HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO ---*---BÁO CÁO BÀI TẬP MÔN: LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI ĐỀ TÀI: Tìm hiểu về Điều kiện hình thành, bối cảnh xã hội và những thành t
Trang 1HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO
-* -BÁO CÁO BÀI TẬP MÔN: LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
ĐỀ TÀI: Tìm hiểu về Điều kiện hình thành, bối cảnh xã hội và những thành
tựu của nền văn minh Ai Cập cổ đại.
Nhóm sinh viên:
NGUYỄN NGỌC AN – CATBD51A40112 NGUYỄN TẠ PHƯƠNG ANH – CATBD51A40120
LÊ KHÁNH LINH – CATBD51A40131 BÙI VŨ PHƯƠNG ANH – CATBD51A40115 PHẠM THỊ NGỌC MAI – CATBD51A40134
Lớp: LSVMTG-CATBD51.12_LT
Hà Nội, ngày 20 tháng 09 năm 2024
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
1 Đôi nét sơ lược về nền văn minh Ai Cập cổ đại 4
2 Cơ sở hình thành nền văn minh Ai Cập cổ đại 4
2.1 Điều kiện tự nhiên 4
2.2 Điều kiện kinh tế 5
3 Bối cảnh xã hội Ai Cập cổ đại 6
4 Sơ lược các thành tựu của văn minh Ai Cập cổ đại 8
5 Kết luận từ việc tìm hiểu về nền văn minh Ai Cập cổ đại 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Ai Cập là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại Trên dòng sông Nile hiền hòa trải dài, thế giới đã chứng kiến những bước tiến lịch sử của loài người với những thành tựu rực rỡ của một nền văn minh độc đáo Những thành tựu của nhân dân Ai Cập cổ đại trong suốt hàng nghìn năm gây dựng có ảnh hưởng sâu sắc đến tiến trình phát triển của lịch sử văn minh thế giới và còn vang vọng giá trị thời đại to lớn cho đến tận ngày nay
Việc nghiên cứu về nền văn minh Ai Cập cổ đại là điều vô cùng cần thiết, giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc về các nền văn minh cổ đại trên thế giới nói chung và văn minh Ai Cập cổ đại nói riêng Từ đó, chúng ta có nhận thức rõ về tiến trình phát triển của nhân loại, về những giá trị về vật chất và tinh thần của người xưa chính là nền tảng cho thế hệ sau, vang vọng đến thời đại ngày nay
Trên cơ sở tìm hiểu trong các giáo trình bắt buộc và các nguồn tài liệu tham khảo khác, chúng em đã thu thập được những tri thức khách quan và tổng quát về điều kiện hình thành, bối cảnh xã hội và thành tựu nổi bật của nền văn minh Ai Cập cổ đại Trong lúc nghiên cứu và trình bày không thể tránh khỏi những sai sót, chúng em mong sẽ nhận được những lời góp ý đến từ cô Nguyễn Thái Yên Hương và các bạn để tiếp tục tiếp thu và hoàn thiện hơn đề tài này
Trang 41 Đôi nét sơ lược về nền văn minh Ai Cập cổ đại
Nhắc đến văn minh Ai Cập cổ đại chính là nhắc đến một trong những nền văn minh xuất hiện sớm và phát triển rực rỡ nhất trong thế giới cổ đại (cùng với Lưỡng Hà, Trung Hoa và Ấn Độ) Ai Cập cổ đại nằm ở Đông Bắc châu Phi, tập trung dọc theo hạ lưu của sông Nile, thuộc khu vực ngày nay chính là đất nước Ai Cập
Nói về lịch sử hình thành của văn minh Ai Cập cổ đại, khoảng năm 4.000 TCN, trên lưu vực sông Nile (Ai Cập) bắt đầu diễn ra quá trình hình thành xã hội có giai cấp và nhà nước sơ khai, nhiều quốc gia thành bang nhỏ xuất hiện Vào khoảng năm 3200 TCN, vùng Thượng và Hạ Ai Cập, theo truyền thuyết, được một ông Vua tên là Menes thống nhất lại và vị vua (Pharaoh) đầu tiên này của Ai Cập đã xây dựng Thủ
đô của Ai Cập ở Memphis, bắt đầu nền móng cho một trong những nền văn minh rực
rỡ nhất trong bầu trời cổ đại
Văn minh Ai Cập cổ đại không chỉ là một giai đoạn huy hoàng trong lịch sử loài người mà còn được coi là một bước tiến đánh dấu sự xuất hiện của một nền văn minh đầu tiên trên thế giới, mở ra sự phát triển mạnh mẽ và để lại những thành tựu to lớn trong tiến trình lịch sử của loài người
2 Cơ sở hình thành nền văn minh Ai Cập cổ đại
2.1 Điều kiện tự nhiên
Ai Cập nằm ở vùng Đông Bắc châu Phi, là một vùng thung lũng hẹp và dài nằm dọc
theo vùng hạ lưu sông Nile - một dòng sông đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự hình thành và phát triển của nền văn minh Ai Cập cổ đại rực rỡ Khi nước dâng lên và rút đi đã bồi đắp cho vùng đồng bằng một lượng lớp phù sa màu mỡ, tạo điều kiện cho người dân trồng trọt các loại cây ngũ cốc và cây ăn quả, đảm bảo được nguồn lương thực Đây cũng chính là hệ thống thủy lợi quan trọng nhằm mục đích tưới tiêu
và kiểm soát nông nghiệp Nền nông nghiệp phát triển theo quy mô lớn là một trong những yếu tố tiên quyết tạo nên sự xuất hiện của nhà nước Ai Cập cổ đại
Bên cạnh đó, sông Nile cung cấp nguồn thủy sản dồi dào góp phần cải thiện cuộc sống cư dân và là tuyến đường thủy huyết mạch, kết nối Thượng Ai Cập và Hạ Ai Cập, thúc đẩy sự giao lưu hàng hóa và phát triển nền kinh tế của Ai Cập cổ đại, tạo nên sự thống nhất của Ai Cập và hệ thống mương lạch chằng chịt giúp chống lại các cuộc ngoại xâm, mọi sự dòm ngó đều có thể bị phát hiện nhờ dòng sông này
Trang 5Ai Cập vừa có thể được coi như một ốc đảo khép kín khi được bao bọc bởi sa mạc, nhưng cũng vừa là một ngã tư mở ra thế giới bên ngoài khi phía Bắc là Địa Trung Hải
có thể dẫn tới Tây Âu, phía Đông giáp Biển Đỏ xuôi xuống phía Nam thì qua vịnh Aden tới Tây Ấn, phía Tây giáp sa mạc Sahara, phía Nam giáp Nubi và nối liền với bán đảo Ả Rập Nhờ vậy, Ai Cập có được một nền văn minh độc đáo, phức tạp và liên tục phát triển qua từng thời, nhưng lại thiếu đi sự che chở của thiên nhiên, dễ bị những thế lực bên ngoài xâm lược
Ai Cập là nơi giao nhau của ba châu lục: Châu Âu, Châu Phi và Châu Á Ba châu này hòa nhập tại Địa Trung Hải Cũng tại vùng biển này, ba đại dương: Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và Đại Tây Dương bị chia cắt.Vị trí này tạo thuận lợi trong việc đi lại và giao lưu với các châu lục khác Nhờ vậy, các hoạt động giao lưu buôn bán, trao đổi kinh tế, thương mại, văn hóa, rất phát triển và được cải thiện qua từng thời kỳ
Tài nguyên thiên nhiên của Ai Cập phong phú, trong đó có đá, đồng và nhiều kim loại khác nên công cụ lao động có thể được tạo ra với số lượng lớn, và đồng được sử dụng phổ biến để chế tạo công cụ lao động
2.2 Điều kiện kinh tế
Khoảng 5000 năm TCN, những cư dân định cư ở gần lưu vực sông Nile đã tận dụng
sự màu mỡ của đất đai ở đây để trồng trọt và biến trồng trọt thành phương thức chủ yếu để mưu sinh Bên cạnh trồng trọt, họ còn làm các nghề thủ công, chăn nuôi, bắt
cá và săn thú Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả nông nghiệp, hệ thống thủy lợi đóng vai trò quan trọng Người ta phải điều hòa lượng nước sao cho phù hợp với cây trồng bằng cách xây dựng nhiều bờ, đê vậy nên với sự lao động lâu đời mà ở khắp nơi trên vùng sông Nin đều có những bờ, đê giao nhau để ngăn chia các ruộng
Sự chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp định cư kết hợp với sự phát sinh của hệ thống tưới nước đã dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội của những cư dân sống trên lưu vực sông Nile, hiệu suất lao động được nâng cao, đáp ứng được nhu cầu đời sống hàng ngày mà còn tạo điều kiện cho tư hữu tài sản hình thành Với tình hình
đó, một số người lãnh đạo đã dựa vào thế lực của mình để chiếm đoạt ngày càng nhiều của cải, tư liệu sản xuất từ đó mà đã tạo nên sự chênh lệch về tài sản và sự bất bình đẳng trong xã hội
Trang 6Vào đầu thiên niên kỉ IV TCN, sự phát triển của sản xuất nông nghiệp đòi hỏi các công xã nông thôn ở đây hợp lại thành những liên minh công xã còn gọi là “nôm” được ra đời Giữa các “nôm” thường diễn ra chiến tranh Đến thiên niên kỷ IV TCN, các nôm ở miền Nam hợp lại thành Thượng Ai Cập, còn “nôm” ở miền Bắc hợp lại thành Hạ Ai Cập Trong 1 thời gian dài, Thượng Ai Cập và Hạ Ai Cập diễn ra chiến tranh và cuối cùng, Thượng Ai Cập giành thắng lợi thống nhất hai miền Nam - Bắc
và lập ra vương triều đầu tiên
Từ khi được thống nhất đến khi kết thúc lịch sử Ai Cập cổ đại, kinh tế nông nghiệp vẫn tiếp tục được chú trọng hàng đầu và giữ vai trò là bộ phận kinh tế nền tảng của Ai Cập cổ đại Đồng thời đó, sản xuất nông nghiệp cũng có sự phát triển rõ rệt, trước hết
là sự tiến bộ của công cụ lao động nông nghiệp, nguyên liệu chủ yếu là đồng và đá nhưng chúng rất phù hợp cho việc canh tác sông Nile Nhà nước Ai Cập cổ đại rất quan tâm tới công tác thủy lợi do đó quan triều đình thường xuyên tổ chức việc xây dựng nhằm củng cố và mở rộng các công trình thủy lợi trở thành một hệ thống tưới nước rộng lớn
Trong nông nghiệp, bên cạnh hình thức canh tác tư nhân thì còn có hình thức nông trang của nhà vua, của quan lại quý tộc và của tăng lữ Thông qua những bản văn cổ, những bức họa, những bộ xương động vật mà khảo cổ học đã khai quật, ta biết được rằng người Ai Cập cổ đại đã biết thuần nhưỡng nhiều loại dã thú và nhiều loại gia súc, gia cầm Trong điều kiện của nền kinh tế tự nhiên, ngoài nông nghiệp còn có thủ công nghiệp, hai ngành này gắn kết mật thiết với nhau và cùng nhau phát triển, nhưng nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế được coi trọng nhất Vì vậy mà dấu ấn của nền văn hóa nông nghiệp trong tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế, chính trị,văn hóa của Ai Cập cổ đại
3 Bối cảnh xã hội Ai Cập cổ đại
Ở thời cổ đại, cư dân Ai Cập chủ yếu là người Libi, người da đen và có thể có cả
người Xêmit di cư từ châu Á tới 1
Vào khoảng 5500 năm TCN, có Thượng Ai Cập và Hạ Ai Cập - hai vương quốc cùng tồn tại và phát triển dọc bờ sông Nile Khoảng 3100 năm TCN, vua của Thượng
1 Vũ Dương Ninh (2003), Lịch sử văn minh thế giới, tr.11.
Trang 7Ai Cập - Menes đã hợp nhất Thượng Ai Cập và Hạ Ai Cập lại thành một, chọn Memphis làm kinh đô đầu tiên Đây có thể coi là sự khởi đầu của nền văn minh Ai Cập cổ đại rực rỡ Theo cách phân chia của Manetong, tác giả cuốn “Lịch sử Ai Cập”, sống vào thế kỉ III TCN, lịch sử Ai Cập cổ đại được chia thành 5 thời kỳ là Tảo vương quốc, Cổ vương quốc, Trung vương quốc, Tân vương quốc và Hậu kỳ vương quốc, gồm tất cả 31 triều đại2 cai trị trong gần 4000 năm lịch sử
Do sự phát triển của lực lượng sản xuất kéo theo sự phân hoá giàu nghèo mà ở Ai Cập đã rất sớm hình thành nhà nước có sự thống nhất, chuyên chế trung ương tập quyền
Về chính trị, các Pharaoh được coi là vị thần sống, nắm giữ quyền lực tối cao,là
người cai trị tuyệt đối, tạo ra Luật pháp, nắm trong tay quyền sinh sát và sở hữu tất cả tài sản, đất đai, nguồn nước, con người, trong vương quốc của mình Người dân tin rằng các Pharaoh là người gần gũi với thần linh nhất và đảm bảo cho việc các vị thần luôn được thờ phụng để người dân được ấm no, hạnh phúc, mùa màng bội thu Chính quyền tập trung và quan liêu thời bấy giờ phát triển mạnh mẽ, với nhiều bộ phận quản
lý Dưới các Pharaoh là quý tộc và quan lại giúp việc cho vua, chia nhau cai quản các công việc như tài chính, thuế, sổ sách, thuỷ lợi, bộ máy chính quyền trải dài từ trung ương đến địa phương Giới tăng lữ cũng được coi trọng, có nhiệm vụ liên lạc, kết nối với thần linh để thực hiện các nghi lễ thờ phụng Tầng lớp tiếp theo là thương nhân, nông dân, thợ thủ công và cuối cùng là nô lệ Nô lệ thường là các tù nhân bị bắt trong chiến tranh, ở tầng lớp dưới cùng của xã hội, trở thành người hầu hạ cho Vua và quý tộc Không như những gì chúng ta thường nghĩ, xã hội Ai Cập này vẫn có cơ hội cho những người ở cấp bậc dưới cùng di chuyển lên các cấp bậc trên thường là thông qua việc cưới hỏi những tầng lớp cao hơn, nâng cao tay nghề và nâng cao học thức của họ Ngoài ra, khác với hầu hết các nền văn minh cổ đại ở phương Đông, người phụ nữ ở cung đình có được quyền lực chính trị cao và có Nữ Hoàng trị vị đất nước trong thời gian dài Còn đối với người phụ nữ bình thường ở Ai Cập, họ được hưởng quyền giao tiếp xã hội, được phép có mặt ở những chỗ công cộng như chợ, nơi vui chơi giải trí, những buổi yến tiệc mà không bị cấm đoán, hạn chế Tiếp nữa, họ còn có quyền sở hữu tài sản riêng Nhìn chung, những tầng lớp này ở Ai Cập cổ đại thể hiện
sự phân tầng giai cấp xã hội được hình thành rất sớm, cũng rất cần thiết để vận hành
Trang 8Nhà nước và phát triển một nền văn minh lớn như Ai Cập cổ đại So sánh với các mô hình Nhà nước sau này ta thấy được Ai Cập cổ đại từ rất sớm đã xây dựng được nên một hệ thống Nhà nước quân chủ chuyên chế tập trung chặt chẽ
Về tôn giáo, tôn giáo đóng vai trò trung tâm trong đời sống xã hội Ai Cập cổ đại, là
một phương diện rất quan trọng gắn bó chặt chẽ với đời sống người dân Ai Cập thời bấy giờ Niềm tin đối với tôn giáo của họ dựa vào việc quan sát môi trường và các diễn biến thiên nhiên xung quanh, sử dụng tôn giáo như một cách giải thích về sự thần bí của dòng sông Nile và sa mạc, các hiện tượng thiên nhiên xảy ra Họ tin vào
đa thần - nhiều vị thần và tín ngưỡng về sự sống sau cái chết Các đền thờ và nghi lễ tôn giáo đều rất quan trọng và được thực hiện chỉn chu, long trọng
Về văn hóa và giáo dục, giáo dục chủ yếu dành cho tầng lớp quý tộc và các quan
chức, với chữ viết và nghệ thuật phát triển mạnh mẽ Văn học, kiến trúc và hội họa rất được coi trọng, để lại cho thế hệ sau rất nhiều thành tựu rực rỡ
Tổng kết, bức tranh xã hội Ai Cập cổ đại là một khung cảnh tương đối đầy đủ,
phong phú, đa dạng về mọi mặt, nổi bật với hệ thống phân tầng xã hội chặt chẽ và sự ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo Pharaoh - “Ngôi nhà vĩ đại”3 ở đỉnh cao của quyền lực, xã hội được tổ chức với nhiều giai cấp như quan lại, tư tế và nông dân, mỗi tầng lớp đều có những đóng góp vào sự phát triển của nền văn minh Với nền kinh tế nông nghiệp được bồi đắp bởi dòng sông Nile, đời sống vật chất và tinh thần cùng văn hóa nghệ thuật giáo dục của Ai Cập phát triển mạnh mẽ Ai Cập cổ đại không chỉ khẳng định vị thế của mình là nền văn minh phát triển sớm và rực rỡ nhất, mà còn tạo ra những di sản văn hóa phong phú, để lại ảnh hưởng sâu rộng cho đến ngày nay
4 Sơ lược các thành tựu của văn minh Ai Cập cổ đại
Về chữ viết, đây là thành tựu tiêu biểu, ra đời từ rất sớm, khi xã hội có giai cấp bắt
đầu hình thành ở Ai Cập Cũng như nhiều nền văn minh cổ đại khác trên thế giới, các dạng chữ viết ban đầu của người Ai Cập cổ đại là chữ tượng hình Dần dần trong quá trình phát triển, người Ai Cập cổ đại đã sử dụng phương pháp mượn ý, rồi thành chữ viết chỉ âm để biểu đạt Điều đặc biệt là kể cả khi đã hình thành 24 dấu hiệu chỉ phụ
âm (24 chữ cái), người Ai Cập cổ đại vẫn tiếp tục sử dụng chữ tượng hình ở dạng ban
3 Pharaoh trong tiếng Ai Cập có nghĩa là “Ngôi nhà vĩ đại”.
Trang 9đầu bên cạnh các hình thức chữ khác Chữ tượng hình Ai Cập rất khó đọc, khó nhớ và chỉ có một nhóm người am hiểu mới có thể đọc và viết được chữ tượng hình Sau khi
Ai Cập cổ đại suy vong thì không còn ai có thể đọc được loại chữ viết này Vì vậy, thành công trong việc nghiên cứu chữ viết Ai Cập cổ đại vào thế kỉ XIX đã mở ra cánh cửa để khám phá sâu hơn những bí ẩn của nền văn minh Ai Cập rực rỡ Các bảng chữ cái nguyên thủy như Sinatic, Ugaritic, Phoenician và Hy Lạp đều có sự học tập từ mẫu chữ tượng hình của người Ai Cập cổ đại Như vậy, có thể nói, ngôn ngữ của chúng ta dùng ngày nay đều thừa hưởng di sản từ chữ viết Ai Cập cổ
Về văn học, trong suốt hàng nghìn năm lịch sử, từ trước khi hình thành nhà nước độc
lập, văn học Ai Cập cổ đại phát triển rực rỡ với một kho tàng đồ sộ Các tác phẩm văn học đa dạng trên nhiều thể loại: thi ca, truyện, đoạn văn, trào phúng, thần thoại…, phản ánh đa dạng mọi mặt của đời sống và mang tính nhân văn sâu sắc Một số tác phẩm tiêu biểu phải kể đến như: Lời khuyên dạy của vua Heracleopolis , Lời kể của Ipuxe, Truyện hai anh em, Nói chuyện với linh hồn của mình,… Nền văn học Ai Cập
cổ đại còn có ảnh hưởng sâu sắc tới sự hình thành và phát triển của một số nền văn học cổ đại khác: Hy Lạp, La Mã, Do Thái…Văn học Ai Cập cổ đại phần lớn đã bị mất
đi cùng với nền văn hóa Ai Cập, nhưng những mảnh di tích nhỏ còn tồn tại đến ngày nay cũng đã phần nào minh chứng cho sự phát triển rực rỡ, đặc biệt là trí tuệ và đời sống tâm hồn phong phú của nhân dân Ai Cập cổ đại Cho đến ngày nay, những giá trị nhân văn của nền văn học Ai Cập cổ đại vẫn tiếp tục được kế thừa và phát triển trong nền văn hóa Ai Cập hiện đại nói chung và văn học Ai Cập nói riêng
Về tôn giáo, đây là nhân tố ảnh hưởng sâu sắc và mang dấu ấn đậm nét trong tiến
trình phát triển của nền văn minh Ai Cập cổ đại Người Ai Cập cổ đại thờ phụng rất nhiều vị thần, từ các thần tự nhiên như: thần Nut (Thiên thần), thần Ghép (Địa thần), thần Osirix (Thủy thần hay là thần sông Nile), Thần Ra (thần Mặt Trời) cho đến các thần động vật: Thần bò mộng Apix, thần cá sấu XuHoc…Tuy xã hội Ai Cập cổ đại có niềm tin và tôn giáo khá phức tạp nhưng họ cũng có nhiều niềm tin bao quát Người
Ai Cập tin vào thể xác và linh hồn cũng như thế giới sau khi chết, vì vậy mà kỹ thuật ướp xác để giữ “nơi trú ngụ cho linh hồn” con người sau khi mất phát triển ở trình độ cao Bên cạnh đó, sự tôn thờ các Pharaoh có ý nghĩa chính trị lớn trong việc thống nhất và đoàn kết quốc gia
Trang 10Về nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật kiến trúc của Ai Cập cổ đại sử dụng đá vôi làm
vật liệu chính, cùng với một số loại đá khác và gỗ Những công trình kiến trúc nổi bật bao gồm Kim tự tháp, đền miếu và cung điện Các công trình kiến trúc này được xây dựng thời thời Cổ vương quốc, tại vùng sa mạc Tây Nam Cairo, khu vực được gọi là Thung lũng các vị vua (vùng Giza) Kim tự tháp được xây dựng để cất giữ và thờ cúng xác ướp Pharaoh, đồng thời là biểu tượng cho uy quyền và sự giàu có của họ Kim tự tháp Kê-ốp (Hufu) là kim tự tháp lớn nhất và tiêu biểu nhất về kiến trúc kim
tự tháp Việc di chuyển và ghép những phiến đá lớn trên độ cao như vậy chỉ với những công cụ thô sơ thời kỳ đó được thực hiện như thế nào vẫn còn là điều bí ẩn, có thể người Ai Cập đã sử dụng con lăn gỗ tròn và ròng rọc, cùng với việc đắp những gò đất lớn Tuy vậy, chi tiết cụ thể vẫn chưa được khẳng định chắc chắn
Về điêu khắc, thành tựu nghệ thuật điêu khắc của Ai Cập cổ đại tập trung vào hai
mảng chính là tượng và phù điêu Từ thời Cổ vương quốc về sau, vua Ai Cập thường sai tạc tượng của mình và những người trong hoàng tộc, tạc trên đá, gỗ hoặc đúc bằng đồng Tượng nhân sư Sphinx (đầu người, mình sư tử) là công trình điêu khắc tiêu biểu của Ai Cập, ca ngợi trí tuệ và sức mạnh của nhà vua Tượng bán thân hoàng hậu Nêphectiti, vợ của vua Ichnaton, là bức tượng đẹp nhất, thể hiện một phụ nữ tuyệt đẹp và có uy quyền.4 Các vị Pharaoh khi ướp xác thường kèm theo chiếc mặt nạ tạc theo đúng chân dung, nổi tiếng nhất là mặt nạ bằng vàng của Tutankhamun Nó thể hiện chân thực chân dung nhà vua, để linh hồn có thể nhận diện được theo quan niệm thời đó.5
Về Toán học, người Ai Cập cổ đại đã đạt được nhiều thành tựu đáng chú ý trong lĩnh
vực toán học, xuất phát từ nhu cầu đo lại ruộng đất do nước sông Nin dâng xóa ranh giới và tính toán vật liệu khi xây dựng Họ sử dụng hệ thống đếm thập vị tiến (lấy 10 làm cơ sở), biết phép cộng trừ, mặc dù chưa biết nhân chia Họ cũng có một số kiến thức sơ giản về đại số Về số học, người Lưỡng Hà lại có kiến thức sâu rộng hơn, đặc biệt về giải các phương trình bậc hai và bậc ba.Về hình học, người Ai Cập đã tính được số Pi = 3,16 (mặc dù chưa chính xác với số thực 3,141529…), và biết cách tính diện tích tam giác, hình cầu, thể tích hình tháp đáy vuông… Cả hai nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại đều có những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực này nhưng người Ai Cập đã phát triển những công thức hình học phức tạp hơn
4 Mohamed Saleh (2008), Viện bảo tàng Ai Cập ở Cairo, tr.108.
5 Mohamed Saleh (2008), Viện bảo tàng Ai Cập ở Cairo, tr.134.