1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài thu hoạch lịch sử đảng cộng sản việt nam cảm nhận sau chuyến tham quan bảo tàng chứng tích chiến tranh

12 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA THANH PHO HO CHI MINH

TRUONG DAI HOC KHOA HOC XA HOI VA NHAN VAN [IIIIŸ

BAI THU HOACH

HOC PHAN: LICH SU DANG CONG SAN VIET NAM Đề tài

CAM NHAN SAU CHUYEN THAM QUAN BAO TANG “CHUNG TICH CHIEN TRANH”

Trang 2

MỞ ĐẦU

Trong cuôn “Nỗi buồn chiến tranh”, Báo Ninh đã từng tuyên bố rằng: “Chiến

tranh là cõi không nhà, không cửa, lang thang khốn khỗ và phiêu bạt vĩ dai, 1a cdi khong đàn ông, không đàn bà, là thế giới của thảm sầu, vô cảm và tuyệt tự khủng khiếp nhất của

dòng giống con người Chiến tranh là lửa, là máu, là cảnh chém giết cuồng dại, méo

xệch tâm hồn và nhân dạng Thói hiếu sát Máu hung tàn Tâm lý thú rừng Ý chí tăm tôi

và lòng dạ gỗ đá” Thật vậy, chiến tranh gắn liền với mất mát, đau thương, nước mắt Chiến tranh là một con quái vật say máu người, nó tàn nhẫn nuốt chứng bao niềm hạnh phúc, bao nụ cười, chi dé lại trũng sâu đêm tôi của khóc lóc, cay đẳng, tan thương Việt

Nam -— đất nước đã phải đi qua rất nhiều cuộc chiến đẫm máu đề dành lại hai chữ “hòa

bình” Sống trong thời đại hòa bình, tôi chỉ có thê biết đến chiến tranh qua những câu

chuyện kê lại, những thước phim được dựng lên Và dù tôi chỉ mượn những câu chuyện

để sống lại những khoảnh khắc trong thời chiến cũng đã khiến tôi rùng mình và kinh khiếp Cơ hội đi bảo tàng Chứng tích Chiến tranh vào thứ hai tuần trước cũng lại là cơ

hội cho tôi một lần nữa đi ngược dòng thời gian mà chứng kiến lại trận kháng chiến

chống Mỹ của dân tộc ta những năm 1954- 1975

1 Giới thiệu đôi nét về bảo tàng

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là một bảo tàng vì hòa bình ở số 28 đường Võ Văn Tần, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh Tại bảo tàng có nghiên

cứu, sưu tầm, lữu trữ, bảo quản và trưng bày hơn 20.000 tài liệu, hiện vật, tư liệu về

những chứng tích, hậu quả của các cuộc chiến tranh mà đặc biệt là cuộc kháng chiến

chống Mỹ Bảo tàng được xây dựng nên với sứ mệnh nâng cao ý thức về tinh than dau tranh bảo về độc tập tự do, chồng chiến tranh xâm lược và khát khao bảo vệ hòa bình trên thể giới Bảo tàng nổi bật với hệ thông các phòng chuyên đề trưng bày các hiện vật, kết hợp với hiệu ứng âm thanh, ánh sách, công nghệ trình chiêu để những câu chuyện chiến tranh được hiện lên chân thực đến rùng rợn Các phòng chuyên đề bao gồm: chuyên đề

“Những sự thật lịch sử”, chuyên đề “Hồi Niệm- Bộ sưu tập ảnh về chiến tranh xâm lược

của Mỹ ở Việt Nam”, chuyên đề “Việt Nam — Chiến tranh và hòa bình”, chuyên đề “Tội

1

Trang 3

ác chiến tranh xâm lược”, chuyên đề “Hậu quả chất độc da cam/ dioxin trong chiến tranh

xâm lược Việt Nam”, chuyên đề “Chế độ lao tù trong chiến tranh xâm lược Việt Nam”,

chuyên để “Thế giới ủng hộ Việt Nam kháng chiến”, chuyên đề “Hiện vật vũ khí trưng

bày ngoài trời”, phòng trải nghiệm dành cho thiếu nhi: “Bồ Câu Trắng” 2 Cảm nhận qua từng phòng chuyên đề

Khi tôi bắt đầu đi tham quan bảo tàng, tôi đã kinh qua hết khung bậc cảm xúc này

đến khung bậc cảm xúc khác, từ xót xa, sợ hãi cho đến cay đăng, phẫn nộ Mỗi chuyên đề

đều dẫn đưa tôi vào những câu chuyện lịch sử đẫm nước mắt, tanh rình mùi xác chết và

máu người Tôi có thể sẽ không nhớ hết từng phòng, từng tầng, từng bức tranh; tuy nhiên

vẫn có những hiện vật đã khắc thật sâu trong trái tim tôi, đê đến bây giờ khi nhớ lại thì tôi

vấn còn thôn thức, xúc động, bồi hồi Điện biên phủ trên không, 30 năm nhìn lại

Đi đến phòng chuyên đề “Điện Biên Phủ trên không, 50 năm nhìn lại”, tôi ấn

tượng với câu nói của bà Vũ Thị Vượng — viên kế toán Bệnh viện Bạch Mai: “Đi ở ngoài

đường thấy nhiều xe tang, nhiều người đeo khăn tang trắng, nhiều ô tô cứ rầm rập vận

chuyên nhanh chôn người bị bom, hết điểm này điểm khác ” Cái chết hiện hữu tràn

làn, len lõi từng con phố, góc đường Chí nghĩ đến thôi tôi đã không dám tưởng tượng

bản thân sẽ kinh hãi đến nhường nào khi chứng kiến cảnh chết chóc bao trùm ấy

Kỷ vật với thời kháng chiến

Tôi đã xúc động trước bức thư một cậu bé viết cho ba mình đang chính chiến

ngoài chiến trận trong phòng “Kỷ vật thời chiến” Những dòng thư nhớ thương ba nhưng không ích kỹ dành riêng ba cho mình Rồi đến những bức thư của người vợ gửi chồng nơi

tiền tuyến Viết thật nhiều lá thư nhưng anh ấy chỉ có thê nhận được vài bức Người vợ

yêu đất nước, thương chồng, cô ước rằng bản thân cũng có phụ chồng, giúp đất nước

chiến đầu với bọn xâm lược mà đòi lại hòa bình Tình yêu lứa đôi, tình phụ tử trong thời chiến thiêng liêng đến diệu kỳ Nó không mâu thuẫn với tình yêu đất nước mà còn là

động lực đề tình yêu đất nước được lớn mạnh, khát khao hòa bình được cháy mãnh liệt

2

Trang 4

Đến một góc khác của căn phòng, tôi đã dừng lại thật lâu trước một chiếc xe bò nhưng lại dùng lại dùng để chở xác người Nước mắt tôi trực trào khi biét rang hon may chục năm trước, chiếc xe này chở đầy xác chết trong trận chiến với quân địch Người kéo chiếc xe là một người đàn ông và trên chiếc xe ấy có cả xác của người con gái thân thương của ông Hình ảnh một người cha vừa nặng nề kéo xe, vừa đau đớn nuốt ngược những dòng nước mắt về sự ra ổi của con gái mình cứ ám ảnh tôi mãi

Thế giới ủng hộ Việt Nam kháng chiến chống Mỹ năm 1954-1975

Bước ra khỏi phòng “Kỷ vật thời kháng chiến” tôi đến với chuyên đề “Thế giới ủng hộ Việt Nam kháng chiến chống Mỹ năm 1954-1975” Tôi đã rất xúc động trước

những con người khác nhau về quốc tịch, khác nhau về màu da, dường như không có bất kì điểm chung nào nhưng họ sẵn sàng đứng lên bảo vệ cho một đất nước nhỏ bé đang kêu

gào hòa bình Thậm chí, họ còn chăng tiếc thân mình, sẵn sảng chịu chết, tự thiêu để

dành lại tiếng nói “hòa bình” cho đất nước ấy Đứng trước những bức ảnh của những con người này, văng văng bên tai tôi là bài thơ đầy xúc động được dạy thuở bé:

Êmily con ơi! Trời sắp tôi Tôi

Cha không thể bế con về được nữa Khi đã sáng bùng lên ngọn lửa

Đêm nay mẹ đên tìm con

Con sé 6m lay me mà hôn Cho cha nhé

Và con sẽ nói giùm với mẹ

Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn!

Oa-sinh-tơn Buổi hoàng hôn

Trang 5

Tội ác chiến tranh xâm lược

Nghẹn ngào, tôi lê từng bước chân nặng trĩu nỗi buồn lên tầng 2 Tôi đến với phòng “Tội ác chiến tranh xâm lược” Tôi đã không dám nhìn những hình ảnh của những con người Việt Nam họ chết dưới tay bọn Mỹ một các dã man, không còn nguyên vẹn Không một ai là ngoại lệ của bọn giặc ấy, từ trẻ em, phụ nữ, người già đều phải chết thật thảm thiết Dù mục đích ban đầu chỉ muốn giết những người theo cách mạng nhưng chiến tranh đã ăn mòn nhân cách của những người chiến sĩ Mỹ đề rồi họ coi việc giết người, thậm chí là những người dân vô tội là những chiến tích oai phong, xem mùi tanh máu người là mùi nước hoa “cao quý” của một chiến sĩ tài giỏi Tôi thật sự khiếp sợ trước những cảnh “chết như rạ” của biết bao người, nóng ran trước những ngọn lửa đỏ rực

thiêu đốt những ngôi nhà, ngôi làng

IE a

(Nguồn: cá nhân người viết tự chụp tại bảo tàng)

Trang 6

Ne eee | Tt o On June 8 ]972 !S troọp dn

farms and civilians This attack alg an

Trang 7

(Nguồn: cá nhân người viết tự chụp tại bảo tàng)

Cuộc xâm lược đi qua, lấy di tính mạng của 3 triệu người Đứng trước con số 3 triệu mà

lòng tôi đau xót không tả xiết

Hiệu quả chất độc da cam/ dioxin frong chiến tranh xâm lược Việt Nam

Sự sợ hãi đã bao trùm lấy tôi khi đến phòng “Hậu quả chất độc da cam/ dioxin

trong chiến tranh xâm lược Việt Nam” Tôi đã khóc khi bước đến căn phòng này Vì

người chị họ của tôi là một hệ quả của cuộc chiến tranh này Chị mắc phải căn bệnh

Down vì cậu tôi đã làm việc tại một mảnh đất bị nhiễm chất độc màu da cam Tôi đã

chứng kiến cậu mợ tôi đau khô như thế nảo, phải vất vá ra sao khi chăm sóc chị của tôi Nên dù không trải qua những nỗi đau đó nhưng có lẽ phần nào tôi đã có thê chạm được những sự tuyệt vọng, khó khăn của những con người chịu ảnh hưởng của chất độc da cam Sống với những khiếm khuyết ấy thật vất vả, nhưng trong căn phòng tưởng chừng chỉ toàn niềm đau ấy vẫn lấp lánh ánh sáng của những cuộc đời đứng trên những điều ấy đề vươn lên cách phi thường.

Trang 8

(Nguồn: cá nhân người viết tự chụp tại bảo tàng)

Trang 9

(Nguồn: cá nhân người viết tự chụp tại bảo tàng)

8

Trang 10

Chế độ lao tù và chuỗng cọp

Địa điểm cuối cùng tôi tham quan là phòng “chế độ lao tù” và chuồng cọp Căn phòng gây ám ảnh bởi những hình thức tra tấn dã man của bọn giặc Những người chiến sĩ nêu không khai thì bị hành hình đến mức cơ thể không còn nguyên vẹn Hay dù thậm chí có còn được sống sót trong “địa ngục trần gian” ấy thì họ cũng phải mang một thân thể rách nát, đớn đau Biết bao người bị tra tấn, biết bao người đã bị chết cách man rợ

nhưng điều khiến tôi nề phục là họ vẫn giữ được tỉnh thần yêu nước bất diệt, quyết không

khai, quyết sông chết vì Tổ Quốc thân yêu Sự trừng phạt ấy dường như không làm nhục chí các chiến sĩ yêu nước mà ngược lại càng đốt cháy mãnh liệt hơn khát khao giải phóng dân tộc của họ Đã không ít lần đứng trước những câu chuyện ấy tôi đã nghĩ: “Liệu bản thân nêu rơi vào những hoàn cảnh đen tôi ấy, tôi có thể dũng cảm chiến đấu như các anh,

các chị ấy không?”

Trang 11

(Nguồn: cá nhân người viết tự chụp tại bảo tàng)

Đi hết phòng “Chế độ ngục tù” tôi lại tận mắt tham quan những mô phỏng về “chuồng

cọp” Thật sự phải khiếp sợ trước sự nhẫn tâm của bon giặc Mỹ Càng khiếp sợ bao nhiêu

tôi lại thương dân tộc mình bấy nhiêu Đặc biệt là những căn phòng này có kết hợp cả

hiệu ứng âm thanh, ánh sáng Tôi nghe rõ mồn một tiếng kêu la của các tù binh chính trị, kinh được nồi khô sở của họ khi phải sống ở một nơi tối tăm, đáng sợ như thề này

TONG KET

Kết thúc chuyến tham quan, tôi đã chạy theo những suy nghĩ của mình rất lâu Chuyến tham quan dù ngắn ngủi

nhưng lại đưa tôi về miền ký ức đầy

đau thương của chiến tranh, giúp tôi

nhận ra hòa bình hôm nay dat gia thé

nào Thật vậy, sinh ra ở một thời đại

hòa bình, ấm no nên lắm lúc tôi đã xem hòa bình là điều hiển nhiên

Nhưng chuyến tham quan nhắc tôi nhớ về quá khứ cay đắng nhưng cũng đầy

hào hùng của dân tộc, để tôi học biết

Trang 12

cách trân trọng thứ hòa bình hôm nay, học cách đầu tranh cho hòa bình dân tộc, hòa bình thể giới Lịch sử thật đẹp Nó không đẹp bởi nét ngoài hào nhoáng nhưng lại đẹp bởi những con người làm nên lịch sử Ước rằng chuyên đi hôm nay không chỉ đề lại cảm xúc, nhưng nó hy vọng gieo vào những suy nghĩ đề rồi quyết định dẫn thân hành động vì một

nên hòa bình của nước nhà Biết ơn thầy thật nhiều vì đã tạo cơ hội cho tôi có chuyến đi

nảy

11

Ngày đăng: 21/08/2024, 17:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w