1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thảo luận chương 4công nhận và cho thi hành bản án quyết định dân sựcủa toà án nước ngoài phán quyết của trọng tài nướcngoài

27 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 4,21 MB

Nội dung

Vì sao?...5 Câu 4: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hình thành chế định công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài...6 Câu 8: Anh chị hãy so sánh trình tự, thủ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA LUẬT QUỐC TẾ

BÀI TẬP THẢO LUẬN CHƯƠNG 4

CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰCỦA TOÀ ÁN NƯỚC NGOÀI, PHÁN QUYẾT CỦA TRỌNG TÀI NƯỚC

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 4I TỰ LUẬN: 5

Câu 1: Anh (chị) hãy phân tích ý nghĩa của việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam 5 Câu 2: Anh (chị) hãy cho biết: việc công nhận các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài trên lãnh thổ của một quốc gia khác có mang tính đương nhiên không? Vì sao? 5 Câu 4: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hình thành chế định công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài 6 Câu 8: Anh (chị) hãy so sánh trình tự, thủ tục công nhận và cho thi hành bản án, Quyết định của toà án nước ngoài với trình tự, thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài 6 Câu 9: Anh (chị) hãy so sánh điều kiện công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài theo pháp luật tố tụng Việt Nam và Công ước New York 1958 7 Câu 10: Phân tích thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam 10 Câu 11: Anh (chị) hãy trình bày theo pháp luật Việt nam đã chia mấy loại bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam Hãy trình bày từng loại bản án, quyết định đó 12 Câu 12: Anh (chị) hãy nêu hệ quả pháp lý của việc công nhận bản án quyết định dân sự của tòa án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam 12 Câu 17: Từ nội dung Điều 423 và Điều 424- Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, hãy nêu: 13 a Nguyên tắc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài; nguyên tắc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam các phán quyết của Trọng tài nước ngoài 13 b Các đối tượng của hoạt động xem xét công nhận và cho thi hành tại bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài; phán quyết của trọng tài nước ngoài 13 Câu 21; Theo pháp luật Việt Nam, việc đình chỉ xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài trong những trường hợp nào? Khi nào? Ý nghĩa của việc đình chỉ đó (khoản 5 Điều 437 BLTTDS 2015) 14 Câu 22: Theo pháp luật Việt Nam, việc đình chỉ xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành các phán quyết của trọng tài nước ngoài trong những trường hợp nào? Khi nào? Ý nghĩa của việc đình chỉ đó (Khoản 3 Điều 457 BLTTDS 2015) 14 Câu 24: Hãy nêu phạm vi áp dụng và nguyên tắc áp dụng của Công ước New York 1958 về công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài 15

II CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG, SAI VÀ GIẢI THÍCH TẠI SAO: 15

Câu 1: Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài có thể được thi hành tại một quốc gia nếu nó chưa được Toà án quốc gia đó công nhận 15

1

Trang 3

Câu 2: Theo pháp luật Việt Nam, phán quyết của trọng tài nước ngoài phải là phán quyết được tuyên ngoài lãnh thổ Việt Nam 16 Câu 4: Theo pháp luật Việt Nam, tất cả các phán quyết của Trọng tài nước ngoài nếu đủ điều kiện về năng lực ký thỏa thuận trọng tài, thành phần trọng tài, đủ hiệu lực bắt buộc theo quy định dù liên quan đến lĩnh vực nào cũng được tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành 16 Câu 5: Phán quyết của trọng tài nước ngoài giải quyết vụ việc thuộc thẩm quyền riêng của Toà án Việt Nam có thể được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam 16 Câu 6: Khái niệm bản án, quyết định dân sự được hiểu theo pháp luật của nước nơi cần công nhận và cho thi hành không phải được hiểu theo pháp luật của nước tuyên bản án, quyết định đó 16 Câu 7: Về nguyên tắc, tất cả các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài khi được công nhận tại một quốc gia thì đương nhiên được thi hành tại quốc gia đó 16 Câu 9: Theo pháp luật Việt Nam, chủ thể gửi đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài và phán quyết của trọng tài nước ngoài chỉ được quyền gửi đơn đến Tòa án Việt Nam có thẩm quyền 17 Câu 10: Theo pháp luật Việt Nam, Bộ tư pháp Việt Nam không phải là cơ quan nhận đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài và phán quyết của Trọng tài nước ngoài dù Việt Nam cùng là thành viên của điều ước quốc tế với quốc gia ra bản án, quyết định đó 17 Câu 11: Theo pháp luật Việt Nam, các quyết định liên quan đến nhân thân, hôn nhân và gia đình của cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài mà không phải của tòa án sẽ không được tòa án Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam 17 Câu 12: Theo pháp luật Việt Nam, khi có đơn yêu cầu công nhận tại Việt Nam mà không cần phải thi hành thì sẽ được tòa án Việt Nam công nhận 17 Câu 13: Để công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài, Tòa án nhận đơn yêu cầu giải quyết lại nội dung của vụ việc 18 Câu 14: Tất cả các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài khi có nhu cầu thi hành tại Việt Nam thì chỉ cần thực hiện thủ tục yêu cầu cơ quan thi hành án cho thi hành phán quyết đó 18 Câu 17: Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam và không có đơn yêu cầu không công nhận thì đương nhiên được công nhận tại Việt Nam 18 Câu 18: Trong quá trình công nhận và cho thi hành, Tòa án Việt Nam sẽ dựa trên nguyên tắc Lex fori nhằm áp dụng pháp luật Việt Nam để xác định thế nào là “phán quyết của trọng tài nước ngoài” 18 Câu 20: Tất cả bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài liên quan đến bất động sản đều không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam vì liên quan đến trường hợp thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam 19

2

Trang 4

Câu 21: Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài chưa có hiệu lực pháp luật theo quy định của pháp luật Việt Nam sẽ không được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi

hành 19

Câu 22: Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài muốn được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam thì bản án, quyết định đó phải còn thời hiệu thi hành án theo quy định của nước có Tòa án đã ra bản án, quyết định dân sự đó và theo pháp luật thi hành án dân sự của Việt Nam 20

Câu 24: Theo công ước New York 1958, chỉ những phán quyết trọng tài được tuyên tại nước là thành viên của Công ước New York 1958 thì mới được công nhận và thi hành tại các nước thành viên Công ước New York 20

Câu 26: Các nội dung trong phán quyết của Trọng tài nước ngoài được tuyên về một vụ tranh chấp không được các bên yêu cầu giải quyết hoặc vượt quá yêu cầu của các bên ký kết thỏa thuận trọng tài sẽ không được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành 20

Câu 27: Theo pháp luật Việt Nam, việc công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện, trừ các vụ việc có đương sự ở nước ngoài, tài sản ở nước ngoài hoặc những vụ việc cần có tương trợ tư pháp tại nước ngoài 20

Too long to read onyour phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 6

I TỰ LUẬN:

Câu 1: Anh (chị) hãy phân tích ý nghĩa của việc công nhận và cho thi hành bản án,quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài tạiViệt Nam.

- Việc quy định công nhận hay không công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam là những cơ sở pháp lí thiết thực, vừa đảm bảo cho việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, vừa là cơ sở pháp lí cho việc hợp tác phát triển kinh tế, xây dựng đất nước Trên cơ sở của việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam các bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài và quyết định của Trọng tài nước ngoài, chúng ta có cơ hội phát triển mở rộng được hợp tác đầu tư, tăng cường được sự hợp tác về mọi mặt đối với các nước, từ đó phát triển kinh tế đất nước.

- Việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài cũng góp phần tăng cường sự phối hợp giữa Việt Nam với các quốc gia trong việc thực thi các bản án, quyết định dân sự, phán quyết vừa thể hiện rõ thiện chí hợp tác quốc tế cùng với các quốc gia khác trong việc bảo vệ quyền con người của Việt Nam Đối với các cá nhân, tổ chức nước ngoài, thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự, phán quyết còn tạo điều kiện thuận lợi cho họ bảo vệ được quyền lợi chính đáng trên lãnh thổ Việt Nam Đối với các cá nhân, tổ chức Việt Nam, việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài không những bảo đảm việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ trên lãnh thổ Việt Nam mà còn cả trên lãnh thổ của nước ngoài theo nguyên tắc có đi có lại.

- Ngoài ra, việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài của pháp luật nước ta hiện nay thể hiện sự phù hợp giữa pháp luật Việt Nam với tập quán quốc tế, góp phần củng cố địa vị của Việt Nam trên thị trường quốc tế Thủ tục công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài còn nhằm đảm bảo giải quyết xung đột về quyền tài phán và bảo đảm tôn trọng quyền tài phán của mỗi quốc gia - Với trường hợp không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam thì việc không công nhận đó là biện pháp pháp lý để Việt Nam bảo vệ chủ quyền quốc gia trong lĩnh vực tư pháp nói chung, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam và nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam nói riêng.

Câu 2: Anh (chị) hãy cho biết: việc công nhận các bản án, quyết định dân sự của Tòaán nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài trên lãnh thổ của một quốc giakhác có mang tính đương nhiên không? Vì sao?

- Việc công nhận các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài trên lãnh thổ của một quốc gia khác không mang tính tương nhiên vì tại Điều 439, Điều 459 BLTTDS 2015 có quy định những trường hợp không được công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam Ngoài ra, Điều 5 Công ước New York 1985 cũng liệt kê các trường hợp, mà theo đó việc công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài có thể bị từ chối

VD: Tại Điều 5 Công ước New York quy định: “Việc công nhận và thi hành quyết định Trọng tài còn có thể bị từ chối nếu như cơ quan có thẩm quyền của nước, nơi việc công nhận và thi hành đó được yêu cầu cho rằng: Việc công nhận và thi hành quyết định sẽ trái với trật tự công cộng của nước đó”.

5

Trang 7

- Theo đó nội dung của những bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phát quyết của Trọng tài nước ngoài trên lãnh thổ 1 quốc gia khác có thể mâu thuẫn với pháp luật của quốc gia này.

- Cụ thể tại Việt Nam, nếu như việc công nhận các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài mang tính đương nhiên thì trường hợp bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài đó xâm phạm nghiêm trọng lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của một hoặc hai bên, người thứ ba sẽ có thể gây mâu thuẫn với pháp luật quốc gia Việt Nam và làm trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Hậu quả của việc công nhận sẽ gây ra hậu quả xấu, không lành mạnh, có tác động tiêu cực đối với các nguyên tắc, nền tảng cơ bản, đạo đức, truyền thống và lối sống của nước mình Vì thế, việc chấp nhận không thể mang tính đương nhiên.

Câu 4: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hình thành chế định công nhận và cho thihành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài

- Cơ sở lý luận:

+ Phạm vi, hiệu lực của bản án, quyết định + Nguyên tắc chủ quyền quốc gia - Cơ sở thực tiễn

+ Nhu cầu của đương sự + Hợp tác quốc tế.

Câu 8: Anh (chị) hãy so sánh trình tự, thủ tục công nhận và cho thi hành bản án,Quyết định của toà án nước ngoài với trình tự, thủ tục công nhận và cho thi hành phánquyết của Trọng tài nước ngoài

Tòa án nước ngoài quyền, lợi ích liên quan hoặc người đại

Trang 8

cầu Việt Nam Tòa án: công bằng khách quan chi phí thấp

TT: xét xử liên tục tiết kiệm đc thời gian chi phí Giải quyết tư được 2 bên tín nhiệm, các bên quyền lựa chọn những trọng tài viên chuyên gia, linh hoạt, mang tính thuyết phục hơn cho các bên Lựa chọn nơi giải quyết, ngôn ngữ, đảm bảo bí mật Tuy nhiên, chi phí cao, ko phải lĩnh vực nào cũng giải quyết đc bằng TT

Câu 9: Anh (chị) hãy so sánh điều kiện công nhận và cho thi hành phán quyết củaTrọng tài nước ngoài theo pháp luật tố tụng Việt Nam và Công ước New York 1958

Điều kiện công nhận và cho thi hànhphán quyết của Trọng tài nướcngoài theo Công ước New York 1958

Điều kiện công nhận và cho thihành phán quyết của Trọng tàinước ngoài theo pháp luật tố tụng

Việt NamNguyên

tắc công nhận và thi hành các quyết định“Công ước này áp dụng đối với việc trọng tài được ban hành tại lãnh thổ của một Quốc gia khác với Quốc gia nơi có yêu cầu công nhận và thi hành quyết định trọng tài đó, xuất phát từ các tranh chấp giữa các thể nhân hay pháp nhân…Quốc gia đó còn có thể tuyên bố chỉ áp dụng Công ước cho các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ

pháp lý/ dù là quan hệ hợp đồng hay không Được coi là quan hệ thương mại theo pháp luật quốc gia của Quốc gia đó.” (Điều 1 Công ước New York

Theo quy định trên được hiểu có 2 loại quyết định trọng tài: + Quyết định trọng tài được ban hành

tại quốc gia khác quốc gia được yêu cầu công nhận, cho thi hành: quốc gia

khác có thể là quốc gia đã là thành viên hoặc chưa là thành viên của công

+ Quyết định trọng tài không được coi là quyết định trong nước tại quốc gia được yêu cầu công nhận, cho thi hành:

tức ngay trên lãnh thổ quốc gia yêu cầu.

Điều 1 Công ước New York 1958 bao gồm: Quyết định trọng tài mà quốc gia đó là thành viên và không là thành

Theo quy định tại Điều 424 BLTTDS 2015 thì phán quyết của Trọng tài nước ngoài sau đây được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam theo 2 nguyên tắc cơ

- Thứ nhất dựa trên cơ sở Điều ước quốc tế: “Phán quyết của Trọng tài nước ngoài mà nước đó và Cộng

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng là thành viên của điều ước quốc tế về công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước

ngoài;” (điểm a khoản 1 Điều 424 BLTTDS 2015) - Thứ hai dựa trên nguyên tắc có đi

có lại: “Phán quyết của Trọng tài nước ngoài không thuộc trường hợp

quy định tại điểm a khoản này trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại.”

(điểm b khoản 1 Điều 424 BLTTDS 2015).

7

Trang 9

viên, quan hệ thương mại và cả các quan hệ khác Và cũng theo quy định trên thì các Điều ước quốc tế chỉ được bảo lưu khi quốc gia đó cho phép bảo lưu và chỉ bảo bảo lưu với Điều ước

quốc tế đa phương Công ước xác định những nguyên tắc chính trong quá trình công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước

ngoài như sau: - Các quốc gia thành viên Công ước thừa nhận giá trị hiệu lực của một thỏa thuận trọng tài bằng văn bản, đồng thời

đảm bảo các tòa án của họ sẽ từ chối thụ lý vụ kiện trong trường hợp các bên tranh chấp đã có một thỏa thuận

trọng tài;

- Các quốc gia thành viên bảo đảm việc công nhận và cho thi hành trên lãnh thổ của quốc gia mình một phán quyết của trọng tài đã được tuyên trên

lãnh thổ quốc gia thành viên khác; - Các quốc gia thành viên không được có sự phân biệt đối xử giữa công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài

nước ngoài so với phán quyết của trọng tài trong nước; - Công ước không loại trừ quyền được

áp dụng các quy định có lợi hơn đối với việc công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài được quy định

trong các điều ước quốc tế khác hoặc pháp luật quốc gia Trên cơ sở Công ước, khi gia nhập Việt Nam đã giới hạn phạm vi áp dụng

của Công ước tại Quyết định số 453/QĐ-CTN ngày 28/7/1995 của Chủ

tịch nước về việc tham gia Công ước New York năm 1958 (Quyết định số 453) Điều 2 Quyết định số 453 đưa ra

3 điều bảo lưu cơ bản của Việt Nam: - Công ước chỉ áp dụng đối với việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài được tuyên tại lãnh thổ của các quốc gia thành viên của Công ước; đối

với quyết định trọng tài nước ngoài 8

Trang 10

được tuyên tại lãnh thổ quốc gia chưa ký kết hoặc tham gia Công ước, Công ước áp dụng tại Việt Nam theo nguyên

tắc có đi có lại.

- Chỉ áp dụng Công ước đối với tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật

thương mại.

- Mọi sự giải thích Công ước trước tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác

của Việt Nam phải tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt

Công ước cũng đề ra một số trường hợp mà căn cứ theo đó, quốc gia thành

viên có thể từ chối công nhận và và cho thi hành phán quyết của trọng tài

của quốc gia thành viên khác, bao gồm:

- Nhóm 1: Các trường hợp mà người phải thi hành có nghĩa vụ chứng minh:

(i) các bên không có năng lực thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu; (ii) vi phạm thủ tục thông báo hoặc không thể trình bày vụ việc; (iii) phán quyết vượt khỏi yêu cầu khởi kiện; (iv) vi phạm thủ tục tố tụng trọng tài; (v) phán quyết chưa có hiệu lực pháp luật hoặc bị đình chỉ, bị hủy theo pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước nơi phán quyết được tuyên.

- Nhóm 2: Các trường hợp tòa án tự xem xét để ra quyết định từ chối công

nhận và cho thi hành: (i) đối tượng tranh chấp theo pháp luật của nước có

yêu cầu công nhận và cho thi hành không được giải quyết bằng trọng tài; (ii) việc công nhận và cho thi hành là trái với trật tự công cộng của nơi công

nhận và cho thi hành phán quyết.

CSPL: Điều 459 BLTTDS 2015 Theo đó, căn cứ để tòa án không công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài gồm

hai nhóm sau: - Nhóm 1: Bên có nghĩa vụ phải thi hành cung cấp chứng cứ cho tòa án chứng minh rằng: (i) các bên ký thỏa thuận trọng tài không có năng

lực để ký kết theo pháp luật mỗi bên; (ii) thỏa thuận trọng tài không

có giá trị pháp lý; (iii) bên phải thi hành không được thông báo kịp thời và hợp thức về việc giải quyết vụ tranh chấp hoặc không thể thực hiện được quyền tố tụng của mình (với lý do chính đáng); (iv) phán quyết được tuyên không được các

bên yêu cầu giải quyết hoặc vượt quá yêu cầu của các bên; (v) thành phần, thủ tục giải quyết tranh chấp không phù hợp; (vi) phán quyết chưa có hiệu lực bắt buộc đối với các bên; (vii) phán quyết bị cơ quan

có thẩm quyền của nước nơi phán quyết đã được tuyên hoặc của nước

có pháp luật đã được áp dụng hủy bỏ hoặc đình chỉ thi hành - Nhóm 2: Khi tòa án Việt Nam xét

thấy: (i) vụ tranh chấp không được giải quyết theo thể thức trọng tài theo pháp luật Việt Nam; và (ii) việc công nhận và cho thi hành phán quyết tại Việt Nam là trái với 9

Trang 11

các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam.

Thủ tục

Theo pháp luật quốc gia nơi được yêu cầu công nhận và cho thi hành: - Điều kiện về đơn yêu cầu: Điều 4

Công ước New York 1958 - Điều kiện về thời hạn trình tự, thủ

tục: Điều 3 Công ước New York 1958.

- Điều 451 - Điều 463 BLTTDS 2015.

Câu 10: Phân tích thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết củatrọng tài nước ngoài tại Việt Nam.

a Thời hiệu yêu cầu công nhận và cho thi hành: Điều 451 BLTTDS 2015.

- Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày phán quyết của Trọng tài nước ngoài có hiệu lực pháp luật, người được thi hành, người có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền gửi đơn đến Bộ Tư pháp Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên không quy định hoặc không có điều ước quốc tế liên quan để yêu cầu Tòa án công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết đó Trường hợp người làm đơn chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà không thể gửi đơn đúng thời hạn thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hạn gửi đơn

b Đơn yêu cầu và tài liệu kèm theo:

- Đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài: Điều 452 BLTTDS 2015 Đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài phải có các nội dung chính sau đây:

a) Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người được thi hành, người đại diện hợp pháp tại Việt Nam của người đó; nếu người được thi hành án là cơ quan, tổ chức thì phải ghi đầy đủ tên và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó;

b) Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người phải thi hành; nếu người phải thi hành là cơ quan, tổ chức thì ghi đầy đủ tên và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp người phải thi hành là cá nhân không có nơi cư trú hoặc nơi làm việc tại Việt Nam, người phải thi hành là cơ quan, tổ chức không có trụ sở chính tại Việt Nam thì trong đơn yêu cầu phải ghi rõ địa chỉ nơi có tài sản và các loại tài sản liên quan đến việc thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam; c) Yêu cầu của người được thi hành Đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài phải được gửi kèm theo bản dịch ra tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp Nguyễn Phùng Đức Tài 60 Bài 4 – Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định, phán quyết

- Giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu: Điều 453 BLTTDS 2015 Gửi kèm theo đơn yêu cầu là giấy tờ, tài liệu quy định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; trường hợp không có điều ước quốc tế hoặc điều ước quốc tế không quy định thì kèm theo đơn yêu cầu phải có giấy tờ, tài liệu sau đây:

a) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực phán quyết của Trọng tài nước ngoài; 10

Trang 12

b) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực thỏa thuận trọng tài giữa các bên Giấy tờ, tài liệu kèm theo đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài thì phải được gửi kèm theo bản dịch ra tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp

c Chuyển, thụ lý hồ sơ và chuẩn bị xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành:

- Chuyển hồ sơ cho Tòa án: Điều 454 BLTTDS 2015 Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu và giấy tờ, tài liệu quy định tại Điều 453 BLTTDS 2015 thì Bộ Tư pháp phải chuyển cho Tòa án có thẩm quyền Trường hợp Bộ Tư pháp đã chuyển hồ sơ cho Tòa án mà sau đó lại nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho biết đang xem xét hoặc đã hủy bỏ, đình chỉ thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài thì Bộ Tư pháp phải thông báo ngay bằng văn bản cho Tòa án biết

- Thụ lý hồ sơ: Điều 455 BLTTDS 2015 Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Bộ Tư pháp chuyển đến hoặc nhận được đơn và giấy tờ, tài liệu kèm theo do người có đơn yêu cầu gửi đến, Tòa án có thẩm quyền căn cứ vào các Điều 363, Điều 364 và Điều 365 BLTTDS 2015 để xem xét, thụ lý và thông báo bằng văn bản cho người được thi hành, người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ tại Việt Nam, Viện kiểm sát cùng cấp và Bộ Tư pháp

- Chuyển hồ sơ cho Tòa án khác, giải quyết tranh chấp về thẩm quyền: Điều 456 BLTTDS 2015 Trường hợp sau khi thụ lý mà Tòa án xét thấy việc giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài thuộc thẩm quyền của Tòa án khác của Việt Nam thì Tòa án đã thụ lý ra quyết định chuyển hồ sơ cho Tòa án có thẩm quyền và xóa tên yêu cầu đó trong sổ thụ lý Quyết định này phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp và đương sự Đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị đối với quyết định này trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, kiến nghị, giải quyết tranh chấp về thẩm quyền được thực hiện theo quy định tại Điều 41 BLTTDS 2015

d Thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Toà án Phiên họp xét đơn

yêu cầu: Điều 458 BLTTDS 2015

- Việc xét đơn yêu cầu được tiến hành tại phiên họp do Hội đồng xét đơn yêu cầu gồm ba Thẩm phán thực hiện, trong đó một Thẩm phán làm chủ tọa theo sự phân công của Chánh án Tòa án

- Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên họp; trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp

Phiên họp được tiến hành với sự có mặt của người được thi hành, người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ, nếu một trong những người này vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên họp

- Việc xét đơn yêu cầu vẫn được tiến hành nếu người được thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ, người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ yêu cầu Tòa án xét đơn vắng mặt họ hoặc người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt

Hội đồng xét đơn ra quyết định đình chỉ việc giải quyết đơn nếu người được thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt hoặc khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 457 BLTTDS 2015 Khi xem xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành, Hội đồng không được xét xử lại tranh chấp đã được Trọng tài nước ngoài ra phán quyết

- Tòa án chỉ được kiểm tra, đối chiếu phán quyết của Trọng tài nước ngoài, giấy tờ, tài liệu kèm theo đơn yêu cầu với các quy định tại Chương XXXV và Chương XXXVII BLTTDS 2015, các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng

11

Trang 13

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để làm cơ sở cho việc ra quyết định công nhận hoặc không công nhận phán quyết đó

- Sau khi xem xét đơn yêu cầu, giấy tờ, tài liệu kèm theo, nghe ý kiến của người được triệu tập, của Kiểm sát viên, Hội đồng thảo luận và quyết định theo đa số Hội đồng có quyền ra quyết định công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài hoặc quyết định không công nhận phán quyết của Trọng tài nước ngoài

Câu 11: Anh (chị) hãy trình bày theo pháp luật Việt nam đã chia mấy loại bản án,quyết định dân sự của tòa án nước ngoài được công nhận và cho thi hành tại ViệtNam Hãy trình bày từng loại bản án, quyết định đó.

Các loại bản án, quyết định nước ngoài được xem xét công nhận và cho thi hành: - Bản án, quyết định của Toà án nước ngoài: khoản 1 Điều 423 BLTTDS 2015 Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài sau đây được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam:

+ Bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài được quy định tại điều ước quốc tế mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

+ Bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa cùng là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại;

+ Bản án, quyết định dân sự khác của Toà án nước ngoài được pháp luật Việt Nam quy định công nhận và cho thi hành Điều 125 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.

- Phán quyết của Trọng tài nước ngoài: Điều 424 BLTTDS 2015 Phán quyết của Trọng tài nước ngoài sau đây được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam:

+ Phán quyết của Trọng tài nước ngoài mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng là thành viên của điều ước quốc tế về công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài;

+ Phán quyết của Trọng tài nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại điểm a trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại.

- Quyết định của cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài: khoản 2 Điều 423 BLTTDS 2015 và khoản 2 Điều 125 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014: Quyết định về nhân thân, hôn nhân và gia đình của cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài cũng được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam như bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài.

Câu 12: Anh (chị) hãy nêu hệ quả pháp lý của việc công nhận bản án quyết định dânsự của tòa án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam.

- Việc quy định công nhận tại Việt Nam bản án, quyết định của dân sự của tòa án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài đã mang lại nhiều hệ quả pháp lý quan trọng, tiêu biểu là giúp đảm bảo khả năng thi hành các bản án, quyết định đã được cơ quan tài phán nước ngoài tuyên, tránh cùng một vụ việc bị xét xử đến 2 lần Hơn nữa đây là các bản án, quyết định về dân sự gắn chặt đến quyền lợi trực tiếp của công dân nên việc công nhận đó sẽ đảm bảo cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

- Việc công nhận bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam là cơ sở pháp lý cho việc hợp tác phát triển kinh tế và xây dựng đất nước Đây còn là cơ hội mở cửa đất nước, mở rộng hợp tác đầu tư, tăng cường sự hợp tác quốc tế về mọi mặt chứ không chỉ về mặt pháp luật; từ đó sẽ tiếp thu được nhiều cái hay cái tiên tiến của nước bạn để phát triển đất nước.

12

Ngày đăng: 20/04/2024, 17:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w