Tuy nhiên, biểu hiện của chúng ở từng nước, từng dân tộc, từng tộc người hết sức đa dạng phong phú, không chỉ là ở mặt số lượng mà còn ở sắc thái tín ngưỡng dân tộc khác nhau, các tôn gi
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ
KHOA LỊCH SỬ
BÀI TẬP NHÓM CHỦ ĐỀ: ĐẶC ĐIỂM LỄ HỘI, PHONG TỤC TẬP QUÁN
ĐÔNG NAM Á Học phần: Lịch sử văn minh Đông Nam Á
Giảng viên: TS Lê Thị Quí Đức Thành viên nhóm (1):
1 Trần Ngọc Xuân
2 Hoàng Thu Trang
3 Phan Thị Kim Ngân
4 Nguyễn Thanh Liêm
5 Lê Viết Tưởng
Huế, ngày 02 tháng 11 năm 2023
Trang 2ĐẶC ĐIỂM LỄ HỘI, PHONG TỤC TẬP QUÁN ĐÔNG NAM Á
Nội dung:
I Lễ hội
1 Lễ hội nông nghiệp
2 Lễ hội tưởng niệm các anh hùng dân tộc
3 Lễ hội tôn giáo
4 Lễ Tết
II Phong tục và tập quán
1 Trang phục
2 Ẩm thực
3 Hôn nhân
4 Tang ma
5 Các phong tục tập quán khác (ăn trầu, nhuộm răng đen, xăm mình…)
6 Các trò chơi dân gian
III Nhận xét
I Lễ hội
Các lễ hội ở Đông Nam Á phần lớn đều bắt nguồn từ một gốc chung mang tính khu vực: đó
là nền sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước Chính đặc trưng này đã tạo nên tính thống nhất của
lễ hội khu vực nói riêng và văn hóa khu vực nói chung
Lễ hội ở Đông Nam Á thường được phân chia thành các loại hình cơ bản sau:
1 Lễ hội nông nghiệp
Trong các lễ hội Đông Nam Á, phổ biến nhất là lễ hội nông nghiệp mà quan trọng nhất là những lễ hội liên quan đến cây lúa Đây chính là đặc điểm riêng, nổi bật và độc đáo nhất của phong tục lễ hội ở Đông Nam Á so với các nơi khác trên thế giới Tuy nhiên, biểu hiện của chúng ở từng nước, từng dân tộc, từng tộc người hết sức đa dạng phong phú, không chỉ là ở mặt
số lượng mà còn ở sắc thái tín ngưỡng dân tộc khác nhau, các tôn giáo khác nhau
- Thời gian: Bất kì tháng nào, mùa nào ở Đông Nam Á cũng có lễ hội Tuy nhiên, vì các lễ hội thường gắn với việc đồng áng nên thời gian giao tiếp giữa hai mùa, giữa hai chu trình sản xuất thường có nhiều lễ hội hơn cả Đó là lúc người dân nhàn rỗi nên có điều kiện tổ chức các lễ hội Hơn nữa, sau một thời gian lao động vất vả người ta bao giờ cũng có tâm lí “xả hơi”
- Địa điểm tổ chức: thường là những nơi gắn với đời sống sản xuất của nhà nông vì theo quan niệm của người dân thì tất cả những nơi đó đều có “thần” “Thần” ở nơi nào thì lễ hội thường được tổ chức ở ngay nơi đó
Trang 3- Trong số các lễ hội nông nghiệp, phổ biến và quan trọng hơn cả là những lễ hội gắn với cây lúa và vòng đời của cây lúa, hay nói cách khác là quy trình sản xuất loại cây lương thực được thần thánh hoá này Có thể kể ra một số lễ hội của các dân tộc Đông Nam Á có liên quan đến quy trình trồng lúa như sau:
+ Bước đầu tiên của quy trình sản xuất lúa được phản ánh trong các lễ hội như: lễ xuống đồng hay lễ tịch điền của người Việt, lễ dựng chòi cày của người Chăm, lễ mở đường cày đầu tiên của người Thái Lan, lễ ban phát giống thiêng của người Campuchia, lễ “Đường cày hạnh phúc” của người Myanmar…
+ Một lễ hội khác gắn với giai đoạn phát triển quan trọng nhất của cây lúa - giai đoạn lúa trổ đòng - thường được tổ chức ở Campuchia là lễ hội Đônta Trong lễ hội này, người ta mang cơm, bánh cúng tổ tiên và thần Đất và thần Lúa, cầu mong tổ tiên và các vị thần phù hộ cho cây lúa phát triển tươi tốt, mùa màng bội thu
+ Về giai đoạn thu hoạch lúa, có thể kể đến lễ hội Bun-khun-khau-nay-lan (vun thóc trên sân) của dân tộc Lào Lễ hội này được tổ chức ngay trên sân đập lúa ở bìa ruộng
Trong các lễ hội ở Đông Nam Á thường có hai phần: phần lễ và phần hội - đan xen hòa quyện với nhau rất khăng khít
- Phần lễ bao gồm các nghi lễ của tín ngưỡng dân gian và các tôn giáo cùng với các đồ vật được sử dụng làm đồ cúng lễ mang tính thiêng liêng, được chuẩn bị rất nghiêm ngặt và chu đáo, thường mang nội dung:
+ Cầu xin, cầu mong làm ăn phát đạt, sung túc (như cầu cho mùa màng bội thu, muôn loài sinh sôi nảy nở)
+ Tạ ơn thần linh, tổ tiên đã phù hộ, che chở cho cuộc sống của mình
- Phần hội thường là những trò vui chơi giải trí Mục đích của các trò chơi trong dịp lễ hội rất cụ thể, thiết thực, chẳng hạn:
+ Những trò chơi như thi bơi chải, đấu vật, kéo co, cướp cờ…nhằm mục đích nâng cao sức khỏe
+ Những trò thi đánh trống, ném còn, chơi đu…thể hiện tín ngưỡng phồn thực
+ Những trò chơi cờ, đố chữ…luyện tư duy
+ Những trò như đốt pháo, ném pháo, té nước…thể hiện ý muốn cầu nước, cầu mưa
2 Lễ hội tưởng niệm anh hùng dân tộc, thành hoàng, tổ nghề
Ngoài lễ hội nông nghiệp, tôn giáo, ở Đông Nam Á còn có các lễ hội tưởng niệm những người anh hùng dân tộc, những người sáng lập ra bộ tộc, bộ lạc hoặc một tôn giáo nào đó
- Ở Việt Nam: có những lễ hội như lễ hội Phủ Giầy thờ Mẫu Liễu Hạnh, lễ hội thờ Đức Thánh Tản, hội đền Kiếp Bạc thờ Đức Thánh Trần… Một điều dễ nhận thấy trong hệ thống thần thánh
là có không ít phụ nữ, đề cao vai trò của phụ nữ, tượng trưng cho sự sinh tồn của tín ngưỡng phồn thực
- Các nước như Brunei, Malaysia, Indonesia: tổ chức lễ kỷ niệm ngày sinh Thiên sứ Mohamed – người sáng lập ra đạo Hồi Đối với các nước mà đạo Hồi là quốc giáo thì đây là lễ hội mang tính quốc gia và cũng có thể xếp nó vào hệ thống lễ hội tôn giáo
3 Lễ hội tôn giáo
Trang 4Một kiểu lễ hội khác nữa cũng thường được tổ chức hàng năm là những lễ hội tôn giáo Văn hóa Đông Nam Á có sự hòa trộn, giao thoa giữa văn hóa bản địa với văn hóa ngoại lai Bức tranh tín ngưỡng của Đông Nam Á cũng mang tính đa dạng Tuy nghiên, những tôn giáo ấy khi vào Đông Nam Á đã có những thay đổi để phù hợp với nền văn hóa của các dân tộc Lễ hội
cổ truyền thể hiện khá rõ điều này, mỗi một tôn giáo có những lễ hội riêng của mình nhưng ở Đông Nam Á, nó đã kết hợp hài hòa với tín ngưỡng bản địa, tạo nên nhiều loại hình và nghi thức mới
a Đạo Hồi
- Ở Indonesia: có lễ hội như Lebaran, tổ chức vào cuối tháng Ramadan (đối với người Hồi giáo là tháng nhịn ăn, nhịn uống vào ban ngày mang ý nghĩa nhắc con người không vì cuộc sống no đủ mà quên cảnh đói nghèo) Đây cũng là dịp người ta tỏ lòng kính trọng đối với tổ tiên,
đi thăm phần mộ của gia đình Việc làm này thể hiện truyền thống bản địa của dân tộc – tín ngưỡng sùng bái người đã mất
b Đạo Phật
- Ở Việt Nam, lễ hội chùa Dâu với các nghi lễ đặc trưng với sự pha trộn giữa màu sắc Phật giáo và tín ngưỡng bản địa của cư dân nông nghiệp lúa nước như: tắm tượng Phật, rước tượng
Tứ Pháp, cướp nước…
c Kitô giáo
- Ở Philippines, bên cạnh các lễ hội thông thường theo tục lệ, họ còn có một lễ hội đặc biệt – Mazareno – bắt nguồn từ sự tích pho tượng gỗ thánh Mazareno vẫn còn nguyên vẹn trong khi cả nhà thờ Jiyapo bị thiêu cháy Người dân sùng bái nó và tin vào một thế lực thần thánh siêu nhiên
đã che chở
4 Lễ tết Nguyên đán
Mọi quốc gia Đông Nam Á đều có ít nhất một lễ hội cơ quy mô lớn nhất, đó chính là tết Nguyên Đán Tết thực ra cũng là một kiểu lễ hội và được sinh ra từ trong hệ thống lễ hội của dân tộc Tết, đặc biệt là Tết Nguyên đán là lễ hội biểu hiện rõ ràng nhất, đặc trưng nhất bản sắc văn hóa của một dân tộc
Tết Nguyên đán của các dân tộc Đông Nam Á bao giờ cũng mang ý nghĩa tổng kết năm cũ, tổng kết một chu kì lao động và đón mừng năm mới với một chu trình lao động mới Và Tết hàm chứa trong nó ý nghĩa tống tiễn các rủi ro, cái xui xẻo và đón chào cái mới, cái may mắn, tốt lành
Các nhà nghiên cứu phong tục tập quán chia các nước trong khu vực Đông Nam Á thành 4 nhóm quốc gia ăn tết theo truyền thống:
a Ảnh hưởng bởi Nho giáo: Việt Nam và Singapore.
- Ở Việt Nam: Dịp Tết, nhiều tục lệ được tiến hành với mục đích cầu may, cầu sự thịnh vượng trong năm mới như chọn người xông nhà, xông đất, hái lộc, chọn ngày giờ tốt để xuất hành, khai canh, khai bút, cầu ngư Đối với việc vui chơi cũng có nhiều nội dung như hội chợ, hát Quan họ, hát Bài chòi, các cuộc thi như chơi cờ người, chọi gà…
- Ở Singapore: Trước những ngày đón năm mới người dân Singapore cũng có phong tục dọn dẹp và trang trí nhà cửa, cũng tổ chức lễ cúng ông công ông Táo như Việt Nam. Vào ngày
Trang 5Tết người dân quốc đảo cũng nấu các món ăn truyền thống và tham gia nhiều lễ hội đặc sắc được tổ chức
b Ảnh hưởng bởi Phật giáo: Thái Lan, Myanmar, Lào và Campuchia.
Tết ở các quốc gia này đều diễn ra vào khoảng tháng 4 dương lịch Điểm chung của phong tục đón Tết ở các quốc gia này đều rất giống nhau: té nước và tỏ lòng tôn kính của mình đến Đức Phật, thần linh, người thân bạn bè để cầu mong một năm mới tốt lành Ý nghĩa của tết té nước là mang lại sự mát mẻ, phồn vinh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc cho con người Về mặt tôn giáo thì có ý nghĩa về sự trong sạch, thanh khiết hóa cuộc sống của con người
- Ở Thái Lan: Songkran là ngày tết được người Thái chờ đợi nhất trong năm Tổ chức thường niên vào ngày 13 – 15 tháng 4
- Ở Lào: Tết đón năm mới của người Lào có tên là Bunpimay Món ăn được chú trọng vào dịp này là Lạp, được người Lào tặng cho nhau như lời chúc may mắn
- Ở Campuchia: Tết Chol Chnam Thmay diễn ra từ ngày 13 – 15/4 dương lịch hàng năm Người dân Campuchia thực hiện những lễ nghi tín ngưỡng cầu may như: làm mâm cơm dâng cúng Phật và tổ chức lễ tắm tượng Phật; đắp những núi cát nhỏ trên sân chùa
- Ở Myanmar: Thingyan là tết mừng năm mới của Myanmar, được tổ chức phổ biến vào tháng 4 dương lịch Lễ tết này xuất phát từ một câu chuyện truyền thuyết liên quan đến các vị thần
c Ảnh hưởng bởi Hồi giáo: Malaysia, Brunei và Indonesia.
Do có chung hệ ngôn ngữ Melayu và phần lớn người dân theo đạo hồi giáo Tết Hari Raya được tổ chức sau khi kết thúc tháng Ramadan (đối với người Hồi giáo, tháng nhịn ăn, nhịn uống vào ban ngày mang ý nghĩa nhắc con người không vì cuộc sống no đủ mà quên cảnh đói nghèo) Ngày lễ tết quan trọng được người dân nước này gọi là Hari Raya
- Ở Brunei: Các hoạt động diễn ra trong lễ tết như cầu nguyện, thăm người thân…Đặc biệt, đây là dịp duy nhất trong năm Hoàng cung mở cửa đón người dân và du khách đến thăm, gặp trực tiếp và bắt tay với Vua, Hoàng hậu hay các thành viên trong Hoàng gia
- Ở Malaysia: Tết thường bắt đầu bằng việc đến thánh đường cầu nguyện và xin tha thứ, sau
đó là đi thăm người thân và bạn bè Các món ăn truyền thống như: Rendang hay bánh gạo Ketupat
- Ở Indonesia: Tết Hari Raya ở đây được gọi là Labaran Bắt đầu bằng lễ cầu nguyện và sau
đó là lễ cầu xin sự ban phước và tha thứ từ ông bà cha mẹ Món ăn không thể thiếu vào dịp này
là ketupat mang ý nghĩa tượng trưng cho sự xin lỗi và cầu mong phước lành Ngoài Tết Hari Raya thì người dân Bali (Indonesia) còn có Tết Nyepi Đây là Tết Thaipusam của người Ấn Độ giáo
d Ảnh hưởng bởi phương Tây: Philippines.
Ngày Tết ở Philippines được diễn ra từ ngày 30/12 Dương lịch. Trước đêm giao thừa, các gia đình bắt tay vào chuẩn bị bàn tiệc “Media Noche” để cả gia đình cùng thưởng thức vào đúng
Trang 6nửa đêm Bàn tiệc thường có trái cây xếp theo hình vòng tròn, biểu thị những đồng tiền xu, với ước vọng đem lại may mắn về tài chính cho gia đình
Có thể nói, Tết nói riêng và lễ hội nói chung là một biểu hiện đặc sắc của văn hoá truyền thống Đông Nam Á Các hình thức lễ tết và lễ hội của cư dân nơi đây rất phong phú, đa dạng và mang những sắc thái tôn giáo khác nhau nhưng đồng thời với sự đa dạng, nhiều vẻ đó vẫn có một gốc văn hoá chung thống nhất, mang tính khu vực, đó là bản sắc văn hoá của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước điển hình
II Phong tục tập quán
Phong tục tập quán là một khái niệm rộng, bao gồm cả hội hè, lễ tết, trang phục, ẩm thực, cưới xin, ma chay Riêng phần lễ tết đã được trình bày trong một mục riêng nên ở đây sẽ đề cập đến những nét chung, phổ biến ở nhiều dân tộc trong khu vực
Phong tục tập quán ở Đông Nam Á rất đa dạng bởi địa bàn này là nơi quần cư của rất nhiểu dân tộc, tộc người khác nhau Tuy nhiên, trong sự muôn hình, muôn vẻ đó vẫn có những nét chung xuất phát từ một cơ sở văn hoá bản địa vốn đã hình thành từ lâu đời
1 Trang phục
Cư dân Đông Nam Á đã biết dùng những chất liệu có sẵn trong tự nhiên như tơ chuối, tơ tằm, tơ đay, bông và gai để phục vụ cho nhu cầu mặc của mình từ rất sớm Sản phẩm có được khi dệt những loại sợi này mỏng, nhẹ, thoáng rất phù hợp với khí hậu nóng ẩm nơi đây Nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ và trồng bông dệt vải của cư dân Đông Nam Á đã trở thành một nghề quan trọng, chỉ đứng sau nghề trồng lúa nước Lụa tơ tằm Việt Nam và vải Batik của Indonesia và Malaysia là những mặt hàng rất nổi tiếng trên thế giới
- Váy
Có thể nói, ở tất cả các nước trong khu vực Đông Nam Á, váy là trang phục đặc trưng của phụ nữ Ở mọi nơi, từ các vùng hải đảo thuộc Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei đến các vùng núi của các quốc gia lục địa như Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Lào, Myanmar hay các thủ đô của các nước, phụ nữ đều mặc váy
Váy (sarông) có hai loại: Kain là loại váy mà người Malaysia, Indonesia, Brunei thường sử dụng Đây chỉ là một tấm vải quấn quanh thân mình (thường từ rốn trở xuống) Loại thứ hai là một tấm vải được khâu tròn thành hình ống Tại nhiều nước Đông Nam Á, kain còn được nam giới sử dụng Váy được cư dân Đông Nam Á ưa chuộng không chỉ vì thoáng, mát, dễ chịu mà còn vì tiện lợi, phù hợp với công việc đồng áng
Ngày nay, váy vẫn được hầu hết các dân tộc Đông Nam Á sử dụng, đặc biệt là các dân tộc ít người Philippines là một ví dụ, phụ nữ các dân tộc ở đảo quốc này đều mặc váy
- Khố
Đồng thời với váy, khố cũng là đồ mặc phổ biến ở Đông Nam Á Khố mặc gọn, phù hợp với khí hậu nóng bức và công việc làm ruộng, làm rẫy Hiện nay, khố vẫn còn được một số dân tộc
ít người ở Đông Nam Á sử dụng với địa bàn trải từ Philippines, Indonesia, Malaysia đến Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar
Trang 7Trong quá khứ, trang phục truyền thống điển hình của cư dân Đông Nam Á là nam đóng khố, nữ mặc váy và cả hai đều cởi trần, đi chân đất Tất nhiên, khố không chỉ là độc quyền của nam giới và váy không phải chỉ là của nữ giới nhưng sự phân chia như trên là phổ biến
- Áo
Sau giai đoạn cởi trần, phụ nữ Đông Nam Á lục địa sử dụng một loại y phục đặc biệt để che ngực, đó là yếm Tiếp đến, một kiểu trang phục khác gần với cách ăn mặc ngày nay xuất hiện,
đó là áo chui đầu Áo chui có ở nhiều dân tộc Đông Nam Á nhưng phổ biến hơn cả là ở người Chăm, các dân tộc ở Trường Sơn - Tây Nguyên (Việt Nam) người Khmer (Campuchia), người Karen (Myanmar, Thái Lan)
- Khăn đội đầu
Khăn cũng rất phổ biến đối với phụ nữ Đông Nam Á Khăn vừa có tác dụng che mưa, che nắng, vừa làm gọn tóc do đó tạo thuận tiện trong khi lao động Sau này, khăn còn được xem như một sản phẩm nghệ thuật nên ở rất nhiều nơi, kỹ thuật dệt, đan khăn đội đầu rất được chú trọng
- Trang sức
Phụ nữ Đông Nam Á cũng rất ưa chuộng các loại đồ trang sức khác nhau, phổ biến hơn cả
là các loại vòng Vòng trang sức thường xuất hiện nhiều ở các tộc dân sống ở vùng xa xôi hẻo lánh Những chiếc vòng có vai trò đặc biệt, nhất là vào các dịp lễ hội, lễ tết và trong hôn nhân Tại nhiều vùng, không chỉ phụ nữ mà nam giới cũng dùng vòng như một thứ trang sức Cư dân Đông Nam Á sử dụng hai loại vòng là vòng đeo tay và vòng đeo cổ
Một trong những loại trang phục đặc biệt của người Đông Nam Á là những chiếc mũ lông chim Người Dayak ở Indonesia, người Naga trên đảo Timo, người Batak ở đảo Sumatra, các dân tộc thuộc đảo Luson-Philippines đều đội mũ lông chim Người Katu ở Việt Nam đội mũ lông chim khi ra trận, người Bana đội mũ này khi làm lễ bỏ mả, còn các thầy cúng người Kachin
ở Myanmar đội mũ lông chim khi hành lễ
Trên đây là những kiểu trang phục phổ biến và mang tính truyền thống của cư dân Đông Nam Á.Trong thực tế ngày nay, trang phục của các dân tộc trong khu vực đa dạng và nhiều vẻ hơn nhiều
2 Ẩm thực
Sinh sống trong một khu vực nóng ẩm, mưa nhiều, lại có đủ loại địa hình (núi, đồng bằng, biển, sông nước ) nên Đông Nam Á có một hệ thống động thực vật cực kỳ phong phú Thức ăn
tự nhiên nơi đây lúc nào cũng có sẵn: cá dưới ao, hồ, sông ngòi; hoa quả, rau màu ngoài ruộng, vườn; các loại chim, thú nơi nào cũng có Hoàn cảnh sống thuận lợi đó giúp cư dân Đông Nam Á có điều kiện dễ dàng tìm các loại thức ăn tươi sống hàng ngày, không phải lo tích trữ thức ăn lâu ngày
Trong những đặc trưng văn hoá Đông Nam Á, ẩm thực là một trong những đặc trưng nổi bật và độc đáo nhất Các nhà nghiên cứu cho rằng khu vực Đông Nam Á là vùng văn hoá thực vật bởi những tập quán trong văn hoá ẩm thực nơi đây Người Đông Nam Á không có thói quen dùng nhiều thịt và các thực phẩm có nguồn gốc động vật lớn như bơ sữa Thức ăn chủ yếu của
họ là thực vật mà cụ thể là lúa gạo, rau cỏ và hoa quả Tuy nhiên nếu chỉ dùng thực vật không thôi thì không đủ dưỡng chất cho cơ thể nên ngoài nguồn đạm thực vật, người Đông Nam Á rất
Trang 8coi trọng cá và những sản phẩm động vật gắn liền với công việc đồng áng như tôm, cua, ốc , những loài động vật nhỏ và đều là sản phẩm của hoạt động sản xuất lúa nước Các loại thịt lợn, thịt trâu bò, và ngay cả thịt gà, nói chung chỉ được sử dụng vào những dịp lễ tết, hội hè, đình đám mà thôi
Từ gạo, cơm trử thành thức ăn chính, thức ăn chủ đạo nhất của người khu vực này Gạo có hai loại: gạo tẻ và gạo nếp Cơm nếp là thức ăn chính của nhiều dân tộc miền núi mà người Lào
là một điển hình Sở dĩ có điều này là bởi người miền núi đi làm xa, leo núi vất vả, ăn cơm nếp chức dạ, no lâu hơn ăn cơm tẻ
Trong số các loại rau được trồng ở Đông Nam Á thì rau muống rất phổ biến, có thể trồng được ở nhiều nơi Có thể coi đó là người bạn thân thiết của cây lúa Rau muống, vì thế là loại rau thực phẩm đứng đầu trong danh sách rau cỏ ở Đông Nam Á
Đông Nam Á là khu vực có hệ thống sông ngòi dày đặc và biển rộng mênh mông cho nên
cá là thức ăn phổ biến hơn thịt cũng là lẽ tự nhiên Cá được chế biến theo nhiều cách: kho, nấu, nướng, luộc, rán Từ cá, người Đông Nam Á còn chế biến ra một loại thức ăn phổ biến trong toàn vùng, đó là nước mắm Nước mắm có thể được dùng như một loại nước chấm, có thể ăn suông với cơm như một loại thức ăn
Trong bữa cơm của cư dân Đông Nam Á, không thể thiếu các loại gia vị như hạt tiêu, ớt, rau thơm các loại Điều này cũng dễ hiểu bởi từ xưa, nơi đây đã là nguồn cung cấp hồ tiêu cho Âu
-Mỹ và nhiều vùng khác trên thế giới và bây giờ hồ tiêu của khu vực Đông Nam Á cũng là nguồn cung cấp chủ yếu trên thị trường thế giới
3 Hôn nhân
Những phong tục về hôn nhân hết sức đa dạng và khác nhau ở mỗi dân tộc trong khu vực Đông Nam Á, khó có thể thống kê được Tuy nhiên, nhìn chung vẫn có những phong tục chung cho một số, thậm chí nhiều dân tộc khác nhau
Từ xa xưa, ở nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á, việc hôn nhân có một đặc điểm là cha
mẹ thường quyết định vấn đề hôn nhân của con cái Tập quán “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” không phải chỉ có ở Việt Nam mà còn ở rất nhiều các nơi khác như Malaysia, Indonesia, Brunei, Campuchia Thậm chí cho đến tận ngày nay, ở một số dân tộc, tuy không nhiều nhưng vẫn có những gia đình bố mẹ đi tìm và quyết định người bạn trăm năm của con mình, nhưng theo đà phát triển chung của xã hội, xu hướng trên nói chung đã và đang bị loại bỏ Tuy nhiên, đồng thời với tập quán cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy là một xu hướng khác cũng rất phổ biến ở Đông Nam Á, đó là việc tự do tìm bạn đời Một điều cũng hết sức thú vị là ở nhiều dân tộc, việc tìm bạn đời được tiến hành thông qua các sinh hoạt văn hoá dân gian như hát đối nam nữ, thổi sáo, thổi khèn gọi bạn tình Nơi các đôi trai gái có thể gặp nhau để tìm hiểu có thể là một lễ hội hay một phiên chợ, cũng có thể là một điểm hẹn nào đó bên suối, cửa rừng, gốc đa Tục hát đối đáp nam nữ, thổi sáo, thổi khèn gọi bạn tình rất phổ biến nhiều dân tộc như
người Khasi (Myanmar) và nhiều dân tộc ở Việt Nam cũng như các nước khác Cảnh tìm hiểu
nhau thông qua các hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian được biểu hiện rõ nét và điển hình ở chợ tình Sapa
Trang 9Trong vấn đề hôn nhân, ở một số dân tộc còn có phong tục khá đặc biệt, đó là tục cướp dâu Phong tục này không mang tính bạo lực như tên gọi của nó mà thật ra là cần thiết và hợp tình hợp lý bởi đó là hành động cuối cùng để giúp đôi trai gái thực hiện đựoc ý nguyện sống bên nhau của mình khi họ không đủ điều kiện để tiến tới hôn nhân một cách bình thường Cướp dâu không phải là cướp một cố gái bất kỳ về làm vợ mà là hành động đã có sự chuẩn bị từ trước của đôi trai gái yêu nhau nhưng vì lý do nào đó (thường là sự ngăn cản của gia đình) khiến họ không lấy được nhau Cướp dâu do vậy lại là hành động bắt buộc gia đình tổ chức đám cưới cho họ Đó
là hành động vì quyền tự do yêu đương của con người Một điều cũng thật thú vị là khi có hành động cướp dâu, tuyệt đại đa số dân làng và bạn bè thường đứng về phía đôi trai gái và vận động cha mẹ họ đồng ý cho họ thành vợ thành chồng Trong số những khó khăn mà phía nhà gái gây
ra cho nhà trai, khiến chàng trai không thể vượt qua được để đi đến hôn nhân thường là tục thách cưới (hay là sự mua dâu) quá cao Trong trường hợp này, nếu cô gái thật lòng yêu chàng
trai và quyết tâm đến với nhau thì họ sẽ bàn bạc để tiến hành cướp dâu Cướp dâu không chỉ có
ở các dân tộc sống trên bán đảo Trung - Ấn mà còn phổ biến ở cả những quốc gia hải đảo như Philippines, Indonesia
Thủ tục cho một đám cưới ở các dân tộc Đông Nam Á không hoàn toàn giống nhau bởi nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân tôn giáo Nhưng dù có sự khác nhau về cách tổ chức thì nói chung, việc cưới xin thường trải qua ít nhất là hai bước: lễ ăn hỏi và lễ cưới Về nguyên tắc, để đi đến lễ hỏi, trước đó đã có sự đồng ý của hai bên gia đình Lễ ăn hỏi là việc nhà trai mang lễ vật đến nhà gái xin cho phép con trai họ được lấy con gái nhà đó làm vợ Còn lễ cưới là hình thức công bố với gia tộc, họ hàng, bà con láng giềng về sự kết hôn chính thức của con cái họ Nói chung, ở tất cả các dân tộc, lễ cưới thường được tổ chức khá linh đình, có nơi ăn mừng đến vài ba ngày
Nhiều dân tộc Đông Nam Á còn có phong tục ở rể, tức là người chồng phải đến ở và làm việc tại nhà vợ trong một khoảng thời gian nhất định Một số nhà nghiên cứu cho rằng, trước đây cư dân Đông Nam Á theo chế độ mẫu hệ Tục ở rể là một biểu hiện tàn dư của hình thức đó
4 Tang ma
Cư dân Đông Nam Á có hai cách xử lý đối với xác người chết: Chôn dưới đất và hoả thiêu Tục chôn người chết đã có ở đây từ rất lâu Các nhà khảo cổ đã phát hiện nhiều nơi trong khu vực Đông Nam Á (cả lục địa lẫn hải đảo), xác người chết trước đây thường được chôn trong các chum vại, bình gốm hoặc quan tài bằng đá Hiện nay, tục chôn người chết vẫn còn rất phổ biến tại nhiều quốc gia Đông Nam Á
Một tập tục rất phổ biến khi chôn cất người chết ở khu vực Đông Nam Á là chôn theo người chết những thứ cần thiết cho cuộc sống và những thứ khi còn sống họ ưa thích Thông thường, người ta bỏ gạo, tiền vào quan tài người chết vì đó là những thứ không thể thiếu được cho cuộc sống của con người
Trước khi đưa vào quan tài, thi hài người chết thường được bó chặt bằng vải trắng Mục đích của việc này là giúp cho xác chết không bị trương phình Điều này khá quan trọng vì trước đây, xác chết thường được giữ lại khá lâu trong nhà để cúng bái và làm các nghi lễ có tính chất tôn giáo Nhiều dân tộc, trong đó có người Việt có tập tục buộc hai ngón chân cái và hai ngón
Trang 10tay cái của người chết lại với nhau Người Myanmar buộc bằng tóc của con trai hoặc con gái của người chết Trong quan niệm của cư dân Đông Nam Á, nếu không làm như vậy, hồn người chết sẽ biến mất
Việc khóc hay không khóc trong đám tang tuỳ thuộc vào quan niệm của từng dân tộc Đối với người Việt và cư dân đảo Luson (Philippines), khóc là cách biểu hiện lòng thương nhớ của người sống đối với người chết Tuy nhiên, đối với nhiều dân tộc, người ta lại cấm khóc Những người theo Hồi giáo cho rằng khóc sẽ làm cản trở linh hồn người chết trở về thế giới bên kia khiến người chết không siêu thoát được
Ngoài phong tục địa táng, ở Đông Nam Á còn phổ biến tục hoả táng Phong tục này thường gặp ở những dân tộc theo Phật giáo như Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar, Indonesia Trước đây, việc hoả táng thường được tiến hành bằng cách dùng củi, đặc biệt là các loại gỗ thơm để thiêu xác Hiện nay, ở một số nơi, việc hoả táng được thực hiện trong các chùa Quan niệm vạn vật hữu linh rất phổ biến trong cư dân Đông Nam Á, trong đó, linh hồn con người là quan trọng hơn cả Vì vậy khi một người mất đi, các nghi thức tang lễ, dù là hoả táng hay địa táng đều thể hiện sự quan tâm đặc biệt của người sống đối với người chết Nói chung, dân tộc nào cũng có tục cúng hay hiến tế linh hồn người chết Người ta cúng người chết bằng đủ các loại thức ăn, hoa quả
Có một quan niệm rất phổ biến ở Đông Nam Á là sợ hồn người chết quay về quấy phá hoặc bắt đi những người thân trong gia đình Do đó, các dân tộc thường có tục cúng bái để khỏi bị người chết quay về làm hại Người Papua có tục làm lễ bỏ mả, hiến tế lợn cho người chết và đập
vỡ những dụng cụ của người chết, thậm chí còn tàn phá cây cối, vườn tược do người chết trồng khi còn sống Tất cả những việc làm này đều nhằm mục đích làm cho người chết “an phận” ở thế giới bên kia Đối với người Việt, để người chết không thể về bắt người thân được, người ta thường mời thầy cúng đến yểm tại nhà hoặc mộ
5 Các phong tục tập quán khác
- Tục ăn trầu
Ăn trầu là một trong những tục rất phổ biến ở hầu hết các nước Đông Nam Á
Chung quanh tục ăn trầu có rất nhiều truyền thuyết dân gian khác nhau, nhưng đều mang ý nghĩa ca ngợi tình nghĩa thuỷ chung, sự gắn bó thân thiết giữa vợ chồng, anh em
Trầu cau, từ xa xưa đã trở nên quen thuộc đối với cư dân Đông Nam Á Cây cau và dây trầu được trồng khắp nơi trong khu vực Đông Nam Á, từ các quốc gia vùng lục địa đến các hải đảo
Từ xa xưa, những người quyền quý ở Việt Nam, Myanmar và một số nước khác thường có người bưng hộp trầu theo hầu
Tại khu vực Đông Nam Á, trầu cau gắn liền với mọi nghi thức trong cuộc sống hàng ngày: cưới xin, ma chay, lễ hội, tết nhất Trầu cau sau khi được dùng tế lễ, được đem ra mời khách Trầu cau cũng không thể thiếu trong các cuộc hội họp truyền thống Trong lễ cưới của người Philippines, Indonesia, Malaysia, Brunei, Việt Nam bao giờ cũng có nghi thức cô dâu và chú
rể trao trầu cho nhau bởi miếng trầu là biểu hiện của tình chung thuỷ sắt son, của tình nghĩa vợ chồng sâu đậm Ở hầu hết các dân tộc Đông Nam Á, trong các lễ vật nhà trai mang đến nhà gái
để ăn hỏi và dân cưới, miếng trầu là lễ vật không thể thiếu