1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận môn lịch sử kinh tế quốc dân chủ đề kinh tế việt nam thời kỳ phong kiến dân tộc tự chủ (938 1858)

22 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 3,1 MB

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 3

Trước hết, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến ThS Đinh Hoàng Tường Vi, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình học tập môn Lịch sử kinh tế quốc dân

Nhờ có sự hướng dẫn khoa học, nhiệt tình của cô, chúng em đã có cơ hội tiếp cận và tích lũy thêm nhiều kiến thức quý báu về lịch sử kinh tế các nước trên thế giới, trong đó có cả lịch sử kinh tế Việt Nam Cô đã mang đến cho chúng em những bài giảng hữu ích, không những giúp chúng em có thêm kiến thức về lịch sử kinh tế mà còn rút ra được những bài học quý, có thêm cái nhìn đa chiều cho nền kinh tế hiện tại và tương lai

Thông qua bài tiểu luận này, nhóm chúng em xin được trình bày những gì đã tìm hiểu được về nền kinh tế phong kiến của Việt Nam giai đoạn tự chủ 938 - 1858 Chúng em hy vọng bài tiểu luận sẽ là một sản phẩm đáng giá, thể hiện sự nỗ lực và cố gắng của chúng em trong suốt quá trình học tập

Tuy nhiên, kiến thức là vô hạn, còn sự tiếp thu của mỗi cá nhân lại luôn tồn tại những hạn chế nhất định, vì vậy trong bài tiểu luận này, nhóm chúng em không thể tránh khỏi những thiếu sót Chúng em rất mong nhận được những góp ý quý báu từ cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn

Một lần nữa, nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn cô Chúc cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và ngày càng thành công trong sự nghiệp giảng dạy

Trang 4

3

LỜI MỞ ĐẦU

Bề dày của lịch sử được bồi đắp lên trong quá trình con người không ngừng đấu tranh với tự nhiên để sinh tồn và phát triển Đất nước Việt Nam xuất hiện là kết quả của quá trình vận động địa lý, địa chất lâu dài trong lịch sử tự nhiên cách đây hàng trăm triệu năm Lịch sử tiến hóa của dân tộc ta trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn đều ghi nhận sự phát triển đi lên phù hợp với những quy luật phát triển chung trong lịch sử phát triển của xã hội loài người Và mỗi giai đoạn lịch sử trên đều luôn gắn liền với những biến động không ngừng của tình hình kinh tế

Lịch sử kinh tế Việt Nam bắt đầu từ thời kỳ đồ đá với những dấu hiệu xuất hiện đầu tiên của người nguyên thủy Việt Nam Sau đó là những buổi đầu dựng nước dưới bàn tay của 18 đời vua Hùng Đến năm 938, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc dai dẳng, đưa dân tộc ta bước vào thời kỳ mới, thời kỳ phong kiến dân tộc tự chủ

Ở giai đoạn này, dưới sự cai trị của các triều đại phong kiến khác nhau, sự phát triển kinh tế của Việt Nam vẫn tuân theo một số quy luật chung nhất định Đến với đề tài này, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu, làm rõ những đặc điểm của tình hình kinh tế Việt Nam thời kỳ phong kiến, dựa trên các phương diện về nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp

your phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

II Kinh tế từ thời Lê mạt tới thời Nguyễn (thế kỷ XVI - nửa đầu thế kỷ XIX) 11

1 Tình hình ruộng đất và sản xuất nông nghiệp 11

2 Tình hình thủ công nghiệp 14

3 Tình hình thương nghiệp 16

III Tổng kết và đánh giá 17

1 Tổng kết những đặc điểm của kinh tế Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX 17

2 Đánh giá sự sụp đổ của nền kinh tế phong kiến 18

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Error! Bookmark not defined DANH MỤC HÌNH ẢNH 20

Trang 6

5

I Kinh tế từ thế kỷ X đến thế kỷ XV 1 Tình hình ruộng đất và sản xuất nông nghiệp a Chế độ sở hữu ruộng đất

Thời phong kiến Việt Nam, quyền sở hữu ruộng đất tối cao thuộc về nhà nước và vua là người đại diện Nhưng trên thực tế, ruộng đất tồn tại dưới hai hình thức sở hữu: sở hữu của nhà nước phong kiến và sở hữu tư nhân Riêng ruộng thuộc sở hữu nhà nước lại phân thành các dạng khác nhau như: ruộng quốc khố, ruộng phong cấp, ruộng công làng xã Trải qua các triều đại, tình hình ruộng đất cũng có nhiều biến đổi

Ruộng quốc khố là loại ruộng do nhà nước trực tiếp quản lý và tổ chức sản xuất, nó thường chiếm tỷ lệ nhỏ so với các loại ruộng khác Những người canh tác trên ruộng quốc khố là những tù binh và các loại tội phạm, họ bị bóc lột như những người nông nô, mức tô của loại ruộng này gấp bảy lần mức tô của ruộng công làng xã

Ruộng phong cấp là ruộng của nhà vua ban cấp cho quý tộc, quan lại và những người có công Người nhận ruộng phong cấp chỉ có quyền sử dụng, không có quyền sở hữu Loại ruộng phong cấp bắt đầu từ thời nhà Đinh và phát triển mạnh trong thời nhà Lý (thực phong, thực ấp), nhà Trần (điền trang, thái ấp) Sang thời nhà Hồ, Hồ Quý Ly ban hành chính sách “hạn điền” và “hạn nô” nhưng không giải quyết được tận gốc mâu thuẫn trong các điền trang, thái ấp có từ thời Trần Đến thời Hậu Lê, ruộng phong cấp gọi là lộc điền và trong ruộng lộc điền có một phần được cấp vĩnh viễn Đó là một tiến bộ so với chế độ điền trang, thái ấp, tạo điều kiện cho kinh tế của địa chủ và nông dân tự canh phát triển

Ruộng công làng xã là loại ruộng do làng xã trực tiếp quản lý và phân phối cho nông dân công tác Trên thực tế, người nông dân cày ruộng làng xã trở thành tá điền của nhà nước và phải nộp cả tô và thuế cho nhà vua (chế độ “lưỡng thuế”) Loại ruộng này có từ thời công xã nguyên thủy, chiếm một phần tỷ trọng lớn trong các loại ruộng và có xu hướng thu hẹp dần vì qua các thời kỳ nhà nước phong kiến dùng ruộng đất công bán cho tư nhân, hoặc quan lại ở địa phương thường “chiếm công vi tư” Thời Hậu Lê, nhà nước ban hành chính sách quân điề, quy định cách phân phối và sử dụng ruộng đất công Đây là bước can thiệp của nhà nước vào quyền tự trị của làng xã Loại ruộng nông công làng xã có vai trò to lớn đối với sự tồn tại của chế độ phong kiến, nó là nguồn thu thập chủ yếu của nhà nước

Ruộng đất tư là loại ruộng của địa chủ quan lại và nông dân tự canh Trải qua một quá trình lâu dài, sở hữu tư nhân về ruộng đất là kết quả của tích tụ, tập trung, “chiếm công vi

Trang 7

tư” hoặc do nhà nước cho bán ruộng công làm ruộng tư Người chủ của loại ruộng này vừa có quyền sử dụng vừa có quyền sở hữu, có quyền mua bán và truyền lại cho con cháu Trong lịch sử, ruộng đất tư thực sự phổ biến từ thời Lý Đến triều Trần, sở hữu tư nhân về ruộng đất được tạo điều kiện khá thuận lợi thông qua việc quy định thuế ruộng tư nhẹ hơn ruộng công Đến cuối thế kỷ XV, nhà Hồ lũng đoạn nhà Trần, Hồ Quý Ly đã ban hành chính sách hạn điền khiến ruộng đất tư càng không có điều kiện phát triển Theo chính sách hạn điền, nhiều ruộng đất tư phải sung công Sang thời Lê Sơ, ruộng tư có điều kiện phát triển

b Tình hình sản xuất nông nghiệp

Với chính sách kinh tế “dĩ nông vi bản” tức là lấy nông nghiệp làm ngành sản xuất cơ bản, thời kỳ này nhà nước đặc biệt quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, thể hiện qua:

Thứ nhất là chính sách khẩn hoang nhằm tăng diện tích canh tác đều được các triều đại phong kiến chú ý thực hiện, mạnh nhất là vào thời Trần và thời Hậu Lê Thời Trần, các lộ có quan chánh sứ và phó chánh sứ đôn đốc việc khẩn hoang Sang thời Hậu Lê, việc khai hoang lập đồn điền là một chính sách lớn của nhà nước (năm 1480 cả nước có 43 đồn điền) Thứ hai là chính sách xây dựng, bảo vệ đê điều và các công trình thủy lợi Hệ thống đê điều và các công trình thủy lợi căn bản được hình thành trong thời kỳ Lý - Trần đến thời Hậu Lê được bồi đắp thêm

Thứ ba là có chính sách bảo đảm nhân lực, sức kéo cho sản xuất nông nghiệp Các triều đại phong kiến đều thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”, đồng thời có những quy định bắt dân lưu vong phải trở về quê quán để cày ruộng, hạn chế huy động công dịch vào những thời điểm mùa màng Sức kéo (trâu, bò) được nhà nước bảo vệ nghiêm ngặt như cấm giết thịt trâu, bò, ai trộm cắp trâu, bò bị xử tội nặng…

Thứ tư là nhà nước phong kiến chú ý đến chính sách tô, thuế nhằm khuyến khích sản xuất nông nghiệp

Thứ năm là nhà nước phong kiến còn tổ chức các hình thức lễ nghi có tính chất mê tín nhằm thể hiện sự quan tâm đến sản xuất nông nghiệp Như từ thời Lê Hoàn hàng năm đều có lệ vua cày trên ruộng “tịch điền”, ngoài ra còn có lễ cúng thần nông, lễ cầu đảo, lễ tế trùng,

Trang 8

7

⇨⇨ Nhờ những chính sách trên, nền nông nghiệp thời kỳ này có nhiều tiến bộ, phần lớn các năm đều được mùa, đời sống nhân dân ổn định, chính quyền phong kiến được củng cố và đạt đến cực thịnh vào thời Hậu Lê

2 Tình hình thủ công nghiệp

Trong các thế kỉ X-XV, thủ công nghiệp Việt Nam có bước phát triển vượt bậc về cả quy mô, kỹ thuật và sản phẩm

a Về quy mô

Thủ công nghiệp phát triển theo hai dạng: thủ công nghiệp quan doanh và thủ công nghiệp dân gian

Thủ công nghiệp quan doanh do nhà nước phong kiến trực tiếp quản lý Các triều đại đều tổ chức các "quan xưởng" để đúc tiền, chế tạo vũ khí, đóng chiến thuyền và sản xuất những mặt hàng xa xỉ phục vụ nhu cầu sinh hoạt của chốn cung đình

Thủ công nghiệp dân gian là những nghề thủ công phát triển rộng rãi trong nhân dân, trong đó phổ biến là thủ công nghiệp với tính cách là nghề phụ gia đình Bên cạnh đó cũng xuất hiện những thợ thủ công tách ra khỏi sản xuất nông nghiệp và dẫn đến việc hình thành các làng, phường thủ công nghiệp - nơi tập trung khá đông những thợ thủ công chuyên nghiệp để sản xuất ra một hay vài loại hàng thủ công Hình thức tổ chức làng, phường thủ công phát triển khá mạnh trong thời nhà Trần và nhà Hậu Lê

b Về kỹ thuật sản xuất

Nhiều nghề thủ công đạt đến trình độ tinh xảo, nổi tiếng

Nghề làm đồ gốm tiếp tục phát triển Thời Lý - Trần có loại gốm men ngọc nổi tiếng Các loại gốm hoa nâu, gốm hoa lam của thời Lý - Trần - Hậu Lê nổi tiếng ở cả châu Á Sản phẩm đồ gốm là quà tặng của vua chúa cho khách nước ngoài và là hàng hóa để trao đổi, buôn bán

Nghề dệt đã làm được nhiều loại vải cao cấp như the, sa, gấm, vóc, lụa, đoạn có màu sắc và họa tiết trang trí đặc sắc

Kiến trúc cũng đạt đến trình độ cao Thời nhà Lý, hàng loạt những thành quách, cung điện lâu đài, chùa tháp và đền thờ anh hùng dân tộc được xây dựng ở khắp mọi nơi, trong đó tập trung nhất là khu vực Thăng Long Sang thời nhà Trần, nhà Hồ và nhà Hậu Lê, tuy

Trang 9

các công trình kiến trúc không nhiều và bề thế như thời Lý, nhưng các công trình kiến trúc vẫn tiếp tục được xây dựng và để lại nhiều công trình nổi tiếng như thành Tây Đô (hay thành nhà Hồ), Đông Kinh, Lam Kinh, v.v

Nghề luyện kim (đúc đồng, rèn sắt) khá phát triển Thời Lý - Trần, ông cha ta đã tạo nên những vật phẩm tiêu biểu thể hiện trình độ kỹ thuật và nghệ thuật cao về đúc đồng Đó là pho tượng Phật chùa Quỳnh Lâm (cao khoảng 20m, được đặt trên một tòa điện cao 23,5m), tháp Báo Thiên (gồm 12 tầng, cao khoảng 70m), chuông Quy Điền cực lớn và vạc Phổ Minh (sâu 4 thước ta, rộng 10 thước ta, nặng 6.150 cân ta) Bốn bảo vật này được gọi là "An Nam tứ đại khí", nay không còn nữa

Các nghề thủ công khác cũng có nhiều tiến bộ như nghề làm kim hoàn, nghề mộc, nghề chạm khắc, nghề làm giấy, nghề in, làm phong phú cho nền thủ công nghiệp của dân tộc Việt Nam

Hình 1: Gốm thời Lý Trần

Trang 10

9

Hình 3: An Nam tứ đại khí

kinh tế - xã hội của đất nước Thủ công nghiệp đã cung cấp cho nhân dân các loại hàng hóa thiết yếu, đáp ứng nhu cầu đời sống và sản xuất Bên cạnh đó, thủ công nghiệp còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của thương nghiệp, mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài

Hình 2: Đông Kinh

Trang 11

3 Tình hình thương nghiệp

Các ngành nông nghiệp, thủ công nghiệp phát triển tạo điều kiện cho thương nghiệp được mở mang thêm Các triều đại phong kiến đều cho khơi kênh, nạo vét các khúc sông, đắp thêm các con đường bộ để việc đi lại giữa các vùng, các miền được dễ dàng, mở rộng các mối giao lưu kinh tế trong nước

a Nội thương

Việc buôn bán trong nhân dân đã khá phát triển, các chợ và trung tâm buôn bán mọc lên ngày càng nhiều Thăng Long là trung tâm buôn bán của cả nước Tại các địa phương, chợ búa xuất hiện ngày càng nhiều, nhà nước khuyến khích cho dân họp chợ Bộ luật Hồng Đức có ghi: “hễ có dân thì có chợ, xã nào chưa có chợ thì lập thêm chợ mới”

Để thuận tiện cho việc giao lưu, trao đổi buôn bán, từ thời nhà Đinh trở đi nhà nước phong kiến rất chú ý đến việc đúc tiền và đồng tiền được sử dụng ngày càng phổ biến Thời Trần, Lê nhà nước còn có những quy định thống nhất đơn vị đo lường về một số mặt hàng như thóc gạo, vải, gỗ, giấy, đơn vị đo ruộng đất Nhìn chung, thời kỳ này quan hệ hàng hóa - tiền tệ đã bước đầu được phát triển

b Ngoại thương

Nhà nước phong kiến nắm quyền kiểm soát nhằm ngăn ngừa âm mưu do thám của nước ngoài, nhưng nhà nước không hạn chế quan hệ buôn bán với các nước

Thời Lý - Trần, nước ta mở rộng quan hệ buôn bán với Trung Quốc và nhiều nước khác Bến Vân Đồn trở thành thương cảng sầm uất và quan trọng nhất của cả nước Ngoài ra, dọc theo vùng bờ biển và biên giới còn có những trung tâm buôn bán như ở Cửa Cạn, Cửa Vạn, Vĩnh Bình, Hoành Sơn, Khâm Châu

Nhưng đến thời Hậu Lê thì ngoại thương có phần sa sút do nhà nước chủ trương hạn chế buôn bán với bên ngoài, thương nhân nước ngoài chỉ được tới buôn bán ở Vân Đồn và một vài địa điểm được quy định

Trang 12

11

Hình 4: Bến Vân Đồn

Nhận xét: Sự phát triển của thương nghiệp đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Thương nghiệp đã thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp, thủ công nghiệp, tạo điều kiện cho các ngành nghề mới ra đời và phát triển, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân

II Kinh tế từ thời Lê mạt tới thời Nguyễn (thế kỷ XVI - nửa đầu thế kỷ XIX) 1 Tình hình ruộng đất và sản xuất nông nghiệp

a Tình hình ruộng đất

Là thời kì nhà nước phong kiến suy vong

Quy tắc điền thổ truyền thống ở Việt Nam: đất ruộng trong nước đều là của nhà vua, người nông dân nhận ruộng cày cấy và nộp tô thuế cho triều đình Tuy vậy, trên thực tế những ruộng đất do người dân cày lâu ngày được coi như của riêng, có thể mua bán Ruộng

Trang 13

tư là đất riêng do tư nhân trồng trọt và nộp thuế Đất này có thể mua bán, cầm cố, có thể thừa kế, nếu triều đình muốn trưng dụng phải trả tiền bồi thường Ruộng công là đất của công, do triều đình giao cho xã, thôn sử dụng và cấm bán, trừ một vài trường hợp có thể cầm cố trong hạn 3 năm, hết hạn phải lấy lại Ruộng này cứ 3 năm phân chia lại 1 lần cho dân đến khi mỗi người đều có một số ruộng tương tự nhau một cách công bằng Cách này gọi là phép quân điền

Tình hình phân hóa ruộng đất trong nông thôn càng diễn ra mạnh mẽ Đây là thời kỳ ruộng công làng xã bị tan rã từng mảng, bị thu hẹp dần trước sự lấn chiếm của ruộng tư Bọn địa chủ cường hào ở nông thôn tăng cường lũng đoạn, thao túng ruộng đất Đặc biệt vào nửa đầu thế kỷ XIX, nhà Nguyễn ra sức phục hồi và củng cố quyền lợi của giai cấp địa chủ Năm 1838, ruộng công ở Bình Định là 6.000 mẫu trong khi ấy ruộng tư lên tới 70.000 mẫu

ngữ Hán Việt, có nghĩa là lấy của chung làm của riêng)

Đối với ruộng công làng xã, khi tình trạng “chiếm công vi tư’’ruộng đất diễn ra khá mạnh mẽ, ruộng công làng xã bị thu hẹp nghiêm trọng, nhưng nhà nước phong kiến vẫn cố tình bảo lưu để đảm bảo nguồn thu cho nhà nước

Chính sách “quân điền” ngày càng trở nên phản động, vì đối tượng ưu tiên hưởng ruộng “quân điền” là quan lại, binh lính, còn người nông dân trực tiếp sản xuất chỉ được nhận phần ruộng ít ỏi, canh tác khó khăn; chế độ “lộc điền” dần bị bãi bỏ

Thời Nguyễn, quan nhất phẩm được 18 phần, quân lính được 7-9 phần, còn dân chỉ được 3-4 phần Đối với quân lính, ngoài ruộng khẩu phần còn được cấp lương điền từ 7 sào tới 1 mẫu

Thời Nguyễn sau 13 năm thực hiện chính sách “quân điền”, năm 1852 viên thanh tra triều đình Đặng Văn Thiêm tâu với Tự Đức: “Lúc trước đặt lệ quân điền, cứ 10 mẫu 5 mẫu làm công, 5 mẫu làm tư Nhưng ruộng công màu mỡ thì cường hào cưỡng chiếm, còn thừa chỗ nào thì hào lý chiếm, dân chỉ được phần xương xẩu mà thôi.”

Như vậy trên thực tế, ruộng công làng xã đã trở thành “hình thức nô dịch và lệ thuộc về thân thể làm cho thân phận người lao động càng nặng nề thêm” Từ đó khiến cho người nông dân phải “nằm chết cứng trong cái cảnh sống hỗn tạp, lúc nhúc và không sinh lời

Ngày đăng: 10/04/2024, 09:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w