1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Những thành tựu của nền văn minh phương đông và phương tây thời kì

38 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

1/ Cơ sở hình thành nền văn minh phương Đông thời kì cổ-trung đại……….3

2/ Cơ sở hình thành nền văn minh phương Tây thời kì cổ-trung đại……… 8

B/Những thành tựu của nền văn minh phương Đông và phương Tây thời kì

6/Những thành tựu phát triển sau này của phương Tây : thể thao, giáo dục, 36

C/So sánh, đánh giá về thành tựu của nền văn minh phương Đông và phương Tây thờikì cổ-trung đại

III/Kết luận

Trang 2

MỞ ĐẦU

1/Lí do chọn đề tài :

chất chúng ta sử dụng đều vô cùng thuận tiện, đó là cả một quá trình nghiên cứu không ngừng của nhân loại Chúng ta lại đặt một câu hỏi rằng, liệu ý tưởng ban đầu, những giả thuyết ban đầu từ đâu mà xuất hiện? Điển hình như chữ viết ta đang sử dụng hiện nay, liệu ai là người đã nghĩ ra, đặt ra và thống nhất chúng? Để trả lời được cho câu hỏi ấy, chúng ta phải quay trở về quá khứ, để tìm hiểu và lặn ngụp sâu dưới những nền văn minh cổ-trung đại, từ phương Đông đến cả phương Tây Lịch sử văn minh nhân loại là cả một quá trình lịch sử lâu dài, chỉ khi ta tìm hiểu mới có thể nhận ra sự kì vĩ, tráng lệ, nét độc đáo, và cả tài năng của người xưa

Trang 3

I I /NỘI DUNG:

A/Giới thiệu chung về nền văn minh phương Đông và phương Tây thời kìcổ-trung đại:

Cơ sở hình thành nền văn minh phương Đông thời kì cổ-trung đại :

ột đặc điểm mà chúng ta dễ dàng nhận thấy đối với nền văn minh phương Đông thời cổ đại, như văn minh Ai Cập, văn minh Ấn Độ, văn minh Trung Quốc, văn minh Lưỡng Hà… tất cả đều hình thành trên lưu vực các con sông lớn Những nền văn minh cổ kính đó xuất hiện trên lưu vực những con sông như

sông Nile (Ai Cập), Tigris và Euphrates(Lưỡng Hà), sông Ấn (Indus) và sông Hằng(Gange) (Ấn Độ), sông Hoàng Hà và TrườngGiang (Trung Quốc)… Nhìn chung lưu vực

các con sông nói trên là những vùng đồng bằng phì nhiêu rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp khí hậu ấm áp, nguồn nước phong phú, đất đai màu mỡ và dễ canh tác đã cho phép các quốc gia cổ đại phương Đông phát triển nông nghiệp thuận lợi Người phương Đông cổ đại sống trên lưu vực các con sông từ thời nguyên thủy đã sớm phát hiện và lợi dụng những thuận lợi đó để phát triển sản xuất Cùng với nông nghiệp, thủ công nghiệp cũng phát triển mạnh, xã hội sớm xuất hiện giai cấp và nhà nước.

a/Ai Cập:

Trong các nền văn minh trên thế giới, văn minh Ai Cập được hình thành sớmnhất Văn minh Ai Cập gắn liền với cư dân sống ở hai bên bờ sông Nil Sông Nil hayđược Việt hóa thành “sông Nin”, là dòng sông thuộc châu Phi, một con sông dài nhất

thế giới, với chiều dài 6.650 km và đổ nước vào Địa Trung Hải, nhưng phần chảy qua Ai Cập chỉ dài 700km Miền đất đai do sống Nil bồi đắp rộng 15-25 km, phía Bắc có nơi rộng 50 km vì ở đây sông Nil chia thành nhiều nhánh trước khi đổ ra biển Đây là dòng sông có ảnh hưởng nhất ở châu Phi, gắn liền với sự hình thành, phát triển và lụi

tàn của nhiều vương quốc cổ đại, góp phần tạo dựng nên nền Văn minh sông Nin.

Không phải một lẽ ngẫu nhiên mà nhà sử học Hy Lạp Hê-rô-đốt đã nói rằng:

“Ai Cập là tặng phẩm của sông Nil” Bởi, tất cả các điều kiện thiên nhiên ưu đãi đã

góp phần hình thành nền văn minh Ai Cập sớm nhất Sông Nile cung cấp nguồn thực phẩm thủy sản dồi dào cho sư dân và là con đường giao thông quan trọng nhất của

Trang 4

vùng này Do đất đai màu mỡ, các loại thực vật như đại mạch, tiểu mạch, chà là, sen, cây papyrus làm giấy… sinh trưởng và phát triển quanh năm Ai Cập có một quần thể động vật đồng bằng và sa mạc rất phong phú, đa dạng : trâu bò, voi, hươu cao cổ, tê giác, hà mã, cá sấu, hỗ, báo… các loại thủy sản cũng rất nhiều, tạo thuận lợi cho nghề đánh cá Các ngành nghề như đánh bắt cá, nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đều phát triển ngay từ 3.000 năm trước Công nguyên Đặc biệt, các di sản kiến trúc đồ sộ và đạt đến một trình độ vươn lên tầm kỳ quan của thế giới như: các kim tự tháp, các kiệt tác về hội hoạ, điêu khắc và nghệ thuật ướp xác…

Ở lưu vực sông Nile từ thời đồ đá cũ đã có con người sinh sống người Ai Cập thời cổ là những thổ dân châu Phi, hình thành trên cơ sở hỗn hợp rất nhiều bộ lạc Do đi lại săn bắn trên lục địa, khi đến vùng thung lũng sông Nile, họ định cư ở đây phát triển nghề nông và nghề chăn nuôi từ rất sớm Về sau, một chi của bộ tộc Hamites từ Tây Á xâm nhập vùng hạ lưu sông Nile, chinh phục thổ dân người châu Phi ở đây Trải qua quá trình hỗn hợp lâu dài, người Hamites và thổ dân đã đồng hóa với nhau, hình thành ra một tộc người mới, đó là người Ai Cập.

b/Lưỡng Hà:

Giống như văn minh Ai Cập, văn minh Lưỡng Hà cũng được hình thành gắn liền với hai con sông Euphrates ở phía Đông và Tigris ở phía Tây, người Hy Lạp cổ đại gọi là Mésopotamie Từ xa xưa vùng này đã nổi tiếng là vùng đất phì nhiêu, rất thuận lợi cho cuộc sống con người Cả hai sông này đều bắt nguồn từ miền rừng núi Armenia chảy qua lãnh thổ Iraq ngày nay rồi đổ ra vịnh Ba Tư (Péc-xích) Lưỡng Hà là tên gọi của một vùng địa lý và của một nền văn minh ở nơi gồm lãnh thổ Iraq, đông Syria, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, và tây nam Iran hiện đại Tên gốc của nó xuất phát từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “giữa” và “sông”, để chỉ hai vùng châu thổ sông Euphrates và sông Tigris cũng như vùng đất nằm giữa chúng.

Tigris là con sông phía đông thuộc hai con sông lớn phân định nền văn minh Lưỡng Hà, cùng với sông Euphrates (dài 2800km) Tigris chảy từ các khu vực núi của Thổ Nhĩ Kỳ qua Iraq Sông Tigris dài khoảng 2000 km, bắt nguồn từ Dãy núi Taurus phía đông Thổ Nhĩ Kỳ và chảy theo hướng đông nam đên khi nhập vào Euphrates gần Al Qurna ở phía nam Iraq Hai sông cùng nhau tạo ra đường thủy Shatt al-Arab chảy vào Vịnh Ba Tư Sông Tigris có nhiều nhánh, bao gồm Diyala và thượng và hạ lưu của các sông Zab Thủ đô Baghdad của Iraq nằm hai bờ của Tigris Thành phố cảng Basra nằm ở tuyến đường thủy Shatt al-Arab Trong thời kỳ cổ đại, nhiều thành phố của nền văn minh Lưỡng Hà nằm hai bên hoặc gần sông Tigris, những cư dân thời đó là lấy nước sông này để tưới nước cho những khu vực nông

Trang 5

nghiệp của người Sumeria Các thành phổ đáng chú ý bên sông Tigris có Nineveh, Ctesiphon, và Seleucia, còn thành phố Lagash lấy nước từ Tigris qua một con kênh từ khoảng năm 2400 TCN Sông Tigris từ lâu đã là một con đường vận tải quan trọng ở quốc gia phần lớn là sa mạc này Việc buôn bán qua con sông này đã giảm sút tầm quan trọng của nó trong thế kỷ 20 khi tuyến đường sắt và đường bộ đã thay thế đường thủy Hằng năm, vào mùa xuân, băng tuyết vùng rừng núi Armenia tan ra, nước đổ vào hai con sông, làm cho mực nước dâng cao gây nên lũ lụt làm ngập cả một vung rộng lớn Nhưng chính nhờ những trận lũ lụt ấy, đất đai ở khu vực này liên tục được phù sa bồi đắp và trở nên màu mỡ Lượng phù sa ở đây nhiều đến nỗi, qua mấy nghìn năm, cả một vùng biển rộng lớn của khu vực này đã trở thành đồng bằng, bờ biển của vịnh Ba Tư phải lùi xa gần 200km Cũng vì vậy, hai dòng sông Tigris và Ephrates vốn đổ ra biển bằng hai cữa sông khác nhau đã nhập lại thành một trước khi ra đến biển Chính nhờ có đất đai phì nhiêu như vậy, nên cũng như Ai Cập cổ đại, khi công cụ sản xuất còn tương đối thô sơ, kinh tế ở đây vẫn có điều kiện phát triển; do đó đã sớm bước vào xã hội văn minh.

Người Sumer từ thiên niên kỉ IV.TCN đã di cư tới đây và sáng lập ra nền văn minh đầu tiên ở lưu vực Lưỡng Hà Chung sống và đồng hóa với người Sumer ngoài ra còn rất nhiều bộ lạc thuộc nhiều ngữ hệ khác nhau ở các vùng xung quanh di cư đến Trải hàng ngàn năm, qua quá trình lao động, họ đã hòa nhập thành một cộng đồng dân cư ổn định và xây dựng nên nền văn minh rực rỡ ở khu vực Tây Á.

c/Ấn Độ:

Ấn Dộ là một bán đảo ở Nam Á, thời cổ - trung đại bao gồm cả các nước Pakistan, Nepan, và Bangladesh ngày nay Nền văn minh Ấn Độ được hình thành từ khá sớm, có nguồn gốc từ nền Văn hóa Harappa và Mohenjo Daro, gọi theo địa danh của một trong những nơi khai quật chính là một nền văn minh thời Cổ đại phát triển vào khoảng thời gian từ năm 2.800 TCN đến năm 1.800 TCN dọc theo sông Ấn nằm về phía tây bắc của tiểu lục địa Ấn Độ.

Lịch sử hình thành nền văn minh Ấn Độ cũng gắn liền với sông Ấn và sông Hằng Sông Hằng, con sông quan trọng nhất của tiểu lục địa Ấn Độ Sông Hằng dài 2510km bắt nguồn từ dãy Hymalaya của Bắc Trung Bộ Ấn Độ, chảy theo hướng Đông Nam qua Bangladesh và chảy vào Vịnh Bengal Tên của sông được đặt theo tên vị nữ thần Hindu Ganga Sông Hằng có lưu vực rộng 907.000 km2, một trong những khu vực phì nhiều và có mật độ dân cao nhất thế giới Sông Hằng được tạo thành bởi hai con sông đầu nguồn là sông Bhagirathi và sông Alaknanda ở dãy núi Himalaya của bang Uttaranchal thuộc Ấn Độ Nguồn nước thường được mọi người thừa nhận là

Trang 6

Bhagirathi, một con sông bắt nguồn từ một động băng tại độ cao 4000m và là con sông nhỏ hơn trong hai chi lưu của sông Hằng Sông Alaknanda bắt nguồn từ khu vực nằm dưới đỉnh Nanda Devi gần biên giới Tây Tạng Được tạo thành từ những khối băng tuyết tan ra từ các địa điểm như Gangotri và các đỉnh như Nanda Devi và Kamet, hai sông nhánh này chảy về phía Nam qua trung độ Haymalaya đến nơi hội tụ của chúng để tạo nên sông Hằng Sau khi chảy hơn 200 km (125 dặm), sông Hằng đến thành phố Haridwar, nơi nó xẻ dọc Dãy núi Siwalik và bắt đầu chảy theo hướng nhìn chung là Đông-Nam qua Đồng bằng sông Hằng Lưu vực sông Hằng là khu vực đông dân nhất, sản xuất nông nghiệp lớn nhất và rộng lớn nhất ở Ấn Độ Ở châu Á, chỉ có vùng Bình nguyên Hoa Bắc của Trung Quốc là có mật độ dân cư tương tự ở lưu vực này Ở phần phía Tây của đồng bằng sông Hằng, con sông này cung cấp nước tưới và một hệt thống kênh rạch chằng chịt với các kênh huyết mạch chính là Kênh Thượng lưu sông Hằng và Kênh Hạ lưu sông Hằng Các loại lương thực và hoa màu trồng trọt và thu hoạch ở khu vực này có: lúa, mía đường, đậu lăng, hạt có dầu, khoai tây và lúa mỳ Hầu như cả khu vực đồng bằng sông Hằng đã bị khai hoang hết rừng cây và cỏ để phục vụ cho nông nghiệp Thông thường, hai bên bờ sông Hằng có các vùng đầm lầy và các hồ nước Ở các khu vực đầm lầy và các khu vực ao hồ này, người ta trồng rau, lúa, ớt, cây mù tạc, mè và cây đay Một số khu vực khác có rừng đước và có cá sấu sinh sống Do sông Hằng được cấp nước từ các đỉnh núi phủ băng tuyết, lượng nước của nó vẫn giữ mức cao quanh năm và dòng sông vẫn được sử dụng làm thủy lợi thậm chí vào mùa khô và nóng từ tháng tư đến tháng sáu Vào mùa mưa, lượng mưa lớn có thể gây lũ lụt hoành hành, đặc biệt là vùng đồng bằng châu thổ.

Ấn Độ có sự đa dạng về địa hình và khí hậu ở các vùng Bắc Ấn, Trung Ấn và Nam Ấn Sông Ấn (Indus), sông Hằng (Gange hay Gangga) đã tạo nên những vùng đồng bằng màu mỡ, có vai trò rất quan trọng dẫn đến sự ra đời sớm của nền văn minh nông nghiệp ở đây Nhìn chung điều kiện tự nhiên Ấn Độ rất phức tạp, vừa có núi non trùng điệp, vừa có nhiều sông ngòi với những đồng bằng trù phú, khí hậu có vùng nóng ẩm nhiều mưa, có vùng quanh năm tuyết phủ, lại có cùng sa mạc khô cằn nóng nực Tính đa dạng và phức tạp của thiên nhiên Ấn Độ, một mặt là điều kiện thuận lợi cho cư dân cổ tụ cư và phát triển, mặt khác là những thế lực đè nặng lên số phận con người Ấn Độ khi nhận thức của họ còn thấp kém.

Cư dân Ấn Độ đa dạng về tộc người và ngôn ngữ Có hai chủng tộc chính là người Dravida chủ yếu cư trú ở miền Nam, và người Aria cư trú ở miền Bắc Ngoài ra còn có nhiều tộc người khác như người Hy Lạp, Hung Nô, Arập cũng sinh sống ở đây.

Trang 7

d/Trung Hoa:

Nếu như văn minh Ấn Độ gắn liền với sông Ấn và sông Hằng thì văn minh Trung Quốc đã được hình thành trên lưu vực sông Trường Giang và sông Hoàng Hà Trung Quốc có hàng ngàn con sông lớn nhỏ, nhưng có hai con sông quan trọng nhất là sông Hoàng Hà và sông Trường Giang (hay sông Dương Tử) Hai con sông này đều chảy theo hướng tây-đông và hàng năm đem phù sa về bồi đắp cho những cánh đồng ở phía đông Trung Quốc Hoàng Hà, nghĩa là “sông màu vàng”, là con sông dài thứ hai ở Trung Quốc với chiều dài 5.464 km sau sông Trường Giang Hoàng Hà bắt nguồn từ dãy núi Côn Lôn ở phía tây bắc tỉnh Thanh Hải, từ độ cao 4.500m trong vùng lòng chảo Yekuzonglie nằm ở phía bắc của dãy núi Bayankara (hay Ba Nhan Khách Lạp) trên cao nguyên Thanh Tạng Còn Trường Giang là con sông dài nhất châu Á Sông Trường Giang dài khoảng 6.300 km, bắt nguồn từ phía tây Trung Quốc tỉnh (Thanh Hải) và chảy về phía đông đổ ra Đông Hải, Trung Quốc Thông thường sông này được coi như điểm phân chia giữa hai miền Hoa bắc và Hoa nam Trung Quốc Hoàng Hà và Trường Giang từ xưa thường gây ra nhiều lũ lụt, nhưng nó đã mang đến nguồn phù sa bồi đắp cho đất đai thêm màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp phát triển, mang lại giá trị kinh tế cao Từ xa xưa, những con sông này là những tuyến giao thông huyết mạch nối liền các vùng trong lãnh thổ Trung Quốc Các triều đại đã xuất hiện, tồn tại và lớn mạnh trên lưu vực hai dòng sông này và xây dựng nên nền văn minh Trung Quốc độc đáo

Bên cạnh những thuận lợi nói trên, những con sông này lại bị ngăn cách bởi hệ thống núi non trùng điệp và những vùng sa mạc mênh mông Địa thế hiểm trở đó cùng với những phương tiện giao thông hết sức hạn chế thời cổ đại đã làm cho các nền văn minh này xuất hiện và phát triển một cách độc lập Sự liên hệ buổi đầu hầu như không xảy ra, do đó mỗi nền văn minh đã phát triển một cách độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc Về mặt này, Ai Cập là một ví dụ điển hình: Địa hình Ai Cập gần như đóng kín, phía Bắc và phía Đông giáp Địa Trung Hải và Hồng Hải, phía Tây bị bao bọc bởi sa mạc Sahara Ở Ấn Độ thì hai mặt Đông Nam và Tây Nam đều tiếp giáp với Ấn Độ Dương, phía bắc án ngữ bởi dãy Hymalaya (tức là xứ Tuyết) thành một vòng cung dài 2600km, trong đó có hơn 40 ngọn núi cao trên 7000m như những trụ trời.

Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, từ xa xưa, vùng châu thổ Hoàng Hà đã là quê hương của các bộ tộc Hạ, Thương, Chu Họ chính là tổ tiên của dân tộc Hán – người sáng tạo ra nền văn minh Hoa Hạ Phía Tây và Tây Nam là nơi sinh sống của các bộ tộc thuộc ngữ hệ Hán – Tạng, Môn – Khmer Phía Bắc, Đông Bắc là nơi cư trú của

Trang 8

các bộ tộc thuộc ngữ hệ Tungut Con cháu của họ sau này là các dân tộc ít người như Mông Cổ (lập ra nhà Nguyên), Mãn (lập ra triều Mãn Thanh), Choang, Ngô, Nhĩ… các dân tộc trên đất này còn rất nhiều dân tộc khác sinh sống, cùng người Hán xây dựng đất nước.

2/ Cơ sở hình thành nền văn minh phương Tây thời kì cổ-trung đại*Văn minh phương Tây cổ đại:

Nói đến nền văn minh phương Tây thời kì cổ đại, nổi bật phải kể đến nền văn minh Hy Lạp – La Mã thời cổ đại Hình thành trên các bán đảo Nam Âu ven Địa Trung Hải Mặc dù xuất hiện muộn hơn so với Trung Đông, nhưng nề văn minh này lại phát triển rực rỡ và tiêu biểu Sự hình thành và phát triển của nền văn minh Hy Lạp và La Mã dựa trên những cơ sở có nét tương đồng nhưng cũng có đôi chút khác biệt.

a/Hy Lạp:

Hy Lạp cổ đại nằm ở phái Nam bán đảo Balkans, giống như cái đinh ba của thần biển từ đất liền vươn ra địa Trung Hải Thế kỉ IX TCN, người Hy Lạp gọi tên nước mình là Hellad hay Ellad dựa theo tên tộc người của họ Qua phiên âm từ Trung Quốc, ta gọi là Hy Lạp Đất đai Hy Lạp cổ đại bao gồm Hi Lạp ngày nay, các đảo trong biển Aegean tới phía Tây Tiểu Á, và phía Bắc của Bắc Hải, nhưng vùng quan trọng nhất là vùng lục địa Hi Lạp ở phía Nam Balkans Lục địa Hy Lạp gồm 3 phần: miền Bắc là vùng đồng bằng rộng lớn và quan trọng nhất Hi Lạp; miền Trung ngăn cách với phía bắc bởi đèo Thermopil hiểm trở, nơi đây có 2 đồng bằng lớn là Attique và Beotie trù phú với thành thị Athens nổi tiếng; miền Nam là bán đảo Peloponesus như hình bàn tay bốn ngón xòe ra Địa Trung Hải – đây là nơi xuất hiện nhà nước thành bang đầu tiên của Hy Lạp – nhà nước Sparta Mặc dù có nhiều đồng bằng rộng lớn nhưng nhìn chung đất đai Hy Lạp không phì nhiêu lắm, chủ yếu trồng nho, ô liu và phát triển các nghề thủ công, còn lương thực chính là lúa mì phần lớn được nhập từ Ai Cập Địa hình Hy Lạp tương đối trở ngại về giao thông đường bộ nhưng có sự thuận lợi tuyệt vời với con đường giao thông trên biển, bờ biển có nhiều cảng, vịnh, thuận lợi cho tàu bè hoạt động Từ đây, người Hi Lạp dễ dàng tới vùng Tiểu Á, Bắc Hải để giao thương Nằm giữa vùng tiếp giáp giữa 3 châu, Hy Lạp sớm tiếp thu những thành tựu của nền văn minh phương Đông cổ đại và tạo ra một nền văn minh Hy Lạp cổ đại độc đáo và rực rỡ, với những thành tựu tuyệt vời đóng góp cho sự phát triển của văn minh phương Tây nói riêng và văn minh nhân loại nói chung Hy Lạp có bốn thời kì phát triển nổi bật:

Trang 9

- Văn minh Crete – Mycenae (thiên niên kỉ III – thế kỉ XII TCN)

Nơi phát sinh quốc gia La Mã cổ đại là bán đảo Ý – một dải đất dài và hẹp như chiếc hia duỗi thẳng xuống Địa Trung Hải với diện tích lớn gấp 5 lần bán đảo Hi Lạp Phía Bắc có dãy núi Apels như một bức tường thành tự nhiên ngăn cách bán đảo với lục địa châu Âu; ba phía Đông, Tây, Nam đều có biển bao bọc Dãy núi Apennines như một chiếc xương sống chạy dọc bán đảo từ Tây Bắc xuống Đông Nam Khác với Hi Lạp, điều kiện tự nhiên của La Mã tương đối thuận lợi hơn Nơi đây có nhiều đồng bằng rộng lớn, màu mỡ và phì nhiêu: đồng bằng sông Pô (miền Bắc), đồng bằng sông Tibrơ (miền Trung), các đồng bằng trên đảo Xixin Ở miền Nam còn có nhiều đồng cỏ rộng lớn thuận tiện cho việc phát triển nghề nông và chăn nuôi gia súc Ở phía Tây và Nam, bờ biển có nhiều cảng, tàu bè ra vào dễ dàng, thuận lợi cho giao thông và buôn bán La Mã có bốn thời kì phát triển nổi bật:

-Thời kì Vương chính (753 – 510 TCN) -Thời kì Cộng hòa (thế kỉ VI – I TCN) -Thời kì Đế chế (thế kỉ I – V)

Qua đó ta có thể thấy, văn minh phương Tây cổ đại mà nền tảng là 2 nền văn minh của Hy Lạp và La Mã đã hình thành và phát triển trên cơ sở điều kiện tự nhiên của những cư dân gốc du mục Khác với các quốc gia cổ đại phương Đông, nền văn minh chủ yếu được hình thành trên những khu vực gần các con sông lớn, thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp, văn minh phương Tây cổ đại hình thành và phát triển trên những khu vực điều kiện tự nhiên tương đối khắc nghiệt và phức tạp hơn Điều kiện tự nhiên đó tuy khó khăn cho sự phát triển của nông nghiệp, nhưng bù lại nền văn minh phương Tây có được sự trợ giúp tuyệt vời của biển đảo Những con đường giao thương trên biển, hải cảng, tàu bè… không chỉ tạo điều kiện phát triển trong mối quốc gia mà còn thúc đẩy sự giao lưu, buôn bán giữa các nước, mang những thành tựu văn hóa, văn minh phương Tây truyền bá khắp nơi trên thế giới Sự phát triển về kinh tế, đặc biệt là kinh tế thương nghiệp hàng hải đã tạo ra

Trang 10

một nền kinh tế giàu mạnh cho các quốc gia phương Tây cổ đại, đặc biệt là sự phát triển cực thịnh của chế độ chiếm nô Phương thức sản xuất chiếm nô thời bấy giờ đạt đến mức hoàn chỉnh và cao nhất của nó trong xã hội phương Tây cổ đại Chính sự phát triển của chế độ chiếm nô đã tạo điều kiện cho sự sáng tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần của nền văn minh phương Tây Sự giàu mạnh về kinh tế cùng với những con đường giao thông trên biển là những nguyên nhân quan trọng đã thúc đẩy quá trình bành trướng của các quốc gia được mệnh danh là đế quốc cổ đại: Hy Lạp và La Mã Như vậy, điều kiện tự nhiên của Hy Lạp - La Mã có lẽ chính là nền tảng, cơ sở tạo ra nền văn minh phương Tây cổ đại với nhiều thành tựu rực rỡ như bấy giờ

*Văn minh phương Tây thời kì trung đạia/ Thời phong kiến Tây Âu:

Vào thời kì cuối của đế quốc Rôma, chế độ chiếm hữu nô lệ bước vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng :

+ Về kinh tế: Sự tan rã của nền kinh tế đại điền trang

+ Về chính trị: đây là thời kỳ diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt trong nội bộ giai cấp thống trị chủ nô.

+ Xã hội: là thời kỳ diễn ra những cuộc cách mạng của nô lệ và dân nghèo.

Bên cạnh đó, những cuộc viễn chinh của các tộc Giecmanh đã tàn phá nặng nề những di sản của nền văn minh cổ đại Bước vào đầu thời kì trung đại, các quốc gia phong kiến dần hình thành, cùng với nó là sự ra đời của các thành thị trung đại và nền kinh tế hàng hóa phong kiến Tuy nhiên, cũng chính thành thị và nền kinh tế hàng hóa đã ngầm phá hoại dần chế độ phong kiến Từ thế kỉ V- IX là thời kì xác lập của chế độ phong kiến ở Tây Âu, sự ra đời của chế độ phong kiến ở Tây Âu được hình thành trên cơ sở đổ nát của chế độ chiếm hữu nô lệ Rôma và sự giải thể của chế độ thị tộc của người Gecmanh Sự ra đời của quan hệ sản xuất phong kiến gắn liền với sự hình thành hai giai cấp cơ bản của xã hội phong kiến đó là giai cấp lãnh chúa và giai cấp nông nô Muốn có hai giai cấp này phải trải qua một quá trình phong kiến hóa, đó là quá trình ruộng đất vào trong tay một số người để biến thành lãnh chúa phong kiến và đồng thời với quá trình trên là quá trình người nông dân tự do bị tước đoạt mất ruộng đất cùng với các tầng lớp nhân dân khác biến thành nông nô Một đặc điểm đáng lưu ý của thời kì này là đạo Kitô đã trở thành tôn giáo phục vụ đắc lực cho cho chế độ phong kiến Chính sự yếu kém của nền kinh tế và suy tàn về

Trang 11

văn hóa là nền tảng để truyền bá những học thuyết cuồng tín, ma quỷ… được giáo sĩ, nhà thờ tận dụng triệt để để bảo vệ tối đa quyền lợi cho giai cấp thống trị Tòa thánh Rôma lúc này rất có thế lực về chính trị, cùng với giai cấp phong kiến Tây Âu, trong gần 200 năm đã tiến hành 8 cuộc viễn chinh sang phương Đông, được gọi là “Những cuộc viễn chinh của quân Thập tự” Đây được xem như một cuộc chiến tranh xâm lược và bành trướng cả về kinh tế lẫn văn hóa Cuộc viễn chinh để lại nhiều hệ quả tốt xấu khác nhau nhưng nhìn chung cũng đã mang lại những hệ quả tích cực góp phần thúc đẩy kinh tế - văn hóa Tây Âu phát triển một bước Giai đoạn phong kiến Tây Âu từ thế kỉ X – XIII, tuy bị giáo hội Thiên chúa lũng đoạn về tư tưởng nhưng cũng về văn hóa cũng đã đạt được những thành tựu nhất định Đó là một trong những tiền đề quan trọng dẫn đến sự ra đời và phát triển của văn hóa Phục hưng giai đoạn sau.

b/Thời Phục Hưng:

Cuối thời trung đại, ở châu Âu xuất hiện một phong trào văn hóa mới, gọi là

“phong trào văn hóa Phục hưng” Người Ý gọi phong trào này là Renascita, ngườiPháp gọi là Renaissance Nhưng dù là Renascita hay Renaissance đều có chung

nghĩa là “Phục hưng” -“Tái sinh”, hiểu nôm na là “sống lại” Một số học giả phương Tây cho rằng phong trào này nhằm “Phục hưng”, nhằm làm “sống lại” nền văn hóa cổ đại Hy Lạp và Rôma được phát hiện nhờ những cuộc khai quật, nhờ những bản sách chép tay để lại còn giữ được Phong trào đó đã xuất phát từ Ý rồi lan tràn khắp châu Âu qua các thế kỉ XIV, XV, XVI, gây nên một làn sóng chống phong kiến sậu rộng, mãnh liệt và đã đánh tan những bóng ma của thời trung cổ Enghen viết : “Thế kỉ XVI là thế kỉ toàn thịnh của nền Văn hoá Phục hưng” Văn hóa Phục hưng không chỉ là một phong trào phục hồi văn hóa Hy Lạp-La Mã cổ đại một cách đơn thuần mà nó được nảy sinh và phát triển dựa trên những điều kiện lịch sử mới Từ thế kỉ XIV – XVI, những mầm mống của chủ nghĩa tư bản đã bắt đầu xuất hiện ở các quốc gia Tây Âu ngay trong lòng chế độ phong kiến Đến thế kỉ XVI, chủ nghĩa tư bản chính thức ra đời và phát triển ở châu Âu Sự ra đời của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đã mang đến cho xã hội loài người nói chung và châu Âu nói riêng một sự tiến bộ vượt bậc cả về kinh tế lẫn xã hội, thể hiện rõ tính chất của một chế độ ưu việt hơn chế độ phong kiến với nhiều tác động tích cực làm thay đổi xã hội Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế các nước, quan hệ sản xuất tư bản xâm nhập và chi phối hầu hết các lĩnh vực kinh tế Về xã hội, cùng với nền sản xuất mới đã làm xuất hiện hai giai cấp mới đối lập nhau về quyền lợi kinh tế, chính trị là giai cấp tư sản và vô sản Trong buổi đầu hình thành, giai cấp tư sản là giai cấp tiến bộ, đại diện cho một phương thức sản xuất mới, làm thúc đẩy sự phát

Trang 12

triển của xã hội Trên lĩnh vực văn hóa – tư tưởng, sự ra đời của chủ nghĩa tư bản và giai cấp tư sản đã tạo ra những biến động lớn Cùng với sự xuất hiện của giai cấp tư sản là sự ra đời của một trào lưu tư tưởng mới tiến bộ hơn, đối lập với hệ tư tưởng phong kiến Cuộc đấu tranh giữa tư sản và phong kiến trong buổi đầu chính là cuộc đấu tranh hết sức gay gắt và quyết liệt trên lĩnh vực văn hóa-tư tưởng, tạo ra một phong trào quyết liệt và mạnh mẽ là “Phong trào văn hóa Phục hưng” Thực chất đó là trận chiến đầu tiên của hai giai cấp đối lập nhau, một là giai cấp phong kiến với hệ tư tưởng lạc hậu, lỗi thời với một nền kinh tế yếu kém với một giai cấp mới đang lên là giai cấp tư sản với sự tiến bộ và ưu việt về nhiều mặt Như vậy, châu Âu thời hậu kì trung đại đã có những biến đổi về mọi mặt Từ trong lòng xã hội phong kiến, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa tư bản đã ra đời với những tiến bộ vượt bậc đã thúc đẩy nền kinh tế các nước nhanh chóng phát triển Giai cấp tư sản với thế lực kinh tế ngày càng mạnh đang gặp phải những trở lực từ phong kiến và giáo hội mang nặng tính chất bảo thủ và kiên cố Chính vì vậy, châu Âu từ thế kỉ XIV đến thế kỉ XVI sôi động và quyết liệt với cuộc đấu tranh toàn diện của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, khoa học, văn hóa-nghệ thuật, tư tưởng và tôn giáo với những thành tựu rực rỡ Bên cạnh đó, giai đoạn nửa sau thế kỉ XV, người châu Âu đã tiến hành nhiều cuộc thám hiểm vượt đại dương với mục đích tìm con đường biển sang phương Đông: Cuộc thám hiểm tìm ra châu Mĩ (1492) của Christopho Colombo, cuộc thám hiểm đi vòng quanh thế giới của Magienlăng (1519 – 1522)…cùng với những cuộc thám hiểm là những phát kiến địa lý khai phá những vùng đất mới, mang một nền văn hóa mới của châu Âu đến các quốc gia, dân tộc trên khắp thế giới Giai đoạn văn hóa Phục hưng chính là tiền đề trực tiếp cho văn minh châu Âu thời kì cận-hiện đại.

B/Những thành tựu của nền văn minh phương Đông và phương Tây thời kì cổ-trung đại

Trang 13

Cả hai nền văn minh phương Đông và phương Tây đều có những thành tựu riêng biệt và mang nét đặc trưng về văn hóa và thời kì Nền văn minh phương Đông hình thành sớm hơn, nhưng giá trị thành tựu của cả hai nền văn minh này đều vô cùng to lớn Ta sẽ cùng đi vào so sánh, là rõ nét khác biệt, sự phát triển của các thành tựu trong hai nền văn minh này.

1 / Những thành tựu về chữ viết

Có thể nói, sự ra đời của chữ viết đánh dấu một bước tiến trong sự phát triển của nhân loại, là sản phẩm, 1 trong những tiêu chí đánh dấu con người bước vào thời đại văn minh.

a/Phương Đông

Việc cho ra đời chữ viết là thành tựu có ý nghĩa lớn nhất của văn minh

phương Đông để lại cho lịch sử nhân loại, nhờ đó việc ghi chép lại lịch sử được tiến hành dễ dàng hơn, từ đó thế hệ sau có thể hiểu hơn về lịch sử thế giới cố đại.

*Ai Cập:

Người Ai Cập cổ đại đã sáng tạo ra một trong những hệ thống chữ viết cổ nhất thế giới chữ tượng hình từ khoảng hơn 3000 năm TCN Trên cơ sở đó sáng tạo ra bảng chữ cái Phê-ni-xi, được cho là nguồn gốc của những bảng chữ cái ngày nay Nhờ có chữ viết, người Ai Cập cổ đại đã ghi chép, để lại nhiều tư liệu quý giá cho đời sau.

*Lưỡng Hà:

Chữ viết ở Lưỡng Hà xuất hiện từ khá sớm Người Sumer sáng tạo ra chữ tượng hình vào khoảng đầu TNK III.TCN Đầu tiên người Sumer dùng những hình vẽ về sau là những nét vạch hợp lại thành ý Họ dùng một thanh gỗ hay sậy nhỏ, vót nhọn một đầu, ấn trên phiên đất mềm tạo thành một đầu nhọn, đáy bằng, trở ngược thanh gỗ vạch một đường thẳng, trông như mũi

Trang 14

tên hay chiếc đinh Một số chiếc đinh này tập hợp lại thành từ Chữ viết của người Lưỡng Hà được viết trên đất sét, mỗi tấm đất sét là một trang sách Chữ có hình như những góc nhọn, nên thường được gọi là chữ hình góc nhọn, chữ hình nêm hay chữ tiết hình Rất nhiều dân tộc ở Tây Á thời cổ đại đã dùng loại chữ viết này để ghi lại sinh hoạt kinh tế, xã hội và những diễn biến chính trị thời đó Vì vậy, có thể coi chữ viết của người Sumer phát minh ra là nguồn gốc của nhiều chữ viết khác của người Akkad, Babylone, Hittiles, Assyria, Ba Tư.

*Ấn Độ:

Chữ viết cổ nhất của Ấn Độ được tìm thấy trong nền văn minh sông Ấn Cư dân Ấn Độ sớm tạo ra chữ viết điển hình như chữ Bra-mi, chữ San-krit (Phạn) Về sau chữ Hin-di được sáng tạo và trở thành chữ chính thức hiện nay của Ấn Độ Ngôn ngữ và chữ viết: Ấn Độ có rất nhiều ngôn ngữ, những ngôn ngữ chính được biểu đạt bằng hệ thống chữ viết riêng Chữ viết đầu tiên của Ấn Độ dưới dạng đồ họa có

từ thời Harappa Sau đó xuất hiện chữ cổ Brahma, chữ Phạn (Sanskrit), chữ Pali … Nhiều loại ngôn ngữ đang lưu hành hiện nay ở Ấn Độ như Hindi, Benga, Urdu … là biến thái của ngôn ngữ Phạn.

*Trung Hoa:

Văn tự đầu tiên của người Trung Quốc là văn tự kết thừng Đến thiên niên kỉ II-TCN, người Ân Thương đã viết lên mai rùa, xương thú ( giáp cốt văn) Ngoài ra còn có chữ được khắc trên đồ vật (Ân khư khư thế), chữ khắc trên đá (Thạch cổ văn), chữ khắc hay đúc trên đồng (Kim văn), chữ trên chuông đỉnh (Chung đỉnh văn) So với Giáp cốt văn, Kim văn không khác biệt về bản chất, nhưng chữ ngay ngắn, vuông vắn, thành hàng lối rõ rệt và nhiều chữ phức tạp hơn Đến nhà Tần, chữ viết được chỉnh lí, đơn giản và cải tiến … khuôn trong hinh vuông gọi là chữ Tiểu triện Đây là lần thống nhất quan trọng cơ bản đầu tiên trong lịch sử phát triển chữ viết của

Trang 15

Trung Quốc … ra đời từ thiên niên kỉ thứ II.TCN, chữ viết Trung Quốc là hệ chữ viết duy nhất hiện còn được sử dụng.

b/Phương Tây:*Hy Lạp – La Mã:

Trên cơ sở tiếp thu chữ cái của người Phê-ni-xi người Hy Lạp sáng tạo ra hệ thống

chữ viết gồm 24 chữ cái Chữ viết của Hi Lạp đã xuất hiện từ thời Crete – Mycenae Vào những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, người ta đã tìm thấy hàng nghìn tấm đất sét được khắc chữ cổ được xác định là của thời kì này So với hệ thống chữ tượng hình của người phương Đông, hệ thống chữ cái Hi Lạp đã đạt đến trình độ khái quát hóa rất cao Đây là một trong những cống hiến lớn lao của Hi Lạp vào kho tàng văn hóa chung của nhân loại Từ chữ cái Hy Lạp cổ sau này đã hình thành nên chữ cái Latinh và chữ cái Cyrill (của các ngôn ngữ gốc Slav) Đó là các cơ sở chữ cái mà nhiều dân tộc trên thế giới ngày nay đang sử dụng Tiếng Hy Lạp viết bằng bảng chữ cái Hy Lạp có từ thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên Bảng chữ cái Hy Lạp bao

Ở La Mã, chữ viết của người Etrusque xuất hiện vào khoảng thế kỉ VIII –

VII TCN nhưng đến hiện giờ người ta vẫn chưa đọc được loại chữ này Theo nhiều nguồn tài liệu, người La Mã chính thức có chữ viết vào thế kỉ VI TCN có nguồn gốc từ văn tự Hi Lạp Trên cơ sở chữ viết Hy Lạp cổ, người La Mã đã bổ sung và hoàn thiện, đặt ra một loại chữ riêng của mình mà ngày nay ta quen gọi là chữ Latinh Với hệ thống chữ viết đơn giản và tiện lợi, tiếng Latinh đã ngày càng trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi ở các nước thuộc đế chế La Mã Chữ Latinh chính là nguồn gốc của nhiều ngôn ngữ châu Âu hiện đại (Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp…Người La Mã

Trang 16

còn để lại hệ thống chữ số mà ngày nay người ta vẫn thường dùng và quen gọi là chữ số La Mã Có thể nói, từ bảng chữ cái Latinh, chúng ta có những ngôn ngữ mà ngày nay được sử dụng làm ngôn ngữ chung cho cả thế giới, trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội, khoa học, nghệ thuật…mang mọi nền văn hóa của các quốc gia dần xích lại gần nhau hơn.

2 / Tư tưởng và tôn giáo:

a/Phương Đông

*Ai Cập:

Tôn giáo của người Ai Cập rất phong phú, gồm nhiều hệ thần linh địa phương hỗn dung với nhau Ban đầu mỗi vùng thờ những vị thần của mình, chủ yếu là những vị thần tự nhiên, linh hồn người chết Đến thời kì thống nhất quốc gia, ngoài việc thời cúng các thần riêng của từng địa phương, còn xuất hiện những vị thần chung Người Ai Cập thờ thần Ra (Thần mặt trời), thần Ptah (thần sáng tạo vũ trụ và con người), thần Amon (thần đem lại sức mạnh cho vương quốc và Pharaon), thần Osiris (được coi là thần Nông nghiệp, thần sông Nile), thần Montou (thần chim ưng), Sobek (thần Cá sấu) Người Ai Cập tin linh hồn bắt tử, nên việc chôn cất thi hài gắn liền với quan niệm hồn và xác Khi chết, linh hồn tuy thoát ra ngoài nhưng vẫn còn tìm chỗ dựa ở nơi xác, vì vậy khi con người cần phải giữ lại xác Việc xây dựng các Kim tự tháp (các lăng mộ của nhà vua) và kĩ thuật ướp xác bắt nguồn từ quan niệm trên

* Lưỡng Hà:

Trong thời kỳ đầu, người Lưỡng Hà theo đa thần giáo Họ tôn sùng những lực lượng tự nhiên, coi đó là những lực lượng thống trị cuộc sống của mình Người Lưỡng Hà thờ thần Anu, Eaua, thần Enlin ngoài các thần chủ, người Lưỡng Hà còn tôn thờ nhiều thần khác như thần trồng trọt, thần chăn nuôi và các hiện tượng tự nhiên như thần Samat (thần Mặt trời) Thần Istaro (thần Ái tình) người ta tin rằng thần Mẹ (Inana) còn là thần bảo hộ nông nghiệp, thần của sinh nở, thần Ea (thần Biển) còn dạy cho người ta biêt nghề thủ công, nghệ thuật, khoa học, thần Tamuz (thần Nước) được coi như vị thần dạy bảo cư dân trông trọt, làm nghề thủ công và là vị thần của lòng nhân ái, bảo vệ mùa màng Cùng với sự xác lập quyền lực tối cao, trong toàn Lưỡng Hà của Hammourabi, thần Mardouk đã trở thành vị thần tối cao trong toàn quốc, bản thân nhà vua cũng được thần thánh hóa, thay mặt thần Mardouk cai trị muôn dân Người ta xây dựng nhiều đền miếu thờ thần và tiến hành nhiều nghi lễ phức tạp Việc xây dựng đền miếu đã trở thành gánh nặng đối với quần chúng Nhân

Trang 17

dân đã bị tập đoàn tăng lữ nô dịch về tinh thần và bóc lột về kinh tế Tập đoàn tăng lữ của Babylone rất cồng kềnh, có đến hơn 30 đẳng cấp

*Ấn Độ:

- Bàlamôn giáo ra đời vào những thế kỉ đầu thiên niên kỉ I.TCN do sự phát triển của xã hội có giai cấp và sự bất bình đẳng về đẳng cấp Là một tôn giáo đa thần, cao nhất là thần Brama, vị thần sáng tạo thế giới Ngoài thần Brama còn có thần Visnu, Siva … nội dung quan trọng trong giáo lí của Bàlamôn giáo là thuyết luân hồi Về mặt xã hội, Bàlamôn giáo là công cụ đắc lực bảo vệ chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ Bàlamôn được truyền bá rộng rãi trong nhiều thế kỉ, đến thế kỉ VI.TCN bị suy thoái do sự phát triển mạnh mẽ của đạo Phật

- Phật giáo: Ra đời vào cuối thiên niên kỉ I.TCN, Siddharata Gautama là người sáng lập Nội dung chủ yếu của Phật giáo là chỉ ra chân lí về nguyên nhân cảu các nổi khổ ở đời và sự giải thoát khỏi nỗi đau khổ ấy Chân lí về nỗi đau và sự giải thoát khỏi nỗi đau khổ đó được thể hiện trong “Tứ diệu đế” Khổ đế là chân lí về các nỗi khổ Tập đế là chân lí về nguyên nhân của các nỗi khổ Diệt đế là chân lí về sự chấm dứt các nỗi khổ Đạo đế là chân lí về con đường diệt khổ (Bát chính đạo) Về mặt thế giới quan nội dung cơ bản của học thuyết Phật giáo là

thuyết “duyên khởi”.

- Khoảng thế kỉ VII, đạo Phật bị suy sụp, nhân đó đạo Bàlamôn phục hồi và phát triển Đến khoảng thế kit VIII-IX, Bàlamôn giáo được bổ sung thêm nhiều yếu tố về đối tưựong sùng bái,

kinh điển và nghi thức… từ đây Bàlamôn giáo được gọi là Hinđu giáo (Ấn Độ giáo) Đối tượng sùng bái chủ yếu của Hinđu giáo vẫn là ba thần Brama, Visnu, Siva Các loài động vật như rắn, hổ, khỉ, bò, cá sấu… cũng được Hinđu giáo coi là các thần và rất được tôn sùng, Giáo lí của Hinđu

Bà la môn giáo

Phật giáo

Hinđu giáo

Trang 18

giáo được thể hiện trong các bộ kinh Vêđa, Upanisad và các sử thi Mahabharata, Ramayana, Bhagavad….

*Trung Hoa:

Các học thuyết tư tưởng và tôn giáo của Trung Hoa hình thành từ rất sớm Các thuyết Âm dương, Bát quái, Ngũ hành từ thời cổ đại đã trở thành nền tảng quan trọng về tư tưởng, thế giới quan của người Trung Hoa.

-Thuyết Âm dương, Bát quái, Ngũ hành, Âm dương gia:

Vào thời Ân, Chu, người Trung Quốc đã có các thuyết: Bát quái (cho rằng thế giới do 8 loại vật chất cấu tạo thành, âm dương là hai yếu tố căn bản của Bát quái ) Người ta dùng ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) và âm dương để giải thích nguồn gốc của vũ trụ, mọi vật sinh sinh hóa hóa đều do sự tác động tương hỗ hay sự phối hợp không điều hòa các yếu tố trên mà thành Những người theo học phái Âm dương gia đã đem kết hợp thuyết Âm dương với thuyết Ngũ hành rồi thần bí hóa các thuyết này để giải thích các biến động của lịch sử xã hội

-Nho giáo:

Từ thời Hán Vũ Đế (140-87.TCN) với lệnh “bãi truất bách gia, độc tôn Nho thuật” Nho học trở thành trường phái tư tưởng quan trọng nhất ở Trung Quốc Đổng Trọng Thư (179-104.TCN) đã phát triển Nho học lên một bước mới, đồng thời dùng thần học để giải thích nó làm cho học thuyết này mang màu sắc thần học tôn giáo nên từ đó người ta thường gọi là Nho giáo Nho giáo trở thành cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc suốt 2000 năm lịch sử

- Đạo giáo:

Là tôn giáo ra đời vào giữa thời Đông Hán, đến thời Đường, Tống được sự hỗ trợ của vương triều, Đạo giáo phát triển mạnh Từ thời Minh, Đạo giáo bị suy vi - Đạo giáo có nguồn gốc phức tạp, tín ngưỡng cơ bản là Đạo, hạt nhân là tư tưởng thần tiên - Đạo giáo cho rằng sống ở đời là việc sung sướng nên họ cổ vũ tư tưởng trọng sinh, lạc quan Quan niệm thế giới thần tiên của Đạo giáo không giống thế giới hiện thực, không hoàn toàn tách biệt thế giới hiện thực và thế giới bên kia Đạo giáo là

Trang 19

tôn giáo đa thần - Ảnh hưởng của Đạo giáo đối với văn hóa truyền thống rất rộng rãi và sâu sắc

-Mặc gia:

Mặc Tử là người sáng lập học phái Mặc gia Hạt nhân của tư tưởng triết học Mặc gia là nhân và nghĩa (nhân là kiêm ái, nghĩa là nghĩa lợi) với 10 chủ trương lớn -Là người đầu tiên đề xuất “thủ thực dư danh” như một phạm trù triết học, cũng là một trong những người đi tiên phong trong ngành logic học của nhân loại - Tư tưởng của học phái Mặc gia đầy thiện chí, có ảnh hưởng lớn một thời nhưng chứa đựng nhiều ảo tưởng, nên từ Tần, Hán về sau Mặc gia dường như không còn tồn tại nữa

- Pháp gia:

Pháp gia là học phái triết học đại biểu cho lợi ích của gia cấp địa chủ mới ra đời trong thời kì Xuân Thu Sở dĩ gọi là Pháp gia vì học phái này chủ trương “pháp trị”, cai trị đất nước theo pháp luật - Người tiêu biểu cho Pháp gia là Hàn Phi công tử nước Hàn, đã tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và lí luận của các pháp gia thời kì đầu, hình thành hệ thống tư tưởng Pháp gia hoàn chỉnh hơn Ông phản đối tư tưởng phục cổ, lấy pháp, thuật, thế làm nội dung cơ bản cho hệ thống chính trị của mình, chủ trương vô thần Lí luận của học phái Pháp gia có đóng góp lớn trong cuộc thống nhất đất nước, đưa lịch sử Trung Quốc phát triển lên một bước mới.

b/Phương Tây:

*Hy Lạp – La Mã

Hy Lạp – La Mã cổ đại là quê hương của triết học phương Tây Quá trình hình thành và phát triển của triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại gắn liền với cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm; đặt nền tảng cho nhiều thành tựu về tư tưởng, tri thức của phương Tây thời cận và hiện đại Các nhà triết học tiêu biểu của Hy Lạp cổ đại là: Ta-lét, Hê-ra-clít, Đê-mô-crít, (trường phái duy vật); Xô-crát, Pla-tôn, Pi-ta-go, (trường phái duy tâm) Đại diện tiêu biểu của triết học La Mã là Lu-crê-ti-út, Xi-xê-rông, Người Hy Lạp – La Mã cổ đại thờ đa thần Họ thường xuyên hiến tế, cầu nguyện và tổ chức lễ hội để tôn vinh các vị thần Các vị thần của Hy Lạp – La Mã cổ đại được mô tả với hình dáng, tính cách giống với con người Cơ Đốc giáo (hay Ki-tô giáo) được hình thành vào thế kỉ I ở phần lãnh thổ phía đông của đế quốc La Mã Cơ Đốc giáo ra đời trong bối cảnh các cuộc đấu tranh của

Ngày đăng: 13/04/2024, 19:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w