1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Trình bày lịch sử hình thành luật shtt ở việt nam và thế giới

29 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trình bày lịch sử hình thành luật SHTT ở Việt Nam và thế giới
Tác giả Phan Lê Đức Tuấn, Hoàng Anh Thái, Hồ Minh Thư, Lê Ngọc Trâm, Trần Mỹ Uyên, Vũ Ngọc Uyên, Nguyễn Phan Thảo Vy, Võ Triệu Vy, Lâm Nguyễn Ngọc Xuân, Bùi Như Ý, Phạm Nguyễn Hoàng Yến
Người hướng dẫn Thầy Nguyễn Thái Cường
Trường học Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật sở hữu trí tuệ
Thể loại Bài thảo luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 1,37 MB

Nội dung

Việc quốc tế hóa hoạt động bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ trở thành một nhu cầu bức thiết khách quan dẫn đến sự ra đời của hai Điều ước quốc tế đầu tiên: Công ước Paris về bảo hộ quyền Sở h

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH

BUỔI THẢO LUẬN LẦN THỨ NHẤT

Bộ môn: Luật sở hữu trí tuệ

Giảng viên: thầy Nguyễn Thái Cường

Lớp: HC46B2

Nhóm: 04

Thành viên:

TP Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 01 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

I LÝ THUYẾT 3

1 Trình bày lịch sử hình thành luật SHTT ở Việt Nam và thế giới 3

2 Đối tượng điều chỉnh 5

3 Phương pháp điều chỉnh 6

4 Khung pháp luật quốc tế về SHTT 6

5 Chat GPT và quyền tác giả? 8

6 Sản phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo có xâm phạm quyền tác giả hay không? 9

II Bài tập: 9

Bài tập 1: Tìm các bản án tranh chấp quyền SHTT 9

Bài tập 2: Chế tài xử lý hành vi xâm phạm được quy định trong những văn bản nào ? 19

Bài tập 3: Trình bày dưới dạng sơ đồ các văn bản pháp luật quốc tế về SHTT? 21

Bài tập 4: Trình bày các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến Luật SHTT? 22

Bài tập 5: Thống kê các vụ việc liên quan đến tranh chấp quyền SHTT (Vấn đề pháp lý, hướng giải quyết của Tòa án) 23

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 27

Trang 3

Vào thế kỉ XIX là thời kì phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp với quy mô lớn dựa

trên các phương thức sản xuất mang tính sáng tạo đột phá Ở Hoa Kỳ và hàng loạt nước châu Âu cũng như nhiều nước ở các châu lục khác đã có hệ thống luật về sáng chế tương đối phát triển, dựa trên nguyên tắc không đưa ra các đặc quyền riêng như: Ở

Đức, Luật liên bang đầu tiên về sáng chế được ban hành năm 1877 Tiếp đó, nhiều quốcgia khác trên thế giới cùng đã lần lượt cho ra đời các đạo luật về sáng chế với các nguyêntắc bảo hộ tiến bộ như: Italia (1859), Argentina (1864), Tây Ban Nha (1878), Brazil(1882), Thụy Điển (1884), Canada (1886), Ấn Độ và Nhật Bản (1888), Mexico (1890),

Bồ Đào Nha và Nam Phi (1896)

Ta có thể thấy quyền Sở hữu trí tuệ ban đầu phát triển ở từng quốc gia riêng biệt trong thời gian dài trước khi ra đời của các Điều ước quốc tế để hình thành hệ thống quốc tế hỗ trợ việc bảo hộ ở phạm vi khu vực và thế giới Đến nửa cuối thế kỉ

19, ở các quốc gia công nghiệp phát triển xuất hiện ngày càng rõ nhận thức rằng việc bảo

hộ quyền Sở hữu trí tuệ nếu chỉ dừng ở mức độ quốc gia thôi thì chưa đủ Các nhà sáng chế và tác giả của các tác phẩm văn học, nghệ thuật nhận thấy kết quả lao động sáng tạo của họ bị phát tán trên quy mô rộng của thế giới nhưng thù lao mà họ nhận được chỉ thu hẹp ở thị trường trong nước Việc quốc tế hóa hoạt động bảo hộ quyền

Sở hữu trí tuệ trở thành một nhu cầu bức thiết khách quan dẫn đến sự ra đời của hai Điều ước quốc tế đầu tiên: Công ước Paris về bảo hộ quyền Sở hữu sáng chế năm

18831 và Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật năm 1886 Từ

các đối tượng của quyền Sở hữu sáng chế và Quyền tác giả trong hai công ước mở đường

từ thế kỉ XIX (sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, các tác phẩm văn học và nghệthuật), các đối tượng của quyền Sở hữu trí tuệ đã được mở rộng và quy định chi tiết hơntrong pháp luật của hầu hết các quốc gia, kể cả tại Công ước Thành lập WIPO 1967, Hiệpđịnh TRIPS/WTO 1995 và nhiều Điều ước quốc tế khác Và cho tới nay, các đối tượng

Sở hữu trí tuệ vẫn tiếp tục được xem xét để bổ sung thêm nhiều đối tượng mới phù hợpvới thời đại

* Lịch sử hình thành luật SHTT ở Việt Nam:

Trang 4

Xuất phát từ thời Pháp thuộc khi bộ máy nhà nước ghi nhận quyền tác giả, từ đó năm

1986 nó mới phát triển mạnh mẽ hơn Cột mốc quan trọng là LSHTT năm 2005 đánh dấunhững lần sđ, bs khi ta gia nhập điều ước quốc tế

Quá trình hình thành và phát triển của Luật Sở hữu trí tuệ ở Việt Nam khá muộn so vớithế giới, thậm chí là muộn hơn hàng trăm năm so với nhiều nước phát triển ở châu Âu vàHoa Kỳ Bởi vì lúc bấy giờ trình độ phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế, xã hội củaViệt Nam cũng như các yếu tố về đặc điểm văn hoá dân tộc, trình độ nhận thức của xãhội và truyền thống lập pháp chưa phát triển và còn nhiều thiếu sót Mãi đến những năm

80 của thế kỉ XX, Việt Nam mới ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên điềuchỉnh Quyền tác giả và quyền Sở hữu công nghiệp Việc điều chỉnh chỉ đối với một sốđối tượng cơ bản như sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu Hậuquả của các cuộc chiến tranh kéo dài cộng với hàng chục năm nền kinh tế sau hòa bìnhvận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung đã khiến cho hệ thống Sở hữu trí tuệ củaViệt Nam không có cơ hội để hình thành Do đó, pháp luật Sở hữu trí tuệ những năm 80khá lạc hậu so với khu vực và thế giới, nhất là về mức độ bảo hộ còn khá hạn chế Và ởthời kỳ này, Việt Nam hầu như chưa tham gia các Điều ước quốc tế về Sở hữu trí tuệ.Chính sách đổi mới được mở đầu từ Đại hội thứ VI của Đảng năm 1986, hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ dần được hoàn thiện Lịch sử hình thành Luật sở hữu trí tuệ ở Việt Nam có thể được chia thành ba giai đoạn chính:

- Giai đoạn trước năm 1989:

Các khía cạnh kinh tế của quyền Sở hữu trí tuệ chưa được chú trọng Cách thức bảo hộsáng chế và kiểu dáng công nghiệp chưa có và chưa phù hợp: Giấy chứng nhận tác giảsáng chế hoặc kiểu dáng công nghiệp được cấp thay vì cấp bằng độc quyền Theo đó, độcquyền sử dụng các giải pháp kỹ thuật và cấu trúc mĩ thuật của sản phẩm thuộc về Nhànước chứ không thuộc về chính bản thân người sáng tạo ra nó Pháp luật về Quyền tác giảthời kì này cho phép tự do sử dụng các tác phẩm đã được công bố trong chiếu bóng, phátthanh, truyền hình, báo chí mà không cần sự cho phép của tác giả Tiền thù lao cho tácgiả cũng hầu như chưa được đề cập Pháp luật Sở hữu trí tuệ thời kì này bao gồm các vănbản chính là các nghị định của Hội đồng Chính phú và Hội đồng Bộ trường Mặc dù cònmang tính đơn hành, phi hệ thống, hiệu lực pháp lý thấp nhưng các văn bản quy phạmpháp luật này đóng vai trò quan trọng cho hệ thống pháp luật Sở hữu trí tuệ của Việt Namphát triển

- Giai đoạn củng cố từ năm 1989 đến năm 2005:

Đây là giai đoạn mà những tư tưởng và đường lối đổi mới mang tính đột phá trong ý thức

hộ của Đại hội VI năm 1986 của Đảng bắt đầu phát huy tác dụng tích cực trong mọi mặt

và gặt hái được nhiều thành quả: Đất nước mở cửa và hội nhập; nền kinh tế chuyển đổi từ

Too long to read on your phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang chấp nhận các quy luật phát triển của kinh tế thịtrường; đầu tư nước ngoài tăng mạnh; lực lượng sáng tạo văn hóa, nghệ thuật và khoahọc, công nghệ được “cởi trói”; đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận nhân dânđược cải thiện rõ rệt Những chính sách đổi mới này dần tác động đến pháp luật Sở hữutrí tuệ, tạo ra những thay đổi Cụ thể, pháp luật Sở hữu trí tuệ đã tiến thêm được một bướcvới việc pháp điển hóa khá toàn diện các lĩnh vực Sở hữu trí tuệ khác nhau bằng các pháplệnh của ủy ban Thường vụ Quốc hội: Pháp lệnh Bảo hộ quyền Sở hữu công nghiệp vàPháp lệnh Bảo hộ Pháp lệnh Bảo hộ Quyền tác giả năm 1994 được ban hành, quy địnhchi tiết về quyền và nghĩa vụ của tác giả và chủ sở hữu tác phẩm

Và Bộ Luật dân sự đầu tiên của Việt Nam được ban hành năm 1995 đã đánh dấu bướcphát triển vượt bậc về trình độ và kỹ thuật lập pháp trong lĩnh vực dân sự nói chung, Sởhữu trí tuệ nói riêng Thuật ngữ “quyền Sở hữu trí tuệ” lần đầu tiên được sử dụng chínhthức trong một văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất trong ngành luậtdân sự Bộ Luật dân sự được ban hành trong bối cảnh các quan hệ kinh tế, thương mạiquốc tế đang phát triển mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu với sự ra đời của Tổ chức Thươngmại Thế giới (WTO) Tuy nhiên, do thực tiễn và kinh nghiệm trong lĩnh vực quyền Sởhữu trí tuệ chưa nhiều, nhất là việc Việt Nam mới chỉ bắt đầu quá trình đàm phán gianhập WTO nên Bộ Luật dân sự năm 1995 chưa đáp ứng được kỳ vọng và chỉ khi đượcsửa đổi, bổ sung năm 2005 cùng việc ban hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 thì thựctrạng này mới được giải quyết một cách cơ bản

- Giai đoạn từ năm 2005 đến nay:

Giai đoạn này đánh dấu bước ngoặt lớn trong quá trình phát triển của hệ thống pháp luật

Sở hữu trí tuệ của Việt Nam bằng Bộ Luật dân sự và Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 Luật

Sở hữu trí tuệ là luật chuyên ngành thống nhất điều chỉnh toàn diện các quan hệ Sở hữutrí tuệ Pháp luật Sở hữu trí tuệ được tăng cường đáng kể, góp phần đẩy nhanh tốc độ vàchất lượng tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu và hội nhập với nhiệm

vụ trước mắt là hỗ trợ đàm phán thành công để gia nhập WTO Hiệp định TRIPS buộcViệt Nam dưới góc độ một quốc gia thành viên WTO khi gia nhập phải đảm bảo chuẩnmực về bảo hộ cũng như thực thi quyền Sở hữu trí tuệ

Luật Sở hữu trí tuệ đã phát huy rất tốt vai trò của Luật chuyên ngành trong điều chỉnh cácquan hệ Sở hữu trí tuệ Các quy định về Sở hữu trí tuệ trong Bộ Luật dân sự năm 2005hầu như đã được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ Chính vì vậy, Bộ Luật dân sự mớinhất được thông qua ngày 24/11/2015 tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII đã lược bỏcác quy định về Sở hữu trí tuệ

2 Đối tượng điều chỉnh

Phát sinh trong quá trình định đoạt, khi viết ra, khi sáng tạo một tác phẩn nhất địnhh

Trang 6

Đối tượng điều chỉnh của Luật sở hữu trí tuệ là các quan hệ phát sinh trong quá trình sángtạo, khai thác, sử dụng các sản phẩm được tạo ra bằng trí tuệ.

Căn cứ theo Điều 3 Luật SHTT 2022, đối tượng điều chỉnh của Luật SHTT được phân thành các nhóm sau: Quan hệ về quyền tác giả và các quyền liên quan, quan hệ về quyền

sở hữu công nghiệp và quan hệ về quyền đối với cây trồng

3 Phương pháp điều chỉnh

PP điều chỉnh cách thức mà Nhà nước tác động, bảo vệ Mang bản chất của LHC và LDS(khi có quyền đối vs LSHTT thù ta có thể chuyển giao quyền sử dụng, quyền sở hữu theophương thức tự nguyện, bình đẳng, thỏa thuận vs nhau)

=> PP bình đẳng, thỏa thuận và PP quyền uy, phục tùng (áp dụng vs các chủ thể có địa vị pháp lý bình đẳng vs nhau)

- Phương pháp điều chỉnh của pháp luật là tổ hợp các phương tiện, biện pháp, cách thức

do pháp luật quy định, có sự thống nhất bên trong, thông qua đó, pháp luật tác động vào các quan hệ xã hội một cách đồng bộ làm nảy sinh, xác lập, bảo vệ, phát triển hoặc phòngngừa, ngăn cấm, hạn chế đến sự nảy sinh, tồn tại, phát triển các quan hệ xã hội mà nhà cầm quyền mong muốn trong các lĩnh vực hoạt động nhất định của Nhà nước, xã hội và công dân

- Qua đó, có thể hiểu phương pháp điều chỉnh của luật sở hữu trí tuệ là cách thức, biện pháp mà nhà nước sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quyền tác giả và quyền liên quan đến tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối vớigiống cây trồng Theo đó luật sở hữu trí tuệ có 2 phương pháp điều chỉnh gồm:

+ Phương pháp thỏa thuận: là phương pháp được áp dụng trong mối quan hệ giữa các tổ chức, cá nhân với nhau trong việc chuyển giao quyền hay trong việc các giải quyết tranh chấp trên cơ sở bình đẳng, thỏa thuận

+ Phương pháp mệnh lệnh (quyền uy): là phương pháp được áp dụng trong mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các tổ chức, cá nhân trong việc đăng ký xáclập quyền, trong việc xử lý vi phạm

- Tuy nhiên, theo điều 3 luật sở hữu trí tuệ đối tượng điều chỉnh của luật sở hữu trí tuệ là loại tài sản vô hình nên phương pháp điều chỉnh của luật sở hữu trí có một số đặc điểm riêng khác với đặc điểm của phương pháp điều chỉnh của luật dân sự Mặc dù, quan hệ vềquyền sở hữu trí tuệ là một loại quan hệ dân sự liên quan đến tài sản:

+ Bảo đảm bình đẳng về địa vị pháp lý của các chủ thể: thể hiện ở việc Không có sự phânbiệt về độ tuổi, giới tính, mức độ năng lực hành vi; không phụ thuộc vào địa vị xã hội và trình độ học vấn, mọi cá nhân đều có thể là chủ sở hữu các sản phẩm trí tuệ, có các quyền

và nghĩa vụ như nhau khi tạo ra hoặc được chuyển giao các sản phẩm là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ

Trang 7

+ Bảo đảm quyền tự định đoạt của chủ thể: thể hiện trong việc sáng tạo và công bố hay không công bố tác phẩm, công trình; quyền nộp đơn hay không nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ hoặc nộp đơn xin từ chối sự bảo hộ đối với đối tượng sở hữu công nghiệp đang trong thời hạn bảo hộ.

4 Khung pháp luật quốc tế về SHTT

Nêu các ĐƯQT: Hiệp định TM VN với EU: EVFTA quy định về chỉ dẫn địa lýCăn cứ khoản 2 Mục IV Phần A, Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP ngày 03/4/2008 quy định về áp dụng điều ướcquốc tế:

1 Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập là thỏathuận bằng văn bản được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước hoặc nhân danh Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với một hoặc nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thoả thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác (khoản 1 Điều 2 của Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế)

2 Điều ước quốc tế bao gồm:

a) Điều ước quốc tế đa phương

Ví dụ:

- Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật, năm 1971

- Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp năm 1883, được sửa đổi năm 1979

- Thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá, năm 1891 và Nghị định thư Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá

b) Điều ước quốc tế song phương

Ví dụ:

- Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, năm 2001

- Hiệp định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ giữa Việt Nam và Thuỵ Sỹ, năm 2000.c) Điều ước quốc tế đa phương hoặc song phương nêu trên có thể là điều ước quốc tế riêng về bảo hộ sở hữu trí tuệ hoặc điều ước quốc tế có nhiều nội dung khác nhau trong

đó có nội dung về bảo hộ sở hữu trí tuệ

3 Điều kiện áp dụng điều ước quốc tế

Trang 8

a) Điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên tại thời điểm xảy ra hành vi, sự kiện là đối tượng tranh chấp.

b) Quy định của điều ước quốc tế đó về sở hữu trí tuệ khác với quy định của các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về cùng một vấn đề

Ví dụ: Về thời hạn bảo hộ quyền tác giả có sự khác nhau giữa quy định tại Điều 2.A.2.11 của Đề mục này và quy định tại khoản 4 Điều 4 của Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ Do có sự khác nhau như vậy, phải áp dụng quy định này của Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ để giải quyết tranh chấp về quyền tác giả giữa cá nhân, tổ chức Việt Nam và cá nhân, tổ chức Hoa Kỳ

c) Đối với trường hợp văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam có quy định giống với quy định của điều ước quốc tế về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam

d) Đối với trường hợp có những vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ không được quy định trong luật Việt Nam thì áp dụng quy định tương ứng của điều ước quốc tế

đ) Đối với trường hợp tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ có sự tham gia của cá nhân, tổ chức của nước ngoài mà nước đó và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều là thành viên của điều ước quốc tế thì áp dụng điều ước quốc tế có hiệu lực sau, trừ giữa nước đó

và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định hoặc thoả thuận khác

Ví dụ: Khoản 3 Điều 1 Chương II (Quyền sở hữu trí tuệ) Hiệp định thương mại Việt Nam

B Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật, năm 1971;

C Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp, năm 1967;

D

E Công ước về phân phối tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh (1974)”

Do đó, khi giải quyết tranh chấp về quyền tác giả mà có sự tham gia của cá nhân, tổ chức Hoa Kỳ, thì phải áp dụng đồng thời các điều khoản tương ứng của Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và Công ước Berne

5 Chat GPT và quyền tác giả?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2022 thì quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu Bên cạnh đó theo khoản

1 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ 2022 thì quyền tác giả được phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt

Trang 9

nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đãđăng ký hay chưa đăng ký Còn Chat GPT là một công cụ sử dụng công nghệ AI xử lý ngôn ngữ tự nhiên và có thể được dùng như một trợ lý trò chuyện như con người Và nó tương tác dưới dạng đàm thoại và đưa ra những phản hồi rất đáng kinh ngạc Công cụ nàythậm chí còn có thể tạo ra những hình ảnh và video mới dựa trên những gì nó đã học được từ cơ sở dữ liệu khổng lồ là các cuốn sách điện tử (e-books), các bài viết trực tuyến

và các phương tiện khác Với tiềm năng ứng dụng to lớn đó, Chat GPT được đánh giá là một trong những đối thủ đáng gờm của Google vì độ thông minh và tốc độ xử lý nhanh chóng của nó Mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho người dùng nhưng cũng có rất nhiều tranh cãi xung quanh Chat GPT Ngoài các vấn đề đạo đức như phát tán tin giả, hỗ trợ kẻ xấu thực hiện hành vi lừa đảo Chat GPT còn thu hút rất nhiều sự quan tâm vì vấn đề bản quyền và quyền tác giả trong các tác phẩm do công cụ này tạo ra Về vấn đề quyền tác giả đối với tác phẩm tạo ra bởi Chat GPT thì Chat GPT không tạo ra các văn bản này một cách độc lập, các kết quả mà Chat GPT mang lại là kết quả của quá trình xử lý thông tin từ các dữ liệu khác nhau mà nó thu thập được Do đó, Chat GPT không có quyền tác giả đối với các văn bản mà nó tạo ra

Ví dụ như Chat GPT được cho xử lý một câu hỏi tạo ra một tác phẩm văn học và nếu nhưChat GPT tạo ra một tác phẩm có nội dung giống với một tác phẩm văn học của một người nào đó thì Chat GPT vi phạm quyền tác giả của tác phẩm đó

Bản thân mình là chủ sở hữu thông qua việc giao việc cho chat gpt

Kh có 1 câu trả lời chính xác

Chat GPT trực tiếp tạo ra tp nhưng không phải người => nên kh phải là tác giả

Có 4 cấp độ trí tuệ nhân tạo: Cấp độ 1: AI phản ứng, cấp độ 2: nó có bộ lưu trẽ hạn chế, cấp độ 3: hiểu về tâm lý con người như biết con người cần gì, cấp độ 4: siêu trí tuệ theo nghiên cứu thì chưa phát triển đến

=> Nó có khả năng gây ra thiệt hại không? Có, trên nền tảng số AI đưa ra các gợi ý của các chủ thể khác sẽ có khả năng gây ra thiệt hại, xâm phạm quyền tác giả, dữ liệu cá nhân,… Ai bồi thường? (đang nghiên cứu: Chủ thể vận hành, chủ thể tạo ra máy móc liênđới BTTH)

6 Sản phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo có xâm phạm quyền tác giả hay không?

Căn cứ theo khoản 1, 2 Điều 4; khoản 1 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ 2022 thì ta có thể hiểu Quyền tác giả là một trong các quyền của quyền sở hữu trí tuệ, đây là quyền của tổ chức,

cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu, phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt

Trang 10

nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đãđăng ký hay chưa đăng ký Mà căn cứ theo khoản 6 Điều 4, Điều 12a Luật sở hữu trí tuệ

2022 thì Chủ thể quyền tác giả bao gồm tác giả đồng tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả (do được chuyển giao quyền sở hữu) không có quy định bao gồm chủ thể là trí tuệ nhân tạo Đồng thời căn cứ theo Điều 13 Luật sở hữu trí tuệ 2022 cũng không quy định sản phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo thì được bảo hộ quyền tác giả Vì vậy có thể thấy sản phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo không xâm phạm quyền tác giả

II Bài tập:

Bài tập 1: Tìm các bản án tranh chấp quyền SHTT

1.1 Bản án số 1: Bản án số 35/2020/KDTM-PT Ngày 15/7/2020 của TAND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh về “Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ về sáng chế giữa pháp nhân với pháp nhân.

Tóm tắt nội dung vụ án: Công ty MS&D (MSD) tại Hoa Kỳ hiện đang sở hữu rất nhiều Bằng độc quyền sáng chế (Bằng ĐQSC) trên toàn cầu Sitagliptin và các đối tượng được bảo hộ sáng chế liên quan là một trong số những sáng chế quan trọng nhất của MSD Sitagliptin được cấp phép bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ vào ngày 17/10/2006 Sitagliptin góp phần thiết yếu trong việc điều trị bệnh tiểu đường typ 2 vì nó

ít có tác dụng phụ trong việc kiểm soát lượng đường trong máu Sitagliptin thường được bán trên thị trường dưới tên thương phẩm, nhãn hiệu Januvia® và Janumet® Tại Việt Nam Januvia® và Janumet® đã nhận được giấy phép và đưa vào thị trường để điều trị bệnh tiểu đường type 2 từ 2012

- Tại Việt Nam, MSD cũng là chủ sở hữu của nhiều Bằng ĐQSC liên quan đến Sitagliptin, bao gồm nhưng không giới hạn ở Bằng ĐQSC số 7037 được cấp ngày 05/05/2008, có hiệu lực đến ngày 18/06/2024 bảo hộ cho, trong những đối tượng khác, Sitagliptin, muối dihydrophosphat của 4-oxo-4-[3-(triflometyl)-

5,6dihydro[1,2,4]triazolo[4,3-alphapyrazin-7(8H)-yl]-1-(2,4,5-triflophenyl) 2amin, dược chất và dược phẩm chứa muối này, quy trình điều chế hợp chất này và việc sử dụng để điều trị bệnh đái tháo đường typ 2 Sáng chế được bảo hộ theo Bằng ĐQSC nêu trên được MSD sử dụng cho sản phẩm thuốc mang tên thương phẩm, nhãnhiệu Januvia®, Janumet® chứa hợp chất Sitagliptin phosphat monohydrat

butan Tháng 9/2014, nguyên đơn phát hiện các sản phẩm thuốc của bị đơn - Công ty TNHH Dược phẩm ĐVP (nay là Công ty Cổ phần Dược phẩm ĐVP) có tên gọi Zlatko-100

và Zlatko-50 đã được cấp số lưu hành lần lượt là VD-21483-14 và VD-21484-14 Cả hai sản phẩm Zlatko-100 và Zlatko-50 đều có chứa hợp chất chính là Sitagliptin phosphat monohydrat thuộc phạm vi bảo hộ của Bằng ĐQSC số 7037 Ngày 17/9/2014, MSD thông qua Công ty Luật TNHH T&G đã gửi một thư cảnh báo tới bị đơn để tìm kiếm một sự hợp tác thiện chí trong việc rút bỏ các giấy phép lưu hành

Trang 11

thuốc của các sản phẩm này Tuy nhiên, bị đơn đã không trả lời Ngày 22/10/2014, Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ Việt Nam ra Kết luận giám định với nội dung khẳng định sản phẩm thuốc chứa hợp chất Sitagliptin phosphate monohydrate-cũng chính là hoạt chất của sản phẩm thuốc Zlatko-100 và Zlatko-50 là trùng lặp đối với sáng chế

số 7037 đang được bảo hộ của Công ty MSD Ngày 14/01/2015, nguyên đơn thông qua Công ty Luật TNHH T&G đã đề nghị Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm về sở hữu trí tuệ, để tiến hành xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế

- Trong buổi thanh tra ngày 30/01/2015, bị đơn đã thừa nhận hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế Theo đó, bị đơn đã tự nguyện cam kết rằng: Chấm dứt việc sản xuất,quảng cáo và phân phối các sản phẩm thuốc vi phạm Zlatko-100 và Zlatko-50; Ra quyết định thu hồi tất cả sản phẩm thuốc vi phạm Zlatko-50 trên thị trường; Rút số đăng ký lưu hành thuốc của Zlatko-100 và Zlatko-50 tại Cục Quản lý Dược không muộn hơn ngày 06/02/2015 Vào ngày 04/02/2015, tại Văn phòng của cơ quan Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, bị đơn cũng đã cam kết sẽ tuân thủ nghiêm túc yêu cầu của cơ quan chức năng cũng như các cam kết của họ Tuy nhiên, cho tới nay, bị đơn vẫn chưa thực hiện các cam kết và vẫn tiếp tục xâm phạm Bằng ĐQSC số 7037

- Cụ thể, Bị đơn đã thắng gói thầu để sản xuất và cung cấp 1.000 viên Zlatko 100mg với giá 15.960 đồng một viên và 98.000 viên Zlatko 50mg với giá 9.177 đồng một viên cho Sở Y tế Thanh Hóa trong giai đoạn 2015 và 2016 Hơn nữa, cùng với việc không rút số đăng ký lưu hành thuốc của Zlatko-100 và Zlatko-50 theo các cam kết, bịđơn đã nộp đơn đăng ký lưu hành thuốc cho Zlatko-25 và được Cục Quản lý Dược cấp số đăng ký lưu hành thuốc số cho sản phẩm Zlatko-25 của bị đơn

- Vì vậy, nguyên đơn yêu cầu như sau:

1 Yêu cầu Bị đơn chấm dứt tất cả các hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, bao gồm nhưng không giới hạn ở việc nhập khẩu, sản xuất, khai thác, lưu thông, buôn bán, vận chuyển, quảng cáo, chào báo và lưu trữ để lưu thông sản phẩm xâm phạm quyền đối với các Bằng ĐQSC số 7037 và 5684 của nguyên đơn (căn cứ theo Điều 201.1 của Luật

Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 – sau đây viết tắt là Luật Sở hữu trí tuệ);

2 Yêu cầu bị đơn bồi thường cho nguyên đơn 500.000.000 đồng theo các Điều 202.4,

204 và 205 Luật Sở hữu trí tuệ, khoản bồi thường này có thể tăng tương ứng với các tổn thất được nêu ra bên dưới và các bằng chứng có thể được cung cấp thêm bởi Nguyên đơn;

3 Yêu cầu bị đơn thu hồi trên thị trường tất cả các sản phẩm thuốc Zlatko hoặc các sản phẩm thuốc khác mà xâm phạm quyền đối với các Bằng ĐQSC số 7037 và số 5684 (Căn

cứ Điều 202.1 Luật Sở hữu trí tuệ);

Trang 12

4 Yêu cầu bị đơn thanh toán khoản chi phí hợp lý trị giá 300.000.000 đồng mà nguyên đơn đã bỏ ra để thuê luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn nhằm chống lại hành vi xâm phạm quyền (căn cứ theo Điều 202 và 205.3 Luật Sở hữu trí tuệ);

5 Yêu cầu bị đơn xin lỗi và cải chính công khai nguyên đơn trên tạp chí Dược và Mỹ phẩm, tạp chí Khoa học và Đời sống và đăng trên ba kỳ liên tiếp của báo Thanh niên về các hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế (Căn cứ Điều 202.2 Luật Sở hữu trí tuệ);

6 Yêu cầu bị đơn tiêu hủy, dưới sự chứng kiến của nguyên đơn, tất cả các sản phẩm xâm phạm còn trong kho cũng như các nguyên liệu thô, vật liệu và máy móc được sử dụng chủ yếu để sản xuất và/hoặc buôn bán sản phẩm thuốc có tên Zlatko xâm phạm quyền đốivới các Bằng ĐQSC số 7037 và 5684 (Căn cứ điều 202.5 Luật Sở hữu trí tuệ);

7 Yêu cầu bị đơn rút các số đăng ký lưu hành thuốc của Zlatko-100 (VD21483-14), Zlatko-50 (VD-21484-14), và Zlatko-25 (VD-23924-15) từ Cục Quản lý Dược Việt Nam thuộc Bộ Y Tế (Căn cứ theo Điều 202 Luật SHTT và Điều 13 và 14 Thông tư

44/2014/TTBYT);

8 Yêu cầu bị đơn không được đăng ký tại Cục Quản lý Dược Việt Nam bất kỳ sản phẩm thuốc nào chứa các hợp chất và/hoặc hợp chất dược phẩm được bảo hộ trong thời hạn củacác Bằng ĐQSC số 7037 và số 5684

 Toà án sơ thẩm tuyên:

1 Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn MS&D (US) đối với bị đơn Công ty

Cổ phần Dược phẩm ĐVP Buộc bị đơn Công ty Cổ phần Dược phẩm ĐVP phải thực hiện các công việc và phải bồi thường cho nguyên đơn MS&D (US) các khoản sau:

- Chấm dứt các hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, bao gồm nhưng không giới hạn ở việc nhập khẩu, sản xuất, khai thác, lưu thông, buôn bán, vận chuyển, quảng cáo, chào báo và lưu trữ để lưu thông sản phẩm thuốc Zlatko xâm phạm quyền đối vớicác Bằng ĐQSC số 7037 và 5684 của MS&D (US)

- Phải thu hồi trên thị trường và tiêu hủy dưới sự chứng kiến của nguyên đơn tất cả các sản phẩm thuốc Zlatko xâm phạm quyền đối với các Bằng ĐQSC số 7037 và số 5684

- Tiến hành các thủ tục rút số đăng ký lưu hành thuốc của Zlatko-100 (VD-21483-14), Zlatko-50 (VD-21484-14), và Zlatko-25 (VD-23924-15) từ Cục Quản lý Dược - Bộ YTế

- Phải xin lỗi, cải chính công khai trên tạp chí Dược và Mỹ phẩm, tạp chí Khoa học và Đời sống, Báo Thanh niên về các hành vi xâm phạm Bằng ĐQSC số 7037 và số 5684 của MS&D (US) Việc xin lỗi, cải chính công khai trên các tạp chí, báo phải đăng 03

kỳ liên tiếp ngay sau khi bản án có hiệu lực pháp luật

- Bồi thường thiệt hại cho MS&D (US) số tiền 500.000.000 đồng và thanh toán số tiền 300.000.000 đồng chi phí hợp lý mà MS&D (US) đã bỏ ra để thuê Luật sư

Trang 13

- Tổng số tiền Công ty Cổ phần Dược phẩm ĐVP phải bồi thường và thanh toán cho MS&D (US) là: 800.000.000 đồng (tám trăm triệu đồng).

2 Đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu của nguyên đơn MS&D (US) về việc yêu cầu tiêuhủy các phương tiện, máy móc của bị đơn Công ty Cổ phần Dược phẩm ĐVP liên quan đến việc sản xuất thuốc Zlatko xâm phạm quyền đối với các Bằng ĐQSC số

7037 và 5684 của MS&D (US)

 Toà án phúc thẩm tuyên:

1 Chấp nhận kháng cáo của Công ty TNHH Dược phẩm ĐVP

2 Chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Dương

3 Hủy toàn bộ Bản án kinh doanh thương mại số 10/2019/KDTM-ST ngày 04 tháng

12 năm 2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương giải quyết lại theo thủ tục sơ thẩm

 Cơ sở pháp lý:

- Bộ luật tố tụng dân sự 2015: khoản 2 Điều 30, điểm a khoản 1 Điều 37, điểm a khoản

1 Điều 39, các Điều 144, 147, 161, 235, 264, 266, 271, 272, 273, 278, 279, 280 ; Điều

91, 92; khoản 4, 5 Điều 189; Điều 102

- Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009: khoản 1 Điều 123, khoản 1 Điều 124,khoản 1 Điều 125, khoản 1 Điều 126, Điều 201, Điều 202, Điều 205; Điều 200

- Nghị định 99/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp: Điều 10

- Nghị định 105/2006/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 119/2010/NĐ-CP: Khoản 1 Điều 30; Khoản 1 Điều 29; Điều 16; Điều 20; Điều 46, 47, 48

- Thông tư 44/2014/TT-BYT về đăng ký thuốc: Khoản 1, khoản 2 Điều 13; Khoản 6 Điều 32

- Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án: Điều 6, Điều 26

1.2 Bản án số 2: Bản án số 13/2020/KDTM-PT Ngày 27/5/2020 của TAND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh về Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ

 Tóm tắt nội dung vụ án:

Trang 14

Từ năm 2012, Ông Đinh Công NĐ là kỹ sư tin học có soạn thảo một số chương trình phục vụ cho việc học tập trong chương trình phổ thông tiểu học dựa vào kiến thức của Bộgiáo dục đào tạo và đưa video giảng dạy lên trang web “360do.vn” Ông cũng thông qua youtube để chuyển sang trang web này nhiều nội dung có dung lượng lớn do không thể chuyển trực tiếp vào trang web được, khi đăng ký youtube thì ông NĐ được hưởng % lợi nhuận trên doanh thu của Google Các chương trình được đưa vào gồm nội dung giảng dạy về toán học, tin học Cho đến nay đã được phát triển hơn và có nhiều mảng đào tạo dưới sự hỗ trợ của một số giáo viên khác Khoảng giữa năm 2015, Topica đã liên hệ với ông NĐ để khai thác những video về giảng dạy tin học Trong quá trình thương thảo thì ông NĐ phát hiện Công ty V xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với những video của mình,

cụ thể như sau:

- Ngày 25-9-2015, ông NĐ vào google tìm kiếm video của mình thì phát hiện các videocủa mình nằm trong website vietgiaitri.com thuộc sở hữu của Công ty V Bị đơn đã đưa 387 video vào sử dụng tại trang web này mà không được sự đồng ý của ông NĐ

- Gắn thương hiệu vietgiaitri.com vào video của tác giả gây hiểu nhầm cho người xem

cụ thể: Người xem sẽ hiểu nhầm có sự hợp tác giữa ông NĐ và Công ty truyền thông VGT

- Tự cho phép người xem download những video này về máy tính cá nhân

- Sử dụng các video để thu hút lượt xem và thực hiện các quảng cáo trên vietgiaitri.comnhằm mục đích thu lợi nhuận

Theo ông NĐ được biết hiện nay website vietgiaitri.com vẫn còn hoạt động Khi Tòa án thụ lý thì ông NĐ có vào trang web: vietgiaitri.com thì không thấy nội dung sao chép video giảng dạy của mình nữa, có lẽ đã được gỡ xuống Đối tượng khởi kiện là 387 videogiảng dạy được ông NĐ đưa lên youtube và trang web 360do.vn, nội dung của 387 video này là một số chương trình giảng dạy về toán học, tin học, giáo dục công dân, vẽ mỹ thuật và một số video quay cảnh sinh hoạt của con, cháu trong gia đình ông NĐ Ông NĐxác định chưa đăng ký bảo hộ đối với 387 video này

Trong đơn khởi kiện ngày 02-11-2015, ông NĐ đề nghị Tòa án giải quyết các yêu cầu đốivới Công ty V do bà Nguyễn Thị Thu H làm đại diện theo pháp luật như sau:

- Chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với các video của tác giả

- Chấm dứt sự hoạt động và huỷ bỏ toàn bộ các video của tác giả mà Công ty V đã đăng tải trước đó trong website vietgiaitri.com

- Xin lỗi công khai trên báo tuổi trẻ về hành vi xâm phạm

- Bồi thường thiệt hại về vật chất cho tác giả đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu loạt video của tác giả mà Công ty V đã thực hiện: 1.500.000 x 387 (video)= 580.500.000 đồng

Ngày đăng: 15/04/2024, 20:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w