1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tâm lý học đại cương chủ để đặc điểm nhân cách của học sinh tiểu học

19 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đặc điểm nhân cách của học sinh tiểu học
Tác giả Phạm Thị Hồng Đào, Lê Thị Phương Quỳnh, Trương Ngọc Chúc, Trần Bảo Ngân, Trần Đặng Hải Phượng, Nguyễn Thị Thuyên, Trương Nguyễn Thành Sơn
Người hướng dẫn TS. Trương Thanh Chí
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tâm lý học đại cương
Thể loại Bài tập lớn
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,28 MB

Nội dung

• Nhu cầu có tính chu kỳ: Khi một nhu cầu nào đó được thỏa mãn, không có nghĩa là nhu cầu ấy chấm dứt mà nó vẫn tiếp tục tái diễn, nếu người ta vẫn còn sống và phát triển trong điều kiện

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

CHỦ ĐỂ ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC

Mã học phần:

Giảng viên hướng dẫn: TS Trương Thanh Chí

Nhóm thực hiện: Nhóm Mèo Mèo

Họ và tên thành viên nhóm – MSSV:

Phạm Thị Hồng Đào - 48.01.901.033 - Nhóm Trưởng

Lê Thị Phương Quỳnh - 48.01.901.202 - Thư Kí

Trương Ngọc Chúc - 48.01.901.026

Trần Bảo Ngân - 48.01.901.132

Trần Đặng Hải Phượng - 48.01.901.192

Nguyễn Thị Thuyên - 48.01.901.237

Trương Nguyễn Thành Sơn - 45.01.901.388

Trang 2

MỤC LỤC

5.1 NHU C U C A H C SINH TI U H C 3 Ầ Ủ Ọ Ể Ọ

5.1.1 Khái lược về nhu cầu 3

5.1.2 Đặc điểm nhu cầu của học sinh tiểu học 6

Nhu cầu vui chơi, vận động 7

Nhu c u v ầ ề ấn tượng bên ngoài 7

Nhu c u nh n th c 8 ầ ậ ứ 5.1.3 Vận dụng thực tiễn 9

5.2 TÍNH CÁCH C A H C SINH TI U H Ủ Ọ Ể ỌC: 9

5.2.1 Khái lược về tính cách 9

5.2.2 Đặc điểm tính cách của học sinh tiểu học: 10

5.2.3 Vận dụng thực tiễn 12

5.3 TÌNH C M C A H C SINH TI U H C 12 Ả Ủ Ọ Ể Ọ 5.3.1 Khái lược về tình cảm 12

5.3.2 Đặc điểm tình cảm của học sinh tiểu học: 15

5.3.3 Vận dụng thực tiễn: 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

Trang 3

5.1 NHU CẦU CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC

5.1.1 Khái lược về nhu cầu

Trong tâm lý h c, nhu cọ ầu được hi u là s ể ự đòi hỏ ấ ếu mà con người t t y i th y c n th a mãn ấ ầ ỏ

để ồ t n tại và phát triển Đó là trạng thái của cá nhân, được nảy sinh từ chỗ nhận thấy cần những đối tượng thiết yếu cho sự tồn tại và phát triển của mình Nhu cầu là nguồn gốc của tính tích cực cá nhân Khi nhu cầu được th a mãn thì cá nhân c m th y d ỏ ả ấ ễ chịu, thi u hế ụt thì khó chịu căng thẳng, ấm ức

Vd: Ăn uống hằng ngày => khi ăn uống thì con người mới hấp thụ được chất dinh dưỡng

để sống, lớn lên (tồn tại và phát triển); khi không ăn ta sẽ cảm thấy đói, mệt mỏi, không còn năng lượng để tiến hành các hoạt động khác Hơn hết nếu ta ăn uống đầy đủ, được ăn những món ngon thì ta sẽ cảm thấy vui vẻ thì bản thân ta cảm thấy thỏa mãn; ngược lại nếu ta không ăn uống đầy đủ thì ta sẽ cảm thấy mệt mỏi, hoặc mặt mày sẽ khó chịu cáu gắt

Ở con người, nhu cầu có những đặc điểm cơ bản sau:

• Nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng Đối tượng của nhu cầu là một cái gì đó ở ngoài

nó (sự vật, hiện tượng hoặc người khác) Khi nào nhu cầu gặp đối tượng có khả năng thỏa mãn nó thì lúc đó nhu cầu trở thành động cơ thúc đẩy con người hoạt động nhằm tới đối tượng

Vd: Khi học đại học ta phải làm nhiều bài thuyết trình => nhu cầu để phục vụ việc học thì cần mua máy tính => thì ta sẽ cần hoạt động để kiếm tiền mua máy tính: có thể là làm việc lao động kiếm tiền, cố gắng học tập để có học bổng, xin tiền ba mẹ

• Chính tính đối tượng của nhu cầu đã thúc đẩy con người hoạt động, sáng tạo ra thế giới đối tượng để thỏa mãn những nhu cầu ngày càng cao của con người Cũng nhờ đặc điểm này mà nhu cầu kích thích sản xuất phát triển, tạo nên mối quan hệ giữa “cung và cầu”, thể hiện mối quan hệ tích cực của cá nhân với hoàn cảnh Càng có nhiều nhu cầu và càng có nhiều đối tượng của nhu cầu sẽ càng kích thích sản xuất phát triển

Vd: Con người có nhu cầu sử dụng smartphone ngày càng cao thì ngày càng nhiều dòng điện thoại mới ra đời để đáp ứng các nhu cầu như chụp ảnh đẹp, dung lượng lớn, màn hình mượt sắc nét => cũng kích thích sự sản xuất điện thoại càng nhiều

• Đối tượng của nhu cầu ở những người khác nhau là khác nhau Người có nhu cầu này, người có nhu cầu khác Ngay trong cùng một loại nhu cầu, đối tượng của nhu cầu ở người này cũng khác đối tượng nhu cầu của người khác

Vd: Có hai người cần mua tủ lạnh, nhưng có người nhà năm sáu người nên cần mua tủ lạnh dung tích phải lớn để chứa được nhiều đồ ăn cho cả gia đình, nhưng người kia gia đình chỉ có ba người nên chỉ có nhu cầu mua tủ lạnh với dung tích nhỏ để phù hợp với nhu cầu vừa tiết kiệm tiền vừa tiết kiệm điện

Trang 4

Nội dung của nhu cầu do những điều kiện và phương thức thỏa mãn nó quy định Mác viết: “Đói là đói, song cái đói được thỏa mãn bằng thịt chín với cách dùng dao và

dĩa thì khác hẳn cái đói bắt buộc Phải nuốt bằng thịt sống với cách dùng tay, móng và răng”

Nội dung cụ thể của nhu cầu phụ thuộc vào phương thức thỏa mãn nó Vd: Như khi ta đói

và cần ăn để no thì có rất nhiều phương thức như ta có thể ăn đồ khô như xôi, bánh mì, cơm tấm hoặc ta có thể ăn đồ nước như bún bò, bánh canh, hủ tiếu

Nội dung của nhu cầu do điều kiện thỏa mãn nó quy định Điều kiện thỏa mãn nhu cầu của con người nằm trong xã hội, do đó nhu cầu của con người mang tính xã hội Các nhu cầu lao động, học tập, tiếp thu tri thức, nghiên cứu khoa học, thưởng thức văn học nghệ thuật, nhu cầu giao tiếp… mang tính xã hội rõ rệt

Nhu cầu của con người khác xa và chất so với nhu cầu của con vật ở chỗ nhu cầu của con người mang bản chất xã hội

• Nhu cầu có tính chu kỳ: Khi một nhu cầu nào đó được thỏa mãn, không có nghĩa là nhu cầu ấy chấm dứt mà nó vẫn tiếp tục tái diễn, nếu người ta vẫn còn sống và phát triển trong điều kiện và phương thức sinh hoạt như cũ Sự tái diễn đó thường mang tính chu kì Tính chu kì này do sự biến đổi có tính chu kì của hoàn cảnh xung quanh và của trạng thái cơ thể gây ra Vd: Nhu cầu nghỉ ngơi sau khi học tập, làm việc

Nhu cầu của con người có thể tồn tại như là một đòi hỏi của từng cá nhân, nhưng cũng có thể tồn tại trong một nhóm người (tập thể) Nhu cầu của con người rất đa dạng: có nhu cầu cơ bản, thiết yếu, có nhu cầu thứ yếu; có nhu cầu được ý thức, có nhu cầu không được ý thức Một cách bao quát nhất, người ta thường chia nhu cầu con người thành hai loại: nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần Trong đó, nhu cầu vật chất gắn liền với sự tồn tại của cơ thể (sinh lí), như ăn uống mặc, ở ; nhu cầu tinh thần gắn liền với cuộc sống tình cảm, tâm linh, tư tưởng bao gồm: nhu cầu nhận thức, nhu cầu thẩm mĩ, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu hoạt động

xã hội, nhu cầu phát triển bản thân

Và nổi tiếng với một mô hình:

THÁP NHU CẦU MASLOW

• Nhu c u sinh lầ ý

• Nhu c u an to n ầ à

• Nhu c u x hầ ã ội, nhu cầu được giao lưu

tình cảm

• Nhu cầu được tôn tr ng ọ

• Nhu c u t ầ ự thể ệ hi n

Trang 5

Thuyết nhu cầu Maslow là lý thuyết về sự thỏa mãn phổ biến nhất do nhà tâm lý học Abraham Maslow h nh th nh v ph t triì à à á ển Lý thuyết này cho rằng con người được động viên b i nhi u nhu c u kh c nhau vở ề ầ á à các nhu cầu này đượ ắc s p x p theo th bế ứ ậc từ thấp

đến cao 5 mức nhu c u c a th p Maslow là: ầ ủ á

• Nhu cầu sinh lý (Physiological needs)

Đây là những yêu cầu sinh học đối với sự tồn tại của con người, ví dụ như không khí, thức ăn, thức uống, nơi ở, quần áo, hơi ấm, tình dục và giấc ngủ

Nếu những nhu cầu này không được thỏa mãn, cơ thể con người không thể hoạt động tối ưu Maslow coi nhu cầu sinh lý là quan trọng nhất, tất cả các nhu cầu khác đều trở thành thứ yếu cho đến khi những nhu cầu này được đáp ứng

• Nhu cầu an toàn (Safety needs)

Một khi nhu cầu sinh lý của một cá nhân được thỏa mãn, nhu cầu về an ninh và an toàn trở nên cần thiết hơn bao giờ hết Mọi người đều muốn trải nghiệm sự an ninh, trật tự, khả năng dự đoán và kiểm soát trong cuộc sống của họ Gia đình và xã hội có thể đáp ứng những nhu cầu này (ví dụ như cảnh sát, trường học, doanh nghiệp và cơ sở chăm sóc y tế) Vd: An toàn về cảm xúc, an toàn tài chính (ví dụ: việc làm, phúc lợi xã hội), luật pháp và trật tự, ổn định xã hội, tài sản, sức khỏe và phúc lợi (ví dụ: an toàn trước tai nạn và thương tích)

• Nhu cầu được giao lưu tình cảm, được thuộc về (Love and belongingness

needs)

Sau khi nhu cầu sinh lý và khả năng an toàn đã được đáp ứng, mức độ thứ ba của nhu cầu con người là xã hội và liên quan đến cảm giác thân thuộc Tính “thuộc về”, đề cập đến nhu cầu cảm xúc của con người đối với các mối quan hệ giữa các cá nhân, sự liên kết, kết nối và trở thành một phần của một nhóm người

Vd: Với nhu cầu về sự thân thuộc bao gồm tình bạn, sự thân thiết, tin cậy, quyền nhận và trao đi tình cảm

• Nhu cầu được kính trọng, quý mến (Esteem needs)

Là cấp độ thứ tư trong hệ thống phân cấp của Maslow và nó bao gồm giá trị bản thân,

sự thành đạt và sự tôn trọng Maslow đã phân loại nhu cầu về sự tôn trọng thành hai loại: (i) Lòng tự trọng đối với bản thân (phẩm giá, thành tích, khả năng làm chủ, độc lập) (ii) Mong muốn về danh tiếng hoặc sự tôn trọng từ người khác (địa vị, sự uy tín) Maslow chỉ ra rằng nhu cầu được tôn trọng hoặc danh tiếng là quan trọng nhất đối với con người, đặc biệt là với giới trẻ hiện nay

• Nhu cầu được thể hiện bản thân (Self-actualization needs)

Là cấp độ cao nhất trong tháp nhu cầu Maslow và cấp độ này đề cập đến việc thể hiện

ra tiềm năng của một người, tự hoàn thiện bản thân, tìm kiếm sự phát triển cá nhân và trải nghiệm đỉnh cao Maslow mô tả mức độ này là mong muốn hoàn thành mọi thứ và trở thành người giỏi nhất mà họ có thể làm

Trang 6

Các cá nhân có thể nhận thức được hoặc tập trung vào nhu cầu này rất cụ thể Ví dụ, một

cá nhân có thể có mong muốn một cách mạnh mẽ để trở thành một người hay một bậc cha

mẹ lý tưởng Nói cách khác, mong muốn có thể được thể hiện về mặt kinh tế, học thuật hoặc trong thể thao Đối với những người khác, nó có thể được thể hiện một cách sáng tạo, trong tranh, ảnh hoặc trong những sáng chế của bản thân họ

Đối với trẻ em, có những nhu cầu vật chất thiết yếu như dinh dưỡng phải đủ chất (protein, vitamin, khoáng chất ) nếu không thoả mãn sẽ bị suy dinh dưỡng, sinh ra bệnh tật; có những nhu cầu tâm lý xã hội nếu không đáp ứng sẽ dẫn đến sự lệch lạc trong phát triển nhân cách, như nhu cầu về cảm giác an toàn, có quan hệ tình cảm xã hội đầy đủ, được hoạt động tay chân và trí óc, đặc biệt là được chơi (có trò chơi, đồ chơi, chỗ chơi, bạn chơi), được tự khẳng định

Hứng thú là hình thức biểu hiện của một nhu cầu, làm cho chủ thể tìm cách thoả mãn, tạo ra khoái cảm, thích thú Đó là thái độ đặc biệt vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho con người trong quá trình hoạt động của một cá nhân đối với đối tượng nào đó

Hứng thú của con người có đặc điểm sau:

• Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung cao độ, ở sự say mê, ở bề rộng và chiều sâu của thái

độ con người đối với đối tượng Hứng thú nảy sinh chủ yếu do tính hấp dẫn về mặt xúc cảm của của con người đối với nội dung của hoạt động

Vd: Khi đi xem một vở kịch mà vở kịch đó được nhiều người đã từng xem nói rất hay, tình tiết rất lôi cuốn bất ngờ sẽ khiến khiến ta cảm thấy hứng thú và có nhu cầu muốn đi coi kịch Lúc đó vì có hứng thú ta sẽ xem kịch một cách tập trung, say mê vì ta muốn có thể nắm được hết các tình tiết cũng như nội dung của vở kịch

• Hứng thú nảy sinh khát vọng hành động, tăng sức làm việc, đặc biệt là tăng tính tự giác, tích cực hoạt động, và do vậy mà hứng thú làm tăng hiệu quả hoạt động Cùng với nhu cầu, hứng thú là một thành phần trong động cơ của nhân cách Trong dạy học và giáo dục, các nhà giáo dục thường tìm cách gây hứng thú để học sinh tự nguyện vượt qua những khó khăn nhằm đạt mục tiêu

Vd: Là giáo viên tiểu học để các em học sinh có thể nắm được bài cũng như có hứng thú

để học tập tốt hơn, ta có thể kết hợp các trò chơi trong quá trình học như đố vui, trắc nghiệm đúng sai hoặc khen thưởng các em trước lớp khi các em làm đúng các bài tập để các em có động lực phấn đấu trong học tập

5.1.2 Đặc điểm nhu cầu của học sinh tiểu học

Nhu c u m i lầ ở ỗ ứa tu i vào m i m t th i kì s có s ổ ỗ ộ ờ ẽ ự thay đổi khác nhau Nhất là đố ới i v lứa tu i ti u hổ ể ọc, giai đoạn này các em đang tìm hiểu v b n thân và lý gi i hàng về ả ả ạn điều

kì thú xung quanh, nên nhu c u lúc này có nhi u s chuy n bi n rõ rầ ở trẻ ề ự ể ế ệt Tuy nhiên, cơ bản vẫn còn t n tồ ại nh ng nhu c u ữ ầ ở lứa tu i mầm non như nhu cầu vui chơi, nhu cầu vận ổ

động, nhu c u v ầ ềấn tượng bản thân… song đã có những nét mới trong nội dung cũng như phương thức thỏa mãn

Trang 7

Nhu cầu vui chơi, vận động

Khác với trẻ mầm non, nhu cầu vui chơi, vận động ở trẻ tiểu học không dừng ở việc vận động nhẹ, chơi một mình với những món đồ vật nhỏ hoặc tham gia trò chơi đóng vai, múa hát mà nội dung của các hoạt động phải gắn liền với học tập như viết, vẽ, tính toán,…

Sự thỏa mãn nhu cầu vận động phải gắn với các trò có cường độ mạnh chẳng hạn chơi nhảy dây, lò cò ở bé gái hay đá banh, đá cầu ở bé trai và bắt buộc phải có sự tham gia, cùng chơi, cùng vui của nhiều trẻ

Mặc khác, hiện nay ở các thành phố phát triển như thành phố Hồ Chí Minh, tỉ lệ trẻ tiểu học tiếp xúc sớm và nghiện đồ công nghệ như smartphone, ipad… hay với các mạng

xã hội như facebook, tiktok, zalo… là vô cùng lớn Một số trẻ ít được sự quan tâm từ cha

mẹ, thiếu vắng sự yêu thương của gia đình cũng như từ những mối quan hệ xung quanh Hơn thế nữa, ở những thành phố dân cư đông đúc, sân chơi cho các em cũng dần bị thu hẹp và ngột ngạt hơn, không còn gây hấp dẫn Điều này cũng đã chỉnh hướng nhu cầu của các bé, khiến cho từ nhu cầu vận động bên ngoài, học tập, vui chơi với gia đình, bạn bè thu hẹp thành việc chỉ hoạt động với điện thoại, máy tính Đây là một bài toán hóc búa không chỉ cho các bậc phụ huynh mà là cho những nhà giáo dục: “Làm cách nào để các em thoát

ra khỏi thế giới ảo đó và trở lại những hoạt động vui chơi bên ngoài?”

Đứng trên cương vị là một nhà giáo dục, chúng ta có thể tham khảo một số giải pháp như sau:

(i) Trước hết, cần mở rộng không gian, tạo ra môi trường lành mạnh cho hoạt động vui chơi, học tập để trẻ cảm thấy thoải mái khi tham gia những môn thể thao, những trò chơi vận động mạnh mà không bị va chạm, té ngã

(ii) Thứ hai, cùng các em sáng tạo ra nhiều mô hình đồ chơi thú vị, kích thích tư duy và hứng thú học tập ở trẻ

(iii) Cuối cùng, phối hợp cùng gia đình lắng nghe, yêu thương, chia sẻ với các em, tránh để các em rơi vào tâm trạng cô đơn, buồn rầu, trầm cảm

Nhu cầu về ấn tượng bên ngoài

Ở lứa tuổi 3 – 5 tuổi, trẻ em đã có xu hướng mong muốn được tự do chọn lựa quần áo phù hợp với trẻ và các em cũng đã quan tâm sự đánh giá của người lớn, lời khen, lời chê

về bản thân mình Song mong muốn này của các em vẫn nhiều lúc bị tác động, chưa thể hiện rõ ràng

Ở lứa tuổi tiểu học, sự khát khao muốn được mọi người quan tâm chú ý ngay từ vẻ bề ngoài được nâng cao hơn bao giờ hết Các con cũng bắt đầu biết cách ăn mặc hơn, biết chau chuốt cho bản thân Tất nhiên, giai đoạn này các con cũng quan tâm đến việc người khác nhìn mình và các con cũng cực kì nhạy cảm, chỉ một lời khen cũng khiến cho các con vui cả ngày, ngược lại nếu nhận được sự chê bai thì các con sẽ rất buồn, tủi thân

Vì thế, khi trẻ bước vào giai đoạn “tiền dậy thì”, thầy cô cũng như các bậc phụ huynh cần hết sức cẩn thận trong từng lời nói, tránh vui nhất thời mà làm trẻ tổn thương

Trang 8

Nhu cầu nhận thức

Bên cạnh nhiều nhu cầu khác, trẻ tiểu học còn phát sinh nhu cầu mới liên quan đến cuộc sống nhà trường và hoạt động học tập:

Đầu tiên có thể nói đến là nhu cầu chiếm lĩnh tri thức Khi các em vào lớp 1 – 2 – 3, bé

có nhu cầu làm rõ “Cái gì đó?” và ở lớp 4 – 5 con cần làm rõ “Tại sao?” “Như thế nào” vì thế các con sẽ hỏi nhiều hơn, thắc mắc nhiều hơn và luôn có nhu cầu cần được giải đáp

Do những thắc mắc đó, khiến trẻ nảy sinh một nhu cầu hết sức quan trọng, chính là nhu cầu giao tiếp với mọi người Thời gian này, các con luôn có rất nhiều thứ để nói, những điều con biết, con thấy được đều muốn kể cho thầy cô, bạn bè, cha mẹ nghe Con đọc sách rất nhiều, tìm hiểu rất nhiều và con cũng muốn nghe mọi người kể về những câu truyện cổ tích, truyện phiêu lưu… cái mà con chưa biết

Kế đến, các con có nhu cầu thực hiện chính xác lời giáo viên, nhu cầu đến trường hoàn thành bài tập được giao, nhu cầu được điểm tốt, được khen Khác với trẻ mầm non, trẻ tiểu học phải làm quen với việc học và được thầy cô cho điểm Do vậy nó đã kích thích nhu cầu muốn chứng minh bản thân của trẻ Các em sẽ cố gắng hoàn thành mọi thứ thầy cô giao một cách tốt nhất trong khả năng, luôn có tinh thần xung phong, tích cực trong học tập để giành lấy điểm tốt và thường đem khoe với bố mẹ, bạn bè

Cùng với các nhu cầu đó, các con cũng rất muốn thể hiện bản thân qua việc đảm nhận trọng trách quan trọng trong lớp, trong trường như lớp trưởng, lớp phó, tham gia vào đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh Trẻ cực kì thích thú khi được công nhận, được giao cho những chức vụ ấy và đa số trẻ sẽ phấn đấu hết mình vì trách nhiệm của mình Nghiên cứu về các nhu cầu của các em, các nhà tâm lí học cho thấy nhu cầu ở các em phát triển mạnh theo hướng: các nhu cầu tinh thần càng ngày càng chiếm ưu hơn so với các nhu cầu vật chất và các nhu cầu ngày càng mang tính xã hội cũng như tính được nhận thức Trong sự phát triển này, hoạt động của trẻ trong tập thể chiếm vai trò rất lớn Trong tất cả các nhu cầu hoạt động, nhu cầu nhận thức chiếm vai trò rất lớn Vì chỉ khi con có hứng thú muốn biết nó là gì, có nhu cầu học hỏi, tiếp thu trẻ mới có thể đưa những kiến thức vào trí nhớ của con Không giống lứa tuổi lớn, các con ở tuổi tiểu học tiếp thu rất nhanh nhưng quên cũng rất nhanh Việc này khiến nhiều giáo viên trách mắng, dùng hình phạt để răn đe Nhưng điều này hoàn toàn sai lầm, sự trừng phạt sẽ tạo ra áp lực, nỗi sợ trong con, khiến trẻ không muốn học, hình thành sự chán ghét trường học

Thực tế nhiều nghiên cứu cho thấy, có nhiều học sinh có trí nhớ tốt, sáng dạ nhưng lại không muốn học dẫn tới học kém so với các bạn vì thiếu nhu cầu nhận thức Điều này hoàn toàn dễ hiểu, như những gì đã đề cập ở trên thì trẻ phải có nhu cầu nhận thức mới có hứng thú học tập, mới có thể tiếp thu và vươn tới lâu đài tri thức Không một ai có thể ép các em học, trừ khi các em có nhu cầu được học Bởi lẽ khi các em có bất kì thắc mắc, băng khoăng những điều đó luôn thôi thúc các em tìm hiểu, cố gắng tìm câu trả lời Đó là

cơ chế của việc học và tính không ngưng nghỉ của nhu cầu

Trang 9

5.1.3 Vận dụng thực tiễn

Nhìn lại, có thể thấy giáo viên có vai trò hết sức quan trọng trong nhu cầu nhận thức của trẻ, là người khơi dậy, tiếp lửa cho niềm đam mê tri thức của các em Vì thế chúng ta phải cần nghiêm túc trong việc nghiên cứu, tìm ra cách thúc đẩy sự sáng tạo, niềm tin yêu trong học tập của trẻ

Hơn ai hết, chúng ta – những nhà giáo, phải hết sức cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói, chỉ nên dùng lời động viên, khuyến khích con học tập tiến tới Hạn chế dùng lời chê bai, nói nặnng lời khiến trẻ tổn thương Không những thế, khi xem xét đánh giá cho điểm cần cân nhắc thật kĩ, không vì những điều kiện chủ quan mà vội đánh giá điểm xấu cho các

em, điều này chỉ là điều nhỏ nhưng lâu dần sẽ làm lụi tắt ngọn lửa đam mê của trẻ Chưa dừng lại ở đó, người giáo viên nên biết rằng hoạt động nhận thức luôn phải gắn liền với hoạt động thực tế, học toán hay học văn, đạo đức… đều phải cho các em thấy được tầm quan trọng của các môn học với cuộc sống, phải cho các em biết được học không chỉ để thi mà con để áp dụng vào cuộc sống Đồng thời, trong lớp sau mỗi tháng hoặc mỗi tuần nên có phần quà cho những bạn phấn đấu học tập, tạo ra môi trường lành mạnh để tạo hứng thú, động lực phát triển bản thân mình của các em

Quan trọng nhất và cần thiết nhất, chính là lòng tin từ gia đình, xã hội mà cụ thể là người trực tiếp giảng dạy cho các em, hãy trao cho các em một niềm tin, các em sẽ trao lại cho chúng ta nhiều điều hơn thế nữa Hãy cùng các em vượt qua khó khăn nhất thời, nâng bước chân các em trên con đường tri thức Đó là sứ mạng của người làm nghề dạy chữ Tóm lại, xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của các em ngày càng tăng cao Chúng ta phải biết nắm bắt những chuyển biến đó, vận dụng sáng tạo đưa vào giảng dạy, từng bước giúp học sinh bồi dưỡng, phát triển năng lực bản thân

5.2 TÍNH CÁCH CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC:

5.2.1 Khái lược về tính cách

Khái niệm tính cách: Tính cách là tổ hợp những đặc tính bền vững của nhân cách được hình thành và biểu hiện trong hoạt động, giao tiếp, quy định những phương thức đặc thù cho phương thức hành vi, hoạt động của cá nhân

Ví dụ:

Tính tốt: khiêm tốn, vị tha, kiên nhẫn, hòa đồng, cởi mở, chừng mực, giúp đỡ người khác…

Tính xấu: ích kỉ, khoe khoang, đặt điều, vụ lợi, gian trá, lừa lọc, ác độc, vô duyên, đua đòi,

đố kị…

 Trong cuộc sống, tính cách của con người còn được dùng bằng các từ ngữ khác để nói về nó, như “tính tình”, “tính nết”, “tư cách” Những nét tính cách tốt thường được gọi là “đặc tính”, “lòng”, “tinh thần” Những nét tính cách xấuđược gọi là

“thói”, “tật”

Trang 10

Tính cách mang tính ổn định, thống nhất và bền vững, đồng thời có tính độc đáo, riêng biệt, điển hình cho mỗi cá nhân

Vd: khi một đứa trẻ mang trong mình tích cách nhút nhát ngạt giao tiếp với mọi người xung quanh (hay còn gọi là hướng nội) thì tích cách này hầu như sẽ đi theo đứa trẻ đó hầu hết cả cuộc đời khó có thể mất đi do tích cánh đó đã tồn tại ổn định và bền vững bên trong đứa trẻ

• Tính cách của cá nhân là sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng, cái điển hình và cái cá biệt, và chịu sự chế ước của xã hội

Tính cách có cấu trúc phức tạp, bao gồm hệ thống thái độ và hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng tương ứng

Tính cách được biểu hiện trong hệ thống những mối quan hệ của con người đối với hiện thực xung quanh, đó là: quan hệ đối với tập thể và xã hội, thể hiện qua các nét tính cách, như: lòng yêu nước, thái độ chính trị,tinh thần đổi mới, tinh thần hợp tác cộng đồng.; quan hệ đối với lao động, thể hiện ở những nét tính cách cụ thể như: lòng yêu lao động, lao động có kỉ luật, có năng suất cao, tiết kiệm ; quan hệ đối với người khác, thể hiện ở những nét tính cách như: lòng yêu thương con người, quý trọng con người, có tinh thần đoàn kết, tương trợ,tính chân thành, cởi mở, tính thẳng thắn, công bằng…; đối với bản thân, thể hiện ở những nét tính cách như: tính khiêm tốn, lòng tự trọng, tinh thần tự phê bình…

Vd: một đứa trẻ mang trong mình tích cách tự tin, thích giao lưu với người khác thì đi đôi với đó là hành vi thích khám phá tìm tòi những điều mới lạ có thái độ hướng ngoại, không ngại đám đông

• Tính cách có mối quan hệ chặt chẽ với các thuộc tính, các phẩm chất khác của nhân cách như: xu hướng, khí chất, tình cảm, ý chí, kĩ xảo, thói quen và kinh nghiệm của cá nhân

5.2.2 Đặc điểm tính cách của học sinh tiểu học:

Tính cách của trẻ em thường được hình thành rất sớm ở thời kì trước tuổi học Bằng quan sát chúng ta thấy có em thì trầm lặng, có em thì sôi nổi, mạnh dạn, có em thì nhữ nhát Song những nét tính cách của các em mới được hình thành, chưa ổn định, có thể thay đổi dưới tác động giáo dục của gia đình, nhà trường, xã hội

Vd: tính nhút nhát, tính cô độc có thể là sự biểu hiện trực tiếp của thần kinh yếu; tính nóng nảy, không bình tĩnh có thể là biểu hiện quá trình ức chế thần kinh yếu

• Vì thế, đôi khi có thể nhằm tưởng các trạng thái tâm lí tạm thời là những nét tính cách Những đặc điểm của hoạt động thần kinh cao cấp biểu lộ rõ ràng trong hành vi của trẻ.Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, điều dễ nhận thấy trong tính cách của các em là tính xung động trong hành vi

Ngày đăng: 08/08/2024, 18:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w