1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

chuyên đề tội ác của chiến tranh xâm lược tiểu luận môn học lịch sử đảng csvn

40 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề TỘI ÁC CỦA CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC
Tác giả Trần Thị Hồng Anh, Huỳnh Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Thị Thu Nhàn, Phan Thị Yến Nhi, Lý Thị Xuân Quỳnh, Nguyễn Thị Ánh Tuyết
Trường học Trường Đại Học Tài Chính Marketing
Chuyên ngành Lịch sử Đảng CSVN
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 1,56 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (0)
  • 2. Mục đích nghiên cứu (0)
  • 3. Nhiệm vụ của đề tài (0)
  • 4. Giới hạn của đề tài (0)
  • 5. Kết cấu của đề tài (0)
  • CHƯƠNG 1. VỊ TRÍ VAI TRÒ CỦA BIỂN ĐÔNG TRONG KHU VỰC VÀ TRÊN THẾ GIỚI (8)
    • 1.1. Vị trí Biển Đông (8)
      • 1.1.1. Đối với Việt Nam (8)
      • 1.1.2. Đối với khu vực (10)
      • 1.1.3. Đối với thế giới (10)
    • 1.2. Vai trò (11)
      • 1.2.1. Đối với Việt Nam (11)
      • 1.2.2. Đối với khu vực (13)
      • 1.2.3. Đối với thế giới (13)
  • CHƯƠNG 2. QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT (15)
    • 2.1. Vấn đề tranh chấp chủ quyền (15)
      • 2.1.1. Thực trạng Biển Đông của nước ta hiện nay (15)
      • 2.1.2. Những hành động của Trung Quốc trên biển Đông (16)
      • 2.1.3. Quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo (17)
    • 2.2. Vấn đề ô nhiễm môi trường (0)
      • 2.2.1. Thực trạng ô nhiễm nước biển của nước ta hiện nay (20)
      • 2.2.2. Tác động của ô nhiễm môi trường biển ở nước ta hiện nay? (0)
      • 2.2.3. Quan điểm, chủ trương của Đảng về bảo vệ môi trường biển (24)
    • 2.3. Vấn đề ngoại giao (0)
      • 2.3.1. Tình hình ngoại giao của nước ta với các nước khác trên Biển Đông (25)
    • 3.1. Giải pháp (29)
      • 3.1.1. Về chính trị tư tưởng (29)
      • 3.1.2. Về thông tin tuyên truyền (29)
      • 3.1.3. Về đối ngoại (30)
    • 3.2. Kiến nghị phát triển (33)
  • PHỤ LỤC (37)

Nội dung

Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm ở trung tâm Biển Đông, thuận lợi cho việc đặt vị trí xây dựng các trạm thông tin, kiểm soát hoạt động hàng hải, cung cấp nhiên liệu cho tàu, thuyền tr

VỊ TRÍ VAI TRÒ CỦA BIỂN ĐÔNG TRONG KHU VỰC VÀ TRÊN THẾ GIỚI

Vị trí Biển Đông

Việt Nam có đường biển dài 3260 km, diện tích biển khoảng 1 triệu km vuông, gấp 3 lần diện tích đất liền,chiếm gần 30% diện tích biển Đông,có 28/64 tỉnh, TP trực thuộc trung ương giáp biển Vùng biển nước ta có 3000 hòn đảo lớn nhỏ được phân bố khá đều theo chiều dài bờ biển và 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa Đó là, điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển và giao lưu với các nước

Vùng biển nước ta gồm các bộ phận: Nội thủy, Lãnh hải, Vùng đặc quyền kinh tế, Thềm lục địa

Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở Nội thủy được xem như một bộ phận lãnh thổ trên đất liền

Lãnh hải là vùng biển thuộc quyền chủ quyền của quốc gia trên biển, kéo dài 12 hải lý (tương đương 22,2 km) tính từ đường cơ sở Đường ranh giới lãnh hải (do các đường song song cách đều đường cơ sở về phía biển và đường phân định trên các vịnh với các nước hữu quan xác định) chính là biên giới quốc gia trên biển Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo việc thực hiện chủ quyền của quốc gia ven biển Trong vùng này, nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, quy định về y tế, môi trường và nhập cư.

Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) là vùng biển rộng 200 hải lý tiếp giáp với lãnh hải, nơi Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế Tuy nhiên, theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, các quốc gia khác được phép đặt đường ống dẫn dầu, cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay được tự do di chuyển trong vùng này Do đó, Việt Nam có quyền khai thác tài nguyên, thiết lập các công trình và quản lý các hoạt động kinh tế trong EEZ, đồng thời có trách nhiệm bảo vệ môi trường và thực hiện các nghĩa vụ quốc tế liên quan.

Chương 1: Vị trí vai trò của biển Đông trong khu vực và trên thế giới

Thềm lục địa nước ta là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần thuộc địa kéo dài, mở rộng ra ngoài Lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu 200m hoặc hơn nữa Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam

Thuộc vùng biển nước ta có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ Có những đảo đông dân như: Cái Bầu, Cát Bà, Lý Sơn, Phú Quý, Phú Quốc; có những đảo cụm lại thành quần đảo như: Vân Đồn, Cô Tô, Cát Bà, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, quần đảo Nam Du, quần đảo Thổ Chu Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo

Hệ thống đảo của Việt Nam gồm các đảo:

Quần đảo Hoàng Sa hay còn gọi là bãi cát vàng nằm ngang bờ biển các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam và một phần Quảng Ngãi Quần đảo Hoàng Sa nằm gần với đất liền của Việt Nam nhất: từ đảo Tri Tôn đến Mũi Ba Làng An 135 hải lý và cách đất liền của Trung Quốc tối thiểu là 235 hải lý

Vùng đảo Trường Sa cách vùng đảo Hoàng Sa gần 200 hải lý về phía Nam, bao gồm hàng trăm đảo, đá, bãi ngầm trải dài trên vùng biển rộng gấp 10 lần vùng biển của vùng đảo Hoàng Sa Vùng đảo Trường Sa chia thành 8 cụm: Song Tử, Thị Tứ, Loại

Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bình Nguyên Trong đó cụm đảo rộng nhất là cụm Nam Yết gồm nhiều đảo đá, bãi ngầm xếp liền nhau thành một vành đai bao quanh vùng biển nông trên dưới 10m

Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam Chúng đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo môi trường sinh tồn và phát triển của dân tộc ta Suốt nhiều thế kỷ, người dân Việt Nam luôn ý thức và kiên quyết bảo vệ chủ quyền thiêng liêng này.

Biển Việt Nam là một bộ phận không tách rời và chiếm vị trí trọng yếu trong Biển Đông- một khu vực địa lý giàu tài nguyên thiên nhiên, nhưng cũng chứa đựng nhiều mâu thuẫn lợi ích liên quan đến các tranh chấp chủ quyền biển, đảo phức tạp và kéo dài trong lịch sử

Biển Đông là một biển nửa kín, nằm ở rìa Tây Thái Bình Dương trải rộng từ vĩ độ 30 đến vĩ độ 260 Bắc và từ kinh độ 100 đến 121 độ Đông Biển Đông được bao bọc bởi 9 nước là: Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Campuchia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan Biển Đông có hai vịnh lớn là Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Thái Lan Biển Đông có diện tích khoảng 3,5 triệu km2 Biển Đông là một trong các khu vực có tầm quan trọng chiến lược đối với các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương; Châu Âu - Châu Á; Trung Đông - Châu Á Là vùng biển có 1 trong số 10 tuyến đường hàng hải lớn nhất trên thế giới đi qua

Biển Đông là một trong những biển lớn nhất trên thế giới, nằm giữa từ vĩ độ 00 đến vĩ độ 250 Bắc và từ kinh độ 1000 Đông đến kinh độ 1210 Đông; trải dài từ bờ biển Việt Nam ở phía Tây đến các đảo Luzon, Palawan và Borneo ở phía Đông và từ Trung Quốc ở phía Bắc đến Indonesia ở phía Nam Ở phía Bắc, Biển Đông nối liền với biển Hoa Đông qua eo biển Đài Loan; ở phía Đông Bắc nối với biển Philippines của Thái Bình Dương qua các eo biển Luzon; ở phía Tây Nam nối với biển Andaman của Ấn Độ Dương thông qua các eo biển Singapore và Malacca; ở phía Nam thông ra biển Java qua các eo biển Karimata

Biển Đông, tuyến đường ngắn nhất nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, cửa ngõ giao thương quốc tế Tại đây có eo biển Malacca với chiều dài 600 hải lý và chiều rộng ở chỗ hẹp nhất chỉ 1,2 hải lý, nối liền các cảng biển của Đông Bắc Á, bờ

Chương 1: Vị trí vai trò của biển Đông trong khu vực và trên thế giới

Tây châu Mỹ với Nam Á, châu Phi, Trung Đông, Nam Âu, được dự báo sẽ trở nên quá tải hơn nữa do sự gia tăng thương mại toàn cầu và nhu cầu năng lượng của các quốc gia Tuyến đường vận tải quốc tế qua Biển Đông được coi là nhộn nhịp thứ 2 trên thế giới, chiếm hơn một nửa trọng tải vận chuyển thương mại hàng hải toàn cầu, sự sống còn không chỉ với các quốc gia và vùng lãnh thổ bao quanh, mà còn đối với khu vực Đông Á và thế giới.

Vai trò

Biển Đông đã tạo điều kiện để Việt Nam phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn như thủy sản, dầu khí, giao thông hàng hải, đóng tàu, du lịch Điều kiện tự nhiên của bờ biển Việt Nam đã tạo ra tiềm năng vô cùng to lớn cho ngành giao thông hàng hải Việt Nam Dọc bờ biển Việt Nam có mười điểm có thể xây dựng cảng biển nước sâu và nhiều điểm cảng trung bình với tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển có thể đạt 50 triệu tấn/năm

Biển Đông cung cấp nguồn lợi hải sản rất quan trọng, theo các điều tra về nguồn lợi hải sản, tính đa dạng sinh học trong vùng biển nước ta đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú; trong đó, có 6.000 loài động vật đáy, 2.400 loài cá (trong đó có 130 loài cá kinh tế), 653 loài rong biển, 657 loài động vật phù du, 537 loài thực vật phù du, 225 loài tôm biển Trữ lượng cá biển ước tính khoảng 3,1 - 4,1 triệu tấn, khả năng khai thác là 1,4 - 1,6 triệu tấn Nguồn lợi hải sản phong phú đã góp phần đưa ngành thủy sản thành một trong những ngành kinh tế chủ đạo với giá trị xuất khẩu đứng thứ ba cả nước

Dầu khí là tài nguyên lớn nhất ở thềm lục địa nước ta có tầm chiến lược quan trọng Đến nay, chúng ta đã xác định được nhiều bể trầm tích như các bể Cửu Long, Nam Côn Sơn được đánh giá có triển vọng dầu khí lớn nhất và khai thác thuận lợi Tổng trữ lượng dự báo địa chất của toàn thềm lục địa Việt Nam xấp xỉ 10 tỷ tấn dầu quy đổi, trữ lượng khai thác 4 - 5 tỷ tấn Trữ lượng khí dự báo khoảng 1.000 tỷ m3 Đặc biệt, dải ven biển còn là “bàn đạp” tiến ra biển, là hậu phương hỗ trợ các hoạt động ở những vùng biển xa bờ, thông qua các trung tâm kinh tế trên các hải đảo Chính nơi này là chỗ trú ngụ tự nhiên, nơi sinh sản và ươm nuôi ấu trùng của nhiều loài thủy sinh vật không chỉ ở ngay trong vùng, mà còn từ ngoài khơi vào theo mùa Các hệ sinh thái như rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn đều tập trung tại đây, cung cấp tiềm năng bảo tồn đa dạng sinh học biển và nguồn giống hải sản tự nhiên cho nghề khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản Chúng có tính liên kết sinh thái tự nhiên mật thiết với nhau, tạo ra những "dây xích sinh thái" quan trọng đối với toàn vùng biển tạo thành vùng có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản với diện tích khoảng 1.130.000 ha, trong những năm qua đã đóng góp gần 60% tổng sản lượng thủy sản toàn quốc, góp phần đáp ứng gần 40% protein cho người dân

Ngoài ra, Việt Nam sở hữu chiều dài đường bờ biển hơn 3.260 km, có nhiều bãi biển cát trắng, hang động, vũng vịnh nổi tiếng và 2.773 hòn đảo ven bờ cùng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Với sự phân dị về khí hậu và cấu trúc địa mạo đường bờ, sự đa dạng và phong phú của các các làng nghề , Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển du lịch biển trong khu vực và trên thế giới Đây là một trong những lợi thế chủ yếu của du lịch Việt Nam trong phát triển du lịch - ngành công nghiệp không khói - đặc biệt trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh quốc tế hiện nay

Từ sự phát triển về kinh tế trên thì biển đã giúp cho đời sống nhân dân nước ta đang được cải thiện từng ngày, giúp xã hội ngày càng phát triển theo hướng tích cực Nhân dân có công ăn việc làm, có kinh tế để cải thiện đời sống cá nhân và gia đình

Không những thế với đường bờ biển dài cũng đem lại cho Việt Nam không khí, thời tiết vô cùng dễ chịu nhờ sự điều hoà của biển nên đời sống người dân cũng được ổn định

 Về an ninh, quốc phòng

Biển Đông đóng vai trò quan trọng là tuyến phòng thủ hướng đông của đất nước Các đảo và quần đảo trên Biển Đông, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và Trường

Chương 1: Vị trí vai trò của biển Đông trong khu vực và trên thế giới

Sa, không chỉ có ý nghĩa trong việc kiểm soát các tuyến đường biển qua lại Biển Đông mà còn có ý nghĩa phòng thủ chiến lược quan trọng đối với Việt Nam

Biển Đông giữ vị trí chiến lược then chốt cả về mặt kinh tế và quân sự Đường bờ biển vừa là cửa ngõ giao lưu thương mại, vừa là tuyến phòng thủ vững chắc hướng Đông của đất nước, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Biển Đông được coi là một trung tâm của thế giới về đa dạng sinh học Theo thống kê, trong Biển Đông tập trung 12% tổng diện tích rừng ngập mặn của thế giới và 30% tổng diện tích rừng ngập mặn của Châu Á Đây cũng là nơi có 20% tổng diện tích rạn san hô của khu vực Đông Nam Á

Nhiều nước và vùng lãnh thổ ở khu vực Đông Á có nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào tuyến đường biển này như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore

Biển Đông còn là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên biển quan trọng cho đời sống và sự phát triển kinh tế của các nước xung quanh, đặc biệt là nguồn tài nguyên sinh vật (thủy hải sản), phi sinh vật (dầu khí, khoáng sản)

Biển Đông có những eo biển quan trọng như eo biển Malacca, eo biển Đài Loan, đây là những eo biển hoạt động nhộn nhịp nhất thế giới Biển Đông có vai trò hết sức quan trọng đối với tất cả các nước trong khu vực về địa – chiến lược, an ninh quốc phòng, giao thông hàng hải và kinh tế

Biển Đông đóng vai trò là chiếc “cầu nối” cực kỳ quan trọng, là điều kiện rất thuận lợi để giao lưu kinh tế, hội nhập và hợp tác giữa nước ta với các nước trên thế giới đặc biệt là với các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, khu vực phát triển năng động và có một trung tâm kinh tế lớn của thế giới Biển Đông là vùng biển giàu có về nguồn lợi thủy sản, là một trong những ngư trường lớn nhất thế giới với lượng hải sản đánh bắt, chiếm khoảng 10% của thế giới, là nơi dự trữ lượng dầu mỏ ước tính bằng 80% lượng dầu mỏ và khí đốt của Ả Rập Saudi, là con đường vận tải ngắn nhất nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, là nơi có 5/10 tuyến giao thông hàng hải lớn nhất thế giới, cùng eo biển Malacca nhộn nhịp thứ 2 trên thế giới với gần 50% lượng hàng hóa thương mại vận chuyển bằng đường biển phải đi qua khu vực này và 55% hàng hóa xuất nhập khẩu của các nước Đông Nam Á, 45% khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Nhật Bản và 26% hàng hóa xuất nhập khẩu của các nước công nghiệp mới được vận chuyển qua Biển Đông

Biển Đông được coi là “nút thắt” sống còn của châu Á, nơi có các tuyến đường huyết mạch của thế giới Kiểm soát được Biển Đông sẽ giúp các cường quốc giành ưu thế Hải quân tại Tây Thái Bình Dương Kiểm soát được Biển Đông sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thiết lập vai trò quốc gia đối với cả một khu vực rộng lớn ở Đông Á và Đông Nam Á Theo các nhà nghiên cứu quân sự, trên Biển Đông có hai khu vực trọng yếu là eo Malacca và khu vực quần đảo Trường Sa Hầu hết các tuyến đường không, đường biển qua Biển Đông đều phải đi qua hai khu vực này Nếu giành quyền kiểm soát được một trong hai khu vực này sẽ trực tiếp khống chế được toàn bộ khu vực từ eo biển Malacca đến Nhật Bản, khống chế được nhiều tuyến giao thông đường không, đường biển từ Singapore sang Hồng Công, từ Quảng Đông đến Malila, thậm chí từ châu Phi sang châu Á, từ Đông Á sang Nam Á Do vậy, đối với các nước lớn, giành quyền kiểm soát Biển Đông sẽ giúp họ thực hiện tham vọng cường quốc hải dương, cường quốc thế giới Và đó cũng chính là một trong những lý do gần đây Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động tôn tạo, mở rộng các đảo ở Trường Sa bất chấp phản ứng của cộng đồng quốc tế và tìm cách hợp tác với Thái Lan xây dựng kênh đào Kra để “đề phòng” Mỹ và đồng minh phong tỏa các tuyến hàng hải từ Ấn Độ Dương về Trung Quốc qua eo Malacca…

QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT

Vấn đề tranh chấp chủ quyền

2.1.1 Thực trạng Biển Đông của nước ta hiện nay

Tình hình Biển Đông ngày càng phức tạp do sự gia tăng cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc trong và ngoài khu vực Báo cáo của Đại hội XIII nhấn mạnh rằng các tranh chấp về chủ quyền biển đảo đang diễn ra căng thẳng và gây bất ổn cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương Hòa bình, an ninh và tự do hàng hải ở Biển Đông phải đối mặt với những thách thức to lớn, tiềm ẩn nguy cơ xung đột Về tranh chấp chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên Biển Đông, hiện vẫn tồn tại những vấn đề chưa được giải quyết.

Chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa o Bảo vệ chủ quyền và giải quyết tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Trường Sa giữa năm nước sáu bên o Phân định ranh giới các vùng biển theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 o Xác định ranh giới ngoài vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa

Cùng với đó, những nhân tố có thể gây mất ổn định trên Biển Đông vẫn đang diễn ra gay gắt: xâm phạm chủ quyền, an ninh; nguy cơ xung đột vũ trang; tranh chấp biển, đảo và thềm lục địa, v.v “Việc quán triệt, tổ chức, triển khai thực hiện các nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước về QP, AN, bảo vệ Tổ quốc có lúc, có nơi chưa nghiêm, hiệu quả chưa cao, công tác nắm tình hình, dự báo chiến lược về quốc phòng, an ninh có lúc chưa thật chủ động Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định là những thách thức rất lớn đối với nước ta trong thời gian tới”

2.1.2 Những hành động của Trung Quốc trên biển Đông

Từ năm 2011 đến nay Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động

Cho tàu Hải Giám uy hiếp, cản trở và cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 khi đang thăm dò trong phạm vi thềm lục địa Việt Nam Vị trí cáp thăm dò bị phía Trung Quốc cắt chỉ cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) khoảng 120 hải lý

Ngày 10/6/2011 là vụ tàu Viking II của tập đoàn dầu khí quốc gia VN (cản phá, làm hỏng cáp)

Triển khai giàn khoan nước sâu 3000m tại vùng biển đông bắc Biển Đông

Ngày 21/6 Quốc vụ viện Trung Quốc phê chuẩn quyết định thành lập cái gọi là

“Thành phố Tam Sa” với phạm vi quản lý bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường

Công bố mời thầu 9 lô dầu khí nằm trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.v.v

Gia tăng hoạt động mở rộng các đảo chiếm đóng trái phép tại QĐTS: Tổng toàn bộ dự án cải tạo 7 bãi cạn của TQ là 250 tỷ USD, xác định đến năm 2030 sẽ hoàn thiện Hiện nay đã chi 7 tỷ USD (Rất lớn)

Trong nỗ lực bành trướng quân sự, Trung Quốc đã tăng cường đầu tư cho quốc phòng, lên tới 280 tỷ đô la Từ năm 2011 đến nay, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc đã tăng đều đặn hơn 10% mỗi năm so với năm trước, đứng thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ Riêng năm 2015, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc đã tăng 10,22% so với năm 2014, lên tới 142 tỷ đô la.

Tăng cường sự hiện diện của lực lượng chấp pháp (Ngư chính, Hải cảnh, Hải giám ) nhằm khẳng định chủ quyền theo yêu sách “đường lưỡi bò” TQ đang xây dựng kế hoạch cung cấp các khoản trợ cấp, đào tạo an ninh và khuyến khích 100.000 tàu cá ra Biển Đông để đánh bắt

Chương 2: Quan điểm chủ trương của Đảng Cộng Sản Việt Nam về biển, đảo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế

Từ những hoạt động của Trung Quốc thời gian qua có thể khẳng định “ý đồ tham vọng độc chiếm Biển Đông” của Trung Quốc không thay đổi Dự báo tình hình trên thực địa thời gian tới sẽ có những diễn biến hết sức phức tạp

2.1.3 Quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo trong tình hình mới

Trên cơ sở đánh giá đúng tình hình trong nước, khu vực, quốc tế và xu thế của thời đại, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định, bổ sung, phát triển những quan điểm cơ bản về nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới Trong đó, Đảng đã xác định quan điểm nhất quán và đề ra các biện pháp giải quyết vấn đề tranh chấp trên biển, đảo hiện nay

Những năm qua, trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, quân và dân ta triển khai tích cực các hoạt động bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển Đại hội XIII đã khẳng định, chúng ta đã: “Kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, lợi ích quốc gia – dân tộc trên biển, trên không và trên bộ; hợp tác quốc tế về biển, đảo được tăng cường, duy trì môi trường hòa bình, ổn định, thúc đẩy quan hệ với các nước” Hiện nay, sức mạnh tổng hợp của quốc gia, thế và lực của ta trên các vùng biển, đảo đã tăng lên nhiều Thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, “thế trận lòng dân” trên biển, đảo không ngừng được củng cố, tăng cường Các lực lượng quản lý, bảo vệ biển, đảo từng bước được xây dựng, phát triển ngày càng vững mạnh hơn Trong đó, Hải quân nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt bảo vệ chủ quyền quốc gia của Việt Nam trên biển Hiện nay, Hải quân nhân dân Việt Nam đã có đủ các lực lượng cơ bản, được xây dựng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đủ sức quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới Trên mặt trận chính trị - đối ngoại, chính sách của Việt Nam ở Biển Đông đã vận dụng thành công chủ trương giữ vững độc lập, tự chủ trong hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế Chúng ta đã giữ vững các đảo, điểm đóng quân, các bãi cạn không người Trước những diễn biến phức tạp ở Biển Đông thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện cơ bản chiến lược bảo đảm chủ quyền, an ninh; xử lý kịp thời các tình huống trên biển, bảo đảm giữ vững được chủ quyền, mối quan hệ và môi trường hòa bình trên biển Để có được những kết quả như trên, một trong những nguyên nhân, điều kiện quan trọng, tiên quyết chính là vì chúng ta đã đề ra được những quan điểm, đường lối đúng đắn trong công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo, xử lý kịp thời các tranh chấp trên biển Đông Có thể thấy rằng, sau 35 năm đổi mới, hệ thống quan điểm của Đảng ta về công tác đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo ngày càng được hoàn thiện, phát triển Điều đó được thể hiện rõ nhất qua các văn kiện của mỗi kỳ Đại hội Đảng Gần đây nhất, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định, bổ sung, phát triển những quan điểm cơ bản về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo trong tình hình mới Trong đó, Đảng đã xác định quan điểm nhất quán và đề ra các biện pháp giải quyết vấn đề trên biển hiện nay

Thứ nhất là “thống nhất tư tưởng, nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân Biển là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” Việt Nam là một quốc gia ven biển, vùng biển của nước ta có diện tích gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm gần 30% diện tích biển Đông Vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên con đường hàng hải và hàng không huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương; giữa châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực Vùng biển của chúng ta còn là vùng biển “giàu có” với các tài nguyên, khoáng sản quan trọng như dầu khí, than, sắt, titan, muối và hàng triệu tấn thủy sản Chúng ta có đường bờ biển dài và đẹp, sinh vật biển phong phú, đa dạng thuận lợi cho phát triển du lịch biển Đối với hoạt động an ninh, quốc phòng, biển nước ta như mặt tiền, cửa ngõ quốc gia; biển làm tăng chiều sâu phòng thủ hướng ra biển, củng cố tuyến phòng thủ bảo vệ Tổ quốc

Thứ hai là "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo, vùng trời; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước" Đây là quan điểm, chủ trương thể hiện định hướng chiến

Chương 2: Quan điểm chủ trương của Đảng Cộng Sản Việt Nam về biển, đảo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế lược để toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ vững chắc vùng biển, đảo của Tổ quốc Kiên quyết thể hiện quyết tâm dứt khoát, sự đồng thuận cao hơn trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân về yêu cầu bảo vệ chủ quyền, lợi ích của đất nước; kiên quyết giữ vững những vấn đề có tính nguyên tắc, bảo vệ đến cùng lợi ích quốc gia - dân tộc, với quyết tâm cao nhất Chúng ta xác định, giải quyết tranh chấp trên Biển Đông là vấn đề lâu dài, kiên trì hợp tác tìm kiếm biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp, bảo vệ lợi ích chính đáng của ta, đồng thời tôn trọng lợi ích chính đáng của các nước trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế

Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ giúp Việt Nam bảo đảm tối đa lợi ích quốc gia trên cơ sở tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng và hợp tác cùng có lợi Điều này nhằm tạo lập môi trường hòa bình, ổn định phục vụ cho sự phát triển của đất nước Việt Nam không liên minh với nước này để chống lại nước khác, cũng không bị động chịu tác động hay sự lôi kéo của bất kỳ nước lớn nào, tránh trở thành con bài chính trị Đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển.

Việt Nam có lập trường rõ ràng và nhất quán về vấn đề Biển Đông: duy trì hòa bình, an ninh, đảm bảo tự do hàng hải, hàng không, và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 Theo đó, mọi hoạt động trên biển phải tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia có vùng biển được xác lập theo Công ước Việt Nam khẳng định có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như các quyền hợp pháp khác trên vùng biển được xác lập của mình.

Vấn đề ô nhiễm môi trường

cố, tăng cường quốc phòng, an ninh, nhất là tại địa bàn chiến lược, vùng đặc biện khó khăn, biên giới, hải đảo” Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã xác định kinh tế biển là một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để đưa Việt Nam đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao Chúng ta tập trung phát triển bền vững kinh tế biển gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Tư tưởng này được hình thành dựa trên kinh nghiệm quốc tế, dự báo tình hình trong nước và trên thế giới, thực tiễn Việt Nam và phù hợp với xu thế thời đại Các thành tựu ta đạt được trong thời gian qua đã cho thấy sự vận dụng đúng đắn quan điểm, đường lối của Đảng trong phát triển bền vững kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc

Tiếp nối truyền thống và trách nhiệm đấu tranh, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, công tác bảo vệ chủ quyền biển, đảo luôn được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt coi trọng Mục tiêu mà Đảng ta luôn hướng tới trong giải quyết các tranh chấp trên vùng biển, đảo là duy trì khu vực Biển Đông ổn định, hòa bình, hợp tác và phát triển Vì vậy, chúng ta cần tiếp tục kiên quyết, kiên trì đấu tranh giải quyết các tranh chấp theo đúng đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước dựa trên cơ sở phát huy nội lực và sức mạnh tổng hợp của cả quốc gia Việc nắm vững, tuyên truyền sâu rộng các quan điểm, đường lối của Đảng đối với công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo trong tình hình mới là nhiệm vụ của mỗi cán bộ, đảng viên

2.2 Vấn đề ô nhiễm môi trường

2.2.1 Thực trạng ô nhiễm nước biển của nước ta hiện nay

Môi trường vùng nước ven bờ đã bị ô nhiễm dầu, kẽm, và chất thải sinh hoạt Các chất rắn lơ lửng như Si, NO3, NH4 và PO4 cũng ở mức đáng lo ngại Chất lượng trầm tích đáy biển ven bờ- Nơi cư trú của nhiều loài thuỷ hải sản- cũng bị ô nhiễm

Hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật chủng anđrin và enđrin trong các mẫu sinh vật đáy ở các vùng cửa sông ven biển phía bắc đều cao hơn giới hạn cho phép Đa dạng sinh học động vật đáy ở ven biển miền bắc và thực vật nổi ở miền trung suy giảm rõ rệt Lượng hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trong cơ thể các loài thân mềm hai

Chương 2: Quan điểm chủ trương của Đảng Cộng Sản Việt Nam về biển, đảo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế mảnh vỏ được xác định cao nhất là tại Sầm Sơn và cửa Ba Lạt (11,14- 11.83 mg/kg thịt ngao), thấp nhất là tại Trà Cổ (1,54 mg/kg).Các chất anđrin, enđrin, đienđrin Đặc biệt là anđrin và enđrin có hầu hết ở các mẫu phân tích Biến đổi từ 0,12 đến 3,11 mg/kg

Hiện tượng thuỷ triều đỏ cũng đã xuất hiện ở nước ta từ tháng sáu đến trung tuần tháng bảy âm lịch tại vùng biển nam trung bộ, Đặc biệt là tại Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận Thuỷ triều đỏ xuất hiện khá nhiều ở nam trung bộ Hơn 30km bãi biển từ Cà Ná đến Long Hương nhầy nhụa nhũng bột báng màu xám đen dày cả tấc Trộn với xác chết của sinh vật tạo nên mùi hôi thối Thiệt hại do thuỷ triều đỏ gây ra rất lớn Vùng biển ven bờ nước ta đã phát hiện được khoảng 8-16 loài vi tảo biển gây hại tiềm năng với mật độ hơn 2 x 104 tế bào/ lít Hiện tượng thuỷ triều đỏ xảy ra ở vùng biển Bình Thuận đã tiêu diệt tôm, cua, cá, san hô, rong cỏ biển

Theo số liệu thống kê cho thấy khoảng 70% ô nhiễm biển đại dương có nguồn gốc từ đất liền Xuất phát từ chất xả thải của các thành phố, thị xã, thị trấn Từ các ngành công nghiệp, xây dựng, hóa chất…Trong đó đáng kể nhất và nguy hại nhất là các chất thải từ các nhà máy thông qua hệ thống cống rãnh, xả thải ra biển và đại dương Một lượng lớn các chất bồi lắng, hóa chất, kim loại, nhựa, cặn dầu và thậm chí cả các chất phóng xạ

Hàng năm, trên 100 con sông ở nước ta thải ra biển 880 km3 nước Với 270-

Việt Nam thải hơn 300 triệu tấn phù sa vào biển mỗi năm, mang theo nhiều chất có thể gây ô nhiễm như chất hữu cơ, dinh dưỡng, kim loại nặng và chất độc hại Các nguồn thải này chủ yếu từ khu dân cư tập trung, khu công nghiệp, đô thị, khu nuôi trồng thủy sản ven biển và vùng sản xuất nông nghiệp Đến năm 2010, lượng chất thải này dự kiến tăng mạnh ở các vùng nước ven bờ, trong đó dầu khoảng 35.160 tấn/ngày, nitơ tổng số 26-52 tấn/ngày và tổng amoni 15-30 tấn/ngày.

Báo cáo hiện trạng môi trường đã chỉ ra rằng chất lượng môi trường biển và vùng ven biển tiếp tục bị suy giảm Nước biển của một số khu vực có biểu hiện bị axit hóa do độ pH trong nước biển tầng mặt biến đổi trong khoảng 6,3-8,2 Nước biển ven bờ có biểu hiện bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ, kẽm, một số chủng thuốc bảo vệ thực vật

Hiện tượng thuỷ triều đỏ xuất hiện tại vùng biển nam trung bộ, đặc biệt tại Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận làm chết các loại tôm cá đang nuôi trồng tại vùng này Chất lượng môi trường biển thay đổi dẫn đến nơi cư trú tự nhiên của loài bị phá huỷ gây tổn thất lớn về đa dạng vùng bờ.Có khoảng 85 loài hải sản có mức độ nguy cấp khác nhau và trên 70 loài đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam Hiệu suất khai thác hải sản giảm rõ rệt, thêm vào đó, tình trạng dùng các ngư cụ đánh bắt có tính chất huỷ diệt diễn ra khá phổ biến như xung điện, chất nổ, đèn cao áp quá công suất cho phép… làm cạn kiệt các nguồn lợi hải sản ven bờ Nguồn lợi hải sản có xu hướng giảm dần về trữ lượng, sản lượng và kích thước cá đánh bắt

Trong các yếu tố làm ô nhiễm môi trường biển thì các chất phóng xạ cũng đóng góp một vai trò đáng kể Các vùng biển, đặc biệt là nước biển tại các vùng lân cận các mỏ sa khoáng titan, trong điều kiện môi trường thủy địa hóa thuận lợi, các chất phóng xạ bị hòa tan và di chuyển ra biển, gây ô nhiễm nước biển Khi con người khai thác khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên vô hình dung đã tàn phá thiên nhiên, làm mất cân bằng sinh thái, mất lớp phủ thực vật che chắn và bảo vệ đất, làm cho vùng mỏ bị xói lở và bóc mòn, quặng bị phong hóa phá hủy và phát tán đi các nơi, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.Nước thải từ các khai trường, xưởng tuyển không được xử lý, thu gom, để chảy tràn lan ra môi trường xung quanh Các bãi biển đều có địa hình dốc ra phía biển, càng làm cho các chất thải, nước thải trôi xuống biển, đem theo các chất phóng xạ và các chất độc hại khác làm ô nhiễm môi trường nước biển

2.2.2 Tác động của ô nhiễm môi trường biển ở nước ta hiện nay?

 Độ đục, các chỉ số kim loại nặng luôn ở mức cao Ô nhiễm môi trường biển còn xảy ra ở các cảng Các cảng đều phải đối mặt với nước đục do liên quan đến hoạt động của tàu thuyền ra vào cảng, nạo vét luồng lạch, đổ phế thải Độ đục nước vùng cảng Hải Phòng là 418-424 mg/l, cảng Đà Nẵng 33- 167mg/l Nồng độ dầu ở tất cả các cảng đều vượt mức cho phép 0,3mg/l(TCVN5943- 1995), cảng Hải Phòng 0,42mg/l, cảng Cái Lân 0,6mg/l, cảng Vũng Tàu 0,52mg/l, cảng Vietso Petro 7,57mg/l Mặt dầu loang ngăn chặn không khí hoà tan vào nước nên

Chương 2: Quan điểm chủ trương của Đảng Cộng Sản Việt Nam về biển, đảo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế hàm lượng oxy trong nước thấp, trung bình 3,3-10,9mg/l vào mùa khô và 1,16-6,1mg/l vào mùa lũ, trong khi đó nhu cầu oxy rất cao,cần tới 13,6-31mg/l

Nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt đổ ra biển chưa qua xử lý vậy nên chỉ số vi trùng học luôn ở mức cao Ở một số cảng đáng báo động là hàm lượng thuỷ ngân đã vượt ngưỡng cho phép,cảng Vũng Tàu vượt 3,1 lần, cảng Nha Trang vượt 1,1 lần Hiện nay, hàm lượng dầu trong nước biển của Việt Nam nhìn chung đều vượt giới hạn tiêu chuẩn Việt Nam và vượt rất xa tiêu chuẩn hiệp hội các nước Đông Nam Á Đặc biệt có những thời điểm vùng nước khu vực cảng Cái Lân có hàm lượng dầu đạt mức 1,75mg/l, gấp 6 lần giới hạn cho phép, vịnh Hạ Long có 1/3 diện tích biển hàm lượng dầu thường xuyên từ 1-1,73mg/l

 Gây nên hiện tượng suy thoái đa dạng sinh học biển

Môi trường biển bị ô nhiễm đã dẫn tới suy thoái đa dạng sinh học biển, điển hình là hệ sinh thái san hô Vùng biển Việt Nam có khoảng 1.122 km2 rạn san hô, nếu hệ sinh thái này bị mất, biển nước ta có nguy cơ sẽ trở thành “thủy mạc” không còn tôm cá nữa Đó là thông điệp mà các nhà môi trường và bảo tồn thiên nhiên nước ta đã cảnh báo Theo số liệu của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đến nay có khoảng 20% rạn có độ phủ san hô sống nghèo (độ phủ 0-25%), 60% thuộc loại thấp (26-50%), 17% còn tốt (51-75%) và chỉ có 3% rất tốt (trên 75%) Các rạn san hô ở vùng biển Việt Nam có giá trị cực kỳ quan trọng như điều hòa môi trường biển, cung cấp dinh dưỡng trong vùng biển thông qua các chu trình sinh địa hóa; đồng thời còn là nơi cư trú, sinh đẻ và ươm nuôi ấu trùng của nhiều loài thủy sinh vật không chỉ vùng bờ, mà còn từ ngoài khơi vào theo mùa trong đó có nhiều loài đặc hải sản

Vấn đề ngoại giao

đồng văn minh sinh thái biển; coi đây là tiêu chuẩn về đạo đức, văn hóa của mỗi cơ quan, tổ chức, cộng đồng, doanh nghiệp và người dân

Thực hiện quản lý, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững biển và hải đảo, triển khai có hiệu quả các chiến lược, chính sách phù hợp để hạn chế rác thải nhựa đại dương, bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi các hệ sinh thái biển… Ưu tiên đầu tư, đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, công nghệ, phát triển nguồn nhân lực biển chất lượng cao

Bên cạnh đó, tận dụng tối đa lợi thế để phát triển các ngành du lịch và dịch vụ biển để Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của thế giới; khai thác đồng bộ, hiệu quả các cảng biển và dịch vụ vận tải biển… Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức về biển đảo của Tổ quốc, về ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển

2.3.1 Tình hình ngoại giao của nước ta với các nước khác trên Biển Đông

Biển Đông là một trong những vùng biển chiến lược quan trọng nhất trên thế giới với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, trữ lượng dầu mỏ, khí đốt dồi dào, tập trung nhiều tuyến giao thông hàng hải quốc tế quan trọng, được mệnh danh là

“con đường tơ lụa trên biển” nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương Có thể nói, Biển Đông chính là “cầu nối” cho sự hợp tác cùng phát triển của các nước trên thế giới

Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế thì điều đó lại được thể hiện rõ ràng hơn, thể hiện được sứ mệnh mới của ngoại giao Việt Nam, góp phần tạo dựng và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, bảo vệ vững chắc Tổ quốc; đồng thời linh hoạt, sáng tạo tìm ra phương cách mới để thúc đẩy hợp tác quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển kinh tế, nâng cao vị thế và gia tăng tiềm lực cho đất nước…

Biển Đông là cửa ngõ chính kết nối Việt Nam với thế giới, là nơi có tuyến giao thông hàng hải, hàng không huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương Biển Đông với bờ biển trải dài tạo thành mạng lưới giao thông đường biển dày đặc, kết nối các vùng miền trong cả nước, thúc đẩy thương mại và thông thương Ngoài ra, Biển Đông còn là nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng với giá trị kinh tế cao, đặc biệt là nguồn tài nguyên sinh vật, thực vật và khoáng sản.

Hơn 20 năm thực hiện đường lối mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế, nước ta đã đạt được những kết quả

Nước ta đã xây dựng được hệ thống cảng biển kể cả lớn, nhỏ phân bố rộng khắp khu vực bờ biển cả nước, đa số các tỉnh ven biển đều có cảng biển Cả nước có hơn 56 cảng biển lớn nhỏ, trong đó có 17 cảng biển loại I, 23 cảng biển loại II và 16 cảng biển loại III quan

Giải quyết hòa bình các vấn đề biên giới, lãnh thổ, biển đảo với các nước liên Đàm phán thành công với Malaixia về giải pháp “gác tranh chấp, cùng khai thác” ở vùng biển chồng lấn giữa hai nước

Thu hẹp diện tranh chấp vùng biển giữa ta và các nước ASEAN Đã ký với Trung Quốc Hiệp ước về phân định biên giới trên bộ, Hiệp định phân Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác về nghề cá Ở cấp độ khu vực, Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định chung trong khuôn khổ hợp tác ASEAN liên quan đến vận tải biển và dịch vụ vận tải như: Hiệp định khung ASEAN về tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải hàng hóa quá cảnh 1998, Hiệp định khung ASEAN về tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải liên quốc gia 2012

Chương 2: Quan điểm chủ trương của Đảng Cộng Sản Việt Nam về biển, đảo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế

2.3.2 Chủ trương, chính sách của Đảng trong việc mở rộng mối quan hệ hợp tác cùng phát triển với các nước

Thời gian gần đây, quan hệ đối ngoại, hợp tác quân sự, quốc phòng của Ðảng, Nhà nước ta ngày càng mở rộng vì vậy vấn đề ngoại giao và hợp tác với các nước trên thế giới là vô cùng cần thiết cho sự phát triển của đất nước nói chung và Biển Biển Đông nói riêng Để làm được điều đó, Đảng, nhà nước đã đưa ra và đang thực hiện hàng hoạt những chủ trương, chính sách hợp lý để nâng cao vị thế và gia tăng thêm tiềm lực cho đất nước

Trong bối cảnh thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, Việt Nam đã chú trọng củng cố, tăng cường sức mạnh quốc phòng, chủ động xử lý các tình huống, đảm bảo an ninh chính trị, kinh tế, xã hội Song song với đó, ngoại giao và hợp tác quốc tế là vô cùng quan trọng, được Đảng và Nhà nước triển khai thông qua các chủ trương, chính sách nâng cao vị thế, mở rộng hợp tác, tăng cường tiềm lực quốc gia.

Tiếp tục duy trì độc lập, tự chủ, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, xây dựng quân đội và công an cách mạng, chính quy, tinh nhuệ Mục tiêu phấn đấu là xây dựng lực lượng quân đội, công an hiện đại vào năm 2030, đảm bảo khả năng bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo và vùng trời; duy trì môi trường hòa bình, ổn định cho sự phát triển của đất nước.

 Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy giá trị văn hoá, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế; có chính sách cụ thể phát triển văn hoá đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong quản lý phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và chỉ số hạnh phúc của con người Việt Nam

 Tổ chức, thực hiện các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế không ngừng mở rộng và đi vào chiều sâu; kiên quyết, kiên trì bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia - dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, đồng thời đóng góp tích cực, có trách nhiệm cho hòa bình, hợp tác, phát triển của thế giới và khu vực, được cộng đồng quốc tế đồng tình ủng hộ, đánh giá cao; uy tín, vị thế của Đảng, Nhà nước, thế và lực của đất nước không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế Đến nay, nước ta có quan hệ ngoại giao với 189 trong 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, trong đó có 30 đối tác chiến lược, đối tác toàn diện gồm tất cả 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu (G7) và 17 trong 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20)

Chương 3: Giải pháp, kiến nghị phát triển, bảo vệ những giá trị của biển đông trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của Việt Nam

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN, BẢO VỆ

NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA BIỂN ĐÔNG TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP

QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Giải pháp

3.1.1 Về chính trị tư tưởng Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của biển đảo Quán triệt sâu sắc mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp được xác định trong Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, nhận thức rõ đối tác, đối tượng của cách mạng Việt Nam, đối tượng tác chiến của quân đội

Thường xuyên nắm chắc tình hình tư tưởng, dư luận trong cán bộ, chiến sĩ và nhân dân, kịp thời định hướng tư tưởng, không để bị kích động

Tích cực, chủ động đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái, thù địch, những thông tin, luận điệu xuyên tạc đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, kích động chia rẽ, phá hoại quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước, nhất là các nước láng giềng, nước lớn, chống các tư tưởng quá khích, đòi sử dụng vũ lực hoặc nhân nhượng vô nguyên tắc

3.1.2 Về thông tin tuyên truyền

Tăng cường vai trò tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương và ngành tuyên giáo các cấp, thống nhất định hướng thông tin tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển, đảo

Tăng cường phối hợp giữa các ban, bộ, ngành, địa phương trao đổi, chia sẻ thông tin, chủ động cung cấp thông tin có định hướng tư tưởng, dư luận trong nước và quốc tế về các vấn đề trên Biển Đông, không để các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc, kích động, gây khó khăn cho ta

Thường xuyên làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, thống nhất nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc, bảo vệ chủ quyền biển, đảo theo đúng luật pháp quốc tế

Tăng cường phối hợp trao đổi, chia sẻ thông tin, chủ động cung cấp thông tin có định hướng tư tưởng, dư luận trong nước và quốc tế …

Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhân dân trên các vùng biển, đảo, nhất là phổ biến Luật Biển để hạn chế tình trạng ngư dân khai thác trái phép, vi phạm chủ quyền vùng biển nước khác Thông tin cho ngư dân trên biển, khi bị các lực lượng nước ngoài bắt giữ phải bình tĩnh xử lý, không manh động, không ký vào các văn bản thừa nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của nước ngoài để tránh bị kẻ xấu lợi dụng tuyên truyền sai sự thật Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền đối ngoại, tranh thủ sự ủng hộ của các nước, nhất là các nước lớn, nước láng giềng, các nước ASEAN, các nhân sĩ trí thức tiến bộ và kiều bào ta ở nước ngoài để phản đối những hành động xâm phạm chủ quyền biển, đảo của Việt Nam

Tiếp tục đẩy mạnh đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, đẩy mạnh hội nhập quốc tế trên các lĩnh vực, tạo sự đan xen về lợi ích chiến lược sức mạnh tổng hợp để bảo vệ chủ quyền, trọng tâm là củng cố, tăng cường quan hệ với các nước lớn, các nước láng giềng

Tận dụng các diễn đàn, cơ chế hợp tác song phương, đa phương, Việt Nam tìm kiếm sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế Để tăng cường sự ủng hộ này, Việt Nam tranh thủ sự trợ giúp của các học giả, nhân sĩ có uy tín trên thế giới thông qua việc nhờ họ viết bài, tổ chức các hội thảo quốc tế nhằm trình bày và vận động sự đồng tình với các quan điểm của Việt Nam.

Vừa hợp tác, vừa đấu tranh, phản đối, yêu cầu nước ngoài dừng hoạt động đối với việc thăm dò, khai thác xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trong vùng biển Việt Nam

Xây dựng lòng tin chiến lược làm nền tảng đấu tranh; chủ động mọi kênh tiếp xúc, ngoại giao để tránh xung đột, tránh đứt gãy quan hệ hữu nghị với các quốc gia Tích cực tăng cường quan hệ hợp tác với Trung Quốc, Lào, Campuchia, các nước ASEAN, không tạo điều kiện cho nước ngoài lợi dụng, kích động, gây sức ép trên bộ trước tình hình bất ổn trên biển, đảo.

Tăng cường thiết lập và nâng cao hiệu quả hoạt động của các đường dây nóng giữa lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng Việt Nam với Trung Quốc, các nước láng giềng liên quan tranh chấp, bất đồng trên Biển Đông nhằm tạo kênh liên lạc thường trực, trao đổi thông tin, phối hợp xử lý kịp thời các tình huống phát sinh, ngăn ngừa hiểu lầm, tăng cường lòng tin, thúc đẩy hợp tác trong khu vực.

Tăng cường các bản ghi nhớ với các lực lượng thực thi pháp luật trên biển của các nước có biển tiếp giáp với Việt Nam

Tổ chức tuần tra chung ở các vùng biển đã được phân định; cùng các nước ASEAN diễn tập cứu hộ, cứu nạn; nghiên cứu phương án phối hợp tuần tra chung bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trên Biển Đông

Coi trọng quan hệ với Trung Quốc trong khuôn khổ hợp tác, đối tác chiến lược toàn diện, xây dựng tình đoàn kết hữu nghị và thực hiện các cam kết đã ký với Trung Quốc

Thực hiện phương châm “16 chữ”: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “4 tốt”: “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” Chủ động, tích cực đẩy nhanh tiến trình xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC)

Kiến nghị phát triển

Nhiệm vụ đầu tiên là đoàn kết, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng và lợi ích quốc gia trên biển bằng các biện pháp hòa bình theo luật pháp quốc tế

Thứ hai, phát huy hiệu quả nguồn tài nguyên biển cho phát triển kinh tế-xã hội Thứ ba, đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học biển và hải đảo

Thứ tư, huy động, thu hút mọi nguồn lực để phát triển kinh tế biển Thực hiện các chính sách, giải pháp cụ thể, phù hợp để bảo đảm sinh kế, nâng cao đời sống nhân dân vùng biển, đảo; tạo thuận lợi cho người dân bám biển, phát triển kinh tế biển và làm giàu từ biển

Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, đặc biệt là bảo vệ vùng biển ven bờ nhằm hạn chế tác động tiêu cực đến các hệ sinh thái ven biển Đồng thời, cần nâng cao năng lực ứng phó với các sự cố môi trường, bảo đảm xử lý kịp thời và hiệu quả các tình huống ô nhiễm, góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên biển quý giá và đảm bảo an toàn cho người dân ven biển.

Thứ sáu, chủ động phòng tránh thiên tai bằng cách nâng cao hiệu quả công tác dự báo khí tượng thủy văn biển, dự báo, cảnh báo thiên tai và giám sát biến đổi khí hậu.

Thứ bảy, chủ động đẩy mạnh hợp tác quốc tế về biển và hải đảo một cách thiết thực, hiệu quả trong khai thác bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo, cứu hộ, cứu nạn trên biển, xử lý ô nhiễm môi trường biển xuyên biên giới, biến đổi khí hậu và nước biển dâng Đề nghị Đảng và Nhà nước tiếp tục kiên quyết, kiên trì thực hiện các biện pháp phù hợp trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, kịp thời thông tin đến nhân dân, tăng cường năng lực quốc phòng nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc

Trong tình hình thế giới đang ngày càng phát triển, sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội đã đem đễn cả những mặt lợi và hại trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới quốc gia hiện nay Ông cha ta có câu: “Rừng vàng, biển bạc”, Biển Đông rộng lớn đã đem đến cho chúng ta những lợi ích vô cùng to lớn về phát triển kinh tế, văn hóa Biển Đông mang lại rất nhiều giá trị quan trọng cho quốc gia Những vấn đề liên quan đến chủ quyền biển Đông vẫn tiếp diễn và dường như không có hồi kết, chính vì thế chúng ta phải luôn cảnh giác, tỉnh táo, tráng để kẻ thù đạt được mục đích của mình Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, nhân dân Việt Nam luôn đấu tranh giành độc lập, tự do vốn có của mình, và những nỗ lực đó đã được đáp lại bằng độc lập dân tộc Nhưng khi đã giành được độc lập, tự do rồi ta vẫn phải luôn tỉnh táo, để đưa ra cách giải quyết tối ưu nhất trong những vấn đề nhạy cảm liên quan đến chủ quyền Trước tiên, việc giáo dục nhân dân là vô cùng bức thiết, bởi nó giúp cho người dân tránh được những “mánh khoé” của kẻ thù Củng cố niềm tin của nhân dân để họ có nhận thức đúng đắn về đường lối của Đảng, để các giải pháp được triển khai và thực thi có hiệu quả hơn trong thực tiễn Là những người con được sống trong thời bình, được tiếp cận với nền tri thức hiện đại thì mỗi cá nhân cần có ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo, tích cực, hăng say học tập, rèn luyện để có đủ hiểu biết trước âm mưu của kẻ thù Chăm chỉ rèn luyện sức khoẻ để sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc khi vấn đề tranh chấp biển đảo nổ ra Tích cực sống lành mạnh, bảo vệ môi trường biển và phát triển hệ sinh thái biển cũng là trách nhiệm của mỗi chúng tanh sách của Đảng, Nhà nước, và về chủ quyền biển, đảo, biên giới quốc gia của Việt Nam

Thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta giá trị tuyệt vời, rừng vàng biển bạc là những giá trị to lớn cần phải gìn giữ và phát triển Ngoài việc bảo vệ biển, chúng ta cần phải bảo vệ tài nguyên rừng quý giá, là lá phổi xanh giúp chúng ta có bầu không khí trong lành Trong thời kỳ mới, trách nhiệm ở mỗi người là rất quan trọng, vì vậy chúng ta hãy học tập để trở thành người có kiến thức, hiểu biết sâu rộng, góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước Hơn thế nữa hãy nắm lấy cơ hội hội nhập, giao lưu với bạn bè năm châu trên các nền tảng mạng xã hội để quảng bá vẻ đẹp của đất nước, mở ra những cơ hội mới, kiến thức mới phục vụ cho đất nước Hãy cùng nhau hành động như khẩu hiệu: “Tất cả vì biển đảo quê hương, vì biên cương tổ quốc”.

Ngày đăng: 14/08/2024, 11:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Phòng Chính trị, viện kỹ thuật Hải Quân ( 9/4/2021), Tình hình Biển Đông và một số vấn đề trong đấu tranh bảo về chủ quyền Biển, đảo Tổ quốc hiện nay, Trang thông tin điện tử phường Đại Nài.(https://dainai.hatinhcity.gov.vn/portal/pages/2021-04-09/TINH-HINH-BIEN-DONG- VA-MOT-SO-VAN-DE-TRONG-DAU-TRAp2kp2rp7vqqk.aspx?fbclid=IwAR3nFXqM6DIXJjs1yxWxgotKe2dKda1z57e5gEA3 qQhOn7Id3N_1eh2hWlw) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình Biển Đông và một số vấn đề trong đấu tranh bảo về chủ quyền Biển, đảo Tổ quốc hiện nay
[2] Bùi Thanh Sơn (29/11/2021), Đường lối đối ngoại Đại hội Đảng XIII kế thừa, phát triển, hoàn thiện đường lối đối ngoại thời kỳ đổi mới, Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam.(https://dangcongsan.vn/thoi-su/duong-loi-doi-ngoai-dai-hoi-dang-xiii-ke-thua-phat-trien- va-hoan-thien-duong-loi-doi-ngoai-thoi-ky-doi-moi-598434.html) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đường lối đối ngoại Đại hội Đảng XIII kế thừa, phát triển, hoàn thiện đường lối đối ngoại thời kỳ đổi mới
[3] Thiếu tướng, TS. Nguyễn Như Lôi (24/06/2022), “Ngoại giao cây tre” với bối cảnh hội nhập quốc tế Việt Nam hiện nay, Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam.(https://dangcongsan.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/ngoai-giao-cay-tre-voi-boi- canh-hoi-nhap-quoc-te-viet-nam-hien-nay-613787.html) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Ngoại giao cây tre” với bối cảnh hội nhập quốc tế Việt Nam hiện nay
[4] Báo Điện tử Chính Phủ, BNG (27/7/2019), Việt Nam chủ trương giải quyết tranh chấp trên biển bằng biện pháp hoà bình, Báo Điện tử Chính Phủ.(https://baochinhphu.vn/viet-nam-chu-truong-giai-quyet-tranh-chap-tren-bien-bang-bien- phap-hoa-binh-102259311.htm) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam chủ trương giải quyết tranh chấp trên biển bằng biện pháp hoà bình
[5] Xuân Thu (2/12/2019), Quan điểm của Đảng ta về giải quyết vấn đề Biển Đông hiện nay, Báo Tây Ninh(https://baotayninh.vn/quan-diem-cua-dang-ta-ve-giai-quyet-van-de-bien-dong-hien-nay- a116933.html) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan điểm của Đảng ta về giải quyết vấn đề Biển Đông hiện nay
[6] Bích Liên (4/6/2023), Chung tay bảo vệ môi trường biển và đại dương, Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam.(https://dangcongsan.vn/xa-hoi/chung-tay-bao-ve-moi-truong-bien-va-dai-duong- 639224.html) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chung tay bảo vệ môi trường biển và đại dương

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w