Mô tả địa điểm thăm quan: Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng, nằm ở số 78 đường, Lê Duẩn, Thạch Thang, Hải Châu, Đà Nẵng, là nơi lưu giữ, tôn vinh, giới thiệu các tác phẩm mỹ thuật hiện đại, hiệ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA MTUD
BỘ MÔN THIẾT KẾ ĐỒ HỌA
BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
BÁO CÁO THU HOẠCH: DÃ NGOẠI THỰC TẾ
MÔN HỌC: DTE-ART 152 – HƯỚNG NGHIỆP 2
(Học kỳ 2 năm 2023-2024)
NĂM HỌC 2023 - 2024
Trang 2MỤC LỤC
I THÔNG TIN CHUNG 3
II BÁO CÁO THU HOẠCH 3
1 Về kiến thức 3
1.1 Buổi 1: Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng 3
1.1.1 Mô tả địa điểm thăm quan 3
1.1.2 Mô tả chuyến thăm quan 4
1.2 Buổi 2: Studio 3D Bảo Hòa 5
1.2.1 Mô tả địa điểm thăm quan 5
1.2.2 Mô tả chuyến thăm quan 5
1.3 Buổi 3: Bảo tàng điêu khắc Chăm 6
1.3.1 Mô tả địa điểm thăm quan 6
1.3.2 Mô tả chuyến thăm quan 6
2 Những đề xuất và kiến nghị 7
III PHỤ LỤC HÌNH ẢNH THU THẬP TỪ ĐỢT DÃ NGOẠI HƯỚNG NGHIỆP 2 8
Trang 3BÁO CÁO THU HOẠCH HƯỚNG NGHIỆP 2
I Thông tin chung:
Họ và tên: HÀ BẢO CHÂU
Lớp: K29ADH2 Mã số SV: 29202700063 Ngành: Thiết kế đồ họa
Địa điểm: Buổi 1: Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng
Buổi 2: Studio 3D Bảo Hòa
Buổi 3: Bảo tàng điêu khắc Chăm
Thời gian: Buổi 1: Sáng 01/04/2024, từ 7h00 – 10h00
Buổi 2: Sáng 08/04/2024, từ 7h00 – 10h00
Buổi 3: Chiều 14/4/2024, từ 13h00 – 16h00
II Báo cáo thu hoạch:
1 Về kiến thức: (Trình bày kết quả thu được về nhận thức chuyên môn, nghề
nghiệp và liên hệ với bản thân)
1.1 Buổi 1: Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng
1.1.1 Mô tả địa điểm thăm quan:
Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng, nằm ở số 78 đường, Lê Duẩn, Thạch Thang, Hải Châu, Đà Nẵng, là nơi lưu giữ, tôn vinh, giới thiệu các tác phẩm mỹ thuật hiện đại, hiện vật mỹ thuật dân gian cùng các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền
Trang 4thống đặc sắc Trong quá trình sưu tầm, Viện Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng đã đặc biệt nhận được sự hỗ trợ từ lãnh đạo Hội Mỹ thuật Việt Nam Điều này đã đóng góp quan trọng để mang đến cho bảo tàng bộ sưu tập phong phú và đa dạng, đại diện cho sự phát triển đa chiều của nghệ thuật
Không gian ba tầng của khu bảo tàng được phân bố với nhiều thể loại và chủ đề tranh khác nhau, cụ thể là:
Tầng 1 của Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng có 3 khu vực trưng bày chính, bao gồm: Sảnh vào, khu trưng bày chuyên đề ngắn hạn và khu trưng bày mỹ thuật thiếu nhi Trong đó, không gian sảnh là nơi du khách có thể tìm hiểu về lịch sử
và hoạt động của bảo tàng, cũng như nhận được sự hỗ trợ từ nhân viên bảo tàng Cùng với đó không gian trưng bày chuyên đề ngắn hạn được triển lãm với các bức nhiếp ảnh về thành phố Đà Nẵng Không gian còn lại là nơi trưng bày những tranh truyện tranh do chính họa sĩ Vĩnh Khoa tặng lại cho bảo tàng Được biết, toàn bộ 61 trang gốc truyện tranh, 20 tài liệu phụ và 14 cuốn truyện tranh xuất bản tại Bỉ và Thái Lan của vợ chồng họa sĩ Vĩnh Khoa đã được hoạ
sĩ chuyển về Đà Nẵng đúng dịp kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11,
và được trưng bày triển lãm vào ngày 19/11/2024 tại Bảo tàng mỹ thuật Đà Nẵng Họa sĩ Vink (nghệ danh của nghệ sĩ Vĩnh Khoa) được biết đến với những trang truyện tranh sử dụng màu nước, bút sắt vẽ trực tiếp trên giấy
Đến với không gian tầng 2, không gian trưng bày các tác phẩm Đồ họa tạo hình (sơn dầu, sơn mài, lụa, đồ họa tranh in, điêu khắc) Các tác phẩm thường mang
đề tài chiến tranh cách mạng, về con nguời và cuộc sống thời chiến Các tác phẩm được thể hiện dưới nhiều chất liệu khác nhau, thể hiện trình độ cũng như thế giới quan của tác giả Sự trải nghiệm đa dạng từ chất liệu tới góc nhìn vẫn là
Trang 5một trong những cái ấn tượng khi thăm quan không gian tầng 2 của bảo tàng Một số tác phẩm có tính trừu tượng cao, đôi khi khó có thể hiểu ngay lập tức nhưng chính điều này cũng kích thích trí tò mò của người xem, khơi dậy sự suy ngẫm về nghệ thuật
Tầng 3 của Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng bao gồm không gian trưng bày các sản phẩm mỹ thuật dân gian như tranh Đông Hồ, các thể loại tranh từ các vùng miền và nền văn hóa khác nhau, trong đó có cả những vật dụng trong đời sống hàng ngày hay hàng thủ công mỹ nghệ cũng được trưng bày tại đây Không thể không kể đến khu vực trưng bày các sản phẩn thuộc nhóm mỹ thuật ứng dụng Bên cạnh đó là khu vực trưng bày các tác phẩm của nghệ sĩ tạo hình Lê Công Thành và bộ sưu tập “Houei” được ông Toyokichi Itoh hiến tặng
1.1.2 Mô tả chuyến thăm quan:
Được đến thăm quan bảo tàng mỹ thuật Đà Nẵng, em nhận thấy đây là một trải nghiệm tuyệt vời khi em có cơ hội tìm hiểu và mở mang thêm vốn hiểu biết về văn hóa và con người của từng giai đoạn khác nhau trong các giai đoạn khác nhau của đất nước, cùng với đó là những góc nhìn mới về hội họa, đồ họa, điêu khắc và các thể loại tranh truyền thống Trong đó, chất liệu sơn dầu có lẽ là những thể loại ấn tượng nhất với em khi vừa cần người sử dụng hiểu về chất liệu, vừa có thể thổi hồn vào tác phẩm của mình một cách trọn vẹn nhất Các tác phẩm phần lớn thể hiện con người và đời sống thời chiến, khắc họa được những yếu tố nổi bật nhất trong giai đoạn đó
Cùng sự hứng thú đối với các chất liệu hội họa, em đã tìm hiểu được một số thông tin về chất liệu sơn dầu trong hội họa Sơn dầu là một trong những chất liệu phổ biến và được dùng nhiều trong các tác phẩm hội họa Với đặc điểm lâu
Trang 6khô, sơn dầu thường được các họa sĩ sử dụng trong các bức tranh lớn để dễ chỉnh sửa trong thời gian vẽ lâu Bên cạnh đó, các bức tranh sơn dầu có độ bền cao nếu như được bảo quản đúng cách, đó là lí do rất nhiều bức họa nổi tiếng trải qua nhiều thập kỉ vẫn còn giữ được độ chi tiết của chúng, bên cạnh việc được phục chế và bảo quản thủ công, chúng còn có lớp dầu giúp bảo vệ bột màu khỏi tác động của ánh sáng và các yếu tố môi trường
Bên cạnh được thưởng thức các tác phẩm hội họa và điêu khắc, chuyến đi đến bảo tàng mỹ thuật cũng mang lại cơ hội cho em được biết về thế giới quan cũng như gu thẩm mỹ của các họa sĩ khác nhau, từ đó so sánh với bản thân để thu nhận những điểm hay từ tác giả và tác phẩm Không chỉ đơn thuần là việc ngắm nhìn các tác phẩm nghệ thuật, em còn có thể học hỏi về kĩ thuật và cách thức thể hiện chủ đề của các tác giả Kết thúc buổi dã ngoại, có thể nói em đã mang theo những ấn tượng sâu sắc và cảm nhận sâu xa về nghệ thuật, và có thể cảm thấy được một sự phấn khích mới để khám phá thêm về thế giới nghệ thuật và văn hóa
1.2 Buổi 2: Studio 3D Bảo Hòa
1.2.1 Mô tả địa điểm thăm quan:
Studio 3D Bảo Hòa, studio của thầy Phạm Bảo Hòa chuyên nhận làm các file in 3D cho các model Booble head với người Studio tọa lạc tại số 43 đường An Nhơn 8, quận Sơn Trà, Đà Nẵng Không gian làm việc cá nhân của thầy Hòa, bao gồm dàn máy tính và bộ thiết bị kính thực tế ảo để thao tác với các model trong máy tính
Trang 71.2.2 Mô tả chuyến thăm quan:
Đến với studio của thầy Hòa, em đã được biết thêm về công việc thiết kế mô hình 3D Booble head trên máy tính và công cụ kính thực tế ảo Thầy Phạm Bảo Hòa giải thích về công việc làm Booble head, được chia ra công việc làm phần đầu và phần thân, tùy theo độ chi tiết và độ giống mà giá cả cũng sẽ khác Bên cạnh đó, cũng sẽ có một thư viện model phần thân để có thể sử dụng lại đối với các mẫu Booble head giống nhau về trang phục
Một số thông tin về búp bê Booble head: Búp bê Bobble head thường được tạo
ra để tưởng nhớ một nhân vật nổi tiếng hoặc để kỷ niệm một sự kiện Các phiên bản bobblehead của các nhân vật nổi tiếng, như các vận động viên thể thao, diễn viên, nhân vật hoạt hình hoặc các nhân vật lịch sử, thường được sản xuất để bán hoặc tặng làm quà Bobble head là một loại đồ chơi hoặc trang trí phổ biến được làm từ nhựa, gốm hoặc các vật liệu khác, có đặc điểm là đầu của hình dạng động vật hoặc con người được làm to hơn bình thường và được gắn vào thân bằng một lò xo nhỏ, cho phép đầu có thể di chuyển lên xuống một cách linh hoạt khi bị chạm vào hoặc rung lắc
Tiếp đến, thầy Hòa cũng giới thiệu về chức năng và cách sử dụng của bộ kính thực tế ảo, và thị phạm một số thao tác trên phần mềm để tạo ra một sản phẩm file mô hình Booble head 3D
Được biết, đối với một họa sĩ làm model Booble head 3D, kiến thức về giải phẫu, đặc biệt là hiểu biết về giải phẫu của đầu khá quan trọng Với kĩ năng trên, người họa sĩ có thể dễ dàng tái hiện lại chân dung của một cá nhân với phong cách của búp bê Booble head, mà vẫn giữ được những đặc điểm nhận dạng của người đó, cá nhân hóa được búp bê đó hơn Bên cạnh đó, họa sĩ cũng
Trang 8cần biết sử dụng các phần mềm đồ họa 3D để tạo và chỉnh sửa các mô hình 3D
dễ dàng và hiệu quả nhất, nhất là các công cụ tạo khối và sơn
Đối với công cụ kính thực tế ảo, thầy Bảo Hòa cũng có đề cập đến cách sở hữu
và sử dụng công cụ này trong công việc làm búp bê Booble head Kính thực tế
ảo thường được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí và chơi trò chơi dưới dạng thực tế ảo, nhưng quãng thời gian sử dụng không quá lâu, nên việc sở hữu một chiếc kính thực tế ảo giá rẻ và đã qua sử dụng cũng không quá khó
Thông qua buổi thăm quan Studio 3D của thầy Phạm Bảo Hòa, em được biết thêm về một công việc khá thú vị cho những người yêu thích 3D và làm mô hình 3D, bên cạnh đó là sự ứng dụng mới lạ của kính thực tế ảo
1.3 Buổi 3: Bảo tàng điêu khắc Chăm
1.3.1 Mô tả địa điểm thăm quan:
Bảo tàng Điêu khắc Chăm có tên đầy đủ là Bảo tàng Điêu khắc Chăm Pa, tên gọi khác là Cổ viện Chàm Là một trong những bảo tang đầu tiên được người Pháp xây dựng tại VN vào năm 1915
Bảo tàng hiện là nơi lưu giữ các hiện vật văn hóa Chăm Pa lớn nhất cả nước, với tổng diện tích lên tới 6.673m2 Trong đó, 2.000m2 được sử dụng để trưng bày các di vật cổ, còn lại là bộ sưu tập tranh ảnh, tài liệu quý hiếm bậc nhất về nền văn hóa Chăm
Quy mô cấu trúc: gồm 2 tầng, với tầng 1 là nơi trưng bày các hiện vật, được chia thành các gian phòng tương ứng với các khu vực địa lý nơi chúng được
Trang 9phát hiện gồm phòng Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Đồng Dương, Tháp Mẫm và các hành lang Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Quảng Bình và Bình Định; tầng 2 trưng bày và triển lãm các hình ảnh về lịch sử, văn hóa truyền thống của người Chăm, hình ảnh thể hiện cấu trúc xây dựng và các sự kiện diễn
ra tại Bảo tàng
Đôi nét về lích sử bản tàng điêu khắc Chăm: Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng mở cửa vào năm 1919 Lần mở rộng thứ nhất được tiến hành nhằm đủ chỗ để trưng bày thêm những hiện vật mới được thu thập trong những năm
1920, 1930 Từ năm 2005, một kế hoạch nâng cấp bảo tàng đã được khởi động Với sự trợ giúp của các chuyên gia Pháp thuộc dự án FSP, hai phòng Mỹ Sơn
và Đồng Dương được cải tạo và khánh thành năm 2009 Đến năm 2016, một dự
án tổng thể do thành phố Đà Nẵng đầu tư đã trùng tu toàn diện các tòa nhà và chỉnh lý, nâng cấp các phòng trưng bày với nỗ lực nhằm tạo sự liên kết các tòa nhà của bảo tàng trong một lộ trình tham quan tổng thể, gồm phần trưng bày chính là các bộ sưu tập điêu khắc Chăm và các phòng chuyên đề về văn khắc, gốm và âm nhạc, lễ hội, nghề truyền thống của đồng bào Chăm hiện nay Không gian dành cho biểu diễn và hoạt động giáo dục được đặt ở tầng 2 và khu dịch vụ được cải tạo bố trí ở sân vườn
Năm 2011, Bảo tàng đã được xếp vào danh sách các bảo tàng hạng 1 tại Việt Nam, khẳng định vai trò và những đóng góp của Bảo tàng Điêu khắc Chăm trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa
1.3.2 Mô tả chuyến thăm quan:
Đối với chuyến thăm quan không hướng dẫn viên, người thăm quan sẽ được tiếp cận với hệ thống thuyết minh trực tuyến của viện bảo tàng thông qua kết
Trang 10nối mạng và truy cập trang web thuyết minh của bảo tàng Với các thao tác đó,
em đã được tiếp cận với thông tin về lịch sử và ý nghĩa của từng di tích
Lộ trình thăm quan được dựa theo cấu trúc của viện bảo tàng, gồm 2 tầng, với tầng 1 là nơi trưng bày các hiện vật, được chia thành các gian phòng tương ứng với các khu vực địa lý nơi chúng được phát hiện, bao gồm phòng Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Đồng Dương, Tháp Mẫm và các hành lang Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Quảng Bình và Bình Định Đến với tầng 2 trưng bày và triển lãm các hình ảnh về lịch sử, văn hóa truyền thống của người Chăm, hình ảnh thể hiện cấu trúc xây dựng và các sự kiện diễn ra tại Bảo tàng
Thông qua chuyến thăm quan, những câu chuyện về cuộc sống, tín ngưỡng, và văn hóa của người Chăm đều được tái hiện và truyền đạt qua từng bức tượng và hiện vật Không chỉ được biết về lịch sử và nét văn hóa Chăm Pa cổ, em còn có thể biết thêm về nghệ thuật điêu khắc truyền thống của người Chăm Từ cách chế tác cho đến việc sử dụng các loại vật liệu như đá, đồng, gốm, thể hiện chân thật, rõ nét văn hóa và đờí sống tinh thần của người dân Chăm Pa cổ
2 Những đề xuất và kiến nghị: (Nêu những thuận lợi và khó khăn của
chuyến đi Thực tâp nhận thức và đề xuất/kiến nghị những ý kiến của bản thân nhằm đạt kết quả tốt hơn cho các khóa sau)
Với trải nghiệm đến từ những buổi dã ngoại trên, ngoài mang lại nhiều cảm nhận sâu sắc và bài học quý báu về văn hóa và nghệ thuật., em còn được biết thêm những địa điểm thăm quan thú vị và được giới thiệu về một số ngành
Trang 11nghề có thể làm trong tương lai, được tiếp nhận một khối lượng kiến thức mới
và mở mang góc nhìn của mình trước các vấn đề khác nhau, nhờ đó giúp em tìm ra được những gì phù hợp với mình trong công việc thiết kế đồ họa nói riêng mà nghệ thuật nói chung Em cũng biết được rằng khi quan sát một tác phẩm nghệ thuật không chỉ là ngắm nhìn cái bên ngoài, ta còn thấy được tinh thần đương thời của tác phẩm cũng như thế giới quan của tác giả khi gửi gắm vào đứa con tinh thần của mình
Tuy chuyến đi diễn ra thành công tốt đẹp, nhưng với hy vọng những chuyến dã ngoại sau có thể sẽ kết thúc trọn vẹn hơn, em có những đề xuất sau:
- Tổ chức thời gian tập trung được lên kế hoạch kĩ hơn: Các chuyến đi dã ngoại có giờ tập trung so với giờ khởi hành thực tế khá sớm, nên sinh viên chờ đợi khá lâu để xuất phát Điều này vô tình khiến cho tinh thần hứng thú của chuyến đi bị giảm xuống
- Tham gia phỏng vấn những người xung quanh: Có thể cho lấy ý kiến hoặc thông tin từ các nhân viên của bảo tàng hoặc nhân viên trong các studio để hiểu hơn về công việc họ đang làm
- Tìm hiểu thêm những nơi thú vị hơn: Em hy vọng rằng trong tương lai không xa, những chuyến thăm quan tới của các khóa sau sẽ được tới với những địa điểm thú vị và mang lại nhiều thông tin có ích hơn đối với nghề nghiệp và định hướng tương lai của mỗi người
Trang 12III Phụ lục hình ảnh thu thập từ đợt dã ngoại Hướng nghiệp 2: (Chọn những
hình ảnh đặc trưng do bản thân tự chụp bằng máy ảnh hoặc điện thoại smartphone)
Trang 14Đà Nẵng, ngày 19 tháng 05 năm 2024.
Sinh viên viết thu hoạch
(Ký, họ và tên)