1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài hậu quả pháp lý của miễn trách theo cisg1980 – so sánh với pháp luật việt nam

28 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Có thể nói, chế định miễn trách là một trong các chế định quan trọng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế vì điều này sẽ giúp cho bên vi phạm hợp đồng loại trừ được trách nhiệm trong

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

-TIỂU LUẬN MÔN PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI:

HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA MIỄN TRÁCH THEO CISG1980 – SO SÁNH VỚI PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: Cô Vũ Kim Hạnh DungLớp học phần: 222LD0602

Tác giả: Lê Thị Như Quỳnh – K195011927

TP Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 01 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Hiện nay, Việt Nam là thành viên của nhiều công ước quốc tế, trong đó có CISG 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế – một Công ước phổ biến nhất và được sử dụng nhiều nhất trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trên thế giới Do đó, việc tìm hiểu, nghiên cứu các quy định quốc tế về hoạt động thương mại nói chung và hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng là cần thiết nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam trong mua bán hàng hóa quốc tế Có thể nói, chế định miễn trách là một trong các chế định quan trọng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế vì điều này sẽ giúp cho bên vi phạm hợp đồng loại trừ được trách nhiệm trong một số trường hợp nhất định, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình Bên cạnh đó, vấn đề miễn trách và hậu quả pháp lý của việc miễn trách theo quy định của pháp luật Việt Nam có nhiều điểm khác biệt và tồn tại nhiều bất cập so với quy định của CISG 1980, do đó, việc nghiên cứu quy định về miễn trách và hậu quả pháp lý của việc miễn trách của pháp luật Việt và so sánh với CISG 1980 là việc làm cần thiết nhằm hoàn thiện chế định này trong pháp luật Việt Nam Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài: “Hậu quả pháp lý của việc miễn trách theo CISG 1980 – So sánh với pháp luật Việt Nam” để làm đề tài nghiên cứu cho bài Tiểu luận cuối kỳ của mình.

2 Tình hình nghiên cứu

Liên quan đến chế định miễn trách và hậu quả pháp lý của miễn trách trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo CISG 1980 và Luật Thương mại 2005, ở Việt Nam có một số công trình nghiên cứu nổi bật như:

- Nguyễn Đô (2018) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng muabán hàng hóa quốc tế ở Việt Nam hiện nay (Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Khoa

học Xã hội Hà Nội).

- Vũ Kim Hải (2020) Giao hàng không phù hợp điều kiện hợp đồng theo Công ướcviên 1980 của Liên Hợp Quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) – Liên hệluật Việt Nam (Luận văn Thạc sỹ Luật học, Trường đại học Kinh tế - Luật, Hồ Chí Minh).

1

Trang 4

- Nguyễn Thị Hương (2014) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóaquốc tế trong điều kiện hộp nhập kinh tế quốc tế (Luận văn Thạc sỹ Luật học, Đại học

Quốc gia Hà Nội, Hà Nội).

- Nguyễn Thị Mai (2014) Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hànghóa quốc tế (Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội)

- Phan Thị Thanh Thủy (2014) So sánh các quy định về trách nhiệm do vi phạm

hợp đồng trong Luật Thương mại Việt Nam 2005 và Công ước Viên 1980 Tạp chí Khoahọc Đại học Quốc gia Hà Nội: Luật học, Tập 30, Số 3.

- Lê Thị Anh Xuân, Nguyễn Thị Minh Trang (2021) Miễn trách nhiệm do có sự

tham gia của bên thứ ba theo CISG 1980 và pháp luật Việt Nam Tạp chí Khoa học Kiểmsát, số Chuyên đề 01.

Nhìn chung các công trình nghiên cứu đến các trường hợp miễn trách trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo CISG 1980 và Luật Thương mại 2005 Tuy nhiên, về vấn đề hậu quả pháp lý của miễn trách thì chỉ mới được đề cập một cách khái quát, sơ lược Mặc dù vậy, những công trình nghiên cứu trên đều là những nguồn tài liệu tham khảo cực kỳ quý báu, để tác giả có thể học hỏi và tiếp tục nghiên cứu về hậu quả pháp lý của miễn trách theo CISG 1980 và so sánh với pháp luật Việt Nam.

3 Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Về mục tiêu nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu rõ hơn về chế định miễn trách và hậu quả pháp lý của việc miễn trách trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Đồng thời, nghiên cứu về hậu quả pháp lý của việc miễn trách theo CISG 1980 và so sánh với pháp luật Việt Nam để làm rõ được những điểm bất cập trong pháp luật quốc gia so với pháp luật quốc tế, qua đó, đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện chế định này

- Về đối tượng nghiên cứu: Tác giả nghiên cứu quy định pháp luật về hậu quả pháp lý của miễn trách trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

- Về phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các quy định về những trường hợp miễn trách và hậu quả pháp lý của việc miễn trách trong CISG 1980 và các trường hợp miễn trách và hậu lý của việc miễn trách theo và Luật Thương mại 2005

Too long to read onyour phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

4 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt mục tiêu đã đặt ra của đề tài, tác giả kết hợp, sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứ như: phân tích, so sánh, đánh giá, tổng hợp… nhằm làm rõ những nét đặc trưng của chế định miễn trách trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, đưa ra những phân tích, đánh giá về các trường hợp được miễn trách và hậu quả pháp lý của miễn trách theo CISG 1980 và so sánh với Luật Thương mại 2005 nhằm đưa ra một số đề xuất, kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về hậu quả pháp lý của miễn trách trong hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng.

5 Bố cục của Tiêu luận

Tiểu luận của tác giả bao gồm 02 Chương:

- Chương 1: Tổng quan về chế định miễn trách trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

- Chương 2: Hậu quả pháp lý của miễn trách theo CISG 1980 và theo pháp luật Việt Nam.

3

Trang 6

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHẾ ĐỊNH MIỄN TRÁCH TRONG HỢPĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

1.1 Tổng quan về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế1.1.1 Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Trước hết, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một hợp đồng mua bán hàng hóa Tuy nhiên, hợp đồng này không nằm trong phạm vi của một quốc gia, mà nó mang yếu tố quốc tế, là yếu tố vượt ra khỏi phạm vi của một quốc gia Hiện nay, có rất nhiều khái niệm, cách hiểu khác nhau về yếu tố quốc tế trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Theo Điều 1 CISG 1980 của Liên Hiệp Quốc về Mua bán hàng hóa quốc tế quy định:

“1 Công ước này áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên cótrụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau:

a Khi các quốc gia này là các quốc gia thành viên của Công ước hoặc,b Khi theo các quy tắc tư pháp quốc tế thì luật được áp dụng là luật của nướcthành viên Công ước này.

2 Sự kiện các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau không tínhđến nếu sự kiện này không xuất phát từ hợp đồng, từ các mối quan hệ đã hình thành hoặcvào thời điểm ký hợp đồng giữa các bên hoặc là từ việc trao đổi thông tin giữa các bên.

3 Quốc tịch của các bên, quy chế dân sự hoặc thương mại của họ, tính chất dânsự hay thương mại của hợp đồng không được xét tới khi xác định phạm vi áp dụng củaCông ước này.”

Bên cạnh đó, Điều 10 của CISG 1980 quy định, nếu một bên có hơn một trụ sở thương mại trở lên thì trụ sở thương mại của họ sẽ là trụ sở nào có mối quan hệ chặt chẽ nhất đối với hợp đồng và đối với việc thực hiện hợp đồng đỏ, có tính tới những tình huống mà các bên đều biết hoặc đều dự đoán được vào bất kỳ lúc nào trước hoặc vào thời điểm hợp đồng Trong trường hợp các bên không có trụ sở thương mại thì sẽ lấy nơi cư trú thường xuyên của họ làm căn cứ xác định.

4

Trang 7

Như vậy, theo CISG 1980, tính chất quốc tế được xác định bởi một tiêu chuẩn duy nhất, đó là các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau CISG 1980 không quan tâm đến vấn đề quốc tịch của các bên khi xác định tính quốc tế, cũng không đưa ra tiêu chí hàng hóa phải chuyển qua biên giới của một nước Chỉ cần giữa các bên có trụ sở thương mại ở các quốc gia khác nhau là đã mang tính quốc tế Tiêu chí xác định này đã làm cho việc xác định tính quốc tế trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.

Còn đối với pháp luật Việt Nam thì không đưa ra định nghĩa rõ ràng nào về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Theo khoản 2 Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“2 Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong cáctrường hợp sau đây:

a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việcxác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;

c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đốitượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.”

Yếu tố nước ngoài ở đây được xác định dựa vào chủ thể tham gia vào quan hệ dân sự, sự kiện pháp lý hay đối tượng trong quan hệ dân sự đó mang yếu tố nước ngoài Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 27 Luật Thương mại 2005 về mua bán hàng hóa quốc tế cho

rằng: “Mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhậpkhẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu” Cụ thể, đối với hình thức

xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Đối với hình thức nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa vào1 lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Tạm nhập, tái xuất hàng2 hóa là việc hàng hóa được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam và

1 Khoản 1 Điều 28 Luật Thương mại 2005.2 Khoản 2 Điều 28 Luật Thương mại 2005.

5

Trang 8

làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam Còn tạm xuất, tái nhập hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hóa đó vào Việt Nam Đối với hình thức chuyển khẩu4 hàng hóa là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam 5

Như vậy, có thể thấy giữa Luật Thương mại 2005 và Bộ luật Dân sự 2015 chưa có thống nhất về khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam cũng chưa tương thích với pháp luật quốc tế, khác với CISG 1980, yếu tố quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo Luật Thương mại 2005 là dựa vào sự dịch chuyển của hàng hóa Khi hàng hóa trong hợp đồng có sự dịch chuyển đưa ra hoặc đưa vào lãnh thổ của quốc gia hoặc khu vực hải quan riêng nằm trên lãnh thổ Việt Nam dưới hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu thì được xem là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Tuy nhiên, Việt Nam đã là thành viên của CISG 1980 nên việc tiếp thu quan điểm này là một điều cần thiết vì không những phù hợp với thông lệ quốc tế mà còn tạo điều kiện dễ dàng trong việc xác định và áp dụng trong thực tiễn 6

1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng có những đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung, tuy nhiên, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế vẫn mang những nét đặc trưng riêng, cụ thể:

Thứ nhất, là về chủ thể giao kết hợp đồng Chủ thể trong hợp hợp đồng mua bán

hàng hóa quốc tế được xác định đa số là các thương nhân Theo khoản 1 Điều 6 Luật

Thương mại Việt Nam 2005 quy định: “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế đượcthành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và

3 Khoản 1 Điều 29 Luật Thương mại 2005.4 Khoản 2 Điều 29 Luật Thương mại 2005.5 Xem Điều 27-30 LTM 2005

6 Vũ Kim Hải (2020) Giao hàng không phù hợp điều kiện hợp đồng theo Công ước viên 1980 của Liên Hợp Quốc

về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) – Liên hệ luật Việt Nam (Luận văn Thạc sỹ Luật học, Trường đại học

Kinh tế - Luật, Hồ Chí Minh), tr 8.

6

Trang 9

có đăng ký kinh doanh.” Các quốc gia khác nhau có những quy định khác nhau về các

yêu cầu, tiêu chí, điều kiện trở thành thương nhân Và theo CISG 1980 các thương nhân phải có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau Nếu các bên không có trụ sở thương mại thì sẽ dựa vào nơi cư trú của họ, còn quốc tịch của cá nhân người đại diện của các bên không có ý nghĩa trong việc xác định các yếu tố của hợp đồng

Thứ hai, là về đối tượng của hợp đồng Hàng hóa phải đáp ứng đủ các yêu cầu về

đặc điểm hàng hóa được phép giao dịch theo pháp luật của quốc gia bên mua và bên bán Tuy nhiên, pháp luật của các quốc gia khác nhau có những quy định khác nhau về hàng hóa được phép trao đổi mua bán, từ đó sẽ dẫn đến việc có những hàng hóa theo quy định của nước này thì được phép trao đổi mua bán nhưng theo quy định của pháp luật nước khác thì lại cấm Như vậy chỉ những hàng hóa nào đều được pháp luật của các bên ký kết hợp đồng quy định cho phép trao đổi mua bán thì mới có thể trở thành đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Theo Điều 2 CISG 1980, thì việc mua bán hàng hóa không áp dụng trong các trường hợp:

“a Các hàng hóa dùng cho cá nhân, gia đình hoặc nội trợ, ngoại trừ khi ngườibán, vào bất cứ thời gian trước hoặc vào thời điểm ký kết hợp đồng, không biết hoặckhông cần biết rằng hàng hóa đã được mua để sử dụng như thế

b Bán đấu giá

c Để thi hành luật hoặc văn kiện ủy thác khác theo luật

d Các cổ phiếu, cổ phần, chứng khoán đầu tư, các chứng từ lưu thông hoặc tiềntệ

e Tàu thủy, máy bay và các chạy trên đệm không khí.f Điện năng.”

Nếu như CISG 1980 quy định đối tượng của hàng hóa bằng phương pháp loại trừ thì Luật Thương mại 2005 lại quy định bằng phương pháp liệt kê Theo đó tại khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định hàng hóa bao gồm tất cả các động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và các vật gắn liền với đất đai

Thứ ba, là về hình thức của hợp đồng Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa

là cách thức thể hiện ý chí thỏa thuận giữa các bên tham gia quan hệ hợp đồng Nó có thể 7

Trang 10

được thể hiện dưới hình thức lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên

giao kết Theo khoản 2 Điều 27 Luật Thương mại 2005 quy định: “Mua bán hàng hoáquốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức kháccó giá trị pháp lý tương đương.” Các hình thức có giá trị pháp lý tương đương văn bản

bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật Còn theo Điều 11 CISG 1980 quy định: 7 “Hợp đồng mua bán không cần phảiđược ký kết hoặc xác nhận bằng văn bản hay phải tuân thủ một yêu cầu nào khác về hìnhthức của hợp đồng Hợp đồng có thể được chứng minh bằng mọi cách, kể cả những lờikhai của nhân chứng.”

Thứ tư, là về đồng tiền thanh toán Vì là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các

bên ký kết có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau, hệ thống tiền tệ khác nhau, nên thông thường, đồng tiền thanh toán là ngoại tệ đối với ít nhất một bên ký kết Tuy nhiên, cũng có trường hợp đồng tiền thanh toán đều là nội tệ của cả hai bên (Ví dụ như các doanh nghiệp thuộc các nước trong cộng đồng Châu Âu sử dụng đồng Euro là đồng tiền chung) Các bên khi ký kết cần cẩn thận trong việc thỏa thuận lựa chọn đồng tiền thanh toán sao cho thuận tiện nhất đối với các bên và dễ dàng cho việc thanh toán cũng như hạn chế tối đa được rủi ro do sự biến động về tỉ giá ngoại tệ trên thị trường

Thứ năm, là về nguồn luật điều chỉnh Như đã trình bày ở trên, trụ sở thương mại

của các bên trong hợp đồng nằm trên lãnh thổ của các nước khác nhau, điều này sẽ dẫn tới sự liên quan đến các hệ thống pháp luật khác nhau Vì mỗi một quốc gia trên thế giới có một hệ thống pháp luật riêng và các hệ thống pháp luật đó hoàn toàn khác biệt nhau, thậm chí là có thể có các quy định trái ngược nhau Từ đó dẫn đến hiện tượng xung đột pháp luật Như vậy, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể được điều chỉnh bởi pháp luật của các quốc gia khác nhau Ngoài ra, còn có thể được điều chỉnh bởi các điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế và có thể bằng các đạo luật mẫu về hợp đồng thương mại quốc tế 8

Thứ sáu, là về vấn đề giải quyết tranh chấp Tranh chấp về việc giao kết và thực

hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể được giải quyết bằng cách thương lượng

7 Khoản 15 Điều 3 Luật Thương mại 20058 Vũ Kim Hải (2020) Tlđd, tr 12-13.

8

Trang 11

hoặc hòa giải giữa các bên, tòa án nước ngoài hoặc trọng tài nước ngoài đối với một hoặc cả hai bên tham gia hợp đồng Vấn đề giải quyết tranh chấp khi các bên tham gia hợp đồng mua bán hàng hỏa quốc tế rất phức tạp, đặc biệt khi tòa án hoặc trọng tài là cơ quan tài phán nước ngoài đối với một hoặc cả hai bên Bởi mỗi quốc gia có phương thức, cơ chế giải quyết riêng, đòi hỏi các bên phải am hiểu thủ tục, trình tự giải quyết tranh chấp tại tòa án, trọng tài này 9

1.2 Chế định miễn trách trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế1.2.1 Khái niệm về miễn trách trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, nghĩa vụ của các bên được xác lập thông qua hợp đồng, các bên phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của mình đã được thỏa thuận trong hợp đồng Khi một bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng thì phải bị áp dụng các chế tài Chế tài được đặt ra như là một biện pháp trừng phạt cho các bên khi vi phạm hợp đồng, nhằm bảo vệ lợi ích của bên bị vi phạm và bảo đảm cho các bên có ý thức tuân thủ nghĩa vụ của mình, bảo đảm thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu đáp ứng được những điều kiện nhất định, thì mặc dù có hành vi vi phạm xảy ra nhưng bên vi phạm không phải chịu trách nhiệm với bên bị vi phạm, không phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi do hành vi vi phạm của mình gây ra Như vậy, có thể hiểu miễn trách nhiệm trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là việc không áp dụng những chế tài trong trường hợp có sự vi phạm hợp đồng đối với bên bị vi phạm Đây là một nội dung quan trọng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của các bên, góp phần đảm bảo sự cân bằng về quyền lợi, chia sẻ rủi ro, ngăn ngừa sự trốn tránh trách nhiệm giữa các bên.

1.2.2 Các trường hợp miễn trách trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế1.2.2.1 Miễn trách do sự kiện bất khả kháng

Sự kiện bất khả kháng là trường hợp được miễn trách nhiệm phổ biến nhất trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Theo CISG 1980, khoản 1 Điều 79 quy định

rằng: “Một bên không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào

9 Nguyễn Thị Hương (2014) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong điều kiện hộp

nhập kinh tế quốc tế (Luận văn Thạc sỹ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội), tr 16-17.

9

Trang 12

đó của họ nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện ấy là do một trở ngại nằmngoài sự kiểm soát của họ và người ta không thể chờ đợi một cách hợp lý rằng họ phảitính tới trở ngại đó vào lúc giao kết hợp đồng hoặc là tránh được hay khắc phục các hậuquả của nó” Như vậy, để được hưởng miễn trách thì sự kiện bất khả kháng phải đáp ứng

đủ ba điều kiện: i) việc không thực hiện nghĩa vụ đó phải do một trở ngại và trở ngại đó phải nằm ngoài tầm kiểm soát của các bên; ii) trở ngại không thể biết trước, dự liệu được vào lúc giao kết hợp đồng; iii) các bên đã cố gắng tránh hoặc khắc phục hậu quả của nó

Pháp luật Việt Nam cũng quy định sự kiện bất khả kháng là một trường hợp được miễn trách Theo điểm b khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại 2005 quy định bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng.

Cụ thể tại khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Sự kiện bất khả kháng là sựkiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phụcđược mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.” Tương tự như

CISG 1980, theo pháp luật Việt Nam, để trở thành sự kiện bất khả kháng cũng phải đáp ứng đầy đủ ba tiêu chí: i) là sự kiện khách quan, ii) sự kiện khách quan đó không thể lường trước được, iii) đã áp dụng mọi biện pháp và khả năng cho phép nhưng vẫn không thể khắc phục được

1.2.2.2 Miễn trách do lỗi của người thứ ba

Theo khoản 2 Điều 79 của CISG 1980 quy định:

“2 Nếu một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình do người thứ ba mà họnhờ thực hiện toàn phần hay một phần hợp đồng cũng không thực hiện điều đó thì bên ấychỉ được miễn trách nhiệm trong trường hợp:

a Ðược miễn trách nhiệm chiếu theo quy định của khoản trên, và.

b Nếu người thứ ba cũng sẽ được miễn trách nếu các quy định của khoản trênđược áp dụng cho họ.”

Hiện nay, Hội đồng tư vấn CISG xác định “người thứ ba” thuộc phạm vi điều chỉnh của khoản 2 Điều 79 CISG 1980 là bên độc lập với bên vi phạm, không chịu sự kiểm soát và chỉ đạo của bên vi phạm Đồng thời, sự tham gia của bên thứ ba phải có mục đích trực tiếp thực hiện hợp đồng chính giữa bên bán và bên mua Khoản 2 Điều 79 CISG

10

Trang 13

1980 không áp dụng cho bên thứ ba nào đơn thuần tham gia với tư cách bổ trợ hoặc tạo tiền đề cho một bên thực thi hợp đồng chính 10

Trong trường này, căn cứ để được miễn trách nhiệm theo khoản 2 Điều 79 CISG là một quy định tương đối khó khăn, phức tạp Để được hưởng miễn trách trong trường hợp này, bên vi phạm phải chứng minh được rằng việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình là do bên thứ ba, và việc người thứ ba vi phạm lại là do một sự kiện bất khả kháng gây nên Đây như là một trường hợp “bất khả kháng kép” Cả bên vi phạm và bên thứ ba đều phải rơi vào trường hợp bất khả kháng Và các quy tắc để xác định sự kiện bất khả kháng tại khoản 1 Điều 79 của CISG 1980 được áp dụng để xác định trong trường hợp này.

Còn đối với pháp luật Việt Nam hiện nay không có điều khoản nào quy định lỗi của người thứ ba là căn cứ miễn trách nhiệm do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng Tuy nhiên, tại Điều 294 của Luật Thương mại 2005 có ghi nhận trường hợp mà tác giả cho rằng có thể tiềm ẩn sự có mặt của bên thứ ba, đó là trường hợp miễn

trách nhiệm đối với “hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quanquản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kếthợp đồng” Thế nhưng, trong hoạt động thương mại nói chung và hoạt động mua bán

hàng hóa quốc tế nói riêng, một bên không thể thực hiện được nghĩa vụ của mình với bên còn lại do lỗi của người thứ ba gây ra là trường hợp xảy ra rất phổ biến Do đó, việc quy định trường hợp được miễn trách do lỗi của người thứ ba gây ra có ý nghĩa pháp lý rất quan trọng, giúp bảo vệ quyền và lợi ích của các bên trong hợp đồng Cho nên, việc pháp luật Việt Nam không đưa trường hợp này vào một trong những trường hợp được miễn trách là một thiếu sót

1.2.2.3 Miễn trách do các bên thỏa thuận

Bởi lẽ mang bản chất của một quan hệ dân sự nên hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng luôn đề cao và coi trọng tính tự do thỏa thuận của các bên Chính vì vậy, việc các bên thỏa thuận những điều kiện để được miễn trách cũng là một căn cứ để được hưởng miễn trách

10 Lê Thị Anh Xuân, Nguyễn Thị Minh Trang (2021) Miễn trách nhiệm do có sự tham gia của bên thứ ba theo CISG 1980 và pháp luật Việt Nam Tạp chí Khoa học Kiểm sát số Chuyên đề 01, , tr 147-148.

11

Trang 14

Tuy nhiên, CISG 1980 không quy định rõ về thỏa thuận của các bên về trường hợp được miễn trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng là căn cứ để được miễn trách Còn đối với pháp luật Việt Nam, cụ thể tại khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại 2005 quy định bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm khi xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận Trong quá trình đàm phán và giao kết hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận những trường hợp cụ thể được miễn trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng

Có thể dễ dàng nhận thấy quy định của nước ta mới chỉ đơn giản là công nhận trường hợp miễn trừ trách nhiệm hợp đồng đã được các bên thỏa thuận trước mà không để ý tới trường hợp một trong các bên có thể lợi dụng sự tồn tại của điều khoản miễn trừ trách nhiệm này để vi phạm hợp đồng, để họ không phải chịu chế tài nào Điều này gây khó khăn trong việc thực hiện hợp đồng, thể hiện sự không thiện chí, thiếu hợp tác Quy định này của pháp luật Việt Nam chưa thực sự chặt chẽ và phù hợp, dễ tạo sự bất bình đẳng cho các bên trong hợp đồng 11

1.2.2.4 Miễn trách do lỗi của bên bị vi phạm

Khi một bên vi phạm, nhưng sự vi phạm ấy là hoàn toàn do lỗi của bên kia thì đây cũng là một căn cứ để được hưởng miễn trách Theo Điều 80 của CISG 1980 quy

định: “Một bên không được viện dẫn một sự không thực hiện nghĩa vụ của bên kia trongchừng mực mà sự không thực hiện nghĩa vụ đó là do những hành vi hay sơ suất của chínhhọ.” Còn theo quy định pháp luật Việt Nam, tại điểm c khoản 1 Điều 294 Luật Thương

mại 2005 cũng quy định một bên sẽ được miễn trách nếu hành vi vi phạm của một bên là hoàn toàn do lỗi của bên kia Như vậy, CISG 1980 và Luật Thương mại 2005 có quy định khá tương đồng với nhau về trường hợp miễn trách này Việc quy định một bên được miễn trách nhiệm nếu hành vi vi phạm của họ là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn thương mại quốc tế Quy định này nhằm bảo vệ bên yếu thế hơn trong hợp đồng, đảm bảo hợp đồng được thực hiện một cách công bằng, thiện chí và hợp tác.

11 Nguyễn Thị Ngọc Thiện (2019) Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo Luật Thương mại Việt Nam

(Luận văn Thạc sỹ Luật học, Trường đại học Kinh tế - Luật, Hồ Chí Minh), tr 35.

12

Ngày đăng: 10/04/2024, 09:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w