1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận môn học lịch sử Đảng cộng sản việt nam thu hoạch sau khi tham quan bảo tàng chứng tích chiến tranh

38 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thu hoạch sau khi tham quan Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh
Tác giả Trần Bé Quang, Nguyễn Hoàng Nguyên, Ngô Trương Thùy Linh, Lê Minh Tuấn
Người hướng dẫn ThS. Lê Thị Hiền
Trường học Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Bình Dương
Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 4,04 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI (8)
  • CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU VỀ SƠ LƯỢC VỀ BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH (0)
    • 2.1. Vài nét nổi bật (9)
    • 2.2. Khái quát về bảo tàng (11)
  • CHƯƠNG 3. TÌM HIỂU VỀ BẢO TÀNG (15)
    • 3.1. Bối cảnh lịch sử 10 3.2. Quá trình hình thành (15)
      • 3.2.1. Thời kỳ nhà Nguyễn (15)
      • 3.2.2. Thời kỳ 1859-1975 (16)
      • 3.2.3. Sau năm 1975 (16)
  • CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN (18)
    • 4.1. Hiện thực của chiến tranh (0)
      • 4.1.1. Hình ảnh-nỗi đau qua những câu chuyện lịch sử (18)
      • 4.1.2. Hiện vật-chứng tích đau thương (0)
      • 4.1.3. Mô hình-tái hiện địa ngục lao tù (0)
    • 4.2. Hậu quả của chiến tranh (31)
    • 4.3. Lời kêu gọi hòa bình (33)

Nội dung

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh thành phố Hồ Chí Minh là nơi lưu giữ những hiện vật, hình ảnh và tư liệu quý giá về các cuộc kháng chiến, đặc biệt là cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước..

GIỚI THIỆU VỀ SƠ LƯỢC VỀ BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH

Vài nét nổi bật

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là Bảo tàng chuyên đề nghiên cứu, sưu tầm, lưu trữ, bảo quản và trưng bày những tư liệu, hình ảnh, hiện vật về chứng tích tội ác vàhậu quả của các cuộc chiến tranh mà các thế lực xâm lược đã gây ra đối với ViệtNam Bảo tàng lưu giữ hơn 20.000 tài liệu, hiện vật và phim ảnh, trong đó hơn 1.500 tài liệu, hiện vật, phim ảnh đã được đưa vào giới thiệu ở 9 chuyên đề trưng bày thường xuyên.Từ nhiều năm qua, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là một trong những điểm tham quan thu hút lượng khách đông nhất ở TP.HCM và cả nước Qua hơn 45 năm hìnhthành và phát triển (1975 đến nay), Bảo tàng đã đón tiếp hơn 23 triệu lượt khách tham quan, trong đó có hơn 11 triệu lượt khách quốc tế và hơn 2 triệu lượt khách tham quan triển lãm lưu động Hiện nay, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh thu hút trên 1 triệu lượt khách tham quan mỗi năm

Hình 2.1: Hình du khách tham quan.

Với những thành quả đạt được, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng 3 (1995), Huân chương Lao động hạng2(2001) và được bình chọn là 1 trong 10 điểm tham quan thú vị nhất (2009).

Hình 2.2: Bảo tàng chứng tích chiến tranh đạt danh hiệu top 05 bảo tàng tiêu biểu năm 2012.

Hình 2.3: Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh được xếp là 1 trong 10 điểm tham quan thú vị nhất do khách nước ngoài và khách trong nước bình chọn tháng

Từ năm 2002, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh được đầu tư xây dựng mới nhằm hiện đại hóa toàn diện hoạt động Ngày 30/4/2010, đã hoàn thành công trình xây dựng.Hiện nay đang xây dựng nội dung trưng bày mới, mở rộng ra cả thời kỳ xâm lược củaPháp – Nhật và thời kỳ sau chiến tranh.

Khái quát về bảo tàng

Bảo tàng chứng tích chiến tranh gồm 2 phần:khu trưng bày ngoài trời và bên trong bảo tàng gồm có 3 tầng mỗi tầng có những chủ đề và hiện vật được lưu trữ cho đến tận ngày nay.

Hình 2.1: Hình ảnh lộ trình tham quan bảo tàng.

Ngay từ cổng vào là khu trưng bày các loại vũ khí,phương tiện quân sự của Mỹ như máy bay phản lực,máy bay trinh sát,máy bay trực thăng,đạn,bom,…

Hình 2.2: Hiện vật còn sót lại từ thời kháng chiến chống Mỹ. Ở tầng trệt của bảo tàng là phòng đa năng, phòng “Thế giới ủng hộ Việt Nam khángchiến” Hai tầng tiếp theo của bảo tàng là thế giới của những hình ảnh, những dốcmốc lịch sử tải hiện lại cả một quãng thời gian lịch sử đầy máu lửa Với nhiều chủđề hấp dẫn như “Tội ác chiến tranh xâm lược”, “Hậu quả chất độc da cam trongchiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam” (tầng 1) hay “Những sự thật lịch sử”,

“Chất độc da cam trong chiến tranh Việt Nam” (tầng 2) đã khiến biết bao con người phẫn nộ hay đau xót.

Hình 2.3: Các cuộc meeting biểu tình phản đối chiến tranh ở Việt Nam.

Phòng trưng bày đặc biệt mang tên "Hồi niệm" thu hút rất đông du khách nhất là các vị khách quốc tế "Hồi niệm" là bộ sưu tập ảnh về kháng chiến Việt Nam của bảo tàng do 2 nhà bảo ảnh người Anh là Tim Page vồ Horst Faas thực hiện dưới sự giỳp đỡ của Thông tấn xã Việt Nam Bộ sưu tập ảnh gồm 275 bức ảnh của 134 phóng viên, thuộc 11 quốc tịch đã chết trong khi làm nhiệm vụ trên chiến trường Đông Dương.

Hình 2.4: Hình ảnh bản tuyên ngôn độc lập.

Ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh độc bản tuyên ngôn độc lập tuyên bố trước toàn thế giới quyền độc lập,tự do của nhân dân Việt Nam nhưng thực dân Pháp được chính quyền Mỹ giúp đỡ tài chính và tiếp tục âm mưu khôi phục ách thống trị ở ViệtNam sau khi thực dân Pháp thất bại thì quân đội Mỹ trực tiếp can thiệp phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược ở cả 2 miền Bắc và Nam âm mưu chia cắt lâu dài đất nước nhờ sựu lãnh đạo tài tình của Đảng sự đoàn kết hy sinh của đồng bào cả nước ngày 30/4/1945 cuộc chiến của nhân dân Việt Nam thắng lợi hoàn toàn.

TÌM HIỂU VỀ BẢO TÀNG

Bối cảnh lịch sử 10 3.2 Quá trình hình thành

Thời nhà Nguyễn, vị trí của Bảo tàng chứng tích chiến tranh là nơi xây dựng chùa Khải Tưởng Tới thời Pháp xây lược, ngôi chùa đã bị chính quyền Pháp phá bỏ hoàn toàn để thay thế vào đó là căn biệt thự Trong khoảng thời gian sau đó, nơi đây đã trở thành bệnh viện sản phụ khoa, văn phòng luật sư,

Hình 3.1: Hình ảnh cùa Khải Hương.

Chỉ tới sau 1975, khi đất nước được giải phóng khỏi tay đế quốc Mỹ thì nơi đây trở thành bào tảng, ghi lại những sự kiện lịch sử, dấu vết chiến tranh hay trưng bày những hiện vật liên quan tới cuộc chiến chống giặc xâm lược.

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh TPHCM thời nhà Nguyễn từng là vị trí của chùa Khải Tường, một ngôi chùa do vua Gia Long xây dựng để đánh dấu nơi sinh của hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm (sau này là vua Minh Mạng).

Chùa Khải Tường ban đầu tọa lạc tại thôn Tân Lộc, tỉnh Gia Định xưa, chỉ là một am tranh nhỏ Tương truyền, năm Giáp Ngọ 1744, Thiền sư Phật Ý-Linh Nhạc theo nhóm lưu dân vào Nam khai phá Trên đường đi, ông kết bạn với một tăng sĩ và cùng nhau đến làng Tân Lộc, lập am thờ Phật Năm 1752, hai am được tu bổ thành chùa, gọi là "Từ Ân" và "Khải Tường" (hàm ý mở rộng phước lành cho bá tánh).

Năm 1790, trong lúc lánh nạn quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh từng tá túc tại chùa

Từ Ân, trong khi chùa Khải Tường là nơi trú ngụ của các cung phi Năm 1791, Nhị phi Trần Thị Đang (sau là Thuận Thiên Cao Hoàng hậu) hạ sinh hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm tại chùa Khải Tường Khi lên ngôi, vua Minh Mạng nhớ đến nơi sinh nên đã truyền lệnh trùng tu chùa, đổi tên thành "Quốc Ân Khải Tường tự" Ngôi chùa sau đó được xây dựng lại khang trang hơn.

Ngày khánh thành, vua Minh Mạng đã dâng cúng một tượng Phật A Di Đà ngồi kiết già trên tòa sen, tượng được sơn son thếp vàng độc đáo Đến năm Quý Mão 1843, dưới sự vận động của Giáo thọ Như Quang, chùa được trùng tu lần nữa và trở nên tráng lệ hơn.

Ngày 18/12/1859, Thiếu tướng Rigault De Genouilly chỉ huy liên quân Pháp - Tây Ban Nha đánh chiếm Gia Định, biến nhiều chùa cổ như Khải Tường, Hiền Trung, Kiếng Phước và Cây Mai thành phòng tuyến quân sự gọi là "lignes des pagodes." Năm 1869, Chuẩn Đô đốc Gouverneur P.I chuyển chùa Barbet cho chính quyền địa phương, sau đó được dùng làm trại cải huấn và đến năm 1871 thành "Trường Sư phạm thuộc địa," nhưng rồi chuyển thành "Trường Trung học thực dân" năm 1874. Chùa Barbet nằm tại vị trí số 93 đường Richaud (nay là Nguyễn Đình Chiểu) và đường Testard (nay là Võ Văn Tần) Sau năm 1902, biệt thự của bà Mathieu được xây trên nền chùa Nghị viên Bùi Quang Chiêu sau đó sở hữu biệt thự, và con gái ông, bác sĩ Henriette Bùi, mở phòng khám tại đây năm 1940 Năm 1947, bà tặng biệt thự cho Trường Đại học Y khoa Sài Gòn.

Từ thời Mỹ đưa quân vào miền Nam, tòa nhà này trở thành trụ sở CPO(Phòng Nhân viên Dân chính Hoa Kỳ) và USAID(Cơ quan Tuyên truyền Liên hợp Mỹ) Năm

1973, nó được dùng bảo vệ các cơ sở của Mỹ như Tòa Đại sứ và JUSPAO.

Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, thực hiện Thông tri số 19/TT-75 của Thường vụ Trung ương Cục miền Nam về tổng kết tội ác chiến tranh, Đảng bộ Thành phố Sài Gòn (nay là Đảng bộ TP.HCM) đã chủ trương thành lập “Nhà Trưng bày tội ác Mỹ - Ngụy” tại tòa nhà số 28 đường Trần Quý Cáp (nay là Võ Văn Tần).

Ngày 13/08/1975, Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM quyết định thành lập Ban điều tra tội ác Mỹ - Ngụy Sau thời gian chuẩn bị, “Nhà Trưng bày tội ác chiến tranh

Mỹ - Ngụy” mở cửa vào ngày 04/09/1975 Đến ngày 08/03/1977, Ủy ban Nhân dânTP.HCM công nhận Ban điều tra là đơn vị sự nghiệp trực thuộc thành phố, với nhiệm vụ điều tra, sưu tầm và triển lãm về tội ác của quân đội Mỹ và tay sai, nhằm tố cáo các hành động xâm lược và giáo dục thế hệ mai sau.

Ngày 18/10/1978, Ban điều tra được giải thể và nhà trưng bày trực thuộc Sở Văn hóa và Thông tin (nay là Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM) Ngày 10/11/1990, nhà trưng bày đổi tên thành “Nhà Trưng bày Tội ác Chiến tranh xâm lược” và sau đó trở thành Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh.

Ngày đăng: 20/10/2024, 09:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w