Những vấn đề lý thuyết và thực tiễn về phương pháp nuôi dạy con của phụ huynh và ảnh hưởng đến đặc điểm tính cách của trẻ

MỤC LỤC

Các yếu tố ảnh hưởng đến cách nuôi dạy con cái của cha mẹ

Trong mẫu hình về mục tiêu nuôi dạy con của cha mẹ của LeVine (1998) cho rằng sự khác biệt trong các hành vi của cha mẹ với con cái được coi là sự khác biệt trong các chiến lược đạt được các mục tiêu thứ bậc này (sự tồn tại, sức khỏe, lợi ích về điều kiện kinh tế của gia đình và thu nhận các giá trị văn hóa) và giảm thiểu các rủi ro cho con cái của họ (Xu và cộng sự, 2005). Về khía cạnh bối cảnh gia đình, hiện nay ở Phương Đông, nhất là những quốc gia có điều kiện kinh tế đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, cha mẹ thường dùng kiểu dân chủ hơn là độc đoán bởi tiêu chuẩn sống của họ tăng lên, ít căng thẳng hơn trong cuộc sống, nhu cầu nuôi dạy con cái vượt xa khỏi sự đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con (ăn ở, đi lại..) mà đã tiếp thu hệ thống giáo dục ở phương Tây.

Những vấn đề thực tiễn

Quan sát cá nhân và so sánh sự giống và khác nhau trong cách nuôi và giáo dục con của những bậc cha mẹ Việt Nam so với lý thuyết

Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Anh Thư (2017) cũng đã chỉ ra các PCGD con hỗn hợp ở Việt Nam là: PCGD dân chủ trội, PCGD dân chủ kết hợp với độc đoán, PCGD dân chủ kết hợp với tự do, PCGD độc đoán, Kết hợp 3 PCGD yếu, Kết hợp 3 PCGD mạnh, PCGD tự do trội, PCGD độc đoỏn kết hợp với tự do. Thực tế hiện nay, với sự phát triển của mạng internet và lan tỏa tâm lý học của nhiều chuyên gia trong ngành, nhiều bà mẹ, ông bố cũng tích cực đi học các kỹ năng làm cha mẹ, họ cũng chăm đọc sách về nuôi dạy con cái, vì vậy có sự cởi mở và tiếp thu nhiều phương pháp được khuyến khích, từ đó thay đổi các phương pháp giáo dục cũ của mình. Vì vậy, cha mẹ Việt có xu hướng đặt nhiều kỳ vọng cũng như áp lực cho con cái trong học tập, cũng khó chấp nhận việc con mình không đáp ứng các tiêu chuẩn mình mong muốn, từ đó cũng khắt khe với con hơn trong các hoạt động liên quan đến học tập (liên quan đến phong cách độc đoán – kỳ vọng và kỷ luật cao, ấm áp thấp).

Ví dụ, phải làm xong bài tập mới được đi chơi, phải đạt điểm cao trong bài kiểm tra mới được thưởng một món đồ chơi yêu thích, nếu không đạt học sinh giỏi thì cha mẹ không thương, thậm chí con đạt kết quả không tốt có thể trừng phạt mà không cần biết lý do tại sao con đạt thành tích kém. Trong việc xử lí các tình huống hằng ngày, cha mẹ Việt Nam có xu hướng bảo bọc con, làm thay con mọi thứ, ít tin tưởng và giao cho cho con tự giải quyết vấn đề một cách tự chủ (mức độ khuyến khích sự tự chủ thấp, kiểm soát thấp – liên quan đến phong cách dễ dãi). Ở chiều cạnh sự đáp ứng, lý thuyết hiểu theo nghĩa là khuyến khích sự tự chủ, động viên con độc lập, nhưng sự đáp ứng của cha mẹ Việt Nam lại thiên về việc thay con làm hết mọi việc vì nghĩ con còn nhỏ, vì chưa có lòng tin đối với con, và nỗi sợ con làm sai và chịu hậu quả - điều cha mẹ rất đau lòng.

Trong quan niệm của cha mẹ Việt truyền thống, họ dạy con với suy nghĩ “thương cho roi cho vọt”, “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” vì con cái thường bé bỏng, thiếu trải nghiệm cuộc sống (phong cách độc đoán), vì vậy hạn chế tính tự chủ của đứa trẻ đồng thời để lại nhiều tổn thương cho con khi dạy trẻ bằng bạo lực. Tuy nhiên ngày nay, với sự dịch chuyển của nền kinh tế, hệ thống giáo dục và quan điểm xã hội cũng cởi mở và thay đổi, cha mẹ khuyến khích con tự chủ và dành thời gian quan tâm đến con nhiều hơn (warmth & responsiveness), do vậy số lượng cha mẹ có phong cách nuôi dạy dân chủ cũng tăng lên.

Ảnh hưởng của cách làm cha mẹ (parenting) đến đặc điểm nhân cách (năng lực, tính cách, lòng tự trọng, tự đánh giá, bản sắc cá nhân, mối quan hệ thân tình) của trẻ

Những vấn đề lý luận

  • Câu hỏi và thông tin thu được từ phỏng vấn

    Vỡ vậy, để tỡm hiểu rừ hơn về sự ảnh hưởng của phong cỏch giỏo dục của cha mẹ đến đặc điểm nhân cách của trẻ em và vị thành niên, tôi xin trình bày ảnh hưởng của cách làm cha mẹ đến vài yếu tố nhất định của nhân cách: lòng tự trọng/ tự đánh giá (self-esteem); năng lực (competence); tính cách (personality), các mối quan hệ thân mật (intimacy relationships) và bản sắc cá nhân (identity development). Các nghiên cứu về ảnh hưởng của phong cách giáo dục của cha mẹ đến tự đánh giá tổng thể (nhìn nhận tổng quát về bản thân) của con cho thấy rằng: Cha mẹ có PCGD dân chủ và tự do/ dễ dãi có ảnh hưởng tích cực đến tự đánh giá của con, trong khi cha mẹ có PCGD độc đoán có tác động tiêu cực đến tự đánh giá của trẻ (DeHart, Pelham & Tennen, 2006). Trong nghiên cứu tổng hợp tài liệu mới nhất về mối liên hệ giữa phong cách nuôi dạy con và lòng tự trọng của trẻ em và vị thành niên, Martin Pinquart và Dana-Christina Gerke (2019) đã đưa ra kết luận rằng: Con cái của cha mẹ có phong cách dân chủ thể hiện lòng tự trọng/tự đánh giá ở mức cao nhất do sự ấm áp, kỳ vọng và sự hỗ trợ tự chủ từ cha mẹ.

    Hơn nữa, phong cách nuôi dạy con ở chiều cạnh khả năng phản hồi và hỗ trợ cao (responsiveness and support) có liên quan đáng kể đến việc tiếp cận các chiến lược điều chỉnh một cách đa dạng về cảm xúc, hướng đến cảm xúc có lợi cho trẻ, chẳng hạn như tìm kiếm sự hỗ trợ và tối ưu hóa sự tích cực ch mình (Kliewer, Fearnow & Miller, 1996; Morris, Silk, Myé & Robinson, 2007; Valiente, Fabes, Eisenberg & Spinrad, 2004). Trong bối cảnh Việt Nam – một quốc gia ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Nho giáo, nghiên cứu của tác giả Quynh-Anh và cộng sự 2016 là nghiên cứu đầu tiên về ảnh hưởng của phong cách dạy con (ấm áp, bảo vệ và độc đoán) và trí tuệ cảm xúc của thanh thiếu niên tại Việt Nam cũng chỉ ra rằng: cha mẹ thể hiện tình cảm ấm áp với con thì sự điều chỉnh cảm xúc, trí tuệ xúc cảm của thanh thiếu niên ở mức cao. Qua đó, nghiên cứu của Kwok Leung và cộng sự (1998) về mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với thành tích học tập của con cái trong bối cảnh xuyên văn hóa, gồm 3 nước Trung Quốc, Mỹ và Úc đã kết luận rằng: Mặc dù cha mẹ người Mỹ gốc Á có khuynh hướng ép buộc hơn trong chuyện học tập của con, con cái của họ lại thể hiện khá tốt ở trường.

    Khi xem xét ảnh hưởng của cách làm cha mẹ đến kiểu gắn bó của con – yếu tố có tác động lớn đến việc liệu đứa trẻ sẽ hành xử như thế nào trong một mối quan hệ thân mật, nghiên cứu của Neal và cộng sự (2001) chỉ ra rằng: Đặc điểm hành vi của cha mẹ trong cách giáo dục dân chủ, độc đoán và dễ dãi dường như có liên hệ với phong cách gắn bó tránh né, lo âu và hỗn hợp (lo âu – né tránh). Maddahi (2012) trong một nghiên cứu về mối liên hệ giữa phong cách nuôi dạy con của cha mẹ đến các chiều hướng trong tính cách của con trên mẫu sinh viên đại học và đã kết luận như sau: Phong cách giáo dục của cha mẹ và cách họ tương tác với con cái có ảnh hưởng đến các đặc điểm tính cách (personality traits) của con, đặc biệt cha mẹ dân chủ tác động đến những đặc điểm tính cách tích cực như sự dễ chịu (agreeableness), hướng ngoại (extroversion) và cởi mở (openness) ở đứa trẻ của họ. Một nghiên cứu khác của Kilonzo (2017) về ảnh hưởng của cách nuôi dạy con đến đặc điểm tính cách của trẻ em vị thành niên cũng thu về kết quả rất chi tiết như sau: Cả cách nuôi dạy dân chủ của cha mẹ có mối quan hệ với các đặc điểm của con như tính nhạy cảm thấp (neuroticism); tính hướng ngoại cao; cởi mở với trải nghiệm; sự nhanh nhẹn và tận tâm cao với người khác (agreeability and high conscientiousness).

    Grové & Naudé (2016) đã tiến hành nghiên cứu về mối quan hệ giữa tình trạng bản sắc cá nhân và nhận thức về phong cách nuôi dạy con ở trẻ vị thành niên ở miền Trung Nam Phi, kết quả cho thấy: Phong cách nuôi dạy dễ dãi của cha mẹ dự đoán thực trạng bản sắc đạt thành (the achieved identity status) ở trẻ vị thành niên, trong khi đó phong cách giáo dục dân chủ dự đoán thực trạng bản sắc mờ nhạt của vị thành niên (the diffused status).