Tại Việt Nam, thị trường chứng khoán được đánh giá là thị trường của các nhà đầu tư luôn hành động theo tâm lý tự tin quá mức hoặc theo tâm lý đám đông, các nhà đầu tư chỉ dựa vào những
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC
- -LOGO TRƯỜNG
BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài : NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ SỰ TỰ TIN QUÁ MỨC VÀ
ẢNH HƯỞNG CỦA TÂM LÝ NÀY TRONG QUYẾT ĐỊNH
ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU CỦA CÔNG TY
Hà Nội - 2022
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Kết cấu bài tiểu luận 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ SỰ TỰ TIN QUÁ MỨC 3
1.1 Khái niệm sự tự tin quá mức 3
1.2 Các loại tự tin quá mức 3
1.3 Biểu hiện của tự tin quá mức 3
1.4 Tâm lý tự tin quá mức của nhà đầu tư trên thị trường tài chính 4
CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ TỰ TIN QUÁ MỨC ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU CỦA CÔNG TY 6
2.1 Các sai lầm của sự tự tin quá mức khi đầu tư 6
2.2 Tình huống thực tế 8
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN 12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài
Thị trường chứng khoán là một trong những thị trường có độ rủi ro cao đối với các nhà đầu tư nhưng lại đem về được lợi nhuận lớn Tại Việt Nam, thị trường chứng khoán được đánh giá là thị trường của các nhà đầu tư luôn hành động theo tâm lý tự tin quá mức hoặc theo tâm lý đám đông, các nhà đầu tư chỉ dựa vào những thông tin thổi phồng và luôn cho mình có những kiến thức, suy đoán hơn người khác khi đầu tư một loại cổ phiếu nào đó, điều này đã ảnh hưởng lớn tới quyết định đầu tư của các nhà đầu
tư và gây ra những tổn thất không hề nhỏ cho công ty
“Đối trọng với lý thuyết thị trường hiệu quả, lý thuyết tài chính hành vi tập trung vào các thiên lệch của nhà đầu tư, trong đó một trong những thiên lệch nổi bật là hiện tượng tự tin thái quá Hiện tượng tự tin thái quá là một trong những thiên lệch hành vi được phân tích nhiều trong lý thuyết tài chính hành vi, nó có thể ảnh hưởng xấu tới quyết định của nhà đầu tư và kết quả đầu tư Trên thực tế, đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học tập trung nghiên cứu tài chính hành vi và đã có các nhà nghiên cứu tài chính hành vi đạt giải Nobel kinh tế như: Richard Thaler (2017), Robert J Shiller (2013), Daniel Kahneman (2002), George Akerlof (2001), Robert Fogel (1993)
Hiện tượng tự tin thái quá được hiểu là việc nhà đầu tư tự đánh giá năng lực của mình quá cao, dẫn đến việc có những sai lầm do ảo tưởng về năng lực đầu tư của bản thân, lựa chọn sai thời điểm và tài sản đầu tư, gây tác động xấu tới kết quả đầu tư của bản thân Nếu hiện tượng này tồn tại ở quy mô hệ thống thì hành vi của nhà đầu tư còn
có thể gây tác động xấu tới toàn bộ thị trường chứng khoán.”Nắm bắt được vai trò
quan trọng đó tôi xin lựa chọn đề tài “ Những hiểu biết về sự tự tin quá mức và ảnh
hưởng của tâm lý này trong quyết định đầu tư cổ phiếu của công ty” làm bài tiểu
luận hết môn tài chính hành vi
1.2 Kết cấu bài tiểu luận
Trang 4Chương 1: Cơ sở lí luận về sự tự tin quá mức
Chương 2: Ảnh hưởng của sự tự tin quá mức đến quyết định đầu tư cổ phiếu của
công ty
Chương 3: Kết luận
Trang 5CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ SỰ TỰ TIN QUÁ MỨC
1.1 Khái niệm sự tự tin quá mức
Theo Glaser và Weber (2007): “Tự tin quá mức là khuynh hướng con người đề
cao khả năng, kiến thức và tính chính xác trong thông tin của mình hoặc lạc quan quá mức về tương lai và khả năng kiểm soát tình huống.”
1.2 Các loại tự tin quá mức
Có 2 loại tự tin quá mức là: tự tin quá mức về dự báo và tự tin quá mức về tính chắc chắn
+ Tự tin quá mức về dự báo: nhà đầu tư đã định giá giá trị quá hẹp so với dao
động thực tế của cổ phiếu, điều này có nghĩa là nhả đầu tư đã đánh giá thấp những rủi
ro của các danh mục đầu tư
+ Tự tin quá mức về tính chắc chắn: những nhà đầu tư thường rất chắc chắn với
những nhận định mà họ đưa ra, họ sẽ liên tục đưa ra quyết định đầu tư một danh mục
mà không đa dạng hoá các danh mục đầu tư để tránh những rủi ro
1.3 Biểu hiện của tự tin quá mức
Thứ nhất, tự tin sự hiểu biết của mình chính xác hơn thực tế vốn có hay còn gọi
là ước lượng sai.
Khi nghiên cứu sự tự tin quá mức có thể được đo đạc bằng một số cách, ước lượng sai cũng là một sự đo lường về sự tự tin quá mức Ước lượng sai là khuynh hướng người ta phóng đại sự chính xác hiểu biết của mình
Thứ hai, hiệu ứng tốt hơn trung bình
Rất nhiều người đánh giá khả nảng của họ cao hơn trung bình nhưng dĩ nhiên chỉ
có 50% trong bất cứ nhóm nào là có khả năng cao hơn trung bình Một yếu tố làm người ta tin rằng khả năng của họ trên trung bình là do những định nghĩa chính xác về
sự xuất sắc hay năng lực lại không rõ ràng
Thứ ba, ảo tưởng kiểm soát
Một loại khác của tự tin thái quá là ảo tưởng kiểm soát đó là khi con người cho rằng họ có khả năng kiểm soát tình huống hơn thực tế có thể
Trang 6Thứ tư, lạc quan quá mức
Tiếp theo là lạc quan quá mức hiện diện khi con người đánh giá xác suất các kết quả quá thấp hoặc quá cao so với kinh nghiệm quá khứ hoặc những phân tích suy luận
1.4 Tâm lý tự tin quá mức của nhà đầu tư trên thị trường tài chính
“Nhà đầu tư là người thực hiện các hoạt động đầu tư trên những phân khúc thị trường khác nhau, dưới các hình thức khác nhau nhằm thu được các lợi ích theo kỳ vọng Nhà đầu tư bao hàm cả nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu tư cá nhân Trong mỗi nền kinh tế, nhà đầu tư có vai trò rất quan trọng, bởi họ là người khai phá các cơ hội đầu tư trong nền kinh tế, giúp bổ sung nguồn lực cho đầu tư phát triển, từ đó giúp thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển
Trên thị trường tài chính, tính năng động và linh hoạt sẽ giúp các nhà đầu tư luôn
tự tin và ứng phó rất nhanh với các diễn biến của thị trường, tuy vậy, do sự hạn chế nhất định về nhận thức thị trường (cả về các giao dịch trên thị trường lẫn thông tin thị trường), nên sự linh hoạt và năng động này rất dễ nghiêng sang thái cực dễ bị dao động Với thiên hướng dễ bị dao động trước các diễn biến bất thường của thị trường,
sẽ khiến cho thị trường tài chính càng bị rung lắc mạnh hơn, khi đó các chính sách tài chính tiền tệ sẽ bị suy giảm hiệu lực
Tâm lý tự tin thái quá của nhà đầu tư dẫn đến loại tâm lý lạc quan hoặc bi quan thái quá
Lạc quan là một trạng thái tâm lý tích cực, nó giúp cho con người vượt qua những hoàn cảnh sóng gió bất lợi, từ đó giúp con người vượt qua mọi khó khăn thách thức Chính nhờ người Việt Nam có tâm lý lạc quan, luôn tin vào sức mạnh nội tại, nên chúng ta đã chiến thắng tất cả các kẻ thù xâm lược, cho dù đó là những cường quốc ngoại bang Tuy vậy, nếu lạc quan thái quá thì không hẳn là một ưu thế, bởi rất
có thể con người không nhận thức hết được những rào cản, hay nói cách khác, tâm lý này rất dễ khiến con người có thái độ bất chấp Với thái độ bất chấp, khi vấp phải những rào cản không thể vượt qua được, có thể khiến người ta có tâm lý bi quan, chán
Trang 7nản và lại dễ sa lầy vào tâm lý bi quan Trên thị trường tài chính, tâm lý lạc quan sẽ giúp cho các nhà đầu tư khi kinh doanh bị thua lỗ cũng không bị mất tinh thần Tuy vậy, nếu nhà đầu tư có tâm lý lạc quan thái quá thì rất dễ bị cuốn vào các hoạt động kinh doanh cho dù đang bị thua lỗ và không biết đến điểm dừng và một khi nhà đầu tư
bị thua lỗ quá lớn thì rất dễ bị chuyển sang thái cực khác đó là bi quan quá mức Sự bi quan quá mức của các nhà đầu tư sẽ khiến thị trường tài chính bị đóng băng kéo dài, khi đó các chính sách tài chính tiền tệ sẽ bị suy giảm hiệu lực.”
Trang 8CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ TỰ TIN QUÁ MỨC ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU CỦA CÔNG TY
2.1 Các sai lầm của sự tự tin quá mức khi đầu tư
“Tâm lý tự tin quá mức là tâm lý phổ biến của các nhà đầu tư khi đầu tư cổ phiếu Những nhà đầu tư quá tự tin đánh giá quá cao nhận định của bản thân họ về một cổ
phiếu nào đó hơn là nhận định của người khác. Sự tự tin không cân đối trong đánh giá
cá nhân của 1 người dẫn đến sự khác biệt trong ý kiến, là cái tác động lên giao dịch Những nhà đầu tư lý trí chỉ giao dịch và mua thông tin khi nó làm tăng lợi nhuận của
họ Những nhà đầu tư quá tự tin giảm lợi nhuận của họ bằng cách giao dịch quá nhiều;
họ có 1 niềm tin không thực tế về mức lợi nhuận cao chót vót và tính chắc chắn của những khoản lợi nhuận mà họ nghĩ là có thể đạt được, và chi tiêu quá nhiều nguồn lực bao gồm đầu tư vào thông tin Thậm chí họ có thể đẩy mạnh giao dịch khi sự thực rằng
họ đang thua lỗ.”Dưới đây là những phân tích chi tiết về sự ảnh hưởng của sự tự tin quá mức đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư
Thứ nhất, nhà đầu tư tự tin quá mức với khả năng đánh giá tiềm năng công ty của
bản thân, điều này có thể ảnh hưởng đến sự phán đoán của nhà đầu tư khi họ có thể bị che mờ bởi những thông tin tiêu cực, nhà đầu tư có thể không nhận ra được những hiệu cảnh báo trước khi quyết định có nên đầu tư hay không nên đầu tư vào cổ phiếu
mà họ có ý định mua
Ta có thể hiểu rõ hơn ảnh hưởng của sự tự tin quá mức trong đánh giá tiềm năng công ty trong ví dụ sau đây: Một nhà đầu tư cho rằng công ty VCB có tiềm năng phát triển tốt trong tương lai bởi sự thể hiện tăng trưởng tốt trong các báo cáo tài chính hàng năm, sau đó, khi VCB công bố phát hành thêm cổ phiếu thì giá cổ phiếu có thể bị ảnh hưởng theo hướng tiêu cực, tuy nhiên nhà đầu tư sẽ chậm thay đổi quyết định đầu
tư của mình bởi họ vẫn đang lạc quan với những đánh giá của bản thân
Thứ hai, khi nhà đầu tư tự tin rằng mình có những kiến thức sâu rộng và vượt trội
hơn người khác thì họ sẽ giao dịch một cách quá mức Hành vi giao dịch này thường dẫn đến kết quả bị giảm sút theo thời gian
Trang 9“Ví dụ: nhà đầu tư mắc phải sai lầm này thường liên tục tìm kiếm các cổ phiếu tiềm năng mới và đưa ra các quyết định trong phiên Tức là sau khi chốt lời hoặc thậm chí là cắt lỗ mã cổ phiếu nào đó, nhà đầu tư nhanh chóng đưa ra quyết định mua một
cổ phiếu khác một cách thiếu suy xét Tần suất các quyết định đầu tư càng dày rõ ràng chất lượng các quyết định đó càng giảm sút do ít mức độ đầu tư thời gian để tìm hiểu, ngâm cứu Hơn nữa, các quyết định trong phiên thường bị chi phối bởi các biến động thị trường, do đó nó thường là hệ quả của sự bốc đồng về tâm lý hơn là các quyết định đầu tư có lý trí; các công cụ phân tích kinh tế lại càng tiếp tay nhanh cho các quyết định kiểu này Rõ ràng, giao dịch với tần xuất càng nhiều hiệu quả đầu tư sẽ càng giảm, không những gây phát sinh chi phí giao dịch mà hiệu quả của quyết định đầu tư
bị giảm sút do thiếu mức độ tìm hiểu, phân tích Nhưng thông thường, các nhà đầu tư
ít chịu nhìn nhận lại điểm này, như thế họ là một thiên tài có thể nhanh chóng tìm các
cổ phiếu tiềm năng chỉ sau vài cú click chuột.”
“ Thứ ba, bởi vì họ không biết, hoặc không hiểu, hoặc không lật lại các thống kê
về hiệu quả đầu tư quá khứ, những nhà đầu tư quá tự tin có thể đánh giá quá thấp khía cạnh rủi ro Kết quả là, họ có thể thất vọng khi chứng kiến hiệu quả danh mục nghèo
nàn
Ví dụ: Trong đầu tư hoặc khuyến nghị đầu tư, các nhà đầu tư thường tưởng
tượng về các thành quả lợi nhuận bất thường hơn là tập trung đánh giá đầy đủ các khía cạnh rủi ro khi đầu tư vào 1 cổ phiếu Do đó, khi các biến động bất lợi cổ phiểu xảy ra, nhà đầu tư thường hay bị động và phản ứng chậm trong các quyết định quan trọng như nên nắm giữ hay cắt lỗ, để rồi rơi vào trạng thái kẹp hàng thụ động, tự cho mình là nhà đầu tư dài hạn trong khi ban đầu mục đích của họ là đầu cơ ngắn hạn
Thứ tư, Những nhà đầu tư quá tự tin nắm giữ những danh mục cô đặc, bằng cách
chấp nhận rủi ro nhiều hơn mà không có một sự thay đổi trong mức chấp nhận rủi ro
. Thường thì những nhà đầu tư quá tự tin thậm chí không nhận thức được rằng họ đang
chấp nhận rủi ro nhiều hơn mức rủi ro thông thường mà họ có thể chấp nhận.”
Trang 10Thứ năm, sự tự tin quá mức sẽ có những khác biệt giữa các nhóm nhân khẩu
khác nhau Nghĩa là giữa đàn ông và phụ nữ thì đàn ông thường có sự tự tin quá mức cao hơn phụ nữ Còn đối với đàn ông nói chung thì đàn ông độc thân sẽ có sự tự tin quá mức cao hơn đàn ông đã có gia đình, chính vì thế, đàn ông độc thân sẽ giao dịch nhiều hơn và chịu chi phí giao dịch cao hơn, tỷ suất sinh lời sẽ thấp hơn Theo một nghiên cứu thực tế 35.000 hộ gia đình đang đầu tư cổ phiếu thường kết quả chỉ ra rằng, trong lĩnh vực đầu tư cổ phiếu thì sự tự tin quá mức của nam giới nhiều hơn của nữ giới, đồng thời, với sự tự tin quá mức đó thì lợi nhuận của nam giới giảm 2,65%, trong khi
đó, lợi nhuận của nữ giới giảm 1,72%, như vậy, lợi nhuận của nam giới giảm 0,93% so với nưc giới
Thứ sáu, những nhà đầu tư có sự tự tin quá mức thường là những người đã có
nhiều thành công trong quá khứ, do những thành công đó mà khiến họ luôn sống trong quá khứ, khi quyết định đầu tư cổ phiếu họ sẽ luôn chắc chắn đến kết quả thành công như những lần giao dịch trước đó trong quá khứ, nhà đầu tư sẽ có xu hướng chấp nhận những dữ liệu thống nhất với những quyết định của họ và gạt đi những dưc liệu mâu thuẫn Điều này sẽ dẫn đến xác suất cho kết quả thất bại trong lần đầu tư đó tăng lên
Thứ bảy, khi nhà đầu tư có tâm lý tự tin quá mức thì sẽ có xu hướng đa dạng hoá
danh mục đầu tư thấp, điều này đồng nghĩa với việc bỏ trứng vào một giở Xu hướng này thường xảy ra với các nhà đầu tư có thu nhập cao, cao tuổi hoặc có nhiều tài sản Khi không đa dạng hoá danh mục đầu tư thì rủi ro mà nhà đầu tư phải gánh chịu cao hơn
2.2 Tình huống thực tế
Anh Hùng - Chuyên viên môi giới chứng khoán công ty VPS đã có nhiều năm tham gia thị trường chứng khoán, do đó có nhiều kiến thức và kinh nghiệm về đầu tư chứng khoán Tuy nhiên, do tâm lý tự tin quá mức nên anh Hùng vẫn thua lỗ Cụ thể: Vào ngày 05/10/2021, Anh Hùng quyết định mua 1000 cổ phiếu của tập đoàn Vingroup (Mã chứng khoán: VIC) với giá 100.000đ/ cổ phiếu Anh Hùng tự tin với
Trang 11quý 4 tập đoàn Vingroup cũng tiếp tục báo lãi đồng nghĩa giá cổ phiếu sẽ tăng trong Quý 4 Tuy nhiên, biến cố xảy ra khi chiến tranh Ukraina và Nga xảy ra khiến toàn bộ thị trường chứng khoán thế giới cùng như Việt Nam chao đảo, đồng loạt giảm điểm, kéo theo các mã cổ phiếu giảm giá không ngừng, riêng cổ phiếu VIC giảm 50% còn 50.000đ/ cổ phiếu Tuy nhiên, Anh Hùng vẫn tự tin nắm giữ cổ phiếu của VIC, đến ngày 02/02/2022, tình hình chiến tranh dần đi vào cầm cự lâu dài, tâm lí thị trường ổn định và dần hồi phục trở lại, Anh Hùng tự tin cổ phiếu của Anh là cổ phiếu trụ nên sẽ
là những cổ phiếu hồi phục đầu tiên và mạnh hơn các cổ phiếu khác, do đó, Anh quyết định mua thêm 2000 cổ phiếu VIC giá 50.000đ Tuy nhiên ngay sau đó, trên thế giới, tình hình lạm phát ở các nước lớn tăng mạnh khiến lãi suất ngân hàng tăng cao, các công ty đều làm ăn khó khăn, khiến lãi cũng giảm mạnh, kéo theo giá cổ phiếu đua nhau giảm sàn Đây đều là những sự kiện diễn ra bất ngờ, không thể dự báo từ trước Tình từ lúc mua đến nay, cổ phiếu VIC của anh Hùng chỉ còn 40.000đ/ cổ phiếu, tức là anh Hùng đang lỗ 40% Anh Hùng thấy rằng cổ phiếu của mình chịu sức ép chung của thị trường nên giá giảm mạnh như vậy là điều tất yếu, không phải do tình hình công ty bất ổn, do đó, tuy đã đặt ra phương pháp giao dịch rõ ràng (Cutloss: <7%, chốt lời:
>20%) nhưng đến nay cổ phiếu VIC đã lỗ đến 40% nhưng Anh Hùng vẫn tự tin nắm giữ và kì vọng cổ phiếu sẽ hồi phục nhanh chóng
Trong một lần quyết định đầu tư khác, là 1 người đầu tư lâu năm, anh Hùng hiểu và luôn tìm kiếm các cơ hội luôn có trên thị trường chứng khoán Vào đợt này, các cổ phiếu của các công ty nhỏ đang có xu hướng tăng bất ngờ, có nhiều cổ phiếu tăng đến
5 phiên trần liên tục, kéo theo tâm lí hưng phấn của nhiều nhà đầu tư Anh Hùng cũng quyết định dùng toàn bộ tài sản còn lại mua hết 10000 cổ phiếu của công ty FLC (Mã
cổ phiếu: FLC) vào ngày 03/03/2022 với giá 12000đ với mục đích mua ngắn hạn kiếm lãi bù lại khoản lỗ do phần mua cổ phiếu VIC đang phải chịu Mặc dù công ty FLC không có lĩnh vực kinh doanh rõ ràng, kết quả báo cáo tài chính cũng liên tục lỗ qua các Quý, nhưng do tâm lí chủ quan, tự tin vào khả năng phân tích rủi ro, xu hướng của thị trường, Anh Hùng đã không lường trước được những rủi ro gần như xảy ra là tất