Nơi đây không chỉ lưu giữ các loại vũ khí chuyên dụng thời đó mà còn có cả những bức tranh tái hiện nỗi đau, nỗi mất mát mà nhân dân ta đã phải chịu đựng.. Nơi đây thời Pháp thuộc đã gia
Trang 1ĐẠI HỌC SÀI GÒN
BÀI THU HOẠCH CHUYẾN THAM QUAN BẢO TÀNG CHỨNG
TÍCH CHIẾN TRANH CHỦ ĐỀ: CHẾ ĐỘ LAO TÙ TRONG CHIẾN
TRANH XÂM LƯỢC VIỆT NAM Học phần: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Trang 2MỤC LỤC
Mở đầu 3
I Tổng quan về Chuồng cọp 4
1 Vị trí địa lý 4
2 Những khu vực chính của Chuồng cọp ở Côn Đảo 5
Thời Mĩ 5
3 Những khu vực chính của Chuồng cọp được trưng bày tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh: 6
II Sự kiện lịch sử nổi bật của Chuồng cọp trong những năm kháng chiến 6
1.Sự kiện lịch sử “30 năm sau hoạt động bí mật của Chuồng cọp tại nhà tù Côn Đảo bị phát hiện”: 6
III Những hình thức tra tấn tại Chuồng cọp 8
1.Các hình thức tra tấn tại Chuồng cọp: 8
1.1 Vỉ sắt: 8
1.2 Chuồng cọp kẽm gai: 8
1.3 Phòng tắm nắng: 9
1.4 Tra tấn bằng những cây sào nhọn bịt đồng và đổ vôi sống trên cao: 10
2.Máy chém - Kết liễu cuộc đời của tù nhân: 11
3.Nhân chứng lịch sử về Chuồng cọp: 13
IV Giá trị lịch sử của Chuồng cọp tại Bảo tàng chứng tích chiến tranh 15
1.Giá trị lịch sử 15
2.Những câu chuyện tại Chuồng cọp và nhà tù Côn Đảo: 16
Kết luận 18
Tài liệu tham khảo: 19
Trang 3Mở đầu
Tuổi trẻ là những chuyến đi, ngoài việc đi khám phá thiên nhiên và những vùng đất mới thì ta lại muốn quay trở về hoài niệm với các chứng tích mà chiến tranh đã gây ra cho nhân dân ta Thật may mắn khi bản thân được sống trong một xã hội an toàn, trật tự
và hòa bình Để có được những điều này ắt hẳn những chiến sĩ thời đó phải trải qua nhiều hi sinh và mất mát Hôm nay, ngày 27 tháng 7 năm 2023, kỷ niệm 76 năm Ngày thương binh liệt sỹ, chúng ta có cơ hội được đến tham quan và nhìn nhận lại những gì
mà chiến tranh đã gây ra cho quân và dân nước Việt Nam tại Bảo tàng chứng tích chiến tranh Trước khi đến đây chúng ta đã tìm hiểu về thời gian mở cửa, giá vé và quan trọng nhất đó là bố cục của bảo tàng này Đây cũng là một trong những bảo tàng nổi tiếng tại thành phố Hồ Chí Minh vì vậy trên mạng có đăng tải khá nhiều những thông tin cũng như hình ảnh liên quan Mặc dù đã chuẩn bị tinh thần nhưng chúng ta rất ngạc nhiên về khung cảnh cũng như những chứng tích và hình ảnh về chiến tranh chống Mỹ (1954-1975) Nơi đây không chỉ lưu giữ các loại vũ khí chuyên dụng thời đó mà còn có
cả những bức tranh tái hiện nỗi đau, nỗi mất mát mà nhân dân ta đã phải chịu đựng Nó như cuốn ta vào những xúc cảm thực tại, làm ai đến đây ắt đều cảm thấy cay khóe mắt
Trang 4Chúng ta đã dành rất nhiều thời gian để tham quan và chụp ảnh không chỉ vì làm tư liệu viết báo cáo mà còn để tiếp cho bản thân động lực cố gắng học tập, phấn đấu để xứng đáng với những gì ông cha ta đã bỏ ra Nhưng chuyên đề làm ta ấn tượng nhất đó là về
“ Chế độ lao tù trong chiến tranh xâm lược Việt Nam” Ở đây chúng ta được tái hiện lại Nhà tù Côn Đảo Đây là hệ thống nhà tù được người Pháp xây dựng để giam giữ những
tù phạm đặc biệt nguy hiểm cho chế độ thực dân Pháp như: tù phạm chính trị, tử tù Nơi đây thời Pháp thuộc đã giam giữ những nhân vật tham gia các phong trào cách mạng và những người ái quốc chống lại chính phủ thuộc địa, và sau đó lại được Mỹ sử dụng để giam cầm tù binh trong cuộc chiến chống Mỹ Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt Địa điểm nổi tiếng nhất trong khu nhà tù này là "chuồng cọp" Đây là nơi ghi lại những hành động ngược đãi tù nhân nghiêm trọng của thực dân Pháp, quân đội Mỹ và chế
độ Quốc gia Việt Nam/Việt Nam Cộng hòa Chúng đã gây ra quá nhiều đau thương cho
nhân dân ta Hãy cùng tìm hiểu sâu về vấn đề này cùng tôi nhé
I Tổng quan về Chuồng cọp
1 Vị trí địa lý
Chuồng cọp có nguồn gốc từ nhà tù Côn Đảo nằm tọa lạc tại đường Nguyễn Chí Thanh, thuộc huyện Côn Đảo, ở một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam Bộ mà không
ai xa lạ đó chính là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Bên cạnh đó, Chuồng cọp tuy được xây dựng trong cả hai thời kháng chiến chống Pháp và Mĩ nhưng giá trị lịch sử đều cùng thể hiện chung một điểm là tinh thần bất khuất và yêu nước của dân tộc ta
Chuồng cọp còn được trưng bày ở Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tại số 28 đường
Võ Văn Tần, phường Võ Thị Sáu, tọa lạc trên quận 3, tại thành phố Hồ Chí Minh Bảo tàng nằm ở trung tâm thành phố, nếu đi thẳng đường Lê Quý Đôn từ quận 3 lên quận 1, các du khách sẽ dễ dàng thầy thêm được di tích lịch sử Dinh Độc Lập Vì thế, ta đều thấy rằng các địa điểm lịch sử mang giá trị và cột mốc đặc biệt đều nằm quanh quẩn trung tâm thành phố Và chuồng cọp ở nơi đây chỉ chiếm một khu vực nhất định, không qua lớn nhưng không quá nhỏ, để giúp các khách dừng chân nơi đây tham quan sơ lược nhất mô phỏng về Chuồng cọp tại Côn Đảo
Trang 52 Những khu vực chính của Chuồng cọp ở Côn Đảo
Trong lịch sử, trước tiên người xây dựng Chuồng cọp đầu tiên được biết đến là chính quyền thực dân Pháp và Việt Nam Cộng hòa Họ đã thành lập vào năm 1940 với tổng
chuồng cọp 1 và chuồng cọp 2 bao gồm:
+ 127 phòng giam
+ 42 xà lim
+ 60 phòng tắm nắng (không có mái che)
+ 504 phòng giam biệt lập - được biết đến là Chuồng cọp
Phía trên của mỗi khu còn có hành lang ở giữa và dàn song sắt kiên cố để các quản ngục kiểm soát tù nhân Đây cũng là vị trí mà các tên cai ngục đã hành hạ người tù của chúng ta
Chuồng Cọp không có cổng chính, chỉ có lối nhỏ thông sang Banh III (trại Phú Tường) và Banh III phụ (trại Phú Thọ) Các lối đi này thường được kịp thời che dấu để không bị lộ khi có đoàn khách lạ tới Côn Đảo với mục đích khám phá và lật mặt của chính quyền thực dân xâm lược
Thời Mĩ
Vì không những thừa hưởng từ cơ sở vật chất của Chuồng cọp từ thời Pháp thuộc, thực dân Mĩ còn thừa hưởng cả cách tra tấn tàn bạo Năm 1971, trước sức ép của công luận về việc bị bóc trần bộ mặt thật của Chuồng cọp Pháp, Mĩ đành phá và xây dựng lại Chuồng cọp với quy mô khốc liệt và dựng những cuộc tra tấn về tinh thần nhiều hơn là thể xác với thủ đoạn tinh vi, độc ác Ở nơi đây còn được biết đến với cái tên trại giam 7 hay được gọi là trại Phú Bình Tổng diện tích 25.788m2, trong đó có 9.630m2 phòng giam Được xây dựng hoàn toàn bằng bê tông gồm 384 phòng giam, được chia làm 4 khu lớn: AB, CD, EF, GH Trong mỗi khu lớn lại chia thành 2 khu nhỏ ví dụ Khu A, Khu B Mỗi khu nhỏ có 48 phòng chia 2 dãy Nhưng riêng Chuồng cọp thì vô cùng khắc nghiệt và được bí mật giam giữ, tù nhân ở đây bị giam trong những căn phòng chỉ
cũng có lối nhỏ thông sang Chuồng Cọp
Trang 63 Những khu vực chính của Chuồng cọp được trưng bày tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh:
Còn ở Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh đã khắc họa 3
nơi chính bao gồm:
+ Khu vực máy chém
+ Khu vực 2 phòng giam và một lối cầu thang đi lên
giúp du khách hình dung được hình phạt đổ vôi từ
trên nhìn xuống Bên cạnh đó, có một phòng được
khắc họa chân thật như những kí hiệu
+ Khu vực 1 phòng tắm nắng
Bên cạnh đó là các hiện vật như chuồng cọp kẽm gai và vỉ sắt
II Sự kiện lịch sử nổi bật của Chuồng cọp trong những năm kháng chiến
1.Sự kiện lịch sử “30 năm sau hoạt động bí mật của Chuồng cọp tại nhà tù Côn Đảo bị phát hiện”:
Nhà tù Côn Đảo hay còn gọi là trại giam Phú Tường là hệ thống nhà tù được thực dân Pháp xây dựng vào năm 1940 với mục đích là để tra tấn và hành hạ những người tù chính trị thời kỳ kháng chiến Trong đó, có nhiều khu được xây dựng biệt lập và là nơi diễn ra các hình thức tàn bạo và man
rợ Cụ thể đó là khu Chuồng Cọp kiểu Pháp Mãi
cho đến 30 năm sau khi nhà tù được xây dựng thì
Chuồng Cọp mới bị phanh phui và công khai đến nước ta nói riêng và quốc tế nói chung Chuồng Cọp kiểu Pháp còn được biết đến là
“địa ngục trần gian” vì nơi đây không đơn giản chỉ là giam cầm người tù mà còn là nơi người tù phải chịu những màn tra tấn phi nhân quyền Bọn cai ngục coi người tù như
“thú vui” của chúng, chỉ cần chúng muốn thì thời điểm nào chúng cũng có thể hành hạ người tù được
Trang 7Vì sao đến 30 năm mới phát hiện khu Chuồng Cọp? Vì nơi đây không hề có một cánh cổng chính nào, mà còn được che chắn phía sau những bức tường với hàng rào kẽm gai kiên cố của 3 trại giam khác thuộc khu trại Phú Tường Cách duy nhất để vào
là lách qua một cách cổng rất nhỏ và luôn bị khoá trái, được nguỵ trang là một vườn rau
- nơi được cho là nơi canh tác để người tù được đảm bảo có rau xanh trong bữa ăn Đến năm 1970, Chuồng Cọp được phanh phui bởi sự kiên quyết của đoàn dân biểu Mỹ Thực dân Pháp đã trồng rau xanh ở lối vào Chuồng Cọp để nguỵ trang là một vườn rau chứ không phải là nơi dẫn đến “địa ngục trần gian” Khi vào đến đây, đoàn dân biểu
Mỹ phát hiện ra một cánh cửa đã khoá trái thì họ mới nghĩ rằng chắc hẳn sẽ có một lối
đi nhưng họ chưa “khám phá” ra được ngay lúc đó Để kéo dài thời gian cho việc tìm ra lối đi đó thì đoàn mới hỏi tên tịnh trưởng một vài câu hỏi, cụ thể là đoàn dân biểu Mỹ
đã hỏi: “Ngài vệ ơi, ngài cho người tù trồng rau gì để cải thiện bữa ăn của họ đây?” Lúc này tên tịnh trưởng nghĩ rằng đây là đoàn biểu người Mỹ không hiểu về tiếng Việt
và các loại rau xanh nên tên tịnh trưởng đã trả lời nhanh mà không kịp nhìn dưới chân mình là loại rau gì, hắn trả lời: “đây là rau muống” Xui thay cho tên tịnh trưởng lúc đấy, trong đoàn có nhà báo Don Luce - ông đã ở Việt Nam 11 năm và là kĩ sư canh nông cũng như là nhà báo lúc bấy giờ Vì vậy, ông ta đã đáp lại ngài tịnh tưởng rằng:
“Ngài vệ ơi, theo tôi biết thì người Việt Nam các ông gọi đây là cây rau lan chứ không phải rau muống, ở dưới còn có củ Nếu ông không tin, tôi sẽ chứng minh cho ông thấy” Sau đó, nhà báo Don Luce kéo tay trưởng đoàn Tom Harkin - một Thượng nghị
sỹ Mỹ Đến gần luống rau xanh, nhà báo Don Luce nhấc một nhành rau lên và do là luống rau đó chỉ trồng xuống để nguỵ trang cho lối đi cho nên chưa kịp bén rễ đã bứng gốc lên cả trên và sau đó lối mòn đã dần hiện ra
Lúc này, đoàn dân biểu Mỹ đi sát vào cánh cửa bị khoá trái và yêu cầu tên tịnh trưởng mở cánh cửa ra để xem bên trong đó là gì Đến lúc này, tên tịnh trưởng vẫn nói:
“Thưa các ngài, cửa đã khoá trái từ bên trong Tôi đứng ở ngoài như các ngài thì sao có thể mở được cửa từ bên trong Nếu bây giờ các ngài muốn vào thì tôi mời các ngài đi ra bên ngoài vào bằng lối cửa chính Tôi sẽ đưa đi bằng xe” Nếu nghe theo lời tên tịnh trưởng thì đoàn dân biểu Mỹ sẽ bị lừa và được đưa đến một trại giam khác chứ không phải vào Chuồng Cọp Tuy nhiên, đoàn dân biểu Mỹ đã khấc từ: “Bây giờ trưa rồi, chúng tôi không muốn mất thời gian nữa Ông hãy mở mau cánh cửa này ra” Tên tịnh tưởng lúc này hằn hộc và theo thói quen của y ta là cầm theo một cây baton, vừa nói to
Trang 8vừa gõ liên tục vào cánh cửa sắt: “Tôi đã nói với các ngài rồi Đây là cánh cửa khoá trái bên trong Tôi thì cũng như các ngài làm sao mở được Tôi đã lịch sự yêu cầu các ngài
đi ra ngoài bằng lối cửa chính mà sao các ngài cứ làm khó làm dễ tôi như thế” Tiếng nói vang to và cùng với tiếng baton quen thuộc ấy đã làm tên lính gác đi ngang qua và tưởng rằng tịnh trưởng đi qua kiểm tra đột xuất mà không kịp mở cửa, tịnh trưởng mới tức giận đến như thế Cho nên anh ta mới ra mở cửa cho tên tịnh trưởng và đoàn dân biểu Mỹ vô tình được vào bên trong đó
III Những hình thức tra tấn tại Chuồng cọp
1.Các hình thức tra tấn tại Chuồng cọp:
Chuồng Cọp không chỉ là nơi giam cầm những người tù chính trị mà còn là nơi tra tấn dã man và tàn bạo nhất của hệ thống nhà tù Côn Đảo Khi đặt chân đến Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, ai trong chúng ta đều tin chắc rằng Chuồng Cọp sẽ là nơi khiến chúng ta muốn khám phá xem bên trong sẽ trông như thế nào, vì hầu hết chúng ta đã được nghe đến Chuồng Cọp là “địa ngục trần gian” lúc bấy giờ Sau đây là những hình thức tra tấn tàn bạo, ác tính của thực dân ngoại quốc và Việt Nam Cộng Hòa tại Chuồng cọp:
1.1 Vỉ sắt:
Vỉ sắt thường được dùng để lót đường băng sân bay
dã chiến, đã được các cai ngục của chế độ Mỹ -Diệm dùng như loại dụng cụ tra tấn thâm độc Họ bắt tù nhân cởi quần áo rồi cắm đầu xuống vỉ và lăn lộn nhiều lần Cạnh sắc của vĩ khiến thân thể người
tù bị lột da, tươm máu Thân thể người tù trần chuồng nên mấu của vỉ sắt làm tróc da đầu, rụng tóc, toàn thân bị lột da tứa máu Khi được nghe đến đây, bạn phải hết sức kinh ngạc bởi sự tàn ác mà những người tù đã phải chịu đựng
Trang 91.2 Chuồng cọp kẽm gai:
Chuồng cọp kẽm gai là một kiểu phòng nhốt tập thể được làm trên nền cát Họ bị bắt nhốt trong những lồng sắt chi chít những kẽm gai sắc nhọn, và dã man hơn chiếc chuồng này để ngoài trời Tù nhân bị lột quần áo, tống vào bên trong, bị bỏ đói nhiều ngày liền Ở Bảo tàng Chứng tích chiến tranh tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã trưng bày 2 cặp chuồng cọp Một chuồng có ngăn dài 1,8m ngang 0,75m và cao 0,4m sẽ nhốt từ 2-3 người, tù nhân phải nằm nghiêng san sát nhau, không thể nhúc nhích Ngăn bên cạnh có kích thước dài 1,8m, ngang 0,75m và cao 0,6m, giam từ 5-7 người, tù nhân phải ngồi cúi gập người, không thể ngồi thẳng được
Chuồng cọp kẽm gai không chỉ có ở nhà tù Côn Đảo mà còn có ở nhà tù Phú Quốc Những người theo Cách mạng, những người lính, những người yêu nước, những người phật tử đấu tranh chống sự đàn áp đều là nạn nhân của chuồng cọp kẽm ga Các
tù nhân chỉ được mặc quần cộc và bị tra tấn dãi nắng dầm mưa phơi sương suốt ngày đêm Chỉ cần họ nhúc nhích một xíu, hay cự quậy đôi chút, những chiếc kẽm gai sẽ đâm thẳng vào da thịt họ, đây thật sự là một sáng chế ác thú, máu lạnh của giặc và Việt Nam Cộng Hòa nhằm mục đích tra tấn hành hạ đối với người Việt Nam yêu nước lúc bấy giờ Bên cạnh đó, các tù nhân ở chuồng cọp kẽm gai còn phải chịu chế độ ăn vô cùng khắc nghiệt, họ chỉ được một phần cơm với một ít muối hoặc đậu phộng và nước uống thì chỉ được 1-2 ca nước mỗi ngày
Qua đó, ta thấy chuồng cọp kẽm gai là một trong những hình thức rất tàn nhẫn thể hiện được lòng lang dạ sói của giặc và thế lực thù địch phản nước đã áp bức, bóc lột tại nơi được mệnh danh là “Địa ngục trần gian” này Nhưng ông cha ta đã không khuất phục, không bán nước, chịu đau chịu khổ trong chiếc lồng sắt đầy kẽm gai ấy vì độc lập dân tộc, vì tinh thần bất khuất, vì ý chí anh dũng, kiên cường và sự hi sinh của họ đã góp phần to lớn cho việc đánh bái được chính quyền thực dân ngoại quốc xâm lược trả
tự do cho nhân dân ta Từ đó, các thế hệ sau luôn luôn biết ơn và cả chính chúng ta thế
hệ trẻ đang trong giai đoạn ươm mầm đều tự hào, đều nể phục vì mang danh là người
da vàng là người Việt Nam thông qua sự kiện lịch sử trên
Trang 101.3 Phòng tắm nắng:
Thường nhắc tới phòng tắm nắng, có thể ai trong số
chúng ta đều được gợi nhớ tới phương thức tra tấn tứ trụ ở
Chuồng cọp Tù nhân ở giữa, bốn bên còn lại là quản ngục,
tù nhân nghiêng ngả về hướng nào thì bên đó sẽ đánh đập
và hành xác tù nhân Có khi bốn bên sẽ cùng lúc tra tấn tù nhân ở ngoài trời nắng Tù nhân chỉ được mặc chiếc quần cộc hoặc trần truồng và phải chịu phạt trên nền cát vô cùng nóng dưới thời tiết khắc nghiệt, phơi nắng phơi mưa không biết bao giờ mới được thả ra Ban ngày nắng rộp da ban đêm lạnh thấu sương, bên cạnh đó còn có chất thải hôi hám, dơ bẩn từ thùng cầu bị
đổ vào Không chỉ phòng tắm nắng bị ảnh hưởng nặng nề mà mùi nước tiểu và phân cũng bị gió tỏa lại vào Chuồng cọp
Hình thức tra tấn này khiến cho các tù nhân cảm thấy sống không bằng chết, cả thân như bị đốt cháy, vừa chịu nỗi đau thể xác từ thiên nhiên vừa chịu nỗi đau hành xác từ các quản ngục Vì thế, các tù nhân bị tra tấn ở phòng tắm nắng hầu hết đều bị da bọc xương, da cháy nắng, và nhiều loại bệnh về da khác
1.4 Tra tấn bằng những cây sào nhọn bịt đồng và đổ vôi sống trên cao:
Những màn tra tấn của chúng là nỗi ám ảnh suốt đời của những người tù lúc bấy giờ Chúng đã tra tấn người tù bằng cách dùng những cây sào nhọn bịt đồng chọc qua những song sắt khi phát hiện những người tù trò chuyện hoặc có dấu hiệu chúng cho là kháng cự Không dừng lại ở đó, những viên cai ngục còn kết hợp
cả nước với bột vôi sống để đổ vào người tù, phản ứng của nước và bột vôi sẽ khiến cho người tù bị bỏng da cũng như là bị hoại tử khi chịu đựng trong thời gian dài