- Sản phẩm và trải nghiệm trên chợ nổi còn đơn điệu làm cho khách du lịch ngày càng vắng bóng
2 Objective
- Thu hút du khách bằng những trải nghiệm chỉ có ở chợ nổi
- Giúp du khách hiểu hơn về sự hình thành của chợ nổi
3 Message
- Thông điệp: Phương thức quảng cáo chào hàng “Cây bẹo - cột sống người thương hồ” cùng với đó là câu chuyện truyền thuyết đằng sau tên chợ nổi Cái Răng
4 Position
- Chợ nổi Cái Răng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể
- Là nơi bậc nhất tại miền tây về độ sầm uất trong giao thương, trao đổi mua bán hàng hóa và giao lưu văn hóa
- Cạnh tranh: chợ truyền thống, chợ nổi cái bè tiền giang, chợ nổi trà ôn, chợ ngã 5, chợ ngã 7
5 Background
Tên Cái Răng xuất phát từ hai câu chuyện
- Vào thời khẩn hoang vùng đất Nam Bộ còn âm u có con cá sấu dạt vào đây.Răng của nó cắn vào mảnh đất này Lưu truyền là vậy chẳng ai biết đúng hay sai nhưng cái tên Cái Răng chắc là xưa, xưa lắm
Trang 5- Trong cuốn Tự Vị Tiếng Nói Miền Nam của cụ Vương Hồng Sển một học giả
nghiên cứu sâu rộng về miền Nam cho biết khi xưa người Khmer ở Xà Tón Tri Tôn An Giang chuyên làm cà ràng, một loại bếp nam bộ chất đầy mui ghe lớn rồi thả theo dòng sông cái, đến đầu ghe nơi khuất sông này mọi người thường gọi là chợ Cà Ràng lâu dần phát âm thành Cái Răng rồi trở nên địa danh của chỗ này luôn
6 Visual
- Element: nơi mua bán hàng hóa gắn với sông nước
- Style: đời sống miền tây kết hợp khám phá cội nguồn chợ nổi Cái Răng
- Channel: xuất hiện trên TV, bài báo, trên youtube qua trang về du lịch miền tây,
Cần Thơ TV, tin tức 24h
7 Schedules & Budget
TIMELINE & SCHEDULE
TVC
Lên kịch bản và sản
Book các kênh truyền
Chọn khung giờ
(tờ rơi)
Thuê đơn vị phân
OOH
(Billboard)
VAT
Online Ads
(Banner web)
Trang 68 Key Contact
- Người đảm nhiệm phụ trách dự án: Trần Ngọc Thê Hye
- Thành viên hỗ trợ:
+ Đặng Xuân Nhi + Nguyễn Thị Mỹ Tiên + Đỗ Phùng Thúy Hoa + Trương Minh Quyên
USP: Chợ nổi Cái Răng là những trải nghiệm mua bán hàng hóa trên
sông nước qua cách chào hàng độc đáo của hình ảnh cây bẹo miền tây sông nước được ẩn dụ như là “cột sống” người thương hồ … Đó trở thành nét đặc sắc của chợ nổi Cái Răng khi du lịch nơi đây
Kỹ thuật phát triển ý tưởng sáng tạo: Metaphor
CHỢ NỔI CÁI RĂNG
Kể lại câu chuyện cá sấu / bếp cà
Các yếu tố về dân gian và lịch sử Sự sinh động và mối liên kết giữa chợ nổi với
thương hồ Làm nổi vẻ đẹp vượt thời gian của
chợ nổi
Làm bật những nét đẹp lao động và sự đặc biệt của chợ nổi
Đem câu chuyện về nổi đến với mọi
VI CÁC CÔNG CỤ QUẢNG CÁO
1 TVC
- TVC thường chỉ một quảng cáo video ngắn, được phát sóng trên truyền hình để quảng bá sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu Mục đích của TVC là thu hút sự chú ý của khán giả và thúc đẩy họ thực hiện hành động như mua sản phẩm hoặc tìm hiểu thêm thông tin
Trang 7MÔ TẢ HÌNH ẢNH ÂM THANH
Mở ra cảnh Vàm sông cần
Thơ, có một chú cá sấu hiền
lành, ăn chay trường và
người dân đang ném thức ăn
cho nó
Nhạc: vui tươi
Chuyển cảnh, ông lão người
Khơ-me cùng chiếc Cà Ràng
của ông ấy đi mưu sinh, phục
vụ cho việc chế biến món ăn,
gặp con cá sấu, ông hoảng
sợ, van xin:
Ông lão: đừng mà, đừng
ăn thịt ta mà, nếu ngươi tha mạng cho ta, ta sẽ nấu cho ngươi một bữa thịnh soạn
Cá sấu: ông đừng sợ,
con không làm hại ông đâu, con chỉ có ý chào hỏi thôi ạ
Sau khi vui vẻ ăn uống cùng
nhau, thấy chiếc Cà Ràng
của ông lão thật hữu ích, cá
sấu ngỏ lời, xin được làm
bạn cùng ông
Cá sấu: Hôm nay thật
vui ông nhỉ, bảo bối Cà Ràng của ông thật thú vị, con có thể ở lại bầu bạn cùng ông cho tới khi ông
đi không?
Ông lão: đương nhiên
rồi, hãy cùng ta chế biến thật vui nhé!
Trang 8Thời gian sau đó, người dân
thấy cá sấu nổi lên bờ và
cùng ông lão sử dụng chiếc
Cà Ràng để nấu nướng và
được rất nhiều người dân ủng
hộ, dần dà nơi đây được
truyền miệng nhau với cái
tên Chợ nổi Cái Răng
Nhân hóa hình ảnh cá sấu hiền lành, biết nói, sự kết hợp giữa con người
và thiên nhiên, cá sấu trở thành biểu tượng cho sự hòa hợp, hạnh phúc, quảng bá cho sự phát triển của chợ nổi Cái Răng (bắt nguồn từ Cà Ràng: kran hay karan) Truyền thuyết này có thể kích thích sự quan tâm của du khách cà khám phá chợ nổi
- Storyboard Cây bẹo – Cột sống người thương hồ
Mở ra cảnh tại chợ nổi
Cái Răng, có 1 cô gái
tên là Út Bẹo và gia
đình của cô ấy đi du lịch
chợ nổi
Nhạc: vui tươi, nhộn
nhịp của khu chợ, có tiếng rao bán của các thương buôn
Chuyển cảnh, gia đình
Bẹo gặp anh thương hồ
bán sầu riêng ngon có
tiếng tại đây Sau đó,
anh thương hồ chào
hàng và trùng hợp gia
đình cô út cũng rất thích
ăn sầu riêng
Anh thương hồ: Sầu đê
nhà mình ơi, sầu bao ăn chị ơi, chín ăn liền
Mẹ út Bẹo: nhiêu kí
đây cậu?
Trang 9Cô Út Bẹo và anh
thương hồ vô tình có ý
với nhau, anh thương hồ
chủ động mời cô, dẫn cô
đi khám phá chợ nổi
cùng anh
Anh thương hồ: chợ
nổi anh có nhiều thứ vui lắm, em ngồi trên tàu như thế này sẽ không trải nghiệm được nhiều đâu
Út Bẹo: em thấy người
ta bán trên sông vui quá luôn
Anh thương hồ: cô Út
có chấp nhận thử thách
“buổi sáng bán sầu” với tui không?
Út Bẹo: đó giờ út Bẹo
tui chưa biết sợ là gì, chơi thì chơi
Cả hai đã có khoảng
thời gian vui vẻ cùng
nhau tại khu chợ bồng
bềnh này và họ nhận ra
có nhiều điểm tương
đồng và hòa hợp với
nhau
Và cuối cùng, từ đó, cô
út Bẹo và anh thương hồ
đã gắn bó, chung sống
cùng nhau, không thể
tách rời Người dân
xung quanh hay chọc
nhà này với câu: “Em
treo bẹo Cái Răng, Ba
Láng Anh thương hồ
Vàm Xáng, Cần Thơ.”
Trang 10=> Câu chuyện được sử dụng nghệ thuật Metaphor (ẩn dụ) đại diện cho hình ảnh cây bẹo và người thương hồ Hai nhân vật gắn kết với nhau như cây bẹo và người thương hồ luôn đồng hành cùng nhau
2 Print
- Tờ rơi là một trong những hình thức quảng
cáo đầu tiên xuất hiện Với chi phí quảng
cáo rẻ tiết kiệm được nhiều chi phí, có thể
trao trực tiếp đến đối tượng khách hàng
mục tiêu Đây là công cụ quảng cáo trực
tiếp, nhưng dịch vụ phân phát tờ rơi hoàn
toàn có thể đem đến hiệu quả truyền thông
hình ảnh thương hiệu cực mạnh và rộng rãi
- Ở tờ rơi thứ nhất là những hình ảnh chủ đạo
chính là những chiếc ghe buôn bán thân
quen của người dân ở chợ nổi Nhờ hình
ảnh của cây bẹo trên mỗi ghe xuồng, khách
hàng sẽ dễ dàng nhận biết và tìm được mặt
hàng cần mua Bởi ở đây sẽ rất khó để sử
dụng các băng rôn, bảng hiệu vì sẽ vướng
gió và tiếng rao bán sẽ bị lấn áp bởi tiếng
máy nổ của xuồng ghe cùng tiếng sóng vỗ ì
ập Bốn hình ảnh chính là “4 treo” nét đặc
trưng độc đáo của cây bẹo chợ nổi miền tây
nam bộ
+ Treo gì bán nấy
+ Treo mà không bán
+ Không treo mà bán
+ Treo cái này bán cái khác
- Cái tên chợ nổi Cái Răng bắt nguồn từ câu
chuyện con cá sấu và đây cũng chính là
biểu tượng hình thành nên chợ nổi Cái
Răng Hình ảnh con cá sấu xuất hiện trên tờ
quảng cáo mang dấu ấn đặc biệt với địa
Trang 113 OOH (Billboard)
Billboard thường được đặt dọc theo các tuyến đường chính, cả trong và ngoài thành phố; gần các trung tâm mua sắm, siêu thị, cửa hàng lớn Ngoài
ra, billboard cũng xuất hiện ở các điểm đến phổ biến: sân vận động, nhà hát, các khu vực giải trí, để quảng bá cho các dịch vụ, sản phẩm hoặc sự kiện
Billboard sẽ được thiết kế nổi bật hình ảnh con cá sấu là biểu tượng của sự hình thành chợ nổi Cái Răng, cùng với hình ảnh cô gái mặc chiếc áo bà ba chèo trên lưng cá sấu Sẽ làm cho du khách tò mò và muốn tìm hiểu về câu chuyện đằng sau tên Cái Răng Có một góc nhìn mới về chợ nổi Cái Răng
- Billboard tiếp theo là hình ảnh cây bẹo mang đậm nét đẹp văn hóa miền sông nước, được xem là phương thức quảng cáo, chào hàng độc đáo ở chợ nổi Cái Răng Đồng thời hình ảnh cây bẹo góp phần quan trọng trong đời sống mưu sinh của người dân nơi đây đã từ rất lâu, nó được ví von như “cột sống” của người thương hồ
Trang 124 Online Ads
- Banner web là loại hình quảng cáo khá phổ biến hiện nay, có thể đặt ở nhiều vị trí nổi bật trên các trang web giúp dễ dàng tiếp cận được một lượng lớn khách hàng
- Cá sấu là một trong những nhân vật được truyền miệng trong lịch sử hình thành
chợ nổi Cái Răng, tuy nhiên những hình ảnh thường bắt gặp khi nhắc đến chợ nổi là hình ảnh buôn bán sống động của các thương hồ, ghe thuyền tấp nập, với hình ảnh của cá sấu sẽ thu hút khách hàng với một góc nhìn mới mẻ hơn
Trang 13- “Chợ cây bẹo” một cái tên mới mẻ độc đáo sẽ gây hứng thú với khách hàng khi
“được đập” vào mắt và sự tò mò chính là cánh cửa bắt đầu cho sự khám phá của chợ nổi