1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh Giá Nội Dung Pháp Luật Điều Chỉnh Đối Với Công Ty Đại Chúng Và Đề Xuất Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Thực Thi Pháp Luật Về Công Ty Đại Chúng.pdf

19 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Nội Dung Pháp Luật Điều Chỉnh Đối Với Công Ty Đại Chúng Và Đề Xuất Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Thực Thi Pháp Luật Về Công Ty Đại Chúng
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 170,88 KB

Nội dung

Khái niệm công ty đại chúng Theo khoản 1 Điều 32 LCK 2019, CTĐC là CTCP đáp ứng một trong hai trường hợp sau đây: “a Công ty có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên và có tối thiểu l

Trang 1

MỞ ĐẦU

Thị trường chứng khoán ở Việt Nam hiện nay đã từng bước phát triển theo hướng ngày càng hoàn thiện về cấu trúc và quy mô, đóng vai trò quan trọng trong việc huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Thị trường chứng khoán trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn của nền kinh tế, phát triển cân bằng giữa thị trường vốn và thị trường tiền tệ góp phần quan trọng vào tái cơ cấu

nợ công và đầu tư công, hỗ trợ tích cực quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của nền kinh tế Bên cạnh đó, nhờ vào sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam nên thị trường chứng khoán làm cho thị trường chứng khoán Việt Nam đã phát triển nhanh và khá ổn định, quy

mô thị trường ngày càng lớn mạnh, các tổ chức kinh doanh chứng khoán, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng khoán đã có sự phát triển cả về năng lực chuyên môn nghiệp vụ và năng lực tài chính cơ cấu NĐT được đa dạng hóa, hệ thống NĐT có tổ chức phát triển mạnh, thu hút sự tham gia của các NĐT nước ngoài, nhất là điều chỉnh đối với CTĐC

Để tìm hiểu rõ về vấn đề này nhóm chúng em xin chọn đề số 02: “Đánh giá nội dung pháp luật điều chỉnh đối với công ty đại chúng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về công ty đại chúng.”

Trang 2

NỘI DUNG

I Khái quát chung về công ty đại chúng và pháp luật điều chỉnh đối với công ty đại chúng

1 Khái quát chung về công ty đại chúng

1.1 Khái niệm công ty đại chúng

Theo khoản 1 Điều 32 LCK 2019, CTĐC là CTCP đáp ứng một trong hai trường hợp sau đây:

“a) Công ty có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên và có tối thiểu là 10% số

cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 NĐT không phải là cổ đông lớn nắm giữ;

b) Công ty đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng thông qua đăng ký với UBCKNN theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này.”

Đồng thời, công ty có đủ điều kiện trên phải nộp hồ sơ đăng ký CTĐC quy định tại khoản 1 Điều 33 LCK năm 2019 cho UBCKNN trong thời hạn 90 ngày

kể từ ngày công ty hoàn thành việc góp vốn

1.2 Đặc điểm của CTĐC.

Thứ nhất, vì CTĐC thuộc loại hình CTCP nên mang đầy đủ các đặc điểm

của CTCP như: vốn điều lệ, cổ đông, trách nhiệm tài sản, chuyển nhượng cổ phần, huy động vốn hay tư cách pháp lý

Thứ hai, về quản trị công ty, CTĐC ngoài tuân theo các quy định của

LDN năm 2020 còn phải theo LCK và các quy định có liên quan nhằm tạo sự giám sát trong nội bộ công ty cũng sự tạo sự kiểm soát thuận tiện từ phía Nhà nước

Thứ ba, có số lượng cổ đông lớn, cổ đông CTĐC không giới hạn và có

khả năng thay đổi thường xuyên

2 Pháp luật điều chỉnh đối với công ty đại chúng

2.1 Pháp luật điều chỉnh hoạt động của công ty đại chúng

2.1.1 Đăng kí công ty đại chúng

Trang 3

Theo Điều 33 LCK 2019 quy định về hồ sơ đăng ký CTĐC, theo đó hồ sơ đăng ký CTĐC bao gồm: Giấy đăng ký CTĐC; Điều lệ công ty; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Bản công bố thông tin về CTĐC; Báo cáo tài chính năm gần nhất của CTCP được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập Trường hợp công ty tăng vốn điều lệ sau thời điểm kết thúc kỳ kế toán năm gần nhất, công ty phải bổ sung báo cáo tài chính kỳ gần nhất được kiểm toán; Danh sách

cổ đông

2.1.2 Quyền và nghĩa vụ của công ty đại chúng

Theo Điều 34 LCK 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ của CTĐC như sau:

- Sau khi UBCKNN xác nhận hoàn tất việc đăng ký CTĐC, CTĐC có các quyền

và nghĩa vụ sau đây:

+ Công bố thông tin theo quy định của Luật này;

+ Tuân thủ quy định về quản trị công ty theo quy định của Luật này;

+ Thực hiện đăng ký cổ phiếu tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam theo quy định tại Điều 61 của Luật này;

+ CTĐC quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 32 của Luật này phải đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày UBCKNN xác nhận hoàn tất việc đăng ký CTĐC Sau

02 năm kể từ ngày giao dịch đầu tiên trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết, CTĐC có quyền nộp hồ sơ đăng ký niêm yết khi đáp ứng các điều kiện niêm yết chứng khoán;

+ CTĐC quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật này phải đưa cổ phiếu vào niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào bán ra công chúng

- Ngoài các quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này, CTĐC có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của LDN và quy định khác của pháp luật có liên quan

2.1.3 Trình tự, thủ tục hủy tư cách công ty đại chúng

Trang 4

CTĐC bị hủy tư cách trong các trường hợp sau: Thứ nhất, không đáp ứng điều kiện là CTĐC sau chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập, giải thể, phá sản doanh nghiệp; Thứ hai, bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Thứ ba, không đáp ứng điều kiện là CTĐC sau tách, nhận sáp nhập doanh nghiệp; Thứ

tư, Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ CTCP thành công ty TNHH.1

Thủ tục hủy tư cách CTĐC được quy định tại Điều 38 LCK 2019, về cơ bản bao gồm các thủ tục sau:

(1) Báo cáo đối với UBCKNN khi không còn đủ điều kiện CTĐC;

(2) Nộp hồ sơ hủy tư cách CTĐC;

(3) Công bố thông tin

2.2 Pháp luật điều chỉnh chào bán chứng khoán của công ty đại chúng

*Chào bán chứng khoán riêng lẻ

Chào bán chứng khoán riêng lẻ là việc chào bán chứng khoán không thuộc trường hợp chào bán thông qua phương tiện thông tin đại chúng và theo một trong các phương thức sau đây:

- Chào bán cho dưới 100 NĐT, không kể NĐT chứng khoán chuyên nghiệp;

- Chỉ chào bán cho NĐT chứng khoán chuyên nghiệp

Theo quy định tại Điều 30 LCK năm 2019: “Chào bán chứng khoán riêng

lẻ của tổ chức phát hành không phải là công ty đại chúng thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Nhằm bảo vệ quyền lợi của NĐT, đảm bảo khả năng huy động vốn của doanh nghiệp và khả năng thanh toán của tổ chức phát hành, pháp luật quy định điều kiện chào bán chứng khoán riêng lẻ của CTĐC tại Điều 31 LCK năm 2019, hướng dẫn chi tiết tại Nghị định 155/2020/NĐ-CP Theo đó, Điều 31 LCK 2019 chia thành điều kiện chào bán cổ phiếu riêng lẻ, trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ, trái phiếu kèm chứng quyền riêng lẻ của công ty đại chúng (khoản 1 Điều 31 LCK năm 2019) và điều kiện chào bán trái phiếu riêng lẻ của công ty đại chúng không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 (khoản 2 Điều 31 LCK năm 2019)

1 Điều 8 Thông tư 118/2020/TT-BTC

Trang 5

*Chào bán chứng khoán ra công chúng

Căn cứ vào khoản 19 Điều 4 LCK năm 2019, chào bán chứng khoán ra công chúng là việc chào bán chứng khoán dựa theo một trong những phương thức sau:

- Chào bán thông qua phương tiện thông tin đại chúng;

- Chào bán cho từ 100 NĐT trở lên, không kể NĐT chứng khoán chuyên nghiệp;

- Chào bán cho các NĐT không xác định

Có 3 hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng, bao gồm chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng, chào bán thêm cổ phiếu hoặc quyền mua cổ phần ra công chúng và các hình thức khác

Nhằm bảo vệ quyền lợi của NĐT, đảm bảo khả năng thanh toán của tổ chức phát hành và đảm bảo chất lượng của chứng khoán phát hành, pháp luật quy định về điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng tại Điều 15 LCK năm 2019, trong đó chia thành điều kiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của công ty cổ phần (khoản 1); điều kiện chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng của công ty đại chúng (khoản 2); điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng (khoản 3) và điều kiện chào bán trái phiếu chuyển đổi ra công chúng (khoản 4)

Về nguyên tắc, việc đăng ký với UBCKNN khi chào bán chứng khoán ra công chúng là thủ tục pháp lý bắt buộc, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều

16 LCK năm 2019 Vì vậy, việc chào bán chỉ được thực hiện sau khi chủ thể phát hành đã đăng ký chào bán với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý thị trường chứng khoán Hồ sơ đăng ký chào bán được thực hiện theo quy định tại Điều 18 LCK năm 2019 Trong thời gian hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng đang được xem xét, CTĐC có nghĩa vụ sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu phát hiện thông tin không chính xác hoặc còn thiếu nội dung quan trọng theo quy định phải có trong hồ sơ hoặc thấy cần thiết phải giải trình về vấn đề có thể gây hiểu nhầm UBCKNN cũng có quyền yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký

Trang 6

chào bán chứng khoán ra công chúng để bảo đảm thông tin được công bố chính xác, trung thực, đầy đủ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NĐT

2.3 Pháp luật điều chỉnh công bố thông tin của công ty đại chúng

Theo Điều 120 LCK 2019 quy định về việc công bố thông tin của CTĐC Theo đó, CTĐC phải công bố thông tin định kỳ về một hoặc một số nội dung sau đây:

(1) Báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán, báo cáo tài chính 06 tháng đã được soát xét bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận, báo cáo tài chính quý;

(2) Báo cáo thường niên;

(3) Báo cáo tình hình quản trị công ty;

(4) Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên;

(5) Thông tin khác theo quy định của pháp luật

Thứ nhất, công bố thông tin về việc đăng ký CTĐC: Trong thời hạn 07

ngày kể từ ngày UBCKNN xác nhận hoàn tất việc đăng ký CTĐC, CTĐC có trách nhiệm công bố về việc trở thành CTĐC kèm bản công bố thông tin về CTĐC trên trang thông tin điện tử của công ty, hệ thống công bố thông tin của UBCKNN (Điều 9 Thông tư 96/2020/TT-BTC)

Thứ hai, Công bố thông tin định kỳ của CTĐC: Theo Điều 10 Thông tư

96/2020/TT-BTC, CTĐC phải công bố báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận theo các nguyên tắc và CTĐC phải lập báo cáo thường niên theo mẫu và công bố báo cáo này trong thời hạn 20 ngày kể

từ ngày công bố báo cáo tài chính năm được kiểm toán nhưng không vượt quá

110 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính

Thứ ba, Công bố thông tin bất thường của CTĐC: Công bố thông tin bất

thường của CTĐC trên thị trường chứng khoán được quy định tại Điều 11 Thông

tư 96/2020/TT-BTC

Thứ tư, Công bố thông tin theo yêu cầu của CTĐC: Công bố thông tin

theo yêu cầu của CTĐC trên thị trường chứng khoán được quy định tại Điều 12 Thông tư 96/2020/TT-BTC

Trang 7

Thứ năm, Công bố thông tin về các hoạt động khác của CTĐC: Công bố

thông tin về các hoạt động khác của CTĐC trên thị trường chứng khoán được quy định tại Điều 13 Thông tư 96/2020/TT-BTC

2.4 Pháp luật điều chỉnh về quản trị công ty đối với công ty đại chúng

2.4.1 Nguyên tắc quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng

Điều 40 LCK 2019 quy định việc quản trị công ty đối với CTĐC phải tuân thủ quy định của LCK 2019, LDN, quy định khác của pháp luật có liên quan và các nguyên tắc sau: Cơ cấu quản trị hợp lý, hiệu quả; Bảo đảm hiệu quả hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; nâng cao trách nhiệm của Hội đồng quản trị đối với công ty và cổ đông; Bảo đảm quyền của cổ đông, đối xử bình đẳng giữa các cổ đông; Bảo đảm vai trò của NĐT, thị trường chứng khoán và các

tổ chức trung gian trong việc hỗ trợ hoạt động quản trị công ty; Tôn trọng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên có quyền lợi liên quan trong quản trị công ty; Công bố thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác và minh bạch hoạt động của công ty; Bảo đảm cổ đông được tiếp cận thông tin công bằng

2.4.2 Nội dung quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng

Nội dung quản trị công ty áp dụng cho CTĐC quy định tại Điều 41 LCK

2019 và Chính phủ hướng dẫn chi tiết tại Nghị định 155/2020/NĐ-CP nhằm đảm bảo tính linh hoạt, phù hợp với quy mô của các CTĐC, cụ thể bao gồm các nhóm nội dung quản trị như sau như sau:

- Nhóm nội dung quy định về quyền và nghĩa vụ của cổ đông

- Nhóm quy định về việc triệu tập tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông

- Nhóm quy định về thành phần, cơ cấu, trách nhiệm và nghĩa vụ của HĐQT

- Nhóm quy định về đề cử, ứng cử thành viên HĐQT

- Nhóm quy định về quyền và trách nhiệm của thành viên HĐQT

- Nhóm quy định về việc tuân thủ các quy định về ngăn ngừa xung đột lợi ích và công bố thông tin minh bạch

II Đánh giá nội dung pháp luật điều chỉnh đối với công ty đại chúng

* Về nhận diện tính đại chúng.

Trang 8

Mức độ tiếp cận và tham gia của công chúng đầu tư vào việc sở hữu cổ phiếu đang là thang đo về tính đại chúng của một CTCP So với LCK trước đó thì tiêu chí nhận diện tính đại chúng theo LCK 2019 có chuẩn cao hơn và chặt chẽ hơn; tiêu chí về quy mô vốn điều lệ đã góp nâng từ 10 tỷ đồng lên 30 tỉ

đồng Có hai lý do chính cho sự thay đổi này Thứ nhất, quy mô 10 tỷ đồng là

quá nhỏ gây nên những gánh nặng quá lớn về tuân thủ nghĩa vụ của CTĐC đối

với những công ty có quy mô vốn nhỏ Thứ hai, theo thống kê của UBCKNN,

trong vòng 10 năm (2005-2015), quy mô nguồn vốn của các doanh nghiệp nói chung đã tăng tăng khoảng 16,35 lần nên việc điều chỉnh tăng là phù hợp với tình hình thực tế.Quy định mới này tăng 20 tỷ đồng so với quy định của luật cũ nhằm mục đích là nâng cao chất lượng và sự ổn định trong hoạt động của các doanh nghiệp đại chúng Đặc biệt, sự điều chỉnh này góp phần cân bằng và phù hợp với quy định thông lệ quốc tế, cũng như quy mô của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới Tiêu chí về số lượng cổ đông vẫn giữ mốc 100, nhưng luật cũ chỉ quan tâm thuần túy về mặt con số, trong khi đó LCK 2019 kết hợp với tiêu chí về tính pha loãng trong cơ cấu sở hữu cổ phiếu Theo đó, phải có

ít nhất 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 NĐT không phải cổ đông lớn nắm giữ Sự thay đổi này đảm bảo được sự tham gia của công chúng là thực chất thông qua việc đặt ra một tỷ lệ nhất định trong khả năng chi phối của công chúng vào các quyết định của công ty Tuy nhiên, việc thay đổi quy mô vốn

có sự ảnh hưởng nhất định đến những công ty trước đây được coi là đại chúng khi không thể đáp ứng được điều kiện tiếp tục trở thành CTĐC, giảm uy tín của công ty đối với khách hàng

* Về tư cách CTĐC.

Tư cách CTĐC chính thức được xác lập kể từ thời điểm UBCKNN xác nhận hoàn tất việc đăng ký CTĐC bởi Điều 34 LCK 2019 quy định rõ sau thời điểm này mới phát sinh các quyền và nghĩa vụ đặc thù của CTĐC Như vậy, tính đại chúng của CTCP không đồng nghĩa với tư cách CTĐC của chính CTCP đó

Trang 9

Điều này còn được cũng cố rõ hơn với các quy định về hủy tư cách CTĐC Bởi nếu một CTĐC không còn thỏa mãn điều kiện về tính đại chúng (như vốn điều lệ giảm xuống dưới 30 tỉ đồng hay cơ cấu cổ đông không còn đáp ứng yêu cầu) thì CTĐC đó vẫn phải tiếp tục thực hiện đầy đủ các quy định liên quan đến CTĐC cho đến khi UBCKNN có thông báo xác nhận về việc hủy tư cách CTĐC

Theo đó, trong thời hạn một năm kể từ thời điểm CTĐC không còn thỏa mãn điều kiện về tính đại chúng mà công ty vẫn không khôi phục được điều kiện

về tính đại chúng thì UBCKNN mới tiến hành xem xét hủy tư cách CTĐC2

Cách thức quản lý này dẫn đến trường hợp có CTCP thỏa mãn tính đại chúng nhưng vẫn không phải thực hiện các quy định liên quan đến CTĐC và cũng có trường hợp CTCP không còn tính đại chúng vẫn phải tiếp tục gánh chịu các nghĩa vụ tuân thủ của một CTĐC với thời hạn có thể lên đến một năm

* Về tính hiệu quả của hoạt động quản lý.

Nếu soi chiếu với động cơ và mục đích trong việc quản lý CTĐC, có thể thấy còn tồn tại nhiều quan ngại về tính hiệu quả đối với cách thức quản lý này Suy cho cùng, việc thiết lập các nghĩa vụ đặc thù dành riêng cho CTĐC là hướng đến mục đích bảo vệ công chúng đầu tư

Vậy nên việc phân tách thời điểm xác lập tính đại chúng dựa vào thực tế của các CTCP với thời điểm xác lập tư cách CTĐC dưới góc độ pháp lý tạo nên những sự gián đoạn trong việc bảo vệ các NĐT cũng như tạo nên những kẽ hở về mặt quản lý và những lúng túng cho chính các CTCP

Đơn cử một ví dụ, CTCP A có mức vốn điều lệ đã góp là 35 tỉ đồng và có 20% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do 105 cổ đông (không phải cổ đông lớn) nắm giữ Rõ ràng, tính đại chúng của công ty A đã thỏa mãn Theo quy định, trong thời hạn 90 ngày kể từ này thỏa mãn điều kiện về tính đại chúng, công ty A phải làm thủ tục đăng ký CTĐC và UBCKNN có 15 ngày để xác nhận hoàn thành đăng ký CTĐC Như vậy, trong giai đoạn 105 ngày từ ngày thỏa mãn điều

2 Điều 38 Luật Chứng khoán năm 2019

Trang 10

kiện về tính đại chúng đến khi được UBCKNN xác nhận hoàn thành đăng ký CTĐC, mọi hoạt động có liên quan đến huy động vốn, chuyển nhượng vốn của công ty A (như chào bán cổ phiếu, mua lại cổ phiếu, hoạt động chuyển nhượng thuộc trường hợp buộc phải chào mua công khai, ) có được diễn ra không? Và nếu được thì phải thực hiện thủ tục có liên quan dành cho CTCP theo LDN hay theo thủ tục dành cho CTĐC theo LCK? LCK 2019 không có quy định trực tiếp

và minh thị đối với vấn đề này Do đó, dựa vào các quy định đang có, nhóm cho rằng giai đoạn 105 ngày này, công ty A vẫn chưa có tư cách của CTĐC và không chịu sự điều chỉnh của LCK Nếu như vậy, mục tiêu bảo vệ NĐT dường như không được thực hiện trọn vẹn Thêm nữa, ở một bối cảnh khác, nếu công ty A

cố tình không thực hiện thủ tục đăng ký CTĐC Vậy trong thời gian vi phạm nghĩa vụ đăng ký CTĐC, những hoạt động về huy động vốn, chuyển nhượng vốn của công ty A đã được tiến hành sẽ được giải quyết như thế nào? Liệu có vô hiệu, bị hủy bỏ hay phát sinh trách nhiệm pháp lý gì không? Theo quy định của

dự thảo lần 2 Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán thì vi phạm không đăng ký CTĐC hoặc đăng

ký trễ hạn có thể bị phạt ở mức từ cảnh cáo đến 200 triệu đồng Tuy nhiên, cũng không có bất kỳ quy định nào về biện pháp khắc phục hậu quả hay xử phạt bổ sung liên quan đến các giao dịch xảy ra trong thời gian vi phạm nghĩa vụ đăng

ký CTĐC Từ đó dẫn đến nguy cơ các CTCP cố tình vi phạm việc đăng ký CTĐC để trốn tránh các nghĩa vụ liên quan đến CTĐC nếu khoản lợi thu được hay chi phí tuân thủ tránh được từ các giao dịch vốn cao hơn mức tiền phạt

* Về chào bán chứng khoán của CTĐC.

Trước kia, Điểm a Khoản 12 Điều 6 LCK 2006 không quy định về trường hợp chỉ có các NĐT chứng khoán chuyên nghiệp tham gia hoạt động đầu tư chứng khoán thì đây có được coi là hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ hay không Quá trình áp dụng luật cho thấy, quy định này đã gây không ít hoang mang, lo lắng cho không chỉ chủ thể phát hành mà còn bao gồm cả các NĐT chuyên nghiệp trong việc xác định loại hình chào bán chứng khoán nhằm đảm

Ngày đăng: 04/03/2024, 13:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w