1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo pháp luật việt nam từ thực tiễn tỉnh hưng yên

92 10 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 520,26 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ VÀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ (13)
    • 1.1 Lý luận về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (13)
    • 1.2 Lý luận về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (20)
    • 1.3 Lý luận về pháp luật giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (28)
  • CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ TẠI TỈNH HƯNG YÊN (40)
    • 2.1. Thực trạng quy định pháp luật giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (40)
    • 2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại tỉnh Hưng Yên (52)
  • CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ TẠI TỈNH HƯNG YÊN (65)
    • 3.1 Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (65)
    • 3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động giao kết hợp đồng (69)
  • KẾT LUẬN (39)

Nội dung

LÝ LUẬN VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ VÀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

Lý luận về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

1.1.1 Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

Hiện nay chưa có từ điển chuyên ngành Luật nào đưa ra khái niệm về “hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế”, mà chỉ giải thích các thuật ngữ tạo thành như “hợp đồng”, “mua bán hàng hóa”, “quốc tế” hay “yếu tố nước ngoài”.

Về mặt học thuật, đã có một số tác giả đưa ra khái niệm về hợp đồngMBHHQT Theo tác giả Trần Việt Dũng,

TP.HCM, 2005, tr 19 thì: “Hợp đồng MBHHQT là một hợp đồng thương mại giữa các thương nhân có trụ sở tại các quốc gia khác nhau nhằm traođổi, mua bán hàng hóa xuyên biên giới” Người viết cho rằng, khái niệm này chưa bao quát hết được tính lãnh thổ trong hoạt động MBHHQT.

Trong thực tế, khi hàng hóa di chuyển từ một địa điểm kinh doanh sang khu vực hải quan riêng trong lãnh thổ một nước thì vẫn được coilà hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa Vì thế, trong nhiều trường hợp thì hợp đồng giữa các thương nhân trong và ngoài khu vực hải quan riêng vẫn được coi là hợp đồng MBHHQT.

Theo tác giả Lê Thị Nam Giang, Tư pháp quốc tế, Nxb ĐHQG HCM, 2011, tr 258 cho rằng: “Hợp đồng MBHHQT là sự thỏa thuận giữa các bên có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, theo đó bên bán có nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền” Khái niệm này chưa thực sự chính xác, bởi tài sản là khái niệm rộng, trong đó bao gồm hàng hóa Như đã nêu ở trên, khái niệm hàng hóa đã được pháp luật quy định tại khoản 3, điều 3 Luật Thương mại 2005 bao gồm: tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai, những vật gắn liền với đất đai không bao gồm tiền, giấy tờ có giá Trong khi đó, tài sản là một khái niệm mang hàm nghĩa rộng, được quy định tại

Luật thương mại quốc tế, NXB Đại học quốc gia điều 105 Bộ luật Dân sự 2015, bao gồm bất động sản và động sản, vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản Như vậy có thể thấy, hàng hóa là một loại tài sản cụ thể nhưng tài sản thì chưa hẳn đã là hàng hóa.

Xét về khía cạnh pháp luật thực định thì pháp luật của một số quốc gia trên thế giới và văn bản pháp lý quốc tế đã có những quy định không giống nhau về hợp đồng MBHHQT, ví dụ như:

- Theo quy định tại Điều 56 Luật mua bán hàng hóa năm 1979 của Anh có nêu:

“Hợp đồng MBHHQT là hợp đồng mua bán hàng hóa được thiết lập giữa các bên có trụ sở thương mại (nếu không có trụ sở thương mại thì là nơi cư trú) nằm trên lãnh thổ ở các nước khác nhau và thỏa mãn các điều kiện sau: (a) Hợp đồng bao gồm mua bán hàng hóa, mà tại thời điểm ký kết hợp đồng, hàng hóa được chuyên chở từ lãnh thổ của quốc gia này sang lãnh thổ của quốc gia khác; (b) Chào hàng hoặc chấp nhận chào hàng được lập trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau; hoặc (c) Việc giao hàng được thực hiện trong lãnh thổ quốc gia khác với lãnh thổ quốc gia chào hàng hoặc chấp nhận chào hàng”.

- Ở Hoa Kỳ, Bộ luật thương mại thống nhất Hoa Kỳ năm 1952 không trực tiếp đưa ra khái niệm về hợp đồng MBHHQT nhưng đưa ra định nghĩa về giao dịch quốc tế tại Điều 1-301, theo đó giao dịch quốc tế là giao dịch có mối quan hệ hợp lý với quốc gia khác với Hoa Kỳ Và mua bán chính là việc chuyển giao quyền sở hữu từ người bán sang người mua để nhận tiền Bộ luật thương mại thống nhất của Hoa Kỳ, tuy không trực tiếp đưa ra tiêu chí để xác định hợp đồng MBHHQT nhưng việc định nghĩa giao dịch quốc tế đã thể hiện của tiêu chí “trụ sở thương mại” ở các nước khác nhau.

Mặc dù các quy định được diễn đạt khác nhau nhưng hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Anh và Hoa Kỳ đều là sự thỏa thuận về việc chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa từ người bán sang người mua để đổi lại khoản tiền tương ứng Bên cạnh đó,hợp đồng mua bán hàng hóa là hợp đồng MBHHQT khi hợp đồng mua bán hàng hóa được giao kết bởi các bên có “trụ sở thương mại ở các quốc gia khác nhau”.

Tại Điều 1 Công ước La Haye 1964 về mua bán hàng hoá quốc tế những tài sản hữu hình, hợp đồng MBHHQT được định nghĩa: “Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là hợp đồng, trong đó các bên ký kết có trụ sởthương mại ở các nước khác nhau, hàng hoá được chuyển từ nước này sang nước khác, hoặc việc trao đổi ý chí kí kết hợp đồng giữa các bên ký kết được thiết lập ở các nước khác nhau”.

Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (CISG) không quy định về khái niệm hợp đồng MBHHQT nhưng tại Điều 1 của Công ước đã gián tiếp xác định phạm vi của hợp đồng MBHHQT, đó là: “Công ước này áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có địa điểm kinh doanh tại các quốc gia khác nhau” Như vậy, theo Công ước Viên 1980 thì cơ sở để xác định một hợp đồng là hợp đồng MBHHQT đó là địa điểm kinh doanh của các bên tham gia ký kết phải được đặt tại các nước khác nhau mà không phụ thuộc vào địa điểm giao kết hợp đồng và cũng không xét đến yếu tố hàng hóa có được dịch chuyển qua biên giới quốc gia hay khu vực hải quan riêng hay không. Ở Việt Nam, hợp đồng MBHHQT còn được gọi dưới các tên khác nhau như: Hợp đồng ngoại thương, hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu Trước đây, theo Điều 80 Luật Thương mại 1997 có giải thích: “Hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài là hợp đồng mua bán hàng hoá được ký kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam với một bên là thương nhân nước ngoài” Đồng thời, tiêu chí để xác định một hợp đồng mua bán hàng hóa có yếu tố quốc tế đó là dựa vào quốc tịch của các chủ thể tham gia việc giao kết hợp đồng.

Tuy nhiên, trong thực tế việc căn cứ vào quốc tịch của chủ thể để xác định đó có phải là hợp đồng MBHHQT hay không gặp nhiều khó khăn Bởi lẽ, pháp luật quy định về quốc tịch của mỗi quốc gia là không giống nhau, vì thế trong nhiều trường hợp khó khăn đối với việc lựa chọn nguồn luật điều chỉnh.

Hiện tại, Luật Thương mại 2005, không định nghĩa về hợp đồng MBHHQT Luật thương mại 2005 chỉ liệt kê các loại hợp đồng MBHHQT tại điều 27 đó là “Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu” và quy định về hình thức của hợp đồng như sau: “Mua bán hàng hóa quốc tế phải thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương” Như vậy có thể thấy, luật

Thương mại 2005 không đưa ra tiêu chí xác định một hợp đồng là hợp đồng MBHHQT dựa vào trụ sở thương mại hay quốc tịch của chủ thể; mà việc xác định sẽ căn cứ vào sự di chuyển của hàng hóa đó Hợp đồng MBHHQT là hợp đồng mua bán hàng hoá có yếu tố nước ngoài nếu hàng hóa (đối tượng của hợp đồng) di chuyển qua biên giới các quốc gia hoặc di chuyển qua khu vực hải quan riêng Mặt khác, theo quy định tại Điều

663 Bộ luật Dân sự 2015 thì: “Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài; b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài; c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.”

Lý luận về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

1.2.1 Khái niệm giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được hiểu là quá trình thoả thuận, ghi nhận ý chí giữa các thương nhân có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau và/hoặc có quốc tịch khác nhau, mà kết quả cuối cùng của quá trình đó là thể hiện các nội dung cần giao dịch dưới hình thức nhất định.

Giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế có những đặc trưng sau đây:

Thứ nhất, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là quá trình tuyên bố ý chí của các chủ thể trong giao dịch mua bán hàng hoá quốc tế Khác với các hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước, việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế thường là một quá trình dài Điều này xảy ra là do sự xuất hiện của yếu tố nước ngoài trong giao dịch với thương nhân nước ngoài, sự đan xen của nhiều hệ thống và truyền thống pháp luật cũng như sự khác nhau về cách tư duy và quan niệm trong hoạt động kinh doanh, do đó, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế thường là một quá trình dài hơn so với giao dịch kinh doanh trong nước.

Thứ hai, chủ thể thường là thương nhân các nước khác nhau Đây là nét đặc trưng nổi bật của giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế Sự xuất hiện của thương nhân nước ngoài trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế làm cho giao dịch có nhiều nét khác biệt so với giao dịch kinh doanh trong nước và các giao dịch có yếu tố nước ngoài khác Sự hiện diện của thương nhân nước ngoài làm tăng tính phức tạp của giao dịch, làm hình thành mối quan tâm của các bên về việc lựa chọn luật áp dụng đối với hợp đồng, sự điều chỉnh pháp luật đối với hợp đồng, sự điều chỉnh pháp luật các nước đối với các thương nhân là các bên của hợp đồng, thẩm quyền của cơ quan tài phán trong giải quyết tranh chấp

Thứ ba, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế có sự thống nhất ý chí của các bên về các nội dung cần giao dịch, ví dụ, loại hàng hóa, giá cả, điều kiện giao hàng, điều kiện thanh toán, bảo hành, chất lượng

Thứ tư, hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế được xác lập dưới hình thức nhất định Cũng như hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước, hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế cũng có thể được xác lập dưới những hình thức là bằng văn bản, bằng lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể Tuy nhiên, những đòi hỏi về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế thông thường được quy định ngặt nghèo hơn so với các quy định về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước.

* Chủ thể giao kết hợp đồng

Người kết ước, hay chủ thể giao kết hợp đồng là các bên chủ thể của hợp đồng MBHHQT như trên đã phân tích hoặc đại diện theo pháp luật/theo uỷ quyền của bên chủ thể trong quan hệ hợp đồng, có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Đối với thương nhân là cá nhân, mặc dù có những quy định cụ thể khác nhau nhưng nhìn chung khi đề cập đến việc xác định tư cách thương nhân của cá nhân trong quan hệ hợp đồng MBHHQT luật pháp của hầu hết các nước đều dựa trên hai tiêu chuẩn pháp lý liên quan trực tiếp.

Thứ nhất, một người để trở thành thương nhân sẽ căn cứ vào năng lực pháp luật và năng lực hành vi của người đó Trên thực tế để xem xét năng lực pháp luật và năng lực hành vi của một cá nhân.

Tại Điều 18 Luật Thương mại Việt Nam 2005 quy định ba trường hợp không được công nhận trở thành thương nhân, cụ thể như sau:

- Người không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế nặng lực hành vi dân sự.

- Người bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người đang phải chấp hành hình phạt tù.

- Người bị Toà án hạn chế những ngành nghề về kinh doanh.

Thứ hai, theo quy định của các nước, đặc biệt là các nước Châu Âu thì những người đang làm một số ngành nghề nhất định sẽ không trở thành thương nhân như: Tại nước Pháp thì người đang là công chức chuyên trách sẽ không được tham gia vào hoạt động thương mại với tư cách là thương nhân (Theo Luật đạo đức và quyền của công chức Pháp ngày 20 tháng 4 năm 2016 )

Tại Việt Nam không quy định trường hợp cụ thể những nghề không được làm thương nhân Tuy nhiên công chức, cán bộ không được phép thực hiện những hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định tại Điều 20 Luật cán bộ công chức 2008. Đối với thương nhân là tổ chức thì tổ chức đó có thể là pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình Các tổ chức này phải hội đủ các điều kiện pháp lý theo quy định của pháp luật Pháp nhân là thương nhân tồn tại dưới nhiều hình thưc như công ty cố phần, công ty trách nhiệm hữu hạn… Việc phân loại này tuỳ thuộc vào quy định của mỗi nước mà có các có các tiêu chuẩn khác nhau về mặt pháp lý đối với từng loại hình.

Nhìn chung, các quy định về tiêu chuẩn pháp lý để xác định tư cách thương nhân của cá nhân, pháp nhân trong hợp đồng MBHHQT được áp dụng theo pháp luật quốc tịch/trụ sở của thương nhân.

Thương nhân là tổ chức giao kết hợp đồng MBHHQT thông qua cá nhân đại diện hợp tác của tổ chức đó; việc đại diện hợp pháp căn cứ vào pháp luật nước liên quan.

* Hình thức giao kết hợp đồng MBHHQT:

Hình thức của giao kết hợp đồng MBHHQT là một trong những yếu tố quan trọng,quyết định đến hiệu lực của giao dịch mua bán Hình thức của giao kết hợp đồng là phương tiện pháp lý để diễn đạt ý chí của các bên, cũng như chứng minh sự tồn tại của giao dịch Hiện nay có hai quan điểm về việc quy định hình thức của giao kết hợp đồng MBHHQT, đó là: Giao kết hợp đồng được ký kết bằng văn bản, lời nói hoặc bất kỳ hình thức nào do người bán và người mua tự thỏa thuận hoặc Giao kết hợp đồng phải được ký kết bằng văn bản hoặc các hình thức tương đương.

Theo Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế không yêu cầu các bên phải ký, xác nhận bằng văn bản hoặc phải tuân thủ bất kỳ yêu cầu nào về mặt hình thức của hợp đồng mua bán Các bên có thể dùng bất kỳ phương tiện nào kể cả lời khai nhân chứng để chứng minh về sự tồn tại của hợp đồng Tuy vậy, Điều 96 của Công ước này cũng quy định: “Nếu nước thành viên mà trong pháp luật nước đó đòi hỏi hợp đồng phải được ký kết hoặc phê chuẩn dưới hình thức văn bản thì điều quy định này của pháp luật nước thành viên đó phải được tôn trọng”.

Bộ nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế (PICC) của UNIDROIT không bắt buộc hợp đồng, tuyên bố hay bất kỳ một hành vi nào khác phải được giao kết hay chứng minh bằng một hình thức đặc biệt Chúng có thể được chứng minh bằng bất kỳ hình thức nào, kể cả nhân chứng Tuy nhiên, Bộ nguyên tắc này không hạn chế việc áp dụng những quy tắc bắt buộc, có nguồn gốc quốc gia, quốc tế phù hợp với các quy phạm có liên quan đến Tư pháp quốc tế, tức là nguyên tắc tự do về hình thức hợp đồng có thể bị hạn chế bởi quy định riêng của pháp luật quốc gia hoặc theo pháp luật quốc tế. Theo đó, nếu trong pháp luật quốc gia, pháp luật quốc tế có liên quan bắt buộc hình thức hợp đồng mua bán quốc tế phải lập thành văn bản thì các bên sẽ phải tuân theo quy định này (Điều 14 của PICC 2004).

Tại Việt Nam pháp luật quy định hình thức của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương Trong đó hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex,fax, thông điệp dữ liệu (thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu giữ bằng phương tiện điện tử) và các hình thức khác theo quy định của pháp luật Tuy nhiên trong một số trường hợp pháp luật Việt Nam quy định ngoài việc hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế phải được lập thành văn bản thì còn phải được đăng ký, phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới hiệu lực (như hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp có yếu tố nước ngoài).

1.2.2 Trình tự giao kết hợp đồng – quan hệ tiền hợp đồng

Giao kết hợp đồng thông qua giai đoạn chủ yếu là đề nghị và chấp nhận đề nghị giữa hai bên chủ thể.

Quá trình các bên giao thiệp xác lập nên quan hệ “tiền hợp đồng” giữa các bên.

*Đề nghị giao kết hợp đồng

Chào hàng (Offer/order) là một đề nghị giao kết hợp đồng, thể hiện ý chí mong được ký kết hợp đồng với bên nhận chào hàng.

Lý luận về pháp luật giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

1.3.1 Khái niệm đặc điểm pháp luật điều chỉnh giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

Như trên đã phân tích, hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là hình thức thể hiện sự thống nhất về ý chí giữa thương nhân có yếu tố nước ngoài trong quan hệ mua bán hàng hoá mà thông qua đó, thiết lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các chủ thể đó với nhau.

Tuy nhiên, quá trình thoả thuận của các bên phải được thể hiện dưới hình thức nhất định thông qua giao kết hợp đồng bằng lời nói, hành vi, văn bản.

Dưới góc độ luật học, để làm rõ quá trình giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, cần quan tâm các vấn đề sau đây: (i) Quan hệ tiền hợp đồng trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế; (ii) Xung đột pháp luật trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế; (iii) Luật áp dụng đối với hình thức giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế; (iv) Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Việc làm rõ bốn nhân tố nêu trên cho phép xác định rõ những giai đoạn cơ bản trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế và thể hiện được những nét đặc thù của giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế Ngoài ra, việc thoả thuận các điều khoản cụ thể của hợp đồng như điều khoản giá cả, điều kiện giao hàng, thanh toán, bảo hiểm, điều khoản chất lượng hàng hoá, điều khoản ngôn ngữ ưu tiên… cũng có tầm quan trọng nhất định trong việc xác định hiệu lực và tính khả thi của hợp đồng trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Để đảm bảo hiệu lực của quá trình giao kết hợp đồng, những nội dung nêu trên cần phải được điều chỉnh bẳng pháp luật bên cạnh quá trình tự do thỏa thuận do các bên tiến hành.

Trong khoa học luật tư pháp quốc tế, chưa có khái niệm thống nhất về pháp luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.

Khái niệm “pháp luật” được hiểu theo nghĩa rộng hơn bao gồm các quy định của pháp luật do nhà nước xây dựng, ban hành hoặc công nhận (bao gồm các quy định của pháp luật quốc gia, các điều ước quốc tế mà nhà nước ký kết gia nhập, các tập quán quốc tế) Do vậy, các thoả thuận tư (hợp đồng) chưa thực sự được coi là “luật” của các bên Nói cách khác, theo tác giả Bùi Thị Thu, Luận án về đề tài “Luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng thương mại quốc tế tại Việt Nam”, năm 2016, trang 9, 10, quan điểm về luật áp dụng điều chỉnh giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế tại Việt Nam chủ yếu được hiểu theo nghĩa hẹp, chỉ bao gồm các văn bản do pháp luật nhà nước xây dựng, ban hành hoặc công nhận.

Như vậy có thể hiểu luật áp dụng điều chỉnh giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là toàn bộ nguyên tắc, các quy phạm pháp luật được xây dựng, ban hành, lựa chọn áp dụng điều chỉnh việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.

1.3.2 Nội dung và nguồn pháp luật điều chỉnh giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế i) Nội dung pháp luật

Cơ sở pháp lý của việc áp dụng điều chỉnh giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là tổng hợp các quy phạm pháp luật tư pháp quốc tế về tính hợp pháp của giao kết hợp đồng MBHHQT. Điều kiện của luật được lựa chọn áp dụng đối với giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là không được ảnh hưởng trật tự công và không vi phạm nguyên tắc pháp luật của mỗi quốc gia.

Nội dung luật áp dụng điều chỉnh giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế bao gồm một số nguyên tắc pháp luật và các nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh những vấn đề cụ thể liên quan đến giao kết HĐMBHHQT

Thứ nhất, các quy định về nguyên tắc giao kết hợp đồng MBHHQT việc tôn trọng và bảo đảm quyền tự do thỏa thuận của các bên giao kết HĐMBHHQT là thực sự cần thiết và phản ánh đúng bản chất của quan hệ hợp đồng Tuy nhiên không phải thỏa thuận nào cũng có thể hình thành hợp đồng MBHHQT và từ đó các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ HĐMBHHQT sẽ được phát sinh theo sự thỏa thuận của các bên Do vậy, để bảo đảm tính thượng tôn của pháp luật, bảo đảm hiệu quả cho việc thực hiện, chấm dứt HĐMBHHQT thì việc giao kết hợp đồng phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hợp đồng nói chung và nguyên tắc giao kết HĐMBHHQT nói riêng.

Nguyên tắc tự do chọn luật áp dụng cho giao kết hợp đồng để điều chỉnh các quan hệ trong hợp đồng.

Nguyên tắc tự do chọn luật áp dụng được các quốc gia Châu Âu công nhận và được ghi nhận trong Điều 3 Công ước Rome 1980, Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế và trong nhiều điều ước quốc tế khác Ở Việt Nam nguyên tắc này được ghi nhận tại Điều 664 BLDS 2015 về xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và Khoản 2 Điều 5 Luật Thương mại 2005: “Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”.

Trường hợp không có thoả thuận về luật áp dụng cho giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, luật áp dụng cho hợp đồng là pháp luật của “nước có quan hệ mật thiết nhất với hợp đồng”.

Thứ hai, nhóm quy phạm về chủ thể giao kết hợp đồng MBHHQT, hợp đồng chỉ phát sinh hiệu lực khi các bên chủ thể ký kết hợp đồng có năng lực ký, tức là năng lực pháp luật và năng lực hành vi Việc xác định tư cách chủ thể của các bên tham gia giao kết hợp đồng là vấn đề thuộc lĩnh vực quy chế pháp lý nhân thân Đây không phải là điều kiện liên quan trực tiếp đến hợp đồng nhưng có vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu lực của hợp đồng Hợp đồng chỉ được công nhận hiệu lực nếu các bên có đủ năng lực pháp lý Pháp luật điều chỉnh năng lực hành vi của cá nhân và năng lực dân sự của pháp nhân trong quan hệ hợp đồng không được điều chỉnh bởi pháp luật điều chỉnh hợp đồng, tức là không được điều chỉnh bởi pháp luật mà các bên đã chọn hoặc các bên không chọn, bởi pháp luật của nơi thực hiện hợp đồng Hiện nay, điều kiện này được quy định rất khác biệt áp dụng đối với pháp luật từng nước Có thể ví dụ như, về độ tuổi được pháp luật quy định là có năng lực hành vi đầy đủ tại Việt Nam là từ 18 tuổi trở lên (Điều 20, 22, 23, 24 Bộ luật dân sự năm 2015) tương tự như pháp luật Pháp quy định tại Điều 388 Bộ luật dân sự Pháp; trong khi đó tại Điều 4 Bộ luật dân sự Nhật Bản năm 1896 thì độ tuổi từ 20 tuổi trở lên mới có đầy đủ năng lực hành vi đầy đủ trong hầu hết các ngành luật Dù các nước có quy định khác nhau về năng lực pháp luật và năng lực hành vi của chủ thể nhưng tựu chung nhất là hợp đồng phải được ký và thực hiện bởi chủ thể có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, nhóm quy phạm về trình tự, phương thức giao kết hợp đồng MBHHQT, trình tự phương thức giao kết hợp đồng thông thường gồm hai bước liên tiếp nhau đó chính là: Giai đoạn đề nghị giao kết và giai đoạn trả lời (có thể chấp thuận hoặc không chấp thuận) đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng như phương thức giao kết trực tiếp hay gián tiếp Các quy phạm pháp luật xác định tính ràng buộc của các bên trong quan hệ tiền hợp đồng trong các giai đoạn giao kết và phương thức giao kết này.

Thứ tư, nhóm quy phạm về hình thức của giao kết hợp đồng Đây là một quy định pháp lý quan trọng của pháp luật giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Hình thức giao kết hợp đồng MBHHQT là cơ sở nhận biết hợp đồng đã được giao kết hay chưa Hình thức hợp đồng là cách thức biểu đạt sự thỏa thuận, ý chí của các bên Sở dĩ pháp luật đưa ra yêu cầu về hình thức bởi cần phải chứng minh sự tồn tại của hợp đồng. Trong các quy phạm pháp luật, đều có các quy định hợp đồng chỉ có thể hiệu lực nếu tuân thủ một số điều kiện về hình thức nhất định, hoặc được chứng minh bằng một cách nào đó.

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 27, Luật thương mại 2005 chỉ công nhận giao kết hợp đồng MBHHQT theo hình thức văn bản hoặc bằng hình thức có giá trị pháp lý tương đương Trong khi đó, CISG công nhận nguyên tắc tự do về hình thức hợp đồng,theo quy định tại Điều 11, Công ước viên năm 1980 có nêu: “Hợp đồng mua bán không bắt buộc phải được giao kết hoặc chứng minh bằng văn bản cũng như không bắt buộc phải tuân thủ bất kỳ quy định nào về hình thức Hợp đồng có thể được chứng minh bằng mọi cách, kể cả bằng nhân chứng” Còn theo Điều 2.1.13 của PICC 2004,quy định “ Trong các cuộc đàm phán, khi một bên yêu cầu việc giao kết hợp đồng phụ thuộc vào thỏa thuận về một số vấn đề liên quan đến nội dung hoặc hình thức thì hợp đồng sẽ chỉ được giao kết nếu các bên đạt được thỏa thuận về các vấn đề này” Có thể thấy, các quy định điều chỉnh về hình thức hợp đồng đều dựa trên sự thỏa thuận hợp pháp giữa các bên khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Qua đó, xác định tính chuẩn mực, chính xác nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao kết cũng như các trường hợp có liên quan khi phát sinh tranh chấp xảy ra.

Thứ năm, về nội dung giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, khi đề cập đến giao kết nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có nghĩa là đề cập đến rất nhiều vấn đề phức tạp khác nhau như quyền và nghĩa vụ của các bên, các điều khoản chủ yếu của hợp đồng, điều khoản giải quyết tranh chấp…Về điều này, pháp luật các quốc gia đều có những quy định mang tính đặc thù riêng Cụ thể, có thể ví dụ như: “ Điều khoản quy định về quyền và nghĩa vụ của người mua và người bán, pháp luật Pháp quy định thiên về bảo vệ quyền và lợi ích của người mua, trong khi pháp luật Đức lại thiên về việc bảo vệ quyền và lợi ích cho người bán” (VICC & Danida, Cẩm nang hợp đồng thương mại, Hà Nội 2007, trang 93-94) Trong thực tế, có bốn khía cạnh của nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa hết sức quan trọng, thường xuyên xảy ra các tranh chấp Đó là về điều khoản chọn luật áp dụng; thời điểm chuyển dịch rủi ro và chuyển quyền sở hữu hàng hóa; trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; thẩm quyền giải quyết tranh chấp về hợp đồng.

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ TẠI TỈNH HƯNG YÊN

Thực trạng quy định pháp luật giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Giao kết hợp đồng MBHHQT nhằm hướng tới mục tiêu thiết lập hợp đồng có hiệu lực để các bên thực hiên theo đúng mục tiêu mà các bên mong muốn sau quá trình đàm phán,soạn thảo.

Pháp luật quy định một số khía cạnh pháp lý liên quan đến việc giao kết hợp đồng MBHHQT nhằm bảo đảm quyền tự do giao kết nhưng cũng bảo đảm tính ổn định và hợp pháp của các giao dịch, đặc biẹt khi giao dịch có yếu tố nước ngoài.

* Về chủ thể giao kết hợp đồng:

Chủ thể giao kết hợp đồng chính là chủ thể của hợp đồng hoặc người đại diện của họ Hợp đồng MBHHQT có yếu tố nước ngoài nên chủ thể hợp đồng có thể có yếu tố nước ngoài như đã phân tích tại Chương 1 luận văn.

Căn cứ theo các quy định của Luật Thương mại 2005, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể được giao kết giữa các bên: Thương nhân với thương nhân hay thương nhân với cá nhân không phải là thương nhân Như vậy, một bên chủ thể trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bắt buộc phải là thương nhân, bên còn lại có thể là thương nhân hoặc không là thương nhân. Đối với chủ thể là thương nhân: Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại 2005, thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh Khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, mỗi bên phải cử ra một đại diện hợp pháp của mình để tham gia giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân là người đứng đầu pháp nhân theo điều lệ của pháp nhân hay quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Thương nhân Việt Nam được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, chỉ trừ các hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Chi nhánh của thương nhân cũng được nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa theo ủy quyền của thương nhân. Đối với thương nhân nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam thuộc các nước, vùng lãnh thổ là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới và các quốc gia, vùng lãnh thổ thỏa thuận song phương với Việt Nam về vấn đề xuất nhập khẩu hàng hóa, pháp luật Việt Nam quy định tại Nghị định 90/2007/NĐ-CP ngày 31/05/2007 như sau: Thực hiện các quyền xuất nhập khẩu khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu đối với loại hàng hóa được phép xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo lộ trình cam kết về mở cửa thị trường Việt Nam; thực hiện mua hàng hóa để xuất khẩu và bán hàng hóa nhập khẩu với thương nhân Việt Nam có đăng ký kinh doanh các loại hàng hóa đó theo phảp luật Việt Nam hiện hành Ngoài ra pháp luật Việt Nam còn cho phép thương nhân nước ngoài được đặt chi nhánh tại Việt Nam, chi nhánh thương nhân nước ngoài cũng có thể ký kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Căn cứ vào mục đích mua bán, trong rất nhiều trường hợp, tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân cũng được coi là chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa khi họ giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân Khác với bên là chủ thể là thương nhân, bên chủ thể không phải là thương nhân có thể là mọi chủ thể có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa Đó có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân hay cũng có thể là hộ gia đình, tổ hợp tác, có nhu cầu tiêu dùng hoặc không hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và liên tục. Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể mang quốc tịch/ đóng trụ sở ở nước ngoài.

1 Quốc tịch của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân thành lập.

2 Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân; tên gọi của pháp nhân; đại diện theo pháp luật của pháp nhân; việc tổ chức, tổ chức lại, giải thể pháp nhân; quan hệ giữa pháp nhân với thành viên của pháp nhân; trách nhiệm của pháp nhân và thành viên của pháp nhân đối với các nghĩa vụ của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước mà pháp nhân có quốc tịch, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

3 Trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài đó được xác định theo pháp luật Việt Nam.

Như vậy, năng lực giao kết hợp đồng MBHHQT của pháp nhân nước ngoài sẽ theo pháp luật nước đó; trong trường hợp giao kết tại Việt Nam sẽ xác định theo pháp luật Việt Nam.

Khác với pháp luật Việt Nam, Công ước viên 1980 được áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hoá giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau. Theo Điều 1 Công ước Viên chỉ coi trọng nơi đặt trụ sở thương mại chứ không chú ý tới quốc tịch của các bên tham gia hợp đồng.

Công ước được áp dụng khi các bên tham gia hợp đồng có trụ sở ở các quốc gia là thành viên của Công ước Công ước cũng được áp dụng nếu chỉ có một bên có trụ sở tại nước phê chuẩn Công ước, nhưng quy định xung đột về luật điều chỉnh đã dẫn tới việc áp dụng luật của nước này ví dụ như khi các bên thoả thuận áp dụng luật của nước bên bán mà nước bên bán là thành viên của Công ước; hoặc trường hợp các bên thoả thuận áp dụng luật của các nước thứ ba mà nước này là thành viên của Công ước.Ngoài ra, Công ước cũng có thể được áp dụng khi hai bên không có trụ sở thương mại tại nước thành viên Công ước nhưng lại thoả thuận áp dụng Công ước Trường hợp này, Công ước cũng cho phép các bên có thể thoả thuận không áp dụng hoặc không áp dụng hoàn toàn một điều khoản nào đó của Công ước trên cơ sở nguyên tắc tự do hợp đồng.

* Về hình thức giao kết hợp đồng

Tự do thỏa thuận là một trong những nguyên tắc quan trọng trong giao kết hợp đồng Điều này có nghĩa, các bên được tự do lựa chọn hình thức phù hợp khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa Tuy nhiên, tự do lựa chọn trong khuôn khổ pháp luật cho phép Theo khoản 2 Điều 27 Luật Thương mại 2005: “Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương”.

Theo Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ về thương mại điện tử thì “chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại” có giá trị pháp lý như bản gốc nếu đáp ứng cả hai điều kiện: Có sự bảo đảm đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong chứng từ điện tử từ thời điểm thông tin được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng chứng từ điện tử; Thông tin chứa trong chứng từ điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết Như vậy chứng từ này có “giá trị pháp lý tương đương”văn bản.

Khác với quy định của Luật Thương mại 2005, CISG nhấn mạnh hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế không bắt buộc phải được ký kết hay xác minh bằng văn bản hay phải tuân thủ yêu cầu nào khác về hình thức Hợp đồng có thể được chứng minh theo mọi cách thức, bao gồm lời khai của nhân chứng (Điều 11 CISG) Điều 12 CISG nhấn mạnh mọi quy định tại Điều 11, Điều 29 hoặc phần II của Công ước CISG cho phép hợp đồng mua hoặc việc thay đổi chấm dứt hợp đồng theo sự thoả thuận của các bên hoặc đề nghị và chấp nhận đề nghị hoặc sự thể hiện ý chí dưới hình thức khác không phải là văn bản, đều không được áp dụng nếu một bên có địa điểm kinh doanh ở nước thành viên của Công ước mà quốc gia đó đã tuyên bố bảo lưu theo Điều 96 của Công ước này (Để tạo sự phù hợp với hệ thống pháp luật của các quốc gia yêu cầu hợp đồng mua bán phải được giao kết hay chứng minh bằng văn bản, Điều 96 cho phép các quốc gia tuyên bố không áp dụng Điều 11 và quy định ngoại lệ tại Điều 29 trong trường hợp các bên giao kết hợp đồng có trụ sở kinh doanh tại quốc gia đó – Mục 16 trong bản giải thích của Ban thư kí UNCITRAL về CISG) Các bên không được làm trái hoặc thay đổi hiệu lực của Điều 12 Hình thức văn bản theo quy định của Công ước bao gồm cả điện tín và telex (Điều 13).

Mục 15 trong bản giải thích của Ban thư kí Uỷ ban Liên hợp quốc về thương mại quốc tế UNCITRAL về CISG quy định Công ước không quy định về điều kiện hình thức của hợp đồng mua bán Theo Điều 11 CISG, hợp đồng không bắt buộc phải được giao kết dưới hình thức văn bản Tuy nhiên trong trường hợp hợp đồng bằng văn bản và có quy định bắt buộc các thoả thuận về việc sửa đổi hoặc chấm dứt bằng văn bản (Điều 29), trừ trường hợp ngoại lệ quy định tại Khoản 2 Điều 29 [III,4].

* Về trình tự giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:

Thực tiễn áp dụng pháp luật giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại tỉnh Hưng Yên

2.2.1 Khái quát tình hình xuất, nhập khẩu tại tỉnh Hưng Yên

Hưng Yên là một tỉnh nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng và trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Theo đánh giá của Sở Công Thương tỉnh Hưng Yên, hiện trên địa bàn tỉnh có trên

300 thương nhân có sản phẩm xuất khẩu trực tiếp, gồm cả thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài và thương nhân, cơ sở sản xuất, hộ cá thể xuất khẩu theo dạng ký gửi, ủy thác (theo Cổng thông tin điện tử Tỉnh Hưng Yên – Sở Công thương).

Năm 2019, toàn tỉnh phấn đấu giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt trên 4,7 tỷ USD, tăng trưởng 12%, giảm tỷ lệ nhập siêu Để hoàn thành mục tiêu xuất khẩu trong năm

2019, tỉnh đã đề ra giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cụ thể cũng như tạo lập cơ sở dữ liệu doanh nghiệp, mặt hàng xuất khẩu của tỉnh để cung cấp cho khách hàng Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trên địa bàn tỉnh cũng chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh, tạo dựng thương hiệu sản phẩm hàng hóa và không ngừng đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Năm 2020, hoạt động xuất khẩu trên địa bàn tỉnh tiếp tục có mức tăng trưởng khá, trong đó, các thương nhân hoạt động trong lĩnh vực may mặc và điện tử đóng góp gần 60% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh Trong năm qua, các thương nhân dệt may trên địa bàn tỉnh có sự bứt phá chuyển mình để tiến lên một vị thế mới, đóng góp vai trò mới trong chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu như: Tổng Công ty may Hưng Yên

- Công ty cổ phần; Công ty cổ phần may Phố Hiến, Công ty cổ phần Tiên Hưng Các thương nhân đã đẩy mạnh thực hiện việc chuyển từ sản xuất gia công (CMT) sang mua nguyên liệu, bán thành phẩm (FOB), sản xuất theo thiết kế và thương hiệu riêng

(ODM và OBM), qua đó đã đạt được giá trị cao hơn trong chuỗi cung ứng (theo báo cáo của Chi cục Hải quan Hưng Yên).

Ngoài các thương nhân dệt may, trong năm qua, một số thương nhân sản xuất, chế biến các mặt hàng nông sản của tỉnh cũng đã mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, tìm kiếm thị trường xuất khẩu, đóng góp vào kim ngạch và tăng trưởng xuất khẩu của tỉnh như: Công ty TNHH Lai Hoài (thành phố Hưng Yên) xuất khẩu hạt sen, long nhãn; Công ty TNHH Thuận Tâm Thành (Khoái Châu) xuất khẩu chuối tiêu hồng, chuối tây Bên cạnh đó, một số thương nhân thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thời gian qua cũng tham gia vào chuỗi xuất khẩu sản phẩm toàn cầu tạo thị trường rộng lớn và đa dạng nguồn hàng cho hoạt động xuất khẩu của tỉnh.

Tại Hưng Yên, theo báo cáo của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh cho biết, diện tích cây ăn quả của tỉnh chiếm hơn 12% tổng diện tích cây ăn quả vùng đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 3 vùng này sau thành phố Hà Nội và tỉnh Hải Dương.Những năm gần đây, tỉnh thường xuyên tổ chức các hoạt động xúc tiến tiêu thụ nông sản để các cơ sở kinh doanh hoa quả tại nước ngoài như Mỹ, Nhật Bản,

Australia,…cũng như các thương nhân nước ngoài đến Hưng Yên trực tiếp khảo sát, chứng kiến quy trình sản xuất theo công nghệ sạch, ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.

Về xuất khẩu, một số nông sản chất lượng cao của Hưng Yên như nhãn lồng, chuối tiêu hồng đã thâm nhập ngày càng mạnh mẽ vào các kênh phân phối thị trường quốc tế như

Mỹ, Nhật Bản, Australia mang lại cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ cho nông sản hàng hóa Hưng Yên.

Có thể thấy với các công cụ công nghệ liên lạc như hiện nay, việc triển khai, mở rộng, giới thiệu sản phẩm đến các thị trường khu vực cũng như thị trường thế giới không còn quá khó khăn Bên cạnh đó, UBND tỉnh Hưng Yên cũng như các bộ, ban ngành có liên quan luôn động viên, tạo điều kiện, cơ chế, giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể mang sản phẩm Việt Nam đi đến các thị trường trên toàn thế giới Thực tế đó cũng làm nảy sinh nhu cầu giao kết hợp đồng MBHHQT ngày càng cao và nhu cầu hiểu biết về thị trường cũng như pháp luật nhằm bảo đảm hiệu lực giao kết các hợp đồng làm cơ sở cho các giao dịch giữa thương nhân Hưng Yên với các đối tác nước ngoài.

2.2.2 Thực tiễn thực hiện giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Hưng Yên

Thực tiễn, các thương nhân Hưng Yên hay gặp phải khó khăn khi xác định tư cách của chi nhánh thương nhân nước ngoài khi giao kết hợp đồng cũng như tư cách đại diện và chữ ký của thương nhân trong hợp đồng. Đặc biệt, qua phân tích các hợp đồng của thương nhân tỉnh Hưng Yên cho thấy, có một số thương nhân nước ngoài sử dụng chữ ký đóng dấu, chứ không phải chữ ký tươi trong hợp đồng Về nguyên tắc, chữ ký trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được ký bằng bút mực và ký trực tiếp lên văn bản (trừ trường hợp chữ ký điện tử).Thống kê từ 22 phiếu khảo sát từ các thương nhân Hưng Yên cho thấy có tới60,73% thương nhân thường sử dụng phương tiện điện tử giao kết hợp đồngMBHHQT Có thể thấy, đa số các thương nhân tham gia khảo sát đều đàm phán hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thông qua các phương tiện điện tử Các phương tiện điện tử hiện nay được sử dụng đó là điện thoại, thư điện tử, các chương trình trò chuyện điện tử như Zalo, Viber, Skype, Qqi Ưu điểm của phương thức đàm phán qua các phương tiện điện tử là nhanh chóng, ý kiến đưa ra có phản hồi ngay lập tức, thương nhân có thể tranh thủ được thời cơ kinh doanh Tuy nhiên cũng có hạn chế đó là không quan sát được thái độ, cử chỉ của bên đối tác.

Bảng 2.1 Thực trạng phương thức đàm phán và ký kết hợp đồng MBHHQT

STT Phương thức Số lượng Phần trăm

3 Bằng gửi văn thư qua bưu điện 02 7,14%

4 Qua các phương tiện điện tử 17 60,73%

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phiếu khảo sát thực tế Hợp đồng MBHHQT có thể được hình thành dựa vào đề xuất của bên mua, bên bán hoặc hai bên cùng tham gia đàm phán xây dựng hợp đồng hoàn chỉnh.

Trong giao dịch thương mại quốc tế, các bên đều cố gắng dành quyền soạn thảo nội dung hợp đồng Bởi lẽ việc soạn thảo sẽ giúp thương nhân xây dựng được các điều khoản có lợi cho mình, thương nhân có thể thực hiện được hợp đồng đó Việc hợp đồng được quyết định bởi một bên thường chỉ xảy ra trong trường hợp vị thế tham gia giao dịch là không cân bằng Trong hầu hết các trường hợp còn lại, hợp đồng được ký kết dựa trên sự đàm phán từng điều khoản hợp đồng giữa hai bên.

Bảng 2.2 Loại hợp đồng các thương nhân thường sử dụng

STT Nội dung Số lượng Phần trăm

1 Hợp đồng mẫu của các hiệp hội cung cấp 01 3,85 %

2 Hợp đồng mẫu do đối tác đưa ra 03 11,54 %

3 Hợp đồng mẫu do thương nhân tự soạn 06 23,08 %

4 Thảo luận, đàm phán về từng điểu khoản hợp đồng 16 61,53 %

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phiếu khảo sát thực tế Theo kết quả khảo sát, hầu hết hợp đồng của các thương nhân Hưng Yên có nội dung dựa vào việc thảo luận, đàm phán giữa hai bên về từng điều khoản của hợp đồng (16/22 thương nhân) Số còn lại sử dụng hợp đồng mẫu do thương nhân tự soạn hoặc do đối tác nước ngoài cung cấp.

− Về độ dài của hợp đồng, có 15 trên tổng số 22 thương nhân tham gia khảo sát có hợp đồng chỉ dài từ 1-3 trang, có 6 thương nhân hợp đồng dài 3-10 trang và 1 thương nhân hợp đồng trên 10 trang Có thể thấy độ dài của hợp đồng MBHHQT là một trong những yếu tố cho thấy nội dung của hợp đồng Thông thường với một hợp đồng MBHHQT, nội dung các điều khoản càng chi tiết, rõ ràng thì càng thuận tiện cho việc thực hiện Nếu nội dung hợp đồng bị thiếu hoặc quá sơ sài thì sẽ dễ dẫn đến các phát sinh, tranh chấp sau này Nguyên nhân do vấn đề đó chưa được quy định, quy định không rõ ràng, dẫn đến việc các bên có thể có cách hiểu, vận dụng khác nhau.

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ TẠI TỈNH HƯNG YÊN

Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

3.1.1 Hoàn thiện các quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

Pháp luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế vẫn còn nhiều điểm chưa hoàn thiện và chưa đáp ứng được yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế Để hoàn thiện pháp luật Việt Nam về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, cần thực hiện các giải pháp sau đây:

Thứ nhất, đối với các quy định pháp luật về hàng hoá là đối tượng được phép giao dịch của hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài, cần nhanh chóng bổ sung, cập nhật hàng hoá cấm xuất, nhập khẩu, cách phân loại hàng hoá để áp mức thuế suất phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế Cụ thể như tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày15/5/2018 đã có những quy định chi tiết về một số điều của Luật quản lý ngoại thương,kèm theo các danh mục hàng hoá cấm xuất, nhập khẩu; danh mục hàng hoá chỉ định thương nhân xuất, nhập khẩu; danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép điều kiện,….Có thể thấy trong Nghị định này hướng dẫn rất cụ thể chi tiết về từng loại danh mục hàng hoá liên quan đến hoạt động xuất, nhập khẩu, tuy nhiên việc các hàng hoá được liệt kê như này lại dẫn đến một trường hợp xảy ra cùng một chi cục, cùng một loại mặt hàng nhưng hai cán bộ tiếp nhận khác nhau thì hướng dẫn áp mã phân loại của hàng hoá khác nhau, điều này dẫn đến việc xác định thuế suất khác nhau Có mặt hàng doanh nghiệp áp mã HS theo hướng dẫn của cán bộ hải quan khi làm thủ tục thông quan (đối với tờ khai luồng vàng và luồng đỏ) nhưng sau đó lại bị bác bỏ bởi các cán bộ hải quan thuộc chi cục hải quan kiểm tra sau thông quan, dẫn đến việc các doanh nghiệp bị xử phạt hành chính dù họ đã áp mã theo đúng hướng dẫn của cơ quan nhà nước Thiết nghĩ, việc phân loại hàng hoá đã được quy định thống nhất tại các văn bản pháp luật nhưng thực trạng việc xác định kỹ thuật phân loại hàng hoá phức tạp cần phải ban hành các quy định cụ thể để có thể xác định đầy đủ, chính xác, khách quan hơn trong thời gian tới.

Thứ hai, đối với các quy định pháp luật về chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài, cần làm rõ giá trị pháp lý uỷ quyền trong trường hợp giao dịch được diễn ra giữa một chi nhánh của thương nhân nước ngoài và một doanh nghiệp Việt Nam.

Thứ ba, đối với các quy định pháp luật về hiệu lực của những giao dịch mua bán với nước ngoài hợp pháp nhưng lại trái với các quy tắc đạo đức Những hành vi hợp pháp nhưng trái với những chuẩn mực đạo đức công cộng thì không thể công nhận là có giá trị pháp lý Trong trường hợp này, cần xác định rõ là phải trái với các chuẩn mực đạo đức công cộng chứ không phải là trái với chuẩn mực đạo đức nói chung.

3.1.2 Hoàn thiện các quy định về quan hệ tiền hợp đồng trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

Pháp luật Việt Nam về quan hệ tiền hợp đồng trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài đã đề cập một góc độ nhất định trong số những nội dung nêu trên như một số dạng thức của lời mời để đi đến đề nghị giao kết hợp đồngvà chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng Tuy nhiên, cách tiếp cận của pháp luật Việt Nam còn thiếu tính hệ thống, toàn diện trong việc điều chỉnh quan hệ tiền hợp đồng và còn nhiều điểm chưa phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế về hợp đồng. Để đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, xu hướng hài hoà hoá pháp luật về hợp đồng trên toàn thế giới, việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quan hệ tiền hợp đồng trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài ở ViệtNam cũng cần làm rõ những vấn đề nêu trên Để hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quan hệ tiền hợp đồng trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, cần thực hiện những biện pháp sau đây:

Một là, quy định về giá trị pháp lý của những đề nghị giao kết hợp đồng Pháp luật nhiều nước trên thế giới như Pháp, Đức, Hoa Kỳ, Thụy Điển, Trung Quốc và Nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế (PICC) đã đề cập đến mối quan hệ giữa lời mời đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng và giá trị pháp lý của những lời mời này Nhìn chung, các nước này quan niệm là cần phải tìm kiếm ý định thực sự của các bên, xem xét ngôn từ biểu đạt thông qua hành vi của từng bên để xác định giá trị pháp lý của lời mời đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng Trong điều kiện xu hướng hài hoà hoá và thống nhất hoá pháp luật về hợp đồng trên toàn thế giới đang diễn ra mạnh mẽ, pháp luật Việt Nam cần đảm bảo sự tương thích với pháp luật và thông lệ quốc tế về lời mời để đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng và giá trị pháp lý của những lời mời này

Hai là, quy định về giá trị pháp lý của các thoả thuận đạt được trong quá trình đàm phán hợp đồng: Pháp luật Việt Nam nên được làm rõ theo hướng xác định giá trị của các tài liệu tiền hợp đồng, nghĩa là các tài liệu được soạn thảo trong quá trình thương lượng, đàm phán hợp đồng trước khi hợp đồng đã được giao kết Theo pháp luật hiện hành, khi hợp đồng có điều khoản không rõ ràng thì không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí chung của các bên để giải thích điều khoản đó. Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên với ngôn từ sử dụng trong hợp đồng thì ýchí chung của các bên được dùng để giải thích hợp đồng Tuy nhiên, những quy định này của pháp luật Việt Nam chưa cho phép làm rõ mối quan hệ giữa những tài liệu tiền hợp đồng với hợp đồng đã được giao kết Việc thừa nhận giá trị của tài liệu được soạn thảo trong quá trình đàm phán, thương lượng có vai trò quan trọng trong nhiều trường hợp Những tài liệu được soạn thảo trong quá trình đàm phán, thương lượng hợp đồng cần được tính đến trong trường hợp các điều khoản của hợp đồng không rõ ràng, hoặc thiếu một số nội dung làm cho việc xác định ý định của các bên trong hợp đồng trở nên khó khăn

Ba là, quy định về trách nhiệm đối với những hành vi xâm phạm quan hệ tiền hợp đồng: Pháp luật Việt Nam đã thừa nhận nghĩa vụ trung thực, thiện chí trong quan hệ hợp đồng Theo đó, các bên phải thiện chí, trung thực trong việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ, không bên nào được lừa dối bên nào Pháp luật cũng ghi nhận việc nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự, theo đó các bên phải nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình và tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, nếu không tự nguyện thực hiện thì có thể bị cưỡng chế thực hiện theo quy định của pháp luật Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam chưa chỉ rõ các hình thức trách nhiệm đối với việc vi phạm nghĩa vụ trung thực, thiện chí trong quan hệ tiền hợp đồng; trách nhiệm liên quan đến lời hứa hẹn được đưa ra trong quá trình đàm phán hợp đồng.

3.1.3 Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sau khi gia nhập thành viên của Công ước Viên 1980.

Công ước Viên 1980 là một trong những nỗ lực hướng tới việc thống nhất nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Việt Nam đã gia nhập Công ước Viên vào cuối năm 2015, trở thành thành viên thứ 84 của Công ước và Công ước chính thức có sự ràng buộc đối với Việt Nam từ tháng 01/2017 Việc Việt Nam gia nhập Công ước Viên 1980 đã mang lại những cơ hội lớn Qua đó có thể thấy, việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cho phù hợp là điều rất quan trọng Do đó, quá trình xây dựng, hoàn thiện bổ sung luật liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế,cần tiếp tục rà soát, đối chiếu các quy định trong 101 điều của CISG và các điều luật hiện hành của Luật thương mại năm 2005 để xác định sự bất tương thích hoặc tương thích để thuận lợi và phù hợp cho việc áp dụng luật đối với các hoạt động thương mại có yếu tố nước ngoài, trong đó có hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế,cụ thể như: Theo Luật thương mại 2005 chỉ công nhận theo hình thức văn bản hoặc bằng hình thức có giá trị pháp lý tương đương Trong khi đó, CISG công nhận nguyên tắc tự do về hình thức hợp đồng, nghĩa là một hợp đồng mua bán hàng hóa không nhất thiết phải bằng văn bản mà có thể được thành lập bằng lời nói, hành vi và có thể được chứng minh bằng mọi cách, kể cả bằng nhân chứng Đây là một điểm khác biệt cơ bản giữa CISG và Luật thương mại Việt Nam năm 2005 về hình thức của hợp đồng Mặc dù sự khác biệt này không cản trở việc Việt Nam tham gia CISG vì ViệtNam có quyền bảo lưu sự khác biệt Tuy nhiên, để đảm bảo hạn chế tối đa sự xung đột pháp luật, đảm bảo quyền tự do kinh doanh, quyền định đoạt của các chủ thể cần sửa đổi quy định về hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sao cho thống nhất.

Ngày đăng: 17/11/2023, 08:43

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1 Thực trạng phương thức đàm phán và ký kết hợp đồng MBHHQT - (Luận văn thạc sĩ) giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo pháp luật việt nam từ thực tiễn tỉnh hưng yên
Bảng 2.1 Thực trạng phương thức đàm phán và ký kết hợp đồng MBHHQT (Trang 55)
Bảng 2.3 Điều kiện giao hàng các thương nhân tỉnh Hưng Yên thường sử dụng - (Luận văn thạc sĩ) giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo pháp luật việt nam từ thực tiễn tỉnh hưng yên
Bảng 2.3 Điều kiện giao hàng các thương nhân tỉnh Hưng Yên thường sử dụng (Trang 57)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w