đề bài anh chị hãy nêu cảm nhận của mình sau chuyến tham quan bảo tàng

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
đề bài anh chị hãy nêu cảm nhận của mình sau chuyến tham quan bảo tàng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngày nay, bếnNhà Rồng hay còn được biết đến với cái tên là Bảo tàng Hồ Chí Minh đã trở thành nơimà các thế hệ cháu con đất Việt tìm về để hiểu và trân trọng hơn những giá trị của lòngyêu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI THU HOẠCHMÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Đề bài: Anh/Chị hãy nêu cảm nhận của mình sau chuyến tham quan Bảo tàng.

Thực hiện: Nhóm 7

Giảng viên: ThS Nguyễn Thị Thảo Nguyên

Địa chỉ Bảo tàng Hồ Chí Minh (hay Bến Nhà Rồng): tọa lạc tại số 01 Nguyễn Tất

Thành, phường 12, quận 04, thành phố Hồ Chí Minh

Thời gian tham quan: Vào tuần thứ 5 (Buổi học thứ 5)

Trang 2

4 Nguyễn Thanh Thủy 31211022324HR002 100% Cảm nhận

5 Nguyễn Tố Thy 31211025578 IV002 100% Vị trí bảo tàng

6 Trần Thụy Bảo Thy 31211025147 HR002 100% Cấu trúc bảo tàng

7 Phan Trung Tín 31211026292 IN002 100% Lịch sử về bảo tàng HCM

8 Quách Trọng Tín 31211026269 AD001 100% Tổng hợp và lời kết

9 Mai Bảo Trâm 31211022961 RM001 100% Làm bìa, thành viên nhóm, lời mở đầu

10 Ngô Thị Ngọc Trâm 31211025619 IV002 100% Kiến trúc bảo tàng

Trang 3

Lời mở đầu

Kể từ thời khắc lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh rời Bến Nhà Rồng, trên sông Sài Gòn,Thành phố Hồ Chí Minh, ra đi tìm đường cứu nước đã hơn 100 năm Ngày nay, bếnNhà Rồng hay còn được biết đến với cái tên là Bảo tàng Hồ Chí Minh đã trở thành nơimà các thế hệ cháu con đất Việt tìm về để hiểu và trân trọng hơn những giá trị của lòngyêu nước và tinh thần đấu tranh Cách mạng kiên cường của Chủ tịch Hồ Chí Minh.Đây cũng chính là nơi trưng bày những tư liệu về hình ảnh và những thước phim nóiđến cuộc đời của vị lãnh tụ dân tộc và cả về lịch sử huy hoàn của dân tộc ta Lớp trẻchúng em chưa một lần có cơ hội được gặp Bác và khó mà cảm nhận hết tình cảm màBác đã dành cho dân tộc Việt Nam Vì vậy chuyến đi tham quan Bảo Tàng Hồ ChíMinh là một cơ hội quý giá để chúng em có thể được một lần sống trong những giaiđoạn huy hoàn của lịch sử dân tộc và để hiểu hơn về vị Chủ Tịch – người cha già kínhyêu của dân tộc Việt Nam Và sau chuyến tham quan thực tế tại di tích lịch sử bến NhàRồng, chúng em đã rút ra cho mình những điều đặc biệt, thú vị về kiến thức và tăngthêm phần hiểu biết về địa danh này cũng như về lịch sử dân tộc ta và đặc biệt là vềBác kính yêu Đối với cuộc sống bộn bề hiện nay thì việc gác lại công việc hành chính,việc học tại trường hay những phút giải trí ít ỏi để đi tìm hiểu lịch sử là khá khó đốivới chúng em Vì vậy rất cảm ơn Học viện và thầy cô đã sắp xếp tiết học ngoại khóabổ ích này cho sinh viên chúng em.

Trang 4

I Những nét chính về Bảo tàng Hồ Chí Minh và Bến Nhà Rồng

Bến cảng Nhà Rồng hay ngày nay có tên gọi chính thức là Bảo tàng Hồ Chí Minh –chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh Và tại nơi này ngày 5/6/1911 người thanh niên yêunước Nguyễn Tất Thành đã lên con tàu Amiral Latouche Tréville, khởi đầu một cuộchành trình tìm đường cứu nước kéo dài suốt 30 năm để mang về ánh sáng tự do chodân tộc Và bảo tàng Hồ Chí Minh, đứng đây như một minh chứng lịch sử cho mộtcuộc đời tận tâm, tận tụy vì độc lập dân tộc của Người.

1 Vị trí

Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh nằm trên khu vực gần cầuKhánh Hội Cụ thể, Bến Nhà Rồng thuộc địa chỉ số 01 đường Nguyễn Tất Thành,Phường 12, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh, với toạ độ địa lý 10 46 06 B106 42 24 Đ Nơi đây có vị trí địa lý vô cùng thuận lợi, nằm ngay trên cửa ngõ thươngcảng sầm uất nhất nước ta, trước mặt là dòng sông Bạch Đằng lộng gió Chính bảotàng đã góp phần tô điểm sự lung linh, lộng lẫy khi thành phố lên đèn

Ngày nay, địa danh này được biết đến nhiều do tại đây có cụm di tích kiến trúc đánhdấu sự kiện ngày 5 tháng 6 năm 1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành (sau nàyđược biết với tên gọi Hồ Chí Minh) đã xuống con tàu Amiral Latouche Tréville ra đitìm đường cứu nước, mở đầu cho hành trình cách mạng của Bác Từ năm 1975 cụm ditích kiến trúc vủa thương cảng Nhà Rồng được Nhà nước Việt Nam xây dựng lại thànhKhu lưu niệm Hồ Chí Minh, chọn ngày 5 tháng 6 hằng năm là ngày Bác Hồ ra đi tìmđường cứu nước Ngày nay Bến Cảng Nhà Rồng đã trở thành một trong những chinhánh trong hệ thống các bảo tàng về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cả nước Đồng thời,Uỷ ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh chỉ đạo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đưa BếnNhà Rồng vào danh sách danh sách danh thắng biểu trưng của thành phố.

Too long to read onyour phone? Save

to read later onyour computer

Save to a Studylist

Trang 6

Năm 1893, tòa nhà hãng Messageries maritimes được lắp đèn điện, dùng bóng đèn 16nến, sáng leo lét, kém xa mấy ngọn đèn lồng thắp dầu lửa mà tòa đô chính cho thắpthử ở đường Catina (nay là đường Đồng Khởi) Gần cuối năm 1899, hãng được phépxây cất bến cho tàu cập vào Bến lót ván dày, đặt trên trụ sắt dọc theo mé sông 42 mét(phía tàu cập vào) Bến này cách bến kia 18 mét Bề ngang của mỗi bến vào phía trongbờ là 8 mét Từ bờ ra bến có cầu rộng 10 mét Ban đầu xây hai bến rồi xây thêm bếnthứ ba.

Năm 1919, hãng được phép xây bến bằng xi măng cốt sắt, nhưng không thực hiệnđược, phải đến tháng 3 năm 1930 mới hoàn thành bến mới, chỉ một bến nhưng dài tới430 mét Sau năm 1955, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã cho tu bổ lại mái ngôinhà và thay thế hai con rồng cũ bằng hai con rồng khác với tư thế quay đầu ra Năm1965, tòa nhà được quân đội Mỹ sử dụng làm trụ sở của Cơ quan Tiếp nhận viện trợquân sự Mỹ.

Sau năm 1975, tòa nhà - biểu tượng của cảng Sài Gòn - thuộc quyền quản lý của Cụcđường biển Việt Nam Để tưởng nhớ công ơn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và phục vụnhu cầu tham quan của khách du lịch trong nước và quốc tế, năm 1979, bến Nhà Rồngđược chọn làm địa điểm trưng bày những hiện vật về cuộc đời hoạt động cách mạngcủa Người – tức là bảo tàng Hồ Chí Minh ngày nay.

3 Kiến trúc của bảo tàng

Trang 7

Về mặt kiến trúc, Bến Nhà Rồng mang nhiều nét độc đáo và đặc sắc Đây được xem làmột di sản về mặt kiến trúc bởi Bến Nhà Rồng đã từng là thương cảng phát triển cótiếng ở khu vực Đông Dương

Được xây dựng từ năm 1862, ngôi nhà này đã xuất hiện trên mảnh đất Sài Gòn 160,được giữ lại nguyên vẹn hình dáng kiến trúc kể từ lúc xây dựng cho đến hiện đại, cănnhà mang đậm kiến trúc phương Tây, đậm kiến trúc của người Pháp Tòa nhà có máingói gạch đỏ, những hành lang dài với các cột trụ hình tròn, những mái vòm cong vàrất nhiều cửa sổ Tòa nhà có 2 tầng, nhìn rất bề thế và hoành tráng vào thời kỳ bấy giờđiều đặc biệt là sau khi hoàn thành ngôi nhà này, trên mái nhà người Pháp trang trítheo lối kiến trúc Á Đông của chúng ta đó là bốn phụng công ở bốn góc được chạm trổhết sức tinh xảo Đặc biệt là biểu tượng hai con rồng bằng gốm châu đầu vào mặt trăngtheo mô típ "Lưỡng long chầu nguyệt" (Rồng châu mặt nguyệt là biểu tượng của âmdương hòa hợp trong vũ trụ, là biểu tượng văn hóa và hóa thân của sức mạnh và nhữngđiều tốt lành trong cuộc sống); “Lưỡng long tranh châu” (thể hiện sức mạnh và quyềnlực, đại diện cho bậc chí tôn vương quyền) Đôi rồng này được làm bằng đất nung vàtráng men xanh - một kiểu trang trí quen thuộc của đình chùa Việt Nam, một trongnhững nét kiến trúc mang đậm chất Á Đông của chúng ta Chính vì đôi rồng rất nổi bậtnày mà công trình của công ty Messageries Maritimes được người dân trong vùng gọilà Bến Nhà Rồng, từ đó thành tên phổ biến cho tới ngày nay.

Đến năm 1865, người Pháp xây dựng ở đây cột cờ Thủ Ngữ - nghĩa là cột cờ treo cờhiệu để thông báo cho tàu thuyền biết đã được vào bến hay phải đợi tiếp Năm 1870,Công ty Vận tải Hoàng đế (Hotel des Messageries Impériales) đổi thành công ty Vậntải Hàng hải (Messageries Maritimes) nhưng nhiệm vụ và phạm vi hoạt động khôngthay đổi Công ty đã thay thế mặt trăng trên nóc nhà bằng biểu tượng của công ty, đólà: vương miện, mỏ neo và đầu ngựa thuộc hãng vận tải 5 sao, đây là hãng vận tải màbác của chúng ta đã xin làm thuê khi ra đi tìm đường cứu nước.

Sau năm 1955, chính quyền Việt Nam cộng hòa đã cho tu bổ lại mái ngôi nhà và thaythế hai con rồng cũ bằng hai con rồng khác với tư thế quay đầu ra Từ đó, kiến trúcNhà Rồng hầu như còn nguyên vẹn cho đến ngày nay.

Bến Nhà Rồng hiện nay không còn là bến cảng nữa mà đã trở thành di tích cấp Thànhphố, đồng thời là khu lưu niệm về chủ tịch Hồ Chí Minh Dù chức năng đã thay đổinhưng hầu hết các kiến trúc của Bến Nhà Rồng vẫn còn giữ nguyên vẹn.

Trang 8

4 Cấu trúc bảo tàng

Bến Nhà Rồng hay bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh hiệnnay có cấu trúc bao gồm 1 tầng trệt, 2 tầng lầu và 9 phòng trưng bày với diện tích gần1500m2, lưu giữ khoảng 10.927 tài liệu và hiện vật liên quan đến Hồ Chủ tịch Trongsố 9 phòng trưng bày ở bảo tàng, có 06 phòng trưng bày những chuyên đề cố định baogồm những tư liệu, hiện vật, hình ảnh liên quan tới tiểu sử, sự nghiệp hoạt động cáchmạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh để du khách tham quan dễ dàng tìm hiểu Cụ thể, chủđề của các phòng trưng bày như sau:

Phòng chủ đề 1: Trưng bày các tư liệu, hiện vật và hình ảnh về “Thời thơ ấu và thanhniên của Chủ tịch Hồ Chí Minh Bước đầu hoạt động yêu nước và cách mạng Chủ tịchHồ Chí Minh tiếp nhận chủ nghĩa Mac – Lênin và khẳng định con đường cách mạngViệt Nam (1890-1920)”.

Trang 9

Phòng chủ đề 2: Trưng bày các tư liệu, hình ảnh và hiện vật về “Chủ tịch Hồ Chí Minhbảo vệ và vận dụng sáng tạo đường lối của V.I Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa.Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam (1920-1930)”.

Trang 10

Phòng chủ đề 3: Là nơi trưng bày các tư liệu, hình ảnh và hiện vật liên quan đến chủđề “Chủ tịch Hồ Chí Minh - người tổ chức và lãnh đạo cách mạng tháng 8 thắng lợi vàsáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đấu tranh giữ vững chính quyền cáchmạng và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1930-1954)”.

Trang 11

Phòng chủ đề 4: Là nơi trưng bày các tư liệu, hình ảnh và hiện vật liên quan đến chủđề “Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc và đấutranh chống Mỹ xâm lược, giải phóng miền nam thống nhất Tổ quốc (1954-1969)”.

Trang 12

Phòng chủ đề 5: Là nơi trưng bày các tư liệu, hình ảnh với chủ đề “Nhân dân Việt Namthực hiện theo di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh hoàn thành sự nghiệp giải phóngmiền nam thống nhất hoàn toàn Tổ Quốc, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình,thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cáchmạng của nhân dân thế giới” (1969 đến nay).

Trang 13

Phòng chủ đề 6: Là nơi trưng bày các hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh với chủ đề“Tình cảm Chủ tịch Hồ Chí Minh với miền Nam và tình cảm của người dân miền Namđối với Chủ tịch Hồ Chí Minh”.

Bên cạnh 6 phòng trưng bày theo chủ đề, 3 phòng còn lại là nơi về những chuyên đềthời sự, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tuyên truyền chính trị trong từng khoảng thời giannhất định.

II Xuất thân của chủ tịch Hồ Chí Minh

Bến Nhà Rồng – giờ đây là Bảo tàng Hồ Chí Minh nổi tiếng vì đây chính là nơi lưu lạidấu chân Người, là điểm khởi đầu cho hành trình bôn ba 30 năm ở nước ngoài để tìm

Trang 14

đường giải phóng dân tộc của Bác Vậy thì tại sao Bác Hồ lại có ý chí, có khát khao tolớn để có thể theo đuổi những vùng đất xa lạ trên hành trình đầy khó khăn này? Để tìmhiểu điều này chúng ta cần đi ngược về giai đoạn tuổi thơ của Người.

Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là NguyễnSinh Cung) sinh ngày 19/5/1890 trong một giađình nhà nho yêu nước, tại làng Hoàng Trù, xãChung Cự, tổng Lâm Thịnh, nay thuộc xã KimLiên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An Bác sinhra trong một gia đình nghèo có truyền thốngnho học nguồn gốc nông dân rất coi trọng đạođức truyền thống, học vấn và phương pháp giáodục con cái Thân phụ là cụ Phó bảng NguyễnSinh Sắc, thân mẫu là Hoàng Thị Loan – mộtngười phụ nữ nông thôn chịu thương chịu khó,tần tảo làm ruộng dệt vải nuôi chồng ăn học vànuôi các con khôn lớn Cụ Phó bảng NguyễnSinh Sắc, tấm gương ý chí kiên cường, vượtqua gian khổ, khó khăn Người cha luôn chú ýgiáo dục lý tưởng, đạo đức, kiến thức và bồi đắp ý chí cho con Chắc chắn rằng nhâncách này ảnh hưởng rất sâu sắc đến suy nghĩ, đường đi, tư tưởng của cậu Nguyễn TấtThành sau này

Bên cạnh gia đình thì truyền thống quê hương, và các sỹ phu yêu nước cũng có ảnhhưởng rất lớn tới thời thơ ấu của người Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên ở một vùngquê giàu truyền thống văn hiến và cách mạng Vùng quê ấy, trong suốt chiều dài lịchsử dựng nước và giữ nước, thường xuyên đương đầu với muôn vàn thử thách, tàn phádo giặc giã, thiên tai, trong khổ đau vẫn gan góc, trong mất mát vẫn kiên cường, trongđói nghèo vẫn “đói sạch, rách thơm”; là “đất phên dậu”, “đất Cối Kê”, “thành đồng aonóng của nước” Từ lúc sinh ra đến 5 tuổi, Nguyễn Sinh Cung sống trong sự chăm sócđầy tình thương yêu của gia đình, đặc biệt là ông bà ngoại Năm 1895, Nguyễn SinhCung theo gia đình vào sống ở Huế Bên cạnh đó khi Nguyễn Tất Thành về làng Sensinh sống, được lắng nghe những cuộc đàm đạo văn chương, thế sự của thân phụ Bácvới các vị túc nho như Phan Bội Châu, Vương Thúc Quý, Đặng Thái Thân đã nhen lêntrong tâm khảm Bác và người chị, người anh lòng yêu nước nồng nàn, chí căm thù lũgiặc sâu sắc Như vậy, cái nôi quê hương giàu truyền thống bất khuất với những bảnsắc riêng của xứ Nghệ đã tạo cho Nguyễn Tất Thành có lòng yêu nước thương dân, chí

Trang 15

căm thù giặc, kích thích cao độ ý chí của Tất Thành, giúp cậu có thêm nhận thức mới,tình cảm mới, nghị lực mới, tầm nhìn mới.

Sinh ra khi hoàn cảnh đất nước trận đầy khó khăn, được nuôi dưỡng và giáo dục bởigia đình và xã hội đã thắp lên ngọn lửa yêu nước trong lòng cậu thanh niên NguyễnTất Thành Khi các phong trào giải phóng dân tộc thất bại và bế tắc trong đường lối,tuy Người ngưỡng mộ nhưng Bác không theo các hướng đi của các phong trào của cácsỹ phu yêu nước đi trước đề ra như phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, phongtrào duy tân của Phan Chu Trinh, hay khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám; màBác chọn hướng đi sang phương Tây – một nước đi hoàn toàn táo bạo để đi tìm conđường giải phóng dân tộc.

I Cuộc đời và sự nghiệp

Và mang theo khát khao cháy bỏng ấy, Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thànhđã ra một quyết định mang tính lịch sử:

5/6/1911, ngày đánh một dấu mốc quan trọng không phải chỉ trong cuộc đời của BácHồ mà là với toàn dân tộc Việt Nam Bác Hồ lúc đó là người thanh niên yêu nướcNguyễn Tất Thành đã lấy tên Văn Ba rời Sài Gòn nay là Thành phố Hồ Chí Minh ra đitìm đường cứu nước tại Bến cảng Nhà Rồng trên con tàu Amiral La Touche DeTréville từ cảng Sài Gòn, tự giới thiệu là Văn Ba xin làm phụ bếp, Nguyễn Tất Thànhđã rời Tổ quốc, bắt đầu cuộc hành trình 30 năm tìm con đường giải phóng dân tộc, giảiphóng đất nước Vào thời điểm đó, không ai biết rằng vận mệnh của dân tộc Việt Namđã gắn liền với quyết định ra đi của một con người mà lịch sử đã chứng tỏ là sáng suốtphi thường Người ra đi với một hoài bão lớn đó chính là “tự do cho đồng bào tôi, độclập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôihiểu” Cuộc hành trình qua 3 đại dương, 4 châu lục, hơn 30 quốc gia, đến hàng trămthành phố lớn nhỏ đã đưa Bác đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm ra con đường cứunước cho dân tộc Việt Nam - con đường Cách mạng vô sản.

Trang 16

Trong vòng gần 10 năm từ 1911 đến 1920 Người đã tận dụng nhiều cơ hội để được đinhiều quốc gia trên thế giới, bàn chân Người đã in khắp trên các châu lục Âu, Á, Phi,Mỹ Và đã dừng chân khá lâu ở các quốc gia Mỹ, Anh, Pháp Bác hòa mình vào cuộcsống của người dân lao động như: phụ bếp, cào tuyết, đốt lò, chụp ảnh,…Về sự vất vảnày của Người nhà thơ Chế Lan Viên đã tả thực những câu thơ:

“Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê

Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giáVà sương mù thành Luân Đôn, người có nhớ

Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya?”

(Người đi tìm hình của nước)

Thành công của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã tác động sâu sắc đến nhậnthức của Bác, đầu năm 1919 Người tham gia Đảng xã hội Pháp Ngày 18/6/1919 vớitên Nguyễn Ái Quốc Người đã thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửibản yêu sách tới hội nghị Versailles yêu cầu quyền tự do dân chủ bình đẳng cho dântộc An Nam Tuy bản yêu sách không được chấp nhận nhưng đã lan truyền rộng rãi vàgây tiếng vang trong dư luận nước Pháp, thức tỉnh tinh thần đấu tranh cho các dân tộcthuộc địa đồng thời Bác cũng nhận thức ra được rằng muốn được giải phóng chỉ có thểdựa vào sức của chính mình.

Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã bắt gặp chủ nghĩa Mác - Lênin qua bản “Sơ thảo lầnthứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” đây như là mộtngọn đèn soi sáng con đường cứu nước mà Người đang tìm kiếm.Với lập trường yêunước đúng đắn, Người vạch ra chân lý: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc khôngcó con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”, và “ chỉ có chủ nghĩa xã hội vàchủ nghĩa cộng sản mới giải phóng đọc các dân tộc bị áp bức và những lao động trên

Ngày đăng: 19/06/2024, 10:21

Tài liệu liên quan