Tuy không sắc xảo hay tráng lệ như những công trình Phật giáo khác nhưng tôi vẫn ấn tượng với Borobudur bởi những nét kiến trúc độc đáo của hàng ngàn bức phù điêu hay những nét điêu khắc
Trang 1BOROBUDUR - KỲ QUAN PHẬT GIÁO CỦA
INDONESIA
Giảng viên hướng dẫn
TS Nguyễn Thị Tâm Anh
Tp Hồ Chí Minh, 2024
Trang 2BOROBUDUR - KỲ QUAN PHẬT GIÁO CỦA
INDONESIA
Giảng viên hướng dẫn
TS Nguyễn Thị Tâm Anh
Tp Hồ Chí Minh, 2024
Trang 3PHIẾU CHẤM TIỂU LUẬN
điểm
Đánh giá của GV
1 Có vận dụng các phương pháp nghiên cứu vào giải quyết các
vấn đề đặt ra trong đề bài tiểu luận, chủ đề phù hợp môn học
15
2 Biết xác định mục tiêu nghiên cứu; đối tượng và phạm vi nghiên
cứu rõ ràng, cụ thể
15
3 Khai thác nguồn tài liệu tham khảo phong phú (khai thác từ 7
nguồn tài liệu trở lên: từ sách, tạp chí khoa học chuyên ngành, tư
liệu trên internet, bài phỏng vấn )
10
4 Phân tích nội dung trong các đề mục của tiểu luận được trình
bày khoa học, hệ thống, lô-gic
20
5 Sử dụng kiểu chữ Time New Roman, cỡ chữ 13, cách dòng 1.5,
đúng chính tả, ngữ pháp, canh lề đều 2 biên và đánh số trang theo
quy định
10
6 Làm đúng mẫu bìa bài tiểu luận, có tháng, năm thực hiện ghi ở
trang bìa, phụ lục hình ảnh, các thuật ngữ được viết tắt trong bài,
mục lục, cách trích dẫn trong bài và ghi danh mục tài liệu tham
khảo đúng theo chuẩn trích dẫn tài liệu của APA (American
Psychological Association)
15
7.Thực hiện đảm bảo số trang theo qui định (tối thiểu 20 trang giấy
A4, không tính trang bìa, phụ lục)
10
Trang 4DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1 UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural Organization
( Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc)
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Vị trí các bức phù điêu ở tầng vuông 49
DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1: Vị trí địa lý của Indonesia 14
Hình 2: Bản đồ tôn giáo ở Indonesia 15
Hình 3: Nghệ thuật múa rối bóng Wayang kulit 18
Hình 4: Buổi biểu diễn với dàn nhạc gamelan 19
Hình 5: Điêu khắc trên phần đầu cột ở hội trường cộng đồng ở Indonesia 20
Hình 6: Công trình Borobudur nhìn từ trên cao 26
Hình 7: Góc nhìn về phía tây bắc của Borobudur 30
Hình 8: Sơ đồ Mandala của Borobudur 31
Hình 9: Trên khắp các bức tường là phù điêu kể chuyện đời Phật 32
Hình 10: Quá trình tiếp biến từ tòa phù đồ Ấn Độ đến cây tháp Á Đông 34
Hình 11: Borobudur khi nhìn từ xa 37
Hình 12: Các stupa được chạm trổ hình ô kim cương trên ba tầng hình tròn 38
Hình 13: Các stupa ở Borobudur có dạng hình chuông 39
Hình 14: Các phù điêu mô tả về cuộc đời của đức Phật 41
Hình 15: Cấu trúc tầng vuông 42
Hình 16: Ba cấp Kamadhatu, rupadhatu, arupadhatu được chia theo các tầng 43
Hình 17: Tượng sư tử bằng đá đồ sộ chầu ở các cạnh 44
Hình 18: Các bức phù điêu khắc họa quy luật của nghiệp báo 45
Hình 19: Cổng chạm khắc Kala - vị thần hủy diệt trong truyền thuyết Java 46
Hình 20: Linh vật Makala được làm chi tiết trang trí trong điêu khắc của đền 47
Hình 21: Sơ đồ các bức phù điêu ở tầng vuông 48
Hình 22: Kiến trúc tầng tròn Arupadhatu – tượng trưng cho cõi niết bàn 50
Hình 23: Tượng Phật ở tư thế tay ấn dharmachakra mudra (xoay Bánh xe Pháp) 55
Hình 24: Tượng Phật bên trong bảo tháp 56
Hình 25: Khách du lịch đi “dép đặc biệt” khi tham quan tại Borobudur 66
Trang 6MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
5 Phương pháp nghiên cứu 6
6 Bố cục đề tài 6
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 8
1.1 Một số khái niệm liên quan 8
1.1.1 Khái niệm văn hóa 8
1.2 Tổng quan về Indonesia và nghệ thuật của Indonesia 12
1.2.1 Tổng quan về Indonesia 12
1.2.2 Khái quát về nghệ thuật của Indonesia 17
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 22
CHƯƠNG 2: ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC ĐỀN BOROBUDUR 23
2.1 Lịch sử hình thành 23
2.2 Nghệ thuật và kiến trúc Borobudur 25
2.2.1 Sơ lược công trình kiến trúc Borobudur 25
2.2.2 Sơ đồ Mandala 28
2.2.3 Kiến trúc Stupa 33
2.2.5 Kiến trúc các tầng 40
2.3 Hình tượng Đức Phật 52
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 59
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP BẢO TỒN 60
3.1 Ý nghĩa và giá trị nghệ thuật 60
Trang 73.2 Thực trạng 62
3.3 Biện pháp bảo tồn 64
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 70
KẾT LUẬN 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Đông Nam Á là một khu vực sở hữu và nằm trong vùng giao thoa của nhiều nền văn hóa và ảnh hưởng bởi nhiều nền văn minh khác nhau, mỗi nền văn minh đã để lại dấu ấn sâu đậm trong đời sống văn hóa, tôn giáo và xã hội của các quốc gia trong khu vực Từ xa xưa, Đông Nam Á là ngã tư đường của các tuyến đường thương mại, dẫn đến sự du nhập và hội nhập của nhiều tôn giáo và tư tưởng khác nhau, từ Ấn Độ giáo, Phật giáo, Islam giáo, đến Thiên Chúa giáo và các tín ngưỡng bản địa Tính đa dạng về tôn giáo và văn hóa ở Đông Nam Á không chỉ thể hiện qua sự tồn tại của nhiều hệ thống tín ngưỡng, mà còn qua cách các tôn giáo này tương tác và ảnh hưởng giao lưu tiếp biến lẫn nhau, hình thành nên những nét văn hóa độc đáo và phức tạp Mặc dù đa dạng về tôn giáo và văn hóa nhưng Đông Nam Á vẫn là một khu vực của sự hòa hợp và thống nhất trong đa dạng Đây cũng chính là sức hấp dẫn và đặc trưng của khu vực Đông Nam
Á, biến nơi đây thành một khu vực độc đáo với những giá trị văn hóa và tôn giáo đặc biệt, có sức lan tỏa và ảnh hưởng lớn
Indonesia hay Cộng hòa Indoneisa được mệnh danh là "Xứ sở vạn đảo" của khu vực Đông Nam Á Cũng giống với các nước trong khu vực Đông Nam Á, Indonesia là một mảnh đất với đầy màu sắc của văn hóa, sự đa dạng về tôn giáo, ngôn ngữ và xã hội Indonesia nổi tiếng là một vùng đất linh thiêng, nơi mà tôn giáo và văn hóa hòa quyện vào nhau một cách sâu sắc Nếu Phật giáo ngày càng thịnh ở những quốc gia lục địa như Myanmar, Thái Lan hay Campuchia thì Công giáo dường như được người dân Philppines tôn sùng, ngoài ra Indonesia, Malaysia hay Brunei nổi tiếng là những quốc gia Islam giáo Thế nhưng, một đất nước phát triển và có tôn giáo chính là Islam giáo lại sở hữu cho mình một phồn thể kỳ quan Phật giáo bậc nhất thế giới – Borobudur, một
di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận vào năm 1991
Borobudur được ví như một đóa sen khổng lồ nổi trên mặt hồ, rực rỡ giữa lòng đất nước vạn đảo, nơi nổi tiếng với những công trình Phật giáo kỳ vĩ bậc nhất thế giới
Đã là sen thì dù ở bất kì đâu, hoàn cảnh hay biến cố thăng trầm nào của thiên nhiên hay lịch sử thì Borobudur vẫn giữ nguyên được nét đẹp nguyên thủy của mình, một vẻ đẹp tôn nghiêm, vĩ đại và trầm lắng Nhưng ẩn sau những vẻ huyền bí đó Borobudur vẫn toát lên sự bao dung và linh thiêng của mình phù hộ, che chở cho con người khi đến đây
Trang 9để bày tỏ lòng thành của mình với Đức Phật, không những vậy họ còn coi Borobudur tượng trưng cho con đường dẫn đến giác ngộ trong Phật giáo để họ tìm lại bình yên trong chính mình Tuy không sắc xảo hay tráng lệ như những công trình Phật giáo khác nhưng tôi vẫn ấn tượng với Borobudur bởi những nét kiến trúc độc đáo của hàng ngàn bức phù điêu hay những nét điêu khắc riêng biệt ảnh hưởng từ Ấn Độ như phong cách Gupta hay được xây dựng theo mô hình Mandala với cấu trúc Stupa nằm ở đỉnh đền, nó làm tôi rất trân trọng những người đã dâng hiến trí tuệ, tâm huyết, và kỹ năng của mình
để tạo nên được công trình Phật giáo kì vĩ Tất cả tạo nên một Borobudur độc đáo và đầy thú vị bởi nó không chỉ đẹp về mặt thẩm mỹ mà còn sâu sắc về mặt triết lý, thể hiện
sự thanh thoát, thiêng liêng của Phật giáo, biến Borobudur thành biểu tượng vĩ đại của văn hóa và tôn giáo Borobudur đã trường tồn qua thời gian, trở thành biểu tượng vĩnh cửu của nghệ thuật, tôn giáo và văn hóa, là niềm tự hào không chỉ của người Indonesia
mà còn của cả nhân loại, để lại di sản vô giá cho thế hệ mai sau và cho cả thế giới Chính
vì vậy, từ những yếu tố trên tôi chọn chủ đề “Nghệ thuật kiến trúc đền Borobudur - Kỳ
quan Phật giáo của Indonesia” làm chủ đề nghiên cứu của mình Không chỉ dừng lại
ở sự yêu thích Borobudur mà còn là sự khai thác về những nét đặc sắc trong kiến trúc độc đáo và nghệ thuật điêu khắc qua các bức phù điêu và tượng Phật của công trình Phật giáo này Nghiên cứu nhằm mang lại cái nhìn sâu sắc về sự phát triển và bảo tồn của nghệ thuật kiến trúc Borobudur, cũng như vai trò của ngôi đền trong việc bảo vệ bản sắc văn hóa Indonesia và tác động của nó đối với cộng đồng địa phương cũng như du khách quốc tế
2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Nghệ thuật kiến trúc đền Borobudur - Kỳ quan Phật giáo của Indonesia” nhằm các mục tiêu sau:
a Mục tiêu chung
Khám phá kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc tại đền Borobudur nơi được coi là
“Kỳ quan Phật giáo nổi tiếng của thế giới” Nghiên cứu nhằm mang lại cái nhìn sâu sắc
về nghệ thuật kiến trúc của Phật giáo thể hiện qua công trình kiến trúc này Qua đó làm
rõ lí do vì sao Borobudur không chỉ là một ngôi đền, mà còn là một cuộc hành hương của Phật giáo
b Mục tiêu cụ thể
Trang 10- Phân tích chi tiết giá trị nghệ thuật kiến trúc tại đền Borobudur
- Nhận diện những thách thức hiện tại trong việc bảo tồn đền Borobudur, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm bảo vệ di sản này, đảm bảo cân bằng giữa việc gìn giữ giá trị truyền thống và đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội hiện đại
- Đánh giá tác động của đền Borobudur đối với đời sống văn hóa và tinh thần của người dân Indonesia, cũng như cách thức di tích này được bảo tồn và phát triển trong xã hội hiện đại
3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Liên quan đến tiểu luận tôi đã dựa trên những tài liệu và những công trình nghiên cứu về công trình kiến trúc Borobudur như:
Đầu tiên là cuốn Đông Nam Á, truyền thống và hội nhập của tác gỉa Vũ Dương
Ninh xuất bản năm 2007 bởi Nhà xuất bản Thế Giới với 531 trang Cuốn sách cung cấp một cái nhìn tổng quan về khu vực Đông Nam Á, đặc biệt nhấn mạnh vào sự giao thoa văn hóa và lịch sử phức tạp của khu vực này Nó cho thấy Đông Nam Á đã từng là một cầu nối quan trọng giữa các nền văn hóa lớn như Trung Hoa, Ấn Độ và các nền văn hóa bản địa Tuy nhiên, sự độc đáo của Đông Nam Á thường bị lu mờ bởi ảnh hưởng mạnh
mẽ từ hai nền văn hóa lớn này Trong sách, Borobudur được xem là biểu tượng đặc trưng của sự giao thoa văn hóa và tôn giáo tại Đông Nam Á Công trình này không chỉ là một
di sản kiến trúc Phật giáo mà còn phản ánh sự đa dạng văn hóa và tôn giáo của khu vực, nơi mà các yếu tố Ấn Độ giáo, Phật giáo và địa phương hòa quyện
Thứ hai là công trình nghiên cứu Danh thắng và kiến trúc Đông Nam Á của tác
giả Ngô Văn Doanh được xuất bản năm 1998 bởi Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội với 16 trang Tác giả đưa độc giả đến với vùng Trung Jawa, nơi tọa lạc của ngôi đền Borobudur huyền thoại Với ngòi bút tinh tế, ông đã vẽ nên một bức tranh sống động
về Borobudur như một 'hòn núi nhân tạo' trỗi dậy giữa đồng bằng Kedu phì nhiêu Bài viết không chỉ giới thiệu về lịch sử hình thành và quá trình phục chế công phu của ngôi đền mà còn đi sâu phân tích cấu trúc kiến trúc độc đáo và những giá trị tư tưởng Phật giáo sâu sắc ẩn chứa trong từng chi tiết Qua đó, độc giả có cơ hội khám phá một cách toàn diện về một trong những di sản văn hóa quý báu của nhân loại
Trang 11Thứ ba là cuốn Nghệ thuật Đông Nam Á của tác giả Ngô Văn Doanh, Cao Xuân
Phổ và Trần Thị Lý xuất bản năm 2000 bởi Nhà xuất bản Lao động với 351 trang Cuốn sách tập trung vào nghệ thuật và văn hóa của các quốc gia Đông Nam Á Tác phẩm phân tích sự phát triển của kiến trúc, điêu khắc, hội họa, và nghệ thuật tôn giáo, chịu ảnh hưởng từ các nền văn minh lớn như Ấn Độ và Trung Quốc Qua đó khái quát về thời kỳ Java (thế kỷ 7 – thế kỷ 10), thời kỳ Borobudur xây dựng
Thứ tư là cuốn Lược sử kiến trúc thế giới của tác giả Trần Trọng Chi được xuất
bản năm 2012 bởi Nhà xuất bản Xây dựng với 223 trang Cuốn sách nói về các kiểu kiến trúc nổi tiếng trên thế giới, giúp các bạn có cái nhìn khái quát hơn về kiến trúc cũng như lịch sự của nó Trong đó có khái quát về công trình kiến trúc Borobudur với ghi chép số liệu cụ thể (tính đến năm 2010)
Ngoài các tài liệu bằng tiếng viết, tôi còn dựa trên các tài liệu nước ngoài như:
Cuốn Chan di Borobudur của tác giả Dr Soekmono xuất bản năm 1976 bởi Nhà
xuất bản UNESCO, có 53 trang Tác giả không chỉ giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển của ngôi đền mà còn đi sâu phân tích ý nghĩa tâm linh của từng chi tiết kiến trúc và tác phẩm điêu khắc Qua những trang sách, người đọc sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền bí của Borobudur, đồng thời hiểu rõ hơn về những nỗ lực bảo tồn di sản văn hóa quý báu này Đây là một tác phẩm không thể thiếu đối với những ai yêu thích lịch
sử, kiến trúc và Phật giáo
Thứ hai là cuốn Borobudur của tác giả Yazir Marzuki và Toeti Heraty xuất bản
năm 1982 bởi Nhà xuất bản Penerbit Djambatan, có 104 trang Qua những bức ảnh chân thực và chi tiết, tác giả đã tái hiện sống động vẻ đẹp huyền bí của ngôi đền cổ đại này Mỗi bức phù điêu, mỗi tượng Phật đều được khắc họa rõ nét, giúp người đọc như lạc vào một thế giới tâm linh sâu lắng Đặc biệt, cuốn sách còn đưa người đọc đi sâu vào quá trình phục chế Borobudur, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những nỗ lực bảo tồn di sản văn hóa quý báu này Đây không chỉ là một cuốn sách, mà còn là một tác phẩm nghệ thuật, một tài liệu tham khảo quý giá cho những ai yêu thích lịch sử, kiến trúc và Phật giáo
Thứ ba là cuốn The Restoration of Borobudur của tác giả I.G.N Anom xuất bản
năm 2003 bởi Nhà xuất bản UNESCO với 288 trang Cuốn sách là một hành trình khám
Trang 12phá đầy cảm xúc về quá trình hồi sinh một trong những kỳ quan kiến trúc Phật giáo lớn nhất thế giới Qua những trang sách, người đọc không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền bí của Borobudur mà còn hiểu rõ hơn về những nỗ lực không ngừng nghỉ của các nhà khoa học và cộng đồng địa phương trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa này Cuốn sách là một minh chứng sinh động cho thấy sự kết hợp hài hòa giữa khoa học, văn hóa và tôn giáo trong việc bảo vệ một di sản chung của nhân loại."
Thứ tư là cuốn Borobudur: Golden Tales of the Buddhas của tác giả John N
Miksic và Marcello Tranchini vào năm 1990 bởi Nhà xuất bản Periplus Editions với 157 trang Là một cuốn sách chuyên sâu về Borobudur, một công trình Phật giáo nổi tiếng thế giới ở Indonesia Cuốn sách này giới thiệu về lịch sử, kiến trúc, và nghệ thuật độc đáo của Borobudur, đồng thời khám phá ý nghĩa tôn giáo, triết học của công trình trong bối cảnh Phật giáo
Ngoài các cuốn sách nêu trên, tôi cũng dựa trên một số tài liệu được đăng tải trên website của các tác giả nước ngoài viết về Borobudur để phục vụ cho bài tiểu luận này Như bài viết với tựa “ Borobudur” của tác giả James Blake Wiener Bài viết cung cấp một cái nhìn tổng quan rất chi tiết và đầy đủ về Đền Borobudur, một trong những ngôi đền Phật giáo lớn nhất và nổi tiếng nhất trên thế giới, tọa lạc tại đảo Java, Indonesia
Bài viết thứ hai là “Borobudur and its Tantric Buddhist architecture” của tác giả
Dr Uday Dokras Cuốn sách cung cấp một cái nhìn sâu sắc về kiến trúc Borobudur qua lăng kính Phật giáo, làm sáng tỏ cách mà công trình này thể hiện các giáo lý phức tạp của Phật giáo thông qua cấu trúc và các biểu tượng kiến trúc độc đáo Dr Uday Dokras giải mã các yếu tố Phật giáo ẩn trong thiết kế của Borobudur, từ bố cục các tầng cho đến các hình tượng Phật, giúp độc giả hiểu rõ hơn về ý nghĩa tâm linh và triết lý sâu sắc đằng sau công trình nổi tiếng này
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về kiến trúc và lịch sử của Borobudur, song việc khai thác sâu sắc các biểu tượng Phật giáo ẩn chứa trong từng chi tiết kiến trúc vẫn còn
là một khoảng trống đáng kể Việc nghiên cứu này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách
mà người xưa đã sử dụng ngôn ngữ kiến trúc để truyền tải những tư tưởng Phật giáo cao siêu, như tứ diệu đế và bát chánh đạo, thông qua các hình tượng và bố cục của ngôi đền Đồng thời, nó cũng sẽ mở ra những hướng nghiên cứu mới về mối quan hệ giữa nghệ
Trang 13thuật và tôn giáo trong lịch sử, đặc biệt là trong bối cảnh văn hóa Phật giáo Đông Nam
Á
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là bài viết sẽ xoay quanh về nghệ thuật
và kiến trúc của Borobudur ở Indonesia cũng như làm rõ nét về những ảnh hưởng của Phật giáo đối với công trình kiến trúc độc đáo này
Về phạm vi nghiên cứu chính của đề tài này là sẽ tập trung vào nghệ thuật kiến
trúc lôi cuốn, tinh tế của đền Borobudur, tọa lạc ở Trung Java, Indonesia Là một di sản văn hóa vô giá, Borobudur không chỉ đại diện cho sự phát triển rực rỡ của Phật giáo mà còn mang trong mình những giá trị tín ngưỡng sâu sắc Ngoài vai trò tôn giáo, đền Borobudur ngày càng trở thành điểm đến du lịch nổi bật, thu hút hàng triệu du khách mỗi năm Nghiên cứu này sẽ phân tích sự kết hợp giữa yếu tố kiến trúc, nghệ thuật và tôn giáo, đồng thời làm rõ vai trò của Borobudur trong việc bảo tồn di sản văn hóa và phát huy giá trị của Borobudur của Indonesia trong bối cảnh hiện đại
Về Phạm vi thời gian: Đề tài này sẽ nghiên cứu công trình kiến trúc Borobudur
từ thuở hình thành đến hiện nay
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chính trong nghiên cứu đề tài “Nghệ thuật kiến trúc đền Borobudur
- Kỳ quan Phật giáo của Indonesia” là phương pháp định tính:
- Phương pháp phân tích nội dung: Để làm sáng tỏ nghệ thuật và kiến trúc của
đền Borobudur, chúng tôi sẽ áp dụng phương pháp phân tích nội dung cho toàn bộ nội dung nghiên cứu Phương pháp này cho phép chúng tôi nghiên cứu kỹ lưỡng các tài liệu liên quan đến lịch sử và thiết kế của Borobudur, bao gồm các yếu tố như kiến trúc Mandala và cấu trúc Stupa Tôi sẽ tổng hợp các luận điểm và luận cứ từ những tài liệu này để làm rõ các khía cạnh đặc sắc của công trình Đồng thời, phương pháp này cũng giúp xác định các phương hướng bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật của Borobudur, qua việc đánh giá các chiến lược hiện tại và đề xuất các biện pháp cải thiện
6 Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung bài tiểu luận được chia làm 3 chương:
Trang 14Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Trong chương này, tôi xin trình bày và phân tích những khái niệm liên quan tới
đề tài: văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc, tổng quan về Indonesia, thuật ngữ Borobudur
Chương 2: Đặc trưng nghệ thuật và kiến trúc đền Borobudur
Trong nội dung chương hai tôi đề cập đến lịch sử hình thành, nghệ thuật kiến trúc của công trình Borobudur và hình tượng Đức Phật Qua đó cho thấy những nét ảnh hưởng của kiến trúc Ấn Độ và Phật giáo ở công trình kiến trúc này được thể hiện qua cấu trúc của đền, phản ánh các khái niệm Phật giáo như: Mandala, stupa và con đường giác ngộ
Chương 3: Thực trạng và biện pháp bảo tồn đền Borobudur
Chương ba sẽ tập trung vào tình hình hiện tại của đền Borobudur và các biện pháp bảo tồn di tích này Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ đề xuất những giải pháp cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ di tích Mục tiêu là tìm ra chiến lược bảo tồn toàn diện để bảo vệ sự nguyên vẹn và giá trị văn hóa của Borobudur, đồng thời đảm bảo rằng
di sản quý giá này tiếp tục được gìn giữ cho các thế hệ tương lai và phục vụ nhu cầu của
xã hội hiện đại
Trang 15CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Một số khái niệm liên quan
1.1.1 Khái niệm văn hóa
Theo tác giả Trần Ngọc Thêm cho rằng “Văn hoá là một hệ thống cơ hữu các giá
trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình thực tiễn, trong
sự tương tác con người với môi trường tự nhiên và xã hội” (Trần Ngọc Thêm, 1997, trang 10)
Theo PGS-TS Phạm Ngọc Thanh đã định nghĩa “ Văn lớn vốn là hiện tượng xã hội hết sức đa dạng, phức tạp, đa cấp độ, văn hóa từng được nhìn nhận theo nhiều cách thức khác nhau…” (Phạm Ngọc Thanh 2014, tr 9)
Hay UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa “Văn hóa là tập hợp các đặc trưng tiêu biểu về tinh thần vật chất, tri thức và cảm xúc của xã hội hoặc một nhóm người trong xã hội, văn hóa không chỉ bao gồm văn học và nghệ thuật, mà còn cả phong cách sống, phương thức chung sống, các hệ giá trị, truyền thống và niềm tin (UNESCO, 2001)
Hay năm 1943, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã định nghĩa: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”
Các tác phẩm hiện tại cho rằng văn hóa là một trong những yếu tố quyết định và ảnh hưởng hình thành nên tính cách (Carducci, 2009; Cheung, 2009) Các yếu tố phổ biến nhất có thể quan sát được của văn hóa bao gồm các chuẩn mực, giá trị, niềm tin, hành vi và ngôn ngữ Những yếu tố văn hóa này theo đó thiết lập các tiêu chuẩn được duy trì trong một cộng đồng hoặc xã hội và được con người sử dụng để nhận thức và đánh giá thế giới vật chất và môi trường xung quanh họ Do các chuẩn mực và giá trị khác nhau đáng kể giữa các nền văn hóa này với nền văn hóa khác, điều này mang lại cho mỗi cộng đồng và xã hội những cá tính riêng biệt (Rohall, Milkie, & Lucas, 2011, trang 21)
Trang 16Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu Biswas Shishir cũng có định nghĩa về văn hóa như
sau : “Culture is the way that non-material objects like thoughts, actions, language, and values come together with material objects to form a way of life It is the totality of learned and socially transmitted customs, knowledge, material objects and behavior.”
(Văn hóa là cách mà những đối tượng phi vật chất như suy nghĩ, hành động, ngôn ngữ
và giá trị kết hợp với các đối tượng vật chất để hình thành nên một lối sống Đó là tổng thể của các phong tục, tri thức, đối tượng vật chất và hành vi được học hỏi và truyền tải trong xã hội.) (Biswas Shishir, 2024, trang 1)
Có thể thấy có rất nhiều định nghĩa về văn hóa, phản ánh nhiều cái nhìn khác nhau về văn hóa trong nhiều lĩnh vực như văn học, dân tộc hoc, nhân loại hay xã hội học,… Nhưng nhìn chung hầu hết các định nghĩa đều thống nhất về các đặc trưng cơ bản của văn hóa và nhận định văn hóa là một phức thể tổng hợp mọi giá trị mà con người
đã tạo ra về mặt vật chất lẫn tinh thần, là sự kết hợp của tri thức và niềm tin và bao gồm
cả những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Thông thường, người ta chấp nhận rằng văn hóa như là “cách sống cho cả một xã hội Văn hóa bám chặt vào chúng ta trong suốt quá trình sinh sống Dù chúng ta có thể hòa mình vào một nền văn hóa khác ở mức độ nào đó, nhưng văn hóa của riêng mỗi người vẫn luôn tồn tại trong mỗi cá nhân mãi mãi, theo ta như một cái bóng, ở bất cứ nơi đâu chúng ta
đi đến Vì thế, mỗi người trong chúng ta đều là đại diện của nền văn hóa của chính mình Bản sắc văn hóa có thể được thấy rõ qua những phức tạp trong hành vi cá nhân cũng như hành vi xã hội của chúng ta, cả bằng lời và không bằng lời
1.1.2 Khái niệm về nghệ thuật
Theo Viện ngôn ngữ học trong Từ điển tiếng Việt đã đưa ra định nghĩa về nghệ thuật “Hình thái ý thức xã hội đặc biệt, đừng hình tượng sinh động, cụ thẻ và gọi căm
để phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng, tình cảm Nghệ thuật tạo hình Xây dựng hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học" và phương pháp, phương thức giảm tính sáng tạo” (Nguyễn Thành Phú 2019, tr7)
Trong cuốn Từ điển Bách khoa Britannica đã định nghĩa khái niệm - Nghệ thuật bao gồm phương thức trình diễn, cách thể hiện riêng biệt trong lĩnh vực hội họa, điêu khắc, in ấn, vẽ, trang trí, nhiếp ảnh và lắp đặt (Nguyễn Thị Thanh Nga, 2022, tr 10)
Trang 17Hay theo Clive Bell - một nhà lý luận nghệ thuật, định nghĩa nghệ thuật qua khái
niệm “significant form” (hình thức có ý nghĩa) (Clive Bell, 1914, trang 23) Theo Clive
Bell, nghệ thuật là những tác phẩm có “hình thức có ý nghĩa” tạo ra sự cảm nhận thẩm
mỹ (Clive Bell, 1914)
Tóm lại nghệ thuật là một khái niệm đa dạng và phong phú, bao gồm nhiều lĩnh vực như hội họa, điêu khắc, âm nhạc, văn học, và múa Nó không chỉ là những tác phẩm truyền thống mà còn bao gồm kiến trúc, thiết kế, và các cấu trúc đô thị Nghệ thuật phản ánh ý tưởng, cảm xúc và thế giới quan của con người, đồng thời kết nối cá nhân với xã hội và các nền văn hóa khác Được coi là tấm gương phản chiếu tâm hồn, nghệ thuật giúp con người khám phá bản thân, truyền tải thông điệp và thưởng thức vẻ đẹp, không ngừng phát triển theo bối cảnh văn hóa và xã hội
1.1.3 Khái niệm kiến trúc
Trong cuốn "Fundamental Concepts of Architecture” đã nêu ra một số khái niệm
về kiến trúc tiêu biểu “ Kiến trúc là ý tưởng hướng dẫn việc sáng tạo không gian và theo
đó một thiết kể được xây dựng tỉ mỉ, đồng thời nó cung cấp chìa khóa để hiểu đầy đủ công việc như đã được thực hiện trước đó, nguồn gốc của từ này bắt nguồn từ tiếng Latin 'concipere" (Alban Janson và Florian Tigges, 2014, u 70)
Một định nghĩa đơn giản, nhưng hơi trừu tượng mà mọi sinh viên kiến trúc đều nhớ là của kiến trúc sư người Pháp - Le Corbusier cho rằng: “ Architecture is the masterly, correct, and magnificent play of forms under the light.” (Kiến trúc là trò chơi điêu luyện, chính xác và hùng vĩ của các hình thức dưới ánh sáng.) (Le Corbusier, 1923) Bên cạnh đó thông qua bài nghiên cứu của giáo sư tiến sĩ kiến trúc Lino Bianco còn có những khái niệm về kiến trúc như kiến trúc được coi là một hoạt động phức tạp của con người theo ngữ cảnh, họ tạo ra môi trường sống không gian cho nhân loại Hay “Kiến trúc là nghệ thuật tìm kiếm không gian có chức năng và đẹp Đó là hành trình bất tận tìm kiếm bản thân và giá trị của chúng ta” ( Lino Bianco, 2018, trang 59–66.)
Kiến trúc được định nghĩa bởi từ điển Webster là “nghệ thuật hoặc khoa học của việc xây dựng, hoặc là nghệ thuật và thực hành thiết kế và xây dựng các cấu trúc, đặc biệt là những cấu trúc có thể ở được Kiến trúc là không gian chức năng được phát triển thông qua đối thoại giữa hoạt động của con người và môi trường, nó thường được nhìn
Trang 18nhận theo cách rộng hơn, không chỉ giới hạn trong việc xây dựng các tòa nhà Nó bao gồm nhiều yếu tố và khía cạnh khác liên quan đến xây dựng, cấu trúc hoặc đối tượng, hoặc các cấu trúc tập thể như thiết kế đô thị và kiến trúc cảnh quan” Mô tả này xem kiến trúc như là sự thao tác và biến đổi có mục đích của các hình dạng, hình thức và không gian trong một môi trường nhất định Vì vậy, không chỉ công trình xây dựng được nhấn mạnh như là kiến trúc, mà cả môi trường xung quanh nơi nó tọa lạc cũng được đề cao
1.1.4 Về tên gọi và thuật ngữ Borobudur
Ở Indonesia, từ “candi” (đền thờ) dùng để chỉ bất kỳ công trình tôn giáo nào dựa trên đền thờ Ấn Độ hóa với tháp hình chóp ( Philip Rawson,1967) Thuật ngữ "candi" thường được gọi chung cho nhiều ngôi đền ở Indonesia, những ngôi đền được xây dựng như một biểu tượng của Núi vũ trụ Meru, đại diện cho vũ trụ Đây là hình thức thiết yếu
mà hầu như tất cả kiến trúc của Đông Nam Á ban đầu dựa trên kiến trúc Ấn Độ hóa bằng đá Người Java, giống như người Khmer, đã phát triển một kiến trúc phức tạp của riêng họ xung quanh nguyên mẫu Ấn Độ cơ bản Và khoảng thời gian trước, người dân Indonesia thường dùng từ “Candi” để chỉ Borobudur ( Philip Rawson,1967)
Ở Ấn Độ gọi Tháp là Stupa hay Thùpa, Borobudur cũng là một tháp Phật – Stupa,
là di tích kiến trúc tưởng niệm Đức Phật và môn đệ có thánh tích Nhu mọi stupa khác Borobudur cũng là một Mandala và được mệnh dành là Mandala cổ vĩ đại nhất thế giới Theo tác giả Ngô Văn Doanh trong cuốn “ Từ điển văn hóa Đông Nam Á”, “Mandala”
có nghĩa là : "Mandala (Hind – Budh) có cấu trúc là dạng vòng tròn, hình vuông Trong
Ấn Độ giáo: 1 Sưu tập các thánh ca của Rig Veda, chia thành 10 mandala (các vòng bài hát'); 2 Trong đạo Tantra, là những hình vẽ thần bí, những biểu đồ gồm các hình vuông
và hình tròn, tượng trưng cho sức mạnh vũ trụ Trong Phật giáo, Mandala là những biểu hiện tượng trưng cho những sức mạnh vũ trụ, thường được trình bày ra để làm điểm tựa
cho việc thiền định” (Ngô Văn Doanh, 1999)
Bản thân cái tên "Borobudur" là chủ đề của cuộc tranh luận học thuật dữ dội và
là một bí ẩn dai dẳng Borobudur hay còn gọi là Barabodur hay Ba La Phù đồ, là một di tích nổi tiếng của Indonesia với nguồn gốc tên gọi đa dạng và phong phú Tên Borobudur xuất phát từ nguyên ngữ Sanskrit, có nghĩa là "Ngôi chùa trên đồi" (Buddhist Monastery
Trang 19on the hill) Tên gọi này cũng mang nhiều ý nghĩa khác nhau, và có những cách hiểu sâu sắc rằng Borobudur là duy nhất, không thể so sánh hoặc giải thích một cách đơn giản
Theo Sir Thomas Stamford Raffles - người khám phá ra di tích tên Borobudur cho thấy "Borobudur" có thể là tên gốc của di tích Tuy nhiên, không có tài liệu cổ nào chứa hay giải thích về cái tên này Có một bản thảo cổ Java năm 1365, đã đề cập đến
"Budur" như một đền thờ Phật giáo của phái Vajradhara và điều này có thể liên quan đến Borobudur Sau đó ông Raffles đã thử ghép tên của công trình kiến trúc này vào một ngôi làng gần đó là “Boro” thành một cụm từ “Boro-budur” nghĩa là (đền Budur ở làng Boro) những từ này lại mâu thuẫn với quy tắc ngôn ngữ Java Raffles gợi ý rằng
"Budur" có thể tương ứng với từ "Buda" (cổ xưa) do đó "Borobudur" nghĩa là (Boro cổ xưa) Ông cũng đưa ra giả thuyết khác: "Boro" nghĩa là (vĩ đại), "Budur" là (Phật), nghĩa
là Đức Phật vĩ đại Do đó, có vẻ như Borobudur là tên gốc của di tích này(Soekmono, R,1976) Theo nhà khảo cổ Casparis, dựa trên một bản khắc từ năm 842 sau Công nguyên, Borobudur có thể được hiểu là "một nơi để cầu nguyện" (a place for praying) Tên gọi này còn được diễn giải là "Vô lượng Phật" (Countless Buddhas) hoặc "Núi công đức của các Bồ Tát" (A mountain of the virtues of the Bodhisattva) Đối với người Indonesia, cách hiểu đơn giản hơn cho rằng Borobudur có nghĩa là "ngôi chùa ở Budur" (Monastery at Budur), với Budur là tên địa danh cổ của Java Tên Boro được biến thể
từ các từ "Bara" và "Byhara", bắt nguồn từ "Vihara", có nghĩa là "chùa" trong tiếng Sanskrit (Dr.Soekmono, 1976, tr.13)
Một số học giả cho rằng cái tên này bắt nguồn từ tiếng Phạn Vihara Buddha Ur hay "Tu viện Phật giáo trên đồi", trong khi những người khác lại cho rằng Budur không
gì khác hơn là một địa danh Java Một tấm bia đá có niên đại từ năm 842 Công nguyên
có đề cập đến Bhumisambharabhudara hay "Núi đức hạnh của Mười giai đoạn của Bồ tát" Có khả năng là cái tên "Borobudur" có liên quan đến "Bharabhudara" (James Blake Wiener, 2018)
1.2 Tổng quan về Indonesia và nghệ thuật của Indonesia
1.2.1 Tổng quan về Indonesia
Indonesia là thiên đường của sự đa dạng đáng kinh ngạc với những bãi biển đảo
xa xôi, rừng rậm nhiệt đới, núi lửa ầm ầm và những thành phố nhộn nhịp, đầy màu sắc Một cảm giác mạnh mẽ về tâm linh và truyền thống thấm nhuần vào mọi khía cạnh của
Trang 20cuộc sống ở Indonesia, từ ẩm thực hấp dẫn của quốc gia này đến hệ thống nông nghiệp sâu sắc, điệu nhảy sôi động, nghệ thuật truyền thống và âm nhạc nghi lễ, khiến nơi đây trở thành điểm đến lý tưởng cho sức khỏe cũng như du lịch xa hoa và biến đổi Bali truyền cảm hứng với những bãi biển cát trắng và phong cảnh bờ biển ấn tượng cũng như những cánh đồng lúa yên tĩnh và cảnh quan xanh tươi, tươi tốt, hoàn hảo cho một chuyến
đi xe đạp nhàn nhã hoặc đi bộ ngắm cảnh, thì tại chân đồi Borobudur ở Trung Java, là khung cảnh ngôi đền Phật giáo cổ kính nhất thế giới, tận hưởng một khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp Bao quát toàn bộ thung lũng xanh mướt với những dãy núi lửa hùng vĩ
ẩn hiện trong làn sương mờ ảo vào buổi sáng sớm Cảm giác như lạc vào một thế giới khác, nơi thiên nhiên và lịch sử hòa quyện tạo nên bức tranh tuyệt mỹ Những dãy núi lửa xung quanh, như Merapi và Merbabu, đứng sừng sững bảo vệ ngôi đền, tạo nên một bối cảnh hoành tráng mà khó có nơi nào sánh được Khung cảnh này đã góp phần biến Borobudur trở thành một điểm đến tâm linh và văn hóa không thể bỏ qua đối với những
ai tìm kiếm sự kết hợp giữa lịch sử, kiến trúc và thiên nhiên
a Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Indonesia hay Cộng hòa Indonesia là một quốc gia ở Đông Nam Á nằm trên đường xích đạo và nằm giữa lục địa Châu Á và Châu Úc và giữa Thái Bình Dương và
Ấn Độ Dương Vì nằm giữa hai lục địa và hai đại dương, Indonesia còn được gọi là
"Nusantara" (quần đảo ở giữa) Indonesia là quốc gia có số dân đống nhất khu vực Đông Nam Á và đông dân thứ tư trên thế giới Nằm trên các tuyến đường biển quan trọng kết nối Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, Indonesia từ lâu đã trở thành một trung tâm giao lưu văn hóa và thương mại sầm uất Biển cả bao la không chỉ cung cấp nguồn hải sản dồi dào mà còn là tuyến đường giao thông huyết mạch, kết nối Indonesia với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới Bao gồm hơn 17.000 hòn đảo, Indonesia là quốc gia quần đảo lớn nhất thế giới, không khó để có thể hiểu vì sao Indonesia thường được gọi với tên “xứ sở vạn đảo”, mỗi hòn đảo nơi đây đều mang cho mình những đặc trưng riêng Với hàng nghìn hòn đảo và hệ sinh thái đa dạng, Indonesia sở hữu một trong những hệ sinh thái phong phú nhất thế giới Vị trí địa lý của Indonesia đã tạo nên một
hệ thống đảo đa dạng về địa hình, khí hậu và sinh thái Phần lớn diện tích đất liền của Indonesia là đồi núi và cao nguyên, xen kẽ những đồng bằng ven biển màu mỡ Đặc biệt, sự hiện diện của hàng trăm ngọn núi lửa đã tạo nên những cảnh quan hùng vĩ và
Trang 21độc đáo, đồng thời cung cấp nguồn đất bazan giàu dinh dưỡng cho nông nghiệp Khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm đã bao phủ gần như toàn bộ lãnh thổ Indonesia nhưng khi bạn di chuyển đến những vùng cao hơn thì khí hậu sẽ ngày càng ôn hòa Lượng mưa lớn tập trung vào mùa mưa, mang lại nguồn nước dồi dào cho sông ngòi, đồng thời cũng gây ra những trận lũ lụt hàng năm Tuy nhiên, chính khí hậu này cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm, với đa dạng sinh học phong phú Tuy nhiên, cùng với những lợi thế, vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên cũng đặt ra nhiều thách thức cho Indonesia Thiên tai như động đất, sóng thần, núi lửa phun trào thường xuyên xảy ra, gây ra những thiệt hại lớn về người và tài sản Bên cạnh đó,
sự khai thác tài nguyên bừa bãi cũng đe dọa đến môi trường sinh thái và sự cân bằng sinh thái của đất nước
Hình 1 : Vị trí địa lý của Indonesia
(Nguồn: https://www.britannica.com/place/Indonesia, truy cập ngày 26/9/2024)
Trang 22với tín ngưỡng địa phương, tạo nên một phiên bản độc đáo so với các quốc gia Islam giáo khác Lịch sử Indonesia cũng ghi nhận sự hiện diện mạnh mẽ của Hindu giáo và Phật giáo trước khi Islam giáo trở thành tôn giáo chính từ thế kỷ 14 Các phong tục và nghi lễ truyền thống vẫn được duy trì cho tới hiện nay ( Theo Satu Data Pemerintahan Dalam Negeri)
Các tôn giáo lớn ở Indonesia như Hindu và Phật giáo đã từng thịnh hành trong lịch sử, nhưng từ thế kỷ 14, Islam giáo dần trở thành tôn giáo chiếm ưu thế Islam giáo tại Indonesia mang đặc trưng riêng, hòa quyện với các tín ngưỡng bản địa, tạo ra sự khác biệt so với Islam giáo ở Trung Đông Truyền thống và phong tục địa phương vẫn được duy trì sâu sắc, mặc dù có sự gia tăng của các thực hành Islam giáo chính thống trong những năm gần đây
Hình 2 : Bản đồ tôn giáo ở Indonesia
và Bali, nghệ thuật thị giác và biểu diễn chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các sử thi Hindu là Mahabharata và Ramayana Trong các thành phố, tiếng gọi cầu nguyện ngọt ngào từ các nhà thờ Islam giáo, nhiều nơi mang phong cách kiến trúc Islam giáo rõ nét, cùng tồn tại
Trang 23với ánh đèn và âm thanh sống động của văn hóa đô thị hiện đại Đây chỉ là vài ví dụ về
di sản thực sự phức tạp của Indonesia
Hào quang của các đế chế Hindu giáo xưa kia vẫn còn vương vấn ở nhiều nơi trên đất Indonesia, đặc biệt là ở Java, Sumatra và Bali Từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 10, các khu phức hợp đền chùa (candi) rộng lớn đã được xây dựng ở miền Trung Java Hầu hết các khu đền này bị chôn vùi hoặc đổ nát, nhưng chính phủ đã tích cực tham gia vào việc khôi phục chúng Triều đại Shailendra, cai trị Java và Sumatra (thế kỷ 8–9), đã xây dựng các công trình tượng đài Phật giáo Đại thừa vĩ đại, bao gồm cả Borobudur Borobudur, được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1991, là một trong những tượng đài Phật giáo đẹp nhất thế giới Trong các thành phố, văn hóa Islam giáo hòa quyện với nhịp sống đô thị hiện đại, minh chứng cho di sản phức tạp của đất nước Tàn dư của các
đế chế Hindu-Buddhist vẫn còn tại Java, Sumatra, và Bali, với những công trình đền chùa vĩ đại từ thế kỷ 8 đến 10 như Borobudur và Prambanan Borobudur, di sản thế giới UNESCO, là một tượng đài Phật giáo nổi tiếng, nổi bật với cấu trúc độc đáo kết hợp các biểu tượng tôn giáo Từ thế kỷ 10 đến 16, quyền lực chuyển sang Đông Java, nơi Phật giáo và Hindu giáo hợp nhất trước khi nhường chỗ cho Islam giáo Các ngôi đền dần rơi vào đổ nát, và văn hóa Hindu chuyển sang Bali, nơi vẫn tồn tại đến ngày nay (Các biên tập viên của Encyclopaedia Britannica, 2024)
Trang 24Ở các đảo phía Tây, ba nhóm dân tộc chính là các nhóm người trồng lúa nước nội địa, các cộng đồng người ven biển có ảnh hưởng mạnh mẽ từ Islam giáo, và các nhóm làm nông nghiệp du canh Người Java, Sunda, Madura, và Bali là các nhóm lớn nhất trong số các xã hội trồng lúa nước, với người Java chiếm số lượng lớn nhất và người Bali nổi bật với truyền thống Ấn Độ giáo Nhóm dân tộc ven biển bao gồm người Malay
từ Sumatra và người Makassarese, Bugis từ Celebes, nổi bật với nghề làm thuyền và thương mại ven biển Trong khi đó, các cộng đồng làm nông nghiệp du canh như người Toraja, Batak, và Dayak sống ở các khu vực nội địa và tiếp tục duy trì các phong tục truyền thống (Các biên tập viên của Encyclopaedia Britannica, 2024)
Ở các đảo phía Đông, sự phân chia văn hóa giữa các dân tộc ven biển và nội địa đặc biệt rõ nét Người Ambon sống dọc bờ biển, trong khi các dân tộc nội địa như người Asmat và Dani sống ở các khu vực xa xôi hơn với các phong tục và phương ngữ đặc trưng
Người Hoa, dù chiếm một phần nhỏ dân số, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Indonesia, với sự phân chia giữa cộng đồng Peranakan hòa nhập và cộng đồng Totok duy trì các yếu tố văn hóa người Hoa Sự phân biệt hành chính giữa "bản địa" và
"không bản địa" đã được bãi bỏ vào năm 2006, thay vào đó, tất cả những người sinh ra
là công dân Indonesia đều được công nhận là người Indonesia (Các biên tập viên của Encyclopaedia Britannica, 2024)
1.2.2 Khái quát về nghệ thuật của Indonesia
Indonesia sở hữu một kho tàng các loại nghệ thuật phong phú và đa dạng, từ nghệ thuật ngôn từ đến nghệ thuật thị giác Indonesia, với hàng nghìn hòn đảo và nền văn hóa
đa dạng, là một kho tàng nghệ thuật phong phú Từ những truyền thống văn học dân gian đến những hình thức nghệ thuật thị giác đặc sắc, nghệ thuật Indonesia không chỉ là phản ánh của lịch sử và văn hóa mà còn là sự kết hợp hài hòa giữa các ảnh hưởng địa phương và quốc tế
a Văn Học Truyền Khẩu và Hiện Đại
Văn học Indonesia có một nền tảng vững chắc từ những truyền thống truyền khẩu Những câu thơ didong của Aceh hay các câu chuyện sử thi tekena' của người Kenyah ở Kalimantan không chỉ được truyền lại qua lời kể mà còn qua các biểu diễn truyền miệng
Trang 25Truyền thống pantun, với những câu thơ ngắn gọn và dí dỏm, đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người Malay trên toàn quần đảo
b Nghệ Thuật Sân Khấu và Múa
Nghệ thuật sân khấu Indonesia nổi bật với các hình thức như wayang golek (múa rối gỗ) và wayang kulit (múa rối bóng), kết hợp các yếu tố từ truyền thuyết Hindu như Ramayana và Mahabharata Trong các buổi biểu diễn này, người kể chuyện (dalang)
đóng vai trò trung tâm, điều khiển các con rối và tạo ra những câu chuyện đầy màu sắc qua âm thanh và ánh sáng
Hình 3 : Nghệ thuật múa rối bóng Wayang kulit
(Nguồn:https://redsvn.net/wayang-kulit-nghe-thuat-roi-bong-dac-sac-cua-indonesia/ , truy
cập ngày 26/9/2024)
Nghệ thuật múa cũng đóng một vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa
Indonesia Từ các điệu múa cung đình tinh tế như pakarena và srimpi đến các điệu múa năng động như jangger và kancet laki, mỗi điệu múa đều mang một câu chuyện riêng biệt, từ nghi lễ tôn giáo đến giải trí Sendratari, một hình thức kịch múa truyền thống
được cải tiến, kết hợp các yếu tố truyền thống với các phong cách hiện đại, đã trở thành một phần quan trọng trong các buổi biểu diễn đương đại ( Theo Các biên tập viên của Encyclopaedia Britannica, 2024)
c Âm Nhạc Đặc Sắc
Âm nhạc Indonesia đa dạng và phong phú, từ dàn nhạc gamelan với các nhạc cụ
gõ bằng kim loại đến các truyền thống âm nhạc khác nhau như kroncong và dangdut Gamelan, với âm thanh từ cồng chiêng và xylophone, là nền tảng của nhiều buổi biểu
Trang 26diễn sân khấu và múa rối, tạo ra những giai điệu vừa trữ tình vừa hài hước Dangdut,
một thể loại âm nhạc kết hợp giữa nhạc phim Ấn Độ và nhạc Malay, đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống âm nhạc hiện đại của Indonesia ( Theo Các biên tập viên của Encyclopaedia Britannica, 2024)
Hình 4: Buổi biểu diễn với dàn nhạc gamelan
(Nguồn:https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/2/29/Gamelan_Player_1.J
PG/300px-Gamelan_Player_1.JPG, truy cập ngày 26/9/2024)
d Nghệ Thuật Thị Giác
Nghệ thuật thị giác của Indonesia, từ điêu khắc và chạm khắc đến hội họa và thiết
kế dệt, phản ánh sự phong phú và đa dạng của nền văn hóa quốc gia Chạm khắc gỗ và hội họa ở Bali, với các hình ảnh Hindu và bản địa, trang trí các cổng đền và các không gian sống và nổi bật với công trình kiến trúc Phật giáo Borobudur Tại Java, các con rối
da cho các buổi biểu diễn wayang kulit được chạm khắc tinh xảo để tạo ra những hình ảnh đẹp mắt
Bao gồm điêu khắc và chạm khắc, hội họa, thiết kế dệt, làm đồ trang sức, đan lát
và các hình thức khác, nghệ thuật thị giác của Indonesia phong phú và đa dạng Một số hình thức này đã được định hình bởi các nền văn hóa cổ đại của châu Á, bao gồm các nền văn hóa của Trung Quốc thời nhà Chu muộn (thế kỷ 12–3 TCN) và Đông Sơn (thế
kỷ 3 TCN) Những loại hình khác đã tiếp thu ảnh hưởng từ các tiếp xúc với văn hóa gần đây hơn Kết hợp với những cảm nhận nghệ thuật và thẩm mỹ địa phương, đã tạo ra một loạt các phong cách độc đáo cho các dân tộc và khu vực khác nhau của đất nước
Trang 27Hình 5: Điêu khắc trên phần đầu cột ở hội trường cộng đồng ở Indonesia
(Nguồn:
https://cdn.britannica.com/38/110238-050-4BCF1422/head-column-community-hall-Nawang-Baru-North.jpg?w=300 , truy cập ngày 26/9/2024)
Điêu khắc và hội họa là một trong những truyền thống về nghệ thuật thị giác nổi tiếng nhất của Indonesia Bali từ lâu đã thu hút sự quan tâm đặc biệt về mặt văn hóa vì
đã duy trì các truyền thống Hindu qua nhiều thế kỷ trong một môi trường chủ yếu là Islam giáo Những tác phẩm chạm khắc có thể được nhìn thấy ở hầu hết mọi nơi, hình ảnh mô tả các thực thể tự nhiên và siêu nhiên từ các truyền thống Hindu và bản địa trang trí cổng đền, tạo sinh khí cho các buổi biểu diễn múa mặt nạ và múa rối, nó cũng có mặt trong các văn phòng, nhà ở, cũng như trong các phòng trưng bày nghệ thuật Tại Java, những con rối cho các buổi biểu diễn wayang kulit được chạm khắc và vẽ tinh xảo để tạo ra những bóng đổ nhẹ nhàng và tinh tế khi được chiếu sáng trên màn hình Ở các làng Dayak thuộc Kalimantan, một số công trình kiến trúc quan trọng được trang trí cầu
kỳ với các họa tiết xoắn lồng vào nhau đầy màu sắc Từ cuối thế kỷ 20, các tấm khiên, tượng gỗ, mái chèo và trống chạm khắc của người Asmat ở vùng nội địa Tây New Guinea đã được quốc tế công nhận Đền Borobudur là một minh chứng hùng hồn cho
sự vĩ đại của nghệ thuật thị giác cổ xưa của Indonesia Nằm ở trung tâm đảo Java, đền Borobudur là một trong những công trình kiến trúc Phật giáo lớn nhất và cổ xưa nhất thế giới Được xây dựng vào thế kỷ thứ 9 dưới triều đại Shailendra, đền Borobudur là một kỳ quan nghệ thuật với các bức chạm khắc và tượng Phật Được trang trí bằng hàng nghìn bức chạm khắc, mô tả các cảnh trong đời sống của Đức Phật và các câu chuyện Phật giáo Các bức chạm khắc này không chỉ có giá trị nghệ thuật cao mà còn mang ý nghĩa tôn giáo sâu sắc, giúp người hành hương và du khách hiểu hơn về giáo lý Phật giáo Sự kết hợp giữa các tầng kiến trúc và các bức chạm khắc tạo ra một tổng thể hài
Trang 28hòa, phản ánh sự uy nghi và tinh tế của nghệ thuật kiến trúc Phật giáo cổ xưa ( Theo Các biên tập viên của Encyclopaedia Britannica, 2024)
Indonesia còn có một truyền thống dệt rất phong phú và đa dạng Nghệ thuật làm batik, chủ yếu được thực hiện ở Java, với batik kỹ thuật chống nhuộm bằng sáp là một trong những hình thức nổi bật nhất Quá trình làm batik phức tạp và tốn thời gian, tạo ra những thiết kế tinh xảo và độc đáo Các phương pháp dệt như ikat và double ikat không chỉ tạo ra những sản phẩm đẹp mà còn mang ý nghĩa văn hóa và nghi lễ sâu sắc Đây là một quy trình tốn thời gian, và những tấm vải batik được tạo họa tiết hoàn toàn bằng tay, mất vài tuần để hoàn thành Mỗi hòn đảo hoặc khu vực có các họa tiết đặc trưng riêng, giúp xác định vùng mà vải được sản xuất
Trang 29TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Những khái niệm nền tảng, tạo nên bức tranh tổng quan về đề tài nghiên cứu: văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc, Indonesia và thuật ngữ Borobudur Mỗi khái niệm như một viên gạch nhỏ, cùng nhau xây dựng nên một kiến trúc vững chắc, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vẻ đẹp và ý nghĩa của di sản văn hóa thế giới này
Văn hóa Indonesia, với sự đa dạng và giao thoa của nhiều nền văn hóa khác nhau,
đã tạo nên một bức tranh văn hóa đặc sắc, nơi mà tôn giáo, tín ngưỡng và phong tục tập quán cùng hòa quyện vào nhau Nghệ thuật Indonesia, đặc biệt là nghệ thuật điêu khắc, hội họa và kiến trúc, đã để lại những dấu ấn sâu sắc, thể hiện sự sáng tạo và tài năng của người dân nơi đây Đồng thời khám phá tên gọi "Borobudur" như một câu đố lịch sử, thu hút sự tò mò và khám phá của các nhà nghiên cứu Mặc dù chưa có lời giải đáp cuối cùng, nhưng mỗi giả thuyết đều mang đến một góc nhìn thú vị, giúp chúng ta hiểu sâu hơn về ý nghĩa văn hóa và lịch sử của ngôi đền này Có thể nói, Borobudur không chỉ là một công trình kiến trúc mà còn là một ẩn số đầy hấp dẫn, chờ đợi chúng ta khám phá những bí ẩn và vẻ đẹp của ngôi đền Phật giáo nổi tiếng này
Trang 30CHƯƠNG 2 ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC ĐỀN
BOROBUDUR
2.1 Lịch sử hình thành
Về lịch sử hình thành của Borobudur, thời kỳ mà người Java xây dựng Borobudur được bao phủ trong truyền thuyết và bí ẩn, nhiều lý thuyết đã được đưa ra về nguồn gốc của Borobudur, trong đó lý thuyết thơ mộng nhất cho rằng ban đầu Borobudur đại diện cho một đóa hoa sen nổi trên mặt hồ từng bao phủ đồng bằng xung quanh, đóa hoa sen huyền thoại mà từ đó vị Phật tương lai sẽ được sinh ra Không có tài liệu cụ thể nào xác định rõ ràng cụ thể về thời gian chính xác mà Borobudur đã ẩn mình trong một thời gian dài do tro núi lửa và rừng rậm trong nhiều năm Nhưng niên đại của ngôi đền dựa trên
sự so sánh nghệ thuật của các phù điêu và chữ được khắc trên Borobudur, từ đó các nhà nghiên cứu chỉ ra kết luận rằng nó có thể được xây dựng vào khoảng năm 800 sau Công nguyên trong Thời kỳ hoàng kim của triều đại Shailendra hùng mạnh ở Trung Java ( R.Soekmono, 1976)
Một đặc điểm nổi bật của thời kỳ Shailendra tại trung tâm Jawa - Indonesia cổ đại là truyền thống xây dựng các công trình tôn giáo hoặc candi Một loạt các công trình kiến trúc tuyệt vời được xây dựng, đánh dấu các điểm cao trào trong lịch sử của triều đại này Không chỉ các đồng bằng và thung lũng rộng lớn được điểm tô bằng những candi có kích thước khác nhau, mà ngay cả các sườn đồi và đỉnh núi cũng được trang trí bằng những nơi cư ngụ của các vị thần Borobudur cũng là một trong các công trình kiến trúc hùng vĩ, tiêu biểu cho thời kỳ này và là niềm tự hào của Indonesia đến ngày nay
Nhưng cũng có số phận giống với các đền thờ Phật giáo khác ở Trung Jawa, Borobudur - kiệt tác kiến trúc Phật giáo tại Indonesia, đã bị bỏ hoang trong nhiều thế kỷ nhưng nguyên nhân gốc rễ khiến Borobudur bị bỏ hoang vẫn đang được tranh luận, lý
do tại sao ngôi đền bị bỏ hoang vẫn chưa được sáng tỏ Nhưng một trong những lí do khiến Borobudur bị bỏ hoang có thể đến từ sự ảnh hưởng của các yếu tố lịch sử, tôn giáo, và thiên nhiên Khi vương triều Hindu giáo lan rộng và trị vì tại Java từ thế kỷ 10, Phật giáo suy tàn, dẫn đến sự lãng quên của những ngôi đền như Borobudur Sự di cư của người dân khỏi khu vực và các thảm họa tự nhiên như tro bụi núi lửa từ Merapi càng làm cho ngôi đền chìm vào cảnh hoang tàn Trong khi đó, sự thiếu quan tâm và bảo tồn
từ chính quyền và người dân địa phương khiến Borobudur dần bị thiên nhiên "nuốt
Trang 31chửng", bị che phủ bởi rừng rậm Điều được biết là Phật tử đã hành hương và tham gia các nghi lễ Phật giáo tại Borobudur trong thời kỳ đầu trung cổ cho đến khi ngôi đền bị
bỏ hoang vào một thời điểm nào đó trong những năm 1400 sau Công nguyên Hơn nữa, Người ta biết rằng vào thế kỷ thứ 10 hoặc 11 sau Công nguyên, thủ đô của Vương quốc Mataram đã chuyển về phía đông xa Borobudur do các vụ phun trào núi lửa, điều này
có thể đã làm giảm Borobudur như một trung tâm hành hương Mặc dù các thương nhân
Ả Rập, Ba Tư và Gujarati đã mang Islam giáo đến nơi mà ngày nay là Indonesia vào đầu thế kỷ thứ 8 và thứ 9 sau Công nguyên, nhưng tốc độ cải đạo sang Islam giáo của người Java chỉ bắt đầu tăng nhanh vào thế kỷ 15 sau Công nguyên Khi người dân Java chấp nhận Islam giáo hàng loạt , thì việc Borobudur giảm tầm quan trọng là điều dễ hiểu Trong những thế kỷ tiếp theo, động đất, phun trào núi lửa và sự phát triển của rừng mưa đã che giấu Borobudur khỏi người Java, khiến nơi này trở nên không thể tiếp cận được Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy Borobudur chưa bao giờ rời khỏi ý thức văn hóa tập thể của người Java Ngay cả sau khi họ cải sang Islam giáo, những câu chuyện
và huyền thoại Java sau này vẫn thể hiện mối liên hệ của ngôi đền với sự bí ẩn và năng lượng tiêu cực
Sự tồn tại của nó là một bí ẩn trước khi người Anh cai trị Indonesia vào năm
1814 Khi người Anh bổ nhiệm Sir Thomas Stamford Raffles đã quan tâm đến lịch sử của Jawa Trong một lần kiểm tra, ông đã được thông báo về một di tích quan trọng nằm sâu trong rừng rậm Sau đó, ông đã bổ nhiệm cho H.C Cornelius – một người Hà Lan
đã có kinh nghiệm trong việc khảo sát các Chandis (tên gọi của các di tích có niên đại
từ thời kỳ cổ đại của lịch sử Indonesia) để khám phá sự thật về những lời đồn đại H.C Cornelius đã lên đường đến Borobudur và những gì ông tìm thấy là một ngọn đồi phủ đầy cây cối và bụi rậm Dưới sự giám sát của ông, trung úy đã ra lệnh cho 200 người chặt cây cối và đào sâu bên trong Giữa thảm thực vật rậm rạp, có thể thấy rõ những đống đá chạm khắc và các bộ phận của một công trình kiến trúc vĩ đại (IGN Anom,
2005, tr.45)
Nhưng mọi việc tiến triển rất chậm chạp do cấu trúc đá của Borobudur đã bị tổn hại nặng nề do hàng thế kỷ bị bỏ hoang, chịu tác động của mưa bão và sự xói mòn, làm cho nhiều chi tiết kiến trúc bị hư hỏng hoặc mất mát Chính phủ Đông Ấn Hà Lan đã ủy quyền và cho phép các nghiên cứu khảo cổ học về ngôi đền, nhưng nạn cướp bóc là một
Trang 32vấn đề lớn vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 Những bức tượng Phật và các chi tiết chạm khắc bị đánh cắp hoặc phá hoại, điều này càng làm cho quá trình phục hồi trở nên phức tạp Các chuyên gia khuyến nghị rằng Borobudur nên được giữ nguyên tại chỗ, và những
nỗ lực đầu tiên từ một nhóm các nhà khảo cổ Hà Lan đã phục hồi lại khu di tích kéo dài
từ năm 1907–1911
Vào những năm 1960, Borobudur đứng trước nguy cơ sụp đổ do sự xói mòn và rỗng phần nền móng của ngôi đền bởi nước ngầm Trước tình trạng nguy cấp đó, Indonesia đã khẩn thiết kêu gọi sự hỗ trợ từ UNESCO Năm 1970, UNESCO thành lập Ban Phục chế Borobudur Đầu năm 1971, kế hoạch phục chế quy mô lớn của UNESCO chính thức được khởi động Dự án này không chỉ tập trung vào việc phục hồi các bức phù điêu chạm khắc tinh xảo, mà còn phải gia cố toàn bộ cấu trúc đền Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất là củng cố nền móng ngôi đền bằng cách tạo ra lớp vỏ bê tông cốt sắt Ngoài ra, tường nền của ngôi đền cũng được nắn lại để đảm bảo độ vững chắc, các dãy tam cấp được làm mới, và các tác phẩm điêu khắc được gia cố để tránh hư hại trong tương lai Quá trình phục chế kéo dài 12 năm, đến năm 1983, Borobudur đã được khôi phục thành công, với ngày 14/2/1983 được coi là “ngày khai sinh lần thứ hai” của ngôi đền kỳ vĩ này Dự án phục chế không chỉ cứu nguy một trong những công trình kiến trúc vĩ đại nhất của Indonesia mà còn giúp Borobudur trở lại với vẻ đẹp huy hoàng
và trở thành một biểu tượng văn hóa tầm cỡ thế giới (Phương An, 2009)
Năm 1991, Borobudur chính thức được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới, đánh dấu sự khôi phục thành công và vị thế xứng đáng của công trình này trong lịch sử nhân loại Ngày nay, Borobudur một lần nữa trở thành địa điểm hành hương của Phật giáo và là một điểm đến du lịch lớn ở Đông Nam Á, nhưng đứng trước sự phát triển mạnh mẽ lần này là sự nguy cấp đến từ sự xuống cấp của ngôi đền Các quan chức Indonesia vẫn lo ngại về thiệt hại do lượng người đi bộ tại ngôi đền gây ra, cũng như các vấn đề dai dẳng về môi trường và an ninh (James Blake Wiener, 2018)
2.2 Nghệ thuật và kiến trúc Borobudur
2.2.1 Sơ lược công trình kiến trúc Borobudur
Borobudur, tượng đài Phật giáo khổng lồ nằm ở miền trung đảo Java, Indonesia, cách Yogyakarta về phía tây bắc Tượng đài Borobudur kết hợp các hình thức biểu tượng của tháp (stupa) - một gò tưởng niệm Phật giáo thường chứa các thánh tích, núi đền (dựa
Trang 33trên núi Meru trong thần thoại Hindu), và mandala - biểu tượng Phật giáo huyền bí của
vũ trụ, kết hợp hình vuông là đất và hình tròn là trời Phong cách của Borobudur chịu ảnh hưởng từ nghệ thuật của Ấn Độ Tượng đài này được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1991.( T Editors of Encyclopaedia , 2024)
Thiết kế của Đền Borobudur là sự pha trộn giữa kiến trúc triều đại Java và Gupta, phản ánh sự thống nhất giữa thẩm mỹ bản địa và Ấn Độ ở Java cổ đại Hơn 500 bức tượng Phật được đặt xung quanh Đền Borobudur và Đền Borobudur có khoảng 3.000 bức tượng phù điêu Những hình chạm khắc này rất độc đáo vì chúng chứa đựng những lời dạy của Phật giáo, cuộc sống và trí tuệ cá nhân Nếu cộng lại, chùa Borobudur có thể khẳng định là nơi có số lượng tượng Phật chạm khắc lớn nhất tại một địa điểm trên thế giới Được biết, vào thời xa xưa, những người thợ chạm khắc đã trang trí và tô điểm các phòng trưng bày trong chùa trước khi chúng được phủ sơn và trát vữa Phương pháp này
đã giúp bảo tồn những hình chạm khắc này trong hơn một nghìn năm (James Blake Wiener, 2018)
Hình 6: Công trình Borobudur nhìn từ trên cao
(Nguồn:
https://thienviendaidang.net/bai-viet-hay/den-borobudur-ky-quan-phat-giao-lon-nhat-the-gioi/ , truy cập ngày 26/9/2024)
Người ta ước tính rằng hơn 1,6 triệu khối andesit - đá núi lửa bao quanh một ngọn đồi nhỏ và có hình dạng như một kim tự tháp với ba tầng chính, một tầng vuông làm nền, một tầng giữa gồm năm tầng vuông, và tầng trên cùng gồm ba tầng tròn, tổng cộng
có chín tầng vuông (số chín là con số thần bí trong Phật giáo) Tháp ở trung tâm cao 35 mét so với mặt nền, là một tháp lớn riêng biệt ( Theo T Editors of Encyclopaedia, 2024)
Trang 34Những tảng đá này được cắt và ghép lại với nhau bằng phương pháp hoàn toàn không
sử dụng xi măng Đền Borobudur bao gồm ba di tích khác nhau: ngôi đền chính ở Borobudur và hai ngôi đền nhỏ hơn nằm ở phía đông của ngôi đền chính Hai ngôi chùa nhỏ hơn là chùa Pawon và chùa Mendut; sau này có một bức tượng Phật lớn được bao quanh bởi hai vị Bồ Tát Nhìn chung, Đền Borobudur, Đền Pawon và Đền Mendut đều
có những biểu tượng mô tả con đường mà một người đi để đến Niết Bàn Ba ngôi đền này nằm trên một đường thẳng (James Blake Wiener, 2018)
Trong vũ trụ quan Phật giáo, vũ trụ được chia thành ba cõi, và tượng đài Borobudur cũng được chia thành ba phần: một đền hình kim tự tháp với năm tầng vuông đồng tâm; phần thân hình nón với ba bệ tròn; và trên đỉnh là một tháp cao Mỗi một trong ba cấp độ chính của tượng đài đại diện cho một giai đoạn trên con đường đạt tới
lý tưởng bồ tát giác ngộ; tượng trưng cho hành trình tâm linh này, một người hành hương bắt đầu tại cầu thang phía đông và đi theo chiều kim đồng hồ quanh mỗi một trong chín tầng của tượng đài trước khi lên tới đỉnh, một quãng đường hơn 3 dặm Kamad-hatu (cõi dục giới) được thể hiện qua tầng thấp nhất, rupad-hatu (cõi sắc giới) qua các tầng vuông tiếp theo, và arupa-dhatu (cõi vô sắc) qua các bệ tròn và tháp chính Ở tầng thấp nhất, một phần bị che khuất, có hàng trăm bức phù điêu về những dục vọng trần tục, là tầng thấp nhất của vũ trụ Phật giáo Ở tầng kế tiếp, loạt phù điêu miêu tả rupa-dhatu (cõi trung và “cõi hình tướng”) qua các sự kiện trong cuộc đời của Đức Phật và các cảnh từ Jataka (những câu chuyện về các kiếp trước của Ngài) Tầng trên cùng minh họa arupa-dhatu, “cõi vô hình tướng” , hoặc là sự xa rời thế giới vật chất
Ít sự trang trí, nhưng dọc các sân thượng là 72 tháp chuông, nhiều trong số đó vẫn chứa tượng Phật, một phần có thể nhìn thấy qua các lỗ đá đục Tổng cộng có khoảng
504 bực tượng Phật trong các tháp đặt tại nơi đây Khu đền chứa 2.672 phù điêu chạm khắc trên đá có chủ đề tôn giáo Các bức phù điêu mô tả thế giới của đam mê và quá trình phát triển nhận thức của con người Khi từ từ leo lên con đường xoắn ốc, người hành hương có thể cảm nhận từ thế giới vật chất, hùng vĩ với những khối đá kiên cố dần dần trở thành thế giới tâm linh huyền bí với những hình tượng Phật giáo và sự tỉnh thức trong tâm hồn Những bức phù điêu tinh tế không chỉ kể về cuộc đời và giáo lý của Đức Phật mà còn thể hiện sâu sắc các khía cạnh triết lý của Phật giáo, về vòng luân hồi và con đường hướng tới sự giác ngộ (Johan af Klint, 2021, tr 295-297)
Trang 35Trong lễ hội Vesak - Đại lễ kỷ niệm sự kiện Đản sanh của Đức Phật, diễn ra hàng năm vào đêm trăng tròn, hàng nghìn nhà sư Phật giáo mặc áo choàng màu vàng đi thành đoàn trang nghiêm tới Borobudur để tưởng nhớ sự ra đời, cái chết và giác ngộ của Đức Phật (IGN Anom, 2005)
2.2.2 Sơ đồ Mandala
Thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên đánh dấu một thời kỳ chuyển giao quan trọng trong văn hóa Đông Nam Á, đặc biệt là Indonesia, khi các yếu tố văn hóa Ấn Độ thấm sâu vào đời sống và nghệ thuật, nhất là qua các công trình tôn giáo Không công trình nào thời kỳ này lại không mang dấu ấn Ấn Độ, bởi lẽ Phật giáo, cùng với các vị thần Ấn
Độ giáo, đã sớm bén rễ tại khu vực này Vua Asoka, nhân vật có tầm ảnh hưởng to lớn,
là người tiên phong trong việc truyền bá Phật giáo khắp châu Á Ông bảo trợ cho đợt tập kết kinh điển Phật giáo lần thứ ba và cử chín phái đoàn truyền giáo đi khắp Ấn Độ
và Đông Nam Á, trong đó có Indonesia, qua cả hai tuyến đường bộ và đường biển
Dưới ảnh hưởng của vua Asoka (thế kỷ 3 trước Công Nguyên) - một tín đồ sùng đạo, văn hóa và kiến trúc Ấn Độ nhanh chóng lan tỏa, nhưng người Indonesia không sao chép một cách máy móc, mà chọn lọc những yếu tố phù hợp để giữ gìn bản sắc dân tộc, tạo nên một bức tranh văn hóa phong phú và độc đáo Trong số các công trình nổi bật nhất, Borobudur vươn lên trở thành biểu tượng vĩ đại cho linh hồn Phật giáo Không chỉ
là một kỳ quan kiến trúc, Borobudur mang trong mình sự kết hợp hài hòa giữa triết lý giác ngộ của Phật giáo và nghệ thuật tạo hình xuất sắc, trong đó, kiến trúc Mandala và Stupa đóng vai trò cốt lõi, mang lại cho người chiêm ngưỡng cảm giác thấu hiểu sâu sắc
về con đường dẫn tới sự giải thoát
Đền Borobudur ở Indonesia là một trong những ngôi đền Phật giáo vĩ đại nhất di tích trên thế giới, tọa lạc tại trung tâm đảo Java, hòn đảo lớn nhất gần Sumatra trong quần đảo Indonesia Borobudur, một tuyệt tác kiến trúc Phật giáo cổ đại, được coi là biểu tượng vĩ đại của trí tuệ và tâm linh Đông Nam Á Borobudur vừa là một ngôi đền thờ Phật, vừa là một bảo tháp (stupa), đồng thời cũng là một mandala khổng lồ - đồ hình tượng trưng cho vũ trụ Ngoài ra, Borobudur còn có thể được xem như một đàn tràng dùng để thực hiện các nghi lễ cúng dường và chẩn tế (Hà Vũ Trọng, 2024) Với sự kết hợp hài hòa giữa phong cách bản địa Java và kiến trúc triều đại Gupta từ Ấn Độ, Borobudur không chỉ gây ấn tượng bởi quy mô đồ sộ với hơn 500 bức tượng Phật và
Trang 36khoảng 3.000 phù điêu tinh xảo, mà còn bởi thiết kế mang đậm tính triết lý và biểu tượng ( Dr Uday Dokras, 2023)
Điểm nhấn nổi bật của công trình chính là sơ đồ mandala, biểu tượng của vũ trụ trong tư tưởng Phật giáo Trong truyền thống Mật giáo, Kim cương giới mạn-đà-la (Vajradhâtu-mandala) tượng trưng cho sự viên mãn của trí tuệ và khả năng giác ngộ hoàn toàn của Đức Phật, nó thường được thể hiện dưới hình dạng một hình tròn hoặc vuông biểu trưng cho trời và đất Mandala đại diện cho vũ trụ, sự hoàn hảo và sự cân bằng Đồ hình này biểu hiện cho trí tuệ cao siêu đã được chứng ngộ, phản ánh sự thấu hiểu sâu sắc về bản chất vũ trụ và con đường dẫn đến sự giải thoát Loại hình mạn-đà-
la phổ biến nhất ở phương Tây là những bức tranh có hoa văn tinh xảo được vẽ trên vải hoặc giấy, thường có hình dạng một vòng tròn bao quanh bởi một hình vuông Từ
“mandala” xuất phát từ động từ gốc tiếng Phạn “mand” (nghĩa là đánh dấu, trang trí, phân chia) và hậu tố “la” (nghĩa là vòng tròn, bản chất, trung tâm thiêng liêng) (Dr Uday Dokras, 2023) “Mandala” dịch nghĩa theo chữ Hán là “luân viên cụ túc” (輪圓具
足), nghĩa là vòng tròn đầy đủ (Trần Thị Huệ, 2021, tr138) Hay trong Phật học từ điển, tác giả Đoàn Trung Còn cho rằng “Mạn-đà-la” cũng được đọc là Man-trà-la, Man-đà-
la, Man-đá-lá, tiếng Phạn dịch ra nhiều nghĩa: Linh-phù, đàn, đạo - tràng Ông giải thích thêm: “Đàn hay Đạo-tràng là linh phù cỡ lớn, mà một nhà tu học hay một nhóm thầy tu tạo ra để bảo hộ chỗ tu hành của mình Ấy là một bức họa lớn, một chỗ ngồi, hay một cuốc đất, nơi ấy nhà tu học dùng thiền - định mà thâu vào sức linh của chư Phật, chư Thánh, chư Tiên chư Thần, thường ngày làm lễ và cúng dường” (Đoàn Trung Còn, 1963: 282)
Chiêm ngưỡng một mandala không chỉ mang lại cái nhìn sâu sắc về thực tại và
vũ trụ mà còn là sự hòa điệu với vũ trụ đó Mandala là một bí ẩn bao trùm toàn bộ sự tồn tại Nó giúp xoa dịu nỗi đau của nhân loại Sự tịnh tâm được cảm nhận ở mandala như một liều thuốc về tinh thần có thể giúp con người vượt qua thù hận, xung đột, căng thẳng, thậm chí là chiến tranh
Kiến trúc mandala được thể hiện ở Borobudur là hình dạng một kim tự tháp khổng lồ với bốn lối lên hướng Đông, Tây, Nam, Bắc Ngôi đền không có mái che hay phòng ốc, chỉ là các khối đá xếp chồng lên nhau, thể hiện sự tối giản trong kết cấu Tuy nhiên, điều này không làm giảm đi vẻ đẹp ngược lại, sự tinh xảo trong những chi tiết
Trang 37điêu khắc mang lại cho Borobudur một sức hấp dẫn nghệ thuật mãnh liệt, như một tác phẩm tôn thờ của nhân loại đối với vũ trụ và tâm linh Được coi như một vũ trụ thu nhỏ, các chuyên gia khảo cổ học phân Borobudur thành ba lớp riêng biệt Lớp thứ nhất là phần nền móng của ngôi đền với một nền hình vuông Lớp thứ hai là phần thân đền với năm tầng hình vuông được xếp nhỏ dần từ phần nền móng lên đến phần đỉnh đền Lớp cuối cùng là phần đỉnh đền gồm 3 tầng tròn và 72 tòa tháp nhỏ, mỗi tháp đều có hình chuông và bên trong mỗi tháp có một tượng Phật một tháp Chạm vào chúng được cho
là mang lại may mắn Thật không may nhiều bức tượng đã bị mất vài phần bởi các nhà thám hiểm thế kỷ 19 khi họ tìm kiếm kỷ vật 72 bảo tháp nhỏ có lưới trông giống như những chiếc chuông đá đục lỗ Ngôi đền là được trang trí bằng các chạm khắc đá phù điêu mô tả hình ảnh cuộc sống của Đức Phật - quần thể phù điêu Phật giáo lớn nhất và hoàn chỉnh nhất trên thế giới trung tâm của phần đỉnh đền này chính là bảo tháp Phật khổng lồ ( Trần Thị Huệ, 2021, tr138)
Hình 7: Góc nhìn về phía tây bắc của Borobudur
(Nguồn : https://www.thrillophilia.com/attractions/borobudur-temple , truy cập ngày
26/9/2024)
Ba tầng tròn ở nơi đỉnh đền đó chính là tượng trưng cho hành trình tâm linh: từ Kamadhatu - đại diện cho thế giới trần tục đầy dục vọng, là tầng chân đế với hình vuông Tầng này tượng trưng cho thế giới trần tục, nơi mà con người phải đối mặt với những dục vọng và tham lam Đây là điểm khởi đầu trong hành trình tâm linh, nơi mà các hành giả nhận ra bản chất của khổ đau và những ràng buộc của thế gian Các phù điêu ở lớp này thể hiện những cảnh sinh động về cuộc sống hàng ngày, giúp người chiêm bái hiểu được sự hiện hữu của nhân quả trong từng hành động của họ Đến Rupadhatu, thế giới hình tướng nơi con người bắt đầu vượt qua những ràng buộc của cuộc sống Cuối cùng
Trang 38là Arupadhatu, nơi không còn hình tướng, biểu trưng cho sự giải thoát và giác ngộ hoàn toàn (Dr Uday Dokras, 2022) Các tầng thấp hơn minh họa giai đoạn đầu trong cuộc đời của Thích Ca Mâu Ni, trong khi hành trình của chàng Sudhana (Thiện Tài) biểu trưng cho những giai đoạn sau trong giáo lý Đại thừa Hệ thống tượng Phật ở các tầng cao còn thể hiện sự giao thoa giữa các truyền thống Phật giáo từ Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc cho đến Tây Tạng
Hình 8: Sơ đồ Mandala của Borobudur
(Nguồn: https://br.pinterest.com/pin/834010424767742274/, truy cập ngày 26/9/2024)
Khu đền chứa hơn 2000 phù điêu có chủ đề tôn giáo Các bức phù điêu của Borobudur mô tả nhiều khía cạnh quan trọng trong giáo lý Phật giáo và cuộc sống của Đức Phật Chúng thể hiện các giai đoạn trong cuộc đời của Đức Phật, từ khi sinh ra đến khi giác ngộ dưới cây Bồ đề và thuyết pháp đầu tiên Ngoài ra, các phù điêu minh họa những khái niệm cốt lõi như nhân quả, vòng luân hồi và con đường dẫn đến sự giác ngộ Bên cạnh đó, chúng khắc họa cuộc sống thường nhật và các giá trị đạo đức, góp phần truyền tải thông điệp về sự hòa hợp giữa bản thân và thế giới xung quanh Tổng thể, các bức phù điêu không chỉ là tác phẩm nghệ thuật tinh xảo mà còn là những bài học sâu sắc về triết lý sống trong Phật giáo
Trang 39Hình 9: Trên khắp các bức tường là phù điêu kể chuyện đời Phật
(Nguồn: https://tienphong.vn/chua-phat-o-xu-dao-hoi-post847381.tpo , truy cập ngày
26/9/2024)
Mandala trong thiết kế của Borobudur được thể hiện một cách tinh tế, với trung tâm là Nhật Quang Phật, bao quanh là các vị thần và bồ tát Cấu trúc này tạo nên một không gian thiêng liêng, nơi mọi người có thể cảm nhận sự kết nối với vũ trụ Các cõi bên ngoài thuộc sắc giới được hình dung trong hình vuông, nơi cư ngụ của các lực lượng thiên thần Bốn phương quanh Đại Nhật Như Lai được sắp xếp theo thứ tự với bốn đức Như Lai, tạo ra một biểu tượng hoàn hảo, thể hiện sự hòa hợp trong tư tưởng Phật giáo (Trần Thị Huệ, 2021, tr139)
Biểu tượng Mandala tại Borobudur mang trong mình ý nghĩa sâu sắc trong tư tưởng Phật giáo, phản ánh sự viên mãn và tính toàn thể của tồn tại Mandala không chỉ
là một hình thức nghệ thuật độc đáo mà còn là một hệ thống biểu tượng thể hiện mối liên hệ giữa con người và vũ trụ Nó ghi dấu sự đa dạng trong trải nghiệm tâm linh đồng thời nhấn mạnh tính bất biến của các chân lý Phật giáo Chính vì vậy, với cấu trúc kiến trúc tinh tế và các phù điêu nghệ thuật phong phú, Borobudur không chỉ là một công trình nổi bật mà còn là di sản văn hóa toàn cầu có giá trị Công trình này được xem như một "cẩm nang" tâm linh, dẫn dắt người hành hương qua những giai đoạn khác nhau của tu hành, từ những dục vọng trần tục đến trạng thái giác ngộ tối thượng Do đó, Borobudur không chỉ thể hiện giá trị thẩm mỹ mà còn mang lại chiều sâu tư tưởng, tượng trưng cho tinh thần nhân loại trong sự hòa quyện giữa tính nhất thể và tính đa dạng
Trang 402.2.3 Kiến trúc Stupa
Câu hỏi được đặt ra rằng: “Liệu một gò đất có thể tượng trưng cho Đức Phật, con đường giác ngộ, một ngọn núi và vũ trụ, tất cả cùng một lúc không? Điều đó có thể nếu
đó là một stupa Vậy stupa là gì ?
Theo từ điển Phạn-Anh, Monier-Williams định nghĩa từ “stupa” là một nút hoặc chùm tóc, phần trên cùng của đầu, đỉnh, chóp, đỉnh cao ngoài ra còn có nghĩa là một đống hoặc chồng đất, gạch hay tháp, theo tiếng Hán stupa được gọi là bảo tháp hay theo tiếng Trung được gọi là phù đồ (Steiner, 1980)
Theo "Phật học từ điển" của Đoàn Trung Còn, các thuật ngữ như tháp, pagoda, tháp bà, đâu bà, du bà, tụy đồ ba, tụy đô bà, và phù đồ đều là những phiên âm của từ
"stupa" (Đoàn Trung Còn, 1997) Đoàn Trung Còn còn định nghĩa rằng: “Tháp…là những toà cao, nhiều tầng, dưới lớn trên nhỏ, để thờ xá lị (tro tàn) của chư Phật hoặc của các nhà thành Đạo: Bồ tát, Duyên giác, La hán; hoặc để chôn di cốt của các vị thượng toạ” (Đoàn Trung Còn, 1997, tr 318) Ban đầu, stūpa chứa đựng các di tích, chủ yếu là tro của một người thánh thiện, và sau này là những vật thể khác, như hạt pha lê
Theo nghiên cứu của Nguyễn Bá Lăng, thuật ngữ "Phù Đồ" (stupa) chỉ những ngọn tháp có nguồn gốc từ Ấn Độ, có hình dạng giống như chuông úp hoặc chai lọ, khác với các Bảo Tháp (pagoda) theo phong cách Á Đông Mặc dù cả hai kiểu kiến trúc đều được xây dựng để tưởng niệm Đức Phật, nhưng chúng có hình dáng và chức năng khác nhau Ban đầu, Phù đồ là hình dung từ thời tiền sử, là những nấm mồ của các tù trưởng, vua chúa đắp hình vòm cầu, rồi phát triển thành những đài kỷ niệm Và được Phật giáo
sử dụng làm như vật tiêu biểu chính và làm trung tâm của những chốn thờ tự (Nguyễn
Bá Lăng, 1972)