1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

từ những hiểu biết về hai nền văn minh ấn độ và đông nam á anhchị hãy nêu những kiến giải cá nhân về ảnh hưởng của văn minh ấn độ đối với văn minh đông nam á

13 9 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Từ những hiểu biết về hai nền văn minh Ấn Độ và Đông Nam Á, anh/chị hãy nêu những kiến giải cá nhân về ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đối với văn minh Đông Nam Á
Tác giả Bùi Trà Vinh
Người hướng dẫn TS. Lý Tường Vân
Trường học Học viện Ngoại giao
Chuyên ngành Lịch sử Văn minh Thế giới
Thể loại Tiểu luận cuối kì
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 436,29 KB

Nội dung

Nghiên cứu về ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đối với Đông Nam Á không chỉ giúp chúng ta có những hiểu biết sâu về quá khứ mà còn mang lại những bài học quý giá về sự giao thoa và hội nhập

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ -

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ MÔN: LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI

ĐỀ TÀI: TỪ NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ HAI NỀN VĂN MINH ẤN ĐỘ VÀ ĐÔNG NAM Á, ANH/CHỊ HÃY NÊU NHỮNG KIẾN GIẢI CÁ NHÂN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN MINH ẤN ĐỘ ĐỐI VỚI VĂN MINH ĐÔNG NAM Á

Giáo viên hướng dẫn : TS Lý Tường Vân

Sinh viên thực hiện : Bùi Trà Vinh

Trang 2

MỤC LỤC

A Đặt vấn đề

B Nội dung

1 Một số khái niệm

1.1 Khái niệm “Văn hóa”

1.2 Khái niệm “Văn minh”

1.3 Khái niệm “Tiếp xúc và giao lưu văn hóa”

1.4 Khái niệm “Tiếp biến văn hóa”

2 Các con đường tiếp xúc, giao lưu văn hóa, văn minh giữa Ấn Độ và Đông Nam Á

2.1 Tiếp xúc địa lý

2.2 Tương đồng kinh tế

2.3 Văn hóa – Truyền giáo

2.4 Trao đổi buôn bán

3 Cơ tầng văn hóa bản địa ĐNA – cơ sở của sự tiếp nhân ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ

3.1 Khái quát về văn hóa bản địa Đông Nam Á

3.2 Cơ sở của sự tiếp nhân ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ

4 Nhận diện các thành tựu của văn minh Ấn Độ được các quốc gia Đông

Nam Á tiếp thu và tiếp biến

4.1 Tổ chức chính quyền và quản lý xã hội

4.2 Chữ viết – Văn học

4.3 Tôn giáo, lễ hội và ẩm thực

4.4 Nghệ thuật kiến trúc – điêu khắc

5 Nhận xét

Trang 3

A Đặt vấn đề

Nền văn minh cổ đại Ấn Độ có sức ảnh hưởng mạnh mẽ và lâu dài trong lịch

sử nhân loại Đồng thời, nó cũng đã góp phần vào sự phát triển và hình thành của văn minh toàn cầu, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á Khi có sự du nhập của nền văn minh Ấn Độ, Đông Nam Á đã trải qua những biến đổi sâu sắc trong nhiều lĩnh vực Mặc dù quá trình này không phải là một chiều, nhưng

nó đã tạo ra một sự giao thoa văn hóa đặc sắc, thiết lập nên những nền văn minh rực rỡ như Khmer, Champa và Srivijaya Nghiên cứu về ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đối với Đông Nam Á không chỉ giúp chúng ta có những hiểu biết sâu về quá khứ mà còn mang lại những bài học quý giá về sự giao

thoa và hội nhập văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay

B Nội dung

1 Một số khái niệm

Văn hóa là một lĩnh vực rất rộng lớn, và cần được xem xét trên nhiều góc nhìn bởi nó chính là nền tảng đời sống tinh thần của xã hội và con người Chính vì vậy, văn hóa có nhiều định nghĩa khác nhau, mỗi định nghĩa lại mở

ra những góc nhìn độc đáo về cách con người sáng tạo và tương tác với thế giới xung quanh

Xét theo góc độ bao quát, văn hóa không đơn thuần là giá trị vật chất, tinh thần hay bản sắc của từng dân tộc, từng xã hội được con người tích lũy và sáng tạo mà còn là “thiên nhãn thứ hai” của toàn nhân loại Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã đúc kết nội hàm như sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của

Trang 4

mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”1

Xét theo góc độ cấu trúc, nhân tố tiên quyết của văn hóa là sự hiểu biết, năng lực sáng tạo mà con người phát triển qua quá trình học hỏi, rèn luyện và đấu tranh Vốn hiểu biết chỉ trở thành văn hóa khi nó định hình hành vi, cách ứng

xử của con người với xã hội, với tự nhiên và bản thân mình

Như vậy, văn hóa là tập hợp các giá trị vật chất, tinh thần, tri thức và bản sắc của mỗi dân tộc cùng với khả năng sáng tạo trong quá trình lịch sử Nó

không chỉ phản ánh ở khía cạnh nghệ thuật, văn học mà còn ở hành vi ứng

xử trong nhiều trường hợp khác nhau, các hệ giá trị, truyền thống và niềm tin

"Văn minh" là thuật ngữ dịch từ phương Tây "Civilization" (có nguồn gốc từ

"Civitas" – đô thị), mô tả mức độ phát triển cao của văn hóa “Văn minh là trạng thái tiến bộ cả về vật chất và tinh thần của xã hội loài người, tức là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa Trái với văn minh là dã man” 2

Đặc trưng của văn minh là đòi hỏi một số tiêu chí xác định khi đang ở trạng thái phát triển cao của nền văn hóa, hay một “lát cắt” của lịch sử Trong giai đoạn đầu của thời kỳ đầu văn minh, các tiêu chí quan trọng nhất bao gồm sự xuất hiện của nhà nước – tổ chức quản lý xã hội – chữ viết – thành tựu tiêu biểu Sự tồn tại cách đây hàng nghìn năm lịch sử của nền văn minh Ai Cập

cổ đại, nền văn minh Maya cổ đại, nền văn minh Hy - La cổ đại, nền văn minh Ấn Độ cổ đại, nền văn minh Trung Hoa cổ đại v.v… chính là ví dụ rõ ràng nhất cho trình độ chế ngự tự nhiên cùng với trình độ tổ chức xã hội của con người

Bên cạnh sự tổng hòa giữa giá trị vật chất và tinh thần, song văn minh

thường nghiêng về yếu tố vật chất – kĩ thuật để xác định trình độ của một

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập , Nxb Chính trị quốc gia, H.2000, t.3, tr.431.

2 Vũ Dương Ninh, Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2010, tr 7

Trang 5

nền văn minh Đặc biệt, nền văn minh nông nghiệp đã bắt đầu từ thời kỳ công xã thị tộc mẫu hệ - cực thịnh cách đây từ 8000 - 2000 năm trước CN (thời kỳ đồ đá mới) thuộc thời đại công xã nguyên thuỷ (trước khi hình thành nhà nước)

Có thể hiểu rằng: văn minh là sản phẩm của sự sáng tạo của con người, dựa trên quá trình khám phá và áp dụng các quy luật tự nhiên Từ đó, hệ thống lý thuyết khoa học và kỹ thuật cơ bản được hình thành, góp phần vào sự phát triển của công nghệ và máy móc, cũng như các sản phẩm đồ dùng sinh hoạt, nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người Ngoài ra, văn minh còn bao gồm kỹ thuật sinh sống và tổ chức xã hội, giúp xây dựng các hệ thống xã hội hiện đại để thúc đẩy quyền sống, tự do và dân chủ cho cá nhân và cộng

đồng

Tiếp xúc văn hóa là khi hai nền văn hóa gặp gỡ hoặc ở gần đến mức tạo ra những tác động trực tiếp và dẫn đến sự biến đổi văn hóa của cộng đồng khác Đây là bước khởi đầu và điều kiện quan trọng để tiến tới sự giao lưu văn hóa

Giao lưu văn hóa là quá trình tiếp xúc và trao đổi qua lại một cách liên tục, lâu dài và trực tiếp giữa hai nền văn hóa của hai cộng đồng khác nhau Sự tương tác này dẫn đến những mô thức văn hóa ban đầu của cả hai bên Đây

là sự chuyển động không ngừng của văn hóa, không chỉ thúc đẩy sự phát triển văn hóa mà còn góp pần vào sự tiến bộ của toàn xã hội

Tiếp biến văn hóa là sự thay đổi văn hóa và tâm lý diễn ra sau cuộc gặp gỡ giữa các nền văn hóa Những tác động của giao lưu văn hóa có thể thấy rõ ở nhiều cấp độ trong cả hai nền văn hóa tương tác Điều này có thể dẫn đến sự hội nhập, đồng hóa, hoặc thậm chí là sự tồn tại song song giữa các nền văn hóa

Trang 6

Quá trình tiếp biến này có thể tác động đến nhiều lĩnh vực như kinh tế, tôn giáo, tư tưởng và nghệ thuật, trong bối cảnh hòa bình hoặc bị ảnh hưởng bởi

áp lực chính trị Vì vậy, các nền văn hóa có thể trải qua những “cú sốc” hoặc

sự “áp đặt” văn hóa Tuy nhiên, bản chất của sự tiếp biến vẫn là một hình thức đối thoại văn hóa, khiến cho ranh giới giữa các phương thức giao lưu và tiếp biến trở nên khó phân biệt rõ ràng

2 Các con đường tiếp xúc, giao lưu văn hóa, văn minh giữa Ấn Độ và Đông Nam Á

Ấn Độ là một “tiểu lục địa” nằm ở miền Nam châu Á và vị trí địa lý đắc địa này đã đóng vai trò then chốt trong việc tạo ra một mạng lưới giao lưu văn hóa với Đông Nam Á Phía Bắc giáp Trung Quốc, Nepal, Buhtan Phía đông bắc giáp Bangladesh, Myanmar, Thái Lan và Lào, trong khi phía Tây, Đông

và Nam giáp Ấn Độ Dương Nhờ vào vị trí này, các thương nhân và nhà truyền giáo từ Ấn Độ dễ dàng di chuyển đến Đông Nam Á qua các tuyến đường biển, chẳng hạn như eo biển Malaca, Vịnh Bengal và Miến Điện Điều này đã thúc đẩy sự giao thương và trao đổi văn hóa giữa hai khu vực này suốt hàng ngàn năm lịch sử

Sự tương đồng kinh tế giữa khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ đã được thể hiện rõ từ rất sớm thông qua việc giao thương các mặt hàng đặc sản như gia

vị, gỗ, thủy sản và đồ thủ công mỹ nghệ Đặc biệt, cả hai khu vực đều có truyền thống nền văn minh lúa nước, góp phần tạo ra sự đồng nhất trong lĩnh vực nông nghiệp Nhờ vị trí địa lý thuận lợi, hoạt động giao thương đường biển đã tạo điều kiện cho sự phát triển và cân bằng tốc độ phát triển kinh tế của hai bên Các thương nhân Ấn Độ đã đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá văn hóa, tôn giáo và ngôn ngữ của Ấn Độ đến khu vực Đông Nam

Á, tăng cường sự kết nối giữa hai vùng lãnh thổ

Trang 7

Không thể phủ nhận rằng lối kiến trúc, điêu khắc và các công trình nghệ thuật ở Đông Nam Á chịu ảnh hưởng không ít từ Ấn Độ Phong cách kiến trúc Ấn Độ như kiến trúc Mughal, Rajput đã trở thành nguồn cảm hứng cho các quốc gia Đông Nam Á, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển và đặc sắc vào văn hóa trong khu vực Công trình kiến trúc tiêu biểu như tháp

Chàm, Angkor Wat ở Campuchia chính là minh chứng sống cho điều này

Khoảng thế kỷ thứ 3 TCN, dưới thời vua Ashoka của đế chế Maurya, các nhà truyền giáo Ấn Độ đã mở rộng phạm vi hoạt động tới khu vực Đông Nam Á Tiêu biểu là Thái Lan, Campuchia và Đại Việt (dưới triều nhà Lý vào thế kỷ thứ XI), đã chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Phật giáo Việc lan truyền tôn giáo đã được thúc đẩy thông qua việc sử dụng các tài liệu tôn giáo bằng tiếng Phạn,

từ đó góp phần vào sự phổ biến và thịnh hành của Phật giáo tại các quốc gia thuộc lục địa Đông Nam Á

Từ thế kỷ I đến thế kỉ VI sau Công Nguyên, Hindu Giáo bắt đầu được lan truyền thông qua giao thương kinh tế và hoạt động di cư đến các quốc gia Đông Nam Á của người Ấn Độ Vì vậy, người dân Đông Nam Á dễ dàng tiếp nhận tín ngưỡng, kinh sách và các biểu tượng tôn giáo của Hindu Giáo

Ví dụ minh họa cho điều này là sự xuất hiện của nhiều đền thờ Hindu Giáo ở nhiều nơi như Champa, Srivijaya, Khnmer, Mỹ Sơn, Bên cạnh đó, hệ thống chính trị và xã hội của các nước Đông Nam Á cũng được xây dựng dựa trên Hindu Giáo Các vị vua ở Đông Nam Á được xem là hiện thân của các vị thần Hindu và có quyền lực, vị thế tối cao trong xã hội

Ấn Độ đã ảnh hưởng sâu sắc tới khu vực Đông Nam Á không chỉ ở tôn giáo

mà còn các yếu tố văn hóa khác như nghệ thuật, kiến trúc, và văn hóa ẩm thực Điều này phản ánh rõ nét ở tín ngưỡng, niềm tin, truyền thống, phong tục và ngôn ngữ ở nhiều quốc gia Chính vì vậy, đây chính là cơ sở nền tảng của sự tương đồng giữa văn hóa Đông Nam Á và văn hóa Ấn Độ từ lâu

Thực tế, nhu cầu giao trao đổi tăng lên khiến việc giao thương bằng đường biển trở nên rất phát triển Nhiều sản phẩm, hàng hóa như tiêu, quế, đinh

Trang 8

hương, đồ thủ công mĩ nghệ, được xuất khẩu và du nhập sang Đông Nam

Á3 Không những vậy, con đường tơ lụa cũng là một cầu nối quan trọng để lan truyền văn hóa của Ấn Độ đến với Trung Quốc, Ấn Độ và Tây Á nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung Các thương nhân và những người

du hành không chỉ mang theo hàng hóa mà còn truyền bá các di sản văn hóa như sách vở, tượng Phật, và các kinh điển tôn giáo, tạo nên một sự giao thoa văn hóa sôi động giữa các nền văn minh Nhờ việc lưu thông hàng hóa mạnh

mẽ, sự giao thoa và tiếp xúc giữa hai nền văn minh Ấn Độ và Đông Nam Á được đẩy mạnh hơn bao giờ hết

3 Cơ tầng văn hóa bản địa ĐNA – cơ sở của sự tiếp nhân ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ

3.1 Khái quát về văn hóa bản địa Đông Nam Á

Văn hóa Đông Nam Á được xem là nền văn hóa có sự thống nhất trong bức tranh tổng thể giàu bản sắc Đó là sự thấm nhuần, tiếp nhận và biến đổi linh hoạt bao gồm cả văn hóa bản địa và văn hóa ngoại lai do sự du nhập từ các cuộc trao đổi, tiếp biến văn hóa với Ấn Độ và các nền văn minh khác Một

số nhà nghiên cứu lĩnh vực văn hóa khu vực nhấn mạnh vào sự độc đáo của văn hóa của Đông Nam Á bởi không chỉ là sự phản ánh của sự đa dạng mà còn là sự thể hiện rõ nét của bản sắc và tính cách riêng biệt của từng quốc gia, từng dân tộc trong khu vực này Văn hóa bản địa “là văn hóa tại chỗ, có

hóa bản địa là lớp văn hóa cổ nhất tính từ khi con người xuất hiện ở khu vực này cho đến thế kỷ thứ nhất trước công nguyên - lớp văn hóa thuần khiết do

cư dân Đông Nam Á tạo nên từ thời tiền sử và sơ sử trước khi người Đông

3 Chaudhuri, K.N (1985) Trade and Civilization in the Indian Ocean Cambridge University Press, tr 48-49

4 Nguyễ n Tấ n Đấ c, Văn hóa Đông Nam Á, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2005.

5 Nguyễ n Đứ c Ninh (chủ biên), Xây dựng cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nộ i, 2013, tr.13.

Trang 9

3.2 Cơ sở của sự tiếp nhân ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ

Cơ tầng văn hóa bản địa Đông Nam Á đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc tiếp nhận và hội nhập ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ Không thể không nhắc đến truyền thồng trồng lúa nước lâu đời của người dân Đông Nam Á Nền văn minh ấy chính là nền tảng và bệ phóng có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống người dân nơi đây Bên cạnh đó, người Đông Nam Á

từ xa xưa đã phải chú ý đến các dấu hiệu thời tiết, thiên nhiên như bầu trời, nguồn nước, ánh nắng, và đất đai để phục vụ cho nền nông nghiệp lúa nước Điều này hình thành nên một lối tư duy tổng hợp và biện chứng, xem xét mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố và sự hòa hợp với thiên nhiên thay vì chỉ tập trung vào từng yếu tố riêng lẻ Nền nông nghiệp lúa nước cũng đòi hỏi sự hiểu biết và nhạy bén của người trồng Người nông dân phải hiểu rõ và hòa hợp với chu kỳ tự nhiên để canh tác hiệu quả Nông nghiếp đã in sâu vào nếp sống của mỗi người, gắn bó sâu sắc mật thiết và khó có nhân tố ngoại lai nào

có thể biến đổi như C.O Sauer đã viết: “Tôi đã chứng minh Ðông Nam Á là cái nôi của nền nông nghiệp xưa nhất Và tôi cũng chứng minh rằng văn hóa nông nghiệp có nguồn gốc gắn liền với đánh cá bằng lưới ở xứ này Tôi cũng chứng minh rằng những động vật gia súc xưa nhất bắt nguồn từ Ðông Nam

Á, và đây là trung tâm quan trọng của thế giới về kỹ thuật trồng trọt và cải biến cây cối bằng cách tái sinh sản thực vật.”6

Khu vực Đông Nam Á có hệ thống tín ngưỡng riêng biệt: họ đạt niềm tin và tôn thờ các vị thần linh tượng trưng cho các yếu tố thiên nhiên như trời, lửa, đất, nước, Người dân thường tổ chức cúng bái, cầu mong may mắn, bình

an và những điều tốt lành cho người thân và những người xung quanh Thêm vào đó, họ cũng tôn sùng tổ tiên dựa trên quan niệm rằng ông bà tổ tiến chính là những người bảo vệ, che chở và phù hộ cho con cháu Mặc dù sự du nhập khá mạnh mẽ từ Phật Giáo hay Hindu Giáo, người Đông Nam Á vẫn giữ nguyên nghi lễ tâm linh truyền thống thờ tổ tiên, những người đã khuất

Văn hóa bản địa Đông Nam Á là cơ sở vững chắc để lĩnh hội giá trị tinh hoa văn hóa từ Trung Quốc và Ấn Độ mà vẫn giữ được bản sắc riêng Sự giao

6 C.O Sauer 1952, tr 247

Trang 10

thoa này đã tạo nên sự đa dạng và phong phú cho văn hóa Đông Nam Á hiện

nay

4 Nhận diện các thành tựu của văn minh Ấn Độ được các quốc gia Đông

Nam Á tiếp thu và tiếp biến

Giao thương hàng hải giữa các nước Đông Nam Á và Ấn Độ từ đầu Công nguyên đóng vai trò thiết yếu trong việc xây dựng tổ chức chính quyền và sự

ra đời của nhiều nhà nhà nước sơ khai trong khu vực Đồng thời, các vị vua cũng dùng nghi lễ Ấn Độ và thần thoại để củng cố quyền lực của mình Hệ thống luật pháp và chính trị của Ấn Độ được các nhà vua xem xét và áp dụng Truyền thuyết lập quốc, hay tín ngưỡng Devaraja của Khmer, Champa

và các vị vua chịu ảnh hưởng của Ấn Độ ở Java là minh chứng tiêu biểu cho điều này

Không thể phủ nhận rằng chữ viết và văn học của Đông Nam Á chịu sự tác động lớn của văn minh Ấn Độ, tiêu biểu là chữ viết của Thái Lan,

Campuchia và Myanmar, Lào Các nước này đều sử dụng tiếng Sanskrit, được vay mượn từ tiếng Ấn Độ Hầu hết các nước Đông Nam Á đều tự phát triển hệ thống chữ viết riêng của mình, ngoại trừ Việt Nam với ảnh hưởng mạnh mẽ từ văn hóa Trung Quốc

Dòng chảy văn học khu vực Đông Nam Á cũng nhuốm màu chất liệu văn hóa dân gian sử thi như Jakarta, Panchatantra, Ramayana (sử thi cổ viết theo thể trường ca bằng tiếng Sanskrit), Mahabharta (một trong hai tác phẩm sử thi nổi tiếng nhất Ấn Độ, là bản trường ca gồm có 200.000 câu thơ riêng lẻ)

và nhiều tác phẩm khác Một số tác phẩm văn học nghệ thuật của Ấn Độ viết bằng phương ngữ đã được dịch và phổ biến rỗng rãi, góp phần vào sự hình thành và phát triển văn hóa cũng như văn học của từng khu vực

Ngày đăng: 25/05/2024, 17:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w