BỘ NGOẠI GIAOHỌC VIỆN NGOẠI GIAOKHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAOMôn: Lịch sử quan hệ quốc tếNhững quan điểm về vai trò của Liên hợp quốc từcác nước đang phát triển.Giảng viên: GS...
Trang 1BỘ NGOẠI GIAOHỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO
Môn: Lịch sử quan hệ quốc tế
Những quan điểm về vai trò của Liên hợp quốc từcác nước đang phát triển.
Giảng viên: GS Tiến sĩ Nguyễn Thái Yên Hương
Nhóm thực hiện: Nhóm 14
Tháng 12 - 2023
Trang 23 Xung đột chính trị - vũ trang tại Lybia 7
4 Sáng kiến Ngũ cốc Biển đen 8
III Kết luận 9
1 Thành tựu 9
2 Khúc mắc tồn tại 9
IV Tài liệu tham khảo 9
V Bảng phân công công việc 10
2
Trang 3I Lịch sử hình thành Liên hợp quốc.
Tên gọi "Liên hợp quốc" đã được Tổng thống Mỹ Franklin D Roosevelt đặt và được sử dụng lần đầu tiên trong "Tuyên ngôn của Liên hợp quốc" vào ngày 1/1/1942, trong đó 26 quốc gia đã khẳng định cam kết tiếp tục cuộc đấu tranh chống lại các nước thuộc phe phát xít.
Với ý định chuẩn bị cho thời kỳ hậu chiến, nhằm loại trừ khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba và bảo đảm một thế cân bằng mới trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh, ba cường quốc chính của phe Đồng minh - Anh, Mỹ và Liên Xô - đã tiến hành hai hội nghị thượng đỉnh quan trọng tại Tê-hê-ran (tháng 11/1943) và I-an-ta (tháng 2/1945) Trên cơ sở thoả thuận tại Hội nghị I-an-ta, đại biểu của 50 quốc gia đã tham dự Hội nghị Xan Phran-xít-xcô tháng 4/1945 và dự thảo Hiến chương Liên hợp quốc Trên cơ sở Hiến chương, Tổ chức Liên hợp quốc đã chính thức được thành lập với sự tham gia của 51 quốc gia sáng lập.
Trang 4II Quan điểm các nước đang phát triển.
Quan điểm và cái nhìn tổng quát về vai trò của Liên hợp quốc (LHQ) sẽ được rút ra thông qua góc nhìn các quốc gia và các sự kiện điển hình Hai quốc gia đại diện là Việt Nam và Philippines Hai sự kiện nổi bật được lấy từ giai đoạn 1989 – nay là: Xung đột chính trị vũ trang tại Lybia và Sáng kiến Ngũ cốc Biển đen.
1 Việt Nam
Ngày 20/9/1977, Việt Nam chính thức gia nhập Liên hợp quốc, tổ chức đóng vai trò trung tâm trong xây dựng luật pháp quốc tế, gìn giữ hòa bình, ngăn ngừa xung đột và ứng phó các thách thức toàn cầu.
Quan hệ hợp tác Việt Nam-Liên hợp quốc trong 45 năm qua đã góp phần bảo vệ và thúc đẩy lợi ích quốc gia-dân tộc, nhất là duy trì, củng cố môi trường hòa bình, an ninh và thuận lợi cho phát triển đất nước, thúc đẩy hội nhập quốc tế sâu rộng hơn và góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế; làm sâu sắc hơn quan hệ của Việt Nam với các nước, các đối tác chủ chốt và bạn bè; tranh thủ một nguồn lực quan trọng phục vụ công cuộc phát triển đất nước.
Sau khi đất nước giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư đề nghị Liên Hợp quốc kết nạp Việt Nam trở thành thành viên của Liên Hợp quốc Trong Điện văn gửi Tổng thống Mỹ H.Tơruman (tháng 10-1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh hoan nghênh việc thành lập Ủy ban Tư vấn Viễn Đông thuộc Liên Hợp quốc, cho rằng với nền độc lập đã thực sự giành được, tầm quan trọng về chiến lược và kinh
4
Trang 5tế của Việt Nam cũng như mong muốn được hợp tác với các nền dân chủ trên thế giới của Việt Nam thì Việt Nam xứng đáng được trở thành thành viên của Ủy ban.1
Để bảo vệ nền độc lập dân tộc, trong Thư gửi Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ (tháng 10-1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch trần tội ác của thực dân Pháp tái chiếm miền Nam Việt Nam và khẳng định “Tình hình ở Nam Việt Nam đã đến giai đoạn khẩn cấp và đòi hỏi có sự can thiệp ngay tức thời từ phía Liên Hợp quốc”2 Người đã đưa ra một số yêu cầu cụ thể: “(1) Vấn đề liên quan tới Nam Việt Nam phải được thảo luận tại cuộc họp đầu tiên của Ủy ban Tư vấn Viễn Đông (2) Đoàn đại biểu Việt Nam phải được phép tới dự để phát biểu những quan điểm của Chính phủ Việt Nam Một Ủy ban điều tra phải được cử tới Nam Việt Nam (4) Nền độc lập hoàn toàn của Việt Nam phải được Liên Hợp quốc công nhận”3 Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng Liên Hợp quốc có vai trò quan trọng vì chủ trương ủng hộ quyền tự do và độc lập của các dân tộc.
Tháng 1-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho đại diện Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc tại Liên Hợp quốc và tha thiết yêu cầu các nước công nhận nền độc lập của Việt Nam và tiếp nhận Việt Nam gia nhập Liên Hợp quốc Trong Công hàm gửi Chính phủ Trung Quốc, Mỹ, Anh và Liên Xô tháng 2-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa muốn thông qua Liên Hợp quốc để vạch rõ tội ác xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương.
1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, t.4, tr.60-61, 80, 82-83.
2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, t.4, tr.60-61, 80, 82-83.
3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, t.4, tr.60-61, 80, 82-83.
Trang 6Như vậy, ngay từ sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức rõ tầm quan trọng của việc tham gia các tổ chức và phong trào quốc tế, tuân thủ tôn chỉ, mục đích, cũng như vận dụng luật lệ của các tổ chức quốc tế để trợ lực cho cách mạng Việt Nam Dù trong các văn bản chính thức của Việt Nam thời kỳ đó chưa từng đề cập khái niệm “ngoại giao đa phương” hay “đối ngoại đa phương”, song rõ ràng, Hồ Chí Minh đã sớm chủ trương đưa Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức quốc tế rộng lớn nhất là Liên Hợp quốc và tuân thủ những quy tắc chung trong quan hệ quốc tế4
Trong thời kỳ từ 1975 đến trước Đại hội VI (1986), Đảng ta chủ trương tiếp quản tư cách thành viên của chính quyền Việt Nam Cộng hòa tại nhiều tổ chức quốc tế quan trọng, nhất là Liên Hợp quốc và các định chế tài chính quốc tế Đại hội VI của Đảng đã đánh dấu bước ngoặt trong đường lối đối ngoại với tinh thần “Mở rộng quan hệ với các tổ chức quốc tế, Mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình”5.
Giai đoạn từ năm 1986 đến 1990, Việt Nam bắt đầu tham gia các hoạt động ngoại giao chủ yếu tại Liên Hợp quốc, các cơ quan chuyên môn của Liên Hợp quốc và Phong trào Không liên kết, từng bước cải thiện quan hệ, tranh thủ sự ủng hộ và viện trợ cho Việt Nam Đại hội VII (1991) nêu rõ nhiệm vụ của công tác đối ngoại là “Góp phần làm cho Liên Hợp quốc phục vụ đắc lực hơn những mục tiêu của nhân loại là hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển Hợp tác với các tổ chức tài
4 Lê Hoài Trung (Chủ biên): Đối ngoại đa phương Việt Nam trong thời kỳ chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2017, tr.35, 65, 61-61, 64-66, 66.
5 ĐCSVN: Văn kiện Đảng Toàn tập, t.47, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2006, tr.561.
6
Trang 7chính và tiền tệ quốc tế cũng như các tổ chức chuyên môn của Liên Hợp quốc và các tổ chức phi chính phủ”6.
Đại hội XI của Đảng (2011) khẳng định: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế Tham gia các cơ chế hợp tác chính trị, an ninh song phương và đa phương vì lợi ích quốc gia trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hợp quốc ”7.
Đại hội XII của Đảng (2016) đã có bước phát triển mới về công tác đối ngoại, trong đó đặc biệt nhấn mạnh việc “Chủ động tham gia và phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương, đặc biệt là ASEAN và Liên Hợp quốc Chủ động, tích cực tham gia các cơ chế đa phương về quốc phòng, an ninh, trong đó có việc tham gia các hoạt động hợp tác ở mức cao hơn như hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc, diễn tập về an ninh phi truyền thống và các hoạt động khác”8.
2 Philippines
Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos hôm qua (20/9) có bài phát biểu tại phiên họp khóa 77 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
6 ĐCSVN: Văn kiện Đảng Toàn tập, t.51, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2007, tr.48.
7 ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.138.
8 ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016, tr.155.
Trang 8Là nhà lãnh đạo Đông Nam Á đầu tiên phát biểu tại phiên họp năm nay, ông Marcos khẳng định lập trường giải quyết bất đồng thông qua các biện pháp hòa bình, đặc biệt là đề cao vai trò của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 Trong bài phát biểu ông Macos khẳng định bất chấp những thách thức của đại dịch và biến động kinh tế toàn cầu, Philippines vẫn đang đi đúng hướng Với sự đầu tư vào an ninh lương thực, y tế, giáo dục và các dịch vụ xã hội khác, Philippines có thể trở thành nước thịnh vượng tầm trung vào năm 2040, đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục gia tăng vai trò và tiếng nói trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu Tổng thống cũng khẳng định kinh nghiệm của Philippines trong việc xây dựng hòa bình, thúc đẩy các con đường hợp tác mới, kêu gọi sự ủng hộ của các nước thành viên Liên Hợp Quốc đối với nỗ lực của Philippines ứng cử vào Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2027-2028.
Đề cập các căng thẳng địa chính trị hiện nay, ông Marcos khẳng định:"Bằng cách tuân theo Tuyên bố Manila năm 1982, chúng tôi xin khẳng định rằng những khác biệt chỉ nên được giải quyết thông qua các biện pháp hòa bình Bằng cách đề cao sự ổn định và củng cố luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, Philippines là một ví dụ về việc làm thế nào để các quốc gia có thể giải quyết khác biệt thông qua lý trí và sự đúng đắn”.
Trong bài phát biểu nhà lãnh đạo Philippines cũng nhấn mạnh vai trò của chủ nghĩa đa phương trong việc giải quyết các thách thức, trong đó có cuộc chiến chống biến đổi khí hậu cũng như dịch bệnh Ngay trong cuộc chiến chống Covid-19,
8
Trang 9Philippines đã không do dự quyên góp cho Liên minh COVAX, giúp cung cấp vaccine cho những nước đang phát triến Các nhân viên y tế Philippines cũng tham gia tuyến đầu ở nhiều quốc gia để hạn chế sự lây lan của virus, mạo hiểm mạng sống của mình để cứu những người khác.
Tổng thống Philippines khẳng định chủ nghĩa đa phương và hợp tác quốc tế sẽ tạo ra sự khác biệt, đồng thời kêu gọi hệ thống quốc tế công bằng để chấm dứt sự phân biệt đối xử nhằm vào người Châu Á.
3 Xung đột chính trị - vũ trang tại Lybia
LHQ với nhiệm vụ duy trì môi trường quốc tế hòa bình ổn định thể hiện khá rõ ràng trong xung đột chính trị tại Lybia 2011
Bối cảnh:
- Lybia là một thành viên có đầy đủ quyền lợi tại LHQ
- Trong cuộc nội chiến trong biên giới Lybia, những lời cáo buộc Chính quyền của Tồng thống Muammar Gaddafi nổ súng vào dân thường đã dẫn đến xuất hiện lời kêu gọi sự can thiệp bảo vệ những người dân nơi đây.
Diễn biến:
- Ban đầu giải pháp của Liên hợp quốc ban đầu chỉ là yêu cầu chính quyền ở đây bình tĩnh, ngừng tấn công và đàm phán nhằm đảm bảo hào bình an ninh khu vực
Trang 10- Nghị quyết 1973 về việc thiết lập vùng cấm bay nhằm ngăn cản chính phủ Lybia thực hiện các cuộc không kích nhắm vào các lực lượng nổi dậy Nghị quyết này đã cho phép NATO và rất nhiều quốc gia khác can thiệp quân sự vào Lybia
- Thái độ của Gaddafi rất gay gắt khi cho rằng LHQ đang cố can thiệp vào quyền tự do dân chủ tại Lybia Kết quả của cuộc chiến đã được dự báo trước Chính phủ của Gaddafi độc tài và nóng nảy không thể chống lại một liên minh khi không có sự hẫu thuẫn và ủng hộ từ bất kì phía bên nào
- Phái đoàn hỗ trợ của LHQ tại Lybia còn tiến hành giám sát và bảo vệ nhân quyền, hỗ trợ các tổ chức quan trọng tại Lybia, kiểm soát vũ khí và cung cấp dịch vụ thiết yếu và cung cấp hỗ trợ nhân đạo và điếu phôi nhân đạo quốc tế
4 Sáng kiến Ngũ cốc Biển đen
Nguyên nhân chính: Xung đột giữa Nga và Ukraine khiến cho kuwu thông vận chuyển lương thực gặp gián đoạn, đặc biệt là sau COVID-19 Nguy cơ xảy ra nạn đói và tăng giá lương thực toàn cầu gia tăng.
Diễn biến:
- LHQ – đóng vai trò là ban thư kí đã thảo luận cùng các nước (Cùng Thổ Nhĩ Kì – đất nước kiểm soát tuyến hàng hải biển đen).
- Ngày 22 tháng 7 thỏa thuận được kí tại Istabul, có giá trị trong vòng 120 ngày
10
Trang 11- Tháng 5 năm 2023, thỏa thuận được gia hạn thêm 60 ngày, hết hạn ngày 18 tháng 7 năm 2023.
Kết quả:
- Tính đến tháng 7 năm 2023, hơn 1000 chuyến hải trình đã rời cảng Ukraine thành công, chở gần 33 triệu tấn ngũ cốc và các sản phẩm thực phẩm khác tới 45 quốc gia / 3 châu lục.
- Trong đó Ethiopia nhận được hơn 1/3, hơn 20% đến Yemen, và 18% đến Afghanistan.
- Thỏa thuận được cho là góp phần ngăn chặn các cuộc khủng hoảng đói kém trở nên tồi tệ hơn ở một số quốc gia ở Trung Đông và Châu Phi.
- Ngày 17 tháng 7 năm 2023: không có thỏa thuận bào được kí kết, kiến sáng kiến này hết hiệu lực.
III Kết luận.
1 Thành tựu
Duy trì môi trường quốc tế hòa bình ổn định Tăng cường kết nối các quốc gia trên thế giới Sự trợ giúp về kinh tế văn hóa, xã hội.
2 Khúc mắc tồn tại
Vai trò khiêm tốn trong các cuộc xung đột quốc tế
Trang 12 Chưa thể tìm cách giải quyết tối ưu cho các biến động quốc tế
IV Tài liệu tham khảo
1 T.Lan, 2023 Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen trước triển vọng mờ nhạt, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam https://dangcongsan.vn/the-gioi/nhung-van-de-toan-cau/sang-kien-ngu-coc-bien-den-truoc-trien-vong-mo-nhat-641964.html
2 United Nations UN News Security Council authorizes ‘all necessary measures’ to protect civilians in Libya https://news.un.org/en/story/2011/03/369382
3 Lê Hoài Trung (Chủ biên): Đối ngoại đa phương Việt Nam trong thời kỳ chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2017 4 ĐCSVN: Văn kiện Đảng Toàn tập, t.47, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội,
Trang 13V Bảng phân công công việc.
Chuẩn bị Nội dung Vũ Thị Mỹ Linh: Xung điểm từ các nước đang phát triển Việt Nam