Ly do chon dé tai Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975 kéo dài 2l năm có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam, đánh dấu sự đấu tranh của hai miền Bắc và Nam đề gian
Trang 1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THANH PHO HO CHI MINH TRUONG DAI HOC KINH TE - LUAT
BAI TAP NHOM
MON: LICH SU DANG CONG SAN VIET NAM
Trang 2
GIỚI THIỆU THÀNH VIÊN
2 Trần Đức Duy K224141717 Hoàn thành tốt 100%
3 Nguyễn Thị Thùy Linh | K224141727 Hoàn thành tốt 100%
4 Liêu Hoài Phúc K224141735 Hoàn thành tốt 100%
Trang 3
2 Phân tích chiến lược Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân miền Nam 9
PHẢN II: KÉT LUẬN 18 TÀI LIỆU THAM KKHẢO 5£ 2< 58s SEESeESEESEEEEreerereereesersrrree 19
Trang 4PHAN I: MO DAU
1 Ly do chon dé tai
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) kéo dài 2l năm có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam, đánh dấu sự đấu tranh của hai miền Bắc và Nam đề gianh độc lập, tự do, thống nhất Giai đoạn ay là một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và tính thời đại sâu sắc
Làm nên thắng lợi đó có đóng góp không nhỏ của kêt quả sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miễn Băc, của đồng bảo và chiên sĩ miễn Bắc vừa chiên đầu, vừa chị viện, cung cap ho tro quân sự quan trọng cho miễn Nam trong cuộc chiên
Đường lỗi chung cho cách mạng Việt Nam đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (9/1960) đề ra: “Cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện tại có hai nhiệm vụ chiến lược:
- Một là, tiên hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miên Bắc
- Hai là, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và đân chủ trong cả nước
Hai nhiệm vụ chiên lược ây có quan hệ mật thiệt với nhau và có tác dụng thúc đây lan nhau.”
Đảng ta cũng chỉ rõ vai trò của từng chiến lược: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc giữ vai trò quyết định nhất với toàn
bộ sự nghiệp cách mạng cả nước
Hai nhiệm vụ cách mạng ở miền Bắc và miền Nam thuộc hai chiến lược khác nhau, mỗi nhiệm vụ nhằm giải quyết yêu cầu cụ thể của mỗi miễn trong hoàn cảnh nước nhà tạm bị chia cắt làm hai Song hai nhiệm vụ đó trước mắt đều có một mục tiêu chung là thực hiện hòa bình, thống nhất Tổ quốc
2 Mục dích nghiên cứu
Nêu lên được những nội dung lịch sử cơ bản, hệ thống, khách quan về sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ và thống nhất đất nước trong giai đoạn 1954-1975
Trang 5Nhận thức đúng đắn về thực tiễn lịch sử, những kinh nghiệm rút ra từ quá trình Dang lãnh đạo, nâng cao niềm tín và sự lãnh đạo của Đảng và sức mạnh đoàn kết của toàn dân trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc
3 Phương pháp nghiên cứu
Trong để tài này, chúng ta sử đụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Dùng các phương pháp thu thập thông tin và tổng hợp kiến thức thông qua các bài báo, mạng xã hội, Internet, giáo trình,
- Phương pháp tông hợp, logic: Được sử dụng kết hợp với phương pháp phân tích
Cụ thể từ những kết quả bằng phân tích, đề tài sử dụng phương pháp tông hợp kết hợp chúng lại với nhau để có được sự nhận thức vấn đề nghiên cứu một cách rõ rảng vả hop ly
Trang 6PHAN II: NOI DUNG
1 Phân tích chiến lược xã hội chủ nghĩa của miền Bắc
1.1 Hoàn cảnh lịch sử ở miền Bắc
Sau chiến thăng vang dội của Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không đã đánh tan đi niềm kiêu hãnh cũng như sự tự tin của để quốc Pháp Ta đã ép được Pháp phải ngồi vào ban đàm phán và ký kết Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương, Pháp buộc phải rút quân, và lập lại hòa bình tại bán đảo Đông Dương Lúc này Việt Nam bị chia thành 2 miền Nam - Bắc với 2 chế độ chính trị khác nhau Miền Bắc lúc này đã được giải phóng với việc Pháp rút quân, còn miền Nam thì Mỹ đã thay thế Pháp và lập chính quyên tay sai với người đứng đầu là Ngô Đình Diệm đã chống lại hiệp ước Giơnevơ
và không chấp nhận tiền hành tổng tuyển cử, âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và là tiền đồn chống lại sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản 6 ban đảo Đông Dương Một số cột mốc thời gian đáng chú ý:
- 21/7/1954: Hiệp định Giơnevơ được ký kết
- 10/10/1954: Quân ta tiếp quản thủ đô Hà Nội
- 1/1/1955: Nhân đân tổ chức mít-tinh ở quảng trường Ba Đình đề chào đón trung ương Đảng, chủ tịch Hồ Chí Minh trở về thủ đô sau 8 năm xa cách
- 5/1955: Đơn vị cuối cùng của quân Pháp rút lui khỏi Hải Phòng, miền Bắc đã hoàn toàn được giải phóng
Trang 71.2 Giai đoạn thực hiện cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế và cải tạo quan hệ sản xuất
1.2.1 Hoàn thành cải tạo ruộng đất, khôi phục kinh tế và phục hồi sau chiến tranh (1954-1957)
Lúc này tình thế rất khó khăn, nước ta vốn với nền nông nghiệp lạc hậu sau thời gian dai tri trệ dưới chế độ phong kiến cũ và sự bóc lột tan bào của thực dân Pháp nay lại càng thêm khó khăn sau chiến tranh 14 vạn hecta đất bị bỏ hoang, hệ thông thủy
lợi bị hư hại nghiêm trọng khiến 20 vạn hecta đất không được tưới tiêu đầy đủ, xơ xác
Công cụ và nông cụ bị thiếu trầm trọng gây ảnh hưởng tới chăn nuôi, sản xuất Thương nghiệp cũng ở trong tình thế nguy khốn khi nhiên liệu, nguyên liệu, máy móc thiếu hụt Các nhà máy xí nghiệp hoạt động hạn chế hoặc cầm chừng, hàng chục ngàn lao động mất việc Các hoạt động đầu cơ tích trữ gây lũng đoạn thị trường cùng với sự phá hoại của các lực lượng phản cách mạng càng khiến tình hình trở nên khó khăn hơn Thế nhưng dù vậy ta vẫn đạt được nhiều thành quả Sau 5 đợt cải cách ruộng đất ta
đã thu được thành quả ấn tượng Trưng thu 81 vạn hecta ruộng đất, 10 vạn trâu bò, hơn 1,8 triệu nông cụ do các địa chủ nắm giữ đã được chia cho 2,l triệu hộ nông dân Chế
độ chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ được thủ tiêu, chế độ tư hữu ruộng đất
của giai cấp nông đân được xác lập Đây là một thắng lợi to lớn đối với liên minh giai
cấp công-nông Ngoài ra việc khôi phục sản xuất nông nghiệp cũng được tiến hành, 125.000 mẫu ruộng hoang được đưa vào sản xuất, 12 hệ thống nông giang được sửa chữa cùng với việc xây dựng thêm những công trình thuỷ nông mới Một hệ thống đê điều với chiều dài 3.500 km được tu sửa và bồi dap
Tuy nhiên dù vậy trong quá trình cải tạo ruộng đất ta cũng đã có sai lầm Tháng 9/1956, Hội nghị lần thứ 10 của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã đề ra chủ trương sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện cải cách, nhờ đó hạn chế những tác động tiêu cực và giữ lại được những kết quả tích cực của công cuộc cải cách ruộng đất
1.2.2 Khôi phục kinh tế
Về công nghiệp: Đảng ta ưu tiên chú trọng và khôi phục phát triển công nghiệp nhẹ, đồng thời củng cô cơ sở cho việc phát triển công nghiệp nặng Giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng và tính thần quyết tâm cao độ đã giúp khôi phục lại hầu hết các xí nghiệp quan trọng như: nhà máy xi măng Hải phòng, mỏ than Hòn Giai Ngoài ra còn xây dựng được thêm nhiều cơ sở công nghiệp mới như nhà máy cơ khí
Hà Nội, diêm Thống Nhất Tính tới cuối năm 1957 miền Bắc có tất cả Ø7 nhà máy, xí
nghiệp do nhà nước quản lý
Trang 8Về thủ công nghiệp: ngành đã bị ảnh hưởng nặng nề và hầu như bị phá sản trong chiến tranh nay đã được phục hồi nhanh chóng, đến năm 1957 đã có 46 vạn người tham gia sản xuất thủ công nghiệp và sản xuất ra 58,8% sản phẩm tiêu đùng trong nước
Về giao thương: phát triển hệ thống mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán được mở rộng, giúp cung cấp nhiều mặt hàng hơn tới người dân, các chính sách ôn định giá cả hàng hóa, ngăn chặn tỉnh trạng đầu cơ gây ảnh hưởng tới đời sống người dân, ngoài ra việc giao lưu trao đôi buôn bán giữa các tỉnh thành cũng được khuyến khích, việc buôn bán giao thương với nước ngoài cũng được Đảng và nhà nước quan tâm Đến cuỗi năm 1957 miền Bắc đã đặt quan hệ giao thương với 27 quốc gia
Về giao thông vận tải: tính tới cuối năm 1957, ta đã khôi phục được 681 km
đường sắt và xây mới thêm đường ô tô, các bến cảng được sửa chữa và mở rộng tiêu biêu như: cảng Hải Phòng,cảng Cam Pha
1.2.3 Cải tạo quan hệ sản xuất, phát triển kinh tế- văn hóa, bước vào thời kỳ quá
độ lên xã hội chủ nghĩa (1958-1960)
Từ ngày 16 đến ngày 29-4-1958, kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá I đã thông qua kế
hoạch 3 năm cải tạo và phát triển kinh tế quốc đân với mục tiêu nhiệm vụ trọng tâm là
ra sức cải tạo nông nghiệp, thủ công nghiệp và công thương nghiệp tư bản tư doanh theo chủ nghĩa xã hội, khâu chính là đây mạnh hợp tác hóa nông nghiệp, đồng thời tích cực phát triển và củng cô các thành phần kinh tế quốc đoanh
Về nông nghiệp: Năm 1958 tiến hành tiến hành vận động thí điểm hợp tác nông
nghiệp đầu tiên và tính đến cuối năm 1960, miền Bắc đã xây dựng được 41.401 hợp tác xã, với khoảng 86% số hộ nông dân và 76% diện tích ruộng đất; trong đó có gan 12% số hộ tham gia vào hợp tác xã bậc cao Vào năm 1960 mặc dù có thiên tai lớn nhưng sản lượng vẫn tăng 5,6 %,
Về công- thương nghiệp: Mức đầu tư vào xí nghiệp tăng gấp 3 lần so với 3 năm
(1955-1957), tir 97 xí nghiệp quốc doanh năm 1957 đến năm 1960 đã có 172 xí nghiệp
do Trung Ương quản lý và trên 500 xí nghiệp do địa phương quản lý, sản xuất công nghiệp tăng bình quân 21,7% Công nghiệp địa phương tăng gấp 10 lan so voi nam
1957 Công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm tăng 60,4% Sự phát triển về kinh tế cũng tạo tiền đề cho sự phát triển về mặt trận văn hóa
1.3 Miền Bắc xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật tiến lên chủ nghĩa xã hội(1961-
1965)
1.3.1 Hoàn cảnh
Trang 9Đại hội điều biếu toàn quốc lần thứ III (9/1960) đã họp ban và tông kết lại kế
hoạch 3 năm (1958-1960): Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đã giành được thắng lợi
có tính chất quyết định Thông qua cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, phong trào quần chúng phát triển ngày cảng sâu rộng, tư tưởng xã hội chủ nghĩa đang dần dần chiếm ưu thế Tuy nhiên vẫn còn mặt hạn chế như quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa mở rộng chưa khắp và chưa được củng cô vững chắc; trình độ sản xuất vẫn còn lạc hậu; việc giáo dục tư tưởng xã hội chủ nghĩa cho quần chúng làm chưa được sâu sắc Từ những điều đó ta đã đúc kết ra những bài học đề làm tư liệu tham khảo cho kế hoạch 5 năm
Ngoài ra tại đại hội đại biêu còn xác định vai trò, nhiệm vụ chiên lược cách mạng của 2 miễn:
- Miền Bắc: bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tiền hành cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội Đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng miền Bắc vững mạnh là tạo cơ sở cho cuộc dau tranh thống nhất đất nước
- Miễn Nam: tiêp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, lật đỗ ách thong trị của đề quôc Mỹ và tay sai, nhắm giải phóng miễn Nam, bảo vệ miền Bắc, tiên tới hòa bình thong nhat đât nước
Xác định vai trò cách mạng của môi miền và môi quan hệ giữa cách mạng hai mien:
- Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miên Bắc có vai trò quyết định nhât đôi với sự phát triên của cách mạng cả nước
- Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miễn Nam
Suy ra, cách mạng hai miền có quan hệ mật thiết, gắn bó và tác động lẫn nhau, đều nhăm thực hiện một nhiệm vụ chiên lược chung là giải phóng miễn Nam, bảo vệ miễn Bắc, tiên tới hòa bình thông nhất đất nước
Thông qua Kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965); bầu Ban Chấp hành Trung ương mới của Đảng, bầu Bộ Chính trị
1.3.2 Kế hoạch 5 năm (1961-1965)
Nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch 5 năm là ưu tiên phát triển công nghiệp, nông nghiệp Cải tạo xã hội chủ nghĩa với các ngành công, nông, thương nghiệp, tăng cường thành phần kinh tế quốc doanh Nâng cao trình độ văn hóa và cải thiện đời sống người dân Các nhiệm vụ đó có mối quan hệ chặt chẽ liên kết với nhau Với mục tiêu biến
Trang 10miên Bắc thành hậu phương vũng chắc cho nhân dân cả nước thực hiện thông nhất nước nhà
1.3.2.1 Công nghiệp
Đến năm 1965, nhờ sử dụng vốn hiệu quả, cải tiến trong khả năng quản lý, cải tiến
kỹ thuật sản lượng công nghiệp và thủ công nghiệp tăng 1,5 lần so với năm 1960, tốc
độ tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 20%, ngoài ra các xí nghiệp do trung ương quản lý cũng có sự tăng trưởng hàng năm đạt 24,5%
1.3.2.2 Nông nghiệp
Với sự phát triển, đây mạnh các hợp tác xã, các nông trường quốc doanh cũng như
sự phát triển về thủy lợi, công cụ làm nông và kỹ thuật canh tác đã mang lai sự phát
triển về sản lượng Năm 1965 tăng khoảng 61% so với năm 1960, bình quân tăng
khoảng 10%
1.3.2.3 Văn hóa, giáo dục, y tế
Đảng và Nhà nước chủ trương đây mạnh phát triển văn hóa, giáo dục đề xây dựng
một nên văn hóa mới và con người mới Việt Nam Trong 5 năm (1961 - 1965) số trường phô thông tăng từ 7.066 lên 10.294 trường, số trường đại học từ 9 trường lên 18
trường Mạng lưới y tế được xây dựng rộng khắp từ thành thị đến nông thôn, tính đến
năm 1965, đã có 70% số huyện có bệnh viện, 90% số xã đồng bằng và 78% số xã miền
núi có trạm y tế với đội ngũ y bác sĩ, tăng gấp 5 lần so với năm 1960 Đời sống văn hóa được nâng cao, các tệ nạn xã hội ngày cảng giảm
1.4 Xây dựng xã hội chủ nghĩa và chống lại chiến tranh phá hoại lần 1 của để quốc My
1.4.1 Hoan canh
Lúc này với âm mưu phá hoại miễn Bắc, cản trở cho công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miện Bắc, ngăn cản sự hồ trợ cho miễn Nam thân yêu Phá hoại đi tiêm lực kinh tê, quôc phòng
1.4.2 Diễn biến
Lúc này Mỹ âm mưu thực hiện chiến tranh cục bộ, mở rộng chiến tranh sang miễn Bắc Vào ngày 5/8/1964 chúng đã đựng lên sự kiện Vịnh Bắc Bộ Vào ngày 7/2/1965, chiến dịch “sắm rên” đánh phá liên tục miền Bắc và đây là chiến dịch mở màn cho chiến tranh phá hoại lần L của đề quốc Mỹ Lúc này chính quyền ta đã thực hiện quân
sự hóa toàn dân, vừa chiến đấu, vừa sản xuất Và với sự quyết tâm, can trường của nhân dân ta, Mỹ đã thất bại
Trang 111.4.3 Két qua
Đến cuối năm 1965 quân và dân miền Bắc đã bắn rơi 834 chiếc máy bay giặc Mỹ,
tiếp đó bắn rơi 773 chiếc vào năm 1966 Nam 1967 bắn rơi 1.067 chiếc và 571 chiếc
năm 1968, bắt sống hàng trăm phí công Mỹ, 143 lần bắn chìm và bắn cháy tàu chiến Mỹ-ngụy Trước sự thất bại nặng nề ở miền Bắc và cả miền Nam, ngày 1-11-1968, Giôn-xơn phải tuyên bố chấm dứt không điều kiện việc ném bom miền Bắc, sau đó
chấp nhận tham gia hội nghị bốn bên tại Pa-ri
1.5 Xây dựng xã hội chủ nghĩa và chống lại chiến tranh phá hoại lần 2 của để quốc My
1.5.1 Âm mưu của Mỹ
Với sự thất bại của chiến tranh phá hoại lần I, thể diện của Mỹ bị ảnh hưởng, nhăm giữ thế điện và tạo ra thắng lợi để ép ta chấp nhận những yêu cầu vô lý của chúng tại hội nghị Paris, đồng thời cũng cứu vãn cho chế độ ngụy quyên Sài Gòn trước viễn cảnh sup đồ
1.5.2 Hành động của Mỹ
Ngay sau khi Tổng thống Nixon tái đắc cử, ông ta đã lập tức chí viện lượng lớn vũ
khí, khí tài cho chế độ ngụy quyền Sài Gòn, ngày 13-12 trước yêu cầu vô lý của Mỹ
khi ý định sửa đổi hiệp ước trong hội nghị Paris, ngày 14/12 chiến dịch Linebacker II
đã được phê chuẩn Chúng sử đụng máy bay ném bom, oanh tạc cơ liên tục quần thảo trên bầu thời thủ đô Hà nội, Hải Phòng và các vùng lân cận Kế từ ngày 18/12/1972
đến ngày 30/12/1972, trên bầu trời miền Bắc đã chứng kiến 663 lần đánh phá của máy
bay B52, cùng lúc ta còn chứng kiến 3.920 lần cất cánh của các loại máy bay hộ tống B52 xuất phát từ căn cứ địch Trong mười hai ngày đêm, Mỹ ném hơn 100 nghìn tấn bom, đạn xuống Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, thị xã miền Bắc nước ta
1.5.3 Kết quả
Với tỉnh thần không hề nao núng và quyết tâm chống đề quốc bảo vệ tổ quốc mãnh
liệt Ngày 30/12/1972 Chính phủ Mỹ đơn phương tuyên bố chấm đứt chiến tranh phá
hoại miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra, nối lại đàm phán tại Hiệp định Paris vả chấp nhận những nội dung cơ bản của dự thảo Đây là một chiến thăng vang đội với nhân dân Việt Nam cũng như nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới
1.6 Khôi phục kinh tế, chỉ viện cho miền Nam
1.6.1 Khôi phục kinh tế
Trang 12Hội nghị lần thứ 22 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 12-1973) đã thông qua kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế hai năm (1973-1974)
Trong hai năm 1973 - 1974, trên khắp miền Bắc, giai cấp công nhân, nông đân tập thê, tri thức đã hăng hái lao động, sản xuất Nhờ vậy, những hậu quả của hai cuộc chiến tranh phá hoại nhanh chóng được khắc phục, nền kinh tế từng bước khôi phục và
phát triển
Cuối tháng 6 năm 1973, miền Bắc đã hoàn thành công tác tháo gỡ bom mìn
Đến cuỗi năm 1974, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, kinh tế về cơ bản đã được khôi phục, các cơ sở cũng đi vào ôn định và có bước phát triển mới Tổng sản phẩm xã hội năm 1973 cao hơn năm 1965 (trước chiến tranh phá hoại), năm 1974 cao hơn năm
1973 là 12,4%
Những kết quả trên đã góp phan ôn định đời sống nhân dân miền Bắc, tạo điều
kiện thuận lợi để miền Bắc chi viện cho cuộc kháng chiến chống Mỹ - Ngụy ở miễn
Nam và Lào, Campuchia trong giai doan 1973 — 1975
1.6.2 Chỉ viện cho miền Nam
Trong năm 1973 - 1974, 20 vạn bộ đội, hàng vạn thanh niên xung phong, cán bộ chuyên môn, kỹ thuật đã được đưa vào chị viện cho miền Nam Đặc biệt trong những tháng đầu năm 1975, miền Bắc đã đưa 57.000 bộ đội vào chiến trường miền Nam
Từ mùa khô 1973 - 1974, đến đầu mùa khô 1974 - 1975, miền Bắc đã chi viện
cho miền Nam một lượng hàng hóa, phương tiện, vũ khí rất lớn: 26 vạn tấn vũ khí, đạn dược, thuốc men, quân trang, quân dụng, xăng dâu tăng gấp 9 lần so với năm 1972 Tất cả vì mục tiêu giải phóng miền Nam,thống nhất đất nước
2 Phân tích chiến lược Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân miền Nam
2.1 Bối cảnh lịch sử
Giai đoạn 1954-1975 là thời kỳ quan trọng trong lịch sử Việt Nam
Sau Hiệp định Geneva năm 1954, miền Nam Việt Nam bước vào thời kỳ đầy biến động và xung đột Nước ta bị chia cắt thành 2 miền là Nam và Bắc cách nhau bởi vĩ tuyến số l7