1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước

43 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trong thời kì hồng hoan sơ khởi, khi chưa có đầy đủ các bằng chứng khoa học để chứng minh các hiện tượng tự nhiên thì người dân lựa chọn tin vào thượng đế, tin vào tín ngưỡng.Theo học th

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

MÔN NHẬP MÔN LUẬT HỌC

Trang 2

3 Quan hệ pháp luật lao động4 Quan hệ hôn nhân và gia đình

II Thực hiện pháp luật III Vi phạm pháp luật

1 Vi phạm hình sự1.1 Tội giết người1.2 Tội cướp tài sản2 Vi phạm dân sự

IV Trách nhiệm pháp lý

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Kính gửi Thầy Lưu Đức Quang,

Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Thầy vì trong quá trình học tập và tìm hiểu bộ môn Nhập môn luật học, chúng em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn rất tận tình, tâm huyết của Thầy Thầy đã giúp chúng em tích lũy thêm nhiều kiến thức để có cái nhìn sâu sắc và hoàn thiện hơn trong cuộc sống Từ những kiến thức mà Thầy truyền tải, chúng em đã dần trả lời được những câu hỏi trong cuộc sống thông qua bộ môn này Thông qua bài tập lớn này, chúng em xin trình bày lại những gì đã tìm hiểu về vụ án Hồ Duy Hải đến Thầy.

Có lẽ kiến thức là vô hạn mà sự tiếp nhận về kiến thức của bản thân mỗi người luôn tồn tại những hạn chế nhất định Do đó, trong quá trình hoàn thành bài tập lớn, chắc chắn không tránh khỏi sự thiếu sót Bản thân chúng em mong nhận được những góp ý đến từ Thầy để bài tập lớn của chúng em hoàn thiện hơn.

Lời cuối, chúng em kính chúc Thầy luôn vui vẻ, hạnh phúc, có nhiều sức khỏe và thành công hơn trên con đường sự nghiệp giảng dạy.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trân trọng,

Nhóm 5

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC1.1 Thuyết thần học (Thuyết thần quyền).

Trang 4

1.1.1 Nguồn gốc:

- Học thuyết thần học này được xem là một trong những học thuyết lâu đời nhất về nguồn gốc Nhà nước và pháp luật Học thuyết này phổ biến nhất vào thời kì ra đời của những quốc gia đầu tiên: Trung Quốc, Ai Cập, Lưỡng Hà

1.1.2 Nội dung:

- Thuyết thần học cho rằng, tất cả vạn vật trên thế giới đều do Thượng đế sáng tạo ra nhà nước và trao cho nhà nước quyền lực siêu nhiên, vô hạn Chính vì vậy, quyền lực nhà nước là vĩnh cửu, bất biến và sự phục tùng quyền lực đó là cần thiết và tất yếu

- Bản chất: Nhà nước là vĩnh cữu, bất biến Tham khảo:

Học thuyết này thể hiện rõ nhất ở thời kì chiếm hữu nô lệ và thời kì phong kiến

Người đứng đầu phải được tôn thờ và tuyệt đối phục tùng như đối với thần linh Chống lại vua là chống lại ý thần và sẽ bị trời phạt Là cơ sở Nhà nước quân chủ chuyên chế cổ đại Chứng minh: Trung Quốc (Vua là Thiên tử - con trời) , Lưỡng Hà (người Lưỡng Hà tin rằng các vị vua và vương hậu của họ là hậu duệ từ Thiên giới)…

- Người ta phân chia học thuyết thành ba phái:

Quân quyền (Quân chủ) cho rằng thượng đế trao trực tiếp quyền cai trị dân chúng cho nhà nước mà đại diện là vua (Hoàng đế, Thiên tử, ) nên quyền lực của vua là tuyệt đối Thực tế các triều đại Phong Kiến Trung Quốc, Việt Nam đã chứng minh điều đó.

Dân quyền lại quan điểm rằng, nguồn gốc của quyền lực là từ Thượng đế và quyền lực đó được trao cho nhân dân để họ uỷ thác cho nhà nước (đại diện là vua).

Too long to read onyour phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

Hình 1.1 Tư tưởng Nho giáo về các vị minh quân Nho giáo đã đề cao việc cai trị dân bằngđạo đức, bằng nhân nghĩa, bằng lễ giáo Ảnh hưởng mạnh mẽ lên văn hóa của các nước trong

khu vực Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên và cả Việt Nam chúng ta.

(Nguồn: Internet)

Giáo quyền cho rằng, quyền lực được Thượng đế trao cho Giáo hội, từ đó Giáo hội giữ lại quyền thống trị về mặt tinh thần và trao quyền thống trị về mặt thể xác cho nhà nước thông qua đại diện là vua.

(Nguồn: tác giả xây dựng)

(tinh thần)

Vua

Trang 6

Hình 1.2 Lễ đăng quang của các nhà vua chỉ được công nhận chính thức khi có sự chứng kiếncủa giáo hoàng và cử hành tại giáo đường (Nguồn: Internet)

1.1.3 Ưu và nhược điểm: - Ưu điểm:

Đây là học thuyết đặt nền tảng cho sự phát triển của các học thuyết khác khi nói về nguồn gốc ra đời của nhà nước Trong thời kì hồng hoan sơ khởi, khi chưa có đầy đủ các bằng chứng khoa học để chứng minh các hiện tượng tự nhiên thì người dân lựa chọn tin vào thượng đế, tin vào tín ngưỡng.

Theo học thuyết này, người dân sẽ dễ dàng phục tùng tuân theo các đường lối chính sách của nhà cầm quyền nên sự phát triển của đất nước sẽ phụ thuộc vào nhà vua Nhà vua anh minh thì đất nước sẽ phát triển, dân nhân sống ấm no.

- Nhược điểm:

Quyền lực tập trung quá nhiều vào tay một người hoặc một nhóm người dẫn đến lạm quyền độc đoán.

Ví dụ:

- Bộ luật Hammurabi nổi danh là một trong những hệ thống luật pháp cổ xưa và có nhiều ảnh hưởng nhất trong lịch sử nhân loại, được tạo ra vào khoảng thập niên 1760 TCN ở Babylon cổ đại và được ban hành bởi vị vua thứ sáu của Babylon là Hammurabi trong thời kỳ trị vì của

Trang 8

mình (năm 1792 đến 1759 trước Công nguyên), bộ luật mở ra một thời đại hoàng kim cho công lý Tự đặt lên vai mình một nghĩa vụ, một sứ mệnh từ các vị thần, ông dựng nên một xã hội công bằng nơi mà mỗi người đều nhận được sự trừng phạt thích đáng với hành đô ung sai lầm của họ.

- Tần Thủy Hoàng đánh thuế nặng nề, đặt ra nhiều luật lệ hà khắc, ép nhiều dân thường lao động đến chết để xây dựng những đại dự án của ông …

1.2 Thuyết gia trưởng.

1.2.1 Nguồn gốc

- Nhà nước ra đời là kết quả do việc những người cùng nhau ký kết tạo nên một thỏa thuận hay khế ước, để tất cả cùng hoạt động, sinh sống trong khuôn khổ đó, nói cách khác Nhà nước do nhân dân thành lập.

- Khổng Tử cũng đã có nói: “Quốc gia như một đại gia đình và gia đình thì như một tiểu quốc gia”

1.2.2 Nội dung.

- Nhà nước xuất hiện chính là kết quả sự phát triển của gia đình và quyền gia trưởng Quyền lực nhà nước, về thực chất cũng giống như quyền lực của người đứng đầu trong gia đình, nó chỉ là sự tiếp tục quyền lực của người gia trưởng trong gia đình.

1.2.3 Ưu và nhược điểm.

- Ưu điểm:

Gia đình là tế bào của xã hội nên sẽ đảm bảo trật tự, an toàn cho xã hội, duy trì được sự sinh tồn cho cộng đồng.

Xem mỗi gia đình trong xã hội là một nhà nước thu nhỏ, việc nuôi dạy, chăm lo đời sống của các thành viên trong gia đình phải được đảm bảo, nếu mỗi gia đình đều phát triển sẽ đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Trang 9

Tạo nên sự áp lực đối với giới tính cầm quyền.

Quyền gia trưởng thực sự của gia đình nào sẽ là quyền lực của nhà nước thì học thuyết này chưa luận giải được.

Ví dụ:

- Trong một gia đình, người cha thường có quyền lực tối cao Ông ta có quyền quyết định mọi việc trong gia đình, từ việc lớn như mua nhà, bán đất đến việc nhỏ như con cái đi học trường nào Các thành viên khác trong gia đình, bao gồm vợ, con cái, đều phải tuân theo sự chỉ đạo của ông ta.

1.3 Thuyết khế ước xã hội.

1.3.1 Nguồn gốc.

- Học thuyết khế ước xã hội được hình thành vào những thế kỷ XVI, XVII, XVIII, cùng với trào lưu cách mạng tư sản, trong lịch sử tư tưởng chính trị - pháp lý đã xuất hiện nhiều quan điểm mới về nhà nước nói chung và về nguồn gốc của nó nói riêng.

- Do những người ký kết khế ước tạo ra 1.3.2 Nội dung.

- Hiến pháp chính là bản Khế ước xã hội cơ bản nhất, nền tảng cho tất cả các thỏa ước khác của cộng đồng Thông qua hiến pháp, con người chính thức đánh đổi quyền tự do tự nhiên để trở thành một công dân, chính thức đánh đổi một phần quyền tự do quyết định của mình vào tay một số người cầm quyền để có được sự che chở của xã hội, đại diện bởi luật pháp Nói Hiến pháp là một khế ước xã hội thì không có nghĩa là cả xã hội phải tham gia soạn thảo văn bản này Việc soạn thảo Hiến pháp vẫn phải do giới tinh hoa của dân tộc đảm nhận.

- Chủ quyền nhà nước thuộc về nhân dân, trong trường hợp nhà nước không giữ được vai trò của mình, các quyền tự nhiên bị vi phạm thì khế ước sẽ mất hiệu lực và nhân dân có quyền lật đổ nhà nước và ký khế ước mới.

1.3.3 Ưu, nhược điểm - Ưu điểm:

Trang 10

Giải thích được nguồn gốc của nhà nước Theo thuyết khế ước xã hội, nhà nước được hình thành dựa trên sự thỏa thuận của các cá nhân trong xã hội Điều này có thể giúp giải thích tại sao nhà nước có thể có quyền lực và thẩm quyền đối với các cá nhân trong xã hội.

Tạo ra một xã hội công bằng, vì mỗi người đều đồng ý chia sẻ phần của mình để đóng góp cho xã hội chung.

Đảm bảo sự an toàn và bảo vệ quyền lợi cá nhân của mỗi thành viên trong xã hội Xây dựng nền tảng cho sự phát triển của xã hội, do mọi người đều đồng ý hợp tác với nhau vì lợi ích chung.

Mang lại sự ổn định và hòa bình cho xã hội, do mỗi người đồng ý giới hạn quyền tự do của mình để duy trì quyền tự do của những người khác.

- Nhược điểm:

Không có bằng chứng khế ước.

Không phải tất cả người dân đều tham gia tạo khế ước.

Có ràng buộc với thế hệ sau này (những người không tạo ra khế ước đó) Ví dụ:

- Tiền đề của Lý thuyết Khế ước xã hội được tìm thấy từ thời cổ đại, trong Triết học Hy Lạp, Triết học Khắc kỷ (Stoicism), Luật La Mã, Giáo luật Giữa Thế kỷ 17 đến đầu Thế kỷ 19 là thời kỳ hoàng kim của Khế ước xã hội.

- Hiến pháp vương quốc Anh - Hiến pháp Hoa Kỳ.

1.4 Thuyết bạo lực.

1.4.1 Nguồn gốc:

- Thuyết bạo lực cho rằng vũ lực là cơ sở của sự thống trị Theo học thuyết bạo lực, thì nhà nước được ra đời trực tiếp từ hệ quả của quá trình sử dụng bạo lực của thị tộc này với thị tộc khác và thị tộc chiến thắng đã lập ra bộ máy đặc biệt (nhà nước) duy trì quyền lực và để nô dịch thị tộc bại trận

Trang 11

1.4.2 Nội dung:

- Khi xảy ra chiến tranh hay sử dụng bạo lực giữa các thị tộc với nhau, xuất phát từ nhu cầu cai trị của bên thắng trận với bên thua trận và từ đó nhà nước ra đời.

1.4.3 Ưu, nhược điểm: - Ưu điểm:

Thuyết bạo lực có vai trò trong việc hình thành và phát triển nhà nước.

Các thị tộc yếu phải cố gắng phát triển nền kinh tế để bảo vệ đất nước khỏi các thị tộc khác.

Duy trì sự ổn định của nhà nước bằng cách sử dụng bạo lực để đàn áp các đối thủ và duy trì trật tự xã hội.

- Nhược điểm:

Thuyết bạo lực có thể bị coi là quá đơn giản hóa Theo học thuyết bạo lực, nhà nước chỉ đơn giản là một nhóm người sử dụng bạo lực để duy trì quyền lực của mình Điều này có thể không phản ánh đầy đủ sự phức tạp của nhà nước.

Tuy nhiên học thuyết này ủng hộ chân lý của kẻ mạnh và quyền cai trị kẻ yếu như vậy thế giới sẽ không có hoà bình, xã hội không có công lý, đạo lý và tình người Ví dụ:

- Trên thực tế vẫn có một số quốc gia sử dụng học thuyết này:

Cuộc xung đột Nga-Ukraine: Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine Cho đến năm 2023, Nga đã chiếm được 1 số khu vực của Ukraine.

Nhà nước German: hình thành khoảng giữa thế kỷ V trước công nguyên, từ việc người Giéc-manh xâm chiếm vùng lãnh thổ rộng lớn của đế chế La Mã cổ đại.

Trung Quốc dùng vũ lực để bành trướng, chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

1.5 Thuyết tâm lý.

Trang 12

1.5.1 Định nghĩa: Thuyết tâm lý cho rằng nhà nước xuất hiện do nhu cầu về tâm lý của con người nguyên thuỷ luôn muốn phụ thuộc vào các thủ lĩnh, giáo sĩ…để lãnh đạo, dẫn dắt trong các cuộc chiến tranh và chinh phục thiên nhiên.

(Nguồn: tác giả xây dựng) 1.5.2 Ưu, nhược điểm:

- Ưu điểm:

Thuyết này cho rằng môi trường xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển tâm lý con người.

- Nhược điểm :

Có thể bị coi là quá nhấn mạnh vai trò của môi trường xã hội Thuyết này cho rằng tâm lý xã hội mới là yếu tố quyết định đến hành vi và hoạt động của con người.

Không giải thích được cội nguồn vật chất và bản chất giai cấp của nhà nước Chưa xem xét đến những khía cạnh về kinh tế xã hội dẫn đến sự ra đời của nhà nước Ví dụ:

- Stalin là một nhà lãnh đạo độc tài khét tiếng Ông đã sử dụng thuyết tâm lý để kiểm soát và thao túng quần chúng Chẳng hạn như: Ông đã sử dụng các thủ thuật như khen thưởng, trừng phạt và khủng bố để kiểm soát các nhà lãnh đạo của Liên Xô và đảm bảo rằng họ luôn trung thành với ông.

- Các thủ lĩnh dân da đỏ đã sử dụng thuyết tâm lý trong nhiều thế kỷ Họ đã sử dụng các kỹ thuật tâm lý khác nhau để truyền cảm hứng cho các chiến binh của họ, thuyết phục kẻ thù đầu

Trang 13

hàng và đàm phán với chính phủ Hoa Kỳ Chẳng hạn như, Thủ lĩnh Sitting Bull của người Sioux đã sử dụng các nghi lễ và biểu tượng để truyền cảm hứng cho các chiến binh của mình trong trận Little Bighorn Ông đã nói với các chiến binh rằng họ được các vị thần bảo vệ và rằng họ sẽ đánh bại quân đội Hoa Kỳ.

1.5 Chủ nghĩa Mác-lênin.

1.5.1 Định nghĩa:

- Nhà nước không phải là một hiện tượng xã hội bất biến vĩnh cửu mà nó có quá trình hình thành phát triển, vận động và tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại của nó không còn nữa.

1.5.2 Nguồn gốc:

- Nhà nước không ra đời từ khi xã hội loài người mới xuất hiện mà chỉ ra đời khi xã hội đã phát triển đến giai đoạn nhất định

1.5.3 Nguyên nhân ra đời:

- Nguyên nhân sâu xa: do sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến sự dư thừa tương đối của cải, xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệ sản xuất và về của cải.

- Nguyên nhân trực tiếp:

Mâu thuẫn giai cấp phát sinh, xung đột giữa hai giai cấp ngày càng gay gắt và các tổ chức thị tộc, bộ lạc không còn đủ khả năng quản lý điều hành xã hội nữa cần có một tổ chức xã hội tiến bộ hơn, phù hợp hơn với trình độ của lực lượng sản xuất mới Tổ chức đó chính là nhà nước

Lênin: “Nhà nước là sản phảm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa đc Bất cứ nơi đâu, hễ lúc nào và chừng nào về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được, thì nhà nước xuất hiện…”

1.5.4 Bản chất:

- Nhà nước không phải là một hiện tượng vĩnh cửu hay bất biến Không vĩnh cửu: nhà nước không tồn tại mãi mãi mà có thể mất đi

Ph.Ăngghen đã khẳng định: “Nhà nước tồn tại không phải là mãi mãi từ ngàn xưa Đã từng có những xã hội không cần đến nhà nước, đó là thời kì công xã nguyên thủy Ở đó mọi người cùng

Trang 14

ăn, cùng chia, sở hữu là sở hữu chung không phải tư nhân Không có mâu thuẫn, không hình thành giai cấp Không có nhà nước Đến một giai đoạn phát triển kinh tế nhất định, xã hội có phân chia giai cấp thì sự ra đời nhà nước là điều tất yếu” Tuy nhiên ông cũng nói rằng nếu cơ sở hình thành khách quan nhà nước mất đi nhà nước bị tiêu vong.

Không bất biến: luôn luôn vận động và vận động theo hướng phát triển 1.5.5 Ưu và nhược điểm:

- Ưu điểm:

Chỉ ra nhà nước ra đời từ đâu, ra đời để làm gì và phục vụ ai? Học thuyết mác-xít đã lý giải tất cả những câu hỏi này bằng cơ sở hiện thực của nhà nước, đó là cơ sở kinh tế-xã hội đã quy định sự ra đời, hình thành, phát triển và tiêu vong của nhà nước.

Quyền lực nhà nước không vĩnh cửu và bất biến.

Con người phải đấu tranh xóa bỏ mâu thuẫn giai cấp để có cuộc sống tốt đẹp hơn (không như thần quyền, gia trưởng, người dân phải phục tùng tuyệt đối quyền lực của người đứng đầu).

- Nhược điểm:

Sự tập trung quyền lực về kinh tế - chính trị ở giai cấp thống trị dễ dẫn đến lạm quyền, tham ô, trên dưới không thống nhất.

Sự vận dụng “Chủ nghĩa Mác-Lênin” trong việc xây dựng đất nước phải linh hoạt để tránh tình trạng sụp đổ (phù hợp với tình hình lịch sử, tình hình cụ thể của quốc qua đó phải đối mới liên tục, sự sụp đổ CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu những năm 1989-1991).

Hoàn hảo nhưng khó áp dụng đúng Ví dụ:

- Hiện nay trên thế giới có 4 quốc gia theo XHCN dựa trên nền chủ nghĩa Mác-Lênin: Cộng hòa Nhân dân Triều Tiên.

Cộng hòa Cuba.

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trang 15

MỞ ĐẦU Mô tả vụ án:

- 13/01/2008: Nguyễn Thị Ánh Hồng, Nguyễn Thị Thu Vân bị giết hại bằng cách cắt cổ - 14/1/2008: Phát hiện án mạng tại bưu điện Cầu Voi (ấp 5, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An).

- 16/1/2008: Cơ quan CSĐT Công an ra quyết định khởi tố vụ án giết người, cướp tài sản - 21/03/2008: Khởi tố, bắt tạm giam Hồ Duy Hải.

- 1/12/2008: TAND tỉnh Long An tuyên tử hình Hồ Duy Hải về hai tội Giết người, Cướp tài sản.

- 28/4/2009: TAND Tối cao tại TP HCM tuyên y án sơ thẩm.

- 24/5/2011: Chánh án TAND Tối cao ra quyết định không kháng nghị bản án phúc thẩm Đề nghị Chủ tịch nước bác đơn xin giảm án.

- 24/10/2011: Viện trưởng Viện KSND Tối cao ra quyết định không kháng nghị bản án phúc thẩm.

- 17/5/2012: Chủ tịch nước bác đơn ân xá tử hình đối với Hồ Duy Hải.

- 24/11/2014: Hội đồng thi hành án ra quyết định thi hành án tử hình Hồ Huy Hải vào ngày 5/12/2014.

- 4/12/2014:

Đề nghị: Văn phòng Chủ tịch nước có văn bản gửi TAND Tối cao đề nghị hoãn thi hành án tử hình Hồ Duy Hải và xem xét lại vụ án.

Yêu cầu: Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Sơn ký văn bản háo tốc yêu cầu Hội đồng thi hành án tỉnh Long An hoãn thi hành án tử hình.

Trang 16

Tạm hoãn thi hành án : Hội đồng thi hành án ra quyết định tạm hoãn thi hành án tử hình ngày 5/12/2014.

- 22/11/2019: Viện trưởng Viện KSND Tối cao ta quyết định kháng nghị giám đốc thẩm - 6/5/2020: TAND Tối cao mở phiên tòa giám đốc thẩm.

- 8/5/2020: HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN THỐNG NHẤT:

Không ép cung, mớm cung, lời khai tổng cung phù hợp với chứng cứ khác Vụ án đã có những sai sót về tố tụng nhưng “không thay đổi bản chất vụ án”.

Bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm kết án Hồ Duy Hải “đúng người, đúng tội, đúng mức án”.

Quyết định kháng nghị của Viện kiếm sát trái pháp luật vig quyết định không cho ân giảm của Chủ tịch nước vẫn có hiệu lực.

Hội đồng thẩm phán kết luận: “Không chấp nhận quyết định kháng nghị của Viện trưởng Viện KSND Tối cao”.

Trang 17

NỘI DUNG I Quan hệ pháp luật.

Các chủ thể liên quan đến vụ án:

- Bị cáo Hồ Duy Hải.

- Nạn nhân: chị Nguyễn Thị Thu Vân - Nạn nhân: chị Nguyễn Thị Ánh Hồng.

- Bà Nguyễn Thị Loan – mẹ ruột của Hồ Duy Hải - Chị Hồ Thị Thu Thủy – em gái ruột Hồ Duy Hải - Bà Nguyễn Thị Len – dì ruột của Hồ Duy Hải - Bà Nguyễn Thị Rưởi - dì ruột của Hồ Duy Hải - Nguyễn Văn Mừng - cha của Ánh Hồng - Nguyễn Văn Hộ - cha của Thu Vân - Đối tượng tình nghi khác:

Nguyễn Văn Nghị (người yêu cũ của chị Hồng) Nguyễn Mi Sol (người yêu cũ của chị Hồng) Nguyễn Tuấn Anh (theo đuổi chị Hồng) Trần Văn Chiến (theo đuổi chị Hồng) Kĩ sư tên Trung (bạn mới quen của chị Hồng) - Nhân chứng:

Trang 18

Anh Phùng Phụng Hiếu – Nhân viên Bưu điện Thủ Thừa Anh Hồ Văn Bình.

Anh Đinh Vũ Thường

Cao Hoàng Tuấn Anh - bạn trai của nạn nhân Nguyễn Thị Thu Vân Nguyễn Thị Bích Ngân – người bán trái cây.

Nguyễn Thanh Long - chồng chị bán trái cây, nhân viên cây xăng Cầu Voi Lê Thị Thu Hiếu.

Đặng Thị Phương Thảo - bạn của hai nữ nạn nhân Huỳnh Thị Kim Tuyền.

Đinh Văn Còi Nguyễn Văn Thu Lê Thanh Trí.

Nhân viên cửa hàng điện thoại di động và tiệm nữ trang - Cơ quan điều tra:

Thượng tá Phạm Văn Tiến (người kí lệnh bắt khẩn cấp Hồ Duy Hải vào chiều ngày 21/3/2008)(đã qua đời năm 2012).

Lê Thành Trung (Điều tra viên, người khám nghiệm hiện trường vụ án và khám nghiệm tử thi).

Nguyễn Văn Minh (điều tra viên).

Nguyễn Thanh Phong (cán bộ điều tra vụ án, lập biên bản và ra quyết định tạm giam đối với Hồ Duy Hải).

Huỳnh Văn Minh (công an, tham gia bảo vệ hiện trường vụ án, đã qua đời năm 2009) Nguyễn Thanh Hải (tham gia bảo vệ hiện trường vụ án; đã qua đời năm 2010, trong trang 5 bản án sơ thẩm 2008 có đoạn ghi rằng Hồ Duy Hải biết về tình tiết vụ án là do Nguyễn Văn Hải kể lại cái chết của Ánh Hồng và Thu Vân).

- Cơ quan công tố:

Lê Ái Dân (Kiểm sát viên VKSND tỉnh Long An).

Trang 19

Trần Thị Nhanh (Phó viện trưởng VKSND tỉnh Long An, người trực tiếp tham gia quá trình điều tra và kí cáo trạng truy tố bị can Hồ Duy Hải).

- Luật sư bào chữa:

Luật sư Võ Thành Quyết (đã qua đời, luật sư chỉ định) Luật sư Nguyễn Văn Đạt (luật sư do gia đình Hồ Duy Hải mời) - Luật sư trợ giúp pháp lý

Luật sư Trần Hồng Phong (người được gia đình Hồ Duy Hải mời) Luật sư Trần Văn Tạo.

Luật sư Trịnh Minh Tân - Hội đồng xét xử sơ thẩm

Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa: Lê Quang Hùng Thẩm phán: Nguyễn Hòa Bình.

Hội thẩm nhân dân:

o Đinh Văn Tự: Ủy viên hội đồng liên minh Hợp tác xã tỉnh Long An.

o Nguyễn Thị Ngọc Hạnh: Trưởng ban Kinh tế xã hội, Hội Nông dân tỉnh Long An o Lê Văn Bảo: Giáo viên cấp 2, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Thống Nhất, thị

xã Tân An, tỉnh Long An.

Thư ký tòa án: Phan Thanh Tuân (cán bộ tòa án) Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long An:

o Lê Ái Dân (Kiểm sát viên) o Nguyễn Văn Đức (Kiểm sát viên) - Hội đồng xét xử phúc thẩm:

Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa: Huỳnh Lập Thành Thẩm phán: Trương Thị Minh Thơ

Thẩm phán: Ngô Anh Dũng

Thư ký Tòa án: Lê Thị Luy (cán bộ Tòa phúc thẩm).

Trang 20

Đại diện VKSND tối cao Trần Ngọc Lẫm (Kiểm sát viên) Ông Lẫm mất năm 2013 Luật sư bào chữa cho bị cáo Hồ Duy Hải: Nguyễn Văn Đạt và Nguyễn Văn Hòa (Đoàn o Nguyễn Văn Du; o Nguyễn Thúy Hiền; o Dương Văn Thăng; o Lê Văn Minh; o Nguyễn Văn Tiến; o Lương Ngọc Trâm; o Nguyễn Thị Hoàng Anh; o Đào Thị Xuân Lan.

Thư ký phiên tòa: bà Đỗ Thị Thu Hằng và bà Đinh Thị Vân Anh Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao tham gia phiên tòa:

o Ông Nguyễn Huy Tiến – Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; o Ông Hồ Đức Anh – Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; o Ông Nguyễn Văn Nông – Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Trang 21

Bị cáo Hồ Duy Hải.

Theo Điều 16 Bộ luật tố tụng hình sự Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự

Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.

Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của Bộ luật này.

Theo Điều 61 Bộ luật tố tụng hình sự. Bị cáo …

2 Bị cáo có quyền:

a) Nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;

b) Tham gia phiên tòa;

c) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

Ngày đăng: 02/04/2024, 06:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w