1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài thu hoạch lịch sử đảng cộng sản việt nam đề tài giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Văn hóaVăn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo rabằng lao động và hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử của mình, biểu hiện trình độphát triển

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNGKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI THU HOẠCH

HỌC PHẦN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMĐỀ TÀI: GIỮ GÌN VÀ PHÁT TRIỂN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN

TỘC TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬPGiảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị ChinhLớp học phần: 231PLT10A18

Nhóm: 07

Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2023

Trang 2

BẢNG PHÂN CÔNG CÁC THÀNH VIÊN

Ngô Đào Minh Hiếu 25A4050072 Nhóm trưởng Thuyết trình

Trần Thị Hương Giang 25A4052335 Thành viên Làm nội dungPhạm Thị Thùy Lam 25A4050367 Thành viên Làm nội dungNguyễn Thị Mai Quỳnh 25A4050957 Thành viên Thuyết trìnhHoàng Nguyễn Thùy Nhi 25A4010117 Thành viên Thuyết trìnhLê Thị Hải Yến 25A4011012 Thành viên Thuyết trìnhNguyễn Thị Lan Hương 25A4050052 Thành viên Thuyết trìnhNguyễn Hoàng Dương 25A4052318 Thành viên Làm nội dung

Nguyễn Thị Thanh Thảo 25A4051280 Thành viên Làm nội dungNguyễn Thanh Thảo 25A4051282 Thành viên Làm nội dungBùi Trường Giang 24A4011305 Thành viên Làm Powperoint

Trang 3

MỤC LỤC

I TỔNG QUAN VỀ BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC 1

1.1 Văn hóa 1

1.2 Bản sắc văn hóa dân tộc 1

1.3 Đặc trưng của bản sắc văn hóa dân tộc 2

1.4 Tính đa dạng 3

II SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC GIỮ GÌN PHÁT HUY BẢN SẮC DÂN TỘC 3

2.1 Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc 3

2.2 Bản sắc văn hóa dân tộc là tài sản vô giá, là nguồn động lực thúc đẩy sự phảt triển của kinh tế, du lịch 4

III GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP HIỆN NAY 5

3.1 Thực trạng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở Việt Nam hiện nay 53.2 Cơ hội và thách thức của hội nhập quốc tế đến bản sắc văn hóa dân tộc 7

3.3 Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc giữ gìn bản sắc văn hóadân tộc 10

3.4 Phương hướng và giải pháp nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế 11

3.5 Vai trò của thế hệ trẻ trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc 13

Trang 4

I TỔNG QUAN VỀ BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC1.1 Văn hóa

Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo rabằng lao động và hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử của mình, biểu hiện trình độphát triển xã hội qua từng thời kỳ lịch sử nhất định.

Văn hóa bao gồm cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần.

- Khía cạnh vật chất: là năng lực sáng tạo của con người được thể hiện và kết tinhtrong sản phẩm vật chất

VD: Văn hóa tinh thần nhà cửa, quần áo, các phương tiện, …

- Khía cạnh phi vật chất: là tổng thể các tư tưởng, lý luận và giá trị được sáng tạora trong đời sống tinh thần và hoạt động tinh thần của con người

VD: ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị,

Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một phần của văn hóa Mọi nền văn hóa trong xã hội có giai cấp bao giờ cũng có tính giai cấp và gắn vớibản chất của giai cấp cầm quyền Văn hóa luôn có tính kế thừa, sự kế thừa và được biểuhiện ở nền văn hóa của mỗi thời kỳ lịch sử trên cơ sở kinh tế, chính trị của nó.

1.2 Bản sắc văn hóa dân tộc

- Khái niệm: Là nét tinh hoa được hình thành trong quá trình lịch sử phát triển củadân tộc đó Được con người tạo ra và thể hiện những nét riêng của dân tộc và gắn liền vớisự phát triển kinh tế và xã hội của một quốc gia, một địa phương nào đó Nó đem lại sựđộc đáo và sự kết nối với nguồn gốc của mỗi dân tộc, đồng thời là nguồn cảm hứng vàniềm tự hào cho cộng đồng dân cư.

Nó là những nét đặc trưng đặc biệt làm nên sắc thái, bản lĩnh và dấu ấn riêng củamỗi dân tộc, từ những nét đó để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác.

Bản sắc văn hóa dân tộc bao gồm nhiều khía cạnh, như:

- Ngôn ngữ: Ngôn ngữ là một phần quan trọng của bản sắc văn hóa dân tộc Nókhông chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn mang trong nó các giá trị, quy tắc, truyền thốngvà lịch sử của một dân tộc

1

Trang 5

- Truyền thống, nghi lễ: Những nghi lễ gia đình, tôn giáo, tết nguyên đán và các sựkiện quan trọng khác thể hiện nhận thức và giá trị của dân tộc

- Nghệ thuật và văn hóa biểu diễn: Âm nhạc, múa, hình ảnh, điêu khắc, kiến trúc vàcác hình thức nghệ thuật khác cũng là phần không thể thiếu của bản sắc văn hóa dân tộc.Chúng thể hiện tinh thần, cảm xúc và sự sáng tạo độc đáo của dân tộc

- Trang phục truyền thống: Chúng thể hiện sự đa dạng và phong cách riêng biệt củamỗi dân tộc và có thể phản ánh xã hội, văn hóa và lịch sử của họ.

- Ẩm thực: Cách nấu nướng, loại thực phẩm và cách tiếp khách thể hiện sự độc đáovà văn hóa của một dân tộc.

1.3 Đặc trưng của bản sắc văn hóa dân tộc

Mỗi một bản sắc không chỉ góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế đất nướcmà còn ảnh hưởng đến văn hóa nước ta Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước,trong suốt thời gian ấy nền văn hóa luôn tồn tại và trở thành tinh hoa của lịch sử vớinhững đặc trưng tiêu biểu:

- Bản sắc dân tộc Việt Nam thể hiện những đặc trưng của nền văn hóa Là nguồngốc hình thành văn hóa từ lâu đời, từ đó ngày càng phát triển, tạo nên những nét riêng biệtđến nay.

- Bản sắc văn hóa dân tộc mang tính bền vững với thời gian Thời gian có thay đổinhưng những nét văn hóa dân tộc Việt Nam vẫn sẽ được gìn giữ, không khác biệt với bảnsắc văn hóa dân tộc ban đầu.

- Đặc trưng cơ bản có thể nhìn nhận từ bên ngoài về bản sắc văn hóa dân tộc là sựtôn kính, thờ cúng tổ tiên, tôn trọng tất cả các giá trị cộng đồng và gia đình, các ngànhnghề thủ công mỹ nghệ, người dân lao động cần cù…

- Ở Việt Nam có một nền văn hóa dân tộc phong phú trong cộng đồng 54 dân tộc,có nhiều sinh hoạt cộng đồng, tín ngưỡng, tư tưởng và tôn giáo khác nhau.

- Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành và phát triển phụ thuộc vàođặc điểm của từng dân tộc, điều kiện lịch sử, điều kiện tự nhiên, môi trường cư trú, chế độchính trị giao lưu với các nền văn hóa khác.

2

Trang 6

Thực tế qua hàng ngàn năm lịch sử chứng minh rằng để bản sắc văn hóa dân tộcViệt Nam được gìn giữ tốt đẹp chính là nhờ vào tinh thần đoàn kết, sự gắn bó chặt chẽ vàgìn giữ của mỗi người dân Việt Nam.

1.4 Tính đa dạng

Tính đa dạng là bản chất của văn hóa Đặc biệt, với văn hóa Việt Nam, một nềnvăn hóa “thống nhất trong đa dạng” thì tính đa dạng lại càng thể hiện rõ trên nhiềuphương diện và mức độ khác nhau, như đa dạng văn hóa tộc người, văn hóa vùng (vănhóa địa phương), văn hóa tôn giáo, văn hóa nghề nghiệp (nông nghiệp, ngư nghiệp, thủcông, buôn bán, ), văn hóa đô thị và nông thôn, thậm chí cả văn hóa làng và văn hóadòng họ, trong đó, chúng ta đặc biệt nhấn mạnh đến văn hóa vùng.

Văn hóa vùng (hay văn hóa địa phương) là một thực thể văn hóa, hình thành và tồntại trong một không gian lãnh thổ nhất định, thể hiện qua một tập hợp các đặc trưng vănhóa về cách thức hoạt động sản xuất; về cách tổ chức xã hội cổ truyền và giao tiếp cộngđồng; về tín ngưỡng, về các sinh hoạt văn hóa nghệ thuật; từ đó có thể phân biệt vớicác đặc trưng văn hóa của vùng khác Những đặc trưng văn hóa đó hình thành và địnhhình trong quá trình lịch sử lâu dài, do cư dân các dân tộc trong vùng thích ứng với cùngmột điều kiện môi trường, có sự tương đồng về trình độ phát triển xã hội, đặc biệt là giữahọ có mối quan hệ giao lưu văn hóa mật thiết.

Trên cơ sở những quan niệm lý thuyết nêu trên có thể phân vùng văn hóa ViệtNam thành 7 vùng văn hóa lớn tương đương với 3 miền: Bắc, Trung, Nam.

II SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC GIỮ GÌN PHÁT HUY BẢN SẮC DÂN TỘC 2.1 Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài, mỗi dân tộc đã hun đúc chomình những truyền thống văn hoá tốt đẹp Những giá trị ấy không chỉ được lưu truyềnqua nhiều thế hệ, trường tồn với thời gian mà còn được bổ sung và phát triển phù hợp vớitình hình, đáp ứng những yêu cầu đặt ra của thời đại.

Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp với nền văn minh lúa nước Nằm trong khuvực nhiệt đới gió mùa, từ xa xưa, cha ông ta đã phải chống chọi với những thiên tai khắcnghiệt như hạn hán, gió mùa, bão lũ, Bên cạnh đó, với lợi thế địa chính trị quan trọng,đất nước ta cũng là mục tiêu xâm lăng của nhiều cường quốc trên thế giới như Trung

3

Trang 7

Quốc, Pháp, Mỹ, Nhật, Để chống lại ngoại xâm và thiên tai, các thế hệ con người ViệtNam ta đã đoàn kết một lòng, xây dựng một khối thống nhất, hình thành và phát triểnnhững phẩm chất quý báu, được gìn giữ và lưu truyền cho đến ngày nay Tiêu biểu chonhững phẩm chất ấy chính là lòng yêu nước nồng nàn, lòng tự tôn dân tộc, tinh thần ưachuộng hoà bình, yêu lao động, kiên cường, thông minh, sáng tạo trong chiến đấu, laođộng sản xuất và có tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng, giúp đỡ nhau trong mọi điềukiện, hoàn cảnh Trong thời đại ngày nay, khi đất nước đã được hoà bình, không còn phảichống lại ách xâm lăng của kẻ thù, nhân dân Việt Nam ta vẫn chiến đấu không ngừng trênmặt trận kinh tế, giáo dục, văn hoá, đưa đất nước ngày càng phát triển, sánh vai với cáccường quốc năm châu.

2.2 Bản sắc văn hóa dân tộc là tài sản vô giá, là nguồn động lực thúc đẩy sự phảt triển của kinh tế, du lịch

Trong thế giới đang toàn cầu hóa ngày nay, việc bảo tồn và gìn giữ bản sắc vănhóa dân tộc trở nên quan trọng hơn bao giờ hết Bởi văn hóa dân tộc là di sản văn hóa vôgiá, là dấu ấn tư tưởng và linh hồn của mỗi quốc gia Nó là tài nguyên vô cùng quý báu,một mảnh ghép không thể thiếu góp phần vào nền văn hóa phong phú và đa dạng của thếgiới.

Văn hóa dân tộc không chỉ mang lại giá trị tinh thần mà còn đóng góp rất lớn vàophát triển kinh tế và ngành du lịch Đối với kinh tế, việc duy trì và phát triển các nghề thủcông truyền thống, các sản phẩm địa phương mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc khôngchỉ góp phần vào việc tạo ra thu nhập cho cộng đồng mà còn thúc đẩy sự phát triển kinhtế ở cấp độ địa phương và quốc gia Sự độc đáo của những sản phẩm này cũng tạo ra lợithế cạnh tranh trong thị trường quốc tế, giúp nâng cao tầm nhìn và vị thế của quốc gia trênsân khấu quốc tế Ngoài ra, du lịch văn hóa cũng là một phần quan trọng trong việc tạo racơ hội việc làm và thu hút đầu tư Việc du khách đến thăm và trải nghiệm văn hóa địaphương không chỉ tạo ra thu nhập trực tiếp từ ngành du lịch mà còn thúc đẩy việc pháttriển các ngành công nghiệp phụ trợ như nhà hàng, khách sạn, và các dịch vụ du lịchkhác Điều này không chỉ tạo ra việc làm cho người dân địa phương mà còn mở ra cơ hộihợp tác đầu tư với các đối tác quốc tế, đẩy mạnh quan hệ kinh t tế và địa chính trị giữa cácquốc gia.

Qua việc bảo tồn và gìn giữ văn hóa dân tộc, chúng ta cũng góp phần vào việc tăngcường sự hiểu biết và giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, góp phần vào việc xây dựngmôi trường hòa bình và hợp tác toàn cầu Sự tăng cường giao thương và hợp tác văn hóa

4

Trang 8

cũng mở ra cơ hội mới để chia sẻ kiến thức, kỹ thuật và những giá trị văn hóa quý báu,góp phần vào sự phát triển bền vững của cộng đồng quốc tế.

III GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP HIỆN NAY

3.1 Thực trạng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở Việt Nam hiện nay

Việt Nam có nền văn hoá đa dạng, lâu đời gắn liền với lịch sử hàng ngàn năm hìnhthành và phát triển của dân tộc ta Những năm trở lại đây, có sự thay đổi lớn không chỉtrong đời sống vật chất mà còn trong đời sống tinh thần, suy nghĩ của con người với nhiềumặt tích cực cần phát huy, nhưng những mặt tiêu cực của nó cũng cần được nhận diệnmột cách khách quan để có thể phê phán và khắc phục một cách hữu hiệu.

- Thế hệ trẻ tiếp thu nhanh những kiến thức mới và có ý chí vươn lên lập nghiệp,xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và luôn luôn hướng về cội nguồn, về cách mạng và khángchiến, tưởng nhớ các anh hùng dân tộc,các danh nhân vǎn hóa, những người có công, giúpđỡ những người hoạn nạn trở thành phong trào quần chúng góp phần giữ gìn bản sắcdân tộc trong quá trình hội nhập Quốc tế

- Sự nghiệp giáo dục thu được những thành tựu quan trọng, góp phần nâng caotrình độ học vấn của nhân dân

VD: Trên lĩnh vực vǎn học, nghệ thuật, các hoạt động sáng tạo có bước phát triểnmới Nhiều bộ môn nghệ thuật truyền thống được gìn giữ Có thêm nhiều tác phẩm có giátrị về đề tài cách mạng và kháng chiến, về công cuộc đổi mới Nhiều bộ sưu tập công phutừ kho tàng vǎn hóa dân gian và vǎn hóa bác học Việt Nam trong nhiều thế kỷ được xuấtbản, tạo cơ sở cho việc nghiên cứu, bảo tồn và phát huy những giá trị tư tưởng, học thuậtvà thẩm mỹ của dân tộc Hoạt động lý luận, phê bình đã đạt được những kết quả tích cực,khẳng định mạnh mẽ vǎn nghệ cách mạng và kháng chiến, đẩy lùi một bước những quanđiểm sai trái Số đông vǎn nghệ sĩ được rèn luyện và thử thách trong thực tiễn cách mạng,

5

Trang 9

có vốn sống, giàu lòng yêu nước; trước những biến động của thời cuộc và những khókhǎn của đời sống vẫn giữ gìn được phẩm chất, kiên định quan điểm sáng tác phục vụnhân dân

- Thông tin đại chúng ngày càng phát huy vai trò trong đời sống tinh thần xã hội,giao lưu vǎn hóa với nước ngoài từng bước được mở rộng

- Thể chế vǎn hóa mới khuyến khích nhân dân lao động tham gia sự nghiệp xâydựng vǎn hóa và tạo điều kiện thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn và phát huy bản sắc vǎn hóadân tộc kết hợp với tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới.

 Mặt tiêu cực

- Trước những biến động chính trị phức tạp trên thế giới, một số người hoài nghivề con đường xã hội chủ nghĩa, phủ nhận phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ởnước ta; phủ nhận lịch sử cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng

- Không ít người còn mơ hồ, bàng quang hoặc mất cảnh giác trước những luận điệuthù địch xuyên tạc, bôi nhọ chế độ ta => Gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự gìn giữ bảnsắc dân tộc ở nước ta

- Tệ sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị vǎn hóa dân tộc, chạy theo lốisống thực dụng, cá nhân vị kỷ đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc

- Không ít trường hợp vì đồng tiền và danh vị mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình,quan hệ thầy trò, đồng chí, đồng nghiệp

- Buôn lậu và tham nhũng phát triển Ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khácgia tǎng

- Nạn mê tín dị đoan khá phổ biến Nghiêm trọng hơn là sự suy thoái về đạo đức,lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ có chức, cóquyền

- Nạn tham nhũng và hiện tượng quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu nhân dân, kèncựa địa vị, cục bộ, địa phương, bè phái, mất đoàn kết khá phổ biến => gây sự bất bình củanhân dân, làm tổn thương uy tín của đảng và của nhà nước ta

- Đời sống văn học, nghệ thuật còn những mặt bất cập Rất ít tác phẩm đạt đỉnhcao tương xứng với sự nghiệp cách mạng và kháng chiến vĩ đại của dân tộc và thành quảcủa đổi mới.

6

Trang 10

- Giao lưu văn hóa với nước ngoài chưa tích cực và chủ động, còn nhiều sơ hở Sốvăn hóa phẩm độc hại, phản động xâm nhập vào nước ta còn quá lớn.

- Nghệ thuật văn hóa truyền thống với đa dạng về thể loại, loại hình hiện đang dầnbị mai một Thế hệ trẻ ngày nay và cả tầng lớp trung lưu không còn thích xem chèo,tuồng, hát ca trù Một số nhạc cụ độc đáo của người Việt đang ít được chú ý bảo tồn vàphát huy

- Tôn giáo tín ngưỡng: Lễ hội là văn hóa truyền thống nhưng tình trạng ngày naytổ chức quá nhiều lễ hội vừa tốn kém và nguy cơ bị mê tín dị đoan hóa, hiện tượng lợidụng lễ hội để cầu lợi cho cá nhân.

3.2 Cơ hội và thách thức của hội nhập quốc tế đến bản sắc văn hóa dân tộc

Trong bối cảnh hiện nay, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽtrên quy mô lớn Toàn cầu hóa tạo cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tốgây khó khăn, thách thức lớn cho các quốc gia trên thế giới Trong đó Việt Nam cũng làmột quốc gia chịu sự tác động lớn của quá trình này Bên cạnh những cơ hội cần nắm bắtcũng xuất hiện những thách thức cần phải đối mặt

 Cơ hội

- Những thay đổi mạnh mẽ về tư duy: Có lẽ chưa bao giờ trong nhận thức xã hội,

các quan niệm, khái niệm về tự do tôn giáo, nhân quyền, dân chủ, phát triển con người,phát triển bền vững, tự do văn hóa, báo chí, sáng tác… lại được bàn luận trên nhiều diễnđàn với các quy mô khác nhau như hiện nay Điều này không chỉ có tác dụng đánh thức tưduy, nhận thức mới về sứ mệnh của văn hóa mà còn khắc phục được sự phiến diện, thiênlệch hoặc tầm nhìn hạn hẹp khi xác định vai trò của văn hóa trong phát triển Từ năm1998, với Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, văn hóa được xác định là nền tảng tinhthần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội Từ nềntảng này, văn hóa còn được xác định là một trong bốn trụ cột của phát triển bền vững, cóvị trí ngang với kinh tế, chính trị và xã hội Từ đây, văn hóa không chỉ có chức năng nhậnthức, giáo dục, đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người mà còn là nguồn lực nội sinh,góp phần phát triển kinh tế - xã hội

- Những đổi mới trên phương diện quản lý văn hóa: Song song với việc xác định

được mô hình phát triển của nền văn hóa Việt Nam “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”,những đổi mới mạnh mẽ trên phương diện quản lý văn hóa đã tạo ra những bước ngoặt

7

Ngày đăng: 23/06/2024, 18:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN