1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hãy Vận Dụng Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học Và Phântích Dẫn Chứng Trong Thực Tiễn Để Đấu Tranh Phản Bác Quan Điểmsai Trái Sau.pdf

25 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hãy Vận Dụng Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học Và Phân Tích Dẫn Chứng Trong Thực Tiễn Để Đấu Tranh Phản Bác Quan Điểm Sai Trái Sau
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 512,23 KB

Nội dung

Một trong số đó là “Ngày nay, chủnghĩa tư bản tiếp tục phát triển với nhiều thành tựu to lớntrong khi Việt Nam vẫn còn là một nước nghèo đói, lạc hậu.Điều này chứng tỏ việc đánh đuổi các

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Hà Nội - 2022

BÀI TẬP NHÓM

MÔN HỌC: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

ĐỀ BÀI: Hãy vận dụng Chủ nghĩa xã hội khoa học và phân

tích dẫn chứng trong thực tiễn để đấu tranh phản bác quan điểmsai trái sau: “Việt Nam đã mắc sai lầm lịch sử khi đánh đuổi ba

nền văn minh là Pháp, Mỹ, Nhật và tiếp tục mắc sai lầm nghiêm trọng khi bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa sau năm 1975 Những sai lầm này khiến Việt Nam chậm phát triển và ngày càng lạc lõng trong các mối quan hệ quốc tế”.

Trang 2

đã có không ít những quan điểm, luận điệu sai lầm, xuyên tạc, phản động,thù địch nhằm phá hoại thành quả cách mạng, chế độ mà cả dân tộc ta đánhđổi cả máu xương để xây dựng Một trong số đó là “Ngày nay, chủnghĩa tư bản tiếp tục phát triển với nhiều thành tựu to lớntrong khi Việt Nam vẫn còn là một nước nghèo đói, lạc hậu.Điều này chứng tỏ việc đánh đuổi các nền văn minh tư bảntrong hơn 100 năm, tiếp đó là sự lựa chọn con đường đi lênchủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa của Việt

Nam sau khi giành độc lập đã sai lầm ngay từ đầu”.

NỘI DUNG

I Lý luận của Chủ nghĩa xã hội khoa học về vấn đề dân tộc, giải

quyết vấn đề dân tộc và tính chất lịch sử tự nhiên trong sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội

1 Lý luận của Chủ nghĩa xã hội khoa học về dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc.

1.1 Khái niệm dân tộc và hai xu hướng khách quan trong sự phát

triển của dân tộc

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lenin, dân tộc là quá trình pháttriển lâu dài của xã hội loài người, trải qua các hình thức cộng đồng từ thấpđến cao, bao gồm: thị tộc, bộ lạc, bộ tộc, dân tộc Sự biến đổi của phươngthức sản xuất chính là nguyên nhân quyết định sự biến đổi của cộng đồngdân tộc

1

Trang 3

Dân tộc được hiểu theo 2 nghĩa rộng và hẹp Theo nghĩa rộng, dântộc là khái niệm dùng để chỉ một cộng đồng người ổn định làm thành nhândân một nước, có lãnh thổ riêng, nền kinh tế thống nhất, có ngôn ngữchung và ý thức về sự thống nhất của mình, gắn bó với nhau bởi quyền lợichính trị, kinh tế, truyền thống văn hoá và truyền thống đấu tranh chungtrong quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước Với nghĩa này, dântộc dùng để chỉ một quốc gia, toàn bộ nhân dân của một nước, ví dụ, dântộc Việt Nam, dân tộc Nhật Bản,

Theo nghĩa hẹp, dân tộc là khái niệm dùng để chỉ một cộng đồng tộcngười được hình thành trong lịch sử, có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững,

có chung ý thức tự giác tộc người, ngôn ngữ và văn hoá Với nghĩa này,dân tộc là một bộ phận hay thành phần của quốc gia, chẳng hạn, Việt Nam

có 54 dân tộc anh em, bao gồm dân tộc Kinh, Tày, Mường, Mèo,

Nghiên cứu vấn đề dân tộc, V.I Lênin phát hiện ra hai xu hướngkhách quan trong sự phát triển quan hệ dân tộc

Xu hướng thứ nhất là, cộng đồng dân cư muốn tách ra để hình thànhcộng đồng dân tộc độc lập Trong phạm vi một quốc gia, xu hướng này thểhiện trong sự nỗ lực của từng dân tộc (tộc người) để đi tới sự tự do, bìnhđẳng và phồn vinh của dân tộc mình Với nghĩa dân tộc – quốc gia, xuhướng này thể hiện rõ nét nhất ở phong trào đấu tranh giành độc lập dântộc của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc muốn thoát khỏi ách áp bức, bóclột của chủ nghĩa đế quốc, chống chính sách thực dân đô hộ dưới mọi hìnhthức Độc lập dân tộc chính là mục tiêu chính trị chủ yếu của mọi quốc giatrong thời đại ngày nay Độc lập tự chủ của mỗi dân tộc là xu hướng kháchquan, là chân lý của thời đại, là sức mạnh hiện thực tạo nên quá trình pháttriển của mỗi dân tộc

Xu hướng thứ hai là, các dân tộc trong từng quốc gia, thậm chí cácdân tộc ở nhiều quốc gia muốn liên hiệp lại với nhau Xu hướng này nổi lêntrong giai đoạn chủ nghĩa tư bản đã phát triển thành chủ nghĩa đế quốc đibóc lột thuộc địa, do sự phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa học vàcông nghệ, của giao lưu kinh tế và văn hoá trong xã hội tư bản chủ nghĩa đãlàm xuất hiện nhu cầu xoá bỏ hàng rào ngăn cách giữa các dân tộc, thúcđẩy các dân tộc xích lại gần nhau

2

Trang 4

1.2 Những nguyên tắc cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc

giải quyết vấn đề dân tộc

Cương lĩnh dân tộc của V.I.Lênin đã khái quát: “Các dân tộc hoàntoàn bình đẳng, các dân tộc được quyền tự quyết, liên hiệp công nhân tất cảcác dân tộc lại.”

Một là, các dân tộc hoàn toàn bình đẳng Không phân biệt dân tộclớn hay nhỏ, đông người hay ít người, trình độ phát triển cao hay thấp, cácdân tộc đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trên tất cả các lĩnh vực củađời sống xã hội, không dân tộc nào được giữ đặc quyền, đặc lợi về kinh tế,chính trị, văn hoá Trong quan hệ xã hội cũng như trong quan hệ quốc tế,không một dân tộc nào có quyền đi áp bức, bóc lột dân tộc khác Trongquan hệ giữa các quốc gia dân tộc, quyền bình đẳng dân tộc được biểu hiện

ở cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa bá quyềnnước lớn, chống mọi hình thức áp bức, bóc lột, sự vi phạm lợi ích củanước lớn, nước phát triển đối với các nước nhỏ, lạc hậu, chậm pháttriển

Hai là, các dân tộc được quyền tự quyết Đó là quyền của các dân tộc

tự quyết định lấy vận mệnh của dân tộc mình, quyền tự chọn chế độ chínhtrị và con đường phát triển của dân tộc mình Quyền tự quyết dân tộc baogồm quyền tách ra thành lập một quốc gia dân tộc độc lập, đồng thời cóquyền tự nguyện liên hiệp với dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng

Quyền bình đẳng và quyền tự quyết đều là những quyền thiêng liêng

và bất khả xâm phạm của các dân tộc Nhưng hiện thực hóa quyền bìnhđẳng và quyền tự quyết của dân tộc phải là kết quả của quá trình đấu tranhchống áp bức, bóc lột dân tộc Trong quá trình đấu tranh, tất yếu cần sự liênhiệp, đoàn kết công nhân của các dân tộc không phân biệt dân tộc đi áp bứchay dân tộc bị áp bức

Ba là, liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc Giai cấp công nhân ở tất

cả các dân tộc trên thế giới phải đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trongcuộc đấu tranh cách mạng chống lại kẻ thù chung là chế độ áp bức, bóc lộtnhằm giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc Đoàn kết, liên hiệp côngnhân các dân tộc là cơ sở vững chắc để đoàn kết các tầng lớp nhân dân lao

3

Trang 5

động thuộc các dân tộc trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc vìđộc lập dân tộc và tiến bộ xã hội

2 Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về tính chất lịch sử tự nhiên trong

sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội

2.1 Tính chất lịch sử tự nhiên trong sự phát triển của các hình thái

kinh tế - xã hội

Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù của Chủ nghĩa Duy vậtlịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định với một kiểuquan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhấtđịnh của lực lượng sản xuất và một kiến trúc thượng tầng tương ứng đượcxây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy Học thuyết Hình thái kinh tế - xãhội của chủ nghĩa Mác - Lê-nin đã chỉ rõ: lịch sử xã hội đã và đang trải qua

5 hình thái kinh tế - xã hội: Cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ,phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa

Lịch sử loài người là một tiến trình nối tiếp nhau từ thấp đến cao củacác hình thái kinh tế - xã hội; trong đó có sự thống nhất giữa quy luậtchung cơ bản phổ biến với quy luật đặc thù và quy luật riêng của lịch sử, vìvậy, C.Mác cho rằng: “Tôi coi sự phát triển của những hình thái kinh tế - xãhội là một quá trình lịch sử - tự nhiên”1

Xu hướng cơ bản, xu hướng chung của sự vận động, phát triển củalịch sử loài người là do sự chi phối của quy luật khách quan, xét đến cùng

là sự phát triển của lực lượng sản xuất Sự kế tiếp nhau của các hình tháikinh tế - xã hội từ thấp đến cao là con đường tất yếu của tiến bộ lịch sử Sựphát triển của xã hội loài người còn mang tính lịch sử: các hình thái kinh tế

- xã hội như những trạng thái khác nhau về chất trong tiến trình lịch sử, vớinhững điều kiện về không gian, thời gian cụ thể, với các tiêu chí về sự pháttriển của lực lượng sản xuất, kiểu quan hệ sản xuất, kiểu kiến trúc thượngtầng của mỗi xã hội cụ thể

Sự phát triển phong phú, nhiều vẻ, đa dạng, phức tạp của các hìnhthái kinh tế - xã hội cụ thể của các giai đoạn xã hội, các quốc gia, dân tộc

cụ thể; bao gồm cả những bước quanh co thậm chí những bước thụt lùi lớn,khả năng rút ngắn, bỏ qua những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định Bảnchất của việc “bỏ qua” một hay vài hình thái kinh tế - xã hội, sự phát triển

1 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Sdd, t.23,tr.21.

4

Trang 6

rút ngắn của xã hội đó là rút ngắn các giai đoạn, bước đi của nền văn minhloài người mà cốt lõi là sự tăng trưởng nhảy vọt của lực lượng sản xuất

Do sự giao lưu, hợp tác quốc tế mà giữa các trung tâm, các khi vực,các quốc gia xuất hiện khả năng một số nước đi sau có thể rút ngắn tiếntrình lịch sử Quy luật kế thừa sự phát triển lịch sử luôn cho phép các quốcgia, dân tộc có thể bỏ qua các giai đoạn phát triển không cần thiết để vươntới trình độ tiên tiến của nhân loại

2.2 Những điều kiện để một nước bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa

So với các hình thái kinh tế - xã hội đã xuất hiện trong lịch sử, hìnhthái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa có sự khác biệt về chất, trong đókhông có giai cấp đối kháng, con người từng bước trở thành người tự do,

Sự thay thế hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa bằng hình thái kinh

tế xã hội Cộng sản chủ nghĩa mang tính tất yếu, đó là quá trình lịch sử - tựnhiên Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin, từ chủ nghĩa tư bản lênchủ nghĩa xã hội tất yếu phải trải qua thời kì quá độ chính trị

Để một nước có thể bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, cần có 3 điềukiện cơ bản Thứ nhất, nhân dân của nước đó phải đoàn kết, đồng lòng tintưởng vào chế độ xã hội chủ nghĩa Con đường, chế độ chính trị của mộtdân tộc không thể xác lập bền vững mà không dựa trên sự tin yêu của quầnchúng nhân dân Nếu quần chúng lao động không tin tưởng, quay lưng lạivới con đường mà nhà nước đặt ra, chế độ đó chắc chắn sẽ sụp đổ

Một điều kiện quan trọng không thể thiếu là giai cấp công nhângiành được chính quyền, nắm giữ quyền lực nhà nước, dùng quyền lực đó

để bảo vệ cho quyền lợi của đại đa số quần chúng nhân dân Đảng Cộngsản – đội tiên phong của giai cấp công nhân phải là lực lượng lãnh đạo nhànước và xã hội, lãnh đạo nhân dân lao động

Thêm vào đó, để có thể bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, cần có sựgiúp đỡ của các nước tiên tiến, các nước xã hội chủ nghĩa anh em và phongtrào cách mạng tiến bộ toàn thế giới Sau Cách mạng Tháng Mười, V.I.Lênin khẳng định “ Với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản các nước tiên tiến,các nước lạc hậu có thể tiến tới chế độ Xôviết, và qua những giai đoạn pháttriển nhất định, tiến tới chủ nghĩa cộng sản, không phải trải qua giai đoạnphát triển tư bản chủ nghĩa.”2

2 V.I.Lênin: Toàn tập, Sđd, t.41, tr.295

5

Trang 7

II Phản bác quan điểm sai trái về cuộc cách mạng ở Việt Nam.

1 Tính tất yếu của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở Việt Nam

Ngay từ những chữ đầu tiên, luận điểm đã hoàn toàn sai trái “ViệtNam đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi đánh đuổi ba nền văn minh là Pháp,

Mỹ, Nhật” Phải khẳng định, cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở Việt Namdiễn ra hoàn toàn là điều tất yếu

Đầu tiên, nhìn vào thực tiễn lịch sử dân tộc, có thể nói, đó là nhữngtrang sử đẫm máu và nước mắt Pháp, Mỹ, Nhật hiện nay là những nướcphát triển với nền văn minh hàng đầu thế giới, nhưng ngược chiều quá khứ,những cái tên Pháp, Mỹ, Nhật lại chẳng thể gắn với hai chữ “văn minh”

“Văn minh” chỉ là mỹ từ chúng tự gắn lên mình, chúng lợi dụng lá cờ tự

do, bình đẳng, bác ái, chúng viện cớ “khai hoá văn minh” để che mắt quốc

tế, ràng buộc dư luận, xâm lược nước ta Những tội ác hung tàn chúng gây

ra trên mảnh đất, con người Việt Nam là những vết nhơ chẳng thể che giấu

Từ khoảnh khắc đặt chân lên đất An Nam, và trong suốt quá trình đô

hộ nước ta, thực dân Pháp đã thực hiện những tội ác man rợ không thể thathứ Chúng thẳng tay chém giết dân ta không kể người già, trẻ nhỏ, chúnghãm hiếp phụ nữ, cướp bóc, tàn phá làng mạc, phố thị Chúng đầu độc dân

ta bằng thuốc phiện, rượu cồn, làm cho giống nòi ta suy nhược – “Lúc ấy,

cứ một nghìn làng thì có đến một nghìn năm trăm đại lý bán lẻ rượu vàthuốc phiện Nhưng cũng trong số một nghìn làng đó lại chỉ có vẻn vẹnmười trường học… , hằng năm người ta đã tọng từ 23 đến 24 triệu lít rượucho 12 triệu người bản xứ, kể cả đàn bà và trẻ con.”3 Chúng thi hành chínhsách ngu dân - người Pháp có mở một số trường dạy chữ, dạy nghề, nhưngkhông phải vì mục tiêu nâng cao dân trí, mà chủ yếu nhằm đào tạo ra mộtđội ngũ người Việt có thể giúp việc đắc lực cho việc khai thác, bóc lột vàduy trì lâu dài nền thống trị thuộc địa của mình4 Về kinh tế, “chúng bóc lộtdân ta đến tận xương tuỷ”, “đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý” như thuế thân,thuế muối, Nhằm vơ vét tài nguyên, khoáng sản, làm giàu cho chínhquốc, thực dân Pháp “tích cực” đẩy mạnh khai thác thuộc địa, nô dịch nhân

3 Nguyễn Ái Quốc, “Bản án chế độ thực dân Pháp”, chương II.

4 PGS,TS Lý Việt Quang, ““Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam là khai hoá văn minh” – một luận điệu xuyên tạc”, http://tapchiqptd.vn/vi/phong-chong-dbhb-tu-dien-bien-tu-chuyen-hoa/thuc-dan-phap-xam- luoc-viet-nam-la-khai-hoa-van-minh-mot-luan-dieu-xuyen-tac/13773.html, 24/05/2019, truy cập

22/05/2022.

6

Trang 8

dân Sưu cao, thuế nặng, lương thực thiếu thốn, tài nguyên bị vơ vét, dân takhốn khổ kiệt quệ, nước ta nghèo nàn khánh kiệt đến tột cùng.

Cuối tháng 9 năm 1940, quân Nhật vượt biên giới Việt – Trung tiếnvào miền Bắc nước ta Pháp nhanh chóng đầu hàng, hèn nhát “quỳ gối mởcửa nước ta rước Nhật” Phát xít Nhật giữ nguyên bộ máy thống trị củathực dân Pháp, dùng nó để vơ vét kinh tế phục vụ nhu cầu chiến tranh vàđàn áp phong trào cách mạng Thế là dân ta từ đó, một cổ mà có tận haitròng! Quân Nhật cướp ruộng đất của nông dân, ép nông dân nhổ lúa, ngô

để trồng đay, thầu dầu phục vụ chiến tranh Nhật và Pháp cùng vơ vét, bóclột sức lao động, đẩy nhân dân ta tới cảnh tượng khốn cùng Hậu quả là,cuối năm 1944 – đầu năm 1945, nạn đói kinh hoàng nổ ra, từ Bắc vào Nam,

có gần 2 triệu đồng bào ta chết đói5

Ta vừa đánh đuổi thực dân Pháp ra khỏi lãnh thổ, đế quốc Mỹ liềnlập tức thay thế Pháp, lập nên chính quyền Ngô Đình Diệm ở Việt Nam,thực hiện âm mưu chia cắt Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam trở thànhthuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ tại Đông Dương và ĐôngNam Á Ngô Đình Diệm ban hành đạo luật đặt cộng sản ngoài vòng phápluật, công khai chém giết, làm cho hàng vạn cán bộ, đảng viên bị giết hại,hàng chục vạn đồng bào yêu nước bị tù đày6 Chúng thi hành chính sáchdùng người Việt trị người Việt, khủng bố dã man những người đòi hiệpthương, tổng tuyển cử thống nhất đất nước Số bom đạn Mỹ rải xuống ViệtNam trong suốt cuộc chiến tranh nhiều gấp ba lần số bom đạn dùng trongchiến tranh thế giới thứ hai Không cản bước được ý chí của chính phủ vànhân dân ta, không đàn áp nổi tinh thần cách mạng của dân tộc ta, chúngrải chất độc màu da cam hủy diệt những khu rừng, chặn đường ẩn náu vàcung cấp lương thảo, vũ khí của quân đội, gây nên những nỗi đau vĩnh viễn

về cả mặt thể xác và tinh thần cho các thế hệ ta sau này

Những gì đế quốc, phát xít, thực dân mang đến cho dân tộc ViệtNam, rõ ràng, không phải là văn minh, bình đẳng như chúng vẫn rêu rao,

mà chỉ có bi thương và thống khổ Hành động của chúng trái hẳn với nhânđạo và chính nghĩa Cho đến tận ngày nay, dù chiến tranh đã đi qua, nhưnghàng trăm nghìn tấn bom đạn do kẻ thù thả xuống Việt Nam vẫn còn sót lại

5 Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo khoa Lịch sử 12.

6 Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo khoa Lịch sử 12

7

Trang 9

ở khắp mọi nơi, kể cả thành thị và nông thôn, đồng ruộng và sông ngòi7.Hậu quả chất độc màu da cam đã di nhiễm sang đến thế hệ thứ 3, thứ 4,theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, số nạn nhân vẫn lên đến hàng chục ngànngười Các nạn nhân hầu hết đều bị dị dạng, dị tật bẩm sinh, sống thực vật,chậm phát triển trí tuệ, câm, điếc, không có khả năng lao động, 8 Chỉ nhìnvào những hậu quả hiển hiện trước mắt cũng đủ thấy những chính sách bạotàn của kẻ thù trong quá khứ Điều này chứng tỏ, năm xưa dân tộc ta anhdũng đứng lên giành lại độc lập, đánh đuổi quân xâm lược là hoàn toànđúng đắn

Thứ hai, xét về mặt lý luận, quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin

đã chỉ rõ hai xu hướng khách quan trong sự phát triển dân tộc Xu hướngthứ nhất là, cộng đồng dân cư muốn tách ra để hình thành cộng đồng dântộc độc lập Do sự thức tỉnh, sự trưởng thành về ý thức dân tộc, ý thức vềquyền sống của mình, các cộng đồng dân cư muốn tách ra để thành lập cácdân tộc độc lập Bất cứ dân tộc nào cũng sẽ hướng tới độc lập tự chủ, đó là

xu hướng khách quan, là sức mạnh hiện thực tạo nên quá trình phát triểncủa mỗi dân tộc Do vậy, mong muốn bứt mình ra khỏi ách đô hộ bạo tàncủa chủ nghĩa đế quốc thực dân, mong muốn được độc lập tự do của dân tahoàn toàn chính đáng, việc dân ta thực hiện cách mạng đánh đuổi quân xâmlược là tất yếu khách quan, là có cơ sở vững vàng trên quan điểm của chủnghĩa Mác – Lênin

Mặt khác, chủ nghĩa Mác – Lênin cũng đã khẳng định quyền bìnhđẳng và quyền tự quyết của các dân tộc Mọi dân tộc đều bình đẳng, khôngmột dân tộc nào có quyền đi áp bức, bóc lột dân tộc khác Việt Nam, tuydiện tích nhỏ hơn Pháp, Mỹ, Nhật, dù trình độ phát triển có chưa bằng, điều

ấy không có nghĩa là quyền của dân tộc ta ít hơn họ Dân tộc Việt Namhoàn toàn bình đẳng với các dân tộc Pháp, Mỹ và Nhật, các dân tộc này

7 Vũ Khuyên, “Việt Nam hiểu sâu sắc những hậu quả nặng nề mà các cuộc chiến tranh để lại",

https://baobinhdinh.vn/viewer.aspx?macm=1&macmp=1&mabb=226543, 17/02/2022, truy cập

22/05/2022.

8 Trung tướng, PGS,TS Đặng Nam Điền, Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện chính sách đối với nạn nhân chất độc da cam/dioxin, https://www.qdnd.vn/xa-hoi/cac-van-de/tiep-tuc-bo-sung-hoan-thien-chinh-sach-doi- voi-nan-nhan-chat-doc-da-cam-dioxin-667951#:~:text=Qua%20%C4%91i%E1%BB%81u%20tra%2C

%20kh%E1%BA%A3o%20s%C3%A1t,gia%20%C4%91%C3%ACnh%20n%E1%BA%A1n%20nh

%C3%A2n%20thu%E1%BB%99c, 09/08/2021, truy cập 22/05/2022.

8

Trang 10

cũng không có quyền xâm lược, đô hộ ta Các dân tộc, bao gồm Việt Nam

có quyền tự quyết, dân ta tự quyết định vận mệnh dân tộc mình, không thể

để kẻ thù giết dần giết mòn giống nòi ta, phá hoại con đường phát triển dântộc mình Đó là quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm, và để đảm bảonhững quyền thiêng liêng ấy, việc đánh đuổi kẻ thù xâm lược, lập lại hoàbình tự do trên đất trời ta là điều tất yếu

2 Tính tất yếu của việc “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa” ở Việt Nam

Xét trên mặt lý luận và cả mặt thực tiễn, phải khẳng định, ViệtNam đi theo con đường bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa không hề sailầm mà hoàn toàn đúng đắn

Đầu tiên, xét về mặt lý luận, quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lêninkhẳng định rõ rằng, cộng đồng người hoàn toàn có thể bỏ qua một, thậmchí một vài hình thái kinh tế - xã hội để đi lên hình thái kinh tế - xã hội caohơn trong những điều kiện nhất định mà không nhất thiết phải lần lượt trảiqua đầy đủ cả 5 hình thái kinh tế - xã hội từ thấp đến cao Nếu bản chất củachế độ tư bản chủ nghĩa là chế độ người bóc lột người thì bản chất của chế

độ cộng sản là xóa bỏ bóc lột, giải phóng con người Vậy nên hình tháikinh tế - xã hội Cộng sản chủ nghĩa là hình thái kinh tế - xã hội phát triểncao nhất hiện nay, xu hướng phát triển lên chủ nghĩa xã hội là xu hướngkhách quan, tất yếu Việc dân tộc ta chọn con đường bỏ qua sự xác lập vị tríthống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa,đồng thời bỏ qua việc tước đoạt ruộng đất và tư liệu sản xuất của người laođộng rất hợp lý, có cơ sở vững vàng

Bên cạnh đó, có thể nói, Việt Nam đáp ứng đầy đủ điều kiện mà chủnghĩa Mác – Lênin đặt ra để một nước có thể bỏ qua chế độ tư bản chủnghĩa Nhân dân ta với truyền thống yêu nước, đoàn kết dân tộc luôn hếtlòng ủng hộ, tin tưởng vào chế độ mới – chế độ xã hội chủ nghĩa Toàn thểdân tộc ta, vì tin yêu, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã hi sinh biếtbao xương máu, mồ hôi và nước mắt, giành lại hoà bình độc lập cho Tổquốc yêu thương Sau 1975, Việt Nam ta hoàn toàn độc lập, tự do, chínhquyền thuộc về giai cấp công nhân, nhân dân hăng say lao động, kiến thiếtđất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trong suốt cuộc chiến tranh

9

Trang 11

vệ quốc vĩ đại cũng như cho tới tận ngày nay, Việt Nam ta vẫn nhận được

sự giúp đỡ của các nước tiên tiến, của các nước xã hội chủ nghĩa anh emtrên con đường xây dựng, bảo vệ con đường, chế độ ta đã chọn

Tiếp theo, dựa trên căn cứ thực tiễn, con đường mà dân tộc ta chọnlựa phù hợp với xu thế phát triển của nhân loại trong thời đại ngày nay.Cách mạng tháng Mười Nga (1917) thắng lợi đã mở ra thời đại mới: thờiđại quá độ từ Chủ nghĩa tư bản lên Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa cộng sảntrên phạm vi toàn thế giới Cách mạng tháng 10 Nga đã chứng minh chânlý: Loài người từ bỏ chủ nghĩa tư bản tiến lên chủ nghĩa xã hội là một tấtyếu khách quan, một thực tế lịch sử không thể đảo ngược Chủ nghĩa tư bảnkhông phải là tương lai của loài người Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn của ta

Ngay sau giai đoạn đó, sự đổ vỡ của xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu vàLiên Xô ta có thể thấy là tổn thất nặng nề đối với phong trào cộng sản Sựsụp đổ ấy có nhiều nguyên nhân, nhưng nó không thuộc về bản chất củachế độ xã hội chủ nghĩa, càng không phải vì thế mà làm mất đi nội dungthời đại Một cuộc cách mạng xã hội không thể diễn ra theo một con đườngthẳng tắp, một thời đại rộng lớn của lịch sử toàn thế giới cũng vậy Thời đạingày nay vẫn là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội vàchủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn thế giới Chúng ta biết rằng do sailầm trên cả phương diê ̣n lý luâ ̣n và thực tiễn đã dẫn đến mô hình chủ nghĩa

xã hội kiểu cũ ở Liên xô và Đông Âu sụp đổ Thực tiễn này đòi hỏi cầnphải đổi mới, cải cách, xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội hiê ̣n thực phùhợp với sự phát triển trong điều kiê ̣n mới Với những nhận thức và căn cứnhư thế và trong xu thế phát triển tất yếu của thời đại ngày nay, Việt Namhoàn toàn có thể đi lên Chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ Tư bản chủ nghĩa

Nhìn vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, quá độ lên Chủ nghĩa xãhội bỏ qua chế độ Tư bản chủ nghĩa là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn, khoahọc, phản ánh đúng quy luật phát triển khách quan của cách mạng ViệtNam, phù hợp với dòng chuyển động liên tục của cách mạng Việt Nam

Dễ dàng nhận thấy, tất cả các phương án chính trị của các giai cấp, từđường lối cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến, đến những đường lối theolập trường nông dân, lập trường tiểu tư sản, tư sản, đều được lịch sử khảo

10

Trang 12

nghiệm nhưng rốt cuộc đều thất bại Thất bại của Hoàng Hoa Thám, PhanBội Châu, Phan Châu Trinh… nói lên một sự thật lịch sử: Không thể cứunước trên lập trường phong kiến hay lập trường của giai cấp tư sản, tiểu tưsản Các đường lối và phương pháp này đều không đáp ứng được yêu cầugiải phóng dân tộc trong điều kiện chủ nghĩa đế quốc đã trở thành hệ thốngthế giới Chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam đang đòi hỏi được đổimới, đó là một nhu cầu cấp thiết của dân tộc lúc bấy giờ Đến năm 1920,khi Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương vềvấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin, Người mới tìm thấy trong

đó ánh sáng chân lý của thời đại, tìm thấy con đường giải phóng dân tộc,giải phóng xã hội, giải phóng con người, đó là giải phóng dân tộc theo conđường cách mạng vô sản, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Từ

đó, Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không cócon đường nào khác con đường cách mạng vô sản”

Những thành tựu đã đạt được qua hơn 30 năm đổi mới đã chứng tỏ

sự lựa chọn đó là đúng hướng, phù hợp với lợi ích của cả dân tộc và hoàncảnh lịch sử cụ thể của nước ta, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.Toàn bộ lịch sử cách mạng Việt Nam đã chứng minh: Quy luật của cáchmạng Việt Nam là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Và trongthực tiễn, chủ nghĩa xã hội không những đã trở thành động lực tinhthần, mà còn là sức mạnh vật chất to lớn góp phần đưa sự nghiệp cáchmạng dân tộc dân chủ nhân dân ở nước ta đến thắng lợi

Cuối cùng, đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là phù hợp với nguyệnvọng của nhân dân ta Đây là sự lựa chọn dứt khoát và đúng đắn của Đảng,đáp ứng nguyện vọng thiết tha của dân tộc, của đại đa số nhân dân Thựctiễn lịch sử cách mạng Việt Nam đã chấp nhận và chứng minh: Con đườngcách mạng duy nhất có thể đem lại hạnh phúc thực sự cho đại đa số nhândân và toàn thể dân tộc Việt Nam trong thời đại ngày nay là con đường

"độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội"

Chủ nghĩa xã hội có mục tiêu cao cả là giải phóng giai cấp, giảiphóng xã hội, giải phóng con người, tạo điều kiện để con người phát triểntoàn diện; là một chế độ xã hội mà con người được tự do, sống hòa bình vàhữu ái giữa các cộng đồng, không còn áp bức, bóc lột, bất công, một xã hội

11

Ngày đăng: 04/03/2024, 13:42