1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận cuối kì học phần lịch sử đảng cộng sản việt nam anh (chị) hãy trình bày và đánh giá về chủ trương, chính sách của việt nam trong quan hệ với pháp từ tháng 9 1945 đến trước ngày 19 12 1946

13 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chủ trương, chính sách của Việt Nam trong quan hệ với Pháp từ tháng 9/1945 đến trước ngày 19/12/1946
Tác giả Đỗ Thị Lan Anh
Người hướng dẫn ThS. Hồ Thị Liên Hương
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Thể loại Tiểu luận cuối kì
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 342,33 KB

Nội dung

Tuy nhiên, niềm vui ấy chưa thực sự chọn vẹn vì sau chiến tranh là những hệ luỵ của sự bóc lột để lại trên đất nước ta, phải đối mặt với những khó khăn, thử thách về việc khôi phục đất n

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

- -

Giảng viên: ThS Hồ Thị Liên Hương Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Lan Anh MSSV : 20031666

Khoa/ Bộ môn: K65- Quốc tế học hệ chuẩn

Mã học phần: HIS1001 11

Hà N ội, ngày 06 tháng 12 năm 2021

Trang 2

M ỤC LỤC

ĐỀ BÀI 2

L ỜI MỞ ĐẦU 2

C HƯƠNG 1: HOÀN CẢNH LỊCH SỬ VIỆT NAM SAU THẮNG LỢI CÁCH M ẠNG THÁNG 8/1945: 2

1.1 Tình hình Thế giới 2

1.2 Tình hình trong nước 3

1.2.1 Tình hình kinh tế - xã hội 3

1.2.2 Tình hình chính trị 3

CH ƯƠNG 2 CÁC CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG TRONG QUAN H Ệ NGOẠI GIAO VỚI PHÁP TỪ THÁNG 9/1945 ĐẾN 19/12/1946: 4

2.1 Ch ỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” (25/11/1945) 5

2.1.1 N ội dung Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” (25/11/1945) 5

2.1.2 Đánh giá về chính sách quan hệ của Đảng với thực dân Pháp 5

2.2 Hi ệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Chỉ thị “Hoà để tiến” (9/3/1946) 6

2.2.1 N ội dung của Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) 6

2.2.2 Đánh giá về Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Chỉ thị “Hoà để tiến” (9/3/1946) 7

2.3 B ản Tạm ước (14/9/1946) 8

2.3.1 N ội dung Bản Tạm ước (14/9/1946) 8

2.3.2 Đánh giá về Bản Tạm ước (14/9/1946) 9

CH ƯƠNG 3: BÀI HỌC RÚT RA TỪ NHỮNG CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH C ỦA ĐẢNG TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM HI ỆN NAY 9

T ỔNG KẾT 11

TÀI LI ỆU THAM KHẢO 11

Trang 3

ĐỀ BÀI:

BÀI LÀM

Sau thắng lợi vang dội của Cách mạng tháng 8, với sự chuẩn bị lực lượng chu đáo, tập hợp sức mạnh toàn dân, đặc biệt là sự nắm bắt đúng thời cơ của Đảng mà cuộc chiến diễn ra nhanh chóng và ít thương vong Sau bao năm tháng sống kiếp nô lệ dưới tay bọn thực dân, phong kiến, chịu đủ mọi tầng kìm kẹp thì cuối cùng lá cờ độc lập

cũng tung bay, lần đầu tiên chính quyền thuộc về tay nhân dân

Tuy nhiên, niềm vui ấy chưa thực sự chọn vẹn vì sau chiến tranh là những hệ luỵ

của sự bóc lột để lại trên đất nước ta, phải đối mặt với những khó khăn, thử thách về

việc khôi phục đất nước và xây dựng chính quyền của nhân dân, bên cạnh đó còn phải đứng trước sự xâm lược trở lại của thực dân Pháp cùng mưu đồ đang nhen nhóm ở Đông Dương của đế quốc Mĩ Trước tình hình đó Đảng ta đã có những đường lối, chính sách kịp thời và sáng suốt không chỉ trong quan hệ ngoại giao với Pháp xuyên suốt giai đoạn từ tháng 9/1945 đến tháng 12/1946 mà còn trên nhiều lĩnh vực khác, đưa đất nước thoát ra khỏi thế bị động “ngàn cân treo sợi tóc”

1.1 Tình hình Thế giới:

Trong 5 nước chiến thắng trong Thế Chiến thứ 2, chỉ có Liên Xô là không chống

lại Việt Nam nhưng cũng không công nhận và ủng hộ chính quyền Việt Nam ngay lúc

đó, mãi đến năm 1950 mới chính thức công nhận Còn các cường quốc khác đều chống

Trang 4

lại chính quyền độc lập của Việt Nam để tạo thế đứng có lợi riêng của họ ở Đông Nám

Á nói chung và ở Việt Nam nói riêng

Anh thì lo sợ việc Việt Nam giành được độc lập sẽ thúc đẩy các thuộc địa ở Châu

Á của Anh vùng lên đấu tranh Đối với Trung Hoa, sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, quyền lãnh đạo nằm trong tay họ Tưởng- một chính quyền cực kỳ phản động, siêu phong kiến và vô cùng tham nhũng với chủ trương triệt để chống Cộng, với bản chất

như vậy, tất nhiên là họ có ác cảm với chính quyền Việt Nam Đối với Mỹ, sau cái chết

của Tổng Thống Roosevelt, Phó Tổng Thống Harry Truman lên thay thế, cũng muốn

Mỹ phải có ảnh hưởng ở lục địa Châu Á Riêng với Pháp đã lợi dụng và khai thác ý

muốn thành lập Tổ Chức Minh Ước Bắc Đại Tây Dương để yêu sách Hoa Kỳ phải triệt

để ủng hộ và viện trợ tài chánh cho Liên Minh Pháp - Vatican theo đuổi cuộc chiến tái chiếm Đông Dương.1

Còn Liên Xô sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, vị thế được thiết lập Từ đó, điều

kiện cho phong trào cách mạng giải phòng dân tộc trên khắp thế giới có điều kiện để phát triển Phong trào dân chủ và hòa bình cũng vươn lên mạnh mẽ

1.2 Tình hình trong nước:

1.2.1 Tình hình kinh tế - xã hội:

Sau khi chiến tranh kết thúc, kinh tế - xã hội của nước ta bị tổn hại vô cùng nặng

nề Nạn đói ở miền Bắc chưa được khắc phục, ruộng đất bỏ hoang vô số kể dẫn đến nông nghiệp trì trệ, thiếu lương thực Công nghiệp đình đốn Hàng hóa ngày càng khan

hiếm, giá cả đội giá tăng vọt, ngoại thương gần như đóng băng Tình hình tài chính đất nước rất khó khăn, trong kho bạc chỉ vỏn vẹn 1,2 triệu đồng, quá nửa là tiền rách không

sử dụng được Tỉ lệ số dân không biết chữ lên tới 90% Các tệ nạn do xã hội cũ để lại tác động hết sức nặng nề

1.2.2 Tình hình chính trị:

1 Nguyễn Mạnh Quang (2007), Giáo hội La Mã: Lịch sử và hồ sơ tội ác, Chương XIV: Liên minh xâm lăng Pháp-Vatican gây hấn tấn công Việt Nam

Trang 5

Trong nước, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được kiến lập có hệ

thống phân hóa từ Trung ương đến cơ sở Lực lượng vũ trang nhân dân đang từng bước phát triển Toàn dân một lòng tin tưởng và ủng hộ hết mình Việt Minh, ủng hộ Hồ Chủ

Tịch

Tuy nhiên, độc lập của chúng ta lại bị đe dọa một lần nữa Theo thỏa thuận của Đồng minh ở Hội nghị Pốtxđam , cuối tháng 8/1945 gần 20 vạn quân của chính phủ Tưởng Giới Thạch kéo vào nước ta từ vĩ tuyến 16 trở ra làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật Theo chân chúng còn có lực lượng tay sai phản động trong hai tổ chức “Việt Nam quốc dân Đảng” và “Việt Nam cách mạng đồng minh hội” Quân Tưởng vào Việt Nam ta, chúng ráo riết âm mưu tiêu diệt Đảng, phá tan Việt Minh, đánh đổ chính quyền cách mạng, lập chính quyền phản động làm tay sai cho chúng Đằng sau quân Tưởng

là thế lực của đế quốc Mỹ âm mưu đặt Đông Dương dưới chế độ “ủy trị”, một chế độ trá hình cho chế độ thuộc địa kiểu mới của Mỹ Trong khi đó từ vĩ tuyến 16 trở xuống

miền Nam, quân đội Anh với danh nghĩa quân Đồng minh giải giáp quân đội Nhật đã

tiếp tay cho thực dân Pháp quay lại với ý định tái đánh chiếm Đông Dương Vào

23-9-1945, Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, mở ra cuộc xâm lược nước ta lần thứ hai Nhân cơ hội đó, các tổ chức phản động ráo riết hoạt động, dựa vào thế lực bên ngoài

chống phá cách mạng Chúng ngang nhiên phá hoại, cướp của, giết người, tuyên truyền, kích động một số thành phần đi theo chúng chống lại chính quyền cách mạng và đòi cải

tổ Chính phủ lâm thời Chúng còn lập chính quyền phản động ở nhiều nơi trên nước ta Chưa bao giờ, lịch sử chúng ta chứng kiên trên đất nước có nhiều thù trong giặc ngoài tới như vậy, đặt ra một bài toán nan giải cho Đảng và Nhà nước.2

Trước tình thế khó khăn liên tiếp dồn dập và có khả năng phải cùng lúc chống lại nhiều kẻ thù trong khi binh lực chưa hồi phục hoàn toàn mà kinh tế lại đang yếu kém,

2 Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội (2005),

tr 153-155

Trang 6

Đảng ta với sự chỉ đạo sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra những chủ trương, chính sách ngoại giao với Pháp hết sức kịp thời, nắm bắt đúng tình hình

2.1 Ch ỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” (25/11/1945):

2.1.1 N ội dung Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” (25/11/1945):

Về nội dung cơ bản của Chỉ thị như sau, Chỉ thị đã vạch rõ nhiệm vụ chiến lược

và nhiệm vụ cần kíp của cách mạng nước ta, xác định: “Cách mạng Đông Dương lúc này vẫn là cuộc cách mạng dân tộc giải phóng Khẩu hiệu đấu tranh vẫn là “Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết” Kẻ thù chính của cách mạng lúc này là thực dân Pháp xâm lược Nhiệm vụ cơ bản, trước mắt của toàn dân tộc ta là: củng cố chính quyền cách

mạng, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống của nhân dân Nhiệm vụ bao trùm là bảo vệ, củng cố chính quyền cách mạng Chỉ thị vạch ra

những biện pháp cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ, đặc biệt về ngoại giao: kiên trì nguyên tắc “bình đẳng, tương trợ”, thêm bạn bớt thù Đối với quân đội Tưởng, thực

hiện khẩu hiệu “Hoa – Việt thân thiện” Đặc biệt chủ trương “độc lập về chính trị, nhân

nhượng về kinh tế” đối với Pháp.3

2.1.2 Đánh giá về chính sách quan hệ của Đảng với thực dân Pháp:

Trên thực tế, Đảng ta đã nhanh chóng xác định kẻ thù chính lúc này là thực dân Pháp xâm lược, với chủ trương này chúng ta đã loại bỏ được ba kẻ thù, chỉ phải đối phó với kẻ thù chính là thực dân Pháp Nếu không có chủ trương đúng đắn chúng ta sẽ cùng lúc phải đối phó với một lúc 3 kẻ thù xâm lăng Với chủ trưởng “độc lập về chính trị”

là vì chính trị thể hiện sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền của nhân dân mà dân ta vừa giành được độc lập, không có lí do nào lại để chính quyền rơi vào tay kẻ thù thao túng

một lần nữa Thứ hai, đó là Chủ tịch Hồ Chi Minh đã đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, là một nước có nền độc lập và chủ quyền riêng nên tất nhiên chúng ta có thể nhân nhượng về kinh tế nhưng chính trị chắc

chắn phải độc lập

3 PGS.TS Ngô Đăng Tri, 82 năm Đảng Cộng sản Việt Nam và những chặng đường lịch sử (1930-2012), NXB Thông tin

và truyền thông (2012), tr.108

Trang 7

Việc “nhân nhượng về kinh tế” với Pháp chỉ để tránh gây căng thẳng trong thời điểm đó, vì chính quyền ta vẫn còn non trẻ, đất nước vừa bước ra khỏi một cuộc chiến tranh, mọi mặt đều đang kiệt quệ, rất khó để có thể đối mặt trực tiếp với Pháp, chủ

trương nhđể kéo dài thời gian giúp Đảng ta nhanh chóng củng cố chính quyền, lực

lượng cách mạng Cũng giống như việc nhân nhượng với quân Trung Hoa, tìm cách để hoà hoãn tránh đối mặt cùng lúc với nhiều kẻ thù

Có thể nói, tại thời điểm đó sự nhân nhượng này là sự nhân nhượng vô cùng khôn khéo, trong tình thế cấp bách Đảng ta vẫn bình tĩnh, cân bằng được thế cục Như Lênin

đã từng dạy những người cách mạng rằng: “Thấy cuộc chiến đấu rõ ràng có lợi cho kẻ thù chứ không có lợi cho ta mà cứ nghênh chiến, đó là một tội ác; và những nhà chính trị nào của giai cấp cách mạng, không biết “lựa chiêu, liên minh và thỏa hiệp” để tránh một cuộc chiến đấu bất lợi rõ rệt thì đó là những người vô dụng4”

2.2 Hi ệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Chỉ thị “Hoà để tiến” (9/3/1946):

2.2.1 N ội dung của Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946):

Trước tình hình Hiệp ước Hoa-Pháp được kí kết (28/2/1946), Pháp nhân nhượng

một số quyền lợi cho chính quyền Tưởng để được đưa quân ra miền Bắc Việt Nam,

Tưởng nhân nhượng Pháp để rút quân về đối phó với Quân giải phóng nhân dân Trung

Quốc Đảng ta trước sự lựa chọn đánh hay hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ban Thường

vụ Trung ương Đảng đã quyết định chọn giải pháp hoà hoãn Thực hiện chủ trương đó,

Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ ta ký với đại diện Chính phủ Pháp bản Hiệp định sơ

bộ 06/3/1946, nhân nhượng cho Pháp một số quyền hạn có điều kiện nhất định đó là Việt Nam đồng ý cho 15.000 quân Pháp vào miền Bắc thay thế quân Tưởng, sau 5 năm

phải rút hết về nước, hai bên đình chỉ xung đột ở miền Nam và mở cuộc đàm phán để

đi đến ký hiệp định chính thức Và Pháp phải công nhận Việt Nam là một quốc gia tự

do có nghị viện, chính phủ, quân đội và tài chính riêng nằm trong liên bang Đông Dương

và trong Khối Liên hiệp Pháp Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Hoà để tiến”, nêu rõ ý nghĩa quan trọng của việc ký hiệp định với Pháp

4 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1977, tr.77

Trang 8

nhằm thống nhất tư tưởng trong toàn Đảng, ngăn ngừa các khuynh hướng sai lầm “tả”

và hữu có thể xảy ra trong đảng viên, cán bộ và nhân dân làm ảnh hưởng đến việc phải

cảnh giác đề phòng, tỉnh táo chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu nếu Pháp bội ước.5

2.2.2 Đánh giá về Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Chỉ thị “Hoà để tiến” (9/3/1946):

Chọn thương lượng với Pháp là vì Đảng ta lúc này đang tranh thủ thời cơ để buộc quân Tưởng phải rút ngay về nước, tránh tình trạng phải đối đầu với nhiều kẻ thù, tranh

thủ thời gian hoà hoãn để chuẩn bị cho một cuộc chiến đấu mới, tiến lên giành thắng lợi Hai văn kiện trên ra đời đã thể hiện thái độ quan hệ của Đảng ta với Pháp, Đảng đã phân tích đúng tình hình để việc nhân nhượng này chúng ta không bị ảnh hưởng quá nhiều mà còn giành được một vài quyền lợi chính trị Có thể thấy, sự ra đời của Hiệp định Sơ bộ là văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên giữa Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Pháp Hiệp định Sơ bộ đã làm được một điều quan trọng đó là chứng

tỏ rằng: Việt Nam là một quốc gia sánh ngang với Pháp, không còn là thuộc địa của Pháp và càng không cần đến sự bảo hộ của Pháp6 hay bất kì một nước nào Đồng thời,

nó còn “mở đường cho sự công nhận của quốc tế dẫn chúng ta đến một vị trí quốc tế ngày càng vững vàng và đó là một thắng lợi chính trị lớn lao”7 Như vậy, Hiệp định Sơ

bộ chính là cơ sở để khẳng định vị trí của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đối với quốc tế

Đồng thời việc Đảng ta chủ động ký Hiệp ước Sơ bộ đã cho thấy rõ tầm nhìn, tư duy chiến lược sắc bén của Đảng về vận dụng những điều kiện thực tiễn khách quan để thay đổi tình thế cách mạng, biến trong cái rủi lại có cái may Trước mắt, với bản Hiệp định này, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ chỗ bị gạt ra ngoài thỏa thuận Pháp - Hoa, đã trở thành một bên chủ thể quyết định đến việc thực hiện các điều khoản thay quân trong Hiệp ước Trùng Khánh, kết thúc về mặt pháp lý vai trò của quân Tưởng

tại Việt Nam, theo quy định của Hội nghị Pốt-xđam Đây là một nước đi “nhất cử lưỡng

5 PGS.TS Ngô Đăng Tri, Sđd, tr.113-114

6 Hồ Chí Minh - Toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG, H 2011, tr 228

7 Philippe Devillers - Tài liệu lưu trữ chiến tranh 1944-1947, Nxb TP Hồ Chí Minh, 1993, tr 218

Trang 9

tiện”, vừa tránh phải đối đầu với Pháp trong điều kiện bất lợi cả về thế và lực, vừa mượn tay Pháp đuổi 20 vạn quân Tưởng ra khỏi bờ cõi Đó là đòn tiến công ngoại giao hết

sức chủ động, sáng tạo, nhằm phân hóa kẻ thù, thúc đẩy chúng tự loại trừ lẫn nhau, tạo thuận lợi để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài

2.3 B ản Tạm ước (14/9/1946):

2.3.1 N ội dung bản Tạm ước (14/9/1946):

Với thiện chí và sự kiên trì đấu tranh của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ

Cộng hoà, cuộc hội nghị chính thức giữa ta và Pháp đã họp ở Phôngtennơblô từ ngày 6-7-1946 đến ngày 10-9-1946, tuy nhiên với bản chất thực dân, trong thời gian đàm phán thực dân Pháp vẫn ráo riết chuẩn bị mở rộng địa bàn xâm lược trên nước ta Trong

thời gian ở Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bày tỏ rõ thiện chí mong muốn hoà bình

hữu nghị và độc lập tự do của nhân dân và Chính phủ Việt Nam Để tỏ rõ thiện chí và giành thêm thời gian hòa bình, trước khi rời nước Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký

với Chính phủ Pháp bản Tạm ước (ngày 14-9-1946)

Bản Tạm ước 14/9 không giải quyết cụ thể vấn đề nào cả, chỉ nêu những thỏa thuận về nguyên tắc mà những tiểu ban hỗn hợp sau này sẽ cụ thể hóa cách thức thực

hiện Tạm ước 14/9/1946 quy định hai bên sẽ tiếp tục cuộc đàm phán chậm nhất là tháng 1/1947, sẽ cùng ấn định thể thức trưng cầu dân ý ở Nam Bộ và đảm bảo các quyền

tự do, dân chủ ở Nam Bộ Tạm ước 14/9/1946, có hiệu lực thi hành từ ngày 30/10/1946,

chứa đựng những nhân nhượng cao nhất về kinh tế, thương mại mà Chính phủ Việt Nam có thể dành cho Pháp Đó là những nhân nhượng cuối cùng mà Hồ Chủ tịch và Chính phủ ta có thể cam kết

Tuy nhiên, với những nhân nhượng như vậy thực dân Pháp vẫn tiếp tục lấn tới, ngày 20/11/1946, quân Pháp đã mở cuộc tấn công chiếm đóng liên tiếp trong những ngày tiếp theo Tình thế đã buộc chúng ta không thể nhân nhượng hơn nữa, Ban Thường

vụ Trung ương Đảng đã họp tại làng Vạn Phúc do Hồ Chí Minh chủ trì đã kịp thời hạ quyết tâm phát động toàn dân kháng chiến và chủ động mở cuộc giao chiến lịch sử

trước khi thực dân Pháp thực hiện màn kịch đảo chính quân sự ở Hà Nội Mệnh lệnh

Trang 10

kháng chiến được phát đi vào lúc 20 giờ ngày 19/12/1946, tất cả chiến trường trên cả

nước đồng loạt nổ súng.8

2.3.2 Đánh giá về Bản Tạm ước (14/9/1946):

Tuy thiện chí và sự cố gắng của Chính phủ ta không đạt được mục đích ký hiệp định chính thức, nhưng đã giúp chúng ta có thêm thời gian hoà bình để tiếp tục xây

dựng và phát triển lực lượng nòng cốt, khôi phục về mọi mặt Bên cạnh đó, sự thiện chí

của chúng ta còn tác động rất lớn làm cho nhân dân Pháp hiểu và ủng hộ ta, khiến cho

dư luận quốc tế chú ý hơn đến Việt Nam và hiểu nguyện vọng tha thiết hoà bình của dân tộc ta

Đồng thời, Bản Tạm ước cũng thể hiện sự nhạy bén, tư duy sáng tạo, bản lĩnh và trí tuệ của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh, là cơ sở để chúng ta có thời gian chuẩn

bị cho cuộc kháng chiến trường kỳ và giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống

thực dân Pháp lần thứ hai chứ không phải tư tưởng “sợ Pháp” hay đầu hàng thực dân Pháp như một số phần tử phản động đang ra sức xuyên tạc, vu cáo nhằm hạ thấp vai trò

của Đảng, uy tín của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Dân tộc ta đã trải qua những năm tháng kháng chiến đầy gian khổ và khó khăn,

nếu như không có sự sáng suốt, tầm nhìn xa trông rộng, vận dụng sách lược linh hoạt hòa hoãn, nhân nhượng với kẻ thù, giữ vững nguyên tắc chiến lược của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, thì có lẽ công cuộc thống nhất đất nước của nhân dân ta không biết

sẽ kéo dài đến bao lâu Những chủ trương, chính sách ấy là đúc kết từ hoàn cảnh hiện

thực của đất nước từ mọi mặt kinh tế, xã hội, chính trị, cho nên giá trị của chúng ngay

từ khi ra đời đã không chỉ gói gọn trong thời kì chiến tranh mà còn mang giá trị sâu sắc

tới ngày nay với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước để chúng ta học hỏi

8 PGS.TS Ngô Đăng Tri, Sđd, tr.118

Ngày đăng: 19/03/2024, 16:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w