công nhận và cho thi hành bản án quyết định dân sự của tòa án nước ngoài theo pháp luật việt nam những vấn đề lý luận và thực tiễn

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
công nhận và cho thi hành bản án quyết định dân sự của tòa án nước ngoài theo pháp luật việt nam những vấn đề lý luận và thực tiễn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lý do chọn đề tàiTrong thời kỳ hội nhập quốc tế, đất nước ngày càng phát triển về nhiều mặt: kinh tế, chính trị, khoa học - kĩ thuật,… làm phát sinh nhiều vấn đề nan giải trong việc tuâ

Trang 1

CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

NHÓM: 04

Trang 2

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 03 năm 2023

CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP

LUẬT VIỆT NAM - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ 4 Nguyễn Ngọc Bảo Trâm5 Phan Hoài Bảo Ngọc6 Trương Ngọc Tỏa7 Phan Lê Minh Thư

Trang 3

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 03 năm 2023

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Em/ chúng em xin cam đoan đề tài tiểu luận: Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài theo pháp luật Việt Nam -những vấn đề lý luận và thực tiễn, do cá nhân/nhóm 04 nghiên cứu và thực hiện.

Chúng em đã kiểm tra dữ liệu theo quy định hiện hành.

Kết quả bài làm của đề tài: “Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài theo pháp luật Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn” là trung thực và không sao chép từ bất kỳ bài tập của nhóm khác.

Các tài liệu được sử dụng trong tiểu luận có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

( Ký tên và ghi rõ họ tên)

Đặng Phú Quý Phạm Thị Kim Luân

Võ Thị Ngọc GiàuNguyễn Ngọc Bảo TrâmPhan Hoài Bảo NgọcTrương Ngọc TỏaPhan Lê Minh Thư

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong Khoa Chính Trị - Luật và các giảng viên đang giảng dạy tại Trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho chúng em học tập và hoàn thành đề tài nghiên cứu này Chúng em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Đình Sinh Trong quá trình tìm hiểu và học tập bộ môn tư pháp quốc tế, chúng em đã nhận được sự hướng dẫn và giảng dạy của thầy một cách rất tận tình và đầy tâm huyết Trong thời gian tham dự lớp học của thầy, chúng em đã được trao dồi nhiều kiến thức bổ ích, và cần thiết cho việc học tập và việc làm trong tương lai sau này của chúng em.

Lý luận nhà nước và pháp luật là một môn học rất thú vị và vô cùng bổ ích Nhưng vì kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thực tiễn của chúng em còn hạn chế Do vậy, bài tiểu luận của chúng em sẽ khó tránh khỏi những sai sót nên chúng em mong thầy sẽ xem xét và góp ý giúp bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn

Chúng em xin chúc cô, các thầy cô trong khoa Chính trị-Luật và tất cả các giảng viên đang giảng dạy tại trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP Hồ Chí Minh sẽ luôn hạnh phúc và thành công hơn trong sự nghiệp giảng dạy của mình Kính chúc thầy luôn khỏe mạnh để có thể tiếp tục dìu dắt các thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

Chúng em xin chân thành cảm ơn.

Trang 7

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1

3 Mục đích nghiên cứu 1

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Bố cục bài tiểu luận 2

PHẦN NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐINH DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM 3

1.1 Những vấn đề lý luận cợ bản liên quan đến việc công nhận và cho thi hành bán án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài theo pháp luật Việt Nam 3

1.1.1 Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam 3

1.1.2 Nguyên tắc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài: 4

1.1.2.1 Nguyên tắc công nhận 5

1.1.2.2 Công nhận bản án, quyết định dân sự theo quy định của điều ước quốc tế 5

1.1.2.3 Công nhận hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam 5

1.1.3 Ý nghĩa của việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài theo pháp luật Việt Nam 6

1.2 Nguồn luật điều chỉnh và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài theo pháp luật Việt Nam 8

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM 8

2.1 Những ưu điểm và mặt hạn chế của pháp luật hiện hành về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài theo pháp luật Việt Nam 9

2.1.1 Những ưu điểm 9

Trang 8

2.1.1 Những hạn chế còn mắc phải 10

2.2 Thực tiễn giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài theo pháp luật Việt Nam trong những năm gần đây 11

2.2.1 Kết quả thực tế về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài theo pháp luật Việt Nam 11

CHƯƠNG 3 CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ CẢI THIỆN VIỆC CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH BẢN ÁN QUYẾT ĐỊNH NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM 14

3.1 Những giải pháp cụ thể góp phần hoàn thiện pháp luật về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài theo pháp luật Việt

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, đất nước ngày càng phát triển về nhiều mặt: kinh tế, chính trị, khoa học - kĩ thuật,… làm phát sinh nhiều vấn đề nan giải trong việc tuân thủ pháp luật, đảm bảo an ninh quốc gia, giải quyết vấn đề tranh chấp về dân sự, hình sự,… giữa các nước, việc thừa nhận hiệu lực pháp lý của bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài theo đúng như bản án dân sự của nước ta cũng là một vấn đề cần được quan tâm - hay nói cách khác, việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài theo pháp luật Việt Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng Đây là những cơ sở pháp lí thiết thực, vừa đảm bảo cho việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, vừa là cơ sở pháp lí cho việc hợp tác phát triển kinh tế, xây dựng đất nước Trên cơ sở của việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam các bản án, quyết định của tòa án nước ngoài, chúng ta có cơ hội phát triển mở rộng được hợp tác đầu tư, tăng cường được sự họp tác về mọi mặt đối với các nước, từ đó phát triển kinh tế đất nựớc.

Không chỉ vậy, nó cũng góp phần tăng cường sự phối hợp giữa Việt Nam với các quốc gia trong việc thực thi các bản án, quyết định dân sự của tòa án vừa thể hiện rõ thiện chí hợp tác quốc tế cùng với các quốc gia khác trong việc bảo vệ quyền con người của Việt Nam Đối với các cá nhân, tổ chức nước ngoài, thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài còn tạo đỉều kiện thuận lợi cho họ bảo vệ được quyền lợi chính đáng trên lãnh thổ Việt Nam Đối với các cá nhân, tổ chức Việt Nam, việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của tòa án Việt Nam không những bảo đảm việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ trên lãnh thổ Việt Nam mà còn cả trên lãnh thổ của nước ngoài theo nguyên tắc có đi có lại.

Trước những yêu cầu của thực tiễn, việc nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của tòa án nước ngoài nhằm góp phần làm sáng tỏ thêm về lý luận cũng như thực tiễn, tìm ra những hạn chế, vướng mắc trong quy định pháp luật và thực tiễn thi hành, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết các vụ, việc dân sự là hết sức cần thiết và vẫn có tính thời sự, rất được quan tâm trong khoa học pháp lý ở Việt Nam hiện nay.

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các bản án dân sự nước ngoài được thi hành tại Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng thi hành bản án dân sự nước ngoài tại Việt Nam từ lý luận đến thực tiễn trong 10 năm vừa qua.

3 Mục đích nghiên cứu

Làm rõ nội dung, cơ sở lý luận về công nhân và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài theo pháp luật Việt Nam Trên cơ sở lý luận

Trang 10

trên và xem xét thực trạng về việc vận dụng pháp luật Việt Nam trong việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài để làm rõ những vướng mắc, bất cập của pháp luật Việt Nam trong việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài và nêu ra một số biện pháp khắc phục.

4 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp được sử dụng chủ yếu để nghiên cứu đề tài bao gồm các phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung và phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý nói riêng như phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, hệ thống hóa pháp luật

5 Bố cục bài tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của tiểu luận gồm 3 chương:

Chương 1 : Cơ sở khoa học của việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài theo pháp luật Việt Nam

Chương 2: Thực trạng pháp luật về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài theo pháp luật Việt Nam.

Chương 3: Các biện pháp để cải thiện việc công nhận và cho thi hành bản án quyết định nước ngoài theo pháp luật Việt Nam.

Trang 11

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC CÔNG NHẬN VÀ CHOTHI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐINH DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN NƯỚCNGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM.

1.1 Những vấn đề lý luận cợ bản liên quan đến việc công nhận và chothi hành bán án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài theo pháp luậtViệt Nam.

1.1.1 Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài được công nhận vàcho thi hành tại Việt Nam.

Thực tế cho thấy, pháp luật của mỗi nước có sự khác nhau và không có sự đồng nhất về các khái niệm cơ bản như bản án, quyết định của tòa án và việc xác định đối tượng bản án, quyết định của tòa án nước ngoài Theo đó, pháp luật hiện hành Việt Nam, cụ thể tại Điều 423 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đã quy định về bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam gồm:

Thứ nhất, bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh,

thương mại, lao động, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài.

Thứ hai, bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh,

thương mại, lao động; quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài mà theo quy định của pháp luật thì nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa cùng là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại.

Thứ ba, bản án, quyết định dân sự khác của Tòa án nước ngoài được pháp

luật Việt Nam quy định công nhận và cho thi hành theo quy định và các điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước đó đều là thành viên.

Như vậy, việc công nhận hiệu lực bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài có nghĩa là tòa án Việt Nam thừa nhận hiệu lực pháp lí của bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài xét xử như của tòa án Việt Nam xét xử và cho thi hành tại Việt Nam như bản án, quyết định dân sự của tòa án Việt Nam Quy định về bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định

của cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài đương nhiên được công nhận tại Việt Nam:

Cơ sở pháp lý: Điều 431 BLTTDS 2015 quy định các trường hợp bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài đương nhiên được công nhận tại Việt Nam bao gồm:

Thứ nhất, Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của

cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam và không có đơn yêu cầu không công nhận tại Việt Nam được quy định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

Trang 12

Thứ hai, bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài,

quyết định về hôn nhân và gia đình của cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa cùng là thành viên của điều ước quốc tế không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam và không có đơn yêu cầu không công nhận tại Việt Nam.

Ở đây có thể hiểu, bản án, quyết định dân sự nước ngoài đương nhiên được công nhận tại Việt Nam khi không có yêu cầu thi hành bản án, quyết định tại Việt Nam của đương sự hoặc người đại diện của họ; không có đơn yêu cầu không công nhận của đương sự tại Việt Nam và được quy định tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên Theo đó:

Cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng quyền, lợi ích trong bản án, quyết định được thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài, nếu cá nhân phải thi hành cư trú, làm việc tại Việt Nam hoặc cơ quan, tổ chức phải thi hành có trụ sở chính tại Việt Nam hoặc tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài có tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu Vì vậy, trong trường hợp trên nếu họ không có đơn yêu cầu Tòa án công nhận và cho thi hành bản án quyết định tại Việt Nam thì bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài đương nhiên có hiệu lực.

Cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định được thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ không có yêu cầu Tòa án Việt Nam không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài thì lúc đó bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài đương nhiên có hiệu lực tại Việt Nam.

Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài chỉ được thi hành tại Việt Nam sau khi quyết định của Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài đó có hiệu lực pháp luật.

Điều ước quốc tế là: Điều ước quốc tế là sự thỏa thuận giữa các chủ thể của luật quốc tế với nhau trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng nhằm thiết lập những quy tắc pháp lý bắt buộc gọi là những quy phạm luật quốc tế để ấn định, thay đổi hoặc hủy bỏ những quyền và nghĩa vụ đối với nhau Điều ước quốc tế được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: Hiến chương, Hiệp ước, Công ước, Nghị định thư, tuyên bố, thông báo, tạm ước.

Các bản án, quyết định liên quan về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài, mà ở đây là nước đã bản án, quyết định và Việt Nam vẫn chưa là thành viên của Điều ước quốc tế, không có yêu cầu của đương sự về việc cho thi hành tại Việt Nam cũng như là không có đơn yêu cầu không công nhận tại Việt Nam thì đương nhiên bản án, quyết định đó được công nhận tại Việt Nam.

1.1.2 Nguyên tắc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của

Toà án nước ngoài:

Trang 13

1.1.2.1 Nguyên tắc công nhận

Tòa án công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài chỉ xem xét các điều kiện về hình thức như xem xét về thẩm quyền xét xử của tòa án nước ngoài, trình tự thủ tục giải quyết, việc thực hiện quyền bảo vệ lợi ích của các bên trước tòa … Tuy nhiên, pháp luật hầu hết các nước đều cho phép tòa án khi xem xét công nhận bản án của tòa án nước ngoài có quyền xem xét về nội dung bản án của tòa án nước ngoài, trong trường hợp cho rằng việc công nhận có hậu quả trái trật tự công, hoặc các nguyên tắc cơ bản, đạo đức, thuần phong mỹ tục của nước có tòa án công nhận.

1.1.2.2 Công nhận bản án, quyết định dân sự theo quy định của điều ước quốc tế

Ở mỗi quốc gia thì pháp luật có những sự khác nhau về điều kiện, tiêu chí khác nhau khi xem xét điều kiện công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài Theo đó, đây là các quy định chủ yếu về điều kiện và hình thức Pháp luật Việt Nam và các hợp đồng tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và các nước đã quy định về các điều kiện để công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam.

Kèm theo đơn xin công nhận cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài thì cần phải có những giấy tờ sau:

−Thứ nhất, quyết định hoặc bản sao quyết định đã được chứng thực, trong

đó có xác nhận rằng quyết định đã có hiệu lực pháp luật và cần được thi hành.

−Thứ hai, những giấy tờ xác nhận rằng, người phải thi hành quyết định đã

được triệu tập kịp thời và hợp lệ theo pháp luật của bên kí kết có tòa án đã ra quyết định; trong trường hợp người này bị hạn chế năng lực hành vi, thì phải có giấy tờ xác nhận rằng người đó đã được đại diện một cách hợp pháp.

−Thứ ba, bản dịch có chứng thực đơn xin công nhận và thi hành quyết định

và các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật.

Khi xem xét việc công nhận và thi hành, tòa án chỉ cần xác định rằng, những điều kiện quy định tại các điều ước có được tuân thủ không để ra quyết định công nhận hoặc không công nhận Pháp luật quy định đối với việc công nhận và thi hành quyết định, áp dụng pháp luật của bên kí kết nơi quyết định cần được công nhận và thi hành.

1.1.2.3 Công nhận hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam

Các trường hợp đương nhiên được công nhận và thi hành tại Việt Nam:

Trong trường hợp không có điều ước quốc tế, các bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài có thể được công nhận và cho thi hành theo các quy định của văn bản pháp luật trong nước Pháp luật Việt Nam quy định những trường hợp bản án, quyết định của tòa án nước ngoài đương nhiên được công nhận tại Việt Nam, đó là: bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động mà tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam và không có đơn yêu cầu không công

Ngày đăng: 28/04/2024, 04:18

Tài liệu liên quan