anh chị hãy phân tích ý nghĩa của việc công nhận và cho thi hành bản án quyếtđịnh dân sự của tòa án nước ngoài phán quyết của trọng tài nước ngoài tại việtnam

28 0 0
anh chị hãy phân tích ý nghĩa của việc công nhận và cho thi hành bản án quyếtđịnh dân sự của tòa án nước ngoài phán quyết của trọng tài nước ngoài tại việtnam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Theo pháp luật Việt Nam, chủ thể gửi đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài và phán quyết của Trọng tài nước ngoài chỉ được quyền gửi đơn đ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TPHCMKHOA: LUẬT QUỐC TẾ

Trang 2

MỤC LỤC

I CÂU HỎI TỰ LUẬN 6

1 Anh (chị) hãy phân tích ý nghĩa của việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam 6 2 Anh (chị) hãy cho biết: việc công nhận các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài trên lãnh thổ của một quốc gia khác có mang đương nhiên không? Vì sao? 6 4 Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hình thành chế định công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài 7 8 Anh (chị) hãy so sánh trình tự, thủ tục công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài với trình tự, thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài 7 9 Anh (chị) hãy so sánh điều kiện công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài theo pháp luật tố tụng Việt Nam và công ước New York 1958 7 10 Phân tích thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam 8 11 Anh (chị) hãy trình bày theo pháp luật Việt Nam đã chia mấy loại bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam Hãy trình bày từng loại bản án, quyết định đó 11 12 Anh (chị) hãy nêu hệ quả pháp lý của việc công nhận bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam 11 17 Từ nội dung Điều 423 và Điều 424 - BLTTDS 2015 hãy nêu: 12 21 Theo pháp luật Việt Nam, việc đình chỉ xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài trong những trường hợp nào? Khi nào? Ý nghĩa của việc đình chỉ đó (khoản 5 Điều 437 BLTTDS 2015) 13 22 Theo pháp luật Việt Nam, việc đình chỉ xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành các phán quyết của trọng tài nước ngoài trong những trường hợp nào? Khi nào? Ý nghĩa của việc đình chỉ đó (khoản 3 Điều 457 BLTTDS 2015) 14 24 Hãy nêu phạm vi áp dụng và nguyên tắc áp dụng của Công ước New York 1958 về công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài 14

II CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG/SAI 16

1 Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài có thể được thi hành tại một số quốc gia nếu nó chưa được tòa án quốc gia đó công nhận.16 2 Theo pháp luật Việt Nam, phán quyết của trọng tài nước ngoài phải là phán quyết được tuyên ngoài lãnh thổ Việt Nam 16

Trang 3

4 Theo pháp luật Việt Nam, tất cả các phán quyết của Trọng tài nước ngoài nếu đủ điều kiện về năng lực ký thỏa thuận trọng tài, thành phần trọng tài, đủ hiệu lực bắt buộc theo quy định dù liên quan đến lĩnh vực nào cũng được tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành 16 5 Phán quyết của trọng tài nước ngoài giải quyết vụ việc thuộc thẩm quyền riêng của Toà án Việt Nam có thể được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam 16 6 Khái niệm bản án, quyết định dân sự được hiểu theo pháp luật của nước nơi cần công nhận và cho thi hành không phải được hiểu theo pháp luật của nước tuyên bản án, quyết định đó 17 7 Về nguyên tắc, tất cả các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài khi được công nhận tại một quốc gia thì đương nhiên được thi hành tại quốc gia đó 17 9 Theo pháp luật Việt Nam, chủ thể gửi đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài và phán quyết của Trọng tài nước ngoài chỉ được quyền gửi đơn đến Tòa án Việt Nam có thẩm quyền 17 10 Theo pháp luật Việt Nam, Bộ Tư pháp Việt Nam không phải là cơ quan nhận đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài và phán quyết của Trọng tài nước ngoài dù Việt Nam cùng là thành viên của điều ước quốc tế với quốc gia ra bản án, quyết định đó 18 11 Theo pháp luật Việt Nam, các quyết định liên quan đến nhân thân, hôn nhân và gia đình của cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài mà không phải của toà án sẽ không được toà án Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam 18 12 Theo pháp luật Việt Nam, khi có đơn yêu cầu công nhận tại Việt Nam mà không cần phải thi hành thì sẽ được toà án Việt Nam công nhận 18 13 Để công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài, Tòa án nhận đơn yêu cầu phải giải quyết lại nội dung của vụ việc 19 14 Tất cả các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài khi có nhu cầu thi hành tại Việt Nam thì chỉ cần thực hiện thủ tục yêu cầu cơ quan thi hành án cho thi hành phán quyết đó 19 17 Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam và không có đơn yêu cầu không công nhận thì đương nhiên được công nhận tại Việt Nam 19 18 Trong quá trình công nhận và cho thi hành, Tòa án Việt Nam sẽ dựa trên nguyên tắc Lex fori nhằm áp dụng pháp luật Việt Nam để xác định thế nào là “phán quyết của Trọng tài nước ngoài” 19

Trang 4

20 Tất cả các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài liên quan đến bất động sản đều không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam vì liên quan đến trường hợp thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam 20 21 Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài chưa có hiệu lực pháp luật theo quy định của pháp luật Việt Nam sẽ không được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành.20 22 Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài muốn được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam thì bản án, quyết định đó phải còn thời hiệu thi hành án theo quy định của nước có Tòa án đã ra bản án, quyết định dân sự đó và theo pháp luật thi hành án dân sự của Việt Nam 20 24 Theo công ước New York 1958, chỉ những phán quyết trọng tài được tuyển tại nước là thành viên của Công ước New York 1958 thì mới được công nhận và thi hành tại các nước thành viên Công ước New York 21 26 Các nội dung trong phán quyết của Trọng tài nước ngoài được tuyên về một vụ tranh chấp không được các bên yêu cầu giải quyết hoặc vượt quá yêu cầu của các bên ký kết thỏa thuận trọng tài sẽ không được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành 21 27 Theo pháp luật Việt Nam, việc công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện, trừ các vụ việc có đương sự ở nước ngoài, tài sản ở nước ngoài hoặc những vụ việc cần có tương trợ tư pháp tại nước ngoài 21

III BÀI TẬP 23Bài tập 1 23

1 Trong trường hợp trên, bà D.T.N.H có thể gửi đơn yêu cầu đến Bộ Tư pháp Việt Nam được không? Vì sao? 23 2 TAND Thành phố Hồ Chí Minh có thể thụ lý đơn yêu cầu trên không? 23 3 Trình bày những trường hợp TAND TP HCM có thể không công nhận Bản án trên 23

Bài tập 2 24

1 Cơ sở pháp lý nào để ra quyết định tạm đình chỉ trên của TAND TP HCM? 24 2 Nếu vụ việc được giải quyết theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, có thể bác lý do tạm đình chỉ của TAND TP HCM hay không? Cơ sở pháp lý? 24

Bài tập 4 24

1 Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore có thẩm quyền thụ lý và giải quyết vụ tranh chấp trên hay không? Cơ sở pháp lý 25 2 Tòa án Việt Nam có thẩm quyền thụ lý việc công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài quốc tế Singapore không? Cơ sở pháp lý 25

Too long to read onyour phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

3 Giả sử, toà án Việt Nam đồng ý mở phiên họp xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành của Công ty GI, Hội đồng phiên họp có xét xử lại vụ tranh chấp đã được Trọng tài nước ngoài giải quyết không? Cơ sở pháp lý 25 4 Công ty T có quyền kháng cáo phán quyết của trung tâm trọng tài quốc tế Singapore không? Cơ sở pháp lý? 26

Bài tập 5 26

1 Trọng tài Hiệp hội B quốc tế có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp trên hay không? Giải thích 27 2 Toà án nhân dân tỉnh nam Định có chấp nhận Đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam Phán quyết trọng tài ngày 12/8/2013 của Hội đồng trọng tài - Hiệp hội B quốc tế về giải quyết tranh chấp các hợp đồng mua bán bông giữa Công ty G và công ty N hay không? Giải thích 27

Trang 6

I CÂU HỎI TỰ LUẬN

1 Anh (chị) hãy phân tích ý nghĩa của việc công nhận và cho thi hành bản án, quyếtđịnh dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài tại ViệtNam

- Về phương diện chính trị: thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị giữa các quốc gia, thể hiện quyền tài phán độc lập của mỗi quốc gia cũng như thể hiện sự tôn trọng, thiện chí của quốc gia với quốc gia khác, thể hiện chính sách bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp không chỉ của cá nhân, tổ chức nước mình mà còn cả lợi ích của cá nhân, tổ chức nước ngoài - Đảm bảo khả năng thi hành các phán quyết được cơ quan tài phán nước ngoài tuyên cũng

như đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người được thi hành án cũng như tránh tình trạng cùng một vụ việc mà được giải quyết hai lần.

- Việc công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài là một nhu cầu tất yếu khi càng ngày càng có nhiều giao dịch thương mại mang tầm quốc tế Việc công nhận, thi hành phán quyết trọng tài được xem là thúc đẩy sự thống nhất, hài hòa pháp lý Điều này thể hiện qua việc Tòa án một nước cho phép những trật tự pháp lý, luật, phán quyết, phân xử của Trọng tài nước ngoài được thực thi trên đất nước mình, dựa trên nghĩa vụ quốc tế nói chung cũng như nghĩa vụ theo các Hiệp định đã được kí kết, đặt trong tổng thể với quyền lợi hợp pháp của chính cá nhân hoặc thể nhân nước mình, khi các chủ thể này tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng ở một quốc gia khác.

2 Anh (chị) hãy cho biết: việc công nhận các bản án, quyết định dân sự của Tòa ánnước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài trên lãnh thổ của một quốc gia kháccó mang đương nhiên không? Vì sao?

Việc công nhận các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài trên lãnh thổ của một quốc gia khác không mang tính đương nhiên , bởi vì:

- Mỗi quốc gia có chủ quyền pháp lý và tự do xác định việc công nhận và thi hành các bản án, quyết định của nước ngoài theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo các điều ước quốc tế mà quốc gia đó đã ký kết hoặc gia nhập.

- Các bản án, quyết định của nước ngoài phải tuân thủ các điều kiện về thẩm quyền, thủ tục, nội dung và hình thức theo quy định của pháp luật của quốc gia mà bản án, quyết định được yêu cầu công nhận và thi hành.

- Các bản án, quyết định của nước ngoài không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam hoặc ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội và lợi ích chính đáng của các bên liên quan.

Trang 7

Do đó, việc công nhận và thi hành các bản án, quyết định của nước ngoài tại Việt Nam là một quá trình phức tạp, cần được xem xét kỹ lưỡng theo các tiêu chí pháp lý, không mang tính đương nhiên.

4 Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hình thành chế định công nhận và cho thi hànhbản án, quyết định của Tòa án nước ngoài.

- Cơ sở lý luận: Xuất phát từ nguyên tắc chủ quyền quốc gia, một bản án chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia Do đó, nếu muốn bản án có hiệu lực ở quốc gia khác thì phải trải qua thủ tục công nhận và cho thi hành để nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự Hơn nữa, nếu một vụ việc dân sự liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau, các đương sự mong muốn quyết định, bản án đó có thể có hiệu lực trên phạm vi lãnh thổ của 1 quốc gia khác nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của họ - Cơ sở thực tiễn: Nhu cầu thi hành phán quyết được tuyên trên lãnh thổ và bởi cơ quan có thẩm quyền của một quốc gia trên lãnh thổ quốc gia khác.

8 Anh (chị) hãy so sánh trình tự, thủ tục công nhận và cho thi hành bản án, quyếtđịnh của Tòa án nước ngoài với trình tự, thủ tục công nhận và cho thi hành phánquyết của Trọng tài nước ngoài.

Tòa án nước ngoàiTrọng tài nước ngoàiNgười

ra quyếtđịnh

Bản án hoặc quyết định của Tòa án thường do các quan chức tòa án chính thức ra quyết định, những người này là các thẩm phán được bổ nhiệm và có thẩm quyền tại quốc gia đó.

Quyết định của Trọng tài thường được đưa ra bởi các chuyên gia hoặc người có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực cụ thể, thường là các chuyên gia phân tích, luật sư hoặc người có kinh nghiệm chuyên môn.

Quyềnthụđộng

Trong hầu hết các trường hợp, các bên trong một vụ kiện không có quyền lựa chọn tòa án hoặc thẩm phán cụ thể.

Các bên thường tự chọn các Trọng tài và thỏa thuận về quy trình thụ động trong sơ thẩm, phúc thẩm và thi hành quyết định.

Thủ tục Thường tuân theo các quy trình

pháp luật công khai và thường xuyên có sự tham gia của luật sư và công tố viên.

Thủ tục thường linh hoạt hơn, và các bên có thể tự thỏa thuận về quy trình thẩm

Thi hành quyết định thường phụ thuộc vào sự hợp tác của các bên và có thể cần phải thực hiện thông qua các tòa án quốc gia.

Trang 8

9 Anh (chị) hãy so sánh điều kiện công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tàinước ngoài theo pháp luật tố tụng Việt Nam và công ước New York 1958

PL tố tụng Việt Nam Công ước New York 1958Phạm vi

ứng dụng

Pháp luật tố tụng Việt Nam quy định về công nhận và thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài trong Luật Trọng tài Việt Nam năm 2010 (sửa đổi 2020)

Công ước New York 1958 là một công ước quốc tế được thiết lập bởi Liên Hợp Quốc và có tên chính thức là "Công ước về Công nhận và Thi hành các Phán quyết Trọng tài Nước ngoài trong Thương mại Quốc tế."

Theo Luật Trọng tài Việt Nam, phán quyết của Trọng tài nước ngoài có hiệu lực như một phán quyết của tòa án và có thể được thi hành ngay sau khi được công nhận bởi cơ quan tố tụng Việt Nam Quy trình này thường đòi hỏi sự can thiệp của tòa án nước ngoài.

Theo công ước, các phán quyết Trọng tài nước ngoài được công nhận và thi hành một cách tự động trong các quốc gia thành viên của công ước mà không cần sự can thiệp của tòa án nước đó Công ước này bảo vệ tính hợp pháp của các phán quyết này khi áp dụng tại Việt Nam.

Tạo ra một môi trường thuận lợi cho thương mại quốc tế bằng cách tạo điều kiện cho việc công nhận và thi hành các phán quyết Trọng tài nước ngoài một cách dễ dàng và hiệu quả.

10 Phân tích thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọngtài nước ngoài tại Việt Nam.

- Về thời hiệu yêu cầu công nhận và cho thi hành án:

Với tinh thần coi việc công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam là một loại việc dân sự “đặc thù” nên BLTTDS 2015 đã xây dựng cho yêu cầu này một thời hiệu riêng biệt so cới các việc dân sự khác Theo quy định tại khoản 1 Điều 451 BLTTDS 2015: “rong thời hạn 03 năm, kể từ ngày phán quyết của Trọng tài nước ngoài có hiệu lực pháp luật, người được thi hành, người có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền gửi đơn đến Bộ Tư pháp Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên không quy định hoặc không có điều ước quốc tế liên quan để yêu cầu Tòa án công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết đó.”

Trang 9

Trường hợp người làm đơn chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà không thể gửi đơn đún hạn thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc thời gian trở ngại khách quan đó không tính vào thời hạn gửi đơn theo quy định tại khoản 2 Điều 451 BLTTDS 2015 Thực tế, có trường hợp sau khi có phán quyết của Trọng tài nước ngoài có hiệu lực pháp luật có thể xảy ra trường hợp người phải thi hành không có các yếu tố như: “Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người phải thi hành; nếu người phải thi hành là cơ quan, tổ chức thì ghi đầy đủ tên và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp người phải thi hành là cá nhân không có nơi cư trú hoặc nơi làm việc tại Việt Nam, người phải thi hành là cơ quan, tổ chức không có trụ sở chính tại Việt Nam thì trong đơn yêu cầu phải ghi rõ địa chỉ nơi có tài sản và các loại tài sản liên quan đến việc thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam;”, một thời sau đó thì một trong những yếu tố này mới xuất hiện tại Việt Nam thì trong trường hợp này chúng ta nên coi là có trở ngại khách quan để không tính vào thời hạn gửi đơn như đã trình bày trong khổ xét đơn công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài.

- Về đơn yêu cầu và tài liệu kèm theo:

Đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phải đáp ứng một số nội dung nhất định về người được thi hành (điểm a khoản 1 Điều 452 BLTTDS 2015), người phải thi hành (điểm b khoản 1 Điều 452 BLTTDS 2015) và yêu cầu của người được thi hành (điểm c khoản 1 Điều 452 BLTTDS 2015) Ngoài ra, nếu đơn yêu cầu đó bằng tiếng nước ngoài thì phải gửi kèm theo bản dịch ra tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp (khoản 2 Điều 452 BLTTDS 2015).

Một số nội dung liên quan đến yêu cầu về người phải thi hành có thể gây khó khăn cho người yêu cầu công nhận và cho thi hành như yêu cầu: “trường hợp người phải thi hành là cá nhân không có nơi cư trú hoặc nơi làm việc tại Việt Nam, người phải thi hành là cơ quan, tổ chức không có trụ sở chính tại Việt Nam thì trong đơn yêu cầu phải ghi rõ địa chỉ nơi có tài sản và các loại tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam;” Ở giai đoạn này, chúng ta chỉ mới xem xét công nhận và cho thi hành chứ chưa phải là giai đoạn thi hành phán quyết nước ngoài nên việc đòi hỏi như vậy không thực sự thuyết phục như đã trình bày trong khuôn khổ xét đơn công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài.

Cùng với đơn yêu cầu, người yêu cầu phải kèm theo một số tài liệu được liệt kê chi tiết tại Điều 453 Bộ luật này Kết hợp quy định về thời hiệu (quy định tại Điều 451) với quy định về đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Điều 452 và quy định về giấu tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu quy định tại Điều 453, có thể nói rằng chỉ khi nào đáp ứng đầy đủ về đơn yêu cầu và tài liệu kèm theo thì chúng ta mới xem xét vấn đề thời hiệu như đã trình

Trang 10

bày trong khuôn khổ xét đơn công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài.

- Chuyển, thụ lý hồ sơ và chuẩn bị xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành;

Nếu ĐƯQT có quy định thì đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành được gửi đến Bộ Tư pháp nhưng Bộ Tư pháp không phải cơ quan có thẩm quyền xét đơn yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền xét đơn yêu cầu là Tòa án nên Bộ Tư pháp phải chuyển hồ sơ đến Tòa án có thẩm quyền theo quy định tại Điều 454 BLTTDS 2015.

Thủ tục thụ lý hồ sơ của Tòa án được quy định tại Điều 455 BLTTDS 2015: “Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Bộ Tư pháp chuyển đến hoặc nhận được đơn và giấy tờ, tài liệu kèm theo do người có đơn yêu cầu gửi đến, Tòa án có thẩm quyền căn cứ vào các điều 363, 364 và 365 của Bộ luật này để xem xét, thụ lý và thông báo bằng văn bản cho người được thi hành, người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ tại Việt Nam, Viện kiểm sát cùng cấp và Bộ Tư pháp.” Quy định này đề cập đến việc Tòa án “xem xét, thụ lý hồ sơ” nên tùy vào hoàn cảnh mà Tòa án căn cứ vào hai điều luật vừa được liệt kê để thụ lý hay từ chối thụ lý.

Bên cạnh đó, Bộ luật này còn quy định về việc chuẩn bị phiên họp xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành với thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 2 tháng, kể từ ngày thụ lý theo như quy định tại Điều 457 Trong giai đoạn này, Tòa án có thể ra quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ việc xét đơn yêu cầu hay mở phiên họp xét đơn yêu cầu.

- Thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Tòa án:

Phiên họp xét đơn yêu cầu được quy định tại Điều 458 BLTTDS 2015 Theo đó, việc xét đơn yêu cầu được tiến hành tại phiên họp do Hội đồng xét đơn yêu cầu gồm 3 Thẩm phán thực hiện, trong đó 1 Thẩm phán làm chủ tọa theo sự phân công của Chánh án Tòa án Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp tham gia phiên họp; trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp Phiên họp được tiến hành với sự có mặt của người được thi hành, người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ; nếu một trong những người này vắng mặt lần thứ nhất thì phải hoãn phiên họp Khi xem xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành, Tòa án chỉ được kiểm tra, đối chiếu bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, giây tờ, tài liệu kèm theo đơn yêu cầu với các quy định.

Hội đồng xét đơn có quyền ra quyết định công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài hoặc quyết định không công nhận phán quyết của Trọng tài nước ngoài Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Tòa án ra quyết định công nhận và cho thi hành hoặc không công nhận, đương sự, người đa diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo quyết định đó; trường hợp đương sự, người đại diện hợp pháp của họ không có mặt tại phiên họp xét đơn yêu cầu thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được quyết định Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp

Trang 11

cao có quyền kháng nghị quyết định của Tòa án quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 457 và khoản 5 Điều 458 của Bộ luật này Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh là 07 ngày, của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao là 10 ngày, kể tử ngày Viện kiểm sát nhận được quyết định (Điểu 461 BLTTDS) Ở đây, thời hạn kháng cáo và kháng nghị khá ngắn để nhanh chóng giải quyết vấn đề công nhận và cho thi hành.

Khi xem xét kháng cáo hay kháng nghị, Tòa án nhân dân cấp cao có thể: Giữ nguyên quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm; Sửa một phần hoặc toàn bộ quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm Tạm đình chỉ giải quyết kháng cáo, kháng nghị; Đình chỉ giải quyết kháng cáo, kháng nghị; Hủy quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ cho Tòa án cấp sơ thẩm để giải quyết lại theo thủ tục sơ thẩm; Hủy quyết định sơ thẩm và đình chỉ giải quyết đơn yêu cầu khi có một trong các căn cứ 3 Điều 457 của Bộ luật này (khoản 3 Điều 462 BLTTDS) quy định tại khoảnQuyết định của Tòa án nhân dân cấp cao trong trường hợp mu trên "có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định và có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định M" BLTTDS (khoản 6 Điều 462 BLTTDS) Ở góc độ lý luận cũng như thực tiễn, việc bổ sung thủ tục giám đốc thẩm và tái nấm là thuyết phục như đã trình bày đối với quyết định về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài.

11 Anh (chị) hãy trình bày theo pháp luật Việt Nam đã chia mấy loại bản án, quyếtđịnh dân sự của tòa án nước ngoài được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam Hãytrình bày từng loại bản án, quyết định đó.

- Về quan hệ dân sự:

+ Bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài được quy định tại điều ước quốc tế mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

+ Bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa cùng là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại.

+ Bản án, quyết định dân sự khác của Tòa án nước ngoài được pháp luật Việt Nam quy định công nhận và cho thi hành.

Trang 12

- Về quan hệ nhân thân: Quyết định về nhân thân, hôn nhân và gia đình của cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài cũng được xem xét, công nhận và cho thi hành tại Việt Nam

12 Anh (chị) hãy nêu hệ quả pháp lý của việc công nhận bản án, quyết định dân sựcủa tòa án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam.

- Hệ quả pháp lý đối với bản án, quyết định dân sự chưa được công nhận: Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 427 BLTTDS 2015, theo đó bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không được Tòa án Việt Nam công nhận thì không có hiệu lực pháp luật tại Việt Nam Tuy quy định chỉ đề cập đến “bản án, quyết định” nhưng hướng tương tự cần được vận dụng đối với phán quyết của Trọng tài nước ngoài Khi thuộc các trường hợp không được Tòa án Việt Nam công nhận, quyết định của Tòa án nước ngoài sẽ không có hiệu lực pháp luật tại Việt Nam nên Tòa án Việt Nam có thể xét xử lại khi có yêu cầu - Hệ quả pháp lý của bản án, quyết định dân sự sau khi được công nhận: Một khi được

công nhận và cho thi hành tại Việt Nam, bản án, quyết định nước ngoài có giá trị pháp lý như bản án, quyết định trong nước và được thi hành như các quy định trong nước Tuy nhiên việc thi hành bản án, quyết định nước ngoài được công nhận và cho thi hành chỉ được tiến hành sau thời điểm quyết định công nhận và cho thi hành của Tòa án Việt Nam có hiệu lực pháp luật.

17 Từ nội dung Điều 423 và Điều 424 - BLTTDS 2015 hãy nêu:

a Nguyên tắc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sựcủa Tòa án nước ngoài; nguyên tắc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam cácphán quyết của Trọng tài nước ngoài.

- Cơ sở Điều ước quốc tế: Các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam khi thụ lý đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài phải xem xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài được Việt Nam ký kết về vấn đề này hay không Đây là điều kiện để các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam xem xét rằng sẽ công nhận hay từ chối công nhận cho bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài được nói tới.

- Nguyên tắc “có đi có lại”: Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài cũng có thể được Tòa án Việt Nam xem xét để công nhận và cho thi hành tại Việt Nam trên cơ sở có đi có lại mà không đòi hỏi rằng Việt Nam và nước đó bắt buộc phải ký kết hay gia nhập điều ước quốc tế nào về vấn đề đó.

- Quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài được pháp luật Việt Nam công nhận và cho thi hành: Các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài muốn được Tòa án Việt Nam

Trang 13

công nhận và cho thi hành thì những bản án, quyết định đó phải được pháp luật Việt Nam công nhận và cho phép thi hành

- Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không yêu cầu thi hành tại Việt Nam và không có đơn yêu cầu không công nhận thì đương nhiên được công nhận tại Việt Nam theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập Nguyên tắc này tôn trọng các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và tham gia, bên cạnh đó còn cho thấy sự thừa nhận của Việt Nam đối với các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài mà không yêu cầu thi hành tại Việt Nam

- Tòa án Việt Nam chỉ xem xét việc không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam khi và chỉ khi có đơn yêu cầu không công nhận nhằm đảm bảo tính khách quan và công bằng về lợi ích cho các bên có liên quan đến bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài đó

- Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài chỉ được thi hành tại Việt Nam sau khi được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành, nhằm tôn trọng chủ quyền quốc gia và phán quyết của Tòa án nước ngoài không đương nhiên có hiệu lực trên quốc gia khác - Nguyên tắc công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam - Phán quyết của trọng tài nước ngoài mà nước đó và Việt Nam cùng là thành viên của

Điều ước quốc tế nhằm công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài - Phán quyết của Trọng tài nước ngoài mà không thuộc trường hợp quy định tại điểm a

khoản 1 Điều 424 BLTTDS 2015 trên nguyên tắc “có đi có lại”.

b Các đối tượng của hoạt động xem xét công nhận và cho thi hành tại bản án, quyếtđịnh dân sự của Tòa án nước ngoài; phán quyết của Trọng tài nước ngoài.

Các đối tượng liên quan đến hoạt động xem xét công nhận và cho thi hành tại bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài; phán quyết của Trọng tài nước ngoài:

- Bên yêu cầu công nhận và thi hành - Cơ quan tố tụng ở Việt Nam.

- Các bên liên quan đến quyết định hoặc phán quyết ban đầu: bao gồm các bên tham gia trong quá trình ban đầu mà bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài hoặc phán quyết của Trọng tài nước ngoài liên quan đến vụ việc được nói tới.

- Thẩm quyền của Tòa án nước ngoài hoặc Trọng tài nước ngoài.

- Nhà nước nước ngoài có thẩm quyền ( đối với bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài)

- Tòa án và cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam ( đối với quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài và phán quyết của Trọng tài nước ngoài)

Trang 14

21 Theo pháp luật Việt Nam, việc đình chỉ xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hànhcác bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài trong những trường hợp nào?Khi nào? Ý nghĩa của việc đình chỉ đó (khoản 5 Điều 437 BLTTDS 2015).

Theo khoản 5 Điều 437 BLTTDS 2015, việc đình chỉ xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài xảy ra trong trường hợp: - Khi quyết định của tòa án nước ngoài không phù hợp với công lý hoặc công khai, và việc

công nhận hoặc cho thi hành quyết định đó vi phạm quyền và lợi ích của Việt Nam hoặc không phù hợp với quyền và lợi ích của các bên khác tham gia tranh chấp.

- Khi quyết định của tòa án nước ngoài xâm phạm chủ quyền, an ninh quốc gia, quan hệ quốc tế hoặc các quyền, lợi ích của Nhà nước Việt Nam đề ra.

Ý nghĩa của việc đình chỉ: là để đảm bảo rằng quyết định của tòa án nước ngoài sẽ không gây hại cho quốc gia hoặc các quyền và lợi ích quan trọng của Việt Nam Điều này tạo điều kiện để tòa án Việt Nam xem xét kỹ lưỡng và xác minh tính phù hợp và hợp pháp của quyết định nước ngoài trước khi quyết định về việc công nhận và thi hành nó.

22 Theo pháp luật Việt Nam, việc đình chỉ xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hànhcác phán quyết của trọng tài nước ngoài trong những trường hợp nào? Khi nào? Ýnghĩa của việc đình chỉ đó (khoản 3 Điều 457 BLTTDS 2015).

- Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 457 BLTTDS 2015, Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu khi có một trong các căn cứ sau đây:

+ Người được thi hành rút đơn yêu cầu hoặc người phải thi hành đã tự nguyện thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài;

+ Người phải thi hành là cá nhân chết mà quyền, nghĩa vụ của người đó không được thừa kế;

+ Người phải thi hành là cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản mà quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó đã được giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam;

+ Người phải thi hành là cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó;

+ Tòa án không xác định được địa điểm nơi có tài sản tại Việt Nam của người phải thi hành theo yêu cầu của người được thi hành phán quyết trọng tài.

Việc đình chỉ xét đơn yêu cầu được xác định trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu Hết thời hạn chuẩn bị phiên họp, nếu không có căn cứ ra quyết định đình chỉ thì tòa án phải ra quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu.

- Ý nghĩa: Các quy định của BLTTDS 2015 về các căn cứ tạm đình chỉ, đình chỉ việc xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài chứa đựng khá nhiều bất cập Quy định này được xây dựng mà không tính đến các mối liên hệ với

Ngày đăng: 20/04/2024, 17:03

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan