1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

những vấn đề lý luận và thực tiễn về các cách nuôi dạy con parenting styles của các bậc cha mẹ ảnh hưởng của cách làm cha mẹ parenting đến đặc điểm nhân cách

38 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những vấn đề lý luận và thực tiễn về các cách nuôi dạy con (parenting styles) của các bậc cha mẹ. Ảnh hưởng của cách làm cha mẹ (parenting) đến đặc điểm nhân cách (năng lực, tính cách, lòng tự trọng, tự đánh giá, bản sắc cá nhân, các mối quan hệ thân tình) của trẻ em và thanh thiếu niên
Tác giả Nguyễn Mai Cẩm Nhung
Người hướng dẫn PGS.TS. Trương Thị Khánh Hà
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa Tâm lý học
Chuyên ngành Tâm lý học
Thể loại Tiểu luận cuối kì
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 1,56 MB

Cấu trúc

  • I. Những vấn đề lý luận và thực tiễn về các cách nuôi dạy con (parenting styles) của các bậc cha mẹ (4)
    • 1. Những vấn đề lý luận (4)
      • 1.1. Tổng quan các nghiên cứu về cách làm cha mẹ (Parenting) (4)
      • 1.2. Đặc điểm của các phong cách nuôi dạy con dựa trên nghiên cứu của Diana (7)
      • 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cách nuôi dạy con cái của cha mẹ (11)
    • 2. Những vấn đề thực tiễn (13)
      • 2.1. Các kết quả nghiên cứu về thực trạng phong cách nuôi dạy con đặt trong bối cảnh văn hóa châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng (13)
      • 2.2. Quan sát cá nhân và so sánh sự giống và khác nhau trong cách nuôi và giáo dục (15)
  • II. Ảnh hưởng của cách làm cha mẹ (parenting) đến đặc điểm nhân cách (năng lực, tính cách, lòng tự trọng, tự đánh giá, bản sắc cá nhân, mối quan hệ thân tình) của trẻ (17)
    • 1.1. Ảnh hưởng của cách làm cha mẹ đến lòng tự trọng/ tự đánh giá của trẻ em và (18)
    • 1.2. Ảnh hưởng của cách làm cha mẹ đến năng lực của trẻ em và thanh thiếu niên (21)
    • 1.3. Ảnh hưởng của cách làm cha mẹ đến các mối quan hệ thân tình của trẻ em và (25)
    • 1.4. Ảnh hưởng của cách làm cha mẹ đến các đặc điểm tính cách của con cái (25)
    • 1.5. Ảnh hưởng của cách làm cha mẹ đến bản sắc cá nhân của trẻ em và thanh thiếu niên (26)
    • 1.6. Đánh giá, kết luận về cách làm cha mẹ đến nhân cách của trẻ em và thanh thiếu niên (26)
    • 2. Quan sát, phỏng vấn, phân tích sâu một trường hợp thực tế (27)
      • 2.1. Thông tin về đối tượng được phỏng vấn (27)
      • 2.2. Mục đích và phạm vi phỏng vấn (27)
      • 2.3. Câu hỏi và thông tin thu được từ phỏng vấn (27)
      • 2.4. Phân tích thông tin thu được từ phỏng vấn (30)
  • KẾT LUẬN (7)

Nội dung

Những tác động đến trẻ là rất nhiều, trong đó rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng cách nuôi dạy con cái là một phần quan trọng, và mức độ ảnh hưởng của các nuôi dạy con cái đến sự phát triể

Những vấn đề lý luận và thực tiễn về các cách nuôi dạy con (parenting styles) của các bậc cha mẹ

Những vấn đề lý luận

1.1 Tổng quan các nghiên cứu về cách làm cha mẹ (Parenting) a Nghiên cứu về các chiều cạnh chính của cách làm cha mẹ (Parenting Dimensions)

Rất nhiều nhà nghiên cứu trong nhiều năm đã tích cực tìm hiểu sự khác biệt trong cách làm cha mẹ ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của trẻ Trong giai đoạn từ 1930 đến 1960, các nhà khoa học đã sử dụng nhiều nghiên cứu và phương pháp luận, phân tích những nhân tố khác nhau để xác định các chiều cạnh liên quan đến đặc điểm chung của cách làm cha mẹ (parenting characteristics) (Thomas G Power, 2013) Trong bài nghiên cứu tổng quan, Thomas G Power đã nhận thấy rằng có hai chiều cạnh chính liên quan đến cách làm cha mẹ trong hầu hết các nghiên cứu: Sự ấm áp (Warmth) và Sự kiểm soát (Control) Riêng sự kiểm soát được chia thành hai yếu tố riêng biệt: hành vi của cha mẹ có tính chỉ đạo cao và có sự chỉ trích (mệnh lệnh, ngăn cấm, bình luận tiêu cực và đe dọa - demandingness); hành vi của cha mẹ phản ánh quyền tự chủ thúc đẩy sự kiểm soát (đề xuất, đưa ra các lựa chọn, cộng tác, khuyến khích - responsiveness) Còn sự ấm áp thể hiện việc tham gia tích cực, mức độ yêu thương và sự hỗ trợ của cha mẹ với con cái trong các hoạt động hằng ngày

Sau năm 1960, những nhà nghiên cứu về cách làm cha mẹ đầu tư nhiều hơn vào tìm hiểu các chiều cạnh khác của nuôi dạy con cái, bao gồm sự thúc đẩy về mặt nhận thức (Clarke- Stewart KA, 1973 & Bradley RH, Caldwell BM, 1976), sự hỗ trợ trong giải quyết vấn đề (Bradley RH, Caldwell BM, 1976), sự giám sát (Patterson GR, Stouthamer-Loeber M , 1984) và các nghi thức trong gia đình (Fiese BH, 1992) Điều này dẫn đến việc xuất hiện nhiều chiều cạnh hơn về cách làm cha mẹ, trong đó có tính tổ chức (dimension-labeled structure) – liên quan đến việc mức độ cha mẹ cung cấp cho con cái môi trường có thể dự đoán được, có lợi cho con và nhất quán Trong một nghiên cứu trên một lượng lớn khách thể, Skinner, Johnson, and Snyder (2005) đã xác định có 6 chiều cạnh về cách làm cha mẹ: ấp áp (warmth); chối bỏ (rejection); hỗ trợ sự tự chủ (autonomy support); ép buộc (coercion); có tổ chức (structure) và hỗn loạn (chaos) Sáu chiều cạnh này đại diện cho hai hướng đối lập của 3 chiều cạnh chính là ấm áp; kiểm soát và tổ chức (Thomas G Power, 2013) b Nghiên cứu về các phong cách nuôi dạy con (Parenting styles) trong bối cảnh nước ngoài

Dựa trên các chiều cạnh về cách làm cha mẹ, rất nhiều nhà nghiên cứu đã phân loại thành nhiều kiểu nuôi dạy con khác nhau (parenting styles) Tổng quan các nghiên cứu dưới

4 đây được khái quát lại dựa trên luận văn thạc sĩ của Vũ Thị Tố Uyên (2015) về đề tài: “Phong cách giáo dục của cha mẹ đối với con từ 3 đến 6 tuổi tại trường quốc tế Kaola House”

Macarenco, Schaefer (1959) khẳng định rằng mối quan hệ giữa cha mẹ, con cái, anh chị em trong gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và nhận thức xã hội của trẻ

Việc mà cha mẹ có thể làm để tạo cho con môi trường phát triển tốt là mối quan hệ gắn bó, thân thiện giữa cha mẹ và con cái trong gia đình Ông đã đưa ra mô hình lý thuyết về các kiểu giáo dục dựa trên 2 chiều cạnh chính, độc lập và đối cực với nhau là: Sự yêu thương/ghét bỏ và sự kiểm soát/tự chủ Theo đó, các phong cách nuôi dạy con dân chủ, độc đoán, thờ ơ hay nuông chiều được thiết lập (Trịnh Thị Linh, 2010) cụ thể như sau: Đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX, Diana Baumrind chính là người đặt dấu ấn quan trọng cho các nghiên cứu đương đại về phong cách nuôi dạy con Theo bà yếu tố tạo nên phong cách giáo dục của cha mẹ chính là sự đáp ứng của cha mẹ và sự kỳ vọng của cha mẹ đối với con Sự đáp ứng của cha mẹ thể hiện ở sự trợ giúp của cha mẹ đối với con cái nhằm thỏa mãn những nhu cầu của trẻ Sự kỳ vọng của cha mẹ được thể hiện thông qua sự kiểm soát của họ đối với con cái của mình làm sao chúng trưởng thành, cư xử có trách nhiệm hơn Sự kết hợp của hai yếu tố này làm nên phong cách giáo dục của các bậc cha mẹ Căn cứ vào tính chất, cường độ của từng yếu tố mà D Baumrind phân chia phong cách nuôi dạy con thành 3 kiểu: phong cách giáo dục dân chủ, độc đoán và tự do (Diana Baumrind, 1966)

Sau đó, năm 1983, hai tác giả Maccoby và Martin (1983) đã bổ sung thêm 1 phong cách nuôi dạy con dựa trên sự phân chia của Baummrind, đó là bỏ mặc (Uninvolved) Theo đó, các tác giả này đưa ra 4 kiểu phong cách giáo dục của cha mẹ là: dân chủ (Authoritative), độc đoán (Authoritarian), dễ dãi (Permissive) và bỏ mặc (Uninvolved) Các tác giả này cho rằng cha mẹ bỏ mặc rất ít đáp ứng yêu cầu của trẻ và cũng rất ít kiểm soát trẻ Cách phân chia này dựa trên hai chiều cạnh chính của cha mẹ: sự ấm áp (parental warmth) – liên quan đến mức độ tình cảm và sự chấp nhận của cha mẹ đối với con; sự kiểm soát (parental control) – liên quan đến vai trò tích cực của cha mẹ trong việc thúc đẩy sự tôn trọng các quy tắc và tục

5 lệ xã hội (Maccoby & Martin, 1983) Như vậy, có thể nói những nghiên cứu trên đây về các phong cách giáo dục của cha mẹ đã đặt nền tảng quan trọng cho các nghiên cứu lý thuyết đương đại về vấn đề này

Nghiên cứu của Kellerhals và Montandon (1991) đã phân ra 3 cách giáo dục con chính chính: phong cách mang tính “hợp đồng” - sự ít kiểm soát, nhấn mạnh tới động cơ, tới chiến thuật quan hệ; phong cách theo “thể chế” cần nhiều đến sự kiểm soát hơn là đến động cơ và quan hệ; phong cách “gia trưởng của mẹ” đặc trưng bởi việc nhấn mạnh đến sự điều ứng cho thích hợp hơn là tính tự chủ, tự điều chỉnh Tương ứng với đó là 3 phong cách làm cha mẹ:

Dân chủ, độc đoán và bao bọc (Kellerhals et Montandon, 1991)

Năm 1993, 1999, Darling và Steinberg qua các nghiên cứu đã khẳng định rằng: Trách nhiệm của cha mẹ và yêu cầu, đòi hỏi của cha mẹ là hai thành tố tạo nên những cha mẹ tốt

Cha mẹ có trách nhiệm là người biết cân bằng rõ ràng giữa nhu cầu cao của cha mẹ với sự đáp ứng tình cảm và công nhận quyền tự chủ của con cái Đây được xem như là một trong những yếu tố dự báo gia đình phù hợp nhất cho sự phát triển từ thời thơ ấu tới tuổi trưởng thành của con trẻ (Darling.N & Steinberg.L, 1993).Đồng tình với quan điểm này, Ulla Bjornberg, cũng cho rằng cha mẹ thường sử dụng 3 kiểu phong cách giáo dục sau đây trong quá trình nuôi dưỡng trẻ: phong cách theo luật định; phong cách gia trưởng; phong cách theo thỏa thuận

Trên cơ sở kế thừa và phát huy những thành tựu nghiên cứu của D Baumrind, nhóm tác giả Jessica M Miller, Colleen Dilorio và William Dudley (2002) đã chỉ ra mối liên hệ giữa phong cách giáo dục của các bà mẹ với tính xung đột và bạo lực ở thiếu niên Mỹ Kết quả cho thấy, ở những gia đình cha mẹ có phong cách giáo dục dễ dãi thì con cái họ thường có phản ứng dữ dội và tiêu cực trong những tình huống có xung đột, ít làm chủ được bản thân khi chịu sự kích động Trong khi đó, ở những gia đình cha mẹ có phong cách giáo dục dân chủ hoặc độc đoán thì tính chất xung đột của trẻ thấp hơn Nói một cách khác, nhóm tác giả nhận thấy rằng phong cách giáo dục của mẹ có liên quan tới các phản ứng của thanh thiếu niên trong các tình huống gây ra xung đột

Tuy nhiên, khi tìm hiểu về phong cách giáo dục của cha mẹ đối với con ở độ tuổi này, tác giả Winsler (2005) nhận thấy chỉ có một số ít bố mẹ sử dụng phong cách giáo dục tương đồng trong quá trình giáo dục con Đây là cơ sở để tác giả khẳng định rằng việc thống nhất trong cách giáo dục con của mỗi gia đình là vô cùng quan trọng và cần tìm ra những yếu tố tối ưu để có phương pháp nuôi dạy con cho phù hợp

Gần đây nhất, tại một hội thảo giáo dục của Romania năm 2010 có đề cập đến phong cách giáo dục của cha mẹ gồm: “Phong cách lôi cuốn; phong cách kỉ luật; phong cách gắn bó quan hệ, phong cách tự do Ngoài ra, tại hội thảo còn đề cập tới kỹ thuật giáo dục và 4 yếu tố tác động tới giáo dục: Sự kiểm soát, động lực, luân lý, kỹ thuật trong các mối quan hệ Để

6 thực hiện tốt vai trò giáo dục đòi hỏi cần có kỹ thuật giáo dục phù hợp với từng giai đoạn lứa tuổi”

Kết luận: Dựa trên tổng quan trên, mỗi nghiên cứu đều chỉ ra các phong cách làm cha mẹ khác nhau, tuy nhiên một điểm chung là cách phân loại phong cách làm cha mẹ của các nghiên cứu đều dựa trên các yếu tố, chiều cạnh và quan điểm riêng của mỗi tác giả

1.2 Đặc điểm của các phong cách nuôi dạy con dựa trên nghiên cứu của Diana Baumrind (1966) và Maccoby và Martin (1983)

Những vấn đề thực tiễn

2.1 Các kết quả nghiên cứu về thực trạng phong cách nuôi dạy con đặt trong bối cảnh văn hóa châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng a Một vài đặc điểm chung về phong cách nuôi dạy con của cha mẹ châu Á

Trên thực tế, tùy từng nền văn hóa và quan niệm khác nhau về vai trò của cha mẹ và con cái trong xã hội, các phong cách nuôi dạy con sẽ khác nhau trong những bối cảnh văn hóa, xã hội khác nhau Các kiểu nuôi dạy con được phân loại ở trên phù hợp với văn hóa phương Tây, nơi tính dân chủ được đặt lên hàng đầu Tuy nhiên trong bối cảnh các quốc gia phương Đông, đặc biệt là châu Á với quan niệm sống vì cộng đồng, tập thể, cách giáo dục con có thể khác so với cách phân chia trên

Năm 1994, nghiên cứu của Chao (1994), Chen và cộng sự (1997) cho thấy các bậc cha mẹ châu Á vẫn duy trì quan điểm dạy dỗ truyền thống bằng việc sử dụng uy quyền và các phương pháp độc đoán như đánh đòn đứa trẻ, luôn dùng mệnh lệnh để áp đặt đối với trẻ, trừng phạt trẻ nghiêm khắc nếu trẻ làm sai Chen cũng khẳng định, kiểu nuôi dạy con cái theo cách chuyên quyền của các bậc cha mẹ Trung Quốc vẫn tồn tại ở Đài Loan (Chen và cộng sự, 1997)

Cũng qua nghiên cứu này, Chao cho rằng các mô hình phân chia phong cách nuôi dạy con của Baumring có thể không phù hợp và có ý nghĩa đối với người châu Á do có sự khác nhau trong quan niệm về sự kiểm soát và sự chăm sóc của cha mẹ (Vũ Thị Tố Uyên, 2015)

Khi nghiên cứu các bà mẹ Mỹ gốc Trung Quốc về cách nuôi dạy con theo kiểu “nghiêm khắc” hay “chuyên quyền” và thành tích của chúng tại trường trung học, ông khẳng định người Trung Quốc nuôi dạy con theo kiểu “giáo dục” và “quản lý” khác với phương pháp “dân chủ” và

“độc đoán” của Baumrind, lại đạt được kết quả tích cực ở trẻ (Chao, 2001)

Tương tự như thế, nghiên cứu của Mimi Chang (2007), cũng nhận thấy sự khác biệt rất lớn về văn hóa trong cách sử dụng phong cách giáo dục của cha mẹ người Mỹ gốc Trung Quốc với người Mỹ chính thống (Vũ Thị Tố Uyên, 2015) Kết quả nghiên cứu cho biết những cha mẹ gốc Trung Quốc hay sử dụng uy quyền của mình để “quản lý” con cái và điều đó dẫn đến một kết quả là có sự xung đột về văn hóa giữa bố mẹ, con cái trong gia đình người Mỹ gốc Trung quốc (Chang Mimi, 2007)

Kết luận: Qua các nghiên cứu, đặc biệt ở nền văn hóa Trung Quốc – cái nôi đại diện cho nền văn hóa Á Đông, cha mẹ có xu hướng giáo dục con theo cách nghiêm khắc hơn, đặt ra nhiều quy tắc và quản lý con chặt chẽ hơn so với cha mẹ ở văn hóa phương Tây b Một vài đặc điểm chung về phong cách nuôi dạy con của cha mẹ Việt Nam

Khi tìm hiểu các công trình nghiên cứu về phong cách giáo dục con ở trong nước, nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Khánh Linh (2007) có đưa ra kết luận rằng: Trong thực tiễn giáo dục, các bậc cha mẹ được nghiên cứu sử dụng cả 3 loại phong cách giáo dục: dân chủ, độc đoán và tự do Có sự khác biệt về kiểu phong cách giáo dục giữa các bậc cha mẹ trong những gia đình khác nhau, giữa cha mẹ trong cùng một gia đình Các gia đình cha mẹ có phong cách giáo dục trùng nhau chiếm tỉ lệ thấp Phong cách giáo dục chiếm ưu thế nhất là phong cách giáo dục dân chủ, kế đến là phong cách giáo dục độc đoán và chiếm tỉ lệ thấp nhất là phong cách giáo dục tự do Không có phong cách nào hoàn toàn chiếm ưu thế trong một nhóm nghề nghiệp, độ tuổi hay trình độ học vấn của cha mẹ (dẫn theo Vũ Thị Tố Uyên, 2015)

Nghiên cứu của tác giả Lưu Song Hà (2008) về mối liên hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ và đã chia ra 3 kiểu cha mẹ, đó là kiểu quan hệ tin tưởng – bình đẳng, kiểu cha mẹ bàng quan – xa cách, kiểu cha mẹ nghiêm khắc – cứng nhắc (dẫn theo Nguyễn Thị Anh Thư, 2017) Tuy nhiên, tác giả không đề cập đến thực trạng cha mẹ Việt Nam đang áp dụng các phương pháp nuôi dạy con nào là phổ biến

Kết luận: Qua việc tìm kiếm các nghiên cứu về thực trạng áp dụng các phương pháp giáo dục con tại Việt Nam, tôi thu về rất ít kết quả Vì vậy rất khó để so sánh sự giống và khác nhau trong cách nuôi dạy con ở Việt Nam so với lý thuyết qua tài liệu nghiên cứu Do đó, tôi xin đưa ra những quan sát cá nhân và so sánh phong cách nuôi dạy con của cha mẹ Việt Nam so với lý thuyết dựa theo quan điểm cá nhân, được trình bày ngay dưới đây

2.2 Quan sát cá nhân và so sánh sự giống và khác nhau trong cách nuôi và giáo dục con của những bậc cha mẹ Việt Nam so với lý thuyết a Giống nhau:

Dựa trên cách phân chia các kiểu phong cách giáo dục con của cha mẹ, và theo quan sát cá nhân trong bối cảnh ở Việt Nam, tôi cảm thấy cách phân chia ở các chiều cạnh hoàn toàn hợp lí và có thể áp dụng một cách rộng rãi ở Việt Nam Vì vậy, sự giống nhau giữa lý thuyết về cách nuôi dạy con của Diana Baumrind (1966) & Maccoby và Martin (1983) và thực tế ở Việt Nam thể hiện ở chiều cạnh của cách phân chia Để phân chia thành 4 kiểu nuôi dạy con chính, các tác giả dựa trên hai chiều cạnh chính:

Mức độ ấm áp (warmth) và mức độ kiểm soát (control) Ở chiều cạnh mức độ ấm áp (warmth), các tác giả xét trên hai khía cạnh là tình cảm gần gũi, yêu thương, thân mật và sự khuyến khích, động viên và hỗ trợ tích cực cho con cái Ở chiều cạnh mức độ kiểm soát (control) cũng bao gồm hai khía cạnh là việc áp dụng các nguyên tắc, kỷ luật nghiêm ngặt và sự đòi hỏi, yêu cầu, kỳ vọng ở con cái Đặc điểm trong cách nuôi dạy con của cha mẹ Việt

Nam đều dựa trên các chiều cạnh này, từ đó dựa vào từng mức độ của mỗi chiều cạnh mà phân chia phong cách giáo dục của từng cha mẹ cụ thể theo 4 kiểu là dân chủ, độc đoán, dễ dãi và bỏ mặc b Khác nhau:

Một là , đa số các cha mẹ Việt Nam hiện đại không có một phong cách nuôi dạy con cụ thể nào mà thường kết hợp nhiều phong cách trong việc nuôi dạy con cái Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Khánh Linh (2007) rằng sử dụng cả 3 loại phong cách giáo dục: dân chủ, độc đoán và tự do Tuy nhiên kết quả này chỉ phù hợp ở đối tượng của mẫu nghiên cứu Trên thực tế, các kiểu nuôi dạy có thể được kết hợp đa dạng hơn, phù thuộc vào văn hóa của từng gia đình và quan điểm nuôi dạy con của từng cha mẹ Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Anh Thư (2017) cũng đã chỉ ra các PCGD con hỗn hợp ở Việt Nam là: PCGD dân chủ trội, PCGD dân chủ kết hợp với độc đoán, PCGD dân chủ kết hợp với tự do, PCGD độc đoán, Kết hợp 3 PCGD yếu, Kết hợp 3 PCGD mạnh, PCGD tự do trội, PCGD độc đoán kết hợp với tự do Có hai vấn đề có thể được sử dụng để làm rõ quan điểm này như sau:

Ảnh hưởng của cách làm cha mẹ (parenting) đến đặc điểm nhân cách (năng lực, tính cách, lòng tự trọng, tự đánh giá, bản sắc cá nhân, mối quan hệ thân tình) của trẻ

Ảnh hưởng của cách làm cha mẹ đến lòng tự trọng/ tự đánh giá của trẻ em và

Các nghiên cứu về ảnh hưởng của phong cách giáo dục của cha mẹ đến tự đánh giá tổng thể (nhìn nhận tổng quát về bản thân) của con cho thấy rằng: Cha mẹ có PCGD dân chủ và tự do/ dễ dãi có ảnh hưởng tích cực đến tự đánh giá của con, trong khi cha mẹ có PCGD độc đoán có tác động tiêu cực đến tự đánh giá của trẻ (DeHart, Pelham & Tennen, 2006)

Tương tự như thế, các tác giả Zora Raboteg - Saric, Marija Sakic (2014) nghiên cứu về ảnh hưởng của PCGD (dân chủ, độc đoán, tự do) của người cha và người mẹ đến tự đánh giá, sự hài lòng với cuộc sống và cảm nhận hạnh phúc chủ quan của trẻ vị thành niên cho thấy rằng:

Trẻ vị thành niên đánh giá cả cha và mẹ có PCGD dân chủ và tự do có tự đánh giá và sự hài lòng cuộc sống cao hơn những trẻ vị thành niên đánh giá cả cha và mẹ có PCGD độc đoán

Các nghiên cứu trên đều cho thấy ở những gia đình mà cha mẹ có PCGD dân chủ hoặc tự do, trẻ có tự đánh giá tổng thể cao Ngược lại, cha mẹ có PCGD độc đoán hoặc bỏ mặc thì trẻ có tự đánh giá tổng thể thấp Vì vậy nhìn chung, con cái tự đánh giá tích cực có xu hướng được nuôi dạy bởi cha mẹ dân chủ và dễ dãi, trong khi cha mẹ độc đoán có ảnh hưởng tiêu cực đến tự đánh giá của con

Trong nghiên cứu tổng hợp tài liệu mới nhất về mối liên hệ giữa phong cách nuôi dạy con và lòng tự trọng của trẻ em và vị thành niên, Martin Pinquart và Dana-Christina Gerke (2019) đã đưa ra kết luận rằng: Con cái của cha mẹ có phong cách dân chủ thể hiện lòng tự trọng/tự đánh giá ở mức cao nhất do sự ấm áp, kỳ vọng và sự hỗ trợ tự chủ từ cha mẹ Ngược lại, trẻ em của những cha mẹ bỏ mặc thể hiện lòng tự trọng ở mức thấp nhất do thiếu sự ấm áp và sự kỳ vọng khuyến khích Mặc dù phong cách bỏ mặc tạo cơ hội cho đứa trẻ thể hiện hành vi tự chủ, nhưng những bậc cha mẹ này không tích cực giúp đứa trẻ lựa chọn hướng đi riêng của mình (Chirkov và Ryan, 2001) cũng như trẻ không có chỗ dựa an toàn ở cha mẹ để nỗ lực đưa ra những quyết định mang tính tự chủ, do đó thất bại trong sự tự lực này (Petersen

& Govender, 2010) Việc nuôi con theo kiểu độc đoán khiến trẻ có lòng tự trọng thấp vì con cái không nhận được những cảm xúc tích cực của cha mẹ với mình, thay vào đó lại tiếp nhận những cảm xúc tiêu cực từ hình phạt khắc khe của cha mẹ, và nhu cầu tự chủ của con không được thoải mãn Ảnh hưởng của phong cách dạy con dễ dãi đến lòng tự trọng khó dự đoán hơn: trong khi sự ấm áp của cha mẹ và sự trao quyền tự chủ thúc đẩy cái nhìn tích cực của con về bản thân, việc thiếu kỳ vọng và quy tắc sẽ kiềm hãm sự phát triển năng lực của bản thân – điều liên quan đến cảm xúc tích cực về chính mình Ảnh hưởng của PCGD của cha mẹ đến các lĩnh vực của tự đánh giá

Martínez và García đã tìm hiểu mối quan hệ giữa PCGD của cha mẹ (dân chủ, độc đoán, tự do/ dễ dãi và bỏ mặc) và tự đánh giá về 5 lĩnh vực (học đường, xã hội, cảm xúc, gia đình và thể chất) của 1239 vị thành niên Brazil từ 11 đến 15 tuổi năm 2007 và của 1.198 trẻ vị thành niên Brazil từ 15 đến 18 tuổi Kết quả đã chỉ ra như sau: Trong lĩnh vực học đường , vị thành niên ở gia đình có PCGD dễ dãi tự đánh giá ở mức trung bình; trong khi đó PCGD dễ dãi và dân chủ khiến con tự đánh giá cao hơn PCGD độc đoán và bỏ mặc (ở cả hai đối tượng 11-15 và 15-18 tuổi) Trong lĩnh vực xã hội ; vị thành niên ở gia đình có PCGD dễ dãi tự đánh giá ở mức trung bình (11-15 tuổi); trong khi đó PCGD dễ dãi và dân chủ khiến con tự đánh giá cao hơn PCGD độc đoán và bỏ mặc (11-15 tuổi) Vị thành niên từ 15-18 trong gia đình có PCGD bỏ mặc tự đánh giá mức thấp nhất (15-18 tuổi) Trong lĩnh vực thể chất , vị thành niên ở gia đình có PCGD dễ dãi tự đánh giá cao hơn gia đình PCGD độc đoán và bỏ mặc (11-15 tuổi); vị thành niên trong gia đình có PCGD dễ dãi và dân chủ tự đánh giá cao hơn gia đình độc đoán và bỏ mặc Trong lĩnh vực cảm xúc , vị thành niên 15-18 tuổi trong gia đình có PCGD dễ dãi, bỏ mặc tự đánh giá cao hơn PCGD độc đoán và dân chủ Trong lĩnh vực gia đình , vị thành viên 11-15 trong gia đình PCGD dễ dãi và dân chủ tự đánh giá cao hơn PCGD độc đoán và bỏ mặc, trong đó PCGD dễ dãi tự đánh giá cao hơn dân chủ Như vậy, hai nghiên cứu đã chỉ ra cha mẹ có PCGD dân chủ và tự do thì trẻ có tự đánh giá cao hơn so với

19 những trẻ trong gia đình có cha mẹ giáo dục theo phong cách độc đoán và PCGD bỏ mặc trên nhiều lĩnh vực (Nguyễn Thị Anh Thư, 2017)

Các kết quả trên là hợp lí về mặt lý thuyết, bởi khi xem xét đến ảnh hưởng của các chiều cạnh của cách làm cha mẹ (parenting dimensions) đến tự đánh giá, các kết quả thu được ủng hộ cho các kết luận trên Một là, Yeung và cộng sự (2016) cho rằng tình cảm ấm áp của cha mẹ (warmth) ảnh hưởng tích cực đến sự chấp thuận bản thân của đứa trẻ Hai là , sự kỳ vọng tích cực của cha mẹ (demandingness) thúc đẩy sự phát triển năng lực và đạt được thành công trong các khía cạnh quan trọng của cuộc đời con cái – nguồn gốc của lòng tự trọng

(Steinberg, 2001) Cả sự ấm áp và sự kỳ vọng tích cực của cha mẹ giúp con phát triển các kỹ năng xã hội, tạo dựng những mối quan hệ tích cực với người khác và củng cố lòng tự trọng (Yeung và cộng sự, 2016) Ba là , theo Thuyết tự quyết (Self-Determination Theory), tính tự chủ khi được sự hỗ trợ của cha mẹ đã thoả mãn nhu cầu của con người, điều này thúc đẩy lòng tự trọng, bởi lòng tự trọng dựa trên ý thức mạnh mẽ về sự tự chủ chứ không phụ thuộc vào sự đáp ứng từ bên ngoài (Chirkov và Ryan, 2001 & Deci và Ryan, 1995) Như vậy, phong cách dân chủ và tự do tác động tích cực đến lòng tự trọng/ tự đánh giá của con cái, bởi hai chiều cạnh quan trọng của phong cách này (sự ấm áp và sự kỳ vọng tích cực) đều góp phần nâng cao lòng tự trọng

Trong bối cảnh Việt Nam, cũng có nhiều kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của PCGD đối với trẻ em và vị thành niên Tác giả Trương Thị Khánh Hà (2012) cho rằng cha mẹ có phong cách dân chủ thì con của họ thường cảm thấy mình có vị trí quan trọng trong gia đình, cảm thấy bố mẹ đều hiểu mình; luôn cảm thấy được thoải mái trong gia đình và hài lòng về gia đình của mình Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa các kiểu ứng xử của cha mẹ (cách ứng xử phê phán tiêu cực, cách ứng xử kiểm soát, cách ứng xử quan tâm tích cực và cách ứng xử phó mặc, không tình cảm) với tự đánh giá, tác giả Trương Quang Lâm (2012) đã chỉ ra cách ứng xử quan tâm tích cực của cha mẹ có ảnh hưởng mạnh nhất đến các mặt tự đánh giá của con Con có mức độ tự đánh giá cao khi cha mẹ ứng xử quan tâm tích cực và ngược lại, con có mức độ tự đánh giá thấp khi cha mẹ ít quan tâm, thờ ơ, hoặc có ứng xử phê phán tiêu cực

Gần đây nhất, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Anh Thư (2017) trên khách thể học sinh THCS cũng chỉ ra rằng: học sinh đánh giá cha mẹ có PCGD dân chủ và PCGD độc đoán có tác động nhiều nhất đến tự đánh giá gia đình của trẻ và học sinh đánh giá cha mẹ có PCGD tự do có tác động nhiều nhất cho tự đánh giá tương lai của các em Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy PCGD của cha mẹ kết hợp với sự quan tâm đến đời sống tình cảm của các con là yếu tố làm tăng lên tự đánh giá bản thân của học sinh Giải thích cho kết quả này, tác giả cho rằng: Cha mẹ có PCGD dân chủ có xu hướng ấm áp, đưa ra những luật lệ với con cái

20 nhưng vẫn sẵn sàng trao đổi với chúng, khuyến khích con tư duy độc lập và phát triển cá nhân Điều họ mong muốn nhất là con của họ trở nên tự chủ, quyết đoán cũng như sống có trách nhiệm, biết tự điều chỉnh cũng như hợp tác với người khác Trong gia đình cha mẹ có PCGD dân chủ thì trẻ được bộc lộ, chia sẻ cảm xúc, có vị trí và được tôn trọng trong gia đình Vì vậy, trẻ có xu hướng tự đánh giá cảm xúc và tự đánh giá gia đình tích cực hơn Ngược lại, học sinh cho rằng cha mẹ độc đoán ở mức thấp thì tự đánh giá cảm xúc và gia đình cao hơn so với những học sinh đánh giá cha mẹ độc đoán ở mức cao Có nghĩa là học sinh đánh giá cha mẹ càng độc đoán thì các em có tự đánh giá tương lai càng cao Thực tế quan sát cho thấy, khi cha mẹ giáo dục con theo hướng độc đoán thì cha mẹ thường “lái” con theo định hướng của họ, ví dụ như học trường nào, ở đâu, học môn nghệ thuật/ năng khiếu nào, các em được cha mẹ đưa vào khuôn khổ, có thể vì vậy định hướng tương lai của các em “rõ ràng” Cha mẹ có xu hướng ít độc đoán với con thì tự đánh giá gia đình của các em càng cao Điều này có nghĩa là cha mẹ cần dân chủ hơn, ứng xử với con ấm áp hơn và giảm bớt sự hà khắc, mệnh lệnh sẽ khiến trẻ đánh giá bản thân ở khía cạnh gia đình cao hơn

Kết luận: Trong bối cảnh các văn hóa khác nhau, phong cách nuôi dạy con dân chủ và tự do có tác động tích cực đến tự đánh giá và lòng tự trọng của con cái so với phong cách giáo dục độc đoán và bỏ mặc.

Ảnh hưởng của cách làm cha mẹ đến năng lực của trẻ em và thanh thiếu niên

Để nói về khía cạnh năng lực của một cá nhân có lẽ sẽ có rất nhiều yếu tố được đề cập đến: thành tích học tập; sự thể hiện về học thuật tại trường; năng lực trí tuệ cảm xúc; các năng lực khác như thể thao, sáng tạo, tư duy, trí thông minh Trong giới hạn phạm vi bài tiểu luận này, tôi xin được đề cập đến hai khía cạnh nổi bật nhất của năng lực con người: trí tuệ cảm xúc và sự thể hiện về mặt học thuật tại trường, cụ thể là thành tích học tập a Ảnh hưởng của cách làm cha mẹ đến trí tuệ cảm xúc của trẻ em và thanh thiếu niên:

Cảm xúc của cha mẹ giúp đứa trẻ học hỏi trong việc kiểm soát các xung động, bộc lộ và quản lí sự thay đổi của cảm xúc của chính mình và điều chỉnh trong cách phản ứng với người khác (Quynh-Anh và cộng sự, 2020) Do vậy, trong gia đình, phong cách giáo dục con cái – sự thể hiện cụ thể của tập hợp những thái độ và hành vi của cha mẹ hướng đến con cái của mình, có thể đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển cảm xúc của một đứa trẻ (Calkins

& Hill, 2007; Darling & Steinberg, 1993) Đầu tiên, phong cách nuôi dạy con cái liên quan đến khả năng thích ứng, điều tiết cảm xúc và tính bốc đồng (Argyriou và cộng sự, 2016) Williams, Ciarrochi và Heaven (2012) nhận thấy rằng thanh thiếu niên trung học có cha mẹ dân chủ có đạt điểm số cao hơn về khả

21 năng thích ứng thích hợp với các nhu cầu do môi trường đặt ra và trải nghiệm nội tại để đạt được mục tiêu của chúng (tính linh hoạt về tâm lý) Ngược lại, những trẻ vị thành niên có cha mẹ độc đoán thể hiện sự linh hoạt về tâm lý kém hơn Hơn nữa, phong cách nuôi dạy con ở chiều cạnh khả năng phản hồi và hỗ trợ cao (responsiveness and support) có liên quan đáng kể đến việc tiếp cận các chiến lược điều chỉnh một cách đa dạng về cảm xúc, hướng đến cảm xúc có lợi cho trẻ, chẳng hạn như tìm kiếm sự hỗ trợ và tối ưu hóa sự tích cực ch mình (Kliewer, Fearnow & Miller, 1996; Morris, Silk, Myé & Robinson, 2007; Valiente, Fabes, Eisenberg & Spinrad, 2004) Ngoài ra, cách dạy con theo kiểu dân chủ tương quan nghịch với tỉ lệ bốc đồng trong việc sử dụng Internet ở trẻ (Floros& Siomos, 2013), hạn chế các hành vi bốc đồng và các vấn đề liên quan đến sử dụng chất kích thích, bởi họ có sự giám sát con cao (PatockPeckham, King, Morgan-Lopez & Ulloa, 2011) Mặt khác, phong cách nuôi dạy con bỏ mặc hoặc dễ dãi có liên quan đến việc sử dụng ma túy và các hành vi sai trái (Lamborn, Mounts, Steinberg & Dornbusch, 1991) và mất kiểm soát trong ăn uống (Tophama, HubbsTaita, Rutledgea et al., 2011)

Argyriou và cộng sự (2016) trong nghiên cứu về mối quan hệ giữa phong cách nuôi dạy con và các đặc điểm trí tuệ cảm xúc ở vị thành niên đã kết luận rằng: cách nuôi dạy dân chủ ảnh hưởng tích cực đến trí tuệ cảm xúc (EI) của trẻ trong khi cách nuôi dạy độc đoán ảnh hưởng tiêu cực đến các đặc điểm trí tuệ cảm xúc (EI) Chưa tìm ra mối liên hệ giữa phong cách nuôi dạy con dễ dãi với các đặc điểm trí tuệ cảm xúc Giải thích cho kết quả này , tác giả nêu ra quan điểm rằng: với phong cách giáo dục dân chủ, sự kết hợp giữa sự kiểm soát tâm lý nhưng cũng trao quyền tự chủ cho con góp phần thúc đẩy các năng lực cảm xúc, tâm lý nói chung và đặc điểm EI nói riêng Mặc khác, nhóm tác giả cũng để xuất rằng những cha mẹ thể hiện sự độc đoán cao nhưng ít quan tâm đến cảm xúc của con (đại diện cho cha mẹ độc đoán) sẽ ảnh hưởng đến đặc điểm EI của trẻ vị thành niên theo hướng tiêu cực, biểu hiện rằng trẻ có điểm số EI trung bình Việc kỉ luật hà khắc và chỉ trích liên tục về biểu hiện cảm xúc của trẻ có thể khiến con nỗ lực một cách nhất quán để có được sự chấp nhận của cha mẹ hoặc tránh những cảm xúc tiêu cực của cha mẹ về mình thay vì đi sâu vào hiểu trạng thái nội tâm của chúng và điều chỉnh cảm xúc một cách phù hợp (Williams et al., 2012) Nhìn chung, cách nuôi dạy dân chủ giúp con tự chủ hơn về mặt cảm xúc, có khả năng điều chỉnh cảm xúc tốt hơn so với phong cách nuôi dạy độc đoán

Trong bối cảnh Việt Nam – một quốc gia ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Nho giáo, nghiên cứu của tác giả Quynh-Anh và cộng sự 2016 là nghiên cứu đầu tiên về ảnh hưởng của phong cách dạy con (ấm áp, bảo vệ và độc đoán) và trí tuệ cảm xúc của thanh thiếu niên tại Việt Nam cũng chỉ ra rằng: cha mẹ thể hiện tình cảm ấm áp với con thì sự điều chỉnh cảm xúc, trí tuệ xúc cảm của thanh thiếu niên ở mức cao Mặt khác, các vị thành niên báo cáo cha mẹ

22 có xu hưởng bảo vệ quá mức sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng bộc lộ và tiết chế cảm xúc Điều này đặc biệt có ý nghĩa tại Việt Nam, nơi mà việc nuôi dạy con như một bổn phận và trách nhiệm của người mẹ, họ sẵn sàng hy sinh, làm hết sức có thể để bảo vệ con mình khỏi những rủi ro không đáng có b Ảnh hưởng đến năng lực học tập:

Quá trình nuôi dạy con cái của cha mẹ gắn liền với hành trình học tập tại trường của con Vì vậy, mỗi cha mẹ đều ít nhiều kì vọng con mình sẽ có thành tích học tập tốt ở trường, và có nhiều cách thức để đạt được kỳ vọng đó của mình Những nghiên cứu dưới đây sẽ đưa ra một vài kết luận về ảnh hưởng của phong cách nuôi dạy con để thành tích học tập của trẻ em và vị thành niên

Trong các nghiên cứu, phong cách dạy con dân chủ có ảnh hưởng tích cực nhất đến thành tích học tập của con cái Những đứa trẻ có cha mẹ dân chủ đạt điểm cao hơn so với những đứa trẻ có cha mẹ độc đoán và dễ dãi Cha mẹ dân chủ cũng thúc đẩy động lực nội tại cao cho thanh thiếu niên, giúp con đạt được sự tập trung cao độ cho việc học và thể hiện thành tích học tập tốt (có điểm trung bình cao) (Masud H.; Thurasamy R & Ahmad M.S, 2014) Tại Mỹ, nghiên cứu cũng cho thấy những đứa trẻ có thành tích học tập cao có liên quan đến phong cách giáo dục độc đoán thấp của cha mẹ và phong cách giáo dục cao về tính dân chủ (Dornbusch, Ritter, Leiderman, Roberts, & Fraleigh, 1987; Steinberg, Elmen, & Mounts, 1989) Như vậy, thành tích học tập của con cái chịu tác động của hai phong cách giáo dục chính là phong cách dân chủ và độc đoán

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đặt ra vấn đề rộng hơn, phong cách nuôi dạy độc đoán của cha mẹ liệu có thật sự tác động tiêu cực đến thành tích học tập của con cái đặc biệt là ở các nước châu Á? Chao (1994) cho rằng những bà mẹ Trung Quốc đặc biệt coi trọng sự đào tạo (training) con cái của mình Họ tin rằng trẻ em cần được đào tạo một cách kỹ lưỡng và nghiêm ngặt để chúng thể hiện tốt và đạt được kết quả tốt tại trường, do vậy mà họ cố hết sức để đào tạo con cái của mình Bởi vì những người mẹ Trung Quốc đề cao tri thức và đặt kỳ vọng, tiêu chuẩn cao ở con mình (Chao, 1996 & Chen & Uttal, 1988), sự kiểm soát và yêu cầu tuân thủ từ con cái có thể thật sự thúc đẩy con họ đến sự thành công trong học vấn Điều này như một sự phản biện đối với các kết quả nghiên cứu trước đây cho rằng, phong cách giáo dục độc đoán có xu hướng khiến thành tích học tập của con cái tệ hơn (Dornbusch và cộng sự, 1987) Để làm rõ sự phản biện trên, cần làm rõ lại tính chất của chủ nghĩa độc đoán (authoritarianism) cũng như chủ nghĩa dân chủ (authoritativeness)

Chủ nghĩa độc đoán gồm 2 hình thức: Chủ nghĩa độc đoán chung (general authoritarianism) và chủ nghĩa độc đoán trong học thuật (academic authoritarianism) Chủ nghĩa độc đoán chung biểu hiện ở các items (Dornbusch et al., 1987) sau: (a) cha mẹ bảo ban con cái không được cãi lời người lớn; (b) Trẻ em sẽ tự hiểu khi chúng lớn; (c) cha mẹ luôn đúng và con cái không nên thắc mắc nhiều Chủ nghĩa độc đoán trong học thuật thể hiện ở các items (Dornbusch et al., 1987) sau: Khi thấy con đạt điểm kém, (a) cha mẹ buồn; (b) giảm trợ cấp cho con; Khi con đạt điểm tốt, (c) bảo con nên làm tốt hơn nữa, (d) cần lưu ý rằng các khía cạnh khác cũng nên tốt như thế này Qua đó, nghiên cứu của Kwok Leung và cộng sự (1998) về mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với thành tích học tập của con cái trong bối cảnh xuyên văn hóa, gồm 3 nước Trung Quốc, Mỹ và Úc đã kết luận rằng: Mặc dù cha mẹ người Mỹ gốc Á có khuynh hướng ép buộc hơn trong chuyện học tập của con, con cái của họ lại thể hiện khá tốt ở trường Trong khi chủ nghĩa độc đoán trong học thuật của cha mẹ (academic authoritarianism) có xu hướng ảnh hưởng tiêu cực đến thành tích học tập của con cái ở cả 3 nền văn hóa, chủ nghĩa độc đoán chung (general authoritarianism) lại có tác động tích cực đến sự thể hiện học thuật của vị thành niên Trung Quốc Vì vậy, trong bối cảnh phương Đông, tùy mức độ và tính chất của phong cách độc đoán mà thành tích học tập của con cái có sự ảnh hưởng riêng Chỉ khi nào cha mẹ có sự độc đoán chuyên quyền trong mặt học hành của con, con cái mới có xu hướng học tập không tốt Điều này dễ hiểu vì sự độc đoán trong mọi khía cạnh trong cuộc sống có thể giúp con sống có kỷ luật, đáp ứng được yêu cầu với nền văn hóa Nhưng khi cha mẹ khắt khe trong chính việc học tập, con cái sẽ cảm thấy áp lực và ảnh hưởng không tốt đến thành tích học tập

Kết quả nghiên cứu của Kwok Leung và cộng sự (1998) cũng cho rằng: Chủ nghĩa dân chủ chung (General authoritativeness) có tương quan thuận với thành tích học tập của vị thành niên Mỹ và Úc, điều này lại không dự đoán đối với vị thành niên Trung Quốc Lý giải cho điều này, chúng ta sẽ cắt nghĩa biểu hiện của chủ nghĩa dân chủ chung thể hiện ở các items (Dornbusch et al., 1987) sau: Trong giao tiếp gia đình, cha mẹ (a) giúp con nhận ra nhiều mặt của một vấn đề; (b) thừa nhận rằng đôi lúc con biết nhiều hơn mình; (c) nhấn mạnh rằng cá nhân đều có thể giúp đỡ gia đình bằng những quyết định của mình Trong văn hóa phương Tây – nơi coi trọng sự tự chủ và độc lập, không khí tích cực, thoải mái trong gia đình sẽ là yếu tố quan trọng giúp con cái thể hiện tốt ở trường Tuy nhiên, đối với các cha mẹ phương Đông – nơi các yếu tố kể trên ít được chú ý và coi trọng Do vậy, nghiên cứu cho thấy không có mối liên hệ giữa chủ nghĩa dân chủ chung đến thành tích học tập của trẻ em châu Á là có cơ sở lý luận

Ảnh hưởng của cách làm cha mẹ đến các mối quan hệ thân tình của trẻ em và

Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra tác động của cách làm cha mẹ (parenting) đến các mối quan hệ thân tình của con cái Cách làm cha mẹ theo hướng tích cực (positive parenting) ảnh hưởng đến chất lượng tình bạn, điều này thông qua sự phát triển các kỹ năng xã hội của con (Betts, Trueman, Chiverton, Stanbridge & Stephens, 2013) và năng lực của thanh thiếu niên trong các mối quan hệ giữa các cá nhân, bao gồm cả các mối quan hệ thân mật (Drozdz &

Pokorski, 2007) Ngoài ra, việc nuôi con theo hướng hỗ trợ và đáp ứng nhu cầu (Supportive and responsive parenting) cũng liên quan đến sự đồng cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên, cung cấp bằng chứng về tác động của việc nuôi dạy con cái đối với khả năng nhìn nhận quan điểm của người khác (Eisenberg, Fabes, Schaller, Carlo & Miller, 1991; Laible & Carlo, 2004)

Hơn nữa, sự đồng cảm được phát triển sẽ là yếu tố trung gian giải thích cho mối quan hệ tác động giữa sự hỗ trợ của cha mẹ và chất lượng tình bạn (Soenens, Duriez, Vansteenkiste &

Goossens, 2007), trong khi sự đồng cảm kém phát triển do cách nuôi dạy dễ dãi dường như thúc đẩy hành vi chống đối xã hội (Schaffer, Clark & Jeglic, 2009)

Khi xem xét ảnh hưởng của cách làm cha mẹ đến kiểu gắn bó của con – yếu tố có tác động lớn đến việc liệu đứa trẻ sẽ hành xử như thế nào trong một mối quan hệ thân mật, nghiên cứu của Neal và cộng sự (2001) chỉ ra rằng: Đặc điểm hành vi của cha mẹ trong cách giáo dục dân chủ, độc đoán và dễ dãi dường như có liên hệ với phong cách gắn bó tránh né, lo âu và hỗn hợp (lo âu – né tránh) 56 sinh viên đại học tình nguyện tham gia vào nghiên cứu và kết quả cho thấy: mặc dù 92% sinh viên được nuôi dạy bởi cha mẹ dân chủ cũng có kiểu gắn bó an toàn trong mối quan hệ, và phong cách gắn bó cũng sẽ dự đoán mẫu hình của một mối quan hệ Những sinh viên gắn bó an toàn với cha mẹ đạt điểm cao hơn đáng kể trong các bài kiểm tra về sự thân mật của cá nhân và niềm tin vào khả năng thân mật với người khác, trái ngược với những sinh viên có cha mẹ độc đoán và dễ dãi Vì vậy, phong cách dạy con dân chủ của cha mẹ cũng dự đoán sự gắn bó an toàn trong các mối quan hệ thân mật sau này của con.

Ảnh hưởng của cách làm cha mẹ đến các đặc điểm tính cách của con cái

Maddahi (2012) trong một nghiên cứu về mối liên hệ giữa phong cách nuôi dạy con của cha mẹ đến các chiều hướng trong tính cách của con trên mẫu sinh viên đại học và đã kết luận như sau: Phong cách giáo dục của cha mẹ và cách họ tương tác với con cái có ảnh hưởng đến các đặc điểm tính cách (personality traits) của con, đặc biệt cha mẹ dân chủ tác động đến những đặc điểm tính cách tích cực như sự dễ chịu (agreeableness), hướng ngoại (extroversion) và cởi mở (openness) ở đứa trẻ của họ Maddahi and Samadzadeh (2010) cũng cho rằng 3 đặc điểm tính cách (dễ chịu, hướng ngoại, cởi mở) có mối liên hệ tích cực với phong cách dạy con

25 dân chủ và dễ dãi, trong khi đó có mối liên hệ tiêu cực với phong cách độc độc đoán Bên cạnh đó tính cách ngay thẳng (conscientiousness) có tương quan thuận với phong cách dân chủ và độc đoán và có tương quan nghịch với phong cách dễ dãi

Một nghiên cứu khác của Kilonzo (2017) về ảnh hưởng của cách nuôi dạy con đến đặc điểm tính cách của trẻ em vị thành niên cũng thu về kết quả rất chi tiết như sau: Cả cách nuôi dạy dân chủ của cha mẹ có mối quan hệ với các đặc điểm của con như tính nhạy cảm thấp (neuroticism); tính hướng ngoại cao; cởi mở với trải nghiệm; sự nhanh nhẹn và tận tâm cao với người khác (agreeability and high conscientiousness) Chưa có câu trả lời chính thức về ảnh hưởng của cách nuôi dạy dễ dãi và bỏ mặc đến các đặc điểm tính cách của trẻ.

Ảnh hưởng của cách làm cha mẹ đến bản sắc cá nhân của trẻ em và thanh thiếu niên

Bản sắc cá nhân được hiểu như một quá trình cá nhân tìm kiếm, hiểu biết và chấp nhận bản ngã của mình Đây là một hành trình dài, trong đó, phong cách giáo dục của cha mẹ cũng dự đoán sự tác động đến bản sắc cá nhân của trẻ vị thành niên Bởi mỗi cá nhân đều được nuôi dưỡng bởi gia đình trong suốt 18 năm Grové & Naudé (2016) đã tiến hành nghiên cứu về mối quan hệ giữa tình trạng bản sắc cá nhân và nhận thức về phong cách nuôi dạy con ở trẻ vị thành niên ở miền Trung Nam Phi, kết quả cho thấy: Phong cách nuôi dạy dễ dãi của cha mẹ dự đoán thực trạng bản sắc đạt thành (the achieved identity status) ở trẻ vị thành niên, trong khi đó phong cách giáo dục dân chủ dự đoán thực trạng bản sắc mờ nhạt của vị thành niên (the diffused status) Tuy nhiên, tác giả cũng cho rằng kết quả này chỉ đúng với bối cảnh văn hóa ở Nam Phi, và các phong cách giáo dục của cha mẹ ảnh hưởng đến sự hình thành bản sắc cá nhân của con cái thì khác nhau ở từng nền văn hóa Chẳng hạn ở nền văn hóa phương Tây, nơi đề cao chủ nghĩa cá nhân thì bản sắc đạt thành được kì vọng là cá nhân đạt được đến trạng thái trưởng thành về mặt bản ngã (hiểu rõ về bản thân mình) Còn ở những quốc gia coi trọng chủ nghĩa tập thể, việc khám phá tính cách cá nhân không quá cần thiết, thay vào đó bản ngã hướng đến cộng đồng nhiều hơn.

Đánh giá, kết luận về cách làm cha mẹ đến nhân cách của trẻ em và thanh thiếu niên

Qua sự phân tích chi tiết dựa trên các nghiên cứu đã được công bố, có thể thấy là cách làm cha mẹ ảnh hưởng đến rất nhiều khía cạnh của sự phát triển nhân cách của đứa trẻ, đặc biệt là trẻ em và vị thành niên Cụ thể, cách làm cha mẹ ảnh hưởng đến tự đánh giá/ lòng tự trọng; năng lực về trí tuệ cảm xúc và thành tích học tập; sự tương tác và chất lượng trong các mối quan hệ thân tình, các đặc điểm tính cách và cả sự hình thành bản sắc cá nhân của con cái Đặc biệt, các nghiên cứu giúp ta nhìn nhận một điều là phong cách dân chủ và dễ dãi có tác động tích cực đến hầu hết các khía cạnh của nhân cách, đặc biệt là các yếu tố liên quan

26 đến lòng tự trọng, trí tuệ cảm xúc và chất lượng các mối quan hệ Ngược lại, phong cách độc đoán và bỏ mặc được coi là tác động tiêu cực nhiều hơn đến mọi khía cạnh so với phong cách dân chủ Tuy nhiên ở khía cạnh thành tích học tập, tùy bối cảnh văn hóa khác nhau mà phong cách dạy con độc đoán và dân chủ có tác động riêng đến con cái.

Ngày đăng: 24/05/2024, 15:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w