MỞ ĐẦUTrong tiến trình nền văn học chữ viết thời trung đại Việt Nam, sự xuất hiện thểloại Truyện thơ Nôm được xem là một thành tựu nghệ thuật xuất sắc, gắn với têntuổi của nhiều nhà văn
Trang 1ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA NGỮ VĂN
HỌC PHẦN
HỆ THỐNG THỂ LOẠI VÀ NGÔN NGỮ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
NHIỆM VỤ THẢO LUẬN 5
NHỮNG THÀNH TỰU CỦA TRUYỆN THƠ NÔMNHỮNG THÀNH TỰU CỦA TRUYỆN NÔM THÔNG QUA ĐOẠN TRÍCH
TRUYỆN HOA TIÊN
Hà Nội, 2023
Trang 5MỤC LỤC
A Trình bày khái quát những thành tựu của truyện thơ Nôm 6
I Khái quát chung về truyện thơ Nôm 6
1 Khái niệm, phân loại truyện Nôm 6
2 Cơ sở hình thành, phát triển truyện thơ Nôm 8
2.1 Cơ sở lịch sử, xã hội 8
2.2 Cơ sở văn hóa, văn học 8
3 Diễn tiến và vị trí của Truyện Nôm 9
3.1 Quá trình hình thành và phát triển 9
3.2 Vị trí 9
II Những thành tựu của truyện thơ Nôm 9
1 Những thành tựu về nội dung 9
2 Những thành tựu về nghệ thuật 16
2.1 Kết cấu 16
2.2 Nhân vật 16
2.3 Ngôn ngữ, thể thơ 16
2.4 Đồ vật 17
2.5 Không gian, thời gian 17
2.6 Yếu tố thần kỳ 17
2.7 Thủ pháp dựng truyện 18
B Những thành tựu nghệ thuật của truyện thơ Nôm qua đoạn trích “ Truyện hoa tiên” 20
I Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm: 20
1 Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn Huy Tự: 20
2 Tác phẩm Truyện hoa tiên: 20
II Những thành tựu nghệ thuật của truyện thơ Nôm qua đoạn trích “Truyện hoa tiên” 21
1 Kết cấu: 21
2 Nhân vật: 22
3 Ngôn ngữ, thể thơ 24
4 Nghệ thuật kể chuyện 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
Trang 6MỞ ĐẦU
Trong tiến trình nền văn học chữ viết thời trung đại Việt Nam, sự xuất hiện thể
loại Truyện thơ Nôm được xem là một thành tựu nghệ thuật xuất sắc, gắn với tên
tuổi của nhiều nhà văn hóa, văn học lớn khiến cho diện mạo nền văn học dân tộc đadạng, phong phú hơn, đồng thời bản sắc văn hóa của dân tộc, tâm hồn, tính cách nhândân cũng được thể hiện đậm nét hơn: Từ hình ảnh bức tranh làng quê dân dã, bình dịđến những phong tục, tập quán truyền thống lâu đời; từ những nét đẹp của đạo lýtruyền thống dân tộc bền vững đến những trầm tích văn hóa mang hồn cốt, khí pháchcha ông tự ngàn xưa,…Văn học, nghệ thuật là một trong những bộ phận hợp thànhcủa toàn thể cấu trúc văn hoá Nếu văn hoá thể hiện quan niệm và cách ứng xử củacon người trước thế giới, thì văn học là hoạt động lưu giữ những thành quả đó mộtcách sinh động nhất Để có được những thành quả đó, văn hoá của một dân tộc cũngnhư của toàn thể nhân loại từng trải qua nhiều chặng đường tìm kiếm, chọn lựa, đấutranh và sáng tạo để hình thành những giá trị trong xã hội Văn học vừa thể hiện conđường tìm kiếm đó, vừa là nơi định hình những giá trị văn hóa đã hình thành Truyệnthơ Nôm là một trong những loại hình tiêu biểu của văn học Việt Nam thời trung đạivừa khẳng định được những thành tựu nghệ thuật to lớn vừa là nơi giữ những trầmtích văn hóa dân tộc
NỘI DUNG
A Trình bày khái quát những thành tựu của truyện thơ Nôm
I Khái quát chung về truyện thơ Nôm
1 Khái niệm, phân loại truyện Nôm
Xung quanh khái niệm truyện Nôm có nhiều ý kiến khác nhau của các nhà nghiên cứu
Trong phần tổng kết sách Việt Nam văn học sử yếu mục tác giả ghi rõ: "Truyện Nôm
là tiểu thuyết bằng văn vần" Đây là định nghĩa đầu tiên sơ lược về truyện Nôm TrongTruyện Kiều và thể loại truyện Nôm tác giả Đặng Thanh Lê đã mở rộng khi cho rằng:
"Truyện Nôm nằm trong hệ thống tác phẩm phản ánh cuộc sống bằng phương thức tự sự(phân biệt với các tác phẩm phản ánh cuộc sống bằng phương thức trữ tình kiểu Chinhphụ ngâm, Cung oán ngâm khúc và các thế loại khác như ca dao, đường luật) có nghĩa làphản ánh cuộc sống xã hội thông qua sự trình bày miêu tả có tính chất hoàn chính vậnmệnh một nhân vật và trên cơ sở đó, sự phát triển có tính chất hoàn chỉnh của một tínhcách nhân vật (trong mối quan hệ với nhiều vận mệnh nhiều tính cách nhân vật khác)".Tác giả Kiều Thu Hoạch cho rằng "khái niệm Nôm có thể hiểu là tiếng, là chữ củanước ta ” nhưng khái niệm Nôm chủ yếu là chỉ tính chất bình dân, đại chúng, tínhphổ thông, dễ hiểu
Tác giả Đinh Thị Khang trong cuốn “Văn học trung đại Việt Nam tập 2” đã đưa rađịnh nghĩa: “Truyện Nôm là một loại hình tự sự bằng thơ dùng văn tự Nôm, có tácphẩm được viết bằng thể thơ Đường luật Nhưng phổ biến các tác phẩm viết bằng thểthơ được gọi là truyện Nôm”
- Như vậy có thể hiểu truyện thơ Nôm như sau:
Trang 7+ Là thể loại tự sự bằng thơ, có cốt truyện hoàn chỉnh và nhân vật với cuộc đời,
số phận riêng, được viết bằng chữ Nôm và thể thơ lục bát là chủ yếu
+ Truyện Nôm từ trước đến nay có nhiều tên gọi khác nhau: truyện Nôm,truyện thơ Nôm, truyện dài, truyện thơ, truyện diễn ca, truyện ngâm
+ Nội dung cụ thể của từng khái niệm có khác nhau nhưng nhìn chung có sựthống nhất trong việc thừa nhận yếu tố “truyện”: nghĩa là khẳng định phương thức tự
rõ tác giả là ai
+ Căn cứ vào thể thơ dùng để sáng tác, người ta chia truyện thơ Nôm thành hailoại là truyện thơ Nôm Đường luật và truyện thơ Nôm lục bát Truyện thơ Nôm Đườngluật không có nhiều, cũng như bị thất truyền, chỉ có một số tác phẩm như: Tô Côngphụng sứ, Chiêu Quân cống hồ, Lâm tuyền kỳ ngộ Truyện thơ Nôm lục bát chiếm ưuthế với số lượng và thành tựu lớn, đại diện cho truyện thơ Nôm nói chung Các tácphẩm tiêu biểu có: Truyện Kiều, Hoa tiên, Truyện Lục Vân Tiên, Tống Trân – CúcHoa, Phạm Tải Ngọc Hoa
+ Căn cứ vào nội dung và hình thức (đối tượng sáng tác), người ta chia truyệnthơ Nôm thành hai loại là truyện thơ Nôm bình dân và truyện thơ Nôm bác học.Truyện thơ Nôm bình dân do các tác giả trong giới bình dân (thường là khuyết danh)sáng tác do được truyền miệng hoặc qua ghi chép thô sơ trong dân gian nên khó xácđịnh tác giả Loại tác phẩm này cũng chủ yếu lưu hành trong dàn gian Nội dung củachúng thường phản ánh khát vọng của người dân tầng lớp dưới (bình đẳng xã hội, thayđổi vị thế trong xã hội, ước mơ ấm no, hòa bình, hạnh phúc, những điều tốt đẹp trongcuộc sống Chất lượng nghệ thuật của loại truyện này cũng ở mức vừa phải, ngôn ngữbình dân gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân, ít có các biện pháp tu từcũng như sử dụng những từ ngữ thể hiện quyền thế Nhóm này có các tác phẩm như:Phạm Tải – Ngọc Hoa, Tống Trân – Cúc Hoa, Thoại Khanh – Châu Tuấn Truyện thơNôm bác học do các tác giả là trí thức Nho học (thường có tên tuổi, lai lịch rõ ràng),thường là tầng lớp nho gia trong xã hội sáng tác và lưu hành rộng rãi nhưng chủ yếuvẫn trong giới trí thức tinh hoa Nội dung của chúng thường phản ánh nhu cầu của giớitrí thức lớp trên (giải phóng tình cảm, khẳng định tài năng, phẩm hạnh) Chất lượngnghệ thuật của truyện thơ Nôm bác học khá cao Nhóm này có những tác phẩm như:Truyện Kiều, Hoa tiên, Phan Trần, Sơ kính tân trang, Truyện Lục Vân Tiên
Trang 8+ Dựa trên tiêu chí đề tài: truyện Nôm lãng mạn, truyện Nôm thế sự, truyệnNôm lịch sử, truyện Nôm tôn giáo, truyện Nôm luân lý đạo đức.
+ Dựa trên tiêu chí nguồn gốc, cốt truyện: truyện Nôm dựa trên tích truyện dân gian;truyện Nôm dựa vào cốt truyện Trung Hoa; được sáng tác trên chất liệu hiện thực
2 Cơ sở hình thành, phát triển truyện thơ Nôm
2.1 Cơ sở lịch sử, xã hội
- Sự khủng hoảng của xã hội sự rạn nứt của quan niệm chính thống, đưa văn học đếngần hơn với hiện thực Sự suy vong của chế độ phong kiến Việt Nam, vào đầu thế kỉ XVI,triều đình phong kiến rơi vào khủng hoảng Các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi.Một mặt các cuộc khởi nghĩa này đã làm lay động tận gốc nền thống trị mục nát của triềuđình nhà Lê Mặt khác nó đã làm thức tỉnh ở người nông dân ý thức dân chủ, tự do, tìnhthần đấu tranh vì công bằng xã hội và đồng thời làm cho họ hiểu hơn về vai trò sứ mệnhlịch sử của mình
- Bối cảnh xã hội với những điều kiện thuận lợi cho ý thức cá nhân được nảy
nở, phát triển
- Sự phát triển của các ngành thủ công nghiệp trong đó có nghề in
2.2 Cơ sở văn hóa, văn học
Trong cuốn Truyện Kiều và thể loại Truyện Nôm tác giả Đặng Thanh Lê đã đưa
ra nhiều ý kiến đánh giá xác đáng về cơ sở hình thành và phát triển của truyện thơ
Nôm, tác giả khẳng định “cơ sở truyền thống văn học đã góp phần tạo nên sự hình thành và phát triển của thể loại truyện Nôm”, “Truyện Nôm bắt nguồn từ một yêu cầu phản ánh xã hội với những nội dung thời đại cũng như với những điều kiện thực tiễn của bản thân thời đại ấy”.
Sự khởi sắc của văn hoá truyền thống dân tộc Nền văn hóa giai đoạn này bướcvào giai đoạn phục hưng và phát triển Những truyền thống văn hóa dân gian nhất lànghệ thuật ca, múa, nhạc cùng với các hình thức sinh hoạt văn hóa như: đánh đu, chọitrâu, bơi chài, Tất cả tạo nên một không khí văn hóa sôi nổi trên cả nước cuốn hútmọi người từ già đến trẻ, từ gái đến trai Câu ca dao sau đây có lẽ đã phản ánh hiệnthực lịch sử này:
“Ăn no rồi lại nằm khoèoNghe giục trống chèo bế bụng đi xem”
- Sự du nhập của sách vở nước ngoài, đặc biệt là các tiểu thuyết Trung Quốc,
Ấn Độ:
+ Truyền đạt thông điệp mới, tư tưởng mới mà cốt yếu, quan trọng nhất là tưtưởng dân chủ
+ Cung cấp những mẫu hình
- Truyền thống tự sự trong văn học Việt Nam:
+ Văn học dân gian
+ Tự sự trong văn học viết: tự sự bằng văn xuôi; tự sự bằng văn vần (Lĩnh Namchích quái, Thánh Tông di thảo, Truyền kỳ mạn lục )
- Thể thơ lục bát và khả năng ứng dụng trong tự sự:
+ Cho phép người viết kéo dài một cách thoải mái
Trang 9+ Có khả năng trữ tình, bộc lộ cảm xúc của người viết.
3 Diễn tiến và vị trí của Truyện Nôm
3.1 Quá trình hình thành và phát triển
a Giai đoạn thế kỷ XVI – XVII: Giai đoạn hình thành và khẳng định sự có mặt
của thể loại truyện Nôm trong đời sống văn học dân tộc
- Ở giai đoạn này có sự xuất hiện song song hai loại hình truyện Nôm:
+ Thứ nhất những tác phẩm dùng thơ Đường luật làm phương thức tự sự: Lâmtruyền kỳ ngộ, Tam Quốc thi, …
+ Thứ hai: những tác phẩm sử dụng thể lục bát để kể chuyện: Quan âm tống sứbản hạnh, Địa tạng bản hạnh, …
- Đề tài: lịch sử (nhân vật lịch sử với hành động cuộc đời); tôn giáo (nhân vậttôn giáo, hành trạng cuộc đời trong nhân vật tôn giáo); hôn nhân và gia đình TruyệnNôm thể hiện chủ đề tôn giáo – lịch sử chiếm ưu thế
- Phần lớn là những tác phẩm khuyết danh.
b Giai đoạn thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX: Truyện Nôm phát triển rực rỡ.
Các nhà nghiên cứu gọi thế kỷ XVIII là “thế kỷ truyện Nôm”
- Dòng truyện Nôm Đường luật ít xuất hiện
- Hình thức thể thơ lục bát dần đi vào quy chiếu
- Đề tài trung tâm: cuộc sống hôn nhân gia đình và tình yêu tự do
- Xuất hiện những tác phẩm sớm nhất có tên tác giả: “song tinh bất dạ” –Nguyễn Hữu Hào
Đây là giai đoạn truyện Nôm khẳng định sức mạnh của loại thể, đóng góp tolớn vào thành tựu của văn học trung đại VN cả về nội dung tư tưởng lẫn hình thứcnghệ thuật
c Giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu XX
- Truyện Nôm vẫn tiếp tục có mặt với những tác phẩm như “giai nhân kì ngộ”
(Phan Chu Trinh)… nhưng vị thế của thể loại đã có sự thay đổi
- Vấn đề trọng tâm: sự thay đổi diện mạo của xã hội Việt Nam, cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp
- Sự ra đời của văn xuôi quốc ngữ cùng với những nhu cầu của thời đại
3.2 Vị trí
- Là thể loại văn học dân tộc có quy mô đồ sộ nhất, số lượng phong phú nhất và
có khả năng phản ánh bức tranh hiện thực rộng lớn
- Truyện Nôm có tầm ảnh hưởng rộng lớn đến nhiều đối tượng người đọc
- Nhiều tác phẩm truyện Nôm trở thành nguồn cảm hứng cho các sáng tác vănhọc viết, cho các sinh hoạt văn hoá dân gian
II Những thành tựu của truyện thơ Nôm
1 Những thành tựu về nội dung
1.1 Một số văn bản truyện thơ Nôm:
(1) Nguyễn Du: Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều)
Bi kịch của người phụ nữ thời xưa: Tác phẩm tập trung vào cuộc đời đau khổcủa Vương Thúy Kiều, người phụ nữ xinh đẹp và tài năng, nhưng phải chịu nhiều bi
Trang 10kịch và khổ đau Từ đó, tác phẩm truyền tải thông điệp về số phận khó khăn của nhữngngười phụ nữ trong xã hội xưa.
Sự đau thương tinh thần: "Đoạn trường tân thanh" tập trung vào những khíacạnh tinh thần và cảm xúc của nhân vật chính, đặc biệt là nỗi đau tinh thần vượt quanỗi đau thể xác Điều này tạo ra một sự tiếp cận sâu sắc và nhân văn trong việc phảnánh con người
Tôn trọng người mẹ và người vợ: Tác phẩm nhấn mạnh vai trò của người mẹ vàngười vợ trong gia đình Nó đề cao tinh thần hiếu thảo và lòng biết ơn đối với nhữngngười phụ nữ đã hy sinh và đóng góp cho gia đình
Tình yêu và sự cảm hóa con người: Tác phẩm truyền tải thông điệp về tình yêuđôi lứa và tác động tích cực của nó đối với con người Tình yêu không chỉ làm rungđộng trái tim, mà còn có thể thay đổi và hướng con người đến những điều tốt đẹp
Tôn vinh chữ hiếu: "Đoạn trường tân thanh" đề cao tinh thần hiếu thảo và lòngbiết ơn đối với cha mẹ Tác phẩm nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc trân trọng vàchăm sóc người già trong gia đình
Khát vọng tự do và chính nghĩa: Tác phẩm thể hiện khát vọng tự do và chínhnghĩa trong xã hội, nêu bật sự đấu tranh của con người để tìm kiếm công bằng và tự dotrong môi trường xã hội bất công
Tinh thần nhân đạo và tố cáo hiện thực tàn khốc: Tác phẩm khắc họa một cách
rõ nét tâm lý và tình cảm con người, đồng thời tố cáo những khía cạnh bất công và tànkhốc trong xã hội
(2) Nguyễn Đình Chiểu: truyện Lục Vân Tiên dài 2082 câu
Coi trọng tình nghĩa giữa người với người: tình cha con, mẹ con, tình nghĩa vợchồng, bè bạn, tình yêu thương, cưu mang, đùm bọc những người gặp khó khăn, hoạnnạn
Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khốn phò nguy (Vân Tiên đánh cướp,Hớn Minh bẻ giò Đặng Sinh)
Thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹptrong cuộc đời thông qua kết thúc có hậu của tác phẩm là thiện thắng ác, chính nghĩathắng gian tà
Lục Vân Tiên là một truyện thơ Nôm chủ yếu để kể hơn là để đọc nên chú trọngđến hành động của nhân vật hơn là miêu tả nội tâm, do đó tính cách của nhân vậtthường bộc lộ qua việc làm, lời nói, cử chỉ Thái độ ca ngợi hay phê phán của tác giảđều thể hiện qua cách miêu tả nhân vật
(3) Quan âm Thị Kính, Tống Trân Cúc Hoa (1689 câu lục bát)
Quan Âm Thị Kính là tác phẩm làm sáng tỏ đạo lý từ bi của Phật với hìnhtượng Thị Kính - đó là hiện thân của lòng từ bi của đức Phật bà (chấp nhận, nhẫn nhụctrước mọi oan trái cuộc đời để hướng tới sự giải thoát), con người ấy không chỉ biếtgiữ đức độ cho cá nhân mà còn đem lòng từ bi ấy cứu giúp người khác theo tinh thầnchánh pháp Truyện Quan Âm Thị Kính trình bày quan niệm giải thoát dưới nhãn quancủa người xuất gia Tu hành không phải là hình thức tiêu dao nơi cửa Phật, làm duyênvới hoa đàm, đuốc tuệ, an vui với tiếng mõ cầu kinh, mà tu hành phải khổ hạnh, phải
Trang 11trải qua bao nhiêu thử thách gian truân, đó là cơ hội cho người ta lấy tâm từ để chiếnthắng cảnh ngộ, không chỉ giải thoát cho cá nhân, mà còn cứu độ tha nhân Ý nghĩa,giá trị Phật giáo của tác phẩm nằm ở đấy.
Quan Âm Thị Kính là một truyện thơ mang nhiều ý nghĩa về văn hóa, nó diễn
tả, phản ánh những nét tâm lý, những suy nghĩ được truyền qua từ rất lâu đời củangười Việt Nam, đó chính là tâm lý cam chịu, chấp nhận trước những bất công, ngangtrái của xã hội, đó là một thái độ “phớt đời”, thường nơi yên bình để lánh xa nhữngđiều nhiễu nhương của xã hội, đó còn là sự run rẩy, e sợ trước cái xã hội còn có quánhiều điều bất hợp lí đối với thân phận con người
(4) Lê Ngô Cát: Đại Nam Quốc sử diễn ca 1887 câu lục bát (3774 dòng)
Đại Nam quốc sử diễn ca là một áng văn chương viết theo thể lục bát, chép lịch
sử dân Việt từ Kinh Dương Vương và họ Hồng Bàng đến hết nhà Lê
1.2 Đặc điểm nội dung:
- Với quy mô phản ánh và số lượng tác phẩm đồ sộ Truyện Nôm bao quát đượcphạm vi hiện thực rộng lớn, thể hiện được những vấn đề cốt yếu của con người và xãhội đương thời
- Chủ đề trong truyện Nôm rất phong phú và đa dạng, hướng con người đếnniềm tin tôn giáo, ca ngợi những tấm gương đạo đức, những người anh hùng, tinh thầnyêu nước tuy nhiên nổi bật nhất là vấn đề con người (đặc biệt là người phụ nữ): tìnhyêu và tự do; khẳng định cuộc đấu tranh bảo vệ hạnh phúc con người
* Truyện thơ Nôm thường hướng đến hai chủ đề chính:
- Truyện thơ Nôm bác học:
+ Chủ đề giải phóng tình yêu đôi lứa: Đây là chủ để nổi bật trong các truyện thơNôm bác học mà nổi bật và dễ thấy nhất là các tác phẩm như Sơ kính tân trang, TruyệnKiều
+ Trong các truyện này, các cặp đôi nhân vật “tài tử – giai nhân” đã đến vớinhau bằng tình cảm yêu đương tự nhiên, chân thật, say đắm của tuổi trẻ và đầy tínhlãng mạn Những cặp đôi nhân vật cũng thường phải vượt qua những trở ngại của lễgiáo và của các thế lực xã hội khác (nhờ sự trợ giúp nhất định của các lực lượng thần
kì hoặc tiến bộ) để cuối cùng nên duyên chồng vợ, hưởng hạnh phúc lứa đôi tương đốitrọn vẹn, lí tưởng nhằm chứng minh cho tình yêu đôi lứa mãnh liệt của nhân vật trongtruyện
- Truyện thơ Nôm bình dân:
+ Chủ đề đấu tranh cho công lí xã hội: Đây là chủ đề nổi bật trong các truyệnthơ Nôm bình dân như mà nổi bật là các tác phẩm khuyết danh như Phạm Tải – NgọcHoa, Tống Trân – Cúc Hoa, Thoại Khanh – Châu Tuấn (ở một số truyện thơ Nômbác học, chủ đề đấu tranh cho công lí xã hội cũng được đề cập như Truyện Kiều,Truyện Lục Vân Tiên nhưng chỉ là chủ đề phụ, cái chính vẫn là tình yêu đôi lứatrong xã hội phong kiến cũ)
+ Các truyện này thường kết thúc có hậu (nhờ sự trợ giúp của các yếu tố thần
kì, kì bí hay các nhân vật mang tính nghĩa hiệp), thoả mãn mơ ước về một xã hội côngbằng, về sự thay đổi số phận của các tầng lớp dưới thấp hèn trong xã hội Các mối tình
Trang 12cao đẹp, trong sáng cũng được nâng niu, ca ngợi Đồng thời chủ đề trong những tácphẩm thơ Nôm khuyết danh cũng là những cuộc đấu tranh của những người bị áp bứcchống cường quyền bạo chúa bảo vệ tình yêu thủy chung, bảo vệ hạnh phúc gia đình,bảo vệ nhân phẩm Qua cuộc đấu tranh nhiều khi không cân sức ấy, tác giả truyệnNôm bình dân có ý thức làm nổi bật được những đề mà loại tác phẩm này luôn hướngđến.
1) Tố cáo bộ mặt thối nát, tàn bạo của xã hội phong kiến trên bước đường suy vong của nó.
Trong vấn đề phản ánh hiện thực, tố cáo tội ác của giai cấp thống trị trong xãhội phong kiến xưa, nhằm vạch rõ bản chất của xã hội phong kiến, nói lên những nỗithống khổ của quần chúng lao động dưới ách cai trị tàn bạo, gây nên bao nỗi lầm thantrong cuộc sống, tác giả của những truyện nôm giàu tính quần chúng này cũng chưa cóđược cái nhìn đầy đủ, sâu sắc và toàn diện Kẻ thù giai cấp của quần chúng hiện lêntrong truyện chưa phải là cả hệ thống giai cấp phong kiến thống trị đã cấu kết với nhau
để bóc lột nhân dân mà chỉ hiện lên lẻ tẻ từng đối tượng như quan lại đương thời, chúađất, địa chủ Hình thức bóc lột chính là bóc lột về mặt kinh tế vẫn chưa được các tácgiả của bộ phận văn học này đề cập đến Song ở một mức độ nào đó các tác giả nàycũng đã chung sức vạch rõ bản chất thối nát, tàn bạo quá mức của xã hội phong kiếnnhiều bất công Họ cũng đã dũng cảm làm công việc mà những nhà thơ, nhà văn đạidiện cho quyền lợi của giai cấp thống trị không dám làm hoặc che giấu để dối mình,lừa người mà bỏ qua giá trị nhân văn sâu sắc, giá trị tố cáo mạnh mẽ của những câuchuyện này Đó là sự phơi bày chân dung thực vốn hết sức bẩn thỉu của giai cấp thốngtrị Có thể nói, cùng với bộ phận văn học dân gian, truyện Nôm bình dân đã giúpchúng ta tìm hiểu thêm được nhiều mặt thuộc về bản chất của xã hội phong kiến, một
xã hội mà lịch sử dân tộc ta vẫn lên án cho tới ngày nay
Những truyện Nôm khuyết danh đã xây dựng được một hệ thống nhân vật phảndiện quen thuộc trong xã hội xưa từ vua chúa, quan lại, bọn nhà giàu ở nông thôn chođến cả thần thánh (những thần thánh tàn ác) Qua lối ứng xử của hệ thống nhân vậtphản diện này với những tầng lớp thấp hơn trong xã hội, các tác giả đã vạch trần, tốcáo bản chất xấu xa của giai cấp bóc lột, áp bức đồng thời nói lên tình trạng thống khổcủa các tầng lớp nhân dân với một thái độ đồng cảm, cảm thông sâu sắc Những nhânvật phản diện đó thường có các đặc điểm như:
a Vua chúa
Nếu như trong văn học bác học vua chúa thường được nhắc đến với một thái độtôn kính hoặc được coi như những thần tượng thiêng liêng tôn quý, đại diện cho thầnlinh cai quản nhân dân, được thần tượng hóa nhằm nâng cao phẩm giá của họ thì ởtruyện Nôm bình dân là hoàn toàn trái ngược Họ chỉ là những tên hôn quân, bạo chúađáng lên án nhất Loại truyện này thường nói rất nhiều đến việc vua chúa ép duyêntrắng trợn Hoặc chúng ép các tân khoa trạng nguyên phải bỏ vợ tào khang (người vợ
đã cùng chung sống trong cảnh nghèo hèn) để lấy con gái mình (hai tên vua trongTống Trân – Cúc Hoa đã lần lượt ép Tống Trân lấy con gái mình, bỉ ổi nhất là tên vuanước Việt sau khi không ép được Tống Trân hắn đã đẩy chàng đi xa) Hoặc những tên
Trang 13vua như Trang vương trong Phạm Tải – Ngọc Hoa, vua Hung Nô trong Lý Công đã épnhững người con gái đẹp bỏ chồng để lấy mình Tàn bạo nhất vẫn là Trang Vương,hành động ép buộc của y đã đẩy Ngọc Hoa – một cô gái đang yêu vào chỗ chết Cáichết của nhân vật này đã gieo vào lòng người đọc một nỗi thương tâm vô hạn và càngthấy căm thù hơn giai cấp phong kiến thống trị đã gây ra con đường chết của mộtngười phụ nữ vô tội
Trong những câu chuyện nôm, tầng lớp vua quan là tầng lớp có quyền, có lựcnên tự cho phép mình làm những việc trái với luân thường, đạo lý của một tầng lớp nổitiếng là thanh cao, uyên nhã đối với quần chúng lao động – những con người bị áp bứcđến cùng cực Tên vua Bảo Vương trong Lý Công đã cương quyết cắt đứt tình chacon, nhẫn tâm bắt con gái độc nhất cho voi giày, không được thì đem thả bể trôi sôngchỉ vì công chúa đã tự tiện yêu đương ngoài sự kiểm soát của cha mẹ
b Quan lại: Trong truyện Nôm bình dân, bọn quan lại hiện lên với hình ảnh là những
kẻ bất tài, bất lực, chỉ giỏi việc xu nịnh vua, giỏi ức hiếp dân lành, thu lợi về túi mình
Cả lũ triều thần trong Phạm Tải – Ngọc Hoa không ngăn cản nổi vua làm điều xằngbậy lại còn xúi giục vua đi sâu vào tội lỗi Tên quan trong Phương Hoa chỉ vì khônglấy được người con gái đã hứa hôn đã đem tay chân đến giết hại, cướp của, phá nhàcủa cô
c Địa chủ ở nông thôn: Những phú ông, những trưởng giả – bọn giàu có ở nông thôn
được phản ánh trong các truyện Nôm khuyết danh bình dân khá sâu sắc và đanh thép.Nét nổi bật ở bọn người này là tâm lý tham tiền hám của, luôn muốn tư lợi cho riêngmình, mà không biết nghĩ cho người khác Vì tiền, bọn chúng có thể làm tất cả đểthoán đoạt của cải, vật chất của người khác Nổi bật cho nhân vật này phải kể đến têntrưởng giả trong Tống Trân – Cúc Hoa Vì tiền mà hắn đã coi con gái như một mónhàng có thể đánh mõ, rao làng, gả bán mấy lần cũng được mặc cho cô gái nghèo kêukhóc thảm thương
Tóm lại tất cả những nhân vật phản diện này để đạt được mục tiêu ích kỷ, đêhèn của mình đã không từ một âm mưu, một thủ đoạn đen tối, hiểm độc nào nhằm thỏamãn điều mà chúng cần Chúng đã giày xéo lên những đạo đức, luân lý cơ bản nhất,giày xéo lên những pháp luật mà chúng đặt ra, giày xéo lên tính mạng của người dân
và phá hoại hạnh phúc của bao nhiêu người vô tội
Đồng thời với việc tố cáo tội ác của giai cấp thống trị, tác giả của bộ phận vănhọc này đã nói lên được nỗi thống khổ của quần chúng lao động (hạnh phúc tan vỡ,tính mạng bị đe dọa ) với một thái độ đồng cảm sâu sắc
2) Đề cao phẩm chất tốt đẹp của quần chúng lao động
Truyện Nôm bình dân có một giá trị nhân đạo khá sâu sắc bởi nó không chỉ tốcáo những tội ác của giai cấp thống trị với quần chúng lao động , với những con người
bị áp bức, đè nén lên cuộc đời của nhiều người dân vô tội mà các tác giả của bộ phậnvăn học này còn có ý thức đề cao phẩm chất tốt đẹp của quần chúng lao động, đặc biệt
là đề cao người phụ nữ – con người thấp hèn nhất trong xã hội xưa, chịu nhiều oan ứccủa xã hội phong kiến