1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập nhóm kết thúc học phần lịch sử đảng cộng sản việt nam đề tài giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc việt nam

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam
Tác giả Đặng Thị Huyền, Nguyễn Thị Hồng Hảo, Lê Phương Anh, Nguyễn Thị Bảo Ngọc, Ngô Thị Bích, Đinh Trà Giang, Đỗ Thị Thu Hương, Hoàng Khánh Huyền
Người hướng dẫn PTS. Phan Văn Toản
Trường học Học Viện Ngân Hàng
Chuyên ngành Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Thể loại Bài Tập Nhóm Kết Thúc Học Phần
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,17 MB

Nội dung

Chính vì thế, vấn đề giữ gìn vàphát huy bản sắc văn hóa dân tộc luôn được coi là nhiệm vụ quan trọng và cấpbách trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.Mục đích: đưa ra các phương hướn

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI TẬP NHÓM KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Đ

Ề TÀI : Giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam

Hà Nội, 12 tháng 12 năm 2022

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

1 Đặng Thị Huyền 24A4051272

2 Nguyễn Thị Hồng Hảo 24A4051253

3 Lê Phương Anh 24A4052663

4 Nguyễn Thị Bảo Ngọc 24A4051811

5 Ngô Thị Bích 24A4052873

6 Đinh Trà Giang 24A4052895

7 Đỗ Thị Thu Hương 24A4050557

8 Hoàng Khánh Huyền 24A4051275

2

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4

1 Tính cấp thiết của đề tài 4

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 5

NỘI DUNG 6

PHẦN I: PHẦN LÝ LUẬN 6

1.1 Bản sắc Văn hóa Dân tộc 6

1.2 Hội nhập Quốc tế 6

1.3 Sự cần thiết của việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa trong thời kỳ hội nhập.6 PHẦN II PHẦN LIÊN HỆ THỰC TIỄN 8

2.1 Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam 8

2.2 Thực trạng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong thời kỳ hội nhập 8

2.2.1 Cơ hội phát triển 8

2.2.2 Thách thức 9

2.2.3 Thành tựu 9

2.3 Giải pháp nâng cao việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc 10

KẾT LUẬN 11

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Văn hóa dân tộc là một vấn đề rộng lớn rất phong phú và hức tạp có tác động to lớn đến sự trường tồn của dân tộc Cùng với nền kinh tế thị trường thì các sản phẩm của nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa sẽ có cơ hội vào nước

ta, sự tác động của nền văn hóa bên ngoài vào nền văn hó dân tộc sẽ nảy sinh những thời cơ và thách thức mới, những thuận lợi và khó khăn mà hậu quả không những tác động đến nền văn hóa dân tộc Chính vì thế, vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc luôn được coi là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay

Mục đích: đưa ra các phương hướng đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc nước ta hiện nay Nhiệm vụ nghiên cứu: Làm rõ khái niệm bản sắc văn hóa dân tộc, những nhân tố tác động, tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam hiện nay, phân tích thực trạng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam hiện nay và những vấn đề đặt ra, đồng thời đưa ra phương hướng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm giữ gìn và phát huy tốt bản sắc văn hóa dân tộc hiện nay

Đối tượng nghiên cứu là việc giữ gìn bà phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam hiện nay

Phạm vi nghiên cứu văn hóa: chủ yếu khai thác một cách có hệ thống ở khía cạnh triết học những giá trị văn hóa tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc nhằm giữ gìn và phát huy nó trong giai đoạn hiện nay

4

Trang 5

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.

Phương pháp luận: Luận văn chủ yếu dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa mác-lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về văn hóa dân tộc và chính sách dân tộc; đồng thời có kế thừa những thành tựu của một số công trình liên quan đến nội dung được đề cập trong luận văn Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử để phân tích lý giải làm rõ các vấn đề; đồng thời kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp lịch sử và logic, phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, so sánh, khái quát nhằm đạt được mục đích và nhiệm vụ mà luận văn đã đề ra

Ý nghĩa lý luận: Đề tài góp phần làm rõ thêm những nét đặc sắc của dân tộc Việt Nam, thực trạng việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam hiện nay Qua đó đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy các bộ môn Triết học văn hóa văn hóa học Cơ sở Dân tộc học và chính sách dân tộc học cơ sở văn hóa Việt Nam trong các trường Đại học Cao đẳng tài liệu tham khảo trong thư viện của sở văn hóa thông tin thể thao và du lịch

Trang 6

NỘI DUNG

PHẦN I: PHẦN LÝ LUẬN.

1.1 Bản sắc Văn hóa Dân tộc

Bản sắc văn hóa dân tộc chính là thuật ngữ chỉ vẻ đẹp, tính chất đặc biệt, những nét đặc trưng tạo nên dấu ấn riêng cho từng quốc gia Bản sắc văn hóa dân tộc được xem là cái nôi tinh thần, điểm đặc trưng không thể nào lẫn được vào đâu Nhờ có yếu tố này mà con người sẽ phân biệt được các quốc gia, dân tộc trên thế giới

1.2 Hội nhập Quốc tế

Hội nhập hay hội nhập quốc tế được hiểu là quá trình liên kết, gắn kết giữa các chủ thể quốc tế (quốc gia hoặc vùng lãnh thổ) với nhau Nền kinh tế thị trường như hiện nay đòi hỏi các quốc gia phải mở rộng thị trường, hợp tác quốc

tế, mở rộng quan hệ, hình thành khu vực thị trường và quốc tế để đưa đất nước phát triển bền vững

1.3 Sự cần thiết của việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa trong thời

kỳ hội nhập

Thứ nhất, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là giữ gìn cốt cách dân tộc

trong quá trình phát triển của dân tộc Lĩnh vực thể hiện rõ nhất cốt cách dân tộc, tinh thần dân tộc là văn hóa Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cũng chính là giữ gìn cốt cách dân tộc Một nền văn hóa giữ được cốt cách dân tộc sẽ là một nền văn hóa có đủ sức để chống lại sự "ô nhiễm văn hóa" hay "xâm lăng văn hóa”, nhất là trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế

Thứ hai, việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là cơ sở củng cố ý thức tự

tôn dân tộc và là nền tảng cho sự phát triển kinh tế bền vững Ý thức tự tôn dân tộc được củng cố thông qua việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Ý thức đó có thể trở thành sức mạnh giúp dân tộc vượt qua những khó khăn, thử thách trong quá trình phát triển Hành động tự nguyện quyên góp tiền vàng cho Chính phủ

6

Trang 7

thời kỳ khủng hoảng kinh tế hay phong trào “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” chính minh chứng khẳng định giá trị của ý thức tự tôn dân tộc cho sự phát triển kinh tế bền vững của dân tộc

Hội nhập quốc tế cũng phân chia thế giới thành hai cực giàu nghèo một cách khốc liệt Đó là nguyên nhân của sự bất bình đẳng không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà cả trong lĩnh vực văn hóa – mối đe dọa bị đồng hóa, đánh mất bản sắc văn hóa của các dân tộc có trình độ phát triển thấp hơn Củng cố ý thức

tự tôn dân tộc sẽ góp phần điều tiết, định hướng giá trị để hạn chế những mặt tiêu cực đó

Thứ ba, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là tiếp tục phát huy tính sáng

tạo của dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế Ngày nay, hội nhập quốc tế tạo điều kiện để các nền văn hóa dân tộc được giao lưu, hợp tác và phát triển Quá trình đó lại đặt các dân tộc trước nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời còn ẩn chứa nguy cơ làm suy giảm tính sáng tạo của các dân tộc Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc phải gắn liền với chống lạc hậu và việc biết chọn lọc, phát triển một cách sáng tạo, phù hợp với đời sống hiện đại

Thứ tư, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là kế thừa và phát huy những

truyền thống tốt đẹp của dân tộc Mỗi dân tộc đều có rất nhiều giá trị văn hóa, trở thành truyền thống tốt đẹp Trong thực tế, lòng yêu nước, yêu lao động, yêu chuộng hòa bình và nhiều giá trị nhân văn khác đã trở thành sức mạnh tinh thần giúp dân tộc ta vượt qua những gian nan thử thách Ngày nay yêu nước, yêu lao động, yêu hòa bình trở thành những yếu tố để bảo vệ và phát triển đất nước để

có thể "sánh vai" cùng các dân tộc khác trên trường quốc tế

Thứ năm, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc gắn với bảo vệ mối quan hệ

hòa hợp giữa con người với tự nhiên và xã hội Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội không chỉ là môi trường sống mà còn là môi trường văn hóa, nơi những giá trị văn hóa hay bản sắc văn hóa dân tộc hình thành, tồn tại và phát

Trang 8

triển Để giữ gìn văn hóa nói chung, bản sắc văn hóa nói riêng, tất yếu phải bảo

vệ môi trường tự nhiên và xã hội

PHẦN II PHẦN LIÊN HỆ THỰC TIỄN.

2.1 Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam

Tại Việt Nam, bản sắc văn hóa dân tộc bao gồm rất nhiều khía cạnh khác nhau như là tín ngưỡng, phong tục, ngôn ngữ, di sản văn hóa, di vật lịch sử,… Những đặc trưng này được hình thành từ kinh nghiệm sống của ông cha, được truyền qua nhiều thế hệ

Những đặc trưng cơ bản của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là: Hình thành từ lâu đời và ngày càng phát triển, tạo nên những nét riêng biệt hiện nay

Mang tính bền vững, luôn được giữ gìn

Sự tôn kính, thờ cúng tổ tiên, tôn trọng các giá trị cộng đồng, ngành nghề thủ công mỹ nghệ, gia đình, người lao động,… là nét đặc trưng cơ bản của bản sắc văn hóa dân tộc

Là một nền văn hóa dân tộc vô cùng phong phú Với 54 dân tộc, rất nhiều tín ngưỡng, tư tưởng, tôn giáo khác nhau được hình thành, phát triển Hình thành, phát triển phụ thuộc vào những đặc điểm của từng dân tộc, điều kiện lịch sự, yếu tố tự nhiên, nơi cư trú, chế độ chính trị,…

2.2 Thực trạng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong thời

kỳ hội nhập

2.2.1 Cơ hội phát triển

Thứ nhất chính là sự thay đổi mạnh mẽ về tư duy, khi mà các quan niệm,

khái niệm về tự do tôn giáo, nhân quyền, dân chủ,…đang được bàn luận trên nhiều diễn đàn với các quy mô khác nhau Điều này không chỉ có tác dụng đánh

8

Trang 9

thức tư duy, nhận thức mới về sứ mệnh của văn hóa mà còn khắc phục được sự phiến diện, thiên lệch hoặc tầm nhìn hạn hẹp khi xác định vai trò của văn hóa trong phát triển Thứ hai, hội nhập toàn cầu cũng đã tạo động lực để văn hóa Việt Nam phát triển đa dạng Quá trình đổi mới, hội nhập và tiếp biến văn hóa trên nhiều khía cạnh đã tạo ra những động lực để văn hóa phát triển đa dạng, phong phú Các sản phẩm văn hóa không chỉ góp phần quan trọng tạo không khí dân chủ, cởi mở hơn, dân trí được được nâng cao, tính năng động sáng tạo, tự chủ mà còn phát huy tính tích cực xã hội của con người

2.2.2 Thách thức

Song song với những cơ hội, Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức phải đối chọi nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa trong bối cảnh hội nhập toàn cầu Đầu tiên chính là ảnh hưởng từ sự bành trướng mạnh mẽ của mạng Internet tạo nên lối sống thiên về hưởng thụ, hủy hoại dần nhân cách của nhiều người dẫn đến nhiều giá trị truyền thống dần trở nên mai một Thách thức thứ hai là việc tiếp thu những văn hóa ngoại sinh mà không có sự quản lý và giáo dục đúng đắn, gây ra tình trạng xuống cấp về văn hóa, đạo đức, sự thiếu tôn trọng các chuẩn mực xã hội, Thứ ba, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc

tế, nhiều giá trị và tập quán truyền thống tốt đẹp bị coi nhẹ Đó chính là tình trạng “sính ngoại”, lai căng về văn hóa , nhất là trong một bộ phận giới trẻ

2.2.3 Thành tựu

Bằng cách tích cực và chủ động mở rộng hợp tác quốc tế về văn hóa, đường hướng “phát triển văn hóa đối ngoại” trở thành phương châm chính trong chiến lược đối ngoại của các ngành quản lý văn hóa, du lịch, ngoại giao Kết quả đem lại là hàng loạt các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của Việt Nam đã đến được với bạn bè quốc tế, đem lại sự ngạc nhiên thán phục của thế giới về tính độc đáo, đặc trưng của văn hóa Việt Nam Bên cạnh đó, tiếp biến văn hóa còn mở ra những kênh trao đổi học thuật với nhiều quốc gia văn minh trên thế giới, qua các phương thức khác nhau từ du học sinh đến trao đổi học giả… Tạo

Trang 10

ra các thay đổi trên các phương diện thụ hưởng cuộc sống, nâng cao chất lượng sống và thay đổi ứng xử liên quan đến bình đẳng giới…

2.3 Giải pháp nâng cao việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

2.3.1 Quan điểm chủ trương của Đảng về vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập

Trên cơ sở nhận thức rõ tầm quan trọng của bản sắc văn hóa dân tộc và trong tình hình hiện nay, Đảng và nhà nước ta đã có những chủ trương và chính sách cụ thể và kịp thời nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập Điều đó được thể hiện rõ nhất qua Nghị quyết hội nghị lần thứ năm ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII, để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, Đảng đề ra nhiệm vụ: Phải bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền, văn hóa cách mạng, đồng thời nghiên cứu và giáo dục sâu rộng những đạo lý dân tộc tốt đẹp

do cha ông để lại

Về phương hướng, nhằm giữ gìn nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc trong quá trình hội nhập , trước hết Đảng và nhà nước ta cần chú trọng về xây dựng, ban hành luật pháp và các chính sách văn hóa (theo nghị quyết hội nghị lần thứ 5 ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ VIII) Đảng và nhà nước chủ trương xây dựng các luật, pháp lệnh, các văn bản pháp quy điều chỉnh các hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, đồng thời tăng cường nguồn lực và phương tiện cho hoạt động văn hóa Cụ thể như tăng mức đầu tư cho văn hóa từ nguồn chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển của ngân sách; thực hiện các chương trình

có mục tiêu văn hóa nhằm đầu tư trọng điểm; củng cố hoàn thiện tổ chức bộ máy về quản lý văn hóa hoàn thiện và có hiệu quả

10

Trang 11

2.3.2 Liên hệ với trách nhiệm học sinh, sinh viên hiện nay

Thế hệ trẻ - thế hệ sẽ tiếp nối, xây dựng đất nước - cần phải trang bị cho mình tình yêu nước, tự hào về dân tộc và những tri thức đúng đắn về văn hóa đất nước Phải yêu nước thì mới giữ được những nét đặc trưng của dân tộc, và phải hiểu đúng thì mới bảo vệ được nó

Trong bối cảnh mở rộng giao lưu, hội nhập, để không đánh mất bản sắc của mình, học sinh, sinh viên phải trở về với Tư tưởng Hồ Chí Minh: Bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, những phải lấy bản sắc văn hóa dân tộc làm nền tảng, làm bản lĩnh Nền tảng có vững chắc, bản lĩnh

có vững vàng mới tiếp thu được tinh hoa văn hóa nhân loại một cách đúng đắn, mới chủ động, tự tin hội nhập và làm giàu thêm, sáng lên đặc trưng văn hóa dân tộc

Mỗi sinh viên phải tự mình phấn đấu, rèn luyện, tự trau dồi cho bản thân những kỹ năng cần thiết, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp

vụ, nỗ lực rèn luyện vì lợi ích chung của cộng đồng và vì chính sự phát triển của

cá nhân Quan trọng hơn, các bạn trẻ cần xây dựng bản lĩnh văn hóa, sẵn sàng đấu tranh với những hoạt động, sản phẩm văn hóa không lành mạnh

Trang 12

KẾT LUẬN

Hội nhập Quốc tế về văn hóa giúp chúng ta có điều kiện để giới thiệu Văn hóa Việt Nam với bạn bè Quốc tế và trong quá trình giao lưu chúng ta có điều kiện chủ động tiếp thu những tinh hóa văn hóa của thế giới để làm giàu cho nền văn hóa dân tộc, khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc mình Không ngừng giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam ta trong quá trình hội nhập Quốc tế hiện nay Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng vĩ đại, trong đó tư tưởng của Người về văn hóa chiếm một vị trí hết sức quan trọng Đó là một hệ thống các quan điểm lý luận mang tính khoa học và cách mạng về văn hóa và xây dựng nền văn hóa Việt Nam Được kết tinh và chắt lọc những giá trị cả văn hóa phương Tây, phương Đông, của truyền thống và hiện đại, của dân tộc và quốc tế

Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa đã và đang là định hướng lớn cho việc xây dựng và phát triển nền văn hóa nước ta Nó mãi là ánh sáng soi đường cho công cuộc xây dựng và phát triển nên văn hóa nước ta Là thế hệ trẻ, tương lai của đất nước, noi theo tấm gương sáng của Hồ Chí Minh, với những phẩm chất tinh hoa của dân tộc, công dân Việt Nam thời kỳ mới quyết tâm xây dưng đất nước “Vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hôi công bằng, dân chủ văn minh.” , “ toàn Đảng, toàn dân ta ra sức phấn đấu để tổ quốc mãi mãi là quốc gia văn hiến, dân tộc ta là một dân tộc văn hóa, nền văn hóa nước ta không ngừng phát triển xứng đáng với tầm vóc dân tộc ta trong lịch sử và thế giới hiện đại, ”

12

Ngày đăng: 23/06/2024, 18:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w