1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài thu hoạch cảm nhận sau khi tham quan bảo tàng chứng tích chiến tranh

30 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Chúng ta từ lâu đã được tiếp cận với những tư liệu, những trang sử vàng của dân tộc thông qua lời giảng hay sách vở, thế nhưng, liệu bấy nhiêu đã đủ để chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETINGKHOA THƯƠNG MẠI

BÀI THU HOẠCH

CẢM NHẬN SAU KHI THAM QUAN BẢO TÀNGCHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH

4 Nguyễn Ngọc Hồng Duyên5 Triệu Đỗ Thiên Ngọc

6 Nguyễn Ngọc Yến Vi

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS NGUYỄN THỊ TÚYThành phố Hồ Chí Minh - 2024

Trang 2

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC VÀ MỨC ĐỘHOÀN THÀNH CÔNG VIỆC NHÓM

Phân côngcông việc

Mức độhoànthànhcông việc

Tham quanbảo tàng vàhoàn thànhbài thu hoạch

Tham quanbảo tàng vàhoàn thànhbài thu hoạch

Tham quanbảo tàng vàhoàn thànhbài thu hoạch

Tham quanbảo tàng vàhoàn thànhbài thu hoạch

Tham quanbảo tàng vàhoàn thànhbài thu hoạch

Tham quanbảo tàng vàhoàn thànhbài thu hoạch

100%

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu trường Đại học Tài chính Marketing vì đã tạo điều kiện, cơ hội tốt để chúng em được đến tham quan Bảo tàng chứng tích chiến tranh Đồng thời chúng em cũng xin cảm ơn giảng viên bộ môn là cô Nguyễn Thị Tuý đã giảng dạy tận tâm và phổ cập nhiều kiến thức bổ ích để nhóm có thể lấy đó làm vốn sống và tư liệu cho bài thu hoạch này

Qua quá trình tham quan tại Bảo tàng chứng tích chiến tranh, chúng em được tận mắt chứng kiến những hiện vật, những khung cảnh tái hiện lại diễn biến của các cuộc chiến tranh khốc liệt trong thời kỳ đầy thăng trầm của đất nước Mỗi nơi, mỗi vật trong Bảo tàng chứng tích chiến tranh đều mang trong mình những câu chuyện, những giá trị sâu sắc của lịch sử dân tộc Từ đó, chúng em càng thêm yêu, thêm tự hào về đất nước, về con người Việt Nam và càng thêm quý trọng hoà bình mà ông cha ta đã mang lại

Do còn hạn chế về mặt kiến thức nên bài thu hoạch không thể tránh khỏi những thiếu sót Chính vì vậy chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, nhận xét từthầy để bài thu hoạch được trọn vẹn hơn Lời cuối cùng, một lần nữa chúng em xin cảm ơn thầy vì đã dành thời gian quý giá cho bài thu hoạch của nhóm, chúng em chúc thầy nhiều sức khỏe, niềm vui, thuận lợi trong công việc và cuộc sống.

Trang 4

I.LỜI MỞ ĐẦU

1 Giới thiệu sơ lược về bảo tàng

Chiến tranh đã qua nhưng những đau thương, mất mát mà nó để lại vẫn còn ám ảnh chúngta đến tận ngày nay Cái thời mà nhân dân đói khổ, đất nước rơi vào cảnh lầm than có lẽ sẽ còn mãi trong tâm trí từng người con Việt Nam Chúng ta từ lâu đã được tiếp cận với những tư liệu, những trang sử vàng của dân tộc thông qua lời giảng hay sách vở, thế nhưng, liệu bấy nhiêu đã đủ để chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta?

Với mục đích truyền tải thông điệp về tinh thần chiến đấu, đấu tranh bảo vệ độc lập, tự dodân tộc và sự quý giá của hòa bình, tình hữu nghị giữa các dân tộc, bảo tàng Chứng tích chiến tranh đã ra đời Có thể nói, bảo tàng này là nơi có thể tái hiện lại một cách gần đúngnhất với từng giai đoạn lịch sử Bảo tàng Chứng tích chiến tranh là một trong những bảo tàng quan trọng nhất của Việt Nam, là nơi lưu giữ những hiện vật, tư liệu quý giá về lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc.

Ngày nay, với bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, sinh viên có cơ hội để trải nghiệm, tham quan bảo tàng Chứng tích chiến tranh để hiểu rõ hơn, có cái nhìn trực quan nhất về quá trình dựng nước, giữ nước của dân tộc Bảo tàng Chứng tích chiến tranh toạ lạc tại Số 28 đường Võ Văn Tần, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh Trải qua nhiều giai đoạn, mãi đến ngày 4/7/1995 mới được đối thành tên hiện tại Đến vớibảo tàng, ta sẽ được thấy hơn 20.000 tài liệu, hiện vật và phim ảnh, trong đó hơn 1.500 tàiliệu, hiện vật, phim ảnh đã được đưa vào giới thiệu ở 8 chuyên đề trưng bày thường xuyên:

1 Âm mưu, quá trình thế lực thù địch tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam.2 Chứng tích tội ác và hậu quả chiến tranh xâm lược.

3 Bộ sưu tập ảnh phóng sự "Hồi Niệm".

4 Chế độ lao tù trong chiến tranh xâm lược với hệ thống các nhà tù.

5 Bộ sưu tập ảnh phóng sự của phóng viên Nhật Ishikawa Bunyo và Nakamura Goro"Việt Nam - Chiến tranh và Hòa Bình".

6 Nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam kháng chiến.7 Tranh thiếu nhi "Chiến tranh và hòa bình".

8 Các loại vũ khí , phương tiện chiến tranh xâm lược Việt Nam.

2 Lí do nghiên cứu và báo cáo chuyên đề “Chế độ lao tù trong chiến tranh xâm lượcViệt Nam”

Chế độ lao tù trong chiến tranh xâm lược Việt Nam là một trong những trang sử bi thươngnhưng vô cùng anh dũng của dân tộc ta Nơi đây giam giữ những chiến sĩ cách mạng, những người yêu nước đã bị chính quyền thực dân, phong kiến và đế quốc Mỹ tra tấn dã

Trang 5

man, giam cầm phi pháp, nhưng họ vẫn giữ vững khí tiết cách mạng, kiên cường đấu tranh cho độc lập, tự do của Tổ quốc.

Việc lựa chọn chuyên đề này để làm bài thu hoạch mang ý nghĩa lịch sử và nhân văn sâu sắc Nó giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự tàn bạo của kẻ thù, từ đó thêm trân trọng hòa bình, độc lập, tự do mà cha ông ta đã giành được bằng xương máu Đồng thời, bài thu hoạch cũng góp phần giáo dục thế hệ trẻ về lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc.

Hơn thế nữa, chế độ lao tù còn là minh chứng cho tinh thần bất khuất, kiên cường của dântộc ta trước kẻ thù xâm lược Dù bị giam cầm, tra tấn dã man, nhưng các chiến sĩ cách mạng vẫn một lòng hướng về Tổ quốc, không ngừng đấu tranh, góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc Hiểu rõ về những hy sinh, gian khổ của thế hệ cha ông từ đó sống có trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình và xã hội.

Bên cạnh giá trị lịch sử và nhân văn, chuyên đề này còn có tính giáo dục thiết thực Thôngqua việc tìm hiểu về chế độ lao tù, sinh viên sẽ được rèn luyện lòng yêu nước, lòng căm thù giặc, ý thức trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc, hiểu rõ hơn về giá trị của hòa bình, độc lập, tự do, từ đó thêm trân trọng cuộc sống hiện tại và quyết tâm học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

Trang 6

2.1 Hệ thống nhà tù trong chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 – 1975)

Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, chính quyền Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng Hoà luôn chú trọng xây dựng và trang bị một hệ thốnglao tù dày đặc trên toàn miền Nam với những kiểu giam người khắc nghiệt.

Mạng lưới nhà tù tại Miền Nam Việt Nam (1954 – 1975):

+ Nhà tù cấp quận (76 nhà tù)+ Nhà tù cấp tỉnh (44 nhà tù)+ Nhà tù lớn (5 nhà tù)

Trong đó, các nhà tù khét tiếng là Nhà tù Côn Đảo, Trại giam tù binh Phú Quốc, Nhà lao Tân Hiệp, Nhà tù Thủ Đức, Khám Chí Hoà, Riêng hệ thống nhà tù tại Sài Gòn đã có 8 trại giam, trại thẩm vấn cấp trung ương, 11 trại giam cấp quận, 114 trại giam cấp phường, 140 trạm kiểm soát để bắt người Từ năm 1967 – 1972, chính quyền Mỹ đã viện trợ 3.000.378.200 đô la để xây cất, trang bị cho các nhà tù tại miền Nam Việt Nam Mỗi nhà tù đều có từ một đến năm cố vấn Mỹ và đượctrang bị nhiều dụng cụ, phương tiện để tra tấn, khai thác các tù nhân Từ năm 1954 – 1960 đã có hơn 90.000 người yêu nước ở miền Nam Việt Nam bị giết hại và hơn 800.000 người khác bị bắt, tra tấn trong hơn 1.000 nhà tù lớn nhỏ.

2.2 Tổ chức quản lý

Theo một trong số các văn bản về tổ chức quản lý trong nhà tù được thu thập ở bảo tàng, Trung tâm cải huấn là nhà tù giam các can phạm tư pháp, nhà lao giam các can phạm quân nhân, khám đường giam các can phạm cộng sản, ngục thất giam các can phạm chính trị cư trú cưỡng bách hoặc nơi an trí giam những người bị coi như nguy hiểm cho quốc phòng và an ninh quốc gia, trại giam đối với những người phạm pháp kể cả một số thiếu nhi không tội tình gì, “theo mẹ vào tù vìlý do giản dị không có chỗ nào khác để sống”.

2.2.1 Sơ đồ tổ chức Trung tâm cải huấn Tỉnh

Sơ đồ tổ chức Trung tâm cải huấn Tỉnh thể hiện cấu trúc tổchức và chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban trực thuộc Trung tâm.

+ Đứng đầu là Giám thị trưởng.

+ Dưới Giám thị trưởng là Ban cai huấn, Ban quản trị, Ban an ninh trật tự Trong mỗi ban chịu trách nhiệm với những nhiệm vụ, chức năng cụ thể, được phân công rõ ràng.

2.2.2 Sơ đồ tổ chức Trung tâm cải huấn Sài Gòn

Sơ đồ tổ chức Trung tâm cải huấn Sài Gòn thể hiện cấutrúc tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban trực thuộc Trung tâm.

+ Đứng đầu là Quản đốc Trung tâm

Trang 7

+ Giúp việc cho Quản đốc Trung tâm trong việc điều hành Trung tâm là Phó Quản đốc.+ Dưới Quản đốc Trung tâm là các phòng nghiệp vụ như phòng hành chính, phòng kế toán, phòng cai huấn, Trong mỗi phòng nghiệp vụ có mỗi ban với những nhiệm vụ, chức năng cụ thể, được phân công rõ ràng.

2 Chế độ lao tù phi nhân đạo với các nhà tù nổi bật

2.1 Nhà tù Phú Quốc

2.1.1 Tổng quan về nhà tù Phú Quốc

Nhà tù Phú Quốc – trại giam lớn nhất toàn miềnNam, là minh chứng cho sự tàn bạo của chế độ Mỹ -Ngụy trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, chỉ trong thờigian chưa đầy 6 năm giam giữ trên 30.000 lượt tù nhânlà các chiến sĩ yêu nước và cả dân thường Không hềnói quá khi đây được mệnh danh là “địa ngục trầngian”

Trại giam có diện tích 400 hecta, chia làm 12 khu, mỗikhu có 4 phân khu (lần lượt gọi là A, B, C, D), mỗiphân khu có 9 phòng giam làm bằng tôn thiếc Mỗiphòng chỉ giam được 50 - 60 người, nhưng cai ngục đãnhốt từ 100 - 150 người, có đợt tàn ác hơn lên tới 180người/phòng Tường, mái và cửa của trại giam đượclàm bằng tôn thiếc, nền nhà được tráng xi măng để ngăncác tù binh đào hầm để vượt ngục Bao quanh mỗi khugiam là hệ thống nhiều lớp hàng rào kẽm gai với cácvọng gác, quân cảnh canh gác suốt ngày đêm và hệthống đèn pha cực mạnh.

2.1.2 Tổ chức hoạt động của nhà tù Phú Quốc

Điều khiển và cai quản Nhà tù Phú Quốc là mộtbộ chỉ huy Ngụy quân đặt dưới sự giám sát của Ban cốvấn Mỹ do một tên trung tá phụ trách Hệ thống cố vấnMỹ được tổ chức từ Bộ Chỉ huy Nhà tù đến từng khugiam nhằm kiểm soát và canh giữ tù binh chặt chẽ Dưới Bộ chỉ huy có các ban chuyên môn, các tiểu đoànquân cảnh,… Lực lượng canh giữ trại giam gồm có bốntiểu đoàn quân cảnh, mỗi tiểu đoàn có khoảng 400- 500quân cảnh phụ trách ba khu giam Ngoài nhiệm vụ canhgác không cho tù binh vượt ngục, lực lượng quân cảnhcòn nhiệm vụ dẫn tù binh đi làm tạp dịch bên ngoài vàtham gia đàn áp phong trào đấu tranh của tù binh.

Hình SEQ Hình \* ARABIC 1: Toàn cảnh trạigiam tù binh Phú Quốc (Ảnh chụp tại Bảo tàng

chứng tích chiến tranh)

Hình SEQ Hình \* ARABIC 2 : Hệ thống tổ chức cố vấn Mỹ ở nhà tù Phú Quốc (Ảnh chụptại Bảo tàng chứng tích chiến tranh)

Trang 8

2.1.3 Chế độ lao tù phi nhân đạo

Khi vừa ra tới nơi đây, các tù nhân đã bịnhững trận đòn phủ đầu của những kẻ caingục, nhằm dập tắt những ý chí của tù nhân vàđồng thời răn đe tù nhân đừng hòng có ý nghĩsẽ sống an phận nếu không khai báo chochúng, thật quá dã man.

Điều kiện sống khắc nghiệt.

Không phải ngẫu nhiên Pháp, Mỹ xâm lược đều lấy đảo Phú Quốc làm nhà tù giam giữnhững chiến sĩ cách mạng chỉ mắc mỗi một “tội” là đấu tranh cho độc lập, tự do, thốngnhất Tổ quốc Bởi nơi đây là vùng đảo hoang vu, giữa biển khơi cách xa đất liền, xa dâncư, chúng mặc sức dùng mọi thủ đoạn tra tấn áp bức tù binh mà không sợ bị dư luận lênán, cách ly tù binh với cuộc chiến tranh nhân dân đang sục sôi trong đất liền, hạn chế cáccuộc đấu tranh vượt ngục, tránh những cuộc tấn công giải thoát tù binh Âm mưu củachúng đã đạt được, cùng với nhà tù Côn Đảo, nhà tù Phú Quốc đã trở thành địa ngục trầngian, nơi ghi dấu tội ác, những đòn thù trút xuống những người cộng sản kiên trung Bởi thiếu thốn nước ngọt, thuốc men cùng với cơ sở từ các phòng giam hết sức chật chội,ẩm thấp, thiếu ánh sáng, không đảm bảo vệ sinh, muốn cho các tù nhân không thể sống

yên thân vì bị tra tấn về thể chất lẫn tinh thần Về chế độ ăn uống của các tù nhân cực kì

thiếu thốn, chỉ có cơm gạo mốc, cơm nhạt, muối dùng để sát lên vết thương, nhiều cựu tùđã nói rằng “không hề biết vị của muối mặn hay ngọt” sau khi được thả ra.

Chuồng cọp – sáng chế dã man của Mỹ - Ngụy

Hình SEQ Hình \* ARABIC 3: Những trận đòn phù đầu của cai ngục khi tù binh vừa ra đảo (Ảnh chụp từ Bảo tàng

Hình SEQ Hình \* ARABIC 4: Chuồng cọp kẽm gai phục chế tại Bảo tàng

Trang 9

Các tù nhân bị lột quần áo và tống giam vào đây bị bỏ đói nhiều ngày liền, nếu được ănchỉ ăn một ít cơm với muối hoặc không có muối phải ăn cơm nhạt, mỗi ngày chỉ có 1-2lon nước để uống, đi vệ sinh tại chỗ Chuồng cọp là nỗi ám ảnh của tù nhân lúc bấy giờ vàkể cả sau này mỗi khi nhắc lại ai cũng không khỏi rùng mình và xót xa.

Nhìn thì thấy đơn giản nhưng hãy thử nghĩ chỉ với diện tích vỏn vẹn 1,8m chiều dài0,75m chiều rộng nhốt từ 2-3 người, các tù nhân phải nằm nghiêng san sát vào nhau như“cá hộp”, không thể nhúc nhích

Những tưởng rằng những cái lồng sắt kỳ lạ đó để nuôigà, nuôi con vật, không ai lại nghĩ chúng dùng để nhốtcon người, các tù nhân không thể ngồi thẳng, hay duỗichân, phải co ro tránh để kẽm gai đâm vào người lủngda lủng thịt Những tên giám thị còn nghĩ tới nhữngbiện pháp tra tấn tàn bạo khác để hành hạ thân xác tùnhân bằng cách dội nước lạnh vào đêm Đông, đổ nướcmuối và hơ lửa gần chuồng cọp những ngày hè nắng oiả - chúng gọi là ướp muối cho mau lên cân Dần dầncác tù nhân đều bị nổi mọng nước, da non mới mọc lênlại bị thiêu cháy, lột rát nhiều lận Nhiều người đã phảibỏ mạng tại nơi đây vì không thể chịu đựng với cái đói,

cái khát, cái nóng, cái lạnh

Khu biệt giam

Cai ngục tạo khu biệt giam bằng dây kẽm gai quấnnhiều lớp, xung quanh che bằng vỉ sắt, nền cũngbằng vỉ sắt Với diện tích 27m2 giam 180 tù binh.Không đủ chỗ tù binh phải luân phiên thay nhaunằm, ngồi hoặc đứng Thiếu vệ sinh, không thuốcmen, nhiều người bị ghẻ lở, mắc đủ loại bệnh kể cábại liệt

Các hình thức tra tấn dã man, phi nhân đạo mà tù

Ở trại giam Phú Quốc, việc đánh đập dã man đủ kiểu các tù nhân khiến họ chết chócthương tật nhưng đối với chúng mãi là không đủ, chúng đã sáng tạo ra những hình thứctra tấn còn ác hơn thời Trung cổ để đày đọa các tù binh chiến sĩ cách mạng Chúng đã ápdụng khoảng 45 hình thức tra tấn đối với tù binh như: đóng đinh, roi cá đuối, dùng ván éplồng ngực, gõ thùng, rút móng chân, móng tay, đục lấy xương bánh chè, chiếu đèn điệncực mạnh cho nổ mù mắt, đổ nước xà bông sôi vào miệng,… Da tôi đã nổi gai ốc, tim đậpthình thịch khi những hình ảnh đòn roi, xiết cổ, đóng đinh, chôn sống, hiện ra trước mắt.

Hình SEQ Hình \* ARABIC 5: Chuồng cọp kẽm gai phục dựng tại Nhà tù Phú Quốc (Ảnh:Thanhtravietnam)

Hình SEQ Hình \* ARABIC 6:Trại biệt giam(Ảnh chụp tại Bảo tàng)

Trang 10

Nỗi căm phẫn dâng trào trong tôi, len lỏi vào từng ngóc ngách tâm hồn khi nghe nhữngâm thanh gào thét của tù nhân qua âm thanh mô phỏng tại bảo tàng.

Hình SEQ Hình \* ARABIC 7: Tù nhân bị tống vào thùngphi chứa nước

Hình SEQ Hình \* ARABIC 8: Cai ngục dùng cây gỗ để đục răng tù nhân (Ảnh: Báo quân đội nhân dân điện tử)

Hình SEQ Hình \* ARABIC 9: Tù binh bị đục hếthàm răng trên vì không chịu khai báo (trích từ bảo

tàng)

Trang 11

Chúng thật tàn ác khi đóng những cái đinh dài hơn10cm vào những chỗ như khớp gối, mắt cá chân,thậm chí đóng đinh vào cả đầu của tù nhân.

Những tù binh bị rút hết móng tay, chân một cáchtàn bạo:

Dùng ván gỗ và đinh ốc, ép siết đến vỡ lồng ngực nạn nhân;

Ý chí kiên cường bất khuất của tù nhân.

Mặc dù phải chịu đựng những điều kiện sống vô cùng khắc nghiệt, các tù nhân tại nhà tùPhú Quốc vẫn luôn giữ vững tinh thần kiên cường, bất khuất Họ đã:

● Thành lập các tổ chức: Bí mật hoạt động, giáo dục lý tưởng cách mạng, tổ chức

đấu tranh chính trị, sinh hoạt văn nghệ,…

Ông bị bắt năm 1968 bị đưa ra Phú Quốc giam tại phân khuD4, được nhận nhiệm nhiệm vụ dạy học cho anh em tù binh,bị Trung úy Khánh dùng roi cá đuối đánh đứt dây chăng đầugối, bị phơi nắng,… năm 1973 được giao trả.

Có thể thấy dù phải chịu những hành hạ tàn bạo, các tù nhânvẫn luôn giữ tinh thần cao cả, dù biết sẽ phải chịu hình phạtvà trả giá bằng thương tật, hi sinh sau khi tổ chức nhữngbuổi sinh hoạt như thế cho anh em nhưng họ vẫn chấp nhận,vẫn mong muốn anh em sẽ lạc quan hơn, giữ vững ý chí tinhthần, không được bỏ cuộc, vì chỉ cần chúng ta cố gắng sẽvượt qua tất cả trở về gần với Đảng, với nhân dân.

Hình SEQ Hình \* ARABIC 11: Lính Mĩ đóng đinh lêncơ thể tù nhân

Hình SEQ Hình \* ARABIC 10: Xương

sọ của tù nhân bị đinh xuyên quaHình SEQ Hình \* ARABIC 12: Ảnh chụp tại máy tỉnh bảng tại Bảo tàng

Trang 12

Nhờ những buổi sinh hoạt như thế đã giúp các tù nhân đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, gópphần giữ vững khí tiết, niềm tin vào thắng lợi cách mạng, tạođiều kiện thuận lợi cho lực lượng bí mật đào hầm vượt ngục,đánh bại âm mưu của địch Đây là một trong những nhân tốquyết định thắng lợi của các cuộc đấu tranh trong trại giam.

Hình SEQ Hình \* ARABIC 13: Tùbinh Nguyễn Ngọc Giao (Quảng Ngãi)

(Ảnh được chụp tại Bảo tàng)

Hình SEQ Hình \* ARABIC 14: Tái hiện tù nhân vượt ngục qua hầm đã đào trong âm thầm trước đó (Ảnh: Thanhtravietnam)

Trang 13

Ngày trở về

Các chiến sĩ đã chờ đợi được tới ngày này, ngàyHiệp định Paris 1973 được ký kết, không phụ lòngmong đợi của nhân dân Ngày được trao trả tự do,không một ai lành lặn trở về nhưng cuối cùng họ đãhoàn thành nhiệm vụ, kiên cường chống trả, camchịu những ngày tháng ấy không hề hé răng mộtlời, một lòng một dạ hướng về Đảng, về cáchmạng, khép lại một trang sử hào hùng đầy đauthương của dân tộc

Hình SEQ Hình \* ARABIC 15: Những tù binh ngàyđược trả về

Trang 14

1.1 NHÀ TÙ CÔN ĐẢO

1.1.1 Tổng quan về nhà tù Côn Đảo

Nhà Tù CônĐảo thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Do quân đội Pháp xây dựng dần từ năm 1862-1945 Trong đó có 2 dãy chuồng cọp kiểu Pháp (hay còn biết đến với cái tên Trại Phú Tường) có tổng diện tích 5475 m2, gồm 120 phòng giam có chấn song sắt phía trên để cai ngục có thể theo dõi tù nhân Và 60 Phòng phơi nắng (hay còn gọi là chuồng cọp lộ thiên) gồm 4 dãy, mỗi dãy 15 phòng nằm trong khu vực Chuồng cọp Côn Đảo, được xây 1 cách bí mật để che mắt dư luận nhằm đày ải, tra tấn tù nhân với những nhục hình tàn bạo Đến tháng 3/1955 chính quyền Sài Gòn cũ tiếp quản nhà tù Côn Đảo Cố vấn Mỹ trực tiếp chỉ đạo, giám sát các hoạt động của nhà tù Từ năm 1962 - 1971, quân đội Mỹ đãxây thêm 4 trại giam Ngoài ra, nhiều trại giam phụ được xây dựng tại cơ sở chuyên môn, nơi bóc lột lao động khổ sai tù nhân Sau khi Chuồng cọp Pháp bị phát hiện năm 1970, chính quyền Sài Gòn đã phá bỏ và cho xây dựng Chuồng Cọp kiểu Mỹ mang tính quy mô và khắc nghiệt hơn Chuồng cọp kiểu Mỹ ( tên gọi khác Trại 7 hay Trại Phú Bình) có diện tích 25.768 m2 với 384 phòng biệt giam chia làm 4 khu.

⇨ Côn đảo là nơi đày ải khắc nghiệt bậc nhất, tập trung giam giữ những tù án đày biệt xứ từ các nhà lao khác, những người đứng đầu các phong trào, các đảng phái chính trị, những đồng chí lãnh đạo cách mạng, Số lượng tù nhân lên cao nhất trong giai đoạn 1967 - 1972, thường xuyên giam giữ từ 8000-10000 người Ước tính đã có khoảng 2 vạn tù nhân bị giết hại ở Côn Đảo Có thể nói Cônđảo là “địa ngục trần gian”, nơi mỗi viên đá là một mạng người.

1.1.2 Chế độ lao tù

-Đời sống của tù nhân luôn trong tình trạng thiếu thốn, cực khổ Người tù phải ăn cơm trộn lẫn với cátsạn, vỏ trấu cùng với cá khô mục đắng Quần áo không đủ mặc, những người bị phạt giam ở xà lim thìtrần truồng bất kể mùa nóng hay lạnh Mỗi tuần tù nhân chỉ được tắm 2 lần, mỗi lần không quá 10 phút, nếu chậm trễ là bị đòn roi Phòng giam thì chật chội, không đủ nằm, thiếu ánh sáng và dơ bẩn Ốm đau không có thuốc chữa trị Bên cạnh đó, cai ngục và cảnh sát dã chiến còn sử dụng lựu đạn cay và các phương tiện chống bạo động để đàn áp tù nhân.

-Cai ngục Côn Đảo ra sức cưỡng bức lao động khổ sai của tù nhân ở Chuồng Bò, Lò Vôi, Cầu Tàu 914, Cầu Ma Thiên Lãnh Sở Đá, Sở Củi, Sở Ruộng, Sở Tiêu, Sở Lưới, Bến Đầm và nhiều nơi khác để

Toàn cảnh nhà tù Côn Đảo-Trích từ Bảo tàng chứng tích Chiến tranh

Trang 15

phục vụ bộ máy trị tù, lấytù nuôi tù, xây dựng trại giam, làm đường sá, sân bay vàcác công trình quân sự.

-Bắt tù nhân lao động khổsai tại hầm xây lúa: rộng mỗi bề khoảng 10m, có 5,6 cáicối lớn rất nặng, làm bằng vỏ thùng tôn nô cũ, phải 6-7 tùnhân mới quay nổi Suốt ngày bụi bặm, trấu bay lên, nếntrong hầm lúc nào cũng lờ mờ, chỉ cần vào đó 15-20 phútlà thấy ngột ngạt khó chịu.- Ngoài ra còn có hình thứctra tấn “Đòn sám hối” - tù nhânbị cai ngục bắt phải quỳ gốinhiều giờ

Tù nhân lao động khổ sai tại xưởng gỗ Trích từ Bảo tàng chứng tích chiến tranh

-Tù nhân khổ sai đẩy đá bằng hệ thốngxe goong - Trích từ Bảo tàng chứng tích

chiến tranh

Ngày đăng: 22/06/2024, 12:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w