Và đặc điểm nổi bật nhất của thu nhập công đó là phần lớn được xây dựng trên nền tảng nghĩa vụcông dân, mang tính bắt buộc, cưỡng chế là chủ yếu.Thu nhập công và chi tiêu công là hệ thốn
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
BÀI THẢO LUẬN
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
A PHẦN LÍ THUYẾT 4
I Thu nhập công 4
1.1 Khái niệm thu nhập công 4
1.2 Đặc điểm thu nhập công 4
1.3 Phân loại thu nhập công 5
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập công 6
II CHI TIÊU CÔNG 12
2.1 Khái niệm chi tiêu công 12
2.2 Đặc điểm của CTC 12
2.3 Phân loại CTC 13
2.4 Vai trò của CTC 13
2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến CTC 14
B PHẦN LIÊN HỆ 17
I Thực trạng về tình hình thu nhập công tại Việt Nam Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập công tại Việt Nam 17
1.1 Thực trạng 17
1.2 Các nhân tố và mức độ ảnh hưởng đến thu nhập công tại Việt Nam 18
II Thực trạng về tình hình chi tiêu công tại Việt Nam Các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu công tại Việt Nam 24
2.1 Thực trạng 24
2.2 Các nhân tố và mức độ ảnh hưởng đến chi tiêu công tại Việt Nam 29
KẾT LUẬN 31
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế hiện đại, các khoản chi tiêu công không mất đi mà nó lại tạo ra sự tái phân phối giữa các khu vực trong nền kinh tế, trong đó Nhà nước đóng vai trò trung tâm trong quá trình này Thông qua các khoản chi tiêu công, Nhà nước cung cấp cho xã hội những hàng hoá mà khu vực tư không có khả năng cung ứng, hoặc cung ứng không
có hiệu quả mà nguồn từ các khoản thu nhập xã hội như thuế, phí, lệ phí Như vậy, Nhà nước thực hiện tái phân phối thu nhập xã hội công bằng hơn, khắc phục những khuyết tật của cơ chế thị trường, bảo đảm nền kinh tế tăng trưởng và bền vững
Cùng với chi tiêu công, thu nhập công cũng chính là đòn bẩy cho nền kinh tế quốc gia
đi lên Thu nhập công chính là các khoản thu nhập của Nhà nước được hình thành trong quá trình Nhà nước tham gia phân phối sản phẩm xã hội dưới hình thái giá trị Và đặc điểm nổi bật nhất của thu nhập công đó là phần lớn được xây dựng trên nền tảng nghĩa vụcông dân, mang tính bắt buộc, cưỡng chế là chủ yếu
Thu nhập công và chi tiêu công là hệ thống các quan hệ kinh tế và phi kinh tế phát sinhtrong quá trình hình thành nên các quỹ tài chính của Nhà nước
Vậy thì những nhân tố nào đang trực tiếp tác động đến nguồn thu nhập công và chi tiêu công của Nhà nước là một vấn đề chúng ta rất cần tìm hiểu để có thể đưa ra những giải pháp hợp lý nhằm sử dụng những khoản thu nhập công và chi tiêu công hợp lý, đẩy mạnh kinh tế phát triển hơn Đánh giá mức độ ảnh hưởng các nhân tố đó tới thu nhập công ở Việt Nam hiện nay "
Vì vậy, nhận thấy được tầm quan trọng và thiết yếu của vấn đề này, nhóm 4 quyết địnhlựa chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập công, chi tiêu công Liên hệ tới
Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu và thảo luận.
Trang 4A PHẦN LÍ THUYẾT
I Thu nhập công
1.1 Khái niệm thu nhập công
‒ Thu nhập công là hệ thống các quan hệ kinh tế và phi kinh tế phát sinh trong quá trình hình thành các quý tài chính của Nhà nước
‒ Xét về mặt hiện tượng: Thu nhập công dựa trên cơ sở nghĩa vụ Nhưng xét đến cùngthì thu nhập công được xây dựng dựa trên nền tảng kinh tế đó là sự trao đổi giữa các ngĩa vụ: các tổ chức và các cá nhân có nghĩa vụ trích chuyển một phần thu nhập của mình nộp vào NSNN để hình thành nên các quĩ tài chính của Nhà nước, đổi lại Nhà nước có nghĩa
vụ sử dụng nó một cách hiệu quả các nguồn lực tài chính này
‒ Về mặt bản chất: Thu nhập công là các khoản thu của Nhà nước được hình thành trong quá trình Nhà nước tham gia phân phối sản phẩm xã hội dưới hình thái giá trị Nó phản ánh các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình phân chia nguồn tài chính để tạo lập nên các chức năng vốn có của Nhà nước
1.2 Đặc điểm thu nhập công
‒ Phần lớn các khoản TNC được xây dựng dựa trên nền tảng nghĩa vụ công dân, mang tính bắt buộc, cướng chế là chủ yếu (điển hình là Thuế) Ngoài ra, thu nhập công còn bao gồm các khoản thu dựa trên cơ sở trao đổi như lệ phí và phí thuộc NSNN; các khoản thu do thỏa thuận như vay mượn Các khoản thu do người dân tự nguyện đóng gópchiếm tỉ trọng không đáng kể
‒ Phần lớn các khoản thu nhập công không mang tính chất bồi hoàn trực tiếp Các tổ chức và cá nhân nộp thuế cho Nhà nước không có nghĩa vụ là phải mua một hàng hóa hay dịch vụ của Nhà nước Tuy nhiên, Nhà nước sẽ dùng tiền thuế thu được nhằm tạo ra những hàng hóa và dịch vụ công sẽ được thụ hưởng bởi chính người dân trong nước Nhưthế, các khoản thu nhập công được chuyển trở lại cho dân chúng theo một cách gián tiếp
và công cộng
‒ Thu nhập công gắn chặt với việc thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước Nhà nước thu để tài trợ cho mọi hoạt động của mình, tức là thu để chi tiêu công chứ không phải thu
để kiếm lợi nhuận Do đó, thu nhập công phát triển theo các nhiệm vụ của Nhà nước
‒ Thu nhập công luôn gắn chặt với sự vận động của các phạm trù giá trị như giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái Xuất phát từ bản chất, thu nhập công phản ánh các quan hệ phânphối dưới hình thái giá trị, do vậy nó chịu sự ảnh hưởng chi phối của phạm trù giá trị
Trang 51.3 Phân loại thu nhập công
Việc phân loại thu nhập công là công cụ để Nhà nước quản lý và sử dụng các nguồn lực công phù hợp với pháp luật và có trách nhiệm trước công chúng Về cơ bản, căn cứ theo tính chất thu nhập, phạm vi lãnh thổ và nội dung kinh tế mà có thể phân loại thu nhập công thành các loại khác nhau
Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ
‒ Thu nhập công được chia thành thu trong nước và thu ngoài nước Thu trong nướcbao gồm các khoản thu từ: thuế, phí và lệ phí, vay trong nước, cho thuê công sản, khaithác và bán tài nguyên thiên nhiên, thu khác thì thu ngoài nước lại bao gồm các khoản thu
từ đầu tư nước ngoài, viện trợ nước ngoài, vay nước ngoài Như vậy có thể thấy rằng thutrong nước là nguồn nội lực cơ bản giúp Chính phủ xây dựng một ngân sách nhà nướcchủ động, mọi sự dựa dẫm vào bên ngoài đều để lại những hậu quả lâu dài, nền tài chínhchỉ lành mạnh và bền vững khi nguồn thu dựa chủ yếu vào nội lực của nền kinh tế quốcdân
‒ Thu từ nước ngoài: Thu hút vốn đầu tư nước ngoài, viện trợ nước ngoài, vay nướcngoài Đây là nguồn lực tài chính quan trọng có thể giúp đất nước mau chóng tích tụ vàtập trung vốn đầu tư vào nhiều công trình then chốt, từ đó có thể tạo ra những “cú hích”trong quá trình phát triển
Căn cứ vào tính chất kinh tế của các khoản thu
Thu nhập công được chia thành: Các khoản thu không mang tính chất kinh tế và cáckhoản thu mang tính chất kinh tế
‒ Các khoản thu không mang tính chất kinh tế bao gồm: Thu thuế, các khoản quyêngóp, viện trợ không hoàn lại từ nước ngoài và thu khác (thu từ phạt vi cảnh, thanh lý tàisản, quà biếu tặng…), có thể thấy rằng thuế là khoản thu chiếm tỷ trọng lớn được xâydựng trên cơ sở trao đổi nghĩa vụ giữa công dân và nhà nước, còn quyên góp và viện trợnước ngoài là những khoản thu hình thành trên cơ sở tự nguyện nhỏ dần về mặt tỷ trọng.Đây là những khoản thu không mang tính chất đối ứng với việc thụ hưởng các dịch vụhàng hóa công của các chủ thể, tức là không phải cứ nộp vào ngân sách nhà nước nhiềuthuế hay ủng hộ cho chính phủ nhiều là được hưởng nhiều hàng hóa dịch vụ công hơnngười khác
Trang 6‒ Khoản thu mang nội dung kinh tê: bao gôm lệ phí, phí, vay nợ, cho thuê công sản,bán tài nguyên thiên nhiên Lệ phí và phí là những khoản thu mang tính đối giá Là khoảnthu có tỷ trọng nhỏ hơn so thuế nhưng góp phần rất quan trọng cho quá trình nâng caohiệu quả cung cấp và sử dụng hàng hóa dịch vụ công đảm bảo phân phối một cách tươngđối công bằng phúc lợi công cộng cho mọi công dân trong xã hội.
Vay nợ trong và ngoài nước là khoản thu mang tính bồi hoàn, nó tích cực đẩy nhanhtốc độ tích tụ và tập trung vốn tạo những công trình lớn khi các khoản thu từ thuế, phí, lệphí chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu chi đầu tư phát triến của nhà nước Nhưng nếunhững công trình đầu tư từ vay nợ mà không mang lại lợi ích kinh tế xã hội như mongmuốn thì sẽ trở thành gánh nặng do phải trả vốn và lãi hàng năm Do đó phải xác định rõvay nợ sử dụng cho mục đích gì và sử dụng nợ như thế nào
Cho thuê công sản gồm cho thuê đất, bầu trời, mặt nước, vùng lãnh thổ…là khoản thutương đối hấp dẫn nhưng cái giá phải trả là sự tổn hại về môi trường thiên nhiên sau thờihạn cho thuê Thu từ bán tài nguyên thiên nhiên là những khoản thu do bán quặng, dầuthô, than, sản vật của rùng nguyên sinh, tài nguyên thiên nhiên là nguồn lợi do thiênnhiên ban tặng và đa phần là không thể tái tạo do đó cần phải có chính sách khai thác hợplý
Căn cứ vào tính chất phát sinh các khoản thu
Thu nhập công bao gồm: Các khoản thu thường xuyên và không thường xuyên
‒ Các khoản thu thường xuyên như: Thuế, phí, lệ phí
‒ Các khoản thu không thường xuyên: Thu từ lợi tức và tài sản thuộc sở hữu Nhànước, thu từ tài sản bị tịch thu, thu tiền phạt, từ quà biếu tặng
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập công
Trang 7Att02 k15 b3 (3T) 21e3
-tài chính ngân
3
Định giá tài sản Người giàu có nhất…
-3
Trang 8Mọi nguồn vay hay viện trợ chỉ đáp ứng nhu cầu tạm thời và đều phải trích từ thuế đểtrả nợ Vì vậy chăm lo phát triển kinh tế chính là chăm lo nguồn thu nhập công trongtương lai.
Tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa quyết định đặc biệt tới các nước đang phát triển Nó làtiền đề vật chất để giảm khoảng cách tụt hậu với các nước phát triển, củng cố quốcphòng, an ninh chính trị, tạo niểm tin cho cộng đồng quốc tế Tăng trưởng kinh tế tạođiều kiện giải quyết thất nghiệp, tăng thu nhập và phúc lợi xã hội cho nhân dân, của cải
xã hội làm ra ngày càng tăng, thu nhập công cũng ngày càng tăng mà không tăng gánhnặng cho xã hội
GDP bình quân đầu người tăng nghĩa là thu nhập mỗi người tăng:
‒ Chi tiêu cho nhiều sản phẩm hơn Doanh nghiệp cũng tiêu thụ được nhiều hànghóa hơn tăng doanh thu xu hướng tăng lợi nhuận doanh nghiệp Thuế TNDN nộpcho Nhà nước khả năng tăng
‒ Thu nhập cá nhân mỗi người tăng Thuế thu nhập cá nhân nộp cho NSNN tăng
‒ Thu nhập cao hơn Tiêu dùng tăng Thuế GTGT phải nộp cho các hàng hóa tiêudùng tăng
Khi thu nhập công ngày càng tăng, nhà nước có đủ điều kiện hơn để đầu tư cho cáccông trình sự nghiệp, các chương trình phúc lợi xã hội, các cơ sơ hạ tầng phục vụ pháttriển đất nước… Trong đầu tư phát triển kinh tế, nếu hiệu quả càng cao (tỷ suất doanh lợicủa nền kinh tế càng lớn) thì giá trị sản phẩm thặng dư tạo ra càng nhiều, tạo điều kiệntăng tỷ lệ động viên của Ngân sách Nhà nước Từ đó, giúp kinh tế tăng trưởng nhanhhơn, thu nhập công lại được đảm bảo, là điều kiện để giúp kinh tế tăng trưởng nhanh hơn
Đó là mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tương hỗ nhau, cùng tạo đà cho nhau phát triển GDP bình quân đầu người giảm nghĩa là thu nhập mỗi người giảm:
‒ Chi tiêu cho ít sản phẩm hơn Doanh nghiệp tiêu thụ được ít hàng hóa hơn giảm doanh thu xu hướng giảm lợi nhuận doanh nghiệp Thuế TNDN nộp cho Nhànước khả năng giảm theo
‒ Thu nhập cá nhân mỗi người giảm Thuế thu nhập cá nhân nộp cho NSNN giảm
‒ Thu nhập thấp hơn Tiêu dùng giảm Thuế GTGT phải nộp cho các hàng hóatiêu dùng giảm
tài chính ngân
QUẢN TRỊ Doanh NGHIỆP - Người già…tài chính ngân
1
Trang 9Và ngược lại, khi nền kinh tế chậm phát triển, tụt hậu, của cải xã hội tạo ra ít, tìnhtrạng thất nghiệp gia tăng thì sẽ làm giảm đáng kể thu nhập công Muốn ổn định kinh tếthì nhà nước lại phải tăng thêm chi tiêu công, khi mà nguồn thu nhập công không đủ bùđắp các khoản chi tiêu công thì gây ra tình trạng mất cân đối ngân sách.
Chúng ta có thể thấy rõ mối quan hệ giữa thu nhập công với trình độ phát triển của nềnkinh tế qua 2 sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Thu nhập công với nền kinh tế phát triển
1.4.2 Tiềm năng của đất nước về TNTN
Nguồn tài nguyên thiên nhiên của quốc gia thuộc sở hữu của Nhà nước Nhà nước làđại diện chủ sở hữu toàn dân thực hiện khảo sát, tìm kiếm, bảo quản, giữ gìn, quản lý,khai thác, sử dụng
Kinh nghiệm thế giới cho thấy đóng góp chính của khu vực “tài nguyên và môitrường” cho ngân sách là thuế đất đai, các loại thuế/phí môi trường, thuế khai thác, sửdụng tài nguyên và một số hình thức thu khác Tùy theo từng quốc gia và từng giai đoạnkhác nhau mà cách thức và phần đóng góp này là khác nhau Đối với các nước có hìnhthức sở hữu tư nhân về đất đai, tài nguyên thì họ chỉ thu thuế, phí Còn các nước có chế
độ sở hữu nhà nước về tài nguyên thiên nhiên thì ngoài thu thuế, phí còn có các khoảnthu về giao quyền sử dụng, cho thuê đất đai, tài nguyên Số thu từ bán, cho thuê đất đai,tài nguyên rất lớn so với thuế, phí Tuy nhiên, những khoản thu này không bền vững nhưthuế, phí vì đất đai, tài nguyên đều có giới hạn, không tái tạo được và thu nhập từ nhữngnguồn này còn rất khiêm tốn
Trang 10Hiện nay, việc khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai đang được thực hiện thông quacác chính sách: thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; các loại thuế, phí, lệ phí liên quan đến
sử dụng đất; chính sách góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất; xác định giá trị quyền sửdụng đất vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa Chính sách ưu đãi còn nhiều hạn chếkhi nặng về thủ tục hành chính, chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng thựcthi Bên cạnh đó, do có quá nhiều đối tượng ưu đãi nên rất khó khăn, phức tạp trong côngtác quản lý, tạo kẽ hở, phát sinh cơ chế xin - cho, dễ lợi dụng, gây thất thu NSNN
Thu thuế khai thác tài nguyên là một công cụ đang được sử dụng phổ biến để đạt các mục tiêu trên Việc xác định thuế tài nguyên cho từng loại cụ thể nói chung là khá phức tạp nhưng nguyên tắc chung là dựa trên lợi nhuận mà đơn vị khai thác thu về, các chi phí
xã hội từ việc khai thác tài nguyên và hệ thống quyền tài sản áp dụng cho từng đối tượng.
Theo Bộ Tài Chính, các loại khoáng sản kim loại như sắt, mangan, titan phải chịuthuế tài nguyên theo mức 10% Trong đó, các loại tài nguyên làm vật liệu xây dựng cũng
bị nâng thuế suất lên đáng kể như cát nâng 7%; đá granit, đất sét chịu lửa, cao lanh, cátlàm thủy tinh 10% Tài nguyên là nguyên liệu đầu vào của nhiều ngành kinh tế quantrọng như than được 1% (4% lên 5% hoặc 7% tùy loại); DN khai thác khí thiên nhiên,khí than có sản lượng đến 5 triệu m /ngày sẽ phải nộp thuế tài nguyên theo mức 1% 3Theo Bộ Tài Chính, việc áp mức thuế tài nguyên phù hợp sẽ góp phần tăng thu ngânsách; khuyến khích các địa phương lựa chọn phương thức đầu tư, khai thác, chế biến tàinguyên hợp lý; đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào của các ngành công nghiệpmũi nhọn cho phát triển kinh tế đất nước
Đối với các nước đang phát triển và những nước có nguồn tài nguyên đa dạng vàphong phú thì tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng đến mức động viên NSNN Ở ViệtNam, nếu tỷ trọng xuất khẩu dầu thô và khoáng sản lớn hơn 20% thì mức động viênNSNN cao và có khả năng tăng nhanh Trong thời gian tới Việt Nam cần tăng cường xuấtkhẩu dầu thô và khoáng sản từ đó góp phần vào tăng mức động viên NSNN Khoáng sản
là loại tài nguyên không tái tạo được và có số lượng hạn chế trong lòng đất do đó cần cóchiến lược quản lý bảo vệ khai thác để sử dụng hợp lý tiết kiệm và có hiệu quả phục vụcho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước
Vì vậy, có thể thấy rằng nếu quốc gia có nguồn tài nguyên phong phú và dồi dào thìviệc khai thác tài nguyên sẽ làm tăng thu cho NSNN, thu nhập công sẽ tăng
1.4.3 Trình độ tổ chức hoạt động thanh toán và hoạch toán
Trang 11Khi trình độ hiện đại trong thanh toán và hạch toán gia tăng, thu nhập công cũng sẽ tựđộng tăng theo mà không cần điều chỉnh mức thu vì lúc đó mọi khoản thu và chi phí củamọi tổ chức và cá nhân được ghi chép và phản ánh minh bạch hơn, nên quá trình Nhànước động viên một phần thu nhập của nhân dân cũng chính xác và công bằng hơn, đặcbiệt trong quản lý và thu thuế; đồng thời nhà nước có thể giảm và kiểm soát phần nào sựthất thoát trong thu ngân sách, tăng thu ngân sách và đảm bảo công bằng giữa các chủ thểtrong xã hội Đây là điều kiện quan trọng để làm lành mạnh hóa đời sống kinh tế - xã hội.Tính hiện đại trong công nghệ thanh toán thể hiện trước hết ở sự phong phú đa dạngcủa các phương tiện thanh toán, loại hình thanh toán, trình độ công nghệ, sự phát triểncủa các tổ chức tài chính trung gian cung cấp dịch vụ và thói quen của dân chúng Xuhướng chung khi mà nền kinh tế phát triển thì tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặttrong nền kinh tế càng tăng
Ví dụ như việc Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị về thực hiện chi trả lương các
đối tượng được hưởng lương từ nguồn ngân sách Nhà nước qua tài khoản Từ đó tiếtkiệm nhân lực và tiết kiệm hàng loạt chi phí cho các đơn vị chi trả lương, tiết kiệm chiphí cho hệ thống Kho bạc Nhà nước và tiết kiệm thời gian cho người hưởng lương…Hiệu quả chung mà cả nền kinh tế tiết kiệm được thật sự là rất lớn Cũng chính nhậnthấy hiệu quả của dịch vụ này mà các đơn vị tiên phong chính là các doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp có đông công nhân, đã chủ động phốihợp với các Ngân hàng thương mại thực hiện từ nhiều năm qua Bởi vì tiết kiệm các chiphí trong chi trả lương cũng đồng nghĩa với việc nâng cao sức mạnh cạnh tranh, vì có thểgiảm chi phí, giảm giá thành, tăng lợi nhuận Từ những lợi ích đó mà thu nhập công tănglên
Ngoài tiện ích thông thường, nhiều dịch vụ mới cũng được triển khai mở rộng và nhờ
đó, thay vì chỉ thực hiện rút tiền, chủ các tài khoản có thể mua sắm hàng hoá, dịch vụ quamạng, đặt vé máy bay Song khi mà năng lực đầu tư cơ sở hạ tầng ATM, POS của các tổchức cung ứng còn hạn chế cũng như thói quen sử dụng tiền mặt còn phổ biến, dịch vụtrả lương qua tài khoản đến nay vẫn chưa thể phát huy hết các tiện ích cho người sửdụng
Hiện nay, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác hạch toán kế toán với các phầnmềm tiện ích như: Misa , Fast, Bravo… công tác kế toán đã được đơn giản hoá, chính xác
và minh bạch hơn Từ đó cung cấp các số liệu chính xác hơn, là cơ sở đế nhà nước thuthuế, tránh được tình trạng tham nhũng, lãng phí quỹ công
Trang 121.4.4 Trình độ nhận thức của dân chúng
Trình độ nhận thức của người dân ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập công Khi ý thứccủa người dân càng cao họ càng nhận ra sự cần thiết của nhà nước và trách nhiệm củamỗi bên trong tiến trình thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển Từ đó, họ ý thức được việcđược việc đóng góp nghĩa vụ tài chính của mỗi công dân trước Nhà nước để cùng chia sẻnhững chi phí công cộng Họ nhận thức được: đóng góp tài chính cho Nhà nước làchuyển từ chi tiêu cá nhân kém hiệu quả sang chi tiêu công có hiệu quả cao hơn Đến lúc
đó, nghĩa vụ đóng góp tài chính của Nhà nước không còn nặng nề đối với người dân nữa,tính tự giác chấp hành luật pháp của người dân được nâng cao, thu nhập của Nhà nước sẽtăng lên và thu triệt để hơn
Trình độ nhận thức cao của dân chúng cũng giúp thu nhập công tăng lên Từ đó, Chínhphủ có những hành xử công bằng, sòng phẳng hơn và cung cấp hàng hóa dịch vụ côngcộng đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao hơn
Tuy nhiên vẫn tồn tại một bộ phận người dân vẫn chưa thực sự hiểu được vai trò củatài chính công đối với sự phát triển của Xã hội, chưa nhận thức được đầy đủ vai trò củaNhà nước Chính vì vậy nên họ cũng chưa ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuếđối với Nhà nước Nên có một bộ phận người dân cố tình khai khống thuế, trốn thuế, cábiệt có doanh nghiệp cố tình dây dưa chiếm dụng tiền thuế làm thất thu Ngân sách Nhànước mỗi năm lên tới hàng nghìn tỷ đồng ảnh hưởng tới chương trình phát triển kinh tế
Xã hội của chính phủ ta
1.4.5 Năng lực pháp lí của bộ máy Nhà nước và hiệu quả hoạt động của chính phủ
a Năng lực pháp lý của bộ máy Nhà nước
Chính phủ là một bộ máy do xã hội xây dựng để dẫn dắt xã hội đạt được những mụctiêu công cộng Do đó bộ máy này đương nhiên phải dựa trên một căn bản pháp lý vữngchắc và phải được mọi thành viên trong xã hội tôn trọng Năng lực pháp lí của bộ máynhà nước được nâng cao sẽ giúp Chính phủ đặt ra và quản lí hữu hiệu các khoản thu phùhợp thể chế và khả năng chịu đựng của doanh nghiệp cũng như của dân chúng Đồng thờihạn chế thất thu đến mức tối thiểu ở cả khu vực Nhà nuớc lẫn khu vực ngoài Nhà nước.Qua đó góp phần nâng cao tính minh bạch trong quá trình động viên và sử dụng một phầncủa cải của xã hội
Trang 13Năng lực pháp lý của nhà nước đối với thu nhập công thể hiện ở chỗ hệ thống bộ máythu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác hoàn thiện tới đâu, chặt chẽ đến đâu và có hiệuquả đến đâu.
Để đẩy mạnh cải cách hành chính trong công tác quản lý thu thuế, Chính phủ sẽ banhành Luật quản lý thuế nhằm quy định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm của đối tượng nộp thuế,
cơ quan thuế và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan và bổ sung quyền cưỡng chế thuế,điều tra khởi tố các vụ vi phạm về thuế Thực hiện hệ thống phục vụ đối tượng nộp thuế
có chất lượng cao theo mô hình “một cửa”, giảm chi phí cho cơ quan thuế và đối tượngnộp thuế Xây dựng các quy trình, thủ tục quản lý thuế đơn giản, minh bạch
b Hiệu quả hoạt động của Chính phủ
Đối với một doanh nghiệp hiệu quả hoạt động sẽ được thể hiện thông qua các chỉ tiêuđiển hình như: Vòng quay hàng tồn kho, vòng quay vốn lưu động, tốc độ tăng tỷ suất lợinhuận trên doanh thu… Và người ta sẽ dùng các phương pháp so sánh để đánh giá hiệuquả hoạt động của Doanh nghiệp
Còn đối với một Chính phủ thì một Chính phủ hoạt động hiệu quả khi nó sử dụngnguồn lực tài chính một cách thích hợp để cung cấp những hàng hoá và dịch vụ côngđược xã hội chấp nhận Do đó phải xem bộ máy Chính phủ đó có cồng kềnh hay không.Nếu cồng kềnh thì phải tinh giảm gọn nhẹ nhưng vẫn phải đạt được hiệu quả tốt nhất.Như vậy sẽ giảm được những khoản chi tiêu không cần thiết Hơn nữa khả năng cung cấphàng hoá và dịch vụ công đã đúng đắn hợp lí hay chưa Nếu chưa đòi hỏi phải cung cấptốt hơn hiệu quả hơn và phải có chất lượng cho xã hội Do vậy Chính phủ càng hoạt độnghiệu quả thì khả năng thu từ các khu vực kinh tế và dân cư càng cao Ngược lại, khả năngthu từ dân cư càng cao thì sẽ gia tăng tiềm lực tài chính để phát triển bề rộng và chiều sâunhững hoạt động của Chính phủ Cho nên năng lực bộ máy Nhà nước hoạt động hiệu quảthì tình hình buôn lậu cũng như tìm mọi cách giảm lợi nhuận trước thuế để tránh nộp thuếthu nhập doanh nghiệp sẽ không còn và như thế khả năng thu ngân sách sẽ được hiệu quảhơn
Thu nhập công không chỉ mang lại lợi ích cho nhà nước mà còn mang lại lợi ích chomọi tầng lớp nhân dân, những người giám sát và thụ hưởng dịch vụ công Một nền kinh
tế phát triển là mảnh đất màu mỡ cho thu nhập công tăng trưởng, là tiền đề cần thiết đểphát triển xã hội Thu nhập công cũng chính là đòn bẩy cho nền kinh tế quốc gia đi lên
II CHI TIÊU CÔNG
Trang 142.1 Khái niệm chi tiêu công
‒ Về bên ngoài của hoạt động tài chính công :
Chi tiêu công là các khoản chi tiêu của các cấp chính quyền, các đơn vị quản lý hành chính, các đơn vị sự nghiệp được sự kiểm soát và tài trợ bởi Chính phủ
‒ Về mặt bản chất:
Chi tiêu công là quá trình phân phối và sử dụng các quỹ tài chính công nhằm thực hiệncác chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước
2.2 Đặc điểm của CTC
Chi tiêu công có những đặc điểm cơ bản sau:
‒ Đặc điểm nổi bật của chi tiêu công là nhằm phục vụ cho lợi ích chung của cộng đồng dân cư ở các vùng hay phạm vi Quốc gia
‒ Chi tiêu công luôn gắn liền với nhà bộ máy nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà nhà nước thực hiện
‒ Chi tiêu công hoàn toàn mang tính công cộng
‒ Các khoản chi tiêu công mang tính không hoàn trả hay hoàn trả không trực tiếp và thể hiện ở chỗ không phải mọi khoản thu với mức thu và số lượng của những địa chỉ cụ thể đều được hoàn lại dưới hình thức các khoản chi tiêu công
2.3 Phân loại CTC
Căn cứ chức năng vĩ mô của Nhà nước
‒ Xây dựng cơ sở hạ tầng
‒ Tòa án và Viện kiểm soát
‒ Hệ thống quân đội và an ninh xã hội
Trang 15‒ Chi khác.
Căn cứ vào tính chất kinh tế
‒ Chi thường xuyên
‒ Chi đầu tư phát triển
‒ Chi khác
Căn cứ Quy trình lập quy sách
‒ Chi tiêu công theo các yếu tố đầu vào
‒ Chi tiêu công theo các yếu tố đầu ra
Sự đầu tư của chính phủ vào những khu vực lĩnh vực ưu tiên sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển hay công nghiệp hóa cho ngành, lĩnh vực ấy Thông qua các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp như góp vốn liên doanh, đầu tư và hồ trợ vốn, trợ giá, giảm thuế,…
Mặt khác, sự hỗ trợ của chính phủ về nguồn nhân lực thông qua chính sách phát triển hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, y tế,… đã góp phần rất quantrọng vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội đất nước
2.4.2 CTC góp phần điều chỉnh chu kì kinh tế
Chi tiêu công hình thành lên một thị trường đặc biệt Bản thân chính phủ là một chủ thể trong nền kinh tế có nhu cầu tiêu thụ khối lượng hàng hóa khổng lồ, làm cho tổng cầunền kinh tế gia tăng một cách đáng kể Từ đó, làm nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư
và kính thích sản xuất Có thể nói, chi tiêu công là công cụ kinh tế quan trọng của nhà nước nhằm tích cực tái tạo lại cân bằng của thị trường hàng hóa nhờ tác động vào quan
hệ cung cầu nhờ việc tăng hay giảm chi tiêu công
2.4.3 CTC góp phần tái phân phối thu nhập, thực hiện công bằng xã hội
Trang 16Nhà nước sử dụng công cụ thuế và chi tiêu công để tái phân phối thu nhập xã hội, với công cụ thuế mang tính chất động viện nguồn thu cho Nhà nước thì chi tiêu công mang tính chất chuyển giao thu nhập đó đến những người có thu nhập thấp thông qua các chương trình phúc lợi xã hội như bảo hiểm xã hội, phương tiện công cộng, hệ thống giáo dục công,…điều này giúp giảm bớt phân hóa giàu nghèo đảm bảo ổn định an sinh xã hội.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến CTC
sẽ có nhu cầu mới xuất hiện mà khu vựa tư sẽ không tham gia và không có lời hoặc không đủ nguồn lực để thực hiện hoạt động sản xuất Vì vậy, chính phủ cần có sự can thiệp và tham gia sản xuất những loại hàng hóa đó
Xét về góc độ chi ngân sách, có một số tiền không nhỏ đã bị lãng phí, thất thoát thông qua việc đầu tư công, thông qua việc chi tiêu của các cơ quan nhà nước, thông qua việc làm ăn kém hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước Những kết quả kiểm toán, thanh travới số tiền bị lãng phí, thất thoát lớn mới được công bố và được đưa lên mặt báo hằng ngày là điều không thể coi thường
‒ Xã hội hóa các rủi ro:
Sự phát triển về các vai trò của Chính phủ đòi hỏi chi tiêu công phải được mở rộng, chi tiêu công không chỉ đơn thuần tài trợ cho các hoạt động hành chính của Nhà nước, màcòn tài trợ cho các hoạt động kinh tế - xã hội, đảm bảo sự cân bằng kinh tế vĩ mô và ổn định xã hội Thông qua chi tiêu công, người dân được thụ hưởng nhiều lợi ích như giáo dục, chăm sóc y tế, bảo hiểm xã hội, các tiện ích từ cơ sở hạ tầng, đó là chưa kể đến cáckhoản thu nhập mà Chính phủ chuyển giao cho người nghèo Có thể nói rằng, sự gia tăngchi tiêu công của Chính phủ đã “xã hội hóa các rủi ro” mà đáng lý ra mỗi cá nhân trong
xã hội phải tự mình đối phó, nhưng do họ không đủ khả năng hoặc không nhận thức đượctrách nhiệm nên dần dần đã chuyển sang vai của Nhà nước Nghĩa là, Chính phủ phải đứng ra bảo hiểm, tài trợ và tái phân phối các gánh nặng đó cho toàn thể xã hội để đảm
Trang 17bảo mức sống tối thiểu của mỗi công dân Ví dụ như việc chi tiêu công được dùng để trả lương cho công chức nhà nước Hiện nay, tuy khu vực nhà nước có lương tương đối thấp hơn khu vực tư nhân nhưng cũng chiếm đến 40% tổng thu nhân sách nhà nước
‒ Tài chính công còn là công cụ để Chính phủ quản lý kinh tế, khắc phục những khuyết tật của thị trường Sự gia tăng chi tiêu công có thể là một giải pháp hữu hiệu để vực dậy một nền kinh tế đang suy thoái
2.5.2 Sự thay đổi quan niệm tổng quát về TCC
Do những thay đổi của nền kinh tế thị trường trong từng giai đoạn Sự gia tăng chi tiêucông có ảnh hưởng đến sự tái phân phối nguồn lực giữa khu vực công và khu vựa tư Lý thuyết kinh tế học hiện đại cho rằng nền kinh tế muồn phát triển ổn định cần có sự phối hợp giữa bàn tay chính phủ và bàn tay thị trường trong quá trình tái phân phối thu nhập Điều đó có nghĩa là, quy mô chi tiêu công nên có sự giới hạn nhất định Nhưng giới hạn ởquy mô nào thì cho đến nay các nhà kinh tế cũng chưa đưa ra câu trả lời chính xác Thay vào đó các nhà kinh tế thường nêu ra sự giới hạn chi tiêu công trên các khía cạnh: trong chi tiêu công có một khoản chi cần phải được tiết kiệm và hạn chế như chi phí hành chínhthuần túy hoặc những hoạt động của khu vực công mà sự quản lý không hiệu quả so với hoạt động của khu vực tư tương đương thì những hoạt động này nên chuyển giao cho khuvực tư Bên cạnh đó họ cho rằng sự giới hạn chi tiêu công cần linh hoạt theo chu kỳ kinh
tế Khi nền kinh tế bị suy thoái, cần tăng chi tiêu để thúc đẩy kinh tế phát triển; ngược lại nền kinh tế trong giai đoạn hưng thịnh thì cần phải cắt giảm quy mô chi tiêu công2.5.3 Sự phát triển về lực lượng sản xuất
Lực lượng sản xuất xã hội càng phát triển thì nhu cầu về số lượng và chất lượng hàng hoá công càng cao, khi đó Nhà nước với vai trò của mình phải có trách nhiệm đáp ứng nhu cầu đó Ngược lại, lực lượng sản xuất phát triển, nền kinh tế phát triển thì sẽ có điều kiện tăng thu cho NSNN, tạo khả năng và tiền đề cho việc tăng chi tiêu công
2.5.4 Mô hình tổ chức bộ máy Nhà nước và những nhiệm vụ KT-XH mà nhà nước
đảm nhận trong từng thời kì
Với mỗi mô hình tổ chức bộ máy nhà nước khác nhau thì nhu cầu chi tiêu nhằm duy trì
sự vận hành của bộ máy đó cũng khác nhau Nhưng nhìn chung, Nhà nước có bộ máy quản lý gọn nhẹ, vận hành hiệu quả thì càng tiết kiệm được các khoản chi tiêu công
Trang 18Những nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà Nhà nước phải đảm nhận trong từng thời kì luôn gắn bó với từng bối cảnh lịch sử nhất định về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngoài nước, từ đó nó tác động chi phối đến mức độ chi tiêu công của Chính phủ.2.5.5 Các nhân tố khác
Ngoài các nhân tố trên, chi tiêu công còn chịu ảnh hưởng của các phạm trù giá trị khácnhư giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái…