Biểu đồ 3.2.2.1; Biểu đồ thể hiện quan niệm của giới trẻ Islam giáo về hôn nhân “cùng giới tính” Biểu đồ 3.2.2.2; Biểu đồ thể hiện quan niệm của giới trẻ Kito giáo về hôn nhân “cùng giới
Mục tiêu nghiên cứu
Với đề tài “Quan niệm hôn nhân của giới trẻ Java Indonesia hiện nay (Nghiên cứu trường hợp ở đảo Java)” sẽ hướng đến những mục tiêu như sau:
Thứ nhất, tìm hiểu quan niệm hôn nhân theo tôn giáo (Islam giáo, Phật giáo, Hindu giáo, Khổng giáo và Kito giáo) và theo văn hóa truyền thống Java của người Java
Thứ hai, sau khi đã nhận diện được quan niệm hôn nhân theo văn hóa truyền thống
Java, chúng tôi sẽ khảo sát và so sánh để tìm ra những quan niệm của giới trẻ Java về hôn nhân hiện nay
Thứ ba, qua quan niệm của giới trẻ Java về hôn nhân hiện nay, chúng tôi cũng tìm hiểu quan niệm của giới trẻ Java về các hiện tượng hôn nhân mới trên thế giới và các yếu tố làm thay đổi quan niệm hôn nhân của giới trẻ Java hiện nay.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quan niệm hôn nhân của giới trẻ Java ở Indonesia hiện nay
- Giới hạn về nội dung: đề tài chủ yếu nghiên cứu về quan niệm hôn nhân theo tôn giáo và truyền thống Java ở Indonesia Sau đó nghiên cứu về quan niệm của giới trẻ
Java về hôn nhân hiện nay Bên cạnh đó cũng đưa ra những yếu tố tác động làm thay đổi quan niệm hôn nhân của giới trẻ Java
- Giới hạn về thời gian: Thời gian nghiên cứu đề tài chủ yếu tập trung từ sau thời kỳ Trật tự mới (năm 1998) cho đến nay
- Giới hạn về không gian: Người Java cư trú khắp các đảo ở Indonesia nhưng chủ yếu tập trung ở đảo Java nên đề tài chỉ nghiên cứu giới trẻ tại một số nơi ở đảo Java.
Tổng quan tình hình nghiên cứu
Cho đến nay ở Indonesia hay trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về quan niệm hôn nhân của giới trẻ Java Indonesia hiện nay Dưới đây chúng tôi xin điểm qua một số công trình như:
- Công trình “Memelihara cinta (love) dalam pernikahan, sesuatu jalan yang mencapai kebahagiaan” của tác giả Syurawasti Muhuddin Công trình này nghiên cứu về cách để giữ gìn tình yêu trong hôn nhân gia đình cũng như có đề cập đến việc tình yêu học đường và những quy định khi yêu ở lứa tuổi này tại Indonesia
- Công trình “Hakekat Perkawinan menurut undang-undang perkawinan dan hukum
Islam dan hukum adat” của tác giả Santoso, xuất bản tại trường Đại Học Islam Sultan
Agung Semarang Công trình đề cập đến những luật lệ, quy định Islam giáo về hôn nhân cũng như mô tả bức tranh hôn nhân Islam giáo tại Indonesia thời kỳ trước cho đến nay
- Công trình “Hukum Perkawinan Islam dan Undang-Undang Perkawinan (Undang-
Undang No 1 Tahun 1974 tentang Perkawinan)” của tác giả Soemiyati, xuất bản năm
1997 tại Yogyakarta Trong trang 4, tác giả đã đề cập đến những điều quan trọng trong hôn nhân mà người Islam cần phải biết và tuân theo Điều này cũng gây ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lý của giới trẻ hiện nay bị chi phối bởi luật lệ tôn giáo
- Công trình “Hukum Islam di Indonesia” của tác giả Ahmad Rafiq, xuất bản năm
2000 tại Jakarta Trong trang 56 và 57, tác giả đã nêu bật lên một số nguyên tắc sau khi kết hôn đối với người Islam giáo về việc công bằng trong hôn nhân, việc cho phép cưới nhiều hơn một vợ
- Công trình “Kembang Setaman Perkawinan (Analisis Kritis Kitab Uqud Al-Lujjayn)” của nhóm tác giả Forum Kajian Kitab Kuning được xuất bản tại Penerbit Buku
Kompas Jakarta năm 2005 Trong công trình này, tác giả đã đề cập đến việc bình đẳng hôn nhân cũng như phụ nữ sau hôn nhân bị ngược đãi nặng nề nên họ cần phải có tiếng nói trong hôn nhân
- Công trình “Mencari solusi di tengah-tengah polemic perkawinnan lintas agama dalam berbangsa dan bernegara” của tác giả Lutfi Chakim Công trình đề cập đến những biện pháp giải quyết các vấn đề về kết hôn khác tôn giáo hay kết hôn với người nước ngoài
- Công trình “Indonesia: Inter-Religious Marriage” xuất bản tại The Law Library of Congress, Global Legal Research Center năm 2010 Công trình đề cập đến vấn đề hôn nhân liên tôn giáo, những khó khăn trong quá trình kết hôn với người khác tôn giáo và cách giải quyết
- Công trình “Nikah Beda Agama Kenapa ke luar negeri?” của tác giả Dr Sri Wahyuni, M.Ag., M.Hum xuất bản tại Penerbit Alvabet năm 2016 Công trình đã đề cập đến luật hôn nhân chung tại Indonesia, qui định chung về kết hôn khác tôn giáo và kết hôn với người nước ngoài.
Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:
- Phương pháp điều tra bảng hỏi: Phương pháp này được sử dụng để thu thập ý kiến của giới trẻ Java về vấn đề hôn nhân thông qua bảng hỏi đã được thiết kế sẵn Quan niệm hôn nhân của giới trẻ Java về độ tuổi kết hôn, hôn nhân đồng tộc, hôn nhân đồng tôn giáo, hôn nhân môn đăng hộ đối và hôn nhân tự nhiên (tự tìm hiểu)
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phương pháp này được sử dụng để thu thập ý kiến, quan điểm của giới trẻ về các vấn đề liên quan đến hôn nhân hiện nay ở Indonesia như quan niệm của giới trẻ Java về các hiện tượng hôn nhân mới trên thế giới và các yếu tố làm thay đổi quan niệm hôn nhân của giới trẻ Java
- Phương pháp thống kê và xử lý số liệu là phương pháp thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu và tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứ nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và quyết định Để có dữ liệu tổng quát về tình hình nghiên cứu, số liệu thu thập phải được xử lý tổng hợp, trình bày
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành lịch sử, tôn giáo và văn hóa: Phương pháp này được sử dụng để trình bày quan niệm hôn nhân theo tôn giáo và quan niệm hôn nhân theo văn hóa truyền thống của người Java Từ đó, chúng tôi tiến hành so sánh để tìm ra quan niệm hôn nhân của giới trẻ Java ở Indonesia hiện nay
- Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số thao tác để tiến hành phân tích tư liệu tổng hợp, phân loại tư liệu và tiến hành xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, để rút ra được những kết luận nghiên cứu.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp những thông tin cần thiết về quan niệm hôn nhân theo tôn giáo và truyền thống Java và quan niệm hôn nhân của giới trẻ Java hiện nay Từ đó giúp người đọc có cái nhìn bao quát hơn về hôn nhân tại đảo Java Indonesia Song song đó, đề tài nghiên cứu cũng đưa ra những yếu tố làm thay đổi quan niệm hôn nhân của giới trẻ Java
- Ngoài ra từ kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng để làm luận cứ khoa học cho các đề tài nghiên cứu tương tự khi muốn tìm hiểu sâu hơn về quan niệm hôn nhân theo tôn giáo và truyền thống của một tộc người nào đó
Kết quả của đề tài nghiên cứu này có thể được sử dụng làm tư liệu tham khảo cho sinh viên các ngành Indonesia học, Đông phương học, nhân học, văn hóa học, … và những ai muốn tìm hiểu về hôn nhân của người Java nói riêng và người Indonesia nói chung.
Bố cục đề tài
Cơ sở lý luận
1.1.1 Tộc người và văn hóa tộc người
Tộc người theo nghĩa rộng là một loại hình cộng đồng người Tộc người theo nghĩa hẹp là tổng hợp những con người được hình thành về mặt lịch sử trên một lãnh thổ nhất định, dưới một cái tên tự gọi (tộc danh), có những đặc điểm chung tương đối bền vững về văn hóa và tâm lí (trong đó nổi trội là ngôn ngữ); có ý thức về sự thống nhất của họ cũng như sự khác nhau giữa họ với các tộc người khác (nói ngắn gọn là ý thức tộc người) 1
Trong 3 yếu tố: ngôn ngữ, lãnh thổ và ý thức tộc người gắn với tộc danh thì yếu tố thứ ba có vai trò đặc biệt Ý thức tự giác của tộc người gắn với tộc danh không chỉ là là yếu tố cần thiết mà còn là yếu tố đấy đủ cho bản sắc hóa tộc người Khi có dấu hiệu thay đổi về ý thức tự giác của tộc người thì sẽ xuất hiện dấu hiệu thay đổi thành phần tộc người Ở góc độ triết học, vấn đề tộc người không chỉ gói gọn trong quá trình thu thập, phân tích các dữ liệu nhân chủng học một cách trực quan mà còn phải nghiên cứu những nhân tố tự nhiên và lịch sử xã hội để làm rõ quá trình phát sinh của một tộc người Tộc người với các hình thái kinh tế - xã hội như một cơ thể xã hội gồm tập thể những con người luôn thống nhất, có tên tự gọi (tên chính trị), chiếm một lãnh thổ nhất định (khởi nguyên là quyền sở hữu đất đai của một cộng đống) và cùng có những đặc điểm chung về ngôn ngữ và văn hóa Lịch sử loài người với tính cách là tổng thể lịch sử của các cộng đồng Quá trình hình thành nhà nước trong lịch sử nhân loại khởi đầu từ tộc người đã được Mác và Ăngghen đề cập trong các tác phẩm của mình
Chẳng hạn như từ thị tộc, bộ tộc -> tập đoàn người (có sự khác nhau về sở hữu) -> giai cấp (đấu tranh giai cấp -> nhà nước Con người với tính cách là con người hiện thực, là chủ thể lịch sử có quá trình hình thành và phát triển gắn với sự biến đổi của các phương thức sản xuất trong những điều kiện địa lí tự nhiên nhất định Chủ thể lịch sử khẳng định không gian sinh tồn của mình thông qua việc xác định chủ quyền lãnh thổ Ở điểm xuất phát, do chưa bị phân hóa nên mọi sự vật hiện tượng đều chưa có sự phân
1 http://www.spnttw.edu.vn/articledetail.aspx?articleid384&sitepageide6 Truy cập ngày 09/01/2020
9 biệt Qua quá trình vận động, những khác biệt dần dần lộ ra, từ đó dẫn đến những khoảng chênh về các giá trị Lao động loài người cũng vậy Hình thái kinh tế chiếm đoạt là phổ quát ở thời kì đầu tìm kiếm phương thức sống của nhân loại Sản phẩm thời kì này chủ yếu do thu lượm từ tự nhiên Khi nhận thấy những bất ổn của hình thức săn bắt, hái lượm con người chuyển sang các hình thức kiếm sống khác phù hợp với môi trường mà họ đang cư trú Do những lợi thế về mặt địa hình và khí hậu, người Phương Tây chọn lối sống chăn dắt bầy đàn còn người phương Đông chọn lối sống trồng trọt (gồm nông nghiệp khô và nông nghiệp lúa nước) Sản phẩm thời kì này thu được từ nền sản xuất dựa vào môi trường tự nhiên “Ngay từ xưa, đời sống của con người đã dựa vào sản xuất, dựa vào một kiểu nào đó của nền sản xuất xã hội” 2 Nền sản xuất ở giai đoạn đầu tiên dù ở dạng này hay dạng khác thì cũng chỉ là nền sản xuất
“tự nhiên” Nhưng nó là tiền đề cho toàn bộ lịch sử nhân loại, bảo đảm sự tồn tại của cá nhân con người cho đến ngày nay Cách tiếp cận từ góc độ triết học, lịch sử, xã hội cho thấy bản chất tộc người được hình thành trong các mối quan hệ cơ bản: nhà nước, dân tộc, kinh tế, văn hóa Đây là những mối quan hệ đồng thời cũng là những yếu tố tổng quát để xem xét bản chất tộc người Trong quá trình vận động, các tộc người luôn có ý thức xây dựng, phát triển đồng thời giữ gìn, bảo vệ nhà nước, dân tộc (tộc danh và ý thức về tộc người), kinh tế, văn hóa của cộng đồng mình Đó cũng chính là quá trình giữ gìn bản sắc của một hoặc nhiều cộng đồng người có chung tộc danh (cũng có thể là quốc hiệu) Thực tế cho thấy, việc giữ gìn tộc người trước hết là giữ gìn tộc danh và ý thức về tộc người Tức là những yếu tố thuộc lĩnh vực văn hoá, dân tộc chứ chưa phải lĩnh vực nhà nước 3
Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách sống động toàn bộ cuộc sống con người trong suốt quá trình lịch sử Văn hóa tạo nên một hệ thống các giá trị truyền thống bao gồm thẩm mĩ và lối sống, từ đó từng dân tộc xây dựng nên bản sắc riêng của mình Văn hóa là tất cả những gì con người đã bỏ công sức để tạo ra; nó khác với những gì tồn tại trong tự nhiên ngoài con người “Văn hoá là hệ thống hữu cơ các giá trị tinh thần và vật chất do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” 4 Văn hóa với tính
2 C Mác (1973) Tư Bản, Phê phán khoa kinh tế chính trị Nxb Sự Thật Hà Nội, tr 346
3 http://www.spnttw.edu.vn/articledetail.aspx?articleid384&sitepageide6 Truy cập ngày 09/01/2020
4 Trần Ngọc Thêm (1996) Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam Nxb TP Hồ Chí Minh, tr 27
10 cách là yếu tố cấu thành tộc người bao gồm tri thức, tín ngưỡng, đạo đức, nghệ thuật, luật pháp, tập quán, sinh hoạt … là sự thể hiện bản chất năng lực con người với tính cách là thành viên của cộng đồng xã hội “Văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” 5 Nghiên cứu văn hóa với tính cách là yếu tố cấu thành tộc người cần phải xem xét trên cả trục đồng đại và lịch đại Với sự liệt kê đầy đủ danh mục các hiện tượng văn hóa của một tộc người cho phép chúng ta có những nhận định sơ bộ về văn hóa tộc người cũng như bản sắc văn hoá tộc người Khi nói đến văn hóa tộc người là nói đến những khía cạnh tiêu biểu của tộc người đó tạo nên những nét khác biệt với văn hóa các tộc người khác Cũng cần thấy rằng văn hoá tộc người là một thực thể đa dạng và thống nhất “Nếu coi thống nhất của văn hóa từ đa dạng, thì muốn củng cố sự thống nhất ấy, phải trên cơ sở bảo tồn và phát triển tính đa dạng của văn hóa, mà ở đây thể hiện rõ nhất là đa dạng văn hóa tộc người và văn hóa địa phương (văn hóa vùng) Sẽ không có sự thống nhất văn hóa nào vững chắc và lành mạnh lại dựa trên cơ sở thuần nhất hóa hay đơn nhất hóa văn hóa” 6 Đời sống vật chất và đời sống tinh thần là hiện tượng phổ quát của các tộc người Mặt khác, sự vận động về mặt tinh thần và vật chất của chủ thể văn hoá luôn gắn với không gian thời gian cụ thể Nhờ có quan hệ với tự nhiên và xã hội mà chủ thể văn hoá sáng tạo ra những sản phẩm có giá trị, đồng thời nhờ đó mà chủ thể có thể thể hiện mình trước tự nhiên và xã hội Văn hoá là sự thể hiện mình theo một cách riêng, trong điều kiện lịch sử cụ thể của một chủ thể văn hoá Văn hoá theo hướng này có nghĩa là nét đặc thù về phong cách sống của tộc người Nét đặc thù về phong cách sống của mỗi tộc người như là phương thức tái hiện những tập hợp tình cảm và lí trí nhằm khẳng định các giá trị chung của cộng đồng tộc người Nói chung, nét đặc thù về phong cách sống là một biểu hiện của bản sắc văn hoá tộc người
5 Hồ Chí Minh (1995) Toàn tập Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội t.3, tr.431
6 Ngô Đức Thịnh (2006) Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr 845.
1.1.2 Hôn nhân và các loại hình hôn nhân
Trên thực tế, có nhiều cách hiểu khác nhau về hôn nhân Hôn nhân thường là sự kết hợp giữa một người đàn ông được gọi là chồng và một người phụ nữ được gọi là vợ Hôn nhân là sự kết hợp của các cá nhân về mặt tình cảm, xã hội, và hoặc tôn giáo một cách hợp pháp Hôn nhân thường là kết quả của tình yêu nam nữ
Dưới góc độ pháp luật căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014, khái niệm hôn nhân được hiểu là hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn Trên cơ sở khoản 1 Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình hiện hành, hôn nhân được xem là kết quả của tình yêu, là sự kết hợp giữa một người đàn ông được gọi là chồng và một người phụ nữ được gọi là vợ Đây là sự kết hợp giữa nam và nữ về tình cảm, xã hội, giới tính, tôn giáo một cách hợp pháp Hôn nhân điều chỉnh mối quan hệ sinh lý giữa đàn ông và phụ nữ, cho phép nam nữ sống chung với nhau đồng thời đặt ra các quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của vợ chồng với nhau Trên thực tế, lễ cưới hỏi thường được xem là sự kiện đánh dấu sự chính thức bắt đầu của hôn nhân Tuy nhiên, về mặt luật pháp, hôn nhân bắt đầu từ việc đăng ký kết hôn, là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định pháp luật khi đủ điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền Đồng thời, theo quy định Điều 36 Hiến pháp 2013, hôn nhân dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, là chế độ một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau Các quốc gia trên thế giới tồn tại nhiều kiểu hôn nhân khác nhau như hôn nhân một vợ một chồng, hôn nhân nhiều vợ nhiều chồng, hôn nhân đa thê, hôn nhân đồng tính, nam nữ sống chung như vợ chồng Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam hiện nay chỉ công nhận chế độ hôn nhân một vợ một chồng Đối với hôn nhân giữa những người cùng giới tính, mặc dù không cấm nhưng Nhà nước vẫn không thừa nhận hôn nhân đồng giới Mục đích cơ bản nhất và quan trọng nhất của hôn nhân là việc sinh sản, nuôi dưỡng và giáo dục con cái của vợ chồng Hôn nhân góp phần duy trì nòi giống, đảm bảo tương lai tồn tại của cả một dân tộc Như vậy, hiểu một cách khái quát nhất, hôn nhân là sự kết hợp hoàn tự nguyện giữa 1 nam và 1 nữ trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng nhau, được xác lập sau khi nam nữ đăng ký kết hôn khi đủ điều kiện kết hôn và tiến hành tại cơ quan có thẩm quyền 7
7 https://luatnqh.vn/hon-nhan/ Truy cập ngày 09/01/2020
1.1.2.2 Các loại hình hôn nhân
Hiện nay có một số loại hình hôn nhân phổ biến như hôn nhân một vợ một chồng, hôn nhân nhiều vợ nhiều chồng (đa thê, đa phu, quần hôn), hôn nhân giữa hai người cùng giới tính, hôn nhân theo tục lệ nối dây,… 8
* Hôn nhân một vợ một chồng
Hôn nhân một vợ - một chồng là một hình thức hôn nhân giữa 1 nam và 1 nữ, trong đó mỗi cá nhân chỉ có một người hôn phối trong suốt cuộc đời của họ hoặc tại thời điểm đang xét đến Đây là hình thức hôn nhân cơ bản và phổ biến nhất, được chấp nhận ở mọi nơi trên thế giới
Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng được cụ thể hóa trong quy định về các trường hợp cấm trong chế độ hôn nhân và gia định, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cấm “Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ” Tuy nhiên, nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng có ngoại lệ hay không? Nói cách khác, trường hợp nào pháp luật thừa nhận hôn nhân có nhiều vợ, nhiều chồng?
* Hôn nhân nhiều vợ nhiều chồng (đa thê, đa phu, quần hôn) Đa phu thê là hôn nhân với nhiều hơn một người Khi một nam giới lấy nhiều hơn một vợ trong cùng một thời điểm, được gọi là đa thê Khi một phụ nữ lấy nhiều hơn một chồng trong cùng một thời điểm, được gọi là đa phu Nếu hôn nhân gồm nhiều chồng và vợ, được gọi là kết hôn nhóm hoặc gọi là quần hôn
Trong một số trường hợp pháp luật thừa nhận hôn nhân có nhiều vợ, nhiều chồng
Thứ nhất, trường hợp kết hôn trước khi Luật hôn nhân gia đình năm 1959 có hiệu lực (trước ngày 13/01/1960) Theo Luật này, những trường hợp kết hôn từ ngày 13/01/1960 mà vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng thì được coi là không hợp pháp Như vậy, những quan hệ hôn nhân được xác lập trước khi Luật này có hiệu lực, dù có nhiều vợ, nhiều chồng thì vẫn không vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng và được coi là hợp pháp Tuy nhiên, do hoàn cảnh chiến tranh nên Luật này chỉ có hiệu lực đối
8 Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (2015) Bộ Tài Liệu tập huấn các quyền đối với đất đai và tài sản trong hôn nhân và gia đình Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS), tr 9.
Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Vài nét về tộc người Java
Người Java là tộc người lớn nhất ở Indonesia, có địa bàn cư trú bản địa là Trung Java, Đông Java và Yogyakarta Mặc dù đảo Java chỉ chiếm 7% diện tích Indonesia nhưng đây là nơi cư trú của hơn 60 % dân số Indonesia Chính vì sự mất cân bằng dân số giữa những hòn đảo như vậy nên ngay từ thế kỷ XVIII, chương trình di dân từ đảo Java đến những hòn đảo khác ít người hơn đã được chính quyền thuộc địa Hà Lan thực hiện
13 Huỳnh Khái Vinh (2001) Những vấn đề văn hóa Việt Nam đương đại Tập 2 Hà Nội: Khoa học Xã hội, trang 31-32
Một phần người Java di cư tới những vùng đất lớn lân cận như xung quanh vùng Deli Serdang thuộc phía Bắc Sumatra hay tới khu vực tỉnh Lampung, Bali
Vào thời kỳ đó, cũng có nhiều người Java di cư đến một số vùng đất như Suriname (Nam Mỹ), Nam Phi và Haiti (Thái Bình Dương) Ngoài ra, người Java còn được đưa đến khu vực thuộc địa của Hà Lan ở Curacao (Nam Mỹ) từ thế kỷ XVII Sau đó vào thế kỷ XIX, người Java còn được đưa đến những đồn điền của Pháp ở New Caledonia 14
Người Java là tộc người có dân số đông nhất trong các tộc người ở Indonesia, khoảng 95.217.022 người, chiếm 40,22% tổng dân số Indonesia 15 Đồng thời, Java là tộc người có nền văn hóa lâu đời và nổi bật hơn so với các tộc người khác ở Indonesia
Người Java có nguồn gốc từ đảo Java, cư dân bản địa của đảo này Josef Glinka khẳng định rằng “cách đây 2 triệu năm trên đảo Java đã có người cư trú Có bằng chứng cho thấy sự tiến hoá từ Homo erectus sang Homo sapiens đã diễn ra ở đây Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ 200.000 đến 40.000 năm trước Công Nguyên, vẫn chưa tìm thấy hoá thạch nào ở đây để cho phép tái dựng lại quá trình tiến hoá đó Cách đây 40.000 năm, ở đảo Java và phần lớn quần đảo Indonesia đã có người Homo sapiens sinh sống ban đầu có nguồn gốc từ tộc người Autromelanesid, khoảng 10.000 năm trải qua quá trình Mongoloid hoá Quá trình Mongoloid hoá này diễn ra tương đối sâu rộng trong một ngàn năm gần đây Địa bàn cư trú lâu đời của người Java là đảo Java, một trong năm đảo lớn của quần đảo Indonesia Đảo Java có chiều dài hơn 1.200km và rộng 500km, nằm trên bờ phía Nam của quần đảo Indonesia Hòn đảo này chiếm 7 % diện tích đất liền của Indonesia 16 Đảo Java được chia làm bốn tỉnh (Banten, Tây Java, Trung Java, Đông Java), một đặc khu (thành phố Yogyakarta) và một đặc khu thủ đô (Jakarta)
Java nằm giữa đảo Sumatra ở phía Tây và đảo Bali ở phía Đông, còn đảo Kalimantan nằm ở phía Bắc, Sunda ở phía Tây, Ấn Độ Dương ở phía Nam và eo biển Bali cùng eo biển Madura ở phía Đông
14 Koentjaraningrat (1984) Kebudayaan Jawa (Văn hóa Java) PN Balai Pustaka Jakarta, hlm 5
15 Ahsan Naim & Hendry Syaputra (2010) Kewarganegaraan, suku bangsa, agama dan bahasa sehari - hari penduduk Indonesia (Quốc tịch, tộc người, tôn giáo và ngôn ngữ hàng ngày của người dân Indonesia), Badan
Pusat Statistik, Jakarta – Indonesia, hlm 9
16 Koentjaraningrat (1984) Kebudayaan Jawa (Văn hóa Java) PN Balai Pustaka Jakarta, hlm 3.
1.2.2 Địa bàn nghiên cứu Đảo Java là nơi sinh sống của khoảng 135 triệu người với mật độ dân số là 981 người/km, đảo Java được xem là đảo đông dân nhất thế giới Dân cư trên đảo phần lớn là tín đồ của Islam giáo (93 %), một số ít theo Hindu giáo (1-2 %), số còn lại theo những tôn giáo khác Mặc dù là đảo nhỏ nhưng đảo Java có nhiều thành phần tộc người nhất trong số các đảo ở Indonesia Trên đảo có ba ngôn ngữ chính, trong đó tiếng Java chiếm ưu thế và là ngôn ngữ bản địa của hơn 60 triệu người tại Indonesia, kể đến là tiếng của người Sunda, họ chủ yếu cư trú ở vùng phía Tây của đảo Java Hầu hết cư dân trên đảo Java sử dụng song ngữ trong giao tiếp hàng ngày, tiếng Indonesia là ngôn ngữ thứ nhất hoặc thứ hai của họ Chính vì vậy mà Java là đảo có sự đa dạng về tín ngưỡng, tôn giáo, tộc người và văn hóa
Hòn đảo này là trung tâm của một số đế quốc Hindu - Phật giáo, vương quốc Islam giáo hùng mạnh và là trung tâm của thiết chế Đồng Ấn Hà Lan Java cũng là trung tâm của các Cuộc đấu tranh giành độc lập cho Indonesia vào các thập niên 1930 và 1940 ủa thế ký trước Java chiếm ưu thế về mặt chính trị, kinh tế và văn hóa hơn 6 với các đảo khác của Indonesia 17 Đảo Java nằm ở vị trí địa chiến lược, là trung tâm của quần đảo Indonesia cũng như khu vực Đông Nam Á, là cửa ngõ nối liền hai đại dương lớn, đó là Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, đồng thời là cầu nối giữa châu Đại dương, châu Á với châu Âu Chính nhờ vị trí địa chiến lược này, từ lâu đảo Java đã trở thành nơi dừng chân của nhiều thương buồn nước ngoài Do đó, đây là cơ hội cho người Java tiếp xúc và giao lưu với thế giới bên ngoài từ rất sớm
1.2.3 Các yếu tố tác động đến quan niệm hôn nhân
Hôn nhân có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống và nó bị chi phối bởi nhiều yếu tố chẳng hạn như tôn giáo, địa bàn cư trú, tiếp xúc tộc người Đa số mọi người nghĩ rằng hôn nhân là kết quả của một tình yêu, một mối quan hệ đặc biệt, tình nguyện và hợp pháp của cả hai người Tuy nhiên, hôn nhân giữa một người có tôn giáo và một người “không tôn giáo” thường thuận lợi hơn là hôn nhân giữa
17 Nguyễn Thanh Tuấn (2016) Vai trò của Islam giáo trong văn hóa nghệ thuật của người Java ở Indonesia
Luận án Tiến sĩ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, trang 44-49
20 những người khác niềm tin tôn giáo Thực tế, với những người theo tôn giáo, không ai muốn mình là người yếu thế trong niềm tin, nên cả hai đều muốn chứng tỏ rằng đạo của mình là tốt Đó cũng là điều hết sức bình thường trong tâm lý của một người được học và thực hành giáo lý tôn giáo Nhưng không phải cái món mà mình ăn thấy ngon, thì người khác cũng phải thấy ngon giống như mình đã ăn Vậy nên, trước khi có được sự hòa hợp, cả hai hãy sống đúng với những lời dạy về lòng từ bi, tình yêu thương nơi Phật hay Chúa của mình, đừng để sự áp đặt miễn cưỡng bên ngoài làm tổn thương đến tình yêu và lòng tự trọng của mỗi bên Gia đình của hai bên cũng phải hiểu và tôn trọng điều đó ở con cái Đành rằng vừa có tình yêu chân thật, vừa có cùng một niềm tin tôn giáo sẽ thuận lợi hơn, nhưng đó không phải là điều kiện duy nhất để có được hạnh phúc Hạnh phúc là quá trình chung sống, vun đắp, gìn giữ, trân trọng, vượt qua thử thách…của cả hai người Bởi nếu niềm tin tôn giáo là điều kiện duy nhất quyết định hạnh phúc, thì tại sao ngay từ đầu người ta không chọn những người có cùng tôn giáo để yêu và kết hôn? Và nếu yếu tố khác niềm tôn giáo ở đây được xem là cản trở lớn nhất cho hạnh phúc, vậy tại sao họ phải yêu nhau, bất chấp việc biết rằng sẽ khó có hạnh phúc? Vậy họ tìm đến với nhau bằng tình yêu, tình dục, lợi dụng vật chất hay còn điều gì khác? Nếu hiểu được rằng từ xưa đến nay, tình yêu thương con người luôn lớn hơn niềm tin tôn giáo, thì mỗi bên sẽ không để những áp đặt vô lý đó diễn ra Chính vì những cặp hôn nhân khác đạo dùng niềm tin tôn giáo của mình để can thiệp quá sâu vào tình yêu, nên mới tạo ra hết mâu thuẫn này đến mâu thuẫn khác, dẫn đến có không ít lứa đôi phải từ bỏ tình yêu của mình, mang trong lòng những đau khổ, oán giận không dứt đối với phía ngăn cản, làm cho mâu thuẫn tôn giáo tăng lên… Ở đây, những chức sắc tôn giáo phải chịu một phần trách nhiệm Sự ép buộc cải đạo bằng hôn nhân (hay tiền bạc, chức vụ, việc làm, du học…) có thể đến từ hai nguyên do:
1 Xuất phát từ những quan niệm chỉ biết đạo mình là tốt, còn đạo khác là xấu
2 Do lo sợ trước việc suy giảm tín đồ và sự kém hấp dẫn trong tôn giáo của mình Tình yêu và hôn nhân đòi hỏi mỗi cá nhân phải vượt lên tín điều, giáo điều để giữ gìn hạnh phúc của riêng mình Đừng xem việc cải đạo như một phần thưởng của chiến
21 thắng mà không để ý gì đến niềm tin và lòng tự trọng của người mình yêu Tình yêu trong sáng thì không thể để niềm tin tôn giáo vị kỷ chi phối 18 Địa bàn cư trú cũng là một trong những yếu tố tác động đến quan niệm hôn nhân Vì tùy vào mỗi khu vực sẽ có một nền văn hóa khác nhau nên cách suy nghĩ cũng sẽ khác Đồng thời nếu yêu xa khu vực sau này hôn nhân cũng có rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết nên quan niệm của họ về hôn nhân cũng sẽ khó hơn Tương tự cho việc khác tộc người thì sẽ bị cản trở bởi rào cản ngôn ngữ Mặc dù họ là người Indonesia và nói tiếng Indonesia nhưng tại quốc gia này mỗi tộc người sẽ có một ngôn ngữ riêng nên việc giao tiếp cũng cần phải cân nhắc Mỗi tộc người có những quy định, văn hóa, bản sắc riêng nên quan niệm của họ trong hôn nhân cũng sẽ khác so với những tộc người khác
Indonesia là một đất nước vạn đảo, trong đó đảo Java là một hòn đảo với diện tích không quá lớn nhưng nó chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Indonesia
Tại đảo Java, phần lớn tộc người Java bản địa sinh sống, bên cạnh đó cũng có những tộc người khác như tộc người Sunda, Betawi, Madura…Bởi vì họ sinh sống ở đây đã từ rất lâu nên văn hóa đã được hình thành theo thời gian và thêm sự ảnh hưởng từ các tộc người, tín ngưỡng địa phương khác nên quan niệm của họ trong đó có quan niệm về hôn nhân cũng sẽ khác so với trước đây
Quan niệm hôn nhân theo tôn giáo ở Indonesia
2.1.1 Quan niệm hôn nhân theo Islam giáo
Islam giáo là tôn giáo lớn thứ hai trên thế giới, sau Kitô giáo Islam giáo là tôn giáo đang phát triển nhanh nhất dù xét về mặt lịch sử, đây là tôn giáo mang tính quốc tế ra đời muộn nhất Có thể nói tại các quốc gia Islam giáo, mỗi mặt của cuộc sống đều do Islam giáo chỉ đạo, mọi chuẩn mực hành vi, hoạt động xã hội của mỗi công dân đều được qui định rất rõ ràng Trong cuộc sống hàng ngày, Islam giáo có những quy định rất cụ thể về những điều Muslim được phép làm và những điều không được phép làm
Về mặt nội dung, những qui định về những điều Muslim được phép làm và những điều không được phép làm được chia thành ba lĩnh vực chính liên quan đến các khía cạnh đời sống khác nhau của mỗi Muslim: đời sống riêng tư; đời sống gia đình; đời sống thường ngày Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến những quy định của Islam giáo liên quan đến hôn nhân và đời sống gia đình
Về kết hôn người Muslim luôn quan tâm đến chuyện hôn sự Khi con cái trưởng thành, đến tuổi kết hôn, cha mẹ sẽ đôn đáo lo chuyện hôn nhân cho con Nếu cha mẹ qua đời, anh, chị, em ruột thịt và các bậc bề trên thân thích sẽ đứng ra lo việc hôn nhân khi những thành viên nhỏ tuổi trong gia đình đến tuổi trưởng thành Đây là một quy định bất thành văn đối với Muslim Về mặt tôn giáo, nam Muslim không được phép kết hôn với phụ nữ thờ bụt tượng, đa thần mà chỉ được phép kết hôn với nữ Muslim, phụ nữ theo Kitô giáo và Do thái giáo “Các người được phép cưới các trinh nữ tự do có đức tin (không phải là nữ nô lệ) và cả các trinh nữ tự do trong số người dân đã được ban cho Kinh sách…” (Qur’an, 5: 5) Islam giáo cho rằng dù các tín đồ Kitô giáo và Do thái giáo đã bóp méo và sửa chữa Kinh sách nhưng cả Islam giáo, Kitô giáo và Do Thái giáo đều là các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham11 nên nam Muslim được phép kết hôn với phụ nữ theo Kitô giáo và Do thái giáo Nữ Muslim không được phép kết hôn với nam giới theo Kitô giáo, Do thái giáo (dân Kinh sách) và đàn ông thờ bụt tượng, đa thần mà chỉ được phép kết hôn với nam Muslim Như vậy, Islam giáo cho phép nam Muslim kết hôn với phụ nữ theo Kitô giáo và Do thái giáo nhưng lại không
23 cho phép nữ Muslim làm điều tương tự vì Islam giáo cho rằng trong gia đình, đàn ông luôn là trụ cột, là người chịu trách nhiệm và điều hành mọi công việc Người chồng không phải Muslim có thể ngăn cản vợ thực hiện những nghĩa vụ tôn giáo của mình, vì vậy cuộc sống vợ chồng có thể trở nên bất hòa hoặc người vợ vì nghe lời chồng sẽ lơ là thực hiện những nghĩa vụ tôn giáo của mình và rơi vào trọng tội khi vi phạm những quy định của Islam giáo Về mặt đạo đức, nữ Muslim chỉ được phép kết hôn với đàn ông ngay chính trong đạo, có phẩm chất, nhân cách tốt còn nam Muslim chỉ được phép kết hôn với phụ nữ có đức hạnh, không được phép kết hôn với phụ nữ phạm tội và không tốt Còn thiên sứ Mohammad nói : “…Hãy kết đôi với người phụ nữ ngoan đạo, ngươi sẽ gặt hái được điều tốt đẹp và phúc lành” (Hadith do Al Bukhari và Muslim ghi lại, 4802 và 1466) 19
Về mặt quan hệ thân tộc, cùng huyết thống, nam Muslim bị cấm kết hôn với vợ của cha đẻ (mẹ kế dù đã li dị chồng hay đã trở thành góa phụ); cấm kết hôn với mẹ đẻ, bà nội, bà ngoại, con gái, cháu gái ruột (cháu nội, cháu ngoại) chị gái, em gái (chị em ruột hoặc chị em cùng mẹ khác cha hoặc cùng cha khác mẹ); bác gái, cô, dì (chị, em của cha đẻ hay mẹ đẻ dù đó là bác, cô, dì ruột hay bác, cô, dì cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha với cha, mẹ); cháu gái họ (con gái của anh, em trai, chị, em gái); cấm kết hôn với mẹ vợ; con gái riêng của vợ (do cuộc hôn nhân trước); con dâu (vợ của con trai); chị, em gái của vợ… Bên cạnh đó, Islam giáo còn cấm Muslim kết hôn với vú nuôi (người cho trẻ bú trong hai năm đầu tiên của cuộc đời, khi sữa mẹ là nguồn nuôi dưỡng chính của trẻ với điều kiện số lần bú không ít hơn năm lần và lần nào đứa trẻ cũng được bú no đến khi tự dừng lại, không bú nữa); cấm kết hôn với con gái, chị, em, cháu gái của vú nuôi; cấm kết hôn với phụ nữ có chồng Về vấn đề phụ nữ có chồng cần phải làm rõ rằng phụ nữ đã có chồng chỉ được quyền kết hôn với người đàn ông khác khi hôn nhân đổ vỡ do chồng chết hoặc ly hôn và cô ta đã chấm dứt thời gian Iddah Không được phép kết hôn trong thời gian Iddah để tránh lẫn lộn con cái giữa hai cuộc hôn nhân trước và sau
Muslim không được phép hỏi cưới góa phụ hay phụ nữ ly dị chồng khi chưa qua thời gian Iddah Nếu muốn, anh ta chỉ có thể nói bóng gió nói về nguyện vọng kết hôn của mình nhưng không được phép tuyên bố công khai Cũng như vậy, Muslim bị cấm hỏi
19 Syafi’in Mansur (2017) Homoseksual dalam Perspektif Agama-Agama di Indonesia Aqlania, Vol 08 No
24 cưới một cô gái đã hứa hôn với một Muslim khác tuy nhiên nếu người hỏi cưới trước đã hủy hôn hoặc cho phép thì người đến sau vẫn có quyền hỏi cưới cô gái này Mặc dù phụ nữ Muslim luôn phải tuân thủ những quy định chặt chẽ về trang phục nhưng hôn nhân là việc hệ trọng vì vậy để tránh trường hợp kết hôn mà không có một chút khái niệm nào về người vợ tương lai của mình, Muslim được phép nhìn thấy cô gái mà mình đã lựa chọn trước khi kết hôn Một số học giả Islam giáo cho rằng việc nhìn ngắm chỉ hạn chế ở khuôn mặt và hai bàn tay, một số khác lại cho rằng chàng trai có thể nhìn thấy cô gái trong trang phục mà cô ta thường xuất hiện trước mặt cha đẻ, anh em ruột hay những người họ hàng
Mặc dù việc hỏi cưới là việc của người đàn ông nhưng quyết định kết hôn với anh ta hay không lại là quyền của cô gái và không một ai kể cả cha đẻ hay người giám hộ có quyền ép buộc cô gái phải kết hôn nếu cô ta không đồng ý Ngược lại, người cha cũng không được phép trì hoãn cuộc hôn nhân của con gái mình khi có người đàn ông có đạo đức và xứng đáng hỏi cưới cô gái Thiên sứ Mohammad nói “Một khi người có hạnh kiểm và đức hạnh tốt đến hỏi cưới thì nên chấp nhận, nếu không thì sẽ gây sự xáo trộn và bất lành cho xã hội” (Hadith do At Tirmidhi ghi lại) 20
Islam giáo cho phép Muslim lấy tối đa bốn vợ với điều kiện phải đối xử công bằng với vợ về mọi mặt (đồ ăn, thức uống, áo quần, nhà ở, chi tiêu cũng như phân chia thời gian dành cho mỗi người ) Những người không thể làm tròn các nghĩa vụ trên không được lấy hơn một vợ Việc cho phép lấy đến bốn vợ này có vẻ rất kỳ quặc theo quan niệm của phương Tây hay một số nước khác tuy nhiên Islam giáo cho rằng điều này nhằm đáp ứng nhu cầu và đảm bảo lợi ích của tất cả mọi người như chồng muốn có con mà vợ bị vô sinh hay bệnh tật; nhu cầu tình dục của chồng lớn nhưng vợ lại ốm đau không thể đáp ứng; vợ mắc những chứng bệnh không thể chữa trị nên không thể thực hiện bổn phận của mình; sau chiến tranh, nhiều đàn ông ngã xuống trên chiến trường và vợ họ trở thành góa phụ cần có người chăm sóc Một số người có quan niệm sai lầm khi cho rằng hiện tượng đa thê ra đời cùng Islam giáo, tuy nhiên trên thực tế, đa thê đã tồn tại trước Islam giáo từ rất lâu Vào thời kỳ đó, cư dân Ả rập có thể lấy đến hàng chục thậm chí hàng trăm bà vợ Sau khi ra đời, Islam giáo chỉ cho phép đàn
20 Syafi’in Mansur (2017) Homoseksual dalam Perspektif Agama-Agama di Indonesia Aqlania, Vol 08 No
25 ông lấy đến bốn vợ với điều kiện phải đảm bảo sự công bằng và một cuộc sống đầy đủ cho tất cả các bà vợ và con cái của mỗi gia đình
Có thể thấy đa thê cũng có những mặt tích cực như giúp phụ nữ góa bụa hay ly dị chồng tìm được hạnh phúc mới, tạo điều kiện cho phụ nữ quá tuổi kết hôn lập gia đình để có điều kiện sống tốt hơn, hạn chế số lượng trẻ em sinh ngoài giá thú, giảm tình trạng gian dâm, ngoại tình Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực cũng có không ít những mặt tiêu cực như bất bình đẳng nam nữ, bất ổn trong gia đình, xã hội, nam giới nghèo có thể không thể lấy được vợ… Hiện nay, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế, văn hóa quốc tế ngày càng sâu rộng, cư dân các quốc gia Islam giáo đang dần thay đổi cách suy nghĩ, hành xử của mình, vì vậy đa thê không những không còn là hiện tượng phổ biến tại các quốc gia này nữa mà ngày càng giảm khiến thực trạng kết hôn tại các quốc gia Islam giáo ngày càng tiến đến gần hơn những chuẩn mực thế giới 21
2.1.2 Quan niệm hôn nhân theo Phật giáo
Hôn nhân là một điều cần thiết cho mỗi con người trải qua cuộc sống Mỗi tôn giáo đều có ý nghĩa riêng trong việc hiểu ý nghĩa của hôn nhân đặc biệt là trong Phật giáo
Phật giáo coi hôn nhân không phải là một cái gì đó tinh khiết hoặc không tinh khiết Phật giáo không coi hôn nhân là một nghĩa vụ tôn giáo cũng như một điều thiêng liêng được định sẵn trên thiên đường Hôn nhân theo nghĩa của Phật giáo được định nghĩa nhiều hơn như một sự ràng buộc thể chất và tinh thần giữa một người đàn ông và một người phụ nữ với một mục đích hình thành gia đình hạnh phúc Để tạo nên một gia đình hạnh phúc, chúng ta phải tuân theo lời dạy của Đức Phật về thực hành chánh niệm Đức Phật đã chỉ ra nền tảng của một cuộc hôn nhân hài hòa và cân bằng Đạo Phật chỉ đưa ra những hướng dẫn cũng như chuẩn mực của cuộc sống hôn nhân nhưng không quy định thể chế và pháp luật kết hôn, ly hôn hoặc thừa kế một cách chi tiết
Dù là những kinh điển Phật giáo không đề cập đến vấn đề chế độ một vợ một chồng hoặc là chế độ đa phu đa thê, song người Phật tử tại gia được khuyên hạn chế ở chế độ một vợ một chồng Đức Phật không đặt ra những luật lệ cho đời sống hôn nhân nhưng
21 Đặng Thị Diệu Thúy (2018) Những quy định của Islam giáo về tình dục, hôn nhân và đời sống gia đình Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 34, Số 3 (2018), trang 180-193
26 đưa ra những lời khuyên cần thiết dạy chư Phật tử tại gia làm thế nào để sống một đời sống hôn nhân hạnh phúc Có những sự liên hệ phong phú trong những bài pháp của Ngài rằng người ta nên khôn ngoan và khéo léo trung thành với chế độ một vợ một chồng và không tham đắm vào sắc dục và bỏ vợ mình đi theo những người phụ nữ khác Đức Phật nhận ra rằng một trong những nguyên nhân chính của sự suy vi của người đàn ông là sự dính líu của anh ta đối với những người phụ nữ khác (Kinh Parabhava) Người đàn ông phải nhận ra những khó khăn, những thử thách và nỗi phiền phức mà anh ta phải chịu đựng chỉ vì để duy trì người vợ và gia đình Những khó khăn này sẽ được thổi phồng lên nhiều lần khi đối diện với những tai ương Biết được những yếu điểm của bản chất con người, Đức Phật chế giới luật khuyên chư đệ tử Ngài tránh vi phạm giới dâm Quan điểm của Phật giáo về vấn đề hôn nhân rất là khai phóng Trong Phật giáo, hôn nhân được xem như một vấn đề mang tính cá nhân và riêng tư chứ không phải là một trách nhiệm đối với tôn giáo Không có quy luật nào trong Phật giáo buộc con người phải kết hôn, hoặc là ở độc thân hoặc là sống một đời sống hoàn toàn trinh bạch Giới luật cũng không đặt ra cho người Phật tử buộc họ phải sinh con cái hoặc là điều chỉnh số lượng con cái mà họ phải sinh Đạo Phật cho phép mỗi cá nhân hoàn toàn có quyền tự do quyết định cho chính bản thân mình về tất cả những vấn đề liên quan đến đời sống hôn nhân gia đình Người ta có thể hỏi rằng tại sao Tăng sĩ Phật giáo không lập gia đình bởi vì không có luật nào đồng ý hoặc chống lại việc lập gia đình của họ Lý do hiển nhiên rằng để được phục vụ cho nhân loại, người tu sĩ đã chọn một lối sống tôn thờ chủ nghĩa độc thân Những vị nào xuất gia tu tập và từ bỏ đời sống hôn nhân gia đình một cách tình nguyện để tránh xa những lời cam kết thế gian nhằm duy trì sự an lạc nội tâm và dành hết cuộc đời của mình phục vụ cho nhu cầu phát triển tâm linh và giải thoát cứu cánh của tha nhân Mặc dù người xuất gia theo Phật giáo không cử hành một lễ cưới, song họ cũng có thể thực hiện tinh thần phục vụ của tôn giáo để mà ban phước cho cặp tình nhân mới cưới
Quy định của pháp luật Indonesia về hôn nhân
2.2.1 Cơ sở lý luận về hôn nhân theo Bộ luật số 1 năm 1974 của nước Cộng Hòa Indonesia
Hôn nhân là mối quan hệ ràng buộc giữa một người đàn ông và một người phụ nữ với mục đích hướng đến một gia đình hạnh phúc và dài lâu
Hôn nhân phải hợp pháp theo quy định của mỗi tôn giáo, tín ngưỡng Mỗi cuộc hôn nhân đều sẽ được lưu giữ thông tin theo quy định và luật pháp hiện hành
Về nguyên tắc, trong hôn nhân, một người đàn ông chỉ có thể có một vợ và ngược lại một người phụ nữ chỉ có thể có một chồng Hoặc nếu người chồng muốn lấy thêm vợ khác thì phải được sự đồng ý từ người vợ hợp pháp đang có
Trong trường hợp người chồng muốn lấy nhiều vợ như đã được nêu tại điều 3 thì người đó phải nộp đơn lên cơ quan chính quyền tại khu vực mình sinh sống Và cơ quan chính quyền đó cho phép người chồng được lấy thêm vợ với điều kiện: a) Người vợ hiện tại không thể thực hiện nghĩa vụ của một người vợ b) Người vợ hiện tại bị khuyết tật hoặc mắc bệnh không thể chữa khỏi c) Người vợ hiện tại không có khả năng sinh con 27
* Điều số 5 Để nộp đơn lên tòa án như đã nêu ở điều 4 cần phải đáp ứng các điều kiện dưới đây:
26 http://giaoluatconggiao.com/giai-dap-thac-mac/giai-dap-thac-mac-hon-nhan-jb-le-ngoc-dung-76.html Truy cập ngày 27/05/2020
27 K.H.Ma’ruf Amin (2003) Kompilasi Hukum Islam (KHI) Jakarta: Tim Permata Press, hlm 78.
34 a) Phải được sự chấp thuận của người vợ b) Người chồng phải cam kết đảm bảo sẽ lo đầy đủ cho cuộc sống của vợ con họ c) Người chồng phải đảm bảo rằng sẽ công bằng đối với những người vợ và những người con của họ
2.2.2 Các yêu cầu trong hôn nhân
(1) Hôn nhân phải dựa trên sự đồng ý chấp thuận của cả hai bên
(2) Để kết hôn với những người chưa đủ 21 tuổi phải có sự cho phép của bố mẹ hai bên
(3) Trong trường hợp cha mẹ hai bên đã mất hoặc trong trạng thái không để lại di chúc thì khoản (2) chỉ được áp dụng khi cha mẹ còn sống hoặc có di chúc
(4) Trong trường hợp cha mẹ hai bên đã mất hoặc trong trạng thái không để lại di chúc thì những việc trên do tòa án quyết định hoặc người nuôi dưỡng, người có cùng huyết thống vẫn còn sức khỏe tốt và có thể viết di chúc
(5) Trong trường hợp có sự khác nhau về quan điểm giữa những người được đề cập trong khoản (2) (3) (4), nếu những người này không có ý kiến gì thì sẽ do chính quyền địa phương khu vực đó quyết định
(6) Các quy định từ (1) đến (5) sẽ có hiệu lực đối với mỗi tôn giáo, tín ngưỡng
(1) Hôn nhân được cho phép nếu như nam giới đủ 19 tuổi và nữ giới đủ 16 tuổi
(2) Trong trường hợp có thông tin sai lệch so với khoản (1) thì cha mẹ hai bên phải chịu hình phạt trước tòa án hoặc chính quyền địa phương
(3) Các quy định liên quan đến cha mẹ hai bên trong điều 6 khoản (3) (4) sẽ chịu thi hành như trong khoản (2) của điều này
Cấm hôn nhân dưới các trường hợp sau:
+ Có quan hệ huyết thống gần gũi trong gia đình
+ Có quan hệ huyết thống với những người họ hàng, chị em, cha mẹ hay anh chị em phía nội ngoại
+ Có mối quan hệ con rể và mẹ vợ/cha dượng
+ Có mối quan hệ chị em với vợ chồng (trong trường hợp chồng cưới nhiều vợ) 28
Một người đang có mối quan hệ hôn nhân chung với những người khác thì không được phép kết hôn nữa Trừ những trường hợp được nói đến trong điều 3 khoản (2) và điều
Nếu người chồng/vợ đã từng ly hôn sau đó kết hôn thêm một lần nữa thì sau đó họ không thể kết hôn thêm một cuộc hôn nhân nào khác nữa
2.2.3 Ly hôn trong hôn nhân
Cuộc hôn nhân có thể được chấp nhận ly hôn nêu cả đôi bên không đáp ứng đủ điều kiện hôn nhân
Những người nào có thể nộp đơn ly hôn: a) Những người trong gia đình có cùng huyết thống với cặp vợ chồng đó b) Vợ hoặc chồng c) Các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong khoản thời gian hôn nhân của họ
* Điều số 25 Đơn xin ly hôn sẽ được gửi lên tòa án tại nơi họ đăng ký kết hôn hoặc nơi cư trú hiện nay của cặp vợ chồng ấy
(1) Cuộc hôn nhân được tổ chức khi chưa đăng ký kết hôn hay không có sự có mặt của vợ/chồng thì sẽ bị hủy bỏ bởi gia đình vợ/chồng và các cơ quan chức năng có thẩm quyền
28 K.H.Ma’ruf Amin (2003) Kompilasi Hukum Islam (KHI) Jakarta: Tim Permata Press, hlm 79-81
(2) Quyền hủy bỏ hôn nhân của vợ/chồng trong khoản (1) được giải thích như sau vì khi đã kết hôn, họ có quyền được chứng kiến lễ cưới của mình và phải được công nhận bởi các cơ quan địa phương có chức năng
(1) Vợ/chồng có quyền gửi đơn ly hôn nếu lễ cưới được tổ chức dưới sự ép buộc đe dọa bất hợp pháp từ những người khác
(2) Nếu trong quá trình diễn ra lễ cưới nếu vợ/chồng cảm thấy có gì đó sai thì có thể nộp đơn hủy bỏ lễ cưới
(3) Nếu trong 6 tháng đó họ vẫn sống tốt và không có vấn đề gì xảy ra thì không cần phải gửi đơn ly hôn nữa 29
Quan niệm hôn nhân truyền thống Java
Có câu hỏi "Khi nào bạn kết hôn?" nghe có vẻ quen tai Nhiều lý do đã được đưa ra, chẳng hạn như không có đối tác, chưa sẵn sàng, vẫn còn quá trẻ, v.v Thật ra, độ tuổi lý tưởng cho hôn nhân là gì? Theo luật số Ngày 16 năm 2019 như sửa đổi Luật số 1 năm 1974 liên quan đến Hôn nhân liên quan đến giới hạn độ tuổi cho biết giới hạn tuổi kết hôn giữa nam và nữ là như nhau, đó là 19 tuổi Không giống như luật trước đây có giới hạn tuổi kết hôn đối với nam (19 tuổi) và nữ (16 tuổi) Thay đổi này được thực hiện để phù hợp với Đạo luật Bảo vệ Trẻ em, trong đó tuyên bố rằng dưới 18 tuổi vẫn được phân loại là trẻ em Giới hạn tuổi kết hôn giữa phụ nữ và nam giới được đánh đồng là một hình thức ngăn chặn sự phân biệt đối xử trong quyền thành lập gia đình Hiện tại, giới hạn tuổi kết hôn là 19 tuổi Tuổi 19 đã bước vào giai đoạn tuổi vị thành niên muộn, nơi cấu trúc sinh sản và tăng trưởng gần như hoàn thiện và trưởng thành về thể chất (Babubara, JRL., 2010) Đặc điểm của thanh thiếu niên ở độ tuổi này là có thể thúc đẩy mối quan hệ ổn định với người khác giới, có thể cân bằng giữa lợi ích cá nhân với người khác và bắt đầu làm rõ bản sắc xã hội của họ (Suwarno, 2011) Totok Daryantodi, Phó chủ tịch của Cơ quan lập pháp DPR RI cho biết: "Hy vọng rằng giới hạn tuổi cao hơn đối với phụ nữ kết hôn sẽ dẫn đến tỷ lệ sinh thấp hơn và giảm nguy cơ tử vong ở bà mẹ và trẻ em" Tuyên bố đề cập đến UNICEF, trong đó tuyên bố rằng
29 K.H.Ma’ruf Amin (2003) Kompilasi Hukum Islam (KHI) Jakarta: Tim Permata Press, hlm 81-86
37 phụ nữ sinh con ở độ tuổi 10-14 có nguy cơ tử vong gấp 5 lần khi mang thai và sinh con so với nhóm tuổi 20-24 và nguy cơ này đã tăng gấp đôi ở độ tuổi 15-19
Ngoài ra, sửa đổi này dự kiến sẽ làm cho phụ nữ có thể hoàn thành giáo dục bắt buộc của họ Trong năm 2015, 91,12 phần trăm các cô gái kết hôn trước 18 năm không hoàn thành giáo dục trung học (Badan Pusat Statistik, 2015) Khác với luật hôn nhân, tuổi kết hôn lý tưởng theo Cơ quan kế hoạch hóa dân số và gia đình (BKKBN) là 21 tuổi đối với nữ và 25 tuổi đối với nam Điều này không vi phạm giới hạn tuổi của một cuộc hôn nhân mới đã được đặt ra vì nó trên 19 tuổi
"Khi được xem xét về mặt sức khỏe, độ tuổi 20-25 đối với phụ nữ và 25-30 tuổi đối với nam giới đã trưởng thành về mặt sinh học và tâm lý", Trưởng đại diện của tỉnh East Kalimantan BKKBN, Sukaryo Teguh Santoso nói Với sự trưởng thành của độ tuổi này sẽ khiến cặp đôi sẵn sàng cho cuộc sống hôn nhân và tạo mối quan hệ chất lượng Vậy thì, tuổi kết hôn lý tưởng cho tôn giáo là gì? Trong chính đạo Hồi, hôn nhân là tiền bối của nhà tiên tri và không có đề cập đến độ tuổi lý tưởng cho hôn nhân là gì, nhưng nó phải đến tuổi cân bằng "Hỡi những chàng trai trẻ! Bất cứ ai trong số các bạn có thể kết hôn, bởi vì hôn nhân là chủ đề quan điểm nhiều hơn và bộ phận sinh dục được bảo vệ nhiều hơn Nếu bạn không thể, thì hãy nhịn ăn, bởi vì nhịn ăn có thể là một pháo đài (từ sự hỗn loạn của ham muốn), "Hadith Al-Bukhari và Lịch sử Hồi giáo Dựa trên những truyền thống này, người ta nói rằng kết hôn khi bạn có thể, có thể ở đây có nghĩa là có thể về vật chất và tinh thần Bằng cách kết hôn, dự kiến sẽ có thể bảo vệ chống lại các hành vi trái với luật tôn giáo (Syaiful, 2019) Một cuộc hôn nhân phải có được tính hợp pháp từ chính phủ bằng cách đăng ký kết hôn, đây là lúc cần có ô hợp pháp Thảo luận về hôn nhân là vô tận, chúng ta có thể nhìn từ góc độ của luật pháp Indonesia, các tổ chức y tế và tôn giáo Nhưng từ nhiều khía cạnh khác nhau, cả hai đều nhấn mạnh rằng thời điểm lý tưởng để kết hôn là nếu cá nhân trưởng thành và sẵn sàng, cả về mặt sinh học và tinh thần Sự trưởng thành sinh học có tác động đến sức khỏe của bà mẹ, trẻ em và tình trạng sức khỏe của Indonesia Chủ nghĩa tinh thần sẵn sàng thúc đẩy các hộ gia đình có thể tạo ra các mối quan hệ gia đình hài hòa và có thể tạo ra các thế hệ tương lai đáng tin cậy và vượt trội Tất cả những gì còn
38 lại là làm thế nào Sửa đổi Luật Hôn nhân sẽ được xã hội hóa tốt cho cộng đồng rộng lớn hơn 30
Mọi cha mẹ đều muốn con mình được hạnh phúc, đặc biệt là sau khi kết hôn Nhưng các bạn có biết, cha mẹ thường khuyên con cái khi chúng lớn lên không được gần gũi thậm chí kết hôn với người khác giới từ một số bộ tộc nhất định Có thể định kiến đã được có từ khi bố mẹ các bạn còn trẻ, nhưng ngày nay nó vẫn còn được tiếp tục?
Có thể bạn là người đến từ bộ tộc Java và được khuyên không nên hẹn hò với những người đàn ông từ bộ tộc Batak vì họ có vẻ ồn ào Ngược lại, cũng có những người Batak bị cấm kết hôn với người Java vì họ bị coi là quá hiền Những khuôn mẫu và học thuyết này cuối cùng đã được con cái của họ chấp nhận nên họ đã cố gắng tránh xa những người khác giới của các bộ tộc khác nhau Lời khuyên được đưa ra bởi gia đình thường cũng được chèn vào một "câu chuyện không may mắn" về tương lai của bạn nếu sau này bạn kết hôn với một chàng trai từ bộ tộc khác Bắt đầu từ nỗi sợ cãi nhau thường xuyên, sợ bạo lực gia đình Cộng với mối đe dọa từ cha mẹ không được ban phước cho mối quan hệ nếu bạn kết hôn với một chàng trai từ bộ tộc khác Cuối cùng, không có lựa chọn nào khác ngoài việc làm theo lời khuyên của gia đình
Một số bộ tộc có văn hóa, phong tục dày đặc và yêu cầu con cái của họ kết hôn với người khác giới từ cùng một bộ tộc Ví dụ, một người đến từ bộ tộc Batak thường kết hôn với bộ tộc Batak Nó cũng có thể bị ảnh hưởng về mặt tôn giáo
Thật ra, điều quan trọng nhất về một cuộc hôn nhân là tính cách chứ không phải bộ tộc Không nhất thiết mỗi người từ bộ tộc A hoặc bộ tộc B có một người bạn đời phù hợp với khuôn mẫu gắn liền với cộng đồng Nhưng điều đó cũng trở lại một lần nữa từ cách nìn của cha mẹ và gia đình họ đối với các bộ tộc khác Tính cách mà anh ta bao dung và cởi mở với các cuộc hôn nhân giữa các bộ tộc có thể là do anh ta được cha mẹ giáo dục để cởi mở hơn hoặc thực sự trong các cuộc hôn nhân giữa các bộ tộc cũng xảy ra 31
30 https://www.suara.com/yoursay/2019/12/16/135256/berapakah-usia-ideal-untuk-menikah Truy cập ngày 22/4/2020
31 https://www.popbela.com/relationship/married/megadini/5-alasan-kenapa-kita-masih-mempermasalahkan- suku-saat-menikah/full Truy cập ngày 22/04/2020
2.3.3 Hôn nhân đồng tôn giáo
Hôn nhân là một điều thiêng liêng trong cuộc sống của con người Hôn nhân không chỉ là sự tồn tại của tình yêu và tình cảm, ngoài ra còn có một tầm nhìn hoặc mục tiêu cần đạt được
Trong Islam giáo, các điều khoản của hôn nhân không phải là tùy tiện Gia đình trong Islam giáo cũng dự định có thể xây dựng một gia đình dựa trên chủ nghĩa độc thần, và cũng để nuôi dạy con cho tương lai Vì lý do này, các vấn đề hôn nhân bắt đầu từ việc chọn bạn đời được xem xét rất nhiều trong Islam giáo Trong nhiều trường hợp, có những người Islam giáo muốn hẹn hò với một tôn giáo khác và kết hôn với người tôn giáo khác Trong trường hợp này, người bạn quen không phải là người Islam giáo Vì tình yêu, tình cảm và tính cách của họ hợp nhau, họ thường muốn kết hôn mặc dù có sự khác biệt về niềm tin Trong Islam giáo, mọi người đều có nghĩa vụ áp dụng tất cả các quy tắc Islam giáo trong cuộc sống của mình, bao gồm xây dựng một hộ gia đình theo Islam giáo Tương tự như vậy với gia đình, gia đình Islam giáo cũng có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm thực hiện các quy tắc Islam giáo, áp dụng chúng trong xã hội và nuôi dạy chúng trong đời sống xã hội Để có thể thực hiện nó, giống như một tổ chức, gia đình phải có tầm nhìn, sứ mệnh, chương trình, phân chia nhiệm vụ hoặc vai trò của mỗi thành viên trong gia đình
Trong Islam giáo, yêu cầu cho hôn nhân là đức tin của người đó Điều này trở thành yêu cầu chính, cho rằng các giá trị cơ bản trong gia đình Islam giáo phải dựa trên chủ nghĩa độc thần và xây dựng một gia đình Islam giáo Các quy tắc Islam giáo rõ ràng cấm kết hôn với người ngoại đạo Trong trường hợp này, điều đó có nghĩa là người Islam giáo bị cấm kết hôn với những người không có niềm tin vào Allah và Sứ giả của Ngài Những người đa thần trong thời của Sứ giả Allah là những người ghét Islam giáo, phản bội cuộc đấu tranh của Tiên tri, và thậm chí bí mật muốn tiêu diệt Islam giáo Nếu một người Islam giáo kết hôn với một người có đức tin khác nhau, cũng có những lo ngại về tác động đối với cuộc đấu tranh Islam giáo Giống như sự rò rỉ chiến lược, thay đổi niềm tin của người Islam giáo, hoặc thiếu sức mạnh của nền tảng Islam giáo trong gia đình Ngoài ra, trốn tránh trong Islam giáo cũng có một tội lỗi rất lớn và bao gồm cả tội lỗi không thể tha thứ Như đã giải thích trong kinh Qur’an, Surat Al-Baqarah: 187, "Họ (những người vợ) là quần áo cho bạn và bạn cũng là quần áo cho
40 họ" Vì lý do này, điều quan trọng là phải hiểu làm thế nào để chọn một người bạn đồng hành trong Hồi giáo Trong trường hợp này vợ chồng ảnh hưởng lẫn nhau Sức mạnh của đức tin cũng phải được xác định bằng mối quan hệ giữa vợ và chồng Làm thế nào để một người Islam giáo có thể duy trì đức tin nếu đối tác của anh ta không xuất phát từ cùng một niềm tin, tất nhiên rất khó để củng cố lẫn nhau Mặc dù đức tin của một người chắc chắn có thể đi xuống
Dù có một cảm giác yêu thương hoặc sự hấp dẫn đối với những người có đức tin khác nhau, nhưng đó không phải là một điều tốt Vì lý do này, điều quan trọng đối với đàn ông Islam giáo là phải biết các đặc điểm của một người phụ nữ tốt để kết hôn theo đạo Hồi Nếu người Islam giáo kết hôn với một tôn giáo khác thì tất nhiên những điều kiện này trở nên không tốt Điều này là do các tiêu chuẩn tốt hay xấu của mỗi tín ngưỡng hoặc tôn giáo có thể khác nhau Islam giáo cấm hôn nhân giữa tôn giáo, từ câu nói trên, chúng ta có thể thấy rằng Islam giáo cấm kết hôn của các tôn giáo khác nhau, trước khi họ chuyển sang Islam giáo Liên quan đến việc cấm Islam giáo kết hôn với nhau, chúng ta có thể tóm tắt nó trong hai tuyên bố của kinh Qur’an và Sunnah của các Tông đồ Chúng ta có thể thấy liệu các sứ đồ cũng có những cuộc hôn nhân đan xen 32 2.3.4 Hôn nhân môn đăng hộ đối
Bộ trưởng Điều phối Phát triển Con người và Văn hóa (PMK) Muhadjir Effendy đề xuất rằng người giàu nên kết hôn với người nghèo để phá vỡ chuỗi nghèo đói Ông Muhadjir cũng đề xuất điều " Làm thế nào để phá vỡ chuỗi nghèo đói, trong số những người khác, để người giàu không phải kén chọn khi tìm kiếm một người bạn đời hoặc con dâu phải giống như người giàu Dinh tổng thống, Jakarta, thứ năm (2/20/2020) 33 Ông tin rằng khi người giàu kết hôn với người nghèo, điều đó sẽ giúp phá vỡ chuỗi nghèo đói Bởi vì theo truyền thống của người Java Indonesia, họ luôn quan niệm kết hôn muôn đăng hộ đối vì thế dẫn đến nhiều trường hợp ép gả cưới và hôn nhân không có tình yêu Từ xa xưa, hôn nhân là thứ được cha mẹ lên kế hoạch sẵn Người con gái được bố mẹ sắp xếp với người đàn ông họ chọn Vào thời điểm đó, hôn nhân không quá quan tâm đến cảm giác yêu thương trong đó Nhiều người đàn ông và phụ nữ từ chối kết hôn vì họ không yêu nhau, nhưng một số người làm điều đó vì hạnh phúc của
32 https://dalamislam.com/hukum-islam/pernikahan/pernikahan-beda-agama Truy cập ngày 24/05/2020
33 https://nasional.kompas.com/read/2020/02/20/14415481/usul-orang-kaya-nikahi-orang-miskin-menko-pmk- sebut-untuk-putus-rantai Truy cập ngày 24/05/2020
41 cha mẹ Điều này dẫn đến hôn nhân về sau không được hạnh phúc và cuộc sống không thể vui vẻ, phát triển Mặc dù nhiều cha mẹ cho rằng kết hôn mà không có cảm giác yêu thương thì những cảm xúc này sẽ dần phát triển theo thời gian Quả thực không có gì sai, dù bạn muốn kết hôn mà không có tình yêu hay với tình yêu, tất cả phụ thuộc vào quyết định trong tay bạn Tuy nhiên, hôn nhân bạn không nên đặt cược cả đời cho một cuộc hôn nhân không có tình yêu Theo luật Islam giáo, hôn nhân nhằm mục đích cả hai bên đều hạnh phúc trên cơ sở cả hai hiểu nhau, yêu nhau và giúp đỡ nhau 34 2.3.5 Hôn nhân tự nhiên (tự tìm hiểu)
Quan niệm của giới trẻ Java về hôn nhân
Theo quan niệm của giới trẻ hiện nay tại đảo Java Indonesia, tùy thuộc vào mỗi khu vực, mỗi tôn giáo sẽ có một quan niệm độ tuổi kết hôn khác nhau Người nghiên cứu đã tổ chức phỏng vấn bằng hình thức làm bảng hỏi và phỏng vấn sâu đối với một số bạn sinh sống tại đảo Java, Indonesia để làm rõ vấn đề này
Khi được hỏi về vấn đề độ tuổi kết hôn, người nghiên cứu đưa ra 4 cột mốc, trước 20 tuổi, từ 20 tuổi đến 25 tuổi, từ 25 đến 30 tuổi và sau 30 tuổi Để thực hiện đề tài, người nghiên cứu tổ chức khảo sát 100 bạn trẻ đang sinh sống tại đảo Java, Indonesia Có 43 bạn chọn kết hôn vào độ tuổi từ 20 tuổi đến 25 tuổi (chiếm 43%), 34 bạn chọn kết hôn vào độ tuổi từ 25 tuổi đến 30 tuổi (chiếm 34%), 21 bạn chọn kết hôn vào độ tuổi sau
30 tuổi (chiếm 21%), còn lại 2 bạn chọn kết hôn vào độ tuổi trước 20 tuổi (chiếm 2%) Bên cạnh đó, người nghiên cứu dùng phương pháp khảo sát phỏng vấn sâu đối với một số đối tượng thì nhận được kết quả như sau Bạn Sali (sinh viên trường Đại học Padjadjaran, Bandung) cho rằng bạn muốn kết hôn vào độ tuổi từ 25 đến 30 tuổi vì giai đoạn đó thích hợp với bạn Sau khi tốt nghiệp đại học, bạn muốn tập trung phát triển sự nghiệp ổn định hơn sau đó mới kết hôn Bên cạnh đó bạn Rina (sinh viên trường Đại học Muhammadiyah Malang) bạn cho biết có thể bạn chọn sẽ kết hôn giai đoạn từ 20 đến 25 tuổi, cụ thể là 25 tuổi Vì hiện tại bạn cũng đã có bạn trai, bạn là người đến từ vùng Probolinggo, phía Đông đảo Java Bố mẹ bạn cũng hy vọng bạn sẽ kết hôn và lập gia đình sớm để ổn định cuộc sống Cuối cùng, bạn Roni (sinh viên trường Đại học Indonesia, Jakarta) cho rằng bạn có cơ hội đi du lịch nước ngoài và gặp gỡ với nhiều bạn bè quốc tế, bạn nghĩ bạn sẽ đi du học thạc sĩ về ngành Y tại Australia nên có thể bạn sẽ kết hôn vào giai đoạn sau 30 tuổi
Biểu đồ 3.1.1.2: Biểu đồ độ tuổi kết hôn của giới trẻ Java hiện nay
Từ đây, người nghiên cứu nhận thấy, giới trẻ sống tại đảo Java, phần lớn chọn kết hôn vào độ tuổi từ 20 tuổi đến 25 tuổi do bị ảnh hưởng bởi truyền thống và áp lực từ gia đình Kế đến cũng chiếm tỉ lệ cao giới trẻ chọn kết hôn vào độ tuổi từ 25 tuổi đến 30 tuổi, thường thì những người lựa chọn kết hôn vào độ tuổi này đa số là các sinh viên cao đẳng, đại học muốn kết hôn sau khi tốt nghiệp vài năm để ổn định cuộc sống Phần trăm cao thứ ba là chọn kết hôn vào độ tuổi sau 30 tuổi, đa số những bạn chọn độ tuổi này thường tập trung tại các thành phố lớn như Jakarta, Bandung, Surabaya, các bạn được tiếp cận với nền kinh tế phát triển và có nhiều cơ hội đi nước ngoài so với những bạn ở khu vực khác Và số lượng thấp nhất chọn kết hôn vào độ tuổi trước 20 tuổi rơi vào đối tượng đã tốt nghiệp trung học phổ thông và học nghề nên muốn lấy chồng sớm để ổn định sớm
Tóm lại hiện nay, giới trẻ giáo sống tại đảo Java cũng không thực sự áp lực về vấn đề độ tuổi kết hôn mà họ quan tâm nhiều hơn đến công việc, cuộc sống Họ đa số đều muốn có một cuộc sống ổn định sau đó mới kết hôn Nhưng bên cạnh đó cũng có một vài bạn phải chịu áp lực kết hôn sớm từ phía gia đình
Tại Indonesia hiện nay có hơn 300 dân tộc trải đều trên khắp đất nước Vấn đề hôn nhân đồng tộc và khác tộc cũng là vấn đề mà nhiều gia đình phải suy nghĩ để tìm hướng giải quyết
Người nghiên cứu đã tổ chức phỏng vấn bằng hình thức làm bảng hỏi và phỏng vấn sâu đối với một số bạn sinh sống tại đảo Java, Indonesia để làm rõ vấn đề này Để thực hiện đề tài, người nghiên cứu tổ chức khảo sát 100 bạn trẻ đang sinh sống tại đảo Java, Indonesia Khi người nghiên cứu đặt ra câu hỏi về hôn nhân khác tộc tại đảo Java Indonesia Có 64 bạn lựa chọn “đồng ý” với hôn nhân khác tộc (chiếm 64%), còn lại 36 bạn chọn “không đồng ý” (chiếm 36%)
Biểu đồ 3.1.2.1; Biểu đồ thể hiện quan niệm của giới trẻ Java Indonesia về hôn nhân khác tộc
Bên cạnh đó, người nghiên cứu dùng phương pháp khảo sát phỏng vấn sâu đối với một số đối tượng thì nhận được kết quả như sau Bạn Sali (sinh viên trường Đại học Padjadjaran, Bandung) cho rằng bạn thuộc tộc người Sunda sống tại Bandung, gia đình bạn luôn muốn bạn có thể kết hôn với người cùng tộc Sunda để văn hóa, cách sống và cách suy nghĩ sẽ giống nhau hơn Nhưng bạn cũng không chắc và cũng không quan trọng chuyện phải đồng tộc hay khác tộc Bên cạnh đó bạn Rina (sinh viên trường Đại học Muhammadiyah Malang) bạn cho biết bạn thuộc tộc người Java sống tại Malang,
45 vì tộc người Java luôn chiếm tỉ lệ phần trăm cao nhất tại Java nên bạn nghĩ cũng không khó khăn nếu bạn tìm một người đồng tộc với mình để kết hôn Do đó bạn không muốn kết hôn với người khác tộc Cuối cùng, bạn Roni (sinh viên trường Đại Học Indonesia, Jakarta) bạn cho biết bạn thuộc tộc người Java sống tại Jakarta, bạn có cơ hội đi du lịch nước ngoài và gặp gỡ với nhiều bạn bè quốc tế, bạn nghĩ vấn đề hôn nhân đồng tộc hay khác tộc không quan trọng và gia đình bạn cũng thoải mái, không khắt khe về vấn đề này
Từ đây, người nghiên cứu nhận thấy, giới trẻ sống tại đảo Java, phần lớn đồng ý chọn kết hôn với người khác tộc vì họ cho rằng hiện nay việc kết hôn đồng tộc hay khác tộc thật sự không quan trọng nữa Nhưng bên cạnh đó vẫn có một số bạn không thích kết hôn với người khác tộc vì các quan điểm cá nhân cũng như sự ảnh hưởng từ phía gia đình, người thân và bạn bè
3.1.3 Hôn nhân đồng tôn giáo Đối với người Indonesia nói chung, người Java nói riêng, họ quan trọng rất lớn về việc hôn nhân và luật tôn giáo Vì vậy, chính phủ Indonesia luôn khuyến khích người dân kết hôn đồng tôn giáo với nhau Nên nếu trường hợp kết hôn với người khác tôn giao sẽ phải giải quyết rất nhiều vấn đề khó khăn, đặc biệt là vấn đề luật tôn giáo
Trong bài nghiên cứu này, người nghiên cứu đã tổ chức phỏng vấn sâu và thực hiên khảo sát bằng bảng hỏi đối với cộng đồng người Indonesia sống tại đảo Java, Indonesia Người nghiên cứu đã tổ chức khảo sát tại một số khu vực như sau: phía tây đảo Java, miền trung Java, phía đông đảo Java
Tại đây, người nghiên cứu tổ chức khảo sát với những đối tượng tôn giáo như Islam giáo, Kito giáo, Phật giáo, Hindu giáo và Khổng giáo
* Đối với giới trẻ theo Islam giáo Để thực hiện đề tài, người nghiên cứu tổ chức khảo sát 100 bạn trẻ theo Islam giáo đang sinh sống tại đảo Java, Indonesia Khi được hỏi về vấn đề kết hôn với người khác tôn giáo thì có 83 bạn trả lời “không đồng ý” (chiếm 83%), có 14 bạn trả lời “đồng ý” (chiếm 14%) và số còn lại 3 bạn trả lời “không biết” (chiếm 3%)
Biểu đồ 3.1.3.1; Biểu đồ thể hiện quan niệm của giới trẻ Islam giáo về hôn nhân khác tôn giáo
Khi người nghiên cứu dùng phương pháp khảo sát phỏng vấn sâu đối với một số đối tượng thì nhận được kết quả như sau Bạn Sali (sinh viên trường Đại học Padjadjaran, Bandung) cho rằng bởi vì từ nhỏ bạn đã sống trong gia đình Islam giáo nên bạn đã quen với quy định, luật lệ và bạn cũng muốn kết hôn với người cùng tôn giáo để phù hợp hơn về tư tưởng lẫn suy nghĩ trong cuộc sống Bên cạnh đó bạn Rina (sinh viên trường Đại học Muhammadiyah Malang) bạn cho rằng bạn cũng không thích kết hôn khác tôn giáo với mình vì nhà bạn theo Islam giáo truyền thông đã từ lâu, mặc dù bạn có nhiều cơ hội giao lưu, gặp gỡ với các sinh viên khác hoặc thậm chí là sinh viên nước ngoài nhưng bạn vẫn muốn kết hôn với người Muslim Indonesia Cuối cùng, bạn Roni (sinh viên trường Đại học Indonesia, Jakarta) cho rằng mẹ của bạn là người nước ngoài (Dubai) theo Islam giáo nên từ nhỏ bạn đã nghĩ rằng người mà bạn kết hôn cũng phải theo Islam giáo để cả hai hiểu nhau hơn
Dựa vào thông tin trên, người nghiên cứu nhận thấy đối với giới trẻ Islam giáo vẫn chịu ảnh hưởng nhiều từ luật tôn giáo của họ và không đồng ý việc kết hôn khác tôn giáo Bên cạnh đó còn cho rằng điều này là điều cấm kị trong Islam giáo Thế nhưng
47 vẫn có một số ít trả lời không cấm và cũng không kiêng kị vấn đề kết hôn khác tôn giáo, nhưng nó chỉ chiếm phần tram nhỏ (khoảng 14-17%)
Quan niệm của giới trẻ Java về các hiện tƣợng hôn nhân mới trên thế giới
3.2.1 Quan niệm của giới trẻ Java về “sống thử” trước hôn nhân
Hiện nay tại Indonesia đã bắt đầu phổ biến tình trạng giới trẻ sống với nhau trước khi kết hôn để tìm hiểu xem họ có thực sự phù hợp hay không Nếu không phù hợp, họ có thể dễ dàng từ bỏ mối quan hệ này Nhưng đó thực sự không phải là cách để tạo nên một cuộc hôn nhân hạnh phúc
Nhiều giới trẻ muốn có được một công việc ổn định và một mức lương tốt trước khi kết hôn Vì vậy, nhiều người lựa chọn kết hôn muộn Bên cạnh đó, họ chọn sống cùng nhau, cặp đôi không áp đặt cho bản thân như phải kết hôn hay phải chịu trách nhiệm lẫn nhau Do đó, nhiều cặp đôi cảm thấy thoải mái hơn nếu họ sống cùng nhau trước sau đó mới kết hôn Khoảng 20-30 năm trước, một nghiên cứu tuyên bố rằng các cặp vợ chồng sống với nhau trước khi kết hôn có xu hướng ly hôn nhanh chóng sau khi kết hôn thực sự Nhưng nghiên cứu gần đây không cung cấp các mặt tích cực hoặc tiêu cực của nó Chỉ là sống chung không làm tăng nguy cơ ly hôn sau khi kết hôn, nhưng cũng không bảo vệ các cặp vợ chồng khỏi nguy cơ ly hôn Trong khi đó, một nghiên cứu khác được thực hiện vào năm ngoái cho biết các cặp vợ chồng sống với nhau trước khi kết hôn có xu hướng gặp nhiều vấn đề về thể chất và tinh thần hơn so với những người thực sự kết hôn
Một số nghiên cứu cho thấy rằng tâm lý của những đứa trẻ được nuôi dưỡng trong các gia đình chưa lập gia đình mà sống chung với nhau không tốt bằng những đứa trẻ có cha mẹ đã kết hôn Điều này cho thấy do ảnh hưởng của môi trường xung quanh và xã hội đã làm gián đoạn sự phát triển của trẻ em Trong khi cách giáo dục và nuôi dạy con cái trong những gia đình chưa kết hôn mà sống chung với nhau không khác nhiều so với những người có gia đình đã kết hôn
Trong bài nghiên cứu này, người nghiên cứu đã tổ chức phỏng vấn sâu và thực hiên khảo sát bằng bảng hỏi đối với cộng đồng người Indonesia sống tại đảo Java, Indonesia Người nghiên cứu đã tổ chức khảo sát tại một số khu vực như sau: phía tây đảo Java, miền trung Java, phía đông đảo Java
Tại đây, người nghiên cứu tổ chức khảo sát với những đối tượng tôn giáo như Islam giáo, Kito giáo, Phật giáo, Hindu giáo và Khổng giáo Để thực hiện đề tài, người nghiên cứu tổ chức khảo sát 100 bạn trẻ đang sinh sống tại đảo Java, Indonesia
Đối với đối tượng Islam giáo
Khi được hỏi về quan niệm sống thử trước khi kết hôn thì câu trả lời “đồng ý” là 32 người (chiếm 32%), 68 người trả lời “không đồng ý” (chiếm 68%) Từ đó, người nghiên cứu nhận thấy, đối với người Muslim sống tại đảo Java tổng phần trăm đồng ý và không đồng ý hơi ngang bằng nhau
Biểu đồ 3.2.1.1; Biểu đồ thể hiện quan niệm sống thử trước khi kết hôn
Khi người nghiên cứu dùng phương pháp khảo sát phỏng vấn sâu đối với một số đối tượng thì nhận được kết quả như sau Bạn Sali (sinh viên trường Đại học Padjadjaran, Bandung) cho rằng đây là vấn đề đang rất được quan tâm hiện nay và theo quan điểm của bạn thì bạn nghĩ bạn sẽ không chọn sống thử trước khi kết hôn Vì bạn không dám chắc người đó sẽ kết hôn và chịu trách nhiệm với bạn Bên cạnh đó bạn Rina (sinh viên trường Đại học Muhammadiyah Malang) cho biết sống thử trước khi kết hôn theo quy luật tôn giáo là sai Nhưng theo quan điểm của bạn nếu mình sống thử với nhau sẽ biết đối phương thực sự như thế nào Bản chất tốt hay xấu, có hợp với mình hay không Có thể chia sẻ tài chính hay cách sống như thế nào Chẳng hạn người bạn trai chỉ muốn bạn gái nấu ăn, trong khi anh ta chỉ muốn chơi game Nói chung nếu sau một năm bên nhau và bạn không nghĩ rằng đến chia tay thì có thể kết hôn Nếu không thích hợp thì có thể chia tay Dễ dàng hơn ly hôn và không ràng buộc nhiều vấn đề Miễn là chúng ta nên đề phòng để không xảy ra những hậu quả không mong muốn
Cuối cùng, bạn Roni (sinh viên trường Đại học Indonesia, Jakarta bày tỏ ý kiến của bạn là không có vấn đề Điều quan trọng nhất, nếu bạn chưa sẵn sàng kết hôn, cẩn thận đừng để mang thai ngoài ý muốn Nếu bạn muốn có con, hãy kết hôn trước Mang thai ngoài hôn nhân rất khó để mọi người chấp nhận đối với Islam giáo
Người nghiên cứu cho rằng đối với những người Islam giáo họ đã thoải mái hơn trong vấn đề sống thử trước khi kết hôn, thế nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số bạn tỏ ra khó chịu khi nhắc về vấn đề này Trước đây, đối với người Islam giáo sống tại đảo Java, họ rất sùng đạo và hầu như vẫn không đồng ý về sống thử trước khi kết hôn Thế nhưng, hiện nay giới trẻ tiếp xúc với nền kinh tế phát triển, mạng xã hội và các ứng dụng ngày càng được lan rộng nên giới trẻ thoải mái hơn trong vấn đề này
Đối với đối tượng Kito giáo
Tại đảo Java, khi được hỏi về quan niệm sống thử trước khi kết hôn thì 66 người trả lời
“đồng ý” (chiếm 66%), 34 câu trả lời “không đồng ý” (chiếm 34%)
Biểu đồ 3.2.1.2; Biểu đồ thể hiện quan niệm sống thử trước khi kết hôn của người Kito giáo
Khi người nghiên cứu dùng phương pháp khảo sát phỏng vấn sâu đối với một số đối tượng thì nhận được kết quả như sau Bạn Yenni (sinh viên trường Đại học Quốc gia Jakarta) cho rằng tại Jakarta hiện nay vấn đề sống thử trước khi kết hôn đã rất phổ biến nhưng theo quan niệm của bạn thì việc này còn phụ thuộc vào các quy tắc của mỗi địa phương và tín ngưỡng tôn giáo của bạn Nếu được hỏi thì bạn cho rằng việc này có thể Vấn đề là liệu mọi người xung quanh bạn có thể chấp nhận không? Gia đình và vợ / chồng của bạn trong tương lai có chấp nhận không? Nếu ở nước ngoài, điều này là rất phổ biến Nhưng nếu ở Indonesia thì bạn phải cẩn thận hơn Bên cạnh đó bạn Steven (sinh viên trường Đại học Quốc gia Yogyakarta) bạn cho rằng bạn không đồng ý vấn đề sống thử trước khi kết hôn, nó đi ngược lại văn hóa truyền thống Và hôn nhân trong tương lai cũng sẽ không được hạnh phúc Cuối cùng, bạn Yonat (sinh viên trường Đại học Quốc gia Malang) cho rằng bạn vấn đề sống thử trước khi kết hôn hiện nay đã phổ biến hơn ở những thành phố lớn khác nhưng tại Malang nơi bạn sống thì không nhiều lắm Bạn thấy việc này cũng bình thường, chủ yếu hai bên phải quyết định kỹ và có cách phòng tránh phù hợp, đừng để xảy ra những việc ngoài ý muốn
Từ đây, người nghiên cứu nhận thấy, người Kito giáo sống tại đảo Java, phần lớn đồng ý vấn đề sống thử trước khi kết hôn Bên cạnh đó, chỉ có một số trả lời không đồng ý Tại các thành phố lớn như Jakarta, Surabaya, Bandung, Semarang thì vấn đề này đã cởi mở hơn trước, nhưng tại một số khu vực vẫn còn rất khắt khe và không đồng ý vấn đề này Từ đó, người nghiên cứu nhận thấy, tại đảo Java, người dân Kito giáo họ đã thoải mái nhiều hơn so với người Islam giáo về quan niệm sống thử trước khi kết hôn Chủ yếu bạn nhận thức được bạn đang làm gì và có cách phòng tránh hợp lý, đừng để xảy ra những việc ngoài ý muốn là được
Đối với đối tượng Phật giáo
Tại đảo Java, khi được hỏi về vấn đề quan niệm sống thử trước khi kết hôn thì câu trả lời có 74 người trả lời “đồng ý” chiếm 74%, số còn lại 26% câu trả lời “không đồng ý”
Biểu đồ 3.2.1.3; Biểu đồ thể hiện quan niệm sống thử trước khi kết hôn của người Phật giáo
Khi người nghiên cứu dùng phương pháp khảo sát phỏng vấn sâu đối với một số đối tượng thì nhận được kết quả như sau Bạn Chana (sinh viên trường Muhammadiyah Malang) thể hiện quan điểm của mình về việc này rất rõ ràng là bạn cảm thấy bình thường và đồng ý Bạn cho rằng hiện nay xã hội đã phát triển hơn, không còn lạc hậu như xưa nữa nên bạn nghĩ vấn đề này không quá khắt khe lắm Chủ yếu cẩn thận đừng để xảy ra những việc ngoài ý muốn là được Bên cạnh đó bạn Yanni (sinh viên trường
60 Đại học Quốc gia Semarang) bạn cho rằng bạn đã từng đi du lịch rất nhiều quốc gia và gặp gỡ rất nhiều bạn bè quốc tế nên bạn nghĩ hiện nay vấn đề sống thử trước khi kết hôn cũng đã phổ biến và bạn nghĩ bạn cũng đồng ý đến vấn đề này, bạn không khắt khe vấn đề này so với người khác Bởi vì chỉ khi sống cùng nhau bạn mới biết rõ tính cách của đối phương và tình cảm của mình dành cho họ Cuối cùng, bạn Sutomo (sinh viên trường Đại học Indonesia) cho rằng vì bạn sống tại Jakarta nên vấn đề sống thử trước khi kết hôn đã rất phổ biến, thậm chí bạn bè của bạn cùng có rất nhiều cặp đôi sống thử trước khi kết hôn, bạn nghĩ chúng ta nên nghĩ thoáng hơn Bởi vì chỉ khi sống cùng nhau mới hiểu rõ nhau hơn và sẽ như thế nếu như sau khi kết hôn bạn mới biết được tất cả các tật xấu của chồng và bạn không thể chịu được
Từ đây, người nghiên cứu nhận thấy, người Phật giáo sống tại đảo Java, phần lớn họ đã thoải mái đối với vấn đề sống thử trước khi kết hôn Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số ít không chấp nhận việc này Theo luật Phật giáo vẫn chưa thực sự ghi chép rõ ràng về vấn đề này nên họ cùng không khắt khe lắm
Đối với đối tượng Hindu giáo
Các yếu tố làm thay đổi quan niệm hôn nhân của giới trẻ Java
3.3.1 Toàn cầu hóa (tiếp xúc tộc người, tiếp xúc văn hóa, trào lưu thế giới)
Trong thời đại ngày nay, toàn cầu hóa là một hiện tượng rất phổ biến và dần trở thành một xu thế mà mọi người, mọi quốc gia dù muốn hay không thì cũng đều chịu sự tác động của nó Đặc biệt đối với những nước đang phát triển như Việt Nam hay Indonesia thì cũng không thể tránh khỏi hiện tượng này Tuy nhiên chính điều này đã tạo ra nhiều lợi thế và nhiều thời cơ cho chúng ta phát triển, có thể đón đầu nhiều thử thách nhưng bên cạnh đó cũng không thể thoát khỏi nhiều khó khăn và thách thức Nền kinh tế ngày càng phát triển, quá trình tiếp xúc tộc người, tiếp xúc văn hóa cũng như theo trào lưu thế giới đã làm thay đổi rất nhiều suy nghĩ, quan niệm của người dân Indonesia, đặc biệt là giới trẻ Indonesia – thành phần bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi toàn cầu hóa
Trước đây, khi chưa phổ biến hiện tượng toàn cầu hóa và kinh tế vẫn chưa phát triển như thời điểm hiện tại thì phần lớn con người chưa tiếp xúc nhiều với nhau, vẫn sống theo từng khu, từng cụm nhưng hiện nay khi toàn cầu hóa đã phát triển phổ biến hơn, con người có cơ hội tiếp xúc nhiều, giao thoa văn hóa lẫn nhau và tiếp cận gần hơn với
93 trào lưu văn hóa thế giới Khi kinh tế đã dần phát triển, con người có nhu cầu đi lại, tiếp xúc nhiều hơn để trao đổi thông tin, học hỏi kiến thức lẫn nhau Từ đó tạo sự gần gũi, thân thiết giữa các tộc người với nhau Chẳng hạn như tại thủ đô Jakarta, Indonesia phần lớn người dân là tộc người Betawi hay tại thành phố Bandung là tộc người Sunda Thông thường khi sống tại khu vực riêng của mình, họ sẽ sử dụng ngôn ngữ riêng như tiếng Betawi, tiếng Sunda Nhưng khi gặp gỡ những người khác tộc thì họ phải sử dụng ngôn ngữ chung đó là tiếng Indonesia Và khi gặp gỡ được nhiều người từ các tộc người khác nhau ở mỗi đảo sẽ tạo cơ hội giao thoa tiếp biến văn hóa lẫn nhau Từ đó tạo thành một đất nước Indonesia thống nhất trong đa dạng Và hơn thế nữa, khi kinh tế Indonesia ngày càng phát triển và gia nhập vào G20 – nhóm các nền kinh tế lớn trên thế giới thì càng mở rộng hơn mối quan hệ cũng như có cơ hội tiếp cận trào lưu văn hóa các nước láng giềng và các nước trên thế giới Hội nhập, mở cửa thương mại, giao thương kinh tế và trao đổi học thuật là cơ hội để Indonesia đến gần hơn với các nước trên thế giới Hiện nay, Indonesia có rất nhiều chương trình học bổng cho sinh viên nước ngoài đến học tập tại Indonesia như học bổng Darmasiswa, học bổng KNB cho các nước đang phát triển, học bổng ngắn hạn về văn hóa nghệ thuật và nhiều học bổng khác Bên cạnh đó, Indonesia cũng tạo điều kiện cho sinh viên của mình có thể sinh sống và học tập tại các nước khác để tiếp thu, học hỏi kiến thức nhiều hơn Sau khi có những chính sách mở cửa như vậy, Indonesia nhận được rất nhiều phản hồi tích cực, không chỉ truyền bá ngôn ngữ, văn hóa của nước nhà đến với thế giới mà còn được học hỏi, tiếp thu rất nhiều văn hóa từ các sinh viên nước ngoài đến với Indonesia Giới trẻ Indonesia hiện nay phần lớn tiếp xúc rất nhiều với các sinh viên quốc tế và có cơ hội học hỏi cũng như chịu ảnh hưởng về luồng tư tưởng, suy nghĩ cũng thoáng hơn so với trước đây Vì được học chung môi trường, sinh sống trong một khu vực nên chúng ta có cơ hội giao lưu văn hóa, học hỏi được rất nhiều thứ Đây cũng là sự ảnh hưởng tích cực từ toàn cầu hóa đến với suy nghĩ, quan niệm của giới trẻ Java, Indonesia
3.3.2 Trình độ học vấn của người Java được nâng cao
Bước vào thế kỷ XXI, nền giáo dục ở Indonesia đã dần phát triển hơn Một số trường đại học tại Indonesia đã được lọt vào top các trường đại học tốt trên thế giới như trường đại học Indonesia, Jakarta, trường đại học Gajah Mada tại Yogyakarta Hiện
94 nay, phần lớn các gia đình đều tạo điều kiện cho con được hoàn thành xong bậc đại học hoặc thông thường sẽ học nghề để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng mù chữ và thất nghiệp Nếu như được cung cấp đầy đủ kiến thức, nâng cao trình độ học vấn, họ sẽ có những suy nghĩ tiến bộ hơn so với những người khác Đặc biệt là giới trẻ Indonesia hiện nay, họ có cơ hội tiếp xúc với các sinh viên quốc tế tại các trường đại học cũng các khu du lịch Từ đó bắt đầu giao tiếp, học hỏi, giao lưu văn hóa với nhau, hình thành những tư tưởng tiến bộ hơn
Số lượng sinh viên Indonesia thuộc Bộ Nghiên cứu, Công nghệ và Giáo dục Đại học năm 2018 là cao nhất kể từ năm 1997 Cơ quan Thống kê Trung ương (BPS) trong Thống kê Indonesia năm 2019 đã ghi nhận tổng số sinh viên Indonesia nhập học năm
Con số này bao gồm 4,5 triệu sinh viên của các trường Đại học tư thục và 2,5 triệu sinh viên của các trường Đại học Nhà nước Số lượng sinh viên năm 2018 tăng 1,4% so với năm trước là 6,9 triệu Sự gia tăng cao nhất về số lượng sinh viên xảy ra trong năm 2004 và 2008 Năm 2004, số lượng sinh viên tăng 33,47% lên 3,8 triệu người so với năm 2003 là 2,8 triệu người Trong khi số lượng sinh viên năm 2008 tăng 47,31% lên 3,8 triệu Trong quá trình chuyển đổi trật tự mới, số lượng sinh viên đã giảm 12,76% từ 2,4 triệu xuống còn 2,1 triệu vào năm 1998 Tuy nhiên, số lượng sinh viên đã tăng trở lại 20,95% vào năm 1999 lên 2,5 triệu 40
Từ những thông tin trên, người nghiên cứu nhận thấy, số lượng sinh viên theo học và tốt nghiệp đại học ngày càng tăng lên và đồng nghĩa với trình độ học vấn cũng được nâng cao Bởi vì họ được đi học và tiếp thu với lượng kiến thức mới mẻ, được tiếp xúc với sinh viên quốc tế, thậm chí được du học nước ngoài nên suy nghĩ sẽ khác hơn so với những người khác
Sau khi thực hiện khảo sát 100 bạn sinh viên các trường Đại học tại đảo Java Indonesia, người nghiên cứu nhận được rất nhiều phản hồi khác nhau về quan niệm hôn nhân của họ trong thời điểm hiện nay Phần lớn giới trẻ suy nghĩ về độ tuổi hôn nhân khác hơn so với trước đây, họ lựa chọn kết hôn ở độ tuổi 25 trở lên vì khi đó sự
40 https://databoks.katadata.co.id/datapublish/2019/09/26/tertinggi-sejak-1997-jumlah-mahasiswa-indonesia-2018-capai-7-juta-jiwa Truy cập ngày 14/06/2020
95 nghiệp, công việc đã ổn định và suy nghĩ cũng chính chắn hơn Về quan niệm hôn nhân đồng tộc, môn đăng hộ đối, mai mối thì hiện nay đã không còn phổ biến nữa vì giới trẻ hiện nay phần lớn đã có thể tự quyết định được tương lai, hôn nhân của mình Bên cạnh đó, trong thời điểm hiện tại, cha mẹ cũng đã thoáng hơn trong cách suy nghĩ cũng như đã giảm bớt áp đặt hôn nhân đối với con cái Về vấn đề hôn nhân khác tôn giáo, đối với Islam giáo, Kito giáo và Khổng giáo họ vẫn còn rất khắt khe và e ngại khi quyết định kết hôn với người khác tôn giáo với mình Đa số vì họ lo lắng sẽ khác nhau trong cách suy nghĩ cũng như tư tưởng Còn Phật Giáo và Hindu giáo có vẻ thoáng hơn trong cách suy nghĩ về hôn nhân Bởi vì hai tôn giáo này khi đến với Java, Indonesia cũng đã chịu ảnh hưởng từ các tôn giáo khác và tín ngưỡng địa phương vì thế không còn nguyên như ban đầu Giới trẻ Java, Indonesia hiện nay vì trình độ học vấn được nâng cao và có nhiều cơ hội tiếp xúc với nên hội nhập quốc tế nên suy nghĩ và tư tưởng về hôn nhân sẽ khác hơn nhiều so với những lứa tuổi khác Đối với các hiện tượng hôn nhân mới trên thế giới như sống thử trước hôn nhân, hôn nhân cùng giới tính hay hôn nhân với người nước ngoài đều nhận được sự phản hồi rất nhiều từ các bạn trẻ Đối với giới trẻ Islam giáo, Kito giáo, họ phần lớn không đồng ý với vấn đề hôn nhân cùng giới và sống thử trước hôn nhân vì theo tôn giáo của họ thì đây là một điều cấm kỵ Còn kết hôn với nước nước ngoài thì cũng đã thoáng hơn nhưng vẫn bị giới hạn bởi rào cản tôn giáo Đối với giới trẻ Phật giáo, Khổng giáo và Hindu giáo thì phần lớn họ không quan trọng những vấn đề trên bởi vì trong luật tôn giáo của họ không ghi rõ ràng quy định Thế nhưng, bên cạnh đó vẫn còn một số người không đồng ý với quan điểm này nhưng không nhiều như Islam giáo và Kito giáo Từ đó, người nghiên cứu nhận thấy, giới trẻ hiện nay có cơ hội học tập và trao đổi giao lưu văn hóa nên suy nghĩ cũng thay đổi Nhưng còn nhiều đối tượng vẫn bị chi phối bởi tôn giáo và luồng tư tưởng gia đình nên suy nghĩ không thực sự thay đổi