1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn lịch sử văn minh việt nam và thế giới chủ đề tìm hiểu nền văn minh ai cập cổ đại

41 17 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu nền văn minh Ai Cập cổ đại
Tác giả Đinh Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Duyên, Phạm Hoàng Việt, Nguyễn Khánh Linh, Tô Ánh Dương
Người hướng dẫn Lê Trung Thu
Trường học Hà Nội
Chuyên ngành Lịch sử văn minh Việt Nam và thế giới
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 11,41 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NỀN VĂN MINH AI CẬP CỔ ĐẠI (6)
    • 1.1. Vị trí địa lý , phạm vi lãnh thổ (0)
    • 1.2. Điều kiện tự nhiên (6)
      • 1.2.1. Địa hình (7)
      • 1.2.2. Khí hậu (8)
      • 1.2.3. Thủy văn (9)
    • 1.3. Chủ thể của nền văn minh Ai Cập (10)
    • 1.4. Điều kiện hình thành nền văn minh Ai Cập cổ đại (11)
    • 1.5. Tình hình kinh tế xã hội và bộ máy nhà nước (12)
      • 1.5.2. Tình hình ruộng đất (13)
      • 1.5.3. Quan hệ giai cấp (14)
      • 1.5.4. Tầng lớp thợ thủ công (15)
      • 1.5.5. Bộ máy nhà nước (15)
  • CHƯƠNG 2: CÁC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN VĂN (16)
    • 2.1. Thời gian hình thành (16)
      • 2.1.1. Thời kì Tảo Vương Quốc (khoảng 3200 - 3000 TCN) (16)
      • 2.1.2. Thời kì Cổ Vương Quốc (khoảng 3000 – 2200 TCN) (17)
      • 2.1.3. Thời kì Trung Vương quốc (khoảng 2200-1570 TCN) (18)
      • 2.1.4. Thời kì Tân Vương quốc (1570 - khoảng 1100 TCN) (18)
      • 1.5.6. Ai Cập từ thế kí X-I TCN (19)
    • 1.6. Tình hình kinh tế xã hội và bộ máy nhà nước (20)
      • 1.6.2. Tình hình ruộng đất (21)
      • 1.6.3. Quan hệ giai cấp (21)
      • 1.6.4. Tầng lớp thợ thủ công (22)
      • 1.6.5. Bộ máy nhà nước (23)
  • CHƯƠNG 3: NHỮNG THÀNH TỰU TIÊU BIỂU CỦA NỀN VĂN MINH (23)
    • 3.1. Thành tựu tinh thần (23)
      • 3.1.1. Chữ viết (23)
      • 3.1.2. Văn học (25)
      • 3.1.3. Tôn giáo (27)
    • 3.2. Thành tựu về mặt kiến trúc (30)
      • 3.2.1. Kim tự tháp (30)
      • 3.2.2. Tượng Xphanh (Nhân sư) (33)
    • 3.3. Thành tựu về khoa học tự nhiên (34)
      • 3.3.1. Thiên văn (34)
      • 3.3.2. Toán Học (36)
      • 3.3.3. Y học (37)
    • 3.4. Nhận xét (39)

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦUAi Cập cổ đại là một nền văn minh cổ đại nằm ở đông bắc châu Phi, tậptrung dọc theo hạ lưu của sông Nin thuộc khu vực ngày nay là đất nước Ai Cập.Nó là một trong sáu nền văn mi

KHÁI QUÁT VỀ NỀN VĂN MINH AI CẬP CỔ ĐẠI

Điều kiện tự nhiên

Ai Cập là quê hương của một trong những nền văn minh xuất hiện sớm nhất trong lịch sử xã hội loài người Ai Cập ở Đông Bắc Bộ châu Phi, là một vùng thung lũng hẹp và dài nằm dọc theo hạ lưu sông Nile; hai bên thung lũng là những dãy núi đá nham thạch và đá hoa dựng thẳng như những bức tường. Bên kia những dãy núi đá là miền sa mạc khô khan, nóng nực.

Ai Cập phía đông giáp miền rừng núi trùng điệp Nubia thuộc Trung bộ châu Phi, phía tây giáp sa mạc Libya, phía bắc giáp Địa Trung Hải, bốn mặt đều có biên giới thiên nhiên cách trở, khiến cho Ai Cập thời cổ đại hầu như cô lập đối với thế giới bên ngoài, cách biệt với các quốc gia cổ đại khác ở phương Đông Chỉ ở phía đông bắc mới có một vùng đất hẹp là eo đất Sinai nối liền Ai Cập với miền Tiểu Á.

Ai Cập chia làm hai miền rõ rệt theo dòng chảy của sông Nin từ Nam lên Bắc Miền Thượng Ai Cập ở miền Nam là một dải lưu vực hẹp, miền Hạ Ai Cập nằm ở nằm ở miền Bắc là một đồng bằng hình tam giác Hơn 90% đất đai của

Ai Cập là sa mạc Phần lớn cư dân Ai cập sống ở châu thổ sông Nin.

Về tài nguyên thiên nhiên, Ai Cập có rất nhiều loại đá quý nh đá vôi, đáƣ badan, đá hoa cương, đá mã não v.v Kim loại thì có đồng, vàng, còn sắt thì phải đ a từ bên ngoài vàoƣ

Hnh 1.2.1 Đa hnh Ai Cp(ngun internet)

Khí hậu ở Ai Cập tương đối khắc nghiệt, thường nóng, khô và nắng quanh năm đặc biệt là vào mùa hè, nhiệt độ có thể lên tới 40 độ C, nhưng trong những tháng mùa đông, từ tháng 9 đến tháng 4, thời tiết rất tuyệt vời, nhiệt độ thấp và khá mát mẻ.

Ai Cập có khí hậu Địa Trung Hải đặc trưng bởi sự khắc nghiệt, nóng, khô và nắng quanh năm Tuy nhiên, thời tiết tháng 12, tháng 1 và tháng 2 lại rất lý tưởng với nhiệt độ thấp và mát mẻ.

Nhiệt độ không khí trung bình vào mùa hè là 38 đến 40 độ C, nhưng ở các sa mạc, nhiệt độ lên tới 50 độ C nhiệt độ nước biển quanh năm cao và chỉ thỉnh thoảng vào mùa đông mới xuống dưới 20 độ C Trong những tháng mùa đông, thời tiết thường đủ đẹp để khám phá vùng đất kỳ diệu này.

Sông Nin với nguồn nước dồi dào đã tạo nên vùng Thung lũng trù phú nhất "lục địa đen" Nó đã góp phần rất lớn tới sự hình thành nền văn minh Ai Cập cổ đại, với những kim tự tháp kỳ vĩ Sông Nin đã ảnh hưởng lớn tới nền văn hoá Ai Cập cổ ngay từ thời đại đồ đá, khi mà sa mạc Sahara đang ngày càng xâm lấn sang phía Đông của lục địa châu Phi.

Sông Nin bắt nguồn từ hồ Victoria ở khu vực xích đạo có mưa quanh năm nên lượng mưa khá lớn Tới Khác-tum sông Nin nhận thêm nước từ phụ lưu Nin Xanh ở khu vực cận xích đạo, lưu lượng trở nên rất lớn, mùa nước lũ lên tới 90

000 m³/s; đến biên giới Ai Cập mặc dù sông Nin chảy giữa miền hoang mạc và không nhận được thêm phụ lưu nào nữa, nước sông vừa ngấm xuống đất, vừa bốc hơi mạnh, gần biển lưu lượng nước giảm nhiều nhưng ở Cai-rô (Ai Cập) về mùa cạn lưu lượng vẫn còn 700 m³/s.

Sông Nin là động lực thúc đẩy sự hưng thịnh và suy vong của vô số vương quốc cổ đại, góp phần tạo nên nền Văn minh sông Nin lừng danh Nhờ có dòng sông này, cư dân ven bờ đã xây dựng nên nền văn hóa vật chất và tinh thần rực rỡ của Ai Cập cổ đại Các nền văn minh cổ đại lệ thuộc hoàn toàn vào sông Nile để duy trì canh tác và vận chuyển, nhờ đó lưu vực sông trở thành trọng điểm cho sự phát triển văn minh trong khu vực.

Từ thời xa xưa, người Ai Cập cổ đại đã coi sông Nile như dòng sông của sự sống, vì nó không chỉ mang đến nguồn nước nuôi dưỡng mảnh đất, mà còn là nguồn cung cấp thức ăn, giao thông và là ranh giới tự nhiên của đất nước Sông Nile đóng một vai trò quan trọng trong nền văn minh Ai Cập, ảnh hưởng đến các khía cạnh tôn giáo, chính trị, kinh tế và xã hội.

Ai Cập mà còn bởi những giá trị về văn minh và văn hóa vô cùng lớn.

Nước sông Nile đã giúp họ chống lại các hiện tượng sói mòn đất, sự xâm lấn của sa mạc và là nguồn nước ngọt chính cho vùng đất khô cằn Ai Cập Với nguồn nước dồi dào Sông Nile đã tạo nên vùng thung lũng trù phú nhất “lục địa đen”, góp phần trở thành cái nôi tạo ra nền văn minh Ai cập cổ đại rực rỡ mang đến niềm kiêu hãnh cho toàn nhân loại.

Sau mỗi mùa nước lên, sông Nile để lại trên những cánh ruộng đồng bạt ngàn lớp phù sa vô cùng màu mỡ Chính nhờ những lớp phù sa đen luôn được bồi đắp hàng năm ấy đã thúc đẩy canh tác trồng trọt, tăng năng suất nông nghiệp tối đa giúp người Ai Cập luôn có những mùa màng bội thu đến bất ngờ. Bên cạnh việc cung cấp nước cho cây trồng, sông Nile còn là nguồn cung cấp cá và chim nước, đồng thời là huyết mạch giao thông chính nối tất cả các vùng của Ai Cập, cũng như nối Ai Cập với các nước láng giềng.

Do đó, nền kinh tế ở đây sớm phát triển Nông nghiệp, ngư nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp đều phát triển từ rất sớm, tạo điều kiện cho Ai Cập có thể bước vào xã hội văn minh sớm nhất thế giới Chính vì vậy, nhà sử họcHêrôđôt đã nói rằng: “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin“.

Chủ thể của nền văn minh Ai Cập

Từ rất sớm, vùng đất Ai Cập đã có sự hiện diện của con người, được cho là những thổ dân Châu Phi Châu Phi được coi là một trong những cái nôi của nhân loại, nơi hình thành con người ban đầu Trong quá trình săn bắt hái lượm ở phía Đông Châu Phi, những cư dân cổ đại này đã trải qua quá trình tiến hóa và phân bố rộng khắp lãnh thổ Ai Cập.

Hnh 1.2.3 Kh hu Ai Cp(ngun internet)

Phi, các thổ dân này đi đến thung lũng sông Nile bởi nơi đây có nhiều điều kiện thuận lợi: nguồn nước phong phú, đất phù sa phì nhiêu nên họ đã chọn nơi này để định cư Về sau có một dân tộc khác, vốn cư trú ở vùng Palestine theo ngã Đông Bắc của Ai Cập tràn vào chiếm lĩnh vùng thung lũng sông Nil và chinh phục các thổ dân ở đây và trải qua một quá trình chung sống lâu dài, tạo nên một hỗn hợp chủng tộc và đó chính là tổ tiên của người Ai Cập hiện nay, đồng thời chính họ là chủ nhân của nền văn minh sông Nil Như vậy, tóm lại, cư dân chủ yếu của Ai Cập ngày nay là người Ả Rập nhưng thời cổ đại là người Libi,người da đen và người Xêmit từ châu Á tới.

Điều kiện hình thành nền văn minh Ai Cập cổ đại

Ai Cập nằm dọc theo hạ lưu của lưu vực sông Nile - con sông dài nhất thế giới bắt nguồn từ vùng xích đạo của Châu Phi Phù sa màu mỡ của sông Nile đã tạo nên vùng đồng bằng trù phú, hình thành nền văn minh sớm nhất thế giới ở Ai Cập Além disso, vị trí địa lý biệt lập của Ai Cập được tạo nên bởi sông Nile chảy trong một thung lũng hẹp, cùng sự bao bọc của núi và sa mạc, đã trở thành biên giới tự nhiên chống lại các cuộc xâm lược ngoại bang.

Hnh 1.4 Dân cư Ai Cp(ngun

I t t) không có yếu tố từ bên ngoài tác động vào chính vì vậy tạo nên sự nhất quán của nền văn minh Ai Cập cổ đại.

Ai Cập có rất nhiều loại đá quý như đá vôi, đá badan, đá hoa cương, đá mã não, kim loại thì có đồng, vàng, khu phía nam có các mỏ đã được khai thác từ rất sớm cho công cuộc phát triển Nằm giữa sa mạc, nhưng là mảnh đất xanh bất tận được ví như lưỡi liềm xanh địa hình đồng bằng ven sông đã cho Ai Cập các loại thực vật cần thiết như: đại mạch, tiểu mạch, chà là, sen, sinh sôi nảy nở quanh năm Ai Cập có một quần thể động vật da dạng và phong phú, mang đặc điểm đồng bằng sa mạc như voi, hươu cao cổ, sư tử, trâu, bò, cá sấu, các loài cá, chim Tất cả các điều kiện thiên nhiên ưu đãi đã góp phần hình thành nền văn minh Ai Cập sớm nhất Cac ngành nghề như đánh bắt cá, nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp đều phát triển ngay từ 3000 năm trước công nguyên

Yếu tố quan trọng góp phần bảo tồn và tiếp biến nền văn minh Ai Cập cổ đại là việc dân cư chủ yếu vào thời kì này là người Ai Cập cổ gồm hai sắc tộc là người Lybia và Semit có nguồn gốc từ Châu Á, với đặc tính không có yếu tố ngoại lai đan xen đã khiến dân Ai Cập đoàn kết hơn so với các quốc gia lân cận và giúp nên con người Ai Cập kiên định, vững vàng, biết bằng lòng với chính mình Vì vậy nền văn minh do những người thuần nông kiến tạo nên mang phong cách đậm nét người bản địa.

Tình hình kinh tế xã hội và bộ máy nhà nước

Công cụ sản xuất: Thời Cổ vương quốc chỉ mới biết dùng đồng đỏ Thời Trung vương quốc đã dùng đồng pha thiếc nhưng tỉ lệ thiếc qúa cao nên chưa gọi là đồng thau, đồng thời đồng đỏ vẫn giữ vai trò chủ yếu. Đến thời Tân vương quốc, đồng thau mới được sử dụng rông rãi, về sau,sắt đã bắt đầu xuất hiện nhưng sắt còn rất hiếm nên được coi là một kim loại quý.

Nông nghiệp là nền tảng của nền kinh tế Ai Cập cổ đại, được nhà nước rất quan tâm Thủy lợi đóng vai trò quan trọng, nên nhà nước đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi Từ thời Tân vương quốc, việc tưới tiêu do quan Tể tướng quản lý Bất chấp công cụ thô sơ, nhờ đất đai màu mỡ và hệ thống thủy lợi phát triển, nền nông nghiệp Ai Cập đạt được sự phát triển đáng kể Từ thời Cổ vương quốc, Ai Cập đã canh tác nhiều loại cây trồng như lúa mì, đại mạch, đậu, rau và ô liu.

Ai Cập có nhiều kim loại qúy như vàng, đồng, chì, kền… và nhiều loại đá trong đó có nhiều loại đá qúy như mã não, bích ngọc v.v… Đó là những nguyên liệu giúp cho các nghề thủ công như nghề luyện kim, nghề kim hoàn,nghề chế tác đá.v.v… phát triển.

Ngoài ra, từ sớm Ai Cập còn có các nghề khác như nghề làm đồ gốm, nghề dệt, nghề thuộc da, nghề làm đồ thủy tinh Đến thời Tân vương quốc, người Ai Cập đã chế tạo được thủy tinh màu và đồ sứ.

Từ thời Cổ vương quốc đã có trao đổi nhưng chỉ mới tiến hành dưới hình thức lấy vật đổi vật Tuy vậy từ thời kỳ này đã có quan hệ trao đổi với nước Pun ở phía Nam và với Xiri ở phía Bắc - Thời Trung và Tân vương quốc, thương nghiệp càng phát triển nhất là việc buôn bán với bên ngoài Hàng hóa qúy được đưa về Ai Cập ngày càng nhiều Thời kỳ này vàng và bạc được dùng làm vật môi giới trong việc trao đổi.

Quyền sở hữu ruộng đất ở Ai Cập cổ đại biến động theo thời kỳ Thời Cổ vương quốc, nhà nước sở hữu toàn bộ ruộng đất, phân cấp quản lý cho vua, quý tộc và các công xã nông thôn Đến cuối Cổ vương quốc, một số công xã tan rã, dẫn đến xuất hiện ruộng tư Thời Trung và Tân vương quốc, công xã nông thôn tiếp tục tan rã, ruộng tư phát triển mạnh mẽ Dù vậy, quyền sở hữu tối cao về ruộng đất vẫn thuộc về nhà nước, tức là thuộc về vua.

Giai cấp này gồm hai bộ phận chính là vua quan và tăng lữ Tư liệu sản xuất chủ yếu của họ là ruộng đất mà nguồn ruộng đất chủ yếu là do nhà nước ban tặng Để quản lý và canh tác ruộng đất của mình, các quan lại và các đền tổ chức thành những nông trang rồi thuê nông dân nông trang sản xuất để thu hoạch toàn bộ hoặc giao đất cho nông dân nông trang cày cấy rồi thu địa tô. Ngoài ruộng đất, giai cấp này còn có rất nhiều nô lệ Một bộ phận nô lệ cũng có tham gia sản xuất nhưng phần lớn nô lệ bị sử dụng vào việc hầu hạ

Giai cấp nông dân là giai cấp đông đảo nhất và là giai cấp giữ vai trò quan trọng nhất trong đời sống kinh tế xã hội Do quyền sở hữu và quyền sử dụng ruộng đất có nhiều loại khác nhau nên giai cấp nông dân ở Ai Cập cổ đại bao gồm ba loại: nông dân công xã, nông dân nông trang và nông dân tự canh. Cùng với sự phát triển của lịch sử, tỷ lệ giữa ba loại nông dân đó tuy có thay đổi nhưng nói chung nông dân công xã là thành phần đông đảo nhất Họ cày cấy ruộng đất của công xã chia cho nhưng họ là dân tự do và được gọi là “thần dân của Vua” Nông dân tự canh là loại nông dân có một ít ruộng đất riêng Loại này đã xuất hiện từ thời Cổ vương quốc Về số lượng, loại này chiếm tỷ lệ rất nhỏ.Nông dân nông trang là loại nông dân không có ruộng đất Họ phải canh tác ruộng đất trong các nông trang của vua, quan, đền miếu Nông dân công xã và nông dân tự canh có nghĩa vụ phải nộp thuế, đi phu và đi lính cho nhà nước, còn nông dân nông trang thì hoặc là làm việc rồi được nhận thù lao, hoặc là được giao cho một mảnh đất để canh tác rồi phải nộp địa tô

Giai cấp nô lệ ở Ai Cập cổ đại tương đối đông Nguồn nô lệ chính là tù binh, những người bản xứ bị nô dịch và những người do các nước lệ thuộc cống nạp Nô lệ thuộc quyền sở hữu của nhà nước, của vua, của qúy tộc quan lại, của đền miếu, của tăng lữ Ngoài ra, một số binh lính, thợ thủ công, nông dân khá giả cũng có nô lệ Nô lệ phần lớn bị sử dụng vào những công việc phi sản xuất như hầu hạ chủ, làm các công việc trong nhà, xây dựng các công trình kiến trúc v.v… Có một số nô lệ cũng bị sử dụng vào việc sản xuất nông nghiệp Tuy vậy, nói chung vai trò của giai cấp nô lệ trong nền kinh tế của Ai Cập cổ đại rất có hạn.

1.5.4 Tầng lớp thợ thủ công

Tầng lớp thợ thủ công ở Ai Cập cổ đại chia làm hai loại: Loại thợ thủ công làm việc trong các nông trang của quan lại và đền miếu, và loại thợ thủ công tự do Loại thợ thủ công làm việc trong các nông trang bị quản lý rất chặt chẽ nên quyền tự do bị hạn chế Loại thợ thủ công tự do phần lớn sống ở thành thị Họ làm các nghề như thợ giày, thợ mộc, thợ nề, thợ đá, thợ giặt, thợ cạo v.v… Nói chung họ phải làm việc rất vất vả nhưng đời sống rất khổ cực Tuy nhiên trong đó có một số ít có cuộc sống khá giả Đó là những thợ thủ công được làm việc cho nhà vua Về tầng lớp buôn bán thì mãi đến thời Tân vương quốc mới xuất hiện, trong đó có một số chuyên bán các thứ như lương thực, bánh, rượu, thịt v.v… do các đền miếu giao cho Những người này đều bị lệ thuộc vào đền miếu Ngoài ra còn có một số người buôn bán phục vụ cho tư nhân Nói chung tầng lớp buôn bán ở Ai Cập cổ đại chưa phát triển lắm.

Bộ máy nhà nước Ai Cập cổ đại được tổ chức theo chế độ quân chủ chuyên chế Đứng đầu bộ máy nhà nước ấy là vua được gọi là Pharaông có nghĩa là “cung điện” Pharaông là người có quyền lực vô cùng lớn, là người đứng đầu về chính trị và còn đứng đầu về tôn giáo Pharaông Ai Cập còn được thần thánh hóa, ví dụ vua sáng lập vương triều V được nói là con của một nữ tu sỹ với thần Ra Chính nhờ có uy quyền lớn như vậy nên nhiều Pharaông ở AiCập đã có thể xây cho mình những kim tự tháp nổi tiếng Dưới vua là một bộ máy quan lại trung ương và địa phương mà người đứng đầu là Tể tướng Tể tướng có quyền quản lý các công việc về chính trị, tài chính, kinh tế Quan Tể tướng cũng là quan chánh án tối cao Cấp hành chính địa phương dưới trung ương gọi là Châu Viên quan đứng đầu các Châu gọi là châu trưởng Chức quan này không những có quyền quản lý mọi công việc ở trong châu mà còn là người đứng đầu tôn giáo ở địa phương

CÁC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN VĂN

Thời gian hình thành

2.1.1 Thời kì Tảo Vương Quốc (khoảng 3200 - 3000 TCN)

Vào khoảng năm 3100 TCN, Menes, vị vua của Thượng Ai Cập, đã thống nhất Thượng và Hạ Ai Cập, thành lập Vương quốc Ai Cập đầu tiên Ông đã xây dựng thủ đô Memphis gần ranh giới hai vùng đất, dựa trên lợi thế phòng thủ của hòn đảo nơi Memphis tọa lạc Trong thời kỳ này, người ta biết rất ít về các Pharaoh, những người cai trị được gọi là "ngôi nhà lớn" trong tiếng Ai Cập cổ đại Phần lớn công dân Ai Cập cổ đại là nông dân sống ở các ngôi làng nhỏ, và nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Sông Nile đóng góp đáng kể vào nền nông nghiệp nhờ các đợt lũ định kỳ cung cấp nước tưới và phân bón.

2.1.2.Thời kì Cổ Vương Quốc (khoảng 3000 – 2200 TCN)

Thời kì Cổ Vương quốc bao gồm 8 vương triều, từ vương triều III cho tới

X, khoảng 300 năm sau khi Menes thống nhất Ai Cập, những người đứng đầu- những Pharaohs đã tạo ra một bộ máy trung ương Trong đó, chính họ là những người nắm giữ quyền lực tối cao nhất Đây chính là khởi đầu của thời kì Cổ Vương quốc Ngoài ra, một điều đáng chú ý rằng, thời kì này chính là thời kì mà các Pharaohs bắt đầu xây dựng những Kim tự tháp-kỳ quan của thế giới Chúng ta có Great Pyramid of Giza-được Cheops (hay còn gọi là Khufu) cho xây dựng như là một lăng mộ của ngài Dưới thời Chephren, người cai trị của thời đại IV, bức tượng Nhân sư cũ đó, nội chiến nổ ra giữa những Pharaohs v ốc kết thúc với cái chết của King Pepy II- trị vì tới 94 năm.

Thời kỳ này hình thành ương tập quyền, bộ máy nhà nước được hoàn thiện.

2.1.3.Thời kì Trung Vương quốc (khoảng 2200-1570 TCN)

Thời kì Trung Vương quốc bao gồm 7 vương triều, từ vương triều XI đến vương triều XVII Mentuhotep II-vị vua của vương triều 11, là vị vua cuối cùng của Cổ Vương quốc cũng là vị vua đầu tiên của Trung Vương quốc Chính ông và những người kế nhiệm đã khôi phục lại trật tự trong bộ máy Ai Cập Ông qua đời sau khi bị ám sát ,ngôi vua từ đó rơi vào tay của bộ trưởng-hay còn được biết đến là King Amenemhet I-vua của vương triều 12 Ông đã thành lập một thủ đô mới, nằm ở phía nam của Memphis (được gọi It-towy) Ở thời kì này, Ai Cập theo đuổi chính sách ngoại giao tích cực và đã đẩy lùi những người Bedouin có ý định xâm lược Ai Cập trong thời kì Chuyển giao thứ nhất.Thời kì này cũng được ghi nhận là thời kì phát triển thịnh vượng của nghệ thuật, đặc biệt là làm trang sức đá quý Ai Cập dần dần trở thành một đất nước rất mạnh về giao thương và tiếp tục công việc xây dựng những kiến trúc khổng lồ của mình.

Vào thời Amenemhet III (1817-1772 TCN), Ai Cập đã đạt đến đỉnh cao thịnh vượng Nhà vua đã cho xây dựng hệ thống thủy lợi Faiyum để kiểm soát dòng chảy của sông Nile và Kim tự tháp Hawara (hay còn gọi là Mê cung) với 3000 phòng bên trong Tuy nhiên, sự hùng mạnh của Ai Cập bị đe dọa khi miền Bắc bị quân Hyskos xâm lược và miền Nam rơi vào tình trạng rối ren nội bộ.

2.1.4.Thời kì Tân Vương quốc (1570 - khoảng 1100 TCN )

Tân Vương quốc mở đầu bằng sự kiện người Hyskos bị đẩy lùi ra khỏi Ai Cập Đồng thời, thời kì này chứng kiến sự phục hưng của nghệ thuật.Thời kì

Hnh 2.1.2 Nhà nước chuyên chế trung ương (ngun i )

Hnh 2.1.3 Trung vương quốc (ngun internet) này cũng được biết nhiều qua những sự kiện tham nhũng và đào trộm mộ được gây ra bởi bộ máy trung ương

Một vị Pharaohs nổi tiếng của thời đại này là Amenhotep IV, người đã châm ngòi cho một chiến tranh tôn giáo, nguyên nhân bắt nguồn từ khi Amenhotep IV đã quá thờ phụng thần mặt trời Aton, đó là một điều không thể chấp nhận được trong xã hội Ai Cập cổ vốn tuấn theo quy tắc đa thần Thậm chí để tỏ lòng thành kính, Amenhotep IV đã đổi tên thành Akenhaton và di chuyển thủ đô từ Thebes tới Tell el Amarna Điều này đã làm những người dân vô cùng tức giận và quyết định hạ bệ vị Pharaohs và thủ đô lại được di chuyển trở lại Thebes.

1.5.6.Ai Cập từ thế kí X-I TCN

400 năm đầu tiên của thế kỉ X diễn ra đầy biến động,được gọi là thời kì

‘Chuyển tiếp thứ 3’ Bộ máy chính quyền dưới thời vương triều 21 được cho là dã nhún nhường trước sự trỗi dậy của địa phương, đồng thời để cho những người Nubia và Libya nắm lấy quyền lực Vương triều 22 bắt đầu với King Sheshonq- một hậu duệ của người Libya (tộc người đã xâm chiếm Ai Cập cuối vương triều 20 nắm quyền), thời kì này ghi nhận các bộ máy địa phương đã tự trị và cũng có rất ít ghi chép về thời kì này Sau đó vào năm 525 TCN, Ai Cập bị nhập vào đế quốc Ba Tư ở Tây Á.

Năm 323 TCN, Ai Cập bị Alexandre ở Macedonia chinh phục Sau đó lại nằm dưới quyền thống trị của một vương triều Hy Lạp gọi là vương triều Ptoleme.

Hnh 2.1.4 Tân vương quốc (ngun internet)

Kết thúc của thời kì đánh dấu bằng việc Ai Cập trở thành một tỉnh của đế quốc

La Mã, một sự lụi tàn của một đế chế.

Tình hình kinh tế xã hội và bộ máy nhà nước

Công cụ sản xuất: Thời Cổ vương quốc chỉ mới biết dùng đồng đỏ Thời Trung vương quốc đã dùng đồng pha thiếc nhưng tỉ lệ thiếc qúa cao nên chưa gọi là đồng thau, đồng thời đồng đỏ vẫn giữ vai trò chủ yếu. Đến thời Tân vương quốc, đồng thau mới được sử dụng rông rãi, về sau, sắt đã bắt đầu xuất hiện nhưng sắt còn rất hiếm nên được coi là một kim loại quý.

Nông nghiệp là cơ sở của nền kinh tế của Ai Cập cổ đại được nhà nước rất quan tâm - Từ thời Tảo vương quốc đã có lễ “xuống cày” Trong lễ đó, vua đội mũ miện, cầm cuốc cuốc luống đất đầu tiên Sau vua, có người cầm giỏ gieo hạt giống xuống luống đất vua vừa mới cuốc - Thủy lợi có vai trò quan trọng đối với nền nông nghiệp của nước này, vì vậy nhà nước rất quan tâm đến việc xây dựng các công trình thủy lợi Đến thời Tân vương quốc, việc tưới nước do quan Tể tướng quản lý - Tuy công cụ còn thô sơ nhưng nhờ đất đai màu mỡ lại biết chú ý đến thủy lợi nên nền nông nghiệp của Ai Cập đã khá phát triển Từ thời Cổ vương quốc, Ai Cập đã biết trồng nhiều loại cây như lúa mì, đại mạch, đậu, rau, ôliu v.v…

Ai Cập có nhiều kim loại qúy như vàng, đồng, chì, kền… và nhiều loại đá trong đó có nhiều loại đá qúy như mã não, bích ngọc v.v… Đó là những nguyên liệu giúp cho các nghề thủ công như nghề luyện kim, nghề kim hoàn,nghề chế tác đá.v.v… phát triển.

Ngoài ra, từ sớm Ai Cập còn có các nghề khác như nghề làm đồ gốm, nghề dệt, nghề thuộc da, nghề làm đồ thủy tinh Đến thời Tân vương quốc, người Ai Cập đã chế tạo được thủy tinh màu và đồ sứ.

Từ thời Cổ vương quốc, Ai Cập đã có hoạt động trao đổi hàng hóa thông qua hình thức lấy vật đổi vật Đến thời Trung và Tân vương quốc, thương mại phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là thương mại với bên ngoài Các mặt hàng quý giá được đưa về Ai Cập ngày càng nhiều, dẫn đến việc sử dụng vàng và bạc làm vật môi giới trong việc trao đổi.

Quyền sở hữu ruộng đất ở Ai Cập cổ đại trong các thời kỳ không hoàn tòan giống nhau - Đầu thời cổ vương quốc, toàn bộ ruộng đất trong nước thuộc quyền sở hữu của nhà nước Trên cơ sở đó, vua giữ lại một phần do mình trực tiếp quản lý, một phần ban cấp cho qúy tộc quan lại đền miếu, một phần giao cho các công xã nông thôn Phần ruộng đất do vua và quan lại quản lý được tổ chức thành các nông trang - Cuối thời Cổ vương quốc, một số công xã nông thôn tan rã Ruộng tư bắt đầu xuất hiện - Thời Trung và Tân vương quốc, công xã nông thôn càng tan rã nhiều, ruộng tư càng ngày càng phát triển Tuy vậy, quyền sở hữu tối cao về ruộng đất vẫn thuộc về nhà nước tức là thuộc về vua.

Giai cấp này gồm hai bộ phận chính là vua quan và tăng lữ Tư liệu sản xuất chủ yếu của họ là ruộng đất mà nguồn ruộng đất chủ yếu là do nhà nước ban tặng Để quản lý và canh tác ruộng đất của mình, các quan lại và các đền tổ chức thành những nông trang rồi thuê nông dân nông trang sản xuất để thu hoạch toàn bộ hoặc giao đất cho nông dân nông trang cày cấy rồi thu địa tô.Ngoài ruộng đất, giai cấp này còn có rất nhiều nô lệ Một bộ phận nô lệ cũng có tham gia sản xuất nhưng phần lớn nô lệ bị sử dụng vào việc hầu hạ

Giai cấp nông dân là giai cấp đông đảo nhất và là giai cấp giữ vai trò quan trọng nhất trong đời sống kinh tế xã hội Do quyền sở hữu và quyền sử dụng ruộng đất có nhiều loại khác nhau nên giai cấp nông dân ở Ai Cập cổ đại bao gồm ba loại: nông dân công xã, nông dân nông trang và nông dân tự canh. Cùng với sự phát triển của lịch sử, tỷ lệ giữa ba loại nông dân đó tuy có thay đổi nhưng nói chung nông dân công xã là thành phần đông đảo nhất Họ cày cấy ruộng đất của công xã chia cho nhưng họ là dân tự do và được gọi là “thần dân của Vua” Nông dân tự canh là loại nông dân có một ít ruộng đất riêng Loại này đã xuất hiện từ thời Cổ vương quốc Về số lượng, loại này chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Nông dân nông trang là loại nông dân không có ruộng đất Họ phải canh tác ruộng đất trong các nông trang của vua, quan, đền miếu Nông dân công xã và nông dân tự canh có nghĩa vụ phải nộp thuế, đi phu và đi lính cho nhà nước, còn nông dân nông trang thì hoặc là làm việc rồi được nhận thù lao, hoặc là được giao cho một mảnh đất để canh tác rồi phải nộp địa tô

Giai cấp nô lệ ở Ai Cập cổ đại tương đối đông Nguồn nô lệ chính là tù binh, những người bản xứ bị nô dịch và những người do các nước lệ thuộc cống nạp Nô lệ thuộc quyền sở hữu của nhà nước, của vua, của qúy tộc quan lại, của đền miếu, của tăng lữ Ngoài ra, một số binh lính, thợ thủ công, nông dân khá giả cũng có nô lệ Nô lệ phần lớn bị sử dụng vào những công việc phi sản xuất như hầu hạ chủ, làm các công việc trong nhà, xây dựng các công trình kiến trúc v.v… Có một số nô lệ cũng bị sử dụng vào việc sản xuất nông nghiệp Tuy vậy, nói chung vai trò của giai cấp nô lệ trong nền kinh tế của Ai Cập cổ đại rất có hạn.

1.6.4 Tầng lớp thợ thủ công

Tầng lớp thợ thủ công ở Ai Cập cổ đại chia làm hai loại: Loại thợ thủ công làm việc trong các nông trang của quan lại và đền miếu, và loại thợ thủ công tự do Loại thợ thủ công làm việc trong các nông trang bị quản lý rất chặt chẽ nên quyền tự do bị hạn chế Loại thợ thủ công tự do phần lớn sống ở thành thị Họ làm các nghề như thợ giày, thợ mộc, thợ nề, thợ đá, thợ giặt, thợ cạo v.v… Nói chung họ phải làm việc rất vất vả nhưng đời sống rất khổ cực Tuy nhiên trong đó có một số ít có cuộc sống khá giả Đó là những thợ thủ công được làm việc cho nhà vua Về tầng lớp buôn bán thì mãi đến thời Tân vương quốc mới xuất hiện, trong đó có một số chuyên bán các thứ như lương thực, bánh, rượu, thịt v.v… do các đền miếu giao cho Những người này đều bị lệ thuộc vào đền miếu Ngoài ra còn có một số người buôn bán phục vụ cho tư nhân Nói chung tầng lớp buôn bán ở Ai Cập cổ đại chưa phát triển lắm.

Bộ máy nhà nước Ai Cập cổ đại được tổ chức theo chế độ quân chủ chuyên chế Đứng đầu bộ máy nhà nước ấy là vua được gọi là Pharaông có nghĩa là “cung điện” Pharaông là người có quyền lực vô cùng lớn, là người đứng đầu về chính trị và còn đứng đầu về tôn giáo Pharaông Ai Cập còn được thần thánh hóa, ví dụ vua sáng lập vương triều V được nói là con của một nữ tu sỹ với thần Ra Chính nhờ có uy quyền lớn như vậy nên nhiều Pharaông ở AiCập đã có thể xây cho mình những kim tự tháp nổi tiếng Dưới vua là một bộ máy quan lại trung ương và địa phương mà người đứng đầu là Tể tướng Tể tướng có quyền quản lý các công việc về chính trị, tài chính, kinh tế Quan Tể tướng cũng là quan chánh án tối cao Cấp hành chính địa phương dưới trung ương gọi là Châu Viên quan đứng đầu các Châu gọi là châu trưởng Chức quan này không những có quyền quản lý mọi công việc ở trong châu mà còn là người đứng đầu tôn giáo ở địa phương

NHỮNG THÀNH TỰU TIÊU BIỂU CỦA NỀN VĂN MINH

Thành tựu tinh thần

Từ khi xã hội có giai cấp bắt đầu hình thành, chữ viết ở Ai Cập đã ra đời.Chữ viết của Ai Cập cổ đại lúc đầu là chữ tượng hình, tức là muốn viết chữ để biểu thị một vật gì thì vẽ hình thù của vật ấy Vì vậy, nhìn vào các bản viết chữ

Trong hệ thống chữ tượng hình Ai Cập cổ đại, các vật thể hữu hình được biểu thị bằng hình vẽ như người, động vật, cây cối, thiên thể và các yếu tố thiên nhiên Tuy nhiên, đối với các khái niệm trừu tượng hoặc phức tạp, người Ai Cập cổ đại sử dụng phương pháp mượn ý Chẳng hạn, chữ "khát" được vẽ bằng hình con bò đứng cạnh chữ "nước", còn chữ "chính nghĩa" được thể hiện bằng lông đà điểu, do lông đà điểu thường có độ dài đồng đều.

Tuy nhiên, hai phương pháp ấy chưa đủ để ghi mọi khái niệm, vì vậy dần dần xuất hiện những hình vẽ biểu thị âm tiết Những hình vẽ biểu thị âm tiết này vốn là những chữ biểu thị một từ nhưng đồng âm với âm tiết mà người ta muốn sử dụng Ví dụ, con mắt tiếng Ai Cập là ar, do đó hình con mắt còn biểu thị âm tiết ar Dần dần, những chữ chỉ âm tiết biến thành chữ cái, ví dụ, hòn núi nhỏ đọc là ca được dùng để biểu thị phụ âm k Tổng số chữ tượng hình của Ai Cập cổ đại có khoảng 1000 chữ, trong đó số chữ cái có 24 chữ.

Vào thiên kỉ II TCN, người Híchxốt đã học tập chữ cái của người Ai Cập để ghi ngôn ngữ của mình Về sau, loại chữ viết truyền sang Phênixi, trên cơ sở ấy, người Phênixi đã sáng tạo ra vần chữ cái đầu tiên trên thế giới

Chữ viết cổ của Ai Cập thường được viết trên đá, gỗ, đồ gốm, vải gai,da những chất liệu dùng để viết phổ biến nhất là giấy papyrus Vốn là ở hai bên bờ sông Nin có một loại cây là papyrus, người Ai Cập lấy thân loại cây này chẻ thành những tờ giấy, ép mỏng rồi phơi khô Đó là loại giấy sớm nhất thế giới Do vậy, về sau trong ngôn ngữ nhiều nước châu Âu, giấy được gọi là papier, paper Để viết trên các loại giấy đó, ng ời Ai Cập cổ dùng bút làmƣ bằng thân cây sậy, còn mực thì làm bằng bồ hóng Loại chữ tượng hình này được dùng trong hơn 3000 năm, sau đó, không còn ai biết đọc loại chữ này nữa.Vào thế kỉ V, một học giả Ai Cập tên là Ghêrapôlông đã nghiên cứu cách đọc loại chữ cổ này nhưng không thành công 1000 năm sau, đến thế kỉ XVII mới có một số người đặt lại vấn đề đó nhưng vẫn chưa có kết quả

Vào năm 1798, khi viễn chinh sang Ai Cập, quân đội Pháp đã phát hiện ra Tấm bia Rosetta near Rosetta, có khắc hai loại chữ: Ai Cập cổ và Hy Lạp Dù nhiều nỗ lực giải mã, mãi đến năm 1822, nhà ngôn ngữ học 32 tuổi người Pháp Champollion mới thành công Khám phá này đã mở đường cho sự ra đời của Ai Cập học, một lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa Ai Cập cổ đại, thu hút sự quan tâm của các học giả trên toàn thế giới, đặc biệt là từ Pháp, Đức và Anh.

Ai Cập, biên soạn sách tiếng Ai Cập cổ, đặc biệt biên soạn cuốn Từ điển chữ tượng hình Ai Cập Nhờ đọc được chữ Ai Cập cổ, người ta mới biết được nhiều tư liệu quý giá thuộc các lĩnh vực như lịch sử, văn học, thiên văn, toán học của Ai Cập cổ đ iạ.

Ai Cập cổ đại có một kho tàng văn học khá phong phú, bao gồm tục ngữ, thơ ca trữ tình, các câu chuyện mang tính chất đạo lí, giáo huấn, trào phúng, truyện thần thoại Trong số đó, Truyện hai anh em, Nói Thật và Nói Láo, Nói chuyện với linh hồn của mình, Lời kể của Ipuxe, Lời răn dạy của Đuaúp, Sống sót sau vụ đắm thuyền v.v là những truyện tương đối tiêu biểu

Truyện Nói Thật và Nói Láo kể chuyện hai anh em, người anh tên là Nói Láo, người em tên là Nói Thật Nói Láo huênh hoang rằng có một vật có thể chứa được cả núi rừng Nói Thật không chứng minh được như thế là nói láo nên

Hnh 3.1.1 Chữ viết của Ai Cp đã bị móc mắt Nói Thật trở thành đầy tớ của người anh và bị đày đọa rất cực khổ Nhưng có một cô gái xinh đẹp đã yêu và lấy anh chàng mù lòa và sinh được một đứa con trai Lớn lên, đứa con quyết báo thù cho cha Một hôm, nó dắt một con bò của mình đến nhà của Nói Láo Nói Láo muốn đổi con bò, nh ng đứa bé không đồng ý, lại còn bịa ra nhiều chuyện hoang đường về conƣ bò của mình Hơn nữa, nó còn xin các thần phán xử Nói Láo Các thần không tin những lời bịa đặt về con bò và nhớ lại những chuyện hoang đường mà trước kia Nói Láo đã bịa đặt Vì vậy, cuối cùng đứa bé đã được thắng kiện

Lời kể của Ipuxe nói về những biến động lớn lao trong xã hội do cuộc khởi nghĩa của quần chúng năm 1750 TCN đem lại: "Hãy xem: Sự việc hình như không bao giờ xảy ra ấy cuối cùng đã xảy ra rồi Nhà vua đã bị những người nghèo khổ bắt" "Hãy xem: Những người trong cung đình đã bị đuổi ra khỏi cung điện của nhà vua" "Hãy xem: Dân thường trong nước đã biến thành phú ông Những người giàu có đã biến thành những người không có của cải".

"Hãy xem: Những người vốn bị quản lí thì lại biến thành chủ nô Những kẻ bản thân mình vốn bị người khác sai khiến thì nay lại sai khiến người khác". Lời răn dạy của Đuaúp là những lời của một người cha trên đường tiễn con lên kinh đô để học, khuyên con phải chăm chỉ học tập để sau này làm quan, nếu không sẽ phải làm thợ thủ công, mà làm thợ gì cũng rất cực khổ: "Ta chưa hề thấy người thợ điêu khắc hoặc người thợ làm đồ trang sức được làm sứ giả, nhưng ta lại thấy một người thợ đồng làm việc bên lò Ngón tay của anh ta giống như da cá sấu, mùi trên mình anh ta còn hôi hơn cá." "Con xem, ngoài nghề làm quan ra, không có một nghề nghiệp nào là không có người cai quản, vì bản thân ông quan mới là người cai quản"

Truyện Sống sót sau vụ đắm thuyền nói về một người vâng lệnh vua cùng

120 thủy thủ đi thuyền đến một vùng mỏ Giữa biển, thuyền gặp bão, tất cả thủy thủ đều chết, chỉ một mình người ấy nhờ có một khúc gỗ nên được sống sót.Anh ta bị giạt vào một hòn đảo Chúa đảo là một con rắn lớn, đã dùng mồm cắp anh về chỗ ở của rắn Rắn bảo anh cứ yên tâm ở lại đó, sau 4 tháng sẽ có thuyền từ kinh thành đến đón anh về Sự việc xảy ra đúng như lời nói của rắn Anh hết lời cảm ơn rắn Khi rời đảo, Rắn tặng anh nhiều tặng phẩm, chúc anh lên đường mạnh khỏe và nói với anh rằng sau khi anh rời hòn đảo thì đảo sẽ biến thành làn sóng Hai tháng sau, thuyền về đến kinh thành, anh yết kiến vua, dâng lễ vật từ đảo đem về, được vua phong cho làm thị vệ.

Giống như cư dân các quốc gia cổ đại khác, người Ai Cập trong thời kì này thờ rất nhiều thứ: các thần tự nhiên, các thần động vật, linh hồn ng ời chết,ƣ thần đá, thần lửa, thần cây Các thần tự nhiên chủ yếu gồm có Thiên thần, Địa thần và Thủy thần Thiên thần, gọi là thần Nut, là một nữ thần thường được thể hiện thành hình tượng một người đàn bà hoặc một con bò cái Địa thần là một nam thần gọi là thần Ghép Thủy thần, tức là thần sông Nin, gọi là thần Odirix. Chính nhờ có vị thần này mà ruộng đồng tươi tốt, bốn mùa thay đổi, cây cối chết rồi sống lại Vì vậy, trong các bài thánh ca ngợi thần Odirix có những câu:

"Ngài ban ngũ cốc và thực phẩm trên toàn trái đất cho loài người Ngài làm cho con người được no đủ Ngài hiện hình thành nước" Ngoài chức năng nói trên, thần Odirix còn được quan niệm là thần Âm phủ, là Diêm Vương

Thành tựu về mặt kiến trúc

Nghệ thuật kiến trúc của Ai Cập cổ đại đã đạt đến trình độ rất cao Các công trình kiến trúc tiêu biểu là cung điện, đền miếu, đặc biệt nhất là Kim tự tháp.

Kim tự tháp là những ngôi mộ của các vua Ai Cập thuộc vương triều III và vương triều IV thời Cổ vương quốc Các ngôi mộ ấy được xây ở vùng sa mạc ở Tây Nam Cairô ngày nay. Kim tự tháp được bắt đầu xây dựng từ thời vua Giêde (Djeser), vua đầu tiên của vương triều III, vương triều đầu tiên của thời Cổ vương quốc Đây là một ngôi tháp có bậc cao 60m, đáy là một hình chữ nhật dài 120m, rộng 106m Xung quanh tháp Giêde có đền thờ và mộ những thành viên trong gia đình và những ngườu thân cận Toàn bộ khu lăng này được bao bọc bởi một vòng tường xây bằng đá vôi

Thời kì Kim tự tháp được xây dựng nhiều nhất và đồ sộ nhất là thời vương triều IV Vua đầu tiên của vương triều này là Xnêphru, đã xây cho mình hai Kim tự tháp, cái thứ nhất cao 36,5m; cái thứ hai cao 99m Các vua kế tiếp như Kêốp, Kêphren, Mikêrin đều xây dựng những Kim tự tháp rất lớn: Kim tự tháp Kêốp (tên Ai Cập) là Hufu cao 146,5m; Kim tự thápKêphren cao 137m; Kim tự tháp Mikêrin cao 66m Trong số cácKim tự tháp ở Ai Cập cao lớn nhất, tiêu biểu nhất là Kim tự tháp của Kêốp, con của Xnêphru Kim tự tháp Kêốp xây thành hình thấp chóp, đáy là một hình vuông mỗi cạnh 230m, bốn mặt là những hình tam giác ngoảnh về bốn hướng đông, tây, nam,bắc Toàn bộ Kim tự tháp được xây bằng những tảng đá vôi mài nhẵn, mỗi tảng nặng 2,5 tấn và có tảng nặng 30 tấn Để xâyKim tự tháp này, người ta đã dùng đến 2300000 tảng đá với một khối lượng là 2408000m Phương pháp xây Kim tự tháp là 3 ghép các tảng đá được mài nhẵn với nhau chứ không dùng vữa,thế mà các mạch ghép kín đến mức một lá kim loại mỏng cũng không thể lách qua được Ở mặt phía Bắc của Kim tự thápKêốp, cách mặt đất hơn 13m, có một cái cửa thông với hầm mộ,

Kim tự tháp Kêốp có hai hầm mộ: một hầm mộ nằm ở sâu 30m dưới lòng đất và một hầm mộ ở giữa Kim tự tháp cách mặt đất 40m Người ta cho rằng theo thiết kế ban đầu, hầm mộ ở sâu dưới đất, nhưng khi đã làm xong thì Kêốp thay đổi ý kiến, bắt phải xây ở trên cao

Hơn 2000 năm sau, nhà sử học Hy Lạp Hêrôđôt đến Ai Cập còn được nghe cư dân ở đây kể lại quá trình xây Kim tự tháp. Hêrôdôt cho biết, sau khi quyết định xây Kim tự tháp, Kêốp đã huy động toàn thể nhân dân lao động trong nước đến công trường làm việc Họ được tổ chức thành từng đội gần 100000 người, cứ 3 tháng thì thay phiên một lần Kim tự tháp được xây ở tả ngạn sông Nin, nhưng nơi khai thác đá lại ở hữu ngạn Vì vậy, người ta phải dùng thuyền chở đá từ nơi khai thác đến xây Kim tự tháp Từ bến đá đến khu lồng mộ, người ta phải xây một con đường bằng những tảng đá mài nhẵn, dài hơn 900m, rộng 18m và chỗ cao nhất là 15m Chỉ riêng việc xây con đường này đã mất 10 năm Từ đây, người ta để đá lên xe trượt rồi dùng người hoặc bò kéo để chở đá đến công trường Không kể thời gian làm đường và hầm mộ dưới đất, việc xây Kim tự tháp đã kéo dài 20 năm mới hoàn thành

Việc xây dựng Kim tự tháp, như Hêrôđôt nói, "đã đem lại cho nhân dân Ai Cập cổ đại không biết bao nhiêu tai họa".

Hnh 3.2.1 Kim tự tháp Kê ốp

Nhưng nhân dân Ai Cập cổ đại, bằng bàn tay và khối óc của mình, đã để lại cho nền văn minh nhân loại những công trình kiến trúc vô giá Trải qua gần 5000 năm, các Kim tự tháp hùng vĩ vẫn đứng sừng sững ở vùng sa mạc Ai Cập bất chấp thời gian và mưa nắng Vì vậy, từ lâu người Arập có câu: "Tất cả đều sợ thời gian, nhưng thời gian sợ Kim tự tháp" Và cũng chính vì vậy, từ thời cổ đại, người ta đã xếp Kim tự tháp Kêốp là kì quan số một trong bảy kì quan thế giới Đến nay, trong bảy kì quan ấy, cũng chỉ còn lại mỗi Kim tự tháp mà thôi.

Từ thời Cổ vương quốc về sau, các vua Ai Cập thường sai tạc tượng của mình và những người trong vương thất Tượng thường tạc trên đá, gỗ hoặc đúc bằng đồng Trong số các tượng của Ai Cập cổ đại, đẹp nhất là tượng bán thân hoàng hậu Nêféctiti, vợ của vua Ichnatôn Tuy nhiên, độc đáo nhất trong nghệ thuật điêu khắc của Ai Cập cổ đại là tượng Xphanh (Sphynx).

Xphanh, người ta thường dịch là con nhân sư là những bức tượng mình sư tử đầu người hoặc dê Những tượng này thường được đặt trước cổng đền miếu Cá biệt, có đền miếu có đến 500 tượng như vậy

Trong số các tượng Xphanh của Ai Cập cổ đại, tiêu biểu nhất là tượng Xphanh ở gần Kim tự tháp Kêphren ở Ghidê Tượng Xphanh này dài 55m, cao 20m, chỉ riêng cái tai đã dài 2m Đó chính là tượng của vua Kêphren Thể hiện vua dưới hình tượng đầu người mình sư tử là muốn ca ngợi vua không những có trí tuệ của loài người mà còn có sức mạnh như sư tử Tượng này được tạc vào thế kỉ XXIX TCN theo lệnh của Kêphren Từ đó về sau, tượng càng làm tăng thêm vẻ uy nghi và huyền bí của khu lăng mộ làm cho con người khiếp sợ Dân du mục ở sa mạc gọi tượng Xphanh này là "vị thần khủng khiếp", mỗi lần đi qua vùng này họ phải đi đường vòng chứ không dám đến gần Hàng ngàn năm nay,người ta cứ thắc mắc mãi không rõ phía trong tượng Xphanh có gì không Có người cho rằng trong đó có gian phòng dùng để tế thần, phía dưới có con đường ngầm Chính vì muốn tìm hiểu Xphanh, Bônapác đã cho nã pháo vào đầu tượng này làm cho tượng Xphanh bị hỏng một phần.

Thành tựu về khoa học tự nhiên

Từ rất sớm, với những dụng cụ thô sơ như sợi dây dọi, mảnh ván có khe hở, các nhà thiên văn học Ai Cập cổ đại thường ngồi trên nóc đền miếu để quan sát bầu trời Mặc dầu những tài liệu về thiên văn học để lại đến ngày nay không nhiều, nhưng chỉ qua một số chi tiết còn lưu lại cũng có thể biết được rằng những phát hiện về lĩnh vực này của người Ai Cập cổ đại rất quan trọng Họ đã vẽ hình thiên thể lên trần các đền miếu, đã biết được 12 cung hoàng đạo, biết được các hành tinh như sao Thủy, sao Kim, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ Khi quan sát bầu trời, các nhà thiên văn học cứ một tiếng đồng hồ thì ghi vị trí các sao lên một tờ giấy có kẻ ô Để đo thời gian, từ thời Cổ vương quốc

Hnh 3.2.2 Tượng nhân sư b hỏng người Ai Cập đã phát minh cái nhật khuê Đó là một thanh gỗ có một đầu cong. Muốn biết mấy giờ thì xem bóng mặt trời của mút cái đầu cong in vị trí nào trên thanh gỗ Nhưng dụng cụ này chỉ xem được thời gian ban ngày và khi đang có nắng Đến thời vương triều XVII, người Ai Cập lại phát minh ra đồng hồ nước. Đó là một bình bằng đá hình chóp nhọn Chỗ nhọn là đáy và ở đó có một lỗ nhỏ. Trong bình đổ đầy nước, nước theo lỗ nhỏ chảy ra ngoài làm cho mực nước vơi dần Nhìn vào mực nước là người ta có thể biết thời gian Loại đồng hồ này đã khắc phục được nhược điểm của loại nhật khuê nói trên

Thành tựu quan trọng nhất trong lĩnh vực thiên văn của Ai Cập cổ đại là việc đặt ra lịch Lịch Ai Cập được đặt ra dựa trên kết quả quan sát tinh tú và quy

Hnh 3.3.1 Đng h nước luật dâng nước của sông Nin Họ nhận thấy rằng buổi sáng sớm khi sao Lang (Sirus) bắt đầu mọc cũng là lúc n ớc sông Nin bắt đầu dâng Hơn nữa khoảngƣ cách giữa hai lần mọc của sao Lang là 365 ngày Họ lấy khoảng thời gian ấy làm một năm Một năm được chia làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày, 5 ngày còn thừa để vào cuối năm để ăn tết Năm mới của Ai Cập bắt đầu từ ngày nước sông Nin bắt đầu dâng (vào khoảng tháng 7 dương lịch) Một năm được chia làm 3 mùa, mỗi mùa 4 tháng Đó là mùa Nước dâng, mùa Ngũ cốc và mùa Thu hoạch.

Như vậy, lịch của Ai Cập cổ đại là một thành tựu đáng kể về mặt thời gian học, đã được phát minh từ rất sớm (khoảng thiên kỉ IV TCN) với độ chính xác và thuận tiện đáng kể Tuy nhiên, điểm hạn chế của loại lịch này so với lịch mặt trời hiện đại là thiếu khoảng 1/4 ngày mỗi năm, nhưng vào thời điểm đó, người Ai Cập cổ đại chưa áp dụng khái niệm năm nhuận để điều chỉnh sự chênh lệch này.

Do yêu cầu phải đo đạc lại ruộng đất bị nước sông Nin làm ngập và do cần phải tính toán vật liệu trong các công trình xây dựng, từ sớm, người Ai Cập đã có khá nhiều hiểu biết đáng chú ý về toán học Vấn đề đầu tiên của toán học là phép đếm Người Ai Cập cổ đại ngay từ đầu đã biết dùng phép đếm lấy 10 làm cơ sở (thập tiến vị) Các chữ số cũng được dùng chữ tượng hình để biểu thị nhưng vì không có số 0 nên cách viết chữ số của họ tương đối phức tạp

Hnh 3.3.1 Lch của người Ai Cp cổ đại

Về các phép tính cơ bản, người Ai Cập chỉ mới biết phép cộng và phép trừ Còn nhân và chia, vì chưa biết bảng nhân nên phải dùng phương pháp cộng và trừ liên tiếp Đến thời Trung vương quốc, mầm mống của đại số học đã xuất hiện Ẩn số x được gọi là aha nghĩa là "một đống", ví dụ một số ngũ cốc chưa biết được số lượng thì gọi là "một đống ngũ cốc" Người Ai Cập đã biết được cấp số cộng và có lẽ cũng đã biết được cấp số nhân

Về hình học, người Ai Cập đã biết cách tính diện tích hình tam giác, diện tích hình cầu, biết được số π là 3,16, biết tính thể tích hình tháp đáy vuông Khi giải những bài toán hình học không gian phục vụ cho việc xây dựng Kim tự tháp, họ đã biết vận dụng mầm mống của lượng giác học Các vấn đề toán học thường được ghi trên giấy papyrus, trong đó, tài liệu cổ nhất được viết từ năm

1850 TCN (thời Trung vương quốc) Tài liệu này viết trên một tờ giấy rộng 8cm, dài 544 cm

Do tục ướp xác thịnh hành từ rất sớm, người Ai Cập đã hiểu biết tương đối về cấu tạo của cơ thể con người Tình hình ấy đã tạo điều kiện cho y học có thể phát triển sớm Nhiều thành tựu của nền y học Ai Cập cổ đại được ghi trên giấy papyrus và

Hnh 3.3.2 K hiệu toán học truyền lại đến ngày nay Các tài liệu ấy đã đề cập đến các vấn đề như nguyên nhân của bệnh tật, mô tả về óc, nói về quan hệ giữa tim và mạch máu, các loại bệnh, cách khám bệnh, khả năng chữa trị v.v

Về nguyên nhân chủ yếu của bệnh tật, người Ai Cập lúc bấy giờ đã nhận thức được rằng đó không phải do ma quỷ hoặc do các mụ phù thủy gây nên mà là do sự không bình thường của mạch máu Hơn nữa, từ thời Trung vương quốc, người Ai Cập đã biết được tầm quan trọng của óc và tim đối với sức khỏe của con người, nếu óc bị tổn hại thì toàn thân sẽ bị bệnh Tuy người

Ai Cập chưa biết đƣợc sự tuần hoàn của máu nhưng họ cũng đã nhận biết được sự liên quan giữa tim và mạch máu Có tài liệu ghi rằng nhịp tim đang đập trong các mạch máu của cơ thể, do đó, "khi thầy thuốc để bàn tay hoặc ngón tay ở phía sau đầu, bàn tay, mạch, bàn chân của người khác thì ông ta biết được tim"

Các tài liệu để lại còn mô tả nhiều loại bệnh như bệnh đường ruột và dạ dày, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da v.v… Đối với việc chữa trị các bệnh tật, các thầy thuốc Ai Cập nêu ra

- "Đây là loại bệnh tôi cần chữa trị"; nói như thế có nghĩa là: đây là loại bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn

- "Đây là loại bệnh tôi cần đấu tranh với nó"; câu này có nghĩa là: đây là loại bệnh có khả năng chữa khỏi –

"Đây là loại bệnh tôi không chữa"; có nghĩa đây là loại bệnh không thể chữa được

Ví dụ, có người bị ngã từ trên cao xuống, đầu bị đập xuống đất, xương sống gãy làm ba đoạn đến mức ấy thì hết cách cứu chữa Các tài liệu cũng ghi lại nhiều bài thuốc và phương pháp chữa trị Ví dụ, để chữa bệnh đường ruột, người ta dùng phương pháp rửa ruột hoặc cho nôn mửa

Các thầy thuốc Ai Cập còn biết dùng phẫu thuật để chữa một số bệnh Việc chữa bệnh đã được chuyên môn hóa khá tỉ mỉ Hêrôđôt cho biết rằng khi ông đến Ai Cập du lịch thì thấy rằng: "Ở chỗ họ, y học chia thành nhiều chuyên môn, mỗi thầy thuốc chỉ chữa một loại bệnh chứ không phải chữa rất nhiều loại bệnh Khắp nơi đều có rất nhiều thầy thuốc: người này chuyên chữa mắt, người kia chuyên chữa bệnh đau đầu, người thứ ba chữa răng, một người khác nữa chữa bệnh nội tạng"

Nhận xét

Tín ngưỡng, tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong văn hóa, xã hội, chính trị và những thành tựu văn minh của Ai Cập cổ đại Chữ viết phát triển đã giúp người Ai Cập cổ đại ghi chép những tư liệu vô cùng quý giá về lịch sử, văn học, thiên văn học, toán học, Các công trình kiến trúc và điêu khắc còn sót lại đến ngày nay vẫn là minh chứng cho sức lao động, trí tuệ và sự sáng tạo phi thường của người dân Ai Cập cổ đại.

Các ngành Toán học, Thiên văn học, Y học của Ai Cập cổ đại rất phát triển và có những đóng góp nhất định cho nhân loại: hệ số thập phân, phép tính cộng trừ, tính diện tích, chu kì vận động của Mặt Trời, kiến thức về giải phẫu người, kĩ thuật ướp xác….

Là tinh hoa trí tuệ, kết tinh của sự lao động miệt mài, không ngừng nghiên cứu đổi mới và sáng tạo của người Ai Cập cổ đại.

Góp một phần lớn vào quá trình phát triển của nên văn minh nhân loại và tạo dựng nền móng vững chắc cho bước đà phát triển hùng hậu của nhiều lĩnh vực.

Rất nhiều những thành tựu của nên văn minh Ai Cập cổ đại đó vẫn đang được lưu truyền và áp dụng thực hiện cho đến tận ngày hôm nay.

Ngày đăng: 12/05/2024, 10:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w