1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hãy Vận Dụng Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học Và Phân Tích Dẫn Chứng Thực Tiễn Để Phản Bác Quan Điểm Sai Trái Sau “Ngày Nay, Chủ Nghĩa Tư Bản Tiếp Tục Phát Triển Với Nhiều Thành Tựu To Lớn Trong Khi Việt Nam Vẫn Là Một Nước Nghèo Đói, Lạc Hậ.docx

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hãy vận dụng Chủ nghĩa xã hội khoa học và phân tích dẫn chứng thực tiễn để phản bác quan điểm sai trái sau: “Ngày nay, chủ nghĩa tư bản tiếp tục phát triển với nhiều thành tựu to lớn trong khi Việt Nam vẫn là một nước nghèo đói, lạc hậu. Điều này chứng tỏ việc đánh đuổi các nền văn minh tư bản trong hơn 100 năm, tiếp đó là sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa của Việt Nam sau khi giành độc lập đã sai lầm ngay từ đầu”
Tác giả Vi Ngọc Yến Quỳnh
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học
Thể loại Bài thi kết thúc học phần
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 385,73 KB

Nội dung

Lý luận của Chủ nghĩa xã hội khoa học về dân tộc và hai xu hướng khách quan trong sự phát triển của dân tộc: Dân tộc là cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có ngôn ngữ r

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

HỌ VÀ TÊN : Vi Ngọc Yến Quỳnh

Trang 2

MỤC LỤC:

MỞ ĐẦU 3 NỘI DUNG: 4

1 NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG: 4 1.1 Lý luận của Chủ nghĩa xã hội khoa học về dân tộc và hai xu

hướng khách quan trong sự phát triển của dân tộc: 4 1.2 Lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin về tính

chất lịch sử tự nhiên trong sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội 5

2 PHẢN BÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI: 6 2.1.Tính tất yếu của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở

Việt Nam: 6 2.2 Sự sụp đổ tất yếu của chủ nghĩa tư bản thay thế bằng cộng sản chủ nghĩa: 7 2.3 Tính tất yếu của việc quá độ lên Chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ Tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam: 8 2.4 Một số thành tựu quan trọng trong thời kỳ đổi mới của Việt Nam: 9 KẾT LUẬN: 11

Trang 3

MỞ ĐẦU

Về mặt lý luận, chủ nghĩa xã hội khoa học chỉ ra chủ nghĩa xã hội là một xã hội rất tiến bộ, rất tốt đẹp, nó là

“thiên đường” thực trên trái đất Xã hội đó con người được tự

do, hạnh phúc, điều kiện vật chất và tinh thần đáp ứng được nhu cầu và sự phát triển của con người Hiện các nước đang vận dụng lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học của chủ nghĩa Mác –Lênin vào xây dựng chủ nghĩa xã hội đều ở thời kỳ đầu tiên – thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội Để tìm hiểu sâu

về chủ nghĩa xã hội, em xin chọn đề bài : Hãy vận dụng Chủ nghĩa xã hội khoa học và phân tích dẫn chứng thực tiễn để

phản bác quan điểm sai trái sau: “Ngày nay, chủ nghĩa tư

bản tiếp tục phát triển với nhiều thành tựu to lớn trong khi Việt Nam vẫn là một nước nghèo đói, lạc hậu Điều này

chứng tỏ việc đánh đuổi các nền văn minh tư bản trong hơn

100 năm, tiếp đó là sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa

xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa của Việt Nam sau khi

Trang 4

giành độc lập đã sai lầm ngay từ đầu” làm chủ đề thi kết

thúc học phần Do kiến thức còn hạn chế nên việc sơ sài và thiếu thông tin trong bài làm chắc chắn sẽ xảy ra Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp từ thầy cô để em có cái nhìn sâu sắc hơn về đề tài, và giúp em rút kinh nghiệm cho những bài tập lần sau

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ bộ

môn!

Trang 5

NỘI DUNG:

1 NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG:

1.1 Lý luận của Chủ nghĩa xã hội khoa học về dân tộc và hai xu hướng khách quan trong sự phát triển của dân tộc:

Dân tộc là cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có ngôn ngữ riêng và những nét văn hoá đặc thù; xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc; kế thừa, phát triển cao hơn những nhân tố tộc người ở bộ lạc, bộ tộc và thể hiện thành ýthức tự giác tộc người của dân cư cộng đồng đó Ví dụ: Ở Việt Nam có 54 dân tộc hay 54 tộc người như: dân tộc Kinh, Mường, Tày, Thái, Có theo nghĩa khác rằng dân tộc là một cộng đồng người ổn định hợp thành nhân dân một nước, có

Trang 6

lãnh thổ, quốc gia, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung

và có ý thức về sự thống nhất quốc gia của mình, gắn bó với nhau bởi lợi ích chính trị, kinh tế, truyền thống văn hoá và truyền thống đấu tranh chung trong suốt quá trình lịch sử

Nghiên cứu vấn đề dân tộc, V.I.Lênin phát hiện ra hai

xu hướng khách quan trong sự phát triển quan hệ dân tộc:

• Xu hướng thứ nhất, cộng đồng dân cư muốn tách ra

để hình thành cộng đồng: dân tộc độc lập Nguyên nhân là

do sự thức tỉnh, sự trưởng thành về ý thức dân tộc, ý thức vềquyền sống của mình, các cộng đồng dân cư đó muốn tách

ra để thành lập các dân tộc độc lập Xu hướng này phát huy nổi bật trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản và vẫn tiếptục phát huy tác động trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa Trong giai đoạn chủ nghĩa đế quốc bành trướng, xâm lược,

xu hướng này thể hiện rõ nét trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của các dân tộc thuộc địa và phụ

thuộc muốn thoát khỏi sự áp bức, bóc lột của các nước thực

Trang 7

dân, đế quốc Phong trào này đã diễn ra mạnh mẽ vào

những năm 1960 Ngày nay, xu hướng này được thể hiện ở

việc “bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và

toàn vẹn lãnh thổ” của các quốc gia, dân tộc trong quá trình

toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế

• Xu hướng thứ hai, các dân tộc trong từng quốc gia, thậm chí các dân tộc ở nhiều quốc gia muốn liên hiệp lại với nhau Xu hướng này nổi lên trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản

đã phát triển thành chủ nghĩa đế quốc đi bóc lột thuộc địa

Do sự phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa học và công nghệ, của giao lưu kinh tế và văn hoá trong xã hội tư bản chủ nghĩa đã làm xuất hiện nhu cầu xóa bỏ hàng rào ngăn cách giữa các dân tộc, thúc đẩy các dân tộc xích lại gần nhau Ngày nay, xu hướng xích lại gần nhau thể hiện ở

sự liên minh của các dân tộc trên cơ sở lợi ích chung về kinh

tế, về chính trị, văn hoá, quân sự để hình thành các hình thức liên minh đa dạng, như: Liên minh Châu Phi (AU), Hiệp

Trang 8

hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Liên đoàn Ả Rập (AL), Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU), Liên minh châu Âu (EU),

1.2 Lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin về tính chất lịch sử tự nhiên trong sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội

Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù của Chủnghĩa Duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch

sử nhất định với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xãhội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sảnxuất và một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựngtrên những quan hệ sản xuất ấy Trên cơ sở phát hiện ra cácquy luật vận động phát triển khách quan của xã hội, C.Mác

đã đi đến kết luận: “Sự phát triển của những hình thái kinh

tế – xã hội là một quá trình lịch sử – tự nhiên. Theo đó, lịch

sử loài người đã và đang trải qua 5 hình thái kinh tế - xã hội

Trang 9

từ thấp đến cao là: Cộng sản nguyên thủy, Chiếm hữu nô lệ,Phong kiến, Tư bản chủ nghĩa và Cộng sản chủ nghĩa.

Quá trình lịch sử – tự nhiên của sự phát triển xã hộichẳng những diễn ra bằng con đường phát triển tuần tự, màcòn bao hàm cả sự bỏ qua, trong những điều kiện nhất định,một hoặc một vài hình thái kinh tế – xã hội nhất định

Việc “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa” được giải thích

rõ về hai phương diện: Thứ nhất, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa” Tức là bỏ qua chế độ áp bức, bất công, bóc lột tư bản chủ nghĩa; bỏ qua những thói hư tật xấu, những thiết chế, thể chế chính trịkhông phù hợp với chế độ xã hội chủ nghĩa Thứ hai, trong

khi bỏ qua những mặt đó, cần “tiếp thu, kế thừa những

thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học - công nghệ để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại” Đương

Trang 10

nhiên, việc kế thừa những thành tựu này phải trên quan điểm phát triển, có chọn lọc Đây là một quá trình cách

mạng sâu sắc, triệt để, đấu tranh phức tạp giữa cái cũ và cáimới nhằm tạo ra sự biến đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá

độ lâu dài với nhiều bước phát triển, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen" Cần phải phát huy tối đa những thuận lợi, đẩy lùi những nguy cơ, thách thức để phát triển nhanh và bền vững

2 PHẢN BÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI:

2.1.Tính tất yếu của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam:

Thế kỉ XX, trong bối cảnh chủ nghĩa đế quốc bành

trướng, đẩy mạnh xâm lược, bóc lột các nước thuộc địa, nửa thuộc địa, yêu cầu lịch sử về một con đường giải phóng đượcđặt ra Khác với tầm nhìn hạn chế của những nhà yêu nước đương thời, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra hướng đi đúng đắn

Trang 11

cho toàn thể dân tộc Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập Đảng đã giương cao ngọn cờ cách mạng, lãnh đạo toàn dân tiến lên đấu tranh đánh đuổi những kẻ thùxâm lược (Pháp, Nhật, Mỹ) Nhờ đó mà cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân nước ta giành được những thắng lợi to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước

Theo lí luận của Chủ nghĩa xã hội khoa học: “Việc hình

thành các dân tộc độc lập là xu hướng tất yếu của lịch sử Trong giai đoạn chủ nghĩa đế quốc xâm lược, xu hướng này được biểu hiện thành phong trào đấu tranh chống áp bức, nô dịch của các dân tộc thuộc địa để đi tới thành lập các quốc gia tự do, độc lập” 1 Như vậy, cách mạng dân tộc dân chủ là

xu hướng khách quan của các quốc gia nói chung, trong đó

có Việt Nam Điều này không chỉ đúng xét về mặt lí luận mà còn được chứng minh trên thực tế

1 Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học.

Trang 12

Kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, phát xítNhật của quân và dân Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật ấy Các nước xâm lăng đã gây ra những tội ác không thểtha thứ, buộc nhân dân ta, với khát khao độc lập, hạnh phúc,với ý thức dân tộc sâu sắc, phải vùng lên đấu tranh như một

lẽ tất yếu để giải thoát bản thân khỏi áp bức, không để dân tộc mình tiếp tục lầm than Chúng lấy lí do mang nền văn minh tư bản đến phát triển Việt Nam nhưng đằng sau đó là

cả một âm mưu muốn “đồng hoá”, bóc lột, biến lãnh thổ của

họ thành các bộ phận của chính quốc

2.2 Sự sụp đổ tất yếu của chủ nghĩa tư bản thay thế bằng cộng sản chủ nghĩa:

Một trong những cống hiến vĩ đại của C.Mác và

Ph.Ăngghen trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản

là đã chỉ ra và giải thích CNXH tất yếu sẽ thay thế CNTB và

“sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô

Trang 13

sản đều là tất yếu như nhau 2 ” Đó là xu hướng tất yếu của

lịch sử loài người

Căn cứ vào thực tiễn lịch sử để khái quát sự phát triển tất yếu của xã hội loài người, C.Mác và Ph.Ăngghen khám phá ra quy luật vận động của lịch sử loài người đãvà sẽ trải qua các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, mà nguyên nhân cơ bản của sự thay thế đó là do trong xã hội có những mâu thuẫn cơ bản về kinh tế và xã hội Trên cơ sở đó, các ông chỉ rõ: trong CNTB, những mâu thuẫn này vẫn là cơ bản

và đang tồn tại, thể hiện ở mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất có tính xã hội hóa ngày càng cao với chế độ chiếm hữu

tư nhân TBCN về tư liệu sản xuấtvà biểu hiện về mặt chính trị xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp

tư sản.Hai mâu thuẫn này không thể giải quyết một cách triệt để trong khuôn khổ của CNTB, mà chỉ có thể giải quyết bằng một cuộc cách mạng xã hội do giai cấp công nhân đảmnhận vai trò lãnh đạo

Trang 14

Giống như các chế độ xã hội trước, CNTB kế thừa các thành tựu kinh tế - xã hội của các xã hội trước đó tạo ra, đồng thời, ra sức thúc đẩy sức sản xuất xã hội phát triển nhanh chóng Về phương diện này, chế độ TBCN có nhiều cống hiến lịch sử không thể phủ nhận Giai cấp tư sản đóng vai trò cách mạng trong lịch sử khi tạo ra nền công nghiệp hiện đại (đại công nghiệp), thị trường mới và thúc đẩy lực

lượng sản xuất phát triển Nhờ đó, “giai cấp tư sản, trong

quá trình thống trị chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại 3 ” Tuy nhiên, trong

Tuyên ngôn, C.Mác và Ph.Ăngghen cũng đã phê phán không khoan nhượng giai cấp tư sản và CNTB Sau khi trở thành giai cấp thống trị, nắm trong tay quyền lực kinh tế, chính trị, giai cấp tư sản ngày càng xóa bỏ tình trạng phân tán của tư liệu sản xuất, tài sản và dân cư để bảo vệ lợi ích giai cấp mình Trong CNTB, giai cấp tư sản, đã thay những quan hệ

Trang 15

cổ truyền bằng những “mối lợi lạnh lùng và lối trả tiền ngay không tình nghĩa”; bằng sự “bóc lột công nhân vô liêm sỉ, trực tiếp”; buộc người lao động “thành những người làm thuê ăn lương của nó”.

Sự thất bại của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp

vô sản như luận giải của C.Mác và Ph.Ăngghen là tất yếu khách quan cũng giống như sự thay thế của các giai cấp thống trị trong lịch sử trước đây

2.3 Tính tất yếu của việc quá độ lên Chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ Tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam:

Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là một kiểu quá độ gián tiếp (loại hình quá độ đặc biệt của đặc biệt) Khi

nghiên cứu về sự phát triển của lịch sử, C Mác và Ph.Ăng ghen đã khẳng định, lịch sử xã hội vừa phát triển theo con đường tuần tự, vừa phát triển theo con đường nhảy vọt Đồng thời, Ph.Ăng ghen đã đề cập đến một điều kiện tiên quyết cho khả năng tiến lên chủ nghĩa xã hội của các nước lạc hậu

Trang 16

như nước Nga lúc bấy giờ Điều kiện đó chính là sự thắng lợi của giai cấp

vô sản ở các nước phương Tây Là một thuận lợi có thể tránh được những đau khổ mà các nước phương Tây đã trải qua

Vận dụng đúng đắn chủ nghĩa Mác – Lênin, lựa chọn con đường phát triển bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam là tất yếu và phù hợp Chủ nghĩa tư bản tuy đã có nhiều điều chỉnh về mặt lợi ích, giải quyết có hiệu quả về phát triển kinh tế cũng như một số vấn đề xã hội Tuy nhiên, bản chấtcủa chế độ áp bức, bóc lột thì không thay đổi, khoảng cách giàu nghèo, phânbiệt màu da, chủng tộc chưa được khắc phục; nhiều tệ nạn xã hội chưa được giải quyết; khủng bố, gây chiến tranh vẫn là vấn đề nóng bỏng Do vậy, chủ nghĩa tư bản không phải là một xã hội mà tương lai của loài người muốn đạttới

Ngoài ra, điều kiện cần thiết cho phép chúng ta lựa chọn con đường

đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa đó là: Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được thử thách, được khẳng định và trở thành nhân tố quan trọng hàng đầu cho quá trình tiếp tục đi lên chủ nghĩa xãhội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta; Nhà nước chuyên chính cách

Trang 17

mạng của giai cấp công nhân và giai cấp nông dân đã được thiết lập và củng

cố qua công cuộc cứu quốc và kiến quốc Đây chính là tiền đề cho sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội; liên minh giai cấp giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức đã được thiết lập, phát huy ngay trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và sẽ tiếp tục được phát huy vai trò nòng cốt trong khối đại đoàn kết dân tộc để đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ

tư bản chủ nghĩa; sự giúp đỡ của phong trào cách mạng thế giới và nhân loạitiến bộ mà trước hết là sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em

Đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là phù hợp với nguyện vọng của nhân dân ta Thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam đã chứng minh: Con đường cách mạng duy nhất có thể đem lại hạnh phúc thực sự cho đại đa số nhân dân và toàn thể dân tộc Việt Nam trong thời đại ngày nay là con đường

"độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội".

Trang 18

2.4 Một số thành tựu quan trọng trong thời kỳ đổi mới của Việt Nam:

Nhìn lại 30 năm đổi mới từ năm 1986 – 2016, Đảng tađánh giá: “Đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội vàtình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển cóthu nhập trung bình, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiệnđại hóa và hội nhập quốc tế Kinh tế tăng trưởng khá, nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội từng bước hình thành,phát triển Chính trị – xã hội ổn định; quốc phòng an ninhđược tăng cường Văn hóa – xã hội có bước phát triển; bộmặt đất nước và đời sống của nhân dân có nhiều thay đổi.Dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy và ngày càng mởrộng Đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăngcường Công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước phápquyền và cả hệ thống chính trị được đẩy mạnh Sức mạnh vềmọi mặt của đất nước được nâng lên; kiên quyết, kiên trìđấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn

Ngày đăng: 25/04/2024, 18:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w