1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài thu hoạch khảo sát thực tế môn học tôn giáo các nước Đông nam Á Đề tài nhà thờ tin lành sài gòn

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 0,9 MB

Nội dung

Sau đó năm 1912, người Việt Nam ở thế kỷ XX theo Tin Lành là ông Nguyễn Văn Phúc, một trong những người bán sách Tin Lành và đặt được cơ sở ở Đà Nẵng làm cho những người lãnh đạo Hội Tru

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA XÃ HỘI HỌC - CÔNG TÁC XÃ HỘI - ĐÔNG NAM Á



BÀI THU HOẠCH KHẢO SÁT THỰC TẾ

MÔN HỌC: TÔN GIÁO CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á

ĐỀ TÀI: NHÀ THỜ TIN LÀNH SÀI GÒN

HỌC KỲ 3 – NĂM HỌC 2023-2024

GVHD: TS Đàng Năng Hòa

Nhóm: Đạo Tin Lành ở Việt Nam

Lớp: DH22SA02

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2024

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

Họ và tên MSSV Mức độ hoàn thành Ghi chú

Phan Thị Thanh Phú 2255012052 100% Nhóm trưởng

Đào Thị Thùy Trang 2255010090 100%

Phan Thị Thúy Duy 2255012012 100%

Lê Hoàng Như Ý 2255010107 100%

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 3

PHẦN I Mở đầu 4

1 Sơ lược đạo Tin Lành ở Việt Nam 4

1.1 Giai đoạn từ năm 1911 – 1975 4

1.2 Giai doạn từ năm 1975 – nay 6

2 Lý do chọn nhà thờ Tin Lành Sài Gòn 7

PHẦN II Nội dung 8

1 Vị trí 8

2 Thời gian tiến hành 8

3 Sơ lược nhà thờ Tin Lành Sài Gòn 8

3.1 Quá trình hình thành và phát triển 8

3.2 Mục đích xây dựng nhà thờ 9

3.2.1 Thờ phượng và tôn vinh chúa 9

3.2.2 Truyền bá phúc âm 9

3.2.3 Giao lưu và kết nối cộng đồng 10

3.2.4 Hỗ trợ xã hội và từ thiện 10

3.2.5 Giữ gìn và phát huy truyền thống 10

PHẦN III Hình ảnh địa điểm tham quan 11

PHẦN IV Kết luận 13

PHẦN V Tài liệu tham khảo 14

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

         Tôn giáo các nước Đông Nam Á là một trong những môn học thú vị của ngành Đông Nam Á học của trường Đại học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh Trong môn học có rất nhiều nội dung rất hay về các tôn giáo lớn trong khu vực Đông Nam Á làm cho nhóm

em rất hứng thú học hỏi và tìm hiểu các tôn giáo này Và để giúp quá trình học trở nên sinh động giúp chúng em hiểu rõ hơn về các tôn giáo nói chung và đạo Tin Lành nói riêng Nhóm em xin chân thành cảm ơn giảng viên phụ trách môn Tôn giáo các nước Đông Nam Á là TS Đàng Năng Hòa đã tạo điều kiện cho nhóm em tham quan thực để chúng em có cái nhìn sâu sắc hơn về đạo Tin Lành Chúng em chọn địa điểm nhà thờ Tin Lành Sài Gòn ở quận 1 là nơi tham quan và học tập Hy vọng trong thời gian tới, nhà thờ

sẽ được biết đến và đến thăm nhiều hơn,vì nơi đây có thể giúp ta thêm kiến thức về một tôn giáo – tín ngưỡng khác cũng như mang lại sự yên bình trong tâm hồn người đến thăm

Trang 5

PHẦN I Mở đầu

1 Sơ lược đạo Tin Lành ở Việt Nam

1.1 Giai đoạn từ năm 1911 – 1975

Đạo Tin lành có mặt ở Việt Nam vào những năm cuối thế kỷ XIX do tổ chức Tin lành Liên hiệp phúc âm và truyền giáo Mỹ (CMA) truyền vào Tổ chức này đã cử nhiều mục sư sang Việt Nam để tìm hiểu và thăm dò: Mục sư Tiến sĩ A.B Sumpsm (1887); D.Leclacher (1893); C.H Reves (1897); R.A Jaffray (1899); S.Dayan (1901) Đến năm

1911, CMA đã cử R.A.Jaffray, Paul.M.Husel, G.LoyHugher đến Đà Nẵng lập Hội thánh đầu tiên

Vào năm 1911 Đạo Tin Lành được xác định là thời mốc đánh dấu sự truyền bá đạo Tin Lành vào Việt Nam với vai trò của Hội Truyền giáo C.M.A Sau đó năm 1912, người Việt Nam ở thế kỷ XX theo Tin Lành là ông Nguyễn Văn Phúc, một trong những người bán sách Tin Lành và đặt được cơ sở ở Đà Nẵng làm cho những người lãnh đạo Hội Truyền giáo C.M.A có thêm động lực Mục sư A.B Simpson đã chỉ đạo tăng cường lực lượng giáo sỹ vào Việt Nam

Năm 1914 đã có 09 giáo sỹ Hội truyền giáo ở Việt Nam, trong đó 01 người Anh,

02 người Na Uy, 04 người Canada và 02 người Mỹ Số giáo sỹ Hội Truyền giáo C.M.A tăng lên gấp đôi vào năm 1921 và tăng lên gấp ba vào năm 1927

Từ năm 1924 đến năm 1927, đã có 4 Đại hội đồng của Đạo Tin lành được tổ chức Đại hội đồng lần thứ IV ở Đà Nẵng đã bầu ra Ban Trị sự Tổng liên Hội thánh Tin lành Việt Nam do mục sư Hoàng Trọng Thừa làm Hội trưởng đầu tiên

Trong thời kỳ chiến tranh Thế giới thứ 2, phát xít Nhật vào Đông Dương, tình hình chính trị xã hội phức tạp, Uỷ ban truyền giáo của CMA New York đã có lệnh triệu hồi tất cả các giáo sĩ rời Đông Dương Hội thánh Tin lành Việt Nam rơi vào tình trạng suy thoái, các sinh hoạt tín ngưỡng của tín đồ cũng bị xáo trộn Chiến tranh kết thúc, các giáo sĩ trở lại Việt Nam và các sinh hoạt của đạo Tin lành ở cả 3 miền được phục hồi Trải qua một quá trình truyền bá và phát triển, đến năm 1954 đạo Tin lành có khoảng 60.000 tín đồ với gần 100 mục sư truyền đạo Trụ sở chung của giáo hội Tin lành Việt Nam được đặt tại Hà Nội

Trang 6

Sau Hiệp định Giơnevơ (1954), đạo Tin lành ở hai miền Nam - Bắc có sự khác nhau Ở Miền Bắc số đông tín đồ giáo sĩ bị đế quốc Mỹ và các thế lực thù địch kích động nên đã di cư vào Nam Những người ở lại miền Bắc đã lập tổ chức giáo hội riêng lấy tên gọi là Hội thánh Tin lành Việt Nam thường gọi là Tổng hội Tin lành miền Bắc với những hoạt động bình thường, phạm vi ảnh hưởng không lớn, số lượng tín đồ cũng tăng một cách không đáng kể Ở miền Nam, những năm 1954 – 1975, lợi dụng cuộc chiến tranh xâm lược, đế quốc Mỹ, CMA đã lập ra Tổng liên hội thánh Tin lành Việt Nam thường gọi là Hội thánh Tin lành Việt Nam

Giai đoạn này, đạo Tin lành ở miền Nam phát triển mạnh mẽ Tin lành ra sức củng

cố, mở rộng hệ thống tổ chức cơ sở tôn giáo, các cơ sở kinh tế văn hoá xã hội, mở rộng phạm vi truyền đạo ra nhiều địa bàn, nhất là ở Tây Nguyên Hội thánh Tin lành miền Nam đã cho tách riêng hai “hạt” vùng dân tộc ít người ra khỏi người Kinh và lập ra “cơ quan truyền giáo người Thượng” dưới sự chỉ đạo trực tiếp của các giáo sĩ Tin lành Mỹ, đồng thời, mở cửa cho các hệ phái Tin lành, các tổ chức xã hội văn hoá, nhân đạo, từ thiện của Mỹ vào truyền đạo và xây dựng cơ sở khắp miền Nam Hội thánh Tin lành miền Nam rất chú trọng đào tạo mục sư và truyền đạo, nâng “Trường kinh thánh” thành

“Viện kinh thánh thần học” toàn miền Nam, đầu tư mở hai trường kinh thánh trung cấp cho Tây nguyên Hội thánh Tin lành còn đưa nhiều mục sư và truyền đạo ra nước ngoài đào tạo Giáo hội Tin lành đã thành lập hệ thống tuyên uý trong quân đội nguỵ từ Bộ Tổng tham mưu đến quân đoàn, quân khu và những đơn vị đặc biệt Họ đã tuyển chọn và đưa gần 100 mục sư và truyền đạo vào ngụy quân

Bên cạnh CMA, ở miền Nam còn có hệ phái Tin lành cũng từ Mỹ du nhập vào từ những năm 30 của thế kỷ XX, phát triển chủ yếu sau những năm 50, đó là phái Cơ đốc Phục lâm Đây là phái lớn thứ hai sau CMA, có hệ thống giáo hội với hơn 10.000 tín đồ, gần 40 mục sư, 34 nhà thờ và một số cơ sở tôn giáo xã hội khác Hội thánh cơ đốc Phục lâm còn có hơn 20 hệ phái vào truyền giáo và xây dựng cơ sở ở miền Nam như: Baptism, Pentecostim (Ngũ tuần), (Nhân chứng Giêhôva), Jehovah’s Witnesses

Sau năm 1975, đất nước được hoà bình thống nhất, giáo sĩ người nước ngoài rút khỏi Việt Nam, một số giáo sỹ người Việt di tản, phạm vi và mức độ hoạt động của đạo

Trang 7

Tin lành ở miền Nam thu hẹp lại Hội thánh Tin lành Miền Nam còn khoảng 450 giáo sĩ,

487 nhà thờ Các hoạt động của đạo Tin lành ở hai miền Nam Bắc vẫn tiếp tục phát triển tới năm 1990 đã có 300.000 người theo đạo Tin lành

Những thập kỷ gần đây, các giáo phái Tin lành đã đẩy mạnh hoạt động như phục hồi các hình thức tôn giáo, phát triển tín đồ, củng cố giáo hội Nhiều hoạt động như vận động lập lại các tổ chức cũ, quan hệ với bên ngoài Cơ quan cứu trợ và phát triển Cơ đốc Phục lâm gần đây có thực hiện một số dự án viện trợ nhân đạo trong lĩnh vực y tế, giáo dục, thuỷ lợi, ngư nghiệp

Điểm lại diễn biến 100 năm đạo Tin lành vào Việt Nam, chúng ta có thể ghi nhận rằng quá trình này chịu sự tác động quá lớn của các sự kiện chính trị xã hội, nhất là khi đất nước bị chia cắt Hội thánh Tin lành Việt Nam ngay từ đầu là một tổ chức chung nhưng sau

đó lại bị chia rẽ bởi hai tổ chức giáo hội ở hai miền với những tính chất chính trị và quy mô khác nhau Tuy vậy, đạo Tin lành đã có cơ sở trong quần chúng ở nhiều vùng trên đất nước

ta, thực tế hiện nay đã có khoảng hơn 1,2 triệu tín đồ Đặc biệt là khoảng 10 năm trở lại đây, đạo Tin lành phát triển đột biến ở Tây Nguyên, Tây Bắc và một số vùng dân tộc thiểu số khác đang đặt ra một số vấn đề nhạy cảm, phức tạp cần được giải quyết, tháo gỡ

1.2 Giai đoạn từ năm 1975 – nay

Ở khu vực miền núi phía Bắc trước năm 1986 phần lớn đồng bào vùng DTTS phía Bắc theo tín ngưỡng đa thần, chỉ một số ít theo Công giáo Từ năm 1986, một bộ phận người Mông, người Dao nghe truyền giáo từ đài FEBC (Manila, Philippin) đã từ bỏ tín ngưỡng truyền thống, theo đạo Tin Lành, ban đầu dưới tên gọi “Vàng Chứ” (trong đồng bào Mông), “Thìn Hùng” (trong đồng bào Dao) Sau đồng bào Mông, Dao có thêm đồng bào của các dân tộc như Tày, Nùng, Thái, Sán Chỉ tin theo đạo Tin Lành Năm 2003, số người Mông của 12 tỉnh miền núi phía Bắc theo Tin Lành là gần 106.000 người, các DTTS khác khoảng 45.000 người

Từ những năm 1990, các tổ chức, hệ phái Tin Lành trước đây tự tan rã nay phục hồi và xuất hiện thêm nhiều nhóm mới Đến năm 2000 cả nước có khoảng 40 tổ chức Tin Lành Ngoài các tổ chức lớn, như Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam), Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc), Giáo hội Cơ đốc Phục lâm Việt Nam, Hội Truyền giáo

Trang 8

Cơ đốc Việt Nam, Hội thánh Liên hữu Cơ đốc Việt Nam, Hội thánh Mennonite Việt Nam, còn có các tổ chức Tin Lành như: Hội thánh Agape, Hội chúng Ngũ tuần Việt Nam, Liên đoàn Truyền giáo Phúc âm, Báp-tít Độc lập,… Đến cuối năm 2004, cả nước

có trên 670.000 tín đồ, hơn 80 tổ chức thuộc nhiều hệ phái Tin Lành khác nhau

Đến tháng 12 năm 2020, ở Việt Nam có hơn 1,12 triệu người theo đạo Tin Lành, trên dưới 100 tổ chức (gồm 10 tổ chức được công nhận pháp nhân, 03 tổ chức được chấp thuận đăng ký hoạt động tôn giáo), hơn 2.300 chức sắc, gần 800 tổ chức tôn giáo trực thuộc và khoảng 5.500 điểm nhóm Ngoài ra còn có hơn 9.000 người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam sinh hoạt tôn giáo tập trung tại 61 điểm nhóm Tin Lành

2 Lý do chọn nhà thờ Tin Lành Sài Gòn

Nhóm chúng em quyết định chọn nhà thờ Nhà thờ tin lành Sài Gòn vì đây là nhà thờ có giá trị tuổi đời cao với 10 thập kỷ tồn tại, đánh dấu nhiều sự phát triển của đạo Tin lành của Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh Ngoài ra, Sáng ngày 6/8/2022, Hội Thánh Tin Lành Sài Gòn, số 155 Trần Hưng Đạo, phường Cô Giang, Quận 1, TP Hồ Chí Minh long trọng tổ chức Lễ Cảm Tạ Chúa – Kỷ Niệm 100 năm Thành Lập Hội Thánh Tin Lành Sài Gòn (1920 - 2020) Tính đến ngày 06/08/2024 là 102 năm thành lập hội

Nhà thờ nằm tại trung tâm Quận 1 Sài Gòn, nhưng vẫn giữ được không gian yên tĩnh và thanh bình, phù hợp cho việc tìm kiếm sự tĩnh lặng và suy ngẫm trong cuộc sống bận rộn Đây là nơi lý tưởng để tạm lánh khỏi sự ồn ào của thành phố và tận hưởng một khoảnh khắc bình yên

Nhà thờ không chỉ là nơi thờ phụng mà còn là trung tâm tổ chức nhiều hoạt động văn hóa và xã hội, thu hút sự tham gia của cộng đồng Tham quan nhà thờ cũng là cơ hội

để tìm hiểu về các hoạt động này và trải nghiệm văn hóa tôn giáo phong phú của cộng đồng Tin Lành

Kiến trúc của nhà thờ kết hợp giữa phong cách Gothic và Romanesque, tạo nên một không gian thánh thiện và ấn tượng Những chi tiết kiến trúc tinh tế như tháp chuông cao, các bức tranh kính màu, và các tượng thánh góp phần làm nổi bật vẻ đẹp của nhà thờ

Trang 9

PHẦN II Nội dung

1 Vị trí

Nhà thờ Tin Lành Sài Gòn tại địa chỉ: số 155 Trần Hưng Đạo, Phường Cô Giang, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

2 Thời gian tiến hành

Ngày 04/08/2024

3 Sơ lược nhà thờ Tin Lành Sài Gòn

3.1 Quá trình hình thành và phát triển

Năm 1911, bởi đức tin, các giáo sĩ của Hội Truyền Giáo Phúc âm Liên Hiệp đã đến Tourane (Đà Nẵng ngày nay), bắt đầu cho hành trình chia sẻ câu chuyện Phúc âm tại Việt Nam Đây chính là thời điểm mà cánh cửa ánh sáng Cứu Rỗi cho dân tộc Việt thật

sự đã được Đức Chúa Trời mở toang

Năm 1916, dù còn rất nhiều trở ngại nhưng Hội Truyền Giáo Phúc âm Liên Hiệp

đã được phép chia sẻ Lẽ Thật tại Cochin - China, trong đó có Sài Gòn - một cảng quan trọng nhất ở Đông Dương Sự sáng Cứu Rỗi bắt đầu chiếu rọi trên vùng đất Nam Bộ

Năm 1918, trong hội nghị Mục vụ Truyền giáo được tổ chức tại Tourane (Đà Nẵng), giáo sĩ Olsen và Stebbins được bổ nhiệm hầu việc Chúa tại Sài Gòn Ngay khi hội nghị kết thúc, hai ông cùng với giáo sĩ Jaffray và giáo sĩ Irwin lên đường vào Sài Gòn Trải qua 6 ngày đi đường, khi nhìn thấy hàng triệu người dân Việt chưa biết đến Tin Lành vẫn còn thờ cúng, các giáo sĩ động lòng xót thương và nôn nả cầu xin Chúa thêm sức, để họ nhanh chóng đem sự cứu rỗi của Chúa Giê-xu đến cho mọi người

Vào tháng 9 năm 1918, giáo sĩ Olsen đã tuyển dụng ông Nguyễn Văn Lang – giáo viên dạy tiếng Việt cho 2 giáo sĩ Do muốn giảng giải Phúc âm bằng tiếng Việt một cách đơn giản, nên hai giáo sĩ Olsen và Stebbins yêu cầu ông Lang tập trung đọc Lời Chúa và các sách Phúc âm để hướng dẫn hai ông cách hiệu quả nhất Vì thế, hàng ngày ông Lang đều phải tiếp xúc với Lời Chúa, các sách chứng đạo Bên cạnh đó, hai giáo sĩ luôn cầu nguyện để ông Lang nhận biết mình là một tội nhân cần đến sự cứu rỗi của Chúa

Tháng 11 năm 1918, sau khi hiểu Phúc âm là gì, Chúa Giê-xu là ai, …ông Lang bằng lòng cầu nguyện tin nhận Chúa và trở thành Cơ Đốc nhân đầu tiên tại xứ Nam kỳ

Trang 10

Năm 1920, ba giáo sĩ Olsen, Dodds và Herbert A Jackson hầu việc Chúa tại Sài Gòn Mặt khác, Hội Liên Hiệp Truyền Giáo bổ nhiệm thầy Đoàn Văn Khánh và Mục sư Hoàng Trọng Thừa vào phụ giúp các giáo sĩ để thúc đẩy công việc Chúa phát triển tại đây

Thầy Đoàn Văn Khánh trung tín tổ chức nhóm thờ phượng Chúa và truyền giảng hàng tuần Giữa tuần, có buổi nhóm cầu nguyện khoảng 15 phút Có khoảng hơn 30 người đến nghe Tin Lành

Cảm tạ Chúa, trong thời gian này có 6 người Việt đến tin nhận Chúa Sau đó, họ trung tín tham gia lớp học Phúc âm Yếu Chỉ, đồng ý chịu phép Báp - Tem và mạnh mẽ tuyên xưng đức tin trước mọi người Hội Thánh Tin Lành Sài Gòn được thành lập

Hội Truyền Giáo Phúc âm Liên Hiệp thuê một căn nhà nhỏ làm nhà nguyện dành cho ba giáo sĩ Olsen, giáo sĩ Dodds, giáo sĩ Herbert A Jackson, thầy truyền đạo Đoàn Văn Khánh, cùng với sáu con cái Chúa thờ phượng Đức Chúa Trời và rao truyền Phúc

âm cho dân ngoại Các tín hữu cũng đã trung tín dâng hiến Một năm mỗi người dâng hiến khoảng 2 đô la Từ nơi đây, Hội Thánh Tin Lành Sài Gòn tiếp tục phát triển

3.2 Mục đích xây dựng nhà thờ

Nhà thờ Tin Lành Việt Nam - Chi hội Sài Gòn được xây dựng với nhiều mục đích

cụ thể, nhằm đáp ứng các nhu cầu tinh thần, văn hóa, xã hội của cộng đồng tín hữu

3.2.1 Thờ phượng và tôn vinh chúa

Nghi lễ thờ phượng: Mỗi Chủ nhật và các ngày lễ lớn trong năm, nhà thờ tổ chức các buổi lễ thờ phượng, nơi tín đồ có thể cùng nhau cầu nguyện, hát thánh ca và lắng nghe bài giảng về các giáo lý của Thiên Chúa Các buổi lễ này giúp củng cố đức tin và mối quan hệ cá nhân với Thiên Chúa

Thánh lễ và Bí tích: Nhà thờ cũng tổ chức các nghi thức tôn giáo quan trọng như

lễ Báp - têm, lễ Thánh thể và các nghi thức khác theo truyền thống Tin Lành, giúp tín đồ

có cơ hội thể hiện sự cam kết của họ với đức tin

3.2.2 Truyền bá phúc âm

Giảng dạy và truyền giáo: Nhà thờ thường xuyên tổ chức các buổi học Kinh Thánh, giảng dạy giáo lý và các hoạt động truyền giáo để truyền bá thông điệp Phúc âm

Trang 11

đến mọi người, đặc biệt là những người chưa biết đến Thiên Chúa Đây là một phần quan trọng trong sứ mệnh của nhà thờ

Hỗ trợ và khuyến khích đời sống tâm linh: Nhà thờ cung cấp các nguồn tài liệu tôn giáo, sách và các chương trình giáo dục để giúp tín đồ hiểu sâu hơn về Kinh Thánh và áp dụng các nguyên tắc đạo đức của Thiên Chúa vào cuộc sống hàng ngày

3.2.3 Giao lưu và kết nối cộng đồng

Nhóm học Kinh Thánh và sinh hoạt nhóm: Các tín đồ được khuyến khích tham gia vào các nhóm nhỏ, nơi họ có thể thảo luận về Kinh Thánh, chia sẻ kinh nghiệm tâm linh

và hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc sống Điều này giúp tạo ra một cộng đồng tín hữu gắn kết

và hỗ trợ lẫn nhau

Sự kiện và hoạt động cộng đồng: Nhà thờ tổ chức nhiều sự kiện như lễ hội, hội thảo và các buổi sinh hoạt chung để xây dựng mối quan hệ xã hội và tinh thần giữa các thành viên trong cộng đồng

3.2.4 Hỗ trợ xã hội và từ thiện

Chương trình từ thiện: Nhà thờ thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ người nghèo, cung cấp thực phẩm, quần áo và hỗ trợ tài chính cho những người có hoàn cảnh khó khăn Các hoạt động này không chỉ giúp đỡ về mặt vật chất mà còn mang lại hy vọng và

sự an ủi tinh thần cho người nhận

Giáo dục và chăm sóc sức khỏe: Nhà thờ có thể tham gia vào các hoạt động giáo dục, cung cấp học bổng và tổ chức các chương trình chăm sóc sức khỏe miễn phí cho cộng đồng

3.2.5 Giữ gìn và phát huy truyền thống

Bảo tồn văn hóa và lịch sử: Nhà thờ là nơi giữ gìn các giá trị văn hóa và truyền thống của cộng đồng Tin Lành tại Việt Nam, từ âm nhạc, nghệ thuật, đến các phong tục tập quán tôn giáo

Phát triển thế hệ trẻ: Nhà thờ cũng chú trọng vào việc giáo dục và phát triển thế hệ trẻ thông qua các chương trình sinh hoạt thanh thiếu niên, giúp họ phát triển về mặt tinh thần, đạo đức, và trí tuệ, chuẩn bị cho họ một tương lai vững vàng trong đức tin

Những mục đích này giúp nhà thờ trở thành một nơi quan trọng trong đời sống tinh thần của cộng đồng, góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn dựa trên các giá trị Kitô giáo

Ngày đăng: 29/11/2024, 20:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w