Câu hỏi thảo luận buổi 3bài quan hệ pháp luật hành chính

13 0 0
Câu hỏi thảo luận buổi 3bài quan hệ pháp luật hành chính

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

CÂU HỎI THẢO LUẬN BUỔI 3

BÀI QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNHCác nhận định sau đúng hay sai? Giải thích tại sao?

1 Tranh chấp giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính luôn được giải quyết theo

thủ tục hành chính.

SAI Để giải quyết tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính thì ngoài con

đường thủ tục hành chính còn có thủ tục tố tụng hành chính

2 Năng lực pháp luật hành chính không phải là điều kiện duy nhất để công dân tham gia

vào quan hệ pháp luật hành chính.

ĐÚNG Công dân phải có đầy đủ hai yếu tố của năng lực chủ thể pháp luật hành chính bao gồm: năng lực pháp luật và năng lực hành vi Ngoài ra, còn là những trường hợp để công dân có thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính đó là: Công dân thực hiện quyền, công dân thực hiện nghĩa vụ

3 Khi tham gia quan hệ pháp luật hành chính, chủ thể quan hệ pháp luật hành chính đều đạt

được lợi ích của mình

SAI Vì trong trường hợp cưỡng chế thì chủ thể của pháp luật không đạt được lợi ích của mình.

4 Sự kiện pháp lý hành chính luôn thể hiện ở dạng hành động hợp pháp

SAI Vì sự kiện pháp lý hành chính chia thành 2 dạng hành vi và sự biến Ở dạng hành vi thì được thể hiện 2 hình thức hành động hợp pháp và bất hợp pháp

VD: Trốn thuế, buôn lậu,

5 Quan hệ pháp luật hành chính không thể phát sinh từ đề nghị của chủ thể không mang

quyền lực nhà nước.

SAI Quy phạm pháp luật hành chính có thể phát sinh theo yêu cầu hợp pháp của chủ thể quản lý hoặc đối tượng quản lý Hay của công dân khi yêu cầu chủ thể có thẩm quyền hoặc có yêu cầu của riêng mình VD: đăng ký kết hôn, …

6 Sự kiện pháp lý hành chính được dự kiến trước trong bộ phận chế tài của quy phạm pháp

luật hành chính

Trang 2

SAI Sự kiện pháp lý hành chính là những tình huống, hoàn cảnh xảy ra trong thực tế đời sống, được dự kiến trong bộ phận giả định của quy phạm pháp luật hành chính

7 Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính là bộ phận cấu

thành của quan hệ pháp luật hành chính.

SAI Bộ phận cấu thành của quan hệ pháp luật hành chính được cấu thành chủ yếu ừ 3 bộ phận: chủ thể, khách thể và nội dung.

8 Quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh từ mong muốn của tất cả các bên tham gia

quan hệ pháp luật hành chính.

-> Nhận định trên là sai Để quan hệ pháp luật hành chính được phát sinh, chủ thể của các bên tham gia phải có ít nhất một bên phải được sử dụng quyền lực nhà nước Ví dụ nếu 1 người con trai và 1 người con gái muốn đăng ký kết hôn thì phải ra cơ quan hộ tịch đúng thẩm quyền Khi đó quan hệ pháp luật hành chính mới được phát sinh chứ không phải có thể phát sinh từ mong muốn của tất cả các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính.

9 Năng lực pháp luật hành chính của công dân chính là năng lực chủ thể của công dân.

-> Nhận định trên là sai Năng lực chủ thể bao gồm năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi Còn năng lực pháp luật hành chính là khả năng cá nhân được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lý hành chính do nhà nước qui định Vậy nên ta thấy năng lực chủ thể công dân bao hàm luôn năng lực pháp luật hành chính của công dân.

10 Các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính không thể đều là công dân

-> Nhận định trên là đúng Các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính rất phong phú và đa dạng Ví dụ như phát sinh từ yêu cầu của đối tượng quản lý như xin cấp giấy khai sinh Điều này cho ta thấy đứa bé được cấp giấy khai sinh cũng là chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính.

11 Năng lực hành vi hành chính của công dân chỉ bắt đầu khi công dân đủ 18 tuổi

-> Nhận định trên là sai Năng lực hành vi hành chính là khả năng của cá nhân được Nhà nước thừa nhận mà với với khả năng đó họ

Trang 3

có quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính đồng thời phải gánh chịu những hậu quả pháp lý do hành vi mang lại, cá nhân phải đạt được những điều kiện nhất định như: tuổi, sức khoẻ, trình độ văn hoá,… Nếu công dân đủ 18 tuổi nhưng bị mấy năng lực nhận thức và điều khiển hành vị thì năng lực hành vi hành chính cũng không thể có.

12 Tranh chấp giữa hai công dân liên quan đến quyền sử dụng đất không thể giải quyết

theo thủ tục hành chính.

-> Nhận định trên là sai Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 63/2010/ NĐ-CP, muốn giải quyết tranh chấp giữa hai công dân liên quan đến quyền sử dụng đất thì phải thông qua các thủ tục hành chính để cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

13 Quy phạm pháp luật hành chính là cơ sở thực tế làm phát sinh quan hệ pháp luật hành

-> Nhận đinh trên là đúng Quy phạm pháp luật, sự kiện pháp lý và năng lực chủ thể của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên

quan.Quan hệ pháp luật hành chính chỉ phát sinh thay đổi chấm dứt khi có đủ 3 điều kiện này Trong đó, quy phạm pháp luật hành chính, năng lực chủ thể của cơ quan, tổ chức cá nhân liên quan là điều kiện chung cho việc phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật Hành chính còn sự kiện pháp lý hành chính là điều kiện thực tế cụ thể trực tiếp làm phát sinh thay đổi chấm dứt các quan hệ đó

14 Cá nhân có thể chỉ có năng lực hành vi hành chính mà không có năng lực pháp luật

hành chính

-> Nhận định trên là sai Năng lực pháp luật hành chính là tiền đề của năng lực hành vi hành chính Không thể có chủ thể nào của pháp luật không có năng lực pháp luật hành chính mà lại có năng lực hành vi hành chính Nếu không có quyền và nghĩa vụ do năng lực pháp luật hành chính mang lại thì năng lực hành vi hành chínhcũng không thể xuất hiện.

Trang 4

15 Trách nhiệm của bên vi phạm nghĩa vụ trong quan hệ pháp luật hành chính là trách

nhiệm trước bên bị thiệt hại - Nhận định trên là sai.

- Bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính (cả chủ thể đặc biệt và chủ thể thường) viphạm yêu cầu của pháp luật hành chính thì phải chịu trách nhiệm pháp lí trước nhànước.

Ví dụ: Công dân vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông, các cơ quan nhà nước sử dụng chưa đúng thẩm quyền để giải quyết tố cáo, khiếu nại gây thiệt hại cho người dân… đều phải chịu trách nhiệm pháp lí trước nhà nước.

16 Quan hệ pháp luật hành chính không thể phát sinh trái với ý chí của một bên tham gia

quan hệ

- Nhận định trên là sai.

- Xuất phát từ tính chấp hành - điều hành trong quan hệ hành chính nên phương pháp điều chỉnh đặc trưng của Luật hành chính là phương pháp quyền uy - phục tùng Đặc trưng của phương pháp này được thể hiện như sau:

 Trong hai bên của quan hệ hành chính, bên này phải phục tùng ý chí của bên kia chẳng hạn như: quan hệ giưa các cơ quan hành chính cấp trên và cấp dưới; giữa các cơ quan hành chính nhà nước và công dân…

 Cụ thể, bên được trao quyền hạn mang tính quyền lực nhà nước là bên được ra các quyết định mang tính đơn phương, kiểm tra hoạt động của bên còn lại, được áp dụng các biện pháp cưỡng chế trong trường hợp cần thiết theo quy định pháp luật còn bên còn lại bắt buộc phải thi hành, phục tùng các quyết định, biện pháp này.

- Ví dụ: Công dân được quyền xin cấp đất xây dựng nhà ở tuy nhiên việc xem xét và quyết định có cấp hay không là quyền hạn của cơ quan hành chính nhà nước và khi quyết định đã ban hành, công dân phải chấp hành quyết định, tất nhiên, pháp luật cũng đồng

Trang 5

thời cho phép người dân được thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo đối với quyết định hành chính.

17 Năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi hành chính của cơ quan hành chính

nhà nước phát sinh vào những thời điểm khác nhau - Nhận định trên là đúng.

- Trong hai yếu tố của năng lực chủ thể pháp luật hành chính thì năng lực pháp luật hành chính của công dân xuất hiện từ khi sinh ra, còn năng lực hành vi pháp luật hành chính xuất hiện dần vì trẻ em chưa nhận thức đầy đủ về hành vi của mình, về hậu quả hành vi của mình nên chưa thể tự mình thực hiện được các quyền và nghĩa vụ do pháp luật hành chính quy định Theo quy định của pháp luật hành chính, năng lực hành vi pháp luật hành chính còn phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ, trình độ văn hoá v.v…

- Có trường hợp năng lực hành vi pháp luật hành chính của công dân còn bị hạn chế theo quy định của pháp luật và quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành (như người điên, người tâm thần, người mắc bệnh truyền nhiễm, vi phạm hành chính v.v ) Pháp luật hành chính quy định không thống nhất về độ tuổi có năng lực hành vi pháp luật hành chính của công dân Các đối tượng bị xử lý pháp luật hành chính của công dân Các đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính gồm có: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ chịu trách nhiệm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra (khoản 1, mục a Điều 6 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, ngày 2-7-2002).

18 Sự kiện pháp lý hành chính không phải là cơ sở duy nhất làm phát sinh quan hệluật hành chính.

- Nhận định trên là đúng.

- Vì: Điều kiện phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính dựa trên 3 cơ sở là: Phải có quy phạm pháp luật hành chính tương ứng điều chỉnh, năng lực chủ thể pháp luật hành chính và sự kiện pháp lý hành chính Sự kiện pháp lý hành chính chỉ là một trong ba

Trang 6

điều kiện làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính chứ không phải là cơ sở duy nhất.

19 Nghĩa vụ pháp lý trong quan hệ pháp luật hành chính là khả năng lựa chọn hànhvi xử sự của các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính

- Nhận định trên là sai

- Vì: Nghĩa vụ pháp lý trong quan hệ pháp luật hành chính là sự cần thiết phải xử sự của chủ thể theo quy định của pháp luật hành chính, thể hiện yêu cầu, đồi hỏi của Nhà nước đối với các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính, thể hiện trong nội dung quy phạm pháp luật hành chính Còn quyền chủ thể của chủ thể quan hệ pháp luật hành chính mới là khả năng lựa chọn hành vi xử sự của các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính

20 Xử phạt vi phạm hành chính không phải là biểu hiện duy nhất của việc áp dụngquy phạm pháp luật hành chính.

- Nhận định trên là đúng.

- Vì: Xử phạt vi phạm hành chính chỉ là một khía cạnh biểu hiện của việc áp dụng quy phạm pháp luật hành chính Ngoài việc xử phạt vi phạm hành chính thì việc giải quyết thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính, cũng là các là biểu hiện của việc áp dụng quy phạm pháp luật hành chính

Bài tập

Ngày 15/6/2018, trên cơ sở quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh X về việc tuyển dụng công chức cho các sở và cơ quan ngang sở trên địa bàn tỉnh X, Sở Nội vụ tỉnh X ra Thông báo số 10/TB-SNV về việc tuyển dụng công chức Xét thấy mình có đủ điều kiện dự tuyển công chức, ông Nguyễn Hoàng B (sinh năm 1992), cư trú tại xã Z, huyện Y, tỉnh Z đã đến Sở Nội vụ tỉnh X nộp hồ sơ Trước đó, ông B đã đến Trung tâm Y tế huyện Y khám sức khỏe Đồng thời đến Ủy ban nhân dân xã Z xác nhận sơ yếu lý lịch và chứng thực các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu ngạch công chức dự tuyển Hãy xác định:

1 Các quan hệ pháp luật hành chính đã phát sinh ?

- Quan hệ hành chính phát sinh: Ông B đến Ủy ban nhân dân xã Z xác nhận sơ yếu lý lịch và chứng thực các văn bằng, chứng chỉ.

2 Chủ thể, khách thể quan hệ pháp luật hành chính ? - Chủ thể: Ông B, Ủy ban nhân dân xã Z

Trang 7

- Khách thể: Việc xác nhận sơ yếu lý lịch và chứng thực các văn bằng, chứng chỉ của ông B tại Ủy ban nhân dân xã Z.

3 Điều kiện phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính ?

- Điều kiện phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính dựa trên 3 cơ sở: + Phải có quy phạm pháp luật hành chính tương ứng điều chỉnh : việc xác nhận sơ yếu lý lịch và chứng thực các văn bằng, chứng chỉ của ông B được quy đinh tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP.

+ Năng lực chủ thể pháp luật hành chính:

 Năng lực pháp luật hành chính: Từ khi ông B sinh ra đã hình thành năng lực pháp luật hành chính (VD: Được làm giấy khai sinh, được nhập hộ khẩu, …)

 Năng lực hành vi hành chính: Ông B sinh năm 1992 hiện đã đủ khả năng nhận thức và làm chủ hành vi hành chính Thậm chí ông B còn tự nhận thức được việc mình có đủ điều kiện dự tuyển công chức của Ủy ban nhân dân tỉnh X,

+ Sự khiện pháp lý hành chính: Ông B yêu cầu Ủy ban nhân dân xã Z xác nhận sơ yếu lý lịch và chứng thực các văn bằng, chứng chỉ của ông.

 Phát sinh: Công dân – Nhà nước

Trang 8

BÀI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCCác nhận định sau đúng hay sai? Giải thích tại sao?

1 Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ thì đương nhiên Chính phủ cũng sẽ kết thúc nhiệm vụ SAI Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội Khi Quốc hội hết nhiệm

kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới thành lập Chính phủ mới

2 Khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt thì đương nhiên Phó Thủ tướng thường trực sẽ thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ.

ĐÚNG Theo Khoản 3 Điều 95 Hiến pháp 2013 Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ được phân công Khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt, một Phó Thủ tướng Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ

3 Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019), kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân cấp huyện phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn.

SAI Theo Khoản 2 và Khoản 7 Điều 22 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thể ủy quyền cho PCT hoặc người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh thực hiện.

4 Cơ quan chuyên môn được tổ chức giống nhau ở tất cả các địa phương.

SAI Theo Điều 9 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sđ, bs năm 2019) Việc tổ chức các cơ quan chuyên môn ở địa phương là tùy thuộc vào đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo và điều kiện, tình hình phát triển xã hội ở từng địa phương 5 Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

 SAI Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp không có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật Chỉ có tập thể UBND mới có quyền ban hành văn bản quy phạm

Trang 9

pháp luật CT UBND chỉ có thẩm quyền ban hành văn bản cá biệt: quyết định, chỉ thị, …

6 Tất cả thành viên Chính phủ đều do Quốc hội bầu ra và phải là Đại biểuQuốc hội.

- Nhận định trên là sai.

- Vì: Các thành viên trong Chính phủ thì chỉ duy nhất Thủ tướng là chức danh do Quốc hội bầu ra và bắt buộc phải là đại biểu Quốc hội Còn đối với các chức danh khác Quốc hội chỉ phê chuẩn dưới sự đề nghị của Thủ tướng Chính phủ chứ không trực tiếp bầu ra Đồng thời những chức danh này không nhất thiết phải là Đại biểu Quốc hội * Thêm:

- Thủ tướng phải là đại biểu Quốc hội vì:

+ Đảm bảo sự chấp hành của Chính phủ trước Quốc hội ở chỗ nếu là đại biểu Quốc hội thì Thủ tướng sẽ đương nhiên tham dự kỳ họp của Quốc hội → Thủ tướng sẽ nghe và nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, đường lối, chủ trương của Quốc hội từ đó Thủ tướng sẽ triển khai cho Chính phủ thi hành.

→ Quốc hội lập ra Chính phủ suy cho cùng là để thi hành đường lối, chủ trương của Quốc hội, muốn thi hành thì phải nghe và nắm bắt đồng thời muốn nghe và nắm bắt thì phải tham dự họp, muốn tham dự họp thì pahir là đại biểu Quốc hội.

+ Thể hiện được sự tín nhiệm nhất định của nhân dân đối với một chức danh rất quan trọng trong bộ máy nhà nước trong bối cảnh Thủ tướng không do người dân trực tiếp bầu Trong khi đó người đứng đầu hành pháp ở các nước khác hầu như đều do dân trực tiếp bầu còn Thủ tướng - người đứng đầu hành pháp nước ta là do cơ quan dân cử - Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội mà đại biểu Quốc hội thì do nhân dân trực tiếp bầu ra.

- Các thành viên khác của Chính phủ không nhất thiết là đại biểu Quốc hội vì:

+ Để tạo ra một cơ sở xã hội rộng rãi cho Thủ tướng trong việc thành lập những chức danh này và thu hút người tài.

+Thể hiện tư duy mới, trong tổ chức bộ máy nhà nước là có sự phân chia rành mạch giữa lập pháp và hành pháp, không nên kiêm nhiệm, ôm đồm.

+ Để Quốc hội giám sát Chính phủ được khách quan, tránh tính trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”, không thể vừa là đối tượng giám sát đồng thời là đối tượng bị giám sát.

7 Tất cả các cơ quan hành chính nhà nước đều hoạt động theo chế độ tập thểlãnh đạo.

- Nhận định trên là sai.

Trang 10

- Vì: Ngoài các cơ quan hành chính nhà nước hoạt động theo chế độ tập thể lãnh đạo thì còn các cơ quan nhà nước hoạt động theo chế độ thủ trưởng cá nhân đứng đầu lãnh đạo như các Bộ, cơ quan ngang Bộ, …

8 Thành viên Chính phủ đương nhiên là Đại biểu Quốc hội.

- Nhận định trên là sai.

- Vì: Các thành viên trong Chính phủ thì chỉ duy nhất Thủ tướng là chức danh do Quốc hội bầu ra và bắt buộc phải là đại biểu Quốc hội, còn đối với các chức danh khác không nhất thiết phải là Đại biểu Quốc hội.

- Các thành viên khác của Chính phủ không nhất thiết là đại biểu Quốc hội vì:

+ Để tạo ra một cơ sở xã hội rộng rãi cho Thủ tướng trong việc thành lập những chức danh này và thu hút người tài.

+Thể hiện tư duy mới, trong tổ chức bộ máy nhà nước là có sự phân chia rành mạch giữa lập pháp và hành pháp, không nên kiêm nhiệm, ôm đồm.

+ Để Quốc hội giám sát Chính phủ được khách quan, tránh tính trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”, không thể vừa là đối tượng giám sát đồng thời là đối tượng bị giám sát.

9 Cơ cấu tổ chức của Chính phủ bao gồm Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộcChính phủ

- Nhận định trên là sai.

- Vì: Theo Khoản 2 Điều 2 Luật tổ chức Chính phủ 2015 (sửa đổi, bổ sung 2019) có quy định rằng cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm các Bộ, cơ quan ngang Bộ Cơ quan thuộc Chính phủ chỉ là một loại cơ quan chứ không nằm trong Chính phủ

10 Phòng kinh tế được tổ chức ở tất cả các đơn vị hành chính cấp huyện

- Nhận định trên là sai.

- Vì: Theo Điểm b Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 108/2020/NĐ-CP thì đơn vị hành chính cấp huyện ở các huyện không có Phòng kinh tế mà chỉ có Phòng kinh tế và hạ tầng, không giống như các đơn vị hành chính cấp huyện ở các quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có Phòng kinh tế.

- Nhận định trên là sai.

- Các đơn vị hành chính cấp tỉnh đa phần đều tổ chức cơ quan chuyên môn với tên gọi như nhau Tuy nhiên, sẽ có một số sở đặc thù ở mỗi địa phương Ví dụ: Sở Quy hoạch -Kiến trúc (được thành lập ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh): Tham mưu,

Ngày đăng: 07/04/2024, 21:29

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan